- Hội thảo "Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội" diễn ra ngày 25/11/2011 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam do Vụ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
Thạc sĩ khoa học
TS Nguyễn Viết Nghĩa PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng
Hà Nội - 2015
Trang 3XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài "Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội" là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện nghiêm túc dưới
sự hướng dẫn của TS Nguyễn Viết Nghĩa Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luậnvăn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Nếu có điều gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Viết Nghĩa - Người Thầy
đã không quản bao khó khăn, tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong và ngoài khoa Thông tin - Thư viện của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các nhà khoa học đã cung cấp tài liệu giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Thư viện trường Đại học Hà Nội đã dành cho tôi sự giúp đỡ nhiệt tình, và động viên tôi trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu
Tôi vô cùng biết ơn bố mẹ tôi, những người luôn động viên ủng hộ tôi đi trên conđường học tập và trên đường đời, luôn bên tôi, nâng đỡ tôi trong mọi lúc tôi cần
Tôi xin cảm ơn nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tôi nỗ lực trong suốt khoá học và trong thời gian triển khai đề tài này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, luận văn chắc không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự xem xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Quý
Trang 6M ỤC L Ụ C
MỞ ĐẦU 7
1 Tính cấp thiết của đề tài 7
2 Tình hình nghiên cứu 9 3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 12 4 Giả thuyết nghiên cứu 12 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 6 Phương pháp nghiên cứu 13 7 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 14 8 Dự kiến kết quả nghiên cứu 14 9 Kết cấu của luận văn 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 16
1.1.Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin 16
1.1.1.Khái niệm nguồn lực thông tin 16
1.1.2.Khái niệm phát triển nguồn lực thông tin 18
1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn lực thông tin 20 1.1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn lực thông tin thư viện 28
1.2 Khái quát về Trường Đại học Hà Nội và Thư viện trường Đại học Hà Nội30 1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của trường Đại học Hà Nội 30
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của trường Đại học Hà Nội 33 1.2.3 Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Hà Nội 34 1.2.4 Chức năng nhiệm vụ của Thư viện Đại học Hà Nội 36 1.2.5 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của Thư viện 37 1.2.6 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của người dùng tin 41
1.3 Vai trò và yêu cầu của công tác phát triển nguồn lực thông tin đối với trường Đại học Hà Nội 49
1.3.1 Vai trò của công tác phát triển nguồn lực thông tin đối với trường Đại học Hà Nội 49
Trang 71.3.2 Yêu cầu của công tác phát triển nguồn lực thông tin đối với trường Đại học Hà
Nội 50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 52
2.1 Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thư viện trường Đại học Hà Nội 52
2.1.1 Nguồn lực thông tin xét theo nội dung tài liệu 52
2.1.2 Nguồn lực thông tin xét theo loại hình tài liệu 55
2.1.3 Nguồn lực thông tin xét theo ngôn ngữ của tài liệu 60
2.1.4 Nguồn lực thông tin tính theo thời gian xuất bản 62
2.2 Hoạt động phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Đại học Hà Nội 62
2.2.1 Xây dựng chính sách bổ sung tài liệu 62
2.2.2 Các phương thức bổ sung tài liệu vào Thư viện 64
2.2.3 Qui trình bổ sung tài liệu 66
2.2.4 Công tác thanh lý tài liệu 68
2.2.5 Công tác tổ chức nguồn lực thông tin 69
2.2.6 Công tác bảo quản tài liệu 71
2.2.7 Hoạt động phối hợp chia sẻ nguồn lực thông tin 72
2.3 Các yếu tố tác động tới công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội 74
2.3.1 Sự quan tâm của lãnh đạo các cấp 74
2.3.2 Năng lực và trình độ của cán bộ làm công tác bổ sung 75 2.3.3 Kinh phí bổ sung tài liệu 75 2.3.4 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin 76 2.3.5 Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ thư viện 77
2.5 Nhận xét chung về hoạt đông phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội 86
2.5.1 Ưu điểm 86
2.5.2 Nhược điểm 86
2.5.3 Nguyên nhân 87
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 88
Trang 83.1 Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách, nhân sự 88
3.1.1 Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường 88
3.1.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện 89
3.1.3 Tăng cường đào tạo, hướng dẫn kiến thức thông tin cho cộng tác viên và người dùng tin 90
3.2 Nhóm giải pháp về nghiệp vụ thư viện 93
3.2.1 Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin 93
3.2.2 Phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin 97
3.2.3 Tăng cường bổ sung tài liệu điện tử 99 3.2.4 Bổ sung tài liệu cho các chuyên ngành mới đào tạo 100 3.2.5 Chú trọng công tác bảo quản và thanh lí tài liệu 102 3.2.6 Đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu nguồn lực thông tin đến người dùng tin.104 3.3 Tăng cường kinh phí và đầu tư cơ sở vật chất 104
3.3.1 Tăng cường kinh phí cho công tác phát triển nguồn lực thông tin 104
3.3.2 Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại 106
KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9Nghiên cứu khoa học Người dùng tin Nguồn lực thông tin Nghiên cứu giảng dạy Phối hợp bổ sung Sản phẩm và dịch vụ Thông tin -Thư viện Thư viện Đại học Hà Nội
TIẾ
NG ANH
C
D RO
-M
CONSORTIU
M
ISB
MARC
OPAC
Trang 10k Numbe
r
C h ỉ
s ố
s á c
h tiêu chuẩn quốc tế
Machine Radable Cataloguing
M ụ c l ụ c đ ọ c m á y
Online Pubic Access Cataloge
4
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng người dùng tin tại Thư viện 42 Bảng 2.1: Nội dung vốn tài liệu theo chuyên ngành đào tạo 53 Bảng 2.2: Thống kê loại hình tài liệu theo vật mang tin 56 Bảng 2.3: Thống kê loại hình tài liệu theo mục đích sử dụng 57 Bảng 2.4: Thống kê loại hình tài liệu theo phạm vi phổ biến thông tin 60 Bảng 2.5: Thống kê loại hình tài liệu theo ngôn ngữ 61 Bảng 2.6: Thống kê loại hình tài liệu theo năm xuất bản 62 Bảng 2.7: Thống kê tài liệu bổ sung bằng nguồn mua 64 Bảng 2.8: Thống kê tài liệu lưu chiểu 65 Bảng 2.9: Thống kê tài liệu biếu tặng 66 Bảng 2.10: Kinh phí bổ sung tài liệu 76 Bảng 2.11: Số lượt phục vụ người dùng tin 82 Bảng 2.12: Thống
kê vòng quay tài liệu 83 Bảng 2.13: Thống kê tài liệu mới bổ sung 84 Bảng 2.14: Mức độ phù hợp
về nội dung vốn tài liệu theo chuyên ngành đào tạo 85
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Mục đích sử dụng tài liệu của người dùng tin tại Thư viện 45 Biểu đồ 1.2: Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học 46 Biểu đồ 1.3: Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu 47 Biểu đồ 1.4: Nhu cầu tin về loại hình tài liệu 48 Biểu
đồ 1.5: Nhu cầu tin về thời gian xuất bản của tài liệu 48 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn lực thông tin theo chuyên ngành đào tạo 54 Biểu đồ 2.2: Đánh giá khả năng tìm kiếm nguồn lực thông tin của người dùng tin 56 Biểu đồ 2.3: Đánh giá của người dùng tin về nguồn lực thông tin của Thư viện 80 Biểu đồ 2.4: Vòng quay tài liệu 83
