1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Viêm phần phụ cấp tính Đề cương sản tổng hợp

4 315 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 24,74 KB

Nội dung

• Viêm phần phụ là loại viêm nhiễm sinh dục khá phổ biến.. Vòi tử cung, buồng trứng, các dây chằng đều có thể bị viêm.. • Viêm phần phụ cấp thường xảy ra sau: - Đẻ, sảy thai, can thiệp t

Trang 1

Câu 74: Viêm phần phụ cấp tính: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và xử trí.

I. Đại cương.

dục)

• Bệnh khá phổ biến , đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sinh sản của ng PN

• Viêm phần phụ là loại viêm nhiễm sinh dục khá phổ biến Vòi tử cung, buồng trứng, các dây chằng đều có thể bị viêm Tổn thương vòi tử cung hay gặp và quan trọng nhất

• Viêm phần phụ cấp hay gặp ở phụ nữ trẻ < 25 tuổi, chưa đẻ, gái mại dâm

• Viêm phần phụ cấp thường xảy ra sau:

- Đẻ, sảy thai, can thiệp thủ thuật vùng tiểu khung (nạo hút thai, đặt tháo vòng)

- Viêm âm đạo cấp do lậu cầu

• Hay gặp thể ko điển hình, chẩn đoán khó, muộn

• Điều trị viêm phần phụ cấp ko triệt để  VPP mạn

II. Nguyên nhân.

• Vi khuẩn gây bệnh:

- Lậu cầu Neisseria Gonorrhea: tiến triển nặng, tiên lượng xấu hơn

- Chlamydia Trachomatis: thường tồn tại lâu ở vòi trứng tạo ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng

- Ngoài ra còn do: Vi khuẩn nguồn gốc cổ tử cung, âm đạo

• Đường lây truyền:

- Lan từ dưới lên theo đường trực tiếp: viêm CTC, âm đạo lên tử cung và 2 phần phụ: phổ biến nhất

- Theo đường bạch mạch

- Theo đường máu

• Yếu tố thuận lợi:

- Viêm cổ tử cung, âm đạo, niêm mạc tử cung, do thủ thuật, phẫu thuật sản khoa ko đảm bảo vô khuẩn

- Nhiều bạn tình, mang dụng cụ tử cung

- Suy giảm miễn dịch

III. Triệu chứng.

III.1. Lâm sàng.

BN có tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới hoặc nhiễm khuẩn sau thủ thuật ở buồng tử cung

Trang 2

a. Cơ năng.

• Đai bụng hạ vị:

- Thường đau cả 2 bên hố chậu, nhưng bao giờ 1 bên cũng đau trội hơn

- Đau liên tục, có lúc có cơn đau dữ dội

- Đau lan về tầng sinh môn, trực tràng

- Nghỉ ngơi  đỡ đau

• Khí hư: ra nhiều khí hư bẩn, đôi khi có mủ

• Rối loạn kinh nguyệt, rong huyết

• Đái buốt, đau khi giao hợp

b. Toàn thân

• Sốt: nhiệt độ tăng vừa phải 38 – 38,50C, ít khi sốt cao, mạch nhanh

• Tình trạng nhiễm trùng: môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi

• Người mệt mỏi, ăn kém

c. Thực thể

• Khám ngoài:

- Nắn bụng vùng hạ vị đau

- Không có PUTB, CUPM

• Khám trong: thăm âm đạo kết hợp nắn bụng:

- Đau chói 2 bên túi cùng, 1 bên đau hơn bên kia

- Khối nề cạnh tử cung: là triệu chứng quan trọng.:

o Khi quá trình viêm chưa lan tỏa: nắn thấy vòi trứng căng thành 1 khối cóa ranh giới, ấn vào rất đau

o Khi viêm nhiễm lan tỏa: các bộ phận xung quanh dính với vòi trứng thành

1 khối nề to, ko có ranh giới, rất đau, có PUTB

- Tử cung di động khó, đau

• Đặt mỏ vịt:

- Có thể thấy âm đạo, cổ tử cung viêm đỏ

- Khí hư bẩn, hôi

- Kiểm tra lỗ niệu đạo: phát hiện tổn thương do lậu cầu

III.2. Cận lâm sàng.

• Siêu âm:

- Có thể 2 bên hố chậu âm vang ko đồng đều

- Tổ chức xung quanh phù nề cản trở quan sát buồng trứng, vòi trứng

- Túi cùng Douglas có ít dịch

- Loại trừ khối u phần phụ

• Công thức máu:

- BC đa nhân trung tính tăng cao

- Máu lắng tăng

- CRP tăng

• XN tìm nguyên nhân:

- Soi tươi khí hư tìm VK, làm KSĐ Soi tươi thấy vi khuẩn lậu: song cầu hình hạt

cà phê, bắt màu Gram (-)

- Phản ứng huyết thanh: tìm lậu cầu, giang mai, Chlamydia

Trang 3

- Kiểm tra bạn tình nếu nghi lậu, Chlamydia.

• Soi ổ bụng:

- Nhất là ở phụ nữ trẻ, chưa có con

- Quan sát, đánh giá tổn thương

- Loại trừ viêm ruột thừa

- Điều trị: rửa ổ bụng bằng dd NaCl 0,9%, tách dính, lấy hết mủ

IV. Chẩn đoán.

IV.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào LS, CLS trên.

• TS

• Đau hạ vị, sốt