Biểu đồ 3.1: Nội dung Thư viện cần chú trọng trong thời gian tới 99
Biểu đồ 3.2: Lĩnh vực tài liệu Thư viện cần bổ sung 100 Biểu
đồ 3.3: Nhu cầu bổ sung vốn tài liệu theo ngôn ngữ 102
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức chi tiết trường Đại học Hà Nội 35
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức Thư viện Đại học Hà Nội 38 Sơ đồ 2.1: Qui trình bổ sung tài liệu 67
Trang 13M Ở ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức và thông tin đã trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu, quyết định sự phát triển xã hội Nguồn lực thông tin, nguồn lực vật chất
và nguồn lực năng lượng đã tạo thành thế chân vạc cho sự phát triển của một xã hội hiệnđại Ngày nay, lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực tổ chức khai thác với hiệu quả cao nhất các nguồn thông tin và tri thức hiện có của nhân loại
Chính vì vậy, hoạt động thông tin - thư viện có ưu thế trong việc nâng cao khả năng nắm bắt, khai thác thông tin cho toàn xã hội Nếu như trước đây, nhắc đến thư viện, người ta nhắc đến số lượng sách, báo, tạp chí nằm trong bốn bức tường của thư viện, các thuật ngữ "thư viện điện tử", "thư viện ảo" hay "cơ sở dữ liệu" còn lạ lẫm với rất nhiều người, thì giờ đây, nhu cầu tìm kiếm thông tin phi in ấn đang trở nên phổ biến và
là một nhu cầu không thể thiếu của người dùng tin Nguồn lực thông tin được xem là một dạng nguồn lực quan trọng và mang tính chiến lược trong quá trình hoạt động của các thư viện hiện đại Có thể nói, nguồn lực thông tin là một loại "tài sản tri thức" vô giá, góp phần thiết thực cho yêu cầu phát triển của sự nghiệp thư viện Một thư viện vững mạnh và hiện đại sẽ luôn tự hào về nguồn lực thông tin của mình
Thư viện trường Đại học Hà Nội ra đời ngay sau khi trường Đại học Hà Nội được thành lập Tới nay, trải qua hơn 55 năm xây dựng và phát triển, Thư viện Đại học
Hà Nội luôn phấn đấu với mục tiêu trở thành một trung tâm khai thác, cung cấp tài
nguyên thông tin tri thức hiện đại, có khả năng phục vụ và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho nghiên cứu khoa học và đào tạo của Nhà trường, tạo bước đột phá về chất lượng nguồn lực thông tin nhằm phục vụ hiệu quả mục tiêu chiến lược đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao của Thư viện
Để đạt được mục tiêu đó, Thư viện Đại học Hà Nội luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn lực thông tin, xem việc nâng cao chất
7
Trang 14lượng nguồn tin, đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại trường Đại học Hà Nội
là một nhiệm vụ trọng tâm Hiện nay công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng dậy và học của trường Đại học Hà Nội Nhìn chung, nguồn lực thông tin của Thư viện Trường Đại học Hà Nội khá phong phú, đa phần là các tài liệu về chuyên ngành ngôn ngữ hoặc hỗ trợ giảng dạy ngôn ngữ, vì giảng dạy và học tập ngoại ngữ là đặc thù của Trường Từ năm 2002 đến nay, Trường Đại học Hà Nội trở thành trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; Bên cạnh chuyên ngành ngoại ngữ, nhiều ngành khác đang được giảng dạy tại trường như: Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng,…
Do đó, nguồn tài liệu của Thư viện đòi hỏi phải được cập nhật, đổi mới, luôn được bổ sung những tài liệu thuộc các chuyên ngành mới, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của cán bộ, sinh viên Chính vì vậy công tác phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện có vai trò rất quan trọng Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác phát triển nguồn lực thông tin ở Thư viện Đại học Hà Nội còn
nhiều hạn chế như:
Chính sách bổ sung tại Thư viện chưa được xây dựng ổn định do điều kiện thựctiễn có nhiều biến đổi Công tác bổ sung của Thư viện thường căn cứ vào những chuyên ngành mà trường đào tạo, từ đó tiến hành thăm dò, tham khảo ý kiến của NDT
để có kế hoạch bổ sung cho nên dẫn đến tình trạng bổ sung thiên lệch, không sát với nhu cầu của người dùng tin, những tài liệu về ngành ngôn ngữ vẫn chiếm ưu thế Tài liệu một số ngôn ngữ như tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc đang phát triển tại Thư viện trong những năm gần đây do sự phát triển của nhu cầu xã hội trong khi tài liệu tiếng Đức và tiếng Bồ Đào Nha chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số nguồn lực thông tin của Thư viện Đối với một số ngành như Quản trị kinh doanh, Quốc tế học, Tài chính ngân hàng, Quản trị du lịch, Kế toán, Công nghệ thông tin, … là một số ngành mới mở trong những năm gần đây thì tài liệu lại càng thiếu hụt, chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc Đặc biệt, mảng tài liệu điện tử còn nghèo nàn và chưa có phần mềm quản lý để đem ra phục
vụ người dùng tin Vì vậy, mục tiêu của Thư viện là xây dựng nguồn lực thông tin đủ mạnh cả về chất và
Trang 15lượng để thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin Đây cũng là vấn đề cấp thiết đặt ra cho Thư viện Đại học Hà Nội cần phải được giải quyết kịp thời Chính vì
những lý do trên tôi đã chọn đề tài "Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học Thông tin-Thư viện của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin là một vấn đề quan trọng được nhiều
cơ quan thông tin thư viện, các cơ quan chức năng, các tổ chức kinh tế xã hội hết sức quan tâm bởi đây là một nhu cầu gắn liền với sự phát triển của các đơn vị trong một xã hội thông tin như hiện nay Theo hướng nghiên cứu của đề tài thì hiện nay có một số bàiviết đăng trên các tạp chí hay trong các hội thảo khoa học chuyên ngành thông tin thư viện và cũng có khá nhiều luận văn thạc sỹ đã đề cập đến công tác phát triển nguồn lực thông tin
Trang 16Về Hội thảo khoa học
Bên cạnh các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành còn có khá nhiều hội
thảo, hội nghị khoa học liên quan đến công tác phát triển nguồn lực thông tin đã
được tổ chức như:
- Hội thảo khoa học thư viện với chủ đề "Chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử trong hệ thống thư viện đại học và cao đẳng Việt Nam" diễn ra ngày 1/11/2013,tại Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM do Liên hiệp Thư viện Đại học khu vựcphía Bắc phối hợp tổ chức Trong hội thảo đã có một số tham luận liên quan đếnnội dung kinh nghiệm tổ chức, xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin điện tử gắn liền với công tác phát triển nguồn lực thông tin
- Hội thảo "Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục
vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội" diễn ra ngày 25/11/2011 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam do Vụ Thư viện tổ chức…
Về luận văn
Cho tới nay đã có một số luận văn thạc sỹ đề cập tới công tác phát triển
NLTT, đáng chú ý là các luận văn sau:
"Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Bách khoa Hà Nội" (2005) của tác giả Hà Thị Huệ[5]; "Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam" (2004) của tác giả Phạm Mỹ Dung[3] " Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Đại học Hoa Lư Ninh Bình"(2011) của tác giả Lê Thị Tuyết
Nhung[19], "Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội"(2011) của tác giả Phạm Thanh Bình[1], "Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện Viện Dân tộc học" của tác giả Phan Thị Thùy 2014[26]; "Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Thủy Lợi của tác giả Vũ Văn Tiếp (2014)[27]; "Phát triển nguồn lực thông tin tại trường Đại học An ninh Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Công Trứ (2013)[28]; luận văn "Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Công
Trang 17Nghiệp Hà Nội" của tác giả Trần Thị Anh Đào (2013)[2]; …Các luận văn trên đều
phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin của từng cơ quan thông tin thư viện cụ thể để xác định phương hướng và đề xuất một số biện pháp nhằm
tiếp tục phát triển hiệu quả của công tác này trong giai đoạn hiện nay
Đáng chú ý đến nay đã có 10 luận văn nghiên cứu về Thư viện Đại học Hà Nội, trong đó có một số luận văn tiêu biểu như:
- Luận văn "Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội" của tác giả Cung Thị Thúy Hằng bảo vệ năm 2011[4] Luận văn đã khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Thư viện trường Đại hà Hà Nội Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kích thích nhu cầu tin và nâng cao chất lượng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại trường
- Luận văn "Nghiên cưưu hoaṭ đông marketing taị thư viêṇ Đaị hoc c Hà Nôị "
của tác giả Bùi Xuân Khiêm bảo vệ năm 2012[11] Luận văn nghiên cưưu thưc traṇ g hoạt động marketing tại T hư viêṇ Đaị hoc c Hà Nôị , và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại Thư viêṇ Đaị hoc c Hà Nôị
- "Phát triển dịch vụ thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội" của tác giả Nguyễn Văn Kép bảo vệ năm 2013[10], đã khảo sát, phân tích tình hình thực tế về dịch vụ thông tin, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ
thông tin tại thư viện trường Đại học Hà Nội…
Các luận văn đã nêu trên đều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của hoạt động thông tin thư viện tại Thư viện trường Đại học Hà Nội Có thể khẳng định rằng, tuy có nhiều luận văn, bài viết, hội thảo khoa học về công tác phát triển nguồn lực thông tin nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội Vì vậy, đề tài " Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội " là một đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó
Chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu, tác giả hy vọng có thể kế thừa những thànhquả nghiên cứu của tác giả đi trước và những kinh nghiệm làm việc của bản
Trang 18thân để làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển nguồn lực thông tin, khảo sát thực
trạng công tác phát triển NLTT tại Thư viện trường Đại học Hà Nội, đánh giá ưu, nhược điểm của nguồn lực thông tin tại Thư viện, để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển nguồn lực thông tin nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của người dùng tin phục vụ sự nghiệp đổi mới trong nghiên cứu và đào tạo của nhà trường đạt hiệu quả cao nhất
3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại
Thư viện trường Đại học Hà Nội, đề tài đưa ra những đánh giá, phân tích những mặt đã đạt được và chưa đạt được trong công tác phát triển và quản trị nguồn lực thông tin tại đây, đồng thời xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin, đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trường
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin
- Khảo sát công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội
4 Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội chỉ mới đáp ứng một phần nhu cầu phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu trong nhà trường Nguyên nhân của hạn chế này có thể do nhiều yếu tố chi phối như: chính sách bổ sung chưa có, kinh phí còn hạn hẹp, vấn đề về liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin, trang thiết
bị hạ tầng công nghệ, quy trình tổ chức cũng còn nhiều hạn chế… Nếu các yếu tố nêu trên được đảm bảo sẽ giúp Thư viện xây dựng được một nguồn lực thông tin đủ mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác nguồn lực thông tin, góp
Trang 19phần đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin, nâng cao chất lượng đào tạo
và nghiên cứu khoa học của Nhà trường
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Thư viện trường Đại học Hà Nội
- Về mặt thời gian: Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học
Hà nội trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay (từ khi Thư viện bắt đầu áp dụng
chính sách một cửa trong hoạt động phục vụ người dùng tin)
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở tư duy, nhận thức theo quan điểm duy vật biện chứng, và duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác thông tin - thư viện và giáo dục đào tạo
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề cụ thể đặt ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phiếu khảo sát được phát theo nguyên tắc đại diện, ngẫu nhiên cho các đối tượng là người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội;
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp ( qua website, email, điện thoại của thư viện);
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp tại Thư viện và các tủ sách khoa, phòng ban;
- Phương pháp thống kê, so sánh
Trang 207 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin cho các cơ quan thông tin thư viện nói chung và hệ thống thông tin thư viện đại học nói riêng
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận văn đưa ra các giải pháp khả thi, kiến nghị cụ thể đối với công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Đại học Hà Nội, từ đó có thể ứng dụng vào thực tiễn, khắc phục những mặt còn hạn chế, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện và làm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin tại đây trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo
8 Dự kiến kết quả nghiên cứu
Về định lượng
Luận văn dự kiến có dung lượng khoảng 100 trang, khổ giấy A4 và dự kiến hoàn thành trong thời gian 6 tháng
Về định tính
- Luận văn đưa ra đầy đủ lý luận về phát triển nguồn lực thông tin
- Luận văn nghiên cứu cơ sở thực tiễn và những vấn đề liên quan đến đề tài
- Phản ánh thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin, và những yếu tố tác động đến công tác này tại Thư viện trường Đại học Hà Nội
- Đánh giá chất lượng nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội dựatrên cơ sở các tiêu chí đánh giá về nguồn lực thông tin
- Luận văn có những nhận xét về ưu, nhược điểm đồng thời làm đưa ra nguyên nhân của những nhược điểm đang tồn tại
- Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin, luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội
Trang 219 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn lực thông tin tại Thư
viện trường Đại học Hà Nội
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện
trường Đại học Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin tại
Thư viện trường Đại học Hà Nội
Trang 22CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
1.1 Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin
1.1.1 Khái niệm nguồn lực thông tin
Nguồn lực thông tin (NLTT) là một thuật ngữ chuyên ngành thông tin thư viện được dịch từ tiếng Anh là "Information Resource" Nội hàm của khái niệm NLTT có nhiều quan điểm khác nhau, tùy theo cách tiếp cận khác nhau
Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về NLTT, nhưng mỗi người lại đưa ra những quan niệm khác nhau
Nhà thư viện học Edward Evans cho rằng "nguồn lực thông tin là tập hợp của các loại hình tài liệu, bao gồm cả đĩa CD-ROM có liên kết với các trang web mà người dùng tin có thể dễ dàng truy cập và xem những nội dung có vẻ lỗi thời của kỷ nguyên trước đây qua máy tìm goole"[34]
V.Y Knoppers trong công trình lại cho rằng "nguồn lực thông tin là một phần sản phẩm của trí tuệ, sản phẩm của lao động khoa học, kiến thức, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin kiểm soát, được ghi lại dưới dạng vật chất nào đó"[35]
Theo đó, nguồn lực thông tin phải được cấu trúc, tổ chức lại giúp con người có thể tìm
và khai thác được chúng theo nhiều cách khác nhau
Tuy hai tác giả trên có những quan điểm khác nhau về NLTT nhưng cả hai tác giả đều phản ánh được thành phần và tính chất, sứ mệnh của NLTT
Trên một số trang web, NLTT cũng được định nghĩa khác nhau, như trên trang Bách khoa toàn thư của PC magazine, tại địa chỉ:
http://www.pcmag.com/encyclopedia/term/44956/information-resources
"Nguồn lực thông tin được xem là tài nguyên thông tin, dữ liệu của một cơ
quan, tổ chức hay một đơn vị" (Information resources are defined as the data and information assets of an organization, department or unit )
Bên cạnh quan điểm coi NLTT là thông tin, dữ liệu, cũng có một quan điểm khác xem NLTT theo nghĩa rộng hơn Trong từ điển trực tuyến (có địa chỉ
http://www.thefreedictionary.com/information+resources) NLTT được xem với
Trang 23nghĩa rất rộng "nguồn lực thông tin không chỉ là thông tin dữ liệu mà còn bao gồm
cả nguồn nhân lực, thiết bị và công nghệ thông tin" (Information and related
resources, such as personnel, equipment, and information technology )
Có thể nói, mỗi tác giả quan niệm NLTT theo một cách hiểu khác nhau nhưng chủ yếu tập trung theo 2 xu hướng: theo nghĩa hẹp coi NLTT là tài nguyên thông tin dữ liệu,
và theo nghĩa rộng coi NLTT không chỉ là thông tin dữ liệu mà bao gồm cả nguồn nhân lực, thiết bị
Ở Việt Nam, theo Tiến sĩ Lê Văn Viết, nội hàm của thuật ngữ nguồn lực thông tin vẫn chưa được thống nhất, còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau: "có người cho rằng
nó tương đương như vốn tài liệu trong cơ quan TT-TV, người khác lại đưa ra quan
điểm nguồn lực thông tin không chỉ bao hàm các nguồn lực về tài liệu mà còn
gồm các thành phần khác như tài liệu, thông tin, nhân lực thông tin.[31,tr.163]
Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, hiện nay, ở trong nước, phần lớn các tác giả đều hiểu NLTT theo nghĩa hẹp, nghĩa là NLTT được hiểu như nguồn tin hay vốn tài liệu của thư viện, là phần tích cực của tiềm lực thông tin, đó là những nguồn tin được kiểm soát, tổ chức lại theo một cách thức nhật định để có thể truy cập, tìm kiếm, khai thác, sửdụng một cách thuận tiện nhất, đồng thời phục vụ các mục đích khác nhau trong hoạt động của thư viện Quan điểm này được thể hiện trong chương 1 điều 2 trong nghị định
159/2004/NĐ/CP về hoạt động thông tin KH&CN : "Nguồn tin khoa học và công nghệ bao gồm sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu, tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tài liệu về sở hữu trí tuệ, tài liệu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, luận văn, luận án sau đại học và các nguồn tin khác được tổ chức, cá nhân thu thập."[13] Hay trong Pháp lệnh Thư viện đã quy định" Vốn tài liệu thư viện là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định, được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ
người học đạt hiệu quả cao và được bảo quản"[14]
Quan điểm này cũng được khẳng định trong các công trình của các tác giả sau:
Trang 24Trong cuốn Thư viện học, Những bài viết chọn lọc, T.S Lê Văn Viết cho rằng:
"NLTT là tổ hợp các tài liệu phản ánh những kết quả NCKH trong hoạt động nhận thức thực tiễn của con người" [31,tr.164]
PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng trong công trình Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, thì cho rằng "NLTT bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy ước và không theo quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức có thể truy cập và có giá trị cho người sử dụng"[8,tr.240]
Theo PGS.TS Trần Thị Quý "NLTT chính là các dạng vật chất khác nhau lưu giữ các thông tin/tri thức của con người được tổ chức, sắp xếp lại, có cấu trúc, ý nghĩa, có nội dung mà con người có thể khai thác được chúng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau NLTT này do một cá nhân, tổ chức nào đó kiểm soát nhằm phục vụ
cho lợi ích của con người.[23]
Còn T.S Nguyễn Viết Nghĩa trong Tập bài giảng Phát triển và quản trị nguồn tin dành cho học viên cao học ngành Khoa học Thư viện cho rằng "NLTT là tập hợp có tổ chức các loại hình tài liệu dưới mọi định dạng khác nhau của một cơ
quan, tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin"[17]
Như vậy về cơ bản các khái niệm NLTT được trình bày ở mục trên theo nghĩa hẹp
là đồng nghĩa với nhau và đều chỉ tới các nguồn tài liệu, sách, báo, tạp chí, dưới mọi định dạng khác nhau được tổ chức, kiểm soát và dễ dàng truy cập và chia sẻ để giải quyết những vấn đề liên quan đến NLTT và phù hợp với chức năng, loại hình, đặc điểm của cơ quan TT-TV bao hàm cả tiềm lực thông tin và khả năng vươn tới các nguồn tin khác nhau Theo nghĩa này, nguồn lực thông tin gồm các nguồn tài liệu sách, báo, tạp chí, luận văn…dưới mọi hình thức vật lý khác nhau và các cơ sở dữ liệu, các công cụ tra cứu, và đây cũng chính là nghĩa mà tác giả muốn tiếp cận trong khuôn khổ luận văn này
1.1.2 Khái niệm phát triển nguồn lực thông tin
Theo từ điển Tiếng Việt, "phát triển" có nghĩa là mở mang, từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh Trong phạm trù triết học, "phát triển" là một thuộc tính phổ biến
Trang 25của vật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến mà trải qua hàng loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến khi tiêu vong Phạm trù phát triển thể hiện tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy Điều ấy có nghĩa là bất kì một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cả thế giới nói chung không chỉ có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kì sự vật hay hệ thống nào cũng đều được quyết định không chỉ bởi các mối liên hệ bên trong, mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,
phương thức phát triển là chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi
về chất Như vây, có thể hiểu "phát triển" là sự biến đổi của sự vật, hiện tượng từ trạng thái cũ sang trạng thái mới, đó là sự biến đổi cả về chất và lượng của sự vật, hiện tượng Hiện nay khái niệm "Phát triển nguồn lực thông tin" cũng tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau Nhà thư viện học Edward Evans trong tác phẩm "Phát triển vốn tài liệu và
trung tâm thông tin" cho rằng "Phát triển nguồn lực thông tin/vốn tài liệu của thư viện hay trung tâm thông tin chính là quá trình nhận biết các điểm mạnh và điểm yếu của vốn tài liệu trên cơ sở nhu cầu của người sử dụng và các nguồn tin từ
cộng đồng để cố gắng sửa chữa những điểm yếu đang tồn tại, nếu có" [34]
Theo Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học của Hiệp hội thư viện Mỹ (The ALAglossary of library and information science) "Phát triển nguồn lực thông tin" là sự phát triển bộ sưu tập của thư viện, bao gồm việc xác định và phối hợp chính sách tuyển chọn,lượng định nhu cầu của người sử dụng, những nghiên cứu về việc sử dụng sưu tập, việcđánh giá sưu tập, nhận diện các nhu cầu của sưu tập, tuyển chọn tài liệu, lập kế hoạch
về việc chia sẻ tài nguyên, việc bảo quản sưu tập và việc
loại bỏ tài liệu ra khỏi sưu tập.[32]
Như vậy, có thể hiểu phát triển nguồn lực thông tin chính là hoạt động làm cho vốn tài liệu, các cơ sở dữ liệu và công cụ tra cứu trở nên lớn mạnh và phong phú (cả về số lượng và chất lượng) Giúp cho người dùng tin có thể tra cứu, khai thác thỏa
19
Trang 26mãn nhu cầu thông tin của mình Phát triển NLTT là một dạng hoạt động tất yếu, có
ý nghĩa to lớn đến việc phát triển thư viện một cách bền vững Quá trình phát triển NLTT đòi hỏi phải đầu tư lớn và liên tục Để làm tốt công tác này, các cơ quan TT- TV cần có cách tiếp cận hợp lý, khả thi và kinh tế
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn lực thông tin
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NLTT, về phía chủ quan đó là trình độ của cán bộ, ngân sách, kho tàng, trang thiết bị của thư viện, khả năng tiếp cận tới nguồn tin bên ngoài thư viện, ; về phía khách quan, đó là NCT của NDT, các quy luật phát triển của tài liệu khoa học, thị trường xuất bản tài liệu, hiện trạng NLTT của cácthư viện lân cận và cuối cùng là tình hình kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, Dưới đây taphân tích cụ thể các yếu tố này
1.1.3.1 Các yếu tố chủ quan
- Chính sách phát triển nguồn tin của thư viện
Chính sách phát triển NLTT của một quốc gia, hay của một cơ quan TT-TV có ý nghĩa vô cùng quan trọng Một NLTT mạnh, có chất lượng phụ thuộc đầu tiên vào chính sách phát triển Có thể nói đây là yếu tố quyết định đến chất lượng của công tác phát triển NLTT của mỗi cơ quan TT-TV
Đối với các thư viện đại học, việc xây dựng chính sách phát triển phù hợp, bám sát các nhiệm vụ chiến lược của mỗi nhà trường là một yếu tố quan trọng Trong thực
tế điều này đã được đảng, nhà nước quan tâm được thể hiện trong chương IV điều 14 nghị định số 72/2002/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thư
viện[12] Nghị định có viết "Bảo đảm kinh phí cho các thư viện phát triển vốn tài liệu, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, theo hướng hiện đại hóa từng bước, từng bước thực hiện điện tử hóa, tự động hóa, xây dựng thư viện điện tử, tạo cảnh quan môi trường văn hóa nhằm nâng cao chất lượng người đọc, tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu, thông tin và các hoạt động khác của thư viện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã được nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" Đây là một bước chuyển biến lớn trong việc định
hướng cho các cơ quan TT-TV phát triển nguồn lực thông tin của mình
Trang 27Thật vậy, bất kỳ một cơ quan TT-TV nào muốn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, muốn đạt được hiệu quả phục vụ tốt nhất, điều quan tâm trước tiên
là phải có một NLTT đủ lớn và mạnh về cả chất và lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NDT nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin, và kỷ nguyên của internet như hiện nay Chính vì thế các cơ quan TT-TV không thể bổ sung ồ ạt các loại tài liệu
có trên thị trường mà phải tiến hành lựa chọn, cân nhắc từng tài liệu, từng CSDL online được chào bán rộng rãi… để bám sát với nhiệm vụ của nhà trường, phù hợp với NCT của NDT Cơ sở của việc lựa chọn đó là nguyên tắc, quy tắc lựa chọn tài liệu Những nguyên tắc, quy tắc này được xây dựng trên chức năng, nhiệm vụ mà cơ quan TT-
TV được giao phó
- Nguồn nhân lực của thư viện
Có thể nói rằng chủ thể con người quyết định chủ yếu tới thành bại của mọi công việc, công tác phát triển NLTT cũng không nằm ngoài thực tế trên, ta có thể khẳng định rằng trình độ của người cán bộ ảnh hưởng quyết định đối với NLTT Trong các cơ quan TT-TV dù có sự đầu tư kinh phí lớn cho sự phát triển NLTT, nhưng cán bộ TT-
TV không có trình độ thì kho tài liệu đó chỉ là ko chết.Trong thời đại kinh tế tri thức và bùng nổ thông tin như hiện nay đòi hỏi người cán bộ thư viện phải trở thành những chuyên gia thông tin trong xã hội tri thức, là những người có khả năng không chỉ phát triển về kỹ năng thực hành công việc cụ thể, mà cả lý luận và các kỹ năng mềm, khả năng
về ngoại ngữ, tin học và hiểu biết nhất định về đặc thù theo nhiệm vụ của mỗi cơ quan TT-TV để đưa ra những quyết định, lựa chọn chính xác NLTT phù hợp với đơn vị của mình Ngoài ra người cán bộ còn phải biết thẩm định được chất lượng nguồn tin đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng bổ sung tài liệu thiên lệch, không cân đối về nội dung, hình thức hoặc bổ sung trùng, gây lãng phí
- Nguồn kinh phí của thư viện
Nguồn kinh phí là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định nhất đến sự phát triển NLTT thư viện Thực tế cho thấy bất kì một hoạt động riêng lẻ nào trong quá trình phát triển NLTT đều phụ thuộc vào tính khả thi của các nguồn kinh phí Ngân
21
Trang 28sách tài chính của các cơ quan TT-TV được cấp thường không phải lúc nào cũng đáp ứng được NCT của NDT Do vậy ngân sách này cần phải đảm bảo tính cân đối giữa NLTT với các loại hình thông tin tài liệu
Hiện nay do lượng tài liệu tăng lên nhanh chóng, giá cả tài liệu cũng tăng lên liên tục cùng với sự xuất hiện của nhiều dạng tài liệu, đặc biệt là tài liệu số, nên không một
cơ quan TT-TV nào có đủ kinh phí để bổ sung đầy đủ số tài liệu phục vụ cho NCT của NDT tại thư viện mình Đối với các thư viện có nguồn lực kinh phí mạnh sẽ chọn chiếnlược bổ sung khá đầy đủ các loại tài liệu NDT cần, các thư viện có tiềm lực tài chính hạn chế chỉ bổ sung những tài liệu hạt nhân, tài liệu có tần suất sử dụng cao, còn những tài liệu nhu cầu sử dụng thấp hơn sẽ tìm cách thỏa mãn độc giả bằng nhiều cách khác nhau bằng cách mượn liên thư viện, trao đổi, hoặc các nguồn khác như biếu tặng, lưu chiểu
Ngoài ra, do sự tiến bộ của CNTT, nhiều nhà xuất bản đã phát hành các tài liệu
số có thể truy cập trực tuyến từ xa, vì thế các thư viện cũng có thể cân nhắc, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện của thư viện mình, hoặc là thu thập tài liệu và sở hữu trí tuệ tại chỗ để phục vụ người dùng tin hay chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật, công nghệ để có thể truy cập trực tuyến tới các nguồn thông tin từ xa giúp tiết kiệm kinh phí xây dựng kho tàngmua kệ, hoặc thư viện phải căn cứ vào kinh phí để đưa
ra quyết định bổ sung cho phù hợp [24,tr.59-60]
- Cơ sở vật chất trang thiết bị
Cơ sở vật chất trang thiết bị là một trong bốn yếu tố cấu thành thư viện, chính vì thế
nó đóng vai trò rất quan trọng, một thư viện hiện đại không thể có cơ sở vật chất trang thiết bị yếu kém Cùng với đó là sự đồng bộ hóa cho việc phát triển đồng đều của những yếu tố cấu thành thư viện Cơ sở vật chất, trang thiết bị liên quan trực tiếp đến việc phát triển NLTT, bởi vì cơ sở vật chất và trang thiết bị chính là điều kiện để đảm bảo cho sự tăng cường bổ sung NLTT Ngược lại nếu NLTT được tăng cường bổ sung nhưng cơ sở vật chất chưa được đầu tư tương ứng thì NDT không đủ công cụ để tiếp cận nguồn tin
- Ứng dụng công nghệ thông tin
Trang 29Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động thư viện là yêu cầu tất yếu, là động lực để thúc đẩy trong sự phát triển nhiều mặt của thư viện trong đó có công tác phát triển NLTT Ngoài ra sự đồng bộ hóa các ứng dụng côngnghệ còn ảnh hưởng lớn đến xu hướng phát triển chung của thư viện
Đối với công tác phát triển NLTT, việc lựa chọn và ứng dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng, bởi vì CNTT là công cụ đắc lực giúp cán bộ bổ sung thực hiện các công việc trong quy trình tạo lập, phát triển và khai thác NLTT, đặc biệt là NLTT điện tử/thông tin số Việc ứng dụng CNTT còn giúp các thư viện kết nối trực tiếp với các nhà cung cấp tài liệu, kịp thời và dễ dàng đặt mua các nguồn thông tin điện tử Công nghệ thông tin cũng giúp thư viện tự động hóa các công đoạn xây dựng đơn đặt mua tài liệu,kiểm soát việc nhận tài liệu, thanh quyết toán các hóa đơn, xử lý tài liệu, Ngoài ra, nhờ ứng dụng CNTT các thư viện có thể cung cấp cho NDT khả năng với tới các nguồn thông tin từ xa, làm phong phú thêm khả năng đáp ứng NCT của NDT
1.1.3.2 Các yếu tổ khách quan
- Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin
NCT là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người [18] NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm NCT và NDT của cơ quan TT-
TV là việc quan trọng, để từ đó cơ quan TT-TV có định hướng, kế hoạch phát triển phù hợp với thực tế đối với từng cơ quan TT-TV nhằm đáp ứng tối đa NCT của NDT
Mục đích cuối cùng của việc phát triển NLTT cũng là thỏa mãn tốt nhất NCT của NDT, vì vậy NDT chính là động lực xây dựng và phát triển và cũng là người thụ hưởng, người thẩm định cuối cùng chất lượng NLTT của thư viện Chính vì thế việc phát triển NLTT có ảnh hưởng trực tiếp bởi NDT cả về nội dung và loại hình tài liệu
Do đó một trong nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định đến công tác phát triển NLTT làcần tiến hành nghiên cứu nhu cầu, trình độ nhận thức của nhóm NDT trực tiếp của thư viện
23
Trang 30- Chính sách đầu tư của cơ quan chủ quản đối với hoạt động thông tin - thư viện:
Hiện nay, phần lớn các thư viện trong nước ta hoạt động dựa trên kinh phí được cấp từ nhà nước (thông qua cơ quan chủ quản) Với các thư viện đại học, cao đẳng, kinh phí hoạt động của thư viện, trong đó có kinh phí xây dựng, phát triển NLTT đều được lấy từ nguồn kinh phí của nhà trường, mà kinh phí của nhà trường chủ yếu dựa vàokinh phí được cấp từ nhà nước Ở nơi nào, lãnh đạo nhà trường quan tâm tới hoạt độngthư viện, coi thư viện là cơ sở không thể thiếu trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập thì ở nơi đó hoạt động của thư viện sẽ được chú trọng, kinh phí cho hoạt động thư viện sẽ được cấp nhiều hơn và dĩ nhiên hoạt động thư viện, trong đó có công tác phát triển NLTT sẽ thuận lợi hơn Ngược lại, ở nơi nào mà lãnh đạo đơn vị coi nhẹ hoạt động thư viện, xem hoạt động thư viện như là một thứ đồ trang trí, làm đẹp cho cơ quan khi cần thì ở nơi đó hoạt động thư viện, nhất là công tác phát triển NLTT chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn
- Các quy luật phát triển của tài liệu khoa học
Dưới tác động của khoa học, công nghệ và truyền thông, tài liệu đã có sự thay đổi mạnh mẽ về quy mô, cơ cấu tạo nên những quy luật đặc trưng cho tài liệu Mỗi cơ quan TT-TV cần phải nắm vững những quy luật đặc trưng này, và phải dựa vào
điều kiện thực tế của đơn vị mình để công tác phát triển NLTT đạt hiệu quả cao
+ Qui luật gia tăng số lượng tài liệu
Từ những năm 60, nhà khoa học Price D.J đã nghiên cứu ảnh hưởng của quy luật gia tăng số lượng tài liệu đối với sự phát triển của vốn tài liệu và cho thấy cứ 10-12 năm vốn tài liệu của xã hội lại tăng gấp đôi Theo con số thống kê từ tạp chí tóm tắt Chemical Abstracts (một CSDL thư mục hàng đầu thế giới về hóa học và lĩnh vực liên quan) để minh chứng cho quy luật gia tăng nhanh chóng của số lượng tài liệu như sau: Từ khi xuấtbản số đầu tiên vào năm 1907 cho tới năm 1938 nghĩa là sau 31 năm tạp chí Chemical Abstracts mới công bố được 1 triệu bài tóm tắt đầu tiên Một triệu bài tóm tắt thứ hai được công bố sau 18 năm (1939-1957) Một triệu bài báo thứ ba được công bố sau 7 năm (1958-1964) Và một triệu bài báo thứ tư
Trang 31được công bố sau bốn năm (1965-1968) Hiện nay cứ mỗi năm tạp chí này công bố
k: hằng số đặc trưng cho tốc độ tăng khối lượng tri thức
Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng này là do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều vật mang tin, kỹ thuật ghi chép, phương tiện truyền tin nhanh chóng hiệu quả Đồng thời đội ngũ những nhà khoa học tăng lên nhanh chóng điều này tỉ lệ thuận với khối lượng tri thức mà họ tạo ra không ngừng tăng lên, do đó số lượng tài liệu ghi lại những công trình nghiên cứu này cũng tăng lên nhanh chóng
Sự gia tăng số lượng tài liệu đã có tác động tích cực tới công tác phát triển
NLTT, khi số lượng tài liệu được xuất bản tăng lên nhanh chóng các cơ quan có nhiều
sự lựa cho việc bổ sung tài liệu Tuy nhiên nó cũng gây những tác động tiêu cực như khó khăn trong việc lựa chọn tài liệu, và hạn chế trong việc bổ sung đầy đủ tài liệu mới xuấtbản do không đủ kinh phí
+ Qui luật tập trung và phân tán thông tin
Hiện nay có một thực trạng đang diễn ra là cùng một bài viết có thể đăng trên
nhiều tạp chí khác nhau, hoặc một công trình nghiên cứu nhưng được tồn tại dưới nhiều loại hình tài liệu như: luận án, luận văn, tư liệu, sách, tạp chí Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tập trung và phân tán thông tin
Trang 32Khi nghiên cứu thư mục về địa vật lý, nhà thư viện học người Anh Samuel
C Bradford đã thấy rằng 326 tạp chí có chứa 1332 bài về địa vật lý, trong đó: 9 tạp chí chứa tới 429 bài, 59 tạp chí khác chứa 499 bài và 258 tạp chí còn lại chỉ chứa
404 bài[17]
Năm 1930, qua thống kê Bradford cũng cho biết: Nếu sắp xếp số tạp chí khoa học theo thứ tự giảm dần số bài báo về một chuyên ngành nào đó thì trong danh sách nhận được ta có thể tìm thấy các "tạp chí hạt nhân - core journal" Số tạp chí này không lớn, chỉ chiếm khoảng 10-15% số tạp chí, nhưng chứa đựng tới 90%
số bài báo liên quan đến ngành đó [25,tr.153]
Điều này có sự ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng chiến lược và kế hoạch bổ sung vốn tài liệu cho thư viện Các cơ quan TT-TV muốn xây dựng và phát triển NLTT hiệu quả cần phải chú ý quy luật này để sưu tập được những tài liệu có giá trị
+ Qui luật lỗi thời của thông tin
Lỗi thời thông tin là một trong những quy luật phát triển của tài liệu trong xã hội Vì thế NLTT nếu không được đổi mới sau một khoảng thời gian nhất định sẽ bị lỗi thời và nhu cầu sử dụng sẽ giảm dần Chu kì lỗi thời của tài liệu do nhiều nguyên nhânnhưng chủ yếu là do sự phát triển của văn hóa, khoa học kỹ thuật, CNTT….làm xuất hiện những tài liệu mới với những thông tin, tri thức mà nó chứa đựng mang tính mới, cập nhật,
và hấp dẫn đối với người sử dụng hơn Trên thực tế NDT thường có nhu cầu sử dụng thông tin mới, và chính nhu cầu của NDT là tiêu chuẩn chủ yếu để xác định giá trị cũng như thời gian hữu ích của tài liệu
Quy luật này không đúng ở một số lĩnh vực như khảo cổ, lịch sử, văn hóa… ở những lĩnh vực này thì tài liệu càng cổ càng có giá trị do tính hiếm, tính độc nhất của tài liệu mang lại, chứ không phải do tính mới của thông tin
Để biểu thị mức độ lỗi thời của tài liệu và lượng hoá mức độ lão hoá, R.Barton
và R.Kebler đã đưa ra khái niệm "nửa chu kỳ sống " (half life cycle) của tài liệu "Nửa chu kỳ sống "là khoảng thời gian trong đó đã công bố một nửa số tài liệu đang được sử dụng trong một lĩnh vực nào đó Nếu nửa chu kỳ sống của ngành
Trang 33toán học là 10,5 năm thì có nghĩa là 50% số bài báo về toán học hiện đang được sử dụng được xuất bản trong khoảng 10,5 năm gần đây.[17]
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện nay tuổi thọ của một số ngành khoa học như sau: Vật lý: 4,6 năm; Hóa học: 8,1 năm; Toán: 10,5 năm; Địa chất: 11,8 năm; Thực vật học: 10 năm.[17]
Đối với các cơ quan TT-TV nắm rõ được quy luật lỗi thời của thông tin sẽ giúp các cơ quan trong việc xác định những tài liệu không còn phù hợp với NDT và tiến hành thanh lọc tài liệu đó đặc biệt là tài liệu thuộc các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn, đồng thời tiết kiệm diện tích kho, công sức của cán bộ, kinh phí bảo quản và lưu trữ tài liệu
+ Qui luật giá cả tài liệu tăng liên tục
Giá cả của tài liệu được hình thành từ hai yếu tố: Giá cả thông tin chứa đựng trong tài liệu và giá cả phần vật chất mang thông tin cùng với chi phí phân phối tài liệu đến tay người tiêu dùng (chi phí quảng cáo, phát hành, vận chuyển) Các
nguyên nhân của sự gia tăng giá cả tài liệu là do:
Do sự lạm phát của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới
-Giá giấy, vật tư, nguyên liệu, vật liệu khác cũng tăng lên
- Do các nhà xuất bản thường có xu hướng tăng thêm số trang, số tập, sau mỗi năm xuất bản, và khi khối lượng của tạp chí tăng lên, nghĩa là số tác giả tăng lên thì dĩ nhiên giá thành của chúng cũng tăng theo
Giá cả tài liệu tăng liên tục tác động lớn đến công tác phát triển NLTT, khi mà nguồn kinh phí đầu tư cho thư viện ngày một hạn hẹp, giá thành của tài liệu tăng cao khiếncho số lượng tài liệu bổ sung bằng kinh phí hàng năm giảm đi Để khắc phục khó khăn này, các cơ quan TT-TV cần tính toán chi phí bổ sung tránh bổ sung tràn lan, không đúngtrọng tâm gây lãng phí và chọn lọc tài liệu bổ sung một cách hợp lý, kết hợp với việc chia sẻ thông tin liên thư viện để vừa tiết kiệm chi phí, vừa đáp ứng tốt nhất NCT của NDT
Trang 341.1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn lực thông tin thư viện
Để xây dựng một NLTT đủ mạnh về cả chất và lượng, đáp ứng tối đa NCT của NDT, thì việc đánh giá chất lượng NLTT là rất cần thiết Đánh giá NLTT nhằm giúp NLTT của cơ quan TT-TV hoàn thiện, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan TT-TV Và giúp cho việc lập kế hoạch lựa chọn, tổ chức, khai thác các tài liệu dễ dàng
và khoa học hơn Để đạt được mục tiêu đó việc đánh giá NLTT cần
phải dựa vào những tiêu chí sau:
1.1.4.1 Các tiêu chí hướng vào người dùng tin
Có nghĩa là tập trung vào người dùng cụ thể như là đơn vị để phân tích
+ Khả năng tiếp cận tới NLTT: Một nguồn tin dễ tiếp cận phải hội tụ các yếu
tố sau: NDT không mất thời nhiều thời gian tìm kiếm, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và thông tin phải chính xác, đầy đủ và dễ hiểu Ngoài ra với sự phát triển của
CNTT, các hình thức truy cập tới NLTT vô cùng phong phú: cổng thông tin điện tử, phần mềm quản trị thư viện tích hợp, hay thậm chí trên các trang mạng xã hội, diễn đàn… đều là phương tiện hiệu quả để giới thiệu NLTT đến với NDT Qua đó NDT có thể trực tiếp đưa ra yêu cầu về NLTT bằng điện thoại, email hay chat… và được đáp ứng cho dù
ở bất cứ đâu Vì vậy NLTT phải đáp ứng tính phổ biến, dễ tìm kiếm
+ Sự hài lòng của NDT về chất lượng NLTT tại cơ quan TT-TV: Thỏa mãn NCT luôn là mục tiêu hàng đầu mà các cơ quan TT-TV đặt ra nhằm đảm bảo hoàn thành tốt sứ mệnh của mình trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở Việt Nam như hiện nay Chất lượng của NLTT được thể hiện qua phương thức: phù hợp, kịp thời, chính xác, đầy đủ và khả năng tiếp cận Trong đó, phương thức phù hợp là quan trọng nhất, cho biết thông tin đưa ra có đáp ứng được nhu cầu của NDT hay không Sự hài lòng của NDT được thể hiện hiện qua kết quả tích cực khi thư viện phát phiếu điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi và thông qua tỷ lệ tài liệu được mượn Để từ đó
có những chính sách phù hợp nhằm phát triển và phổ biến NLTT
Trang 35+ Tỉ lệ tài liệu được mượn: Thông qua số lượt sử dụng tài liệu của NDT trong một khoảng thời gian cụ thể để đánh giá tần suất sử dụng của vốn tài liệu
Phương pháp tính toán tài liệu được mượn theo công thức 01 như sau: [19]
Tổng số lần mượn tài liệu trong năm Tổng số bản tài liệu có trong kho
Tỷ lệ tài liệu được mượn càng cao thì tần suất sử dụng và sự hài lòng của NDT càng cao
1.1.4.2 Các tiêu chí hướng vào nguồn lực thông tin
Là tập trung đánh giá, kiểm tra về nội dung, quy mô, mức độ cập nhật, mức
độ đầy đủ, và tầm quan trọng của các bộ sưu tập, từ đó chỉ ra tổng số bản, các loại tài liệu sẵn sang phục vụ và tính cập nhật của chúng Để đánh giá theo cách tiếp cận này người ta giả mỗi loại tài liệu có giá trị ngang nhau, và mỗi tài liệu hiện được ưa
chuộng thì tương lai cũng vẫn được ưa chuộng[33] Các tiêu chí cụ thể như sau:
+ Số lượng bản tài liệu các loại trên đầu người: Thể hiện bằng tỉ lệ số lượng bản
tài liệu các loại tính trên đầu người dùng tin của thư viện theo công thức 02 như
sau: [19]
Số lượng bản tài liệu các loại của thư viện
Số người dùng tin của thư viện
+ Mức độ cập nhật của tài liệu: Với xu thế bùng nổ thông tin, nhất là hệ quả của sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của internet, thông tin nhanh chóng bị lỗi thời và lạc hậu Vì vậy các cơ quan TT-TV cần phải thường xuyên đánh giá mức độ cập nhật tài liệu của đơn vị mình, vì trong hoạt động thông tin thư viện, tính cập nhật của thông tin đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố quyết định đến chất lượng NLTT trong thư viện
Mức độ cập nhật của tài liệu được tính theo công thức 03 như sau:[6]
Số lượng tài liệu các loại mới bổ sung trong một năm x100
Số lượng tài liệu các loại được lưu giữ trong kho vào cuối năm
Trang 36+ Nội dung của tài liệu: Căn cứ vào tỉ lệ các loại tài liệu được tham khảo
theo từng lĩnh vực để đánh giá xem tài liệu thu thập được có phù hợp với diện đề tài (diện
bổ sung) của thư viện hay không Phương pháp tính tỉ lệ của các loại tài liệu được tham khảo theo từng lĩnh vực nội dung được tính theo công thức số 04 như
sau:[6]
Số đầu tài liệu theo từng lĩnh vực, chủ đề thư viện x100
Số người dùng tin theo chủ đề (chuyên ngành đào tạo)
+ Loại hình tài liệu: Loại hình tài liệu được sử dụng nhiều thì mức độ phù
hợp càng cao và ngược lại, loại hình tài liệu nào được sử dụng ít thì mức độ phù hợp càng thấp Các cơ quan TT-TV có thể phát phiếu thăm dò ý kiến NDT, để qua đó biết được loại hình tài liệu họ thường sử dụng, thống kê số lượng các ý kiến để tính tỉ lệ phần trăm loại hình tài liệu được sử dụng trên tổng số NDT được hỏi để đánh giá mức
độ phù hợp về loại hình tài liệu thu thập Các cơ quan TT-TV có thể căn cứ vào tiêu chí này để quyết định nên bổ sung loại nào là chính
Mỗi phương pháp đánh giá NLTT có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, các cơquan TT-TV nên sử dụng kết hợp để các phương pháp bù đắp cho nhau Các nhà nghiên cứu gần như thống nhất rằng đánh giá NLTT nên tập chung vào 8 yếu tố cơ bản mà không phân loại cụ thể nhưng kết quả dựa trên: 1- Quy mô, 2- Mức độ đầy đủ, 3- Mức
độ cập nhật, 4- Bao quát, 5 - Hình thức tài liệu, 6 - Tính độc quyền, 7 - Tần suất sử dụng, 8 - Khả năng tìm kiếm tới NLTT, như một menu các kỹ thuật
đánh giá sau đó chúng được hòa trộn để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.[29]
1.2 Khái quát về Trường Đại học Hà Nội và Thư viện trường Đại học Hà Nội
1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của trường Đại học Hà Nội
Đại học Hà Nội, tiền thân là trường Trung cấp Ngoại ngữ, được thành lập theo quyết định số 376/NĐ-BGD ngày 15/7/1959 của Bộ Giáo Dục Ngày 14/8/1967,Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Trường Đại học Ngoại Ngữ Năm 1978, Trường đổi tên thành trường Cao đẳng Bổ túc Ngoại ngữ Năm
Trang 371984 Trường trở lại tên gọi Trường Đại học Ngoại Ngữ và từ năm 2006 (QĐ số 190/2006/QĐ-TTg ngày 17/7/2006 của Thủ tướng CP), Trường đổi tên thành
Trường Đại học Hà Nội
Năm học đầu tiên (1959-1960), Trường đào tạo 1000 học viên chuyên tu và trung cấp phiên dịch tiếng Nga và Trung Quốc Năm học 1961 -1962, Trường bắt đầu bồi dưỡng ngoại ngữ cho lưu học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh tiếng Nga và tiếng Trung Quốc Năm học 1966 -1967, Trường mở hệ đào tạo dài hạn 3 năm cho 43 học sinh tiếng Nga, 32 học sinh tiếng Trung và đào tạo chương trình đai học cho 12 giáo viên tiếng Nga Năm học 1969 -1970, Trường bắt đầu đào tạo lưu học sinh đi học ở Cộng hòa Dân chủ Đức Năm học 1970 - 1971, Trường bắt đầu đào tạo hệ đại học 4 năm các tiếng Nga, Trung, Anh, Pháp, Đức Từ năm học 1974 - 1975, Trường bắt đầu đào tạo cử nhân đại học tiếng Nhật và bồi dưỡng ngoại ngữ cho lưu học sinh tiếng Tiệp, Ban Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Cuba…Từ năm học 1979 -1980, Trường thực hiện hệ đào tạo đại học 5 năm Từ năm 1991 - 1992, Trường triển khai chương trình Cử nhân ngoại ngữ 2 giai đoạn Từ năm 1995 - 1996, Trường bắt đầu thựchiện đào tạo theo học chế tín chỉ (Chương trình 7 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo) Từ năm 2002 - 2003 Trường bắt đầu mở đào tạo các chuyên ngành dậy bằng ngoại ngữ gồm Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quốc tế
học, Công nghệ thông tin, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán.[22]
Qua bao thăng trầm, biến động, ngày nay Trường Đại học Hà Nội đã xác lập được
vị thế hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ và là một trong những cơ sở đào tạo, nghiên cứu ngoại ngữ lớn, có uy tín ở Việt Nam Trường Đại học Hà Nội có khả năng đào tạo trên 19 ngoại ngữ gồm tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Ba-lan, tiếng Bun-ga-ri, tiếng Hung-ga-ri, tiếng Ru-ma-ni, tiếng Séc, tiếng Slô-vác, tiếng Tây-ban-nha, tiếng Bồ-đào-nha, tiếng Ả- rập, tiếng Hàn, tiếng Thái
và Tiếng Việt như một ngoại ngữ Trong số các ngoại ngữ nêu trên có 10 chuyên ngànhtiếng đào tạo cử nhân ngoại ngữ, 4 chuyên ngành tiếng đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ
31
Trang 38Trường Đại học Hà Nội đã triển khai đào tạo cử nhân các chuyên ngành khác dạy bằng ngoại ngữ từ năm 2002: ngành Quản trị kinh doanh, Du lịch, Quốc tế học, Khoahọc máy tính, Tài chính-ngân hàng, Kế toán (giảng dạy bằng tiếng Anh), ngành Khoa học máy tính (giảng dạy bằng tiếng Nhật) Ngoài ra, trường còn đào tạo cử nhân ngànhViệt Nam học cho người nước ngoài Trong tương lai sẽ mở thêm những chuyên ngành đào tạo khác bằng ngoại ngữ mà thị trường lao động trong và ngoài nước đang cónhu cầu cao
Trường Đại học Hà Nội từng bước hội nhập giáo dục quốc tế, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo nhằm trang bị cho người học kỹ năng làm việc, kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên
môn và khả năng thích ứng với môi trường hoạt động nghề nghiệp trong tương lai
Trường Đại học Hà Nội phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu ngang tầm các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới Nghiên cứu ứng dụng
là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường Thế mạnh về nghiên cứu khoa học ngoại ngữ, trong đó có phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cho các trường chuyên ngữ, nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, văn hóa-văn minh vv… đã được khẳng định Nhà trường là cơ quan chủ quản của "Tạp chí khoa học ngoại ngữ"
- tạp chí chuyên ngành duy nhất của Việt Nam nghiên cứu về khoa học ngoại ngữ
Nhà trường có các Trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu đáp ứng nhu cầu của xã hội như: Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam; Trung tâm tư liệu và tiếng Anh chuyên ngành;Trung tâm Đào tạo từ xa; Trung tâm Dịch thuật; Trung tâm Công nghệ-thông tin; Viện nghiên cứu xã hội và phát triển
Trường Đại học Hà Nội đã ký kết hợp tác đào tạo với trên 30 trường đại học nướcngoài; có quan hệ đối ngoại với trên 60 tổ chức, cơ sở giáo dục quốc tế; có quan hệ trựctiếp với hầu hết các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam; tham gia các hoạt động văn hóađối ngoại, giao lưu ngôn ngữ-văn hóa với nhiều tổ chức, cá nhân
nước ngoài tại Việt nam và quốc tế.[20]
Trang 391.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của trường Đại học Hà Nội
Phát huy thế mạnh truyền thống hơn 55 năm đào tạo ngoại ngữ, trường Đại học Hà Nội tiếp tục vươn tới tầm cao mới trong giai đoạn hội nhập giáo dục quốc tế, củng cố vị thế vững chắc của mình trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành khác giảng dạy bằng ngoại ngữ, phấn đấu trở thành trường đại học có uy tín trong khu vực và trên trường quốc tế
Trường Đại học Hà Nội đã và đang thực hiện quá trình đa ngành hóa các loại hình đào tạo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực vừa có trình độ
chuyên môn cao, vừa giỏi ngoại ngữ phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động chất lượng cao trong và ngoài nước
Do vậy nhiệm vụ trọng tâm của Trường là:
- Đào tạo cử nhân chuyên ngành I và II, cử nhân Việt Nam học và tiếng Việt cho người nước ngoài, đào tạo chuyên tu đại học, văn bằng 2
- Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh, Quốc tế học, Du lịch, Tài chính -
Ngân hàng, Kế toán, Công nghệ thông tin (dạy bằng ngoại ngữ)
- Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành ngoại ngữ
- Bồi dưỡng ngoại ngữ cho lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh
- Nghiên cứu khoa học ngoại ngữ, phương pháp, công nghệ dạy ngoại ngữ
Mục tiêu của trường Đại học Hà Nội
Xây dựng trường Đại học Hà Nội thành trường đại học đa ngành, tận dụng tối
đa thế mạnh về đào tạo và nghiên cứu ngoại ngữ; tiếp tục đổi mới và không ngừng phát triển toàn diện, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực giáo dục đại học, sau đại học có chất lượng ngang tầm các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực; chủ động đẩy nhanh quá trình hội nhập giáo dục quốc tế trên cơ sở mở rộng hợp tác, liênkết đào tạo, liên thông chương trình, học liệu và đội ngũ giảng viên với các trường đại học có uy tín của nước ngoài
33
Trang 401.2.3 Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Hà Nội bao gồm: Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Ban thanh tra giáo dục, Ban thanh tra nhân dân, các khoa, bộ môn, phòng ban chức năng, viện nghiên cứu, các trung tâm, dự án, đơn vị phục vụ và các hội đồng gồm: hội đồng Trường, hội đồng Khoa học trường, các hội đồng chuyên môn
Hiện nay trường Đại học Hà nội có trên 600 cán bộ viên chức, trong đó có 434 giảng viên, 172 cán bộ quản lý, 06 phó giáo sư, 45 tiến sỹ, 261 thạc sỹ, 121 cử nhân đại học Tỷ lệ cán bộ, giảng viên có trình độ đại học trở lên là hơn 90%, trong
đó trình độ trên đại học là hơn 50%.[22]
Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Hà Nội được thể hiện chi tiết qua sơ đồ sau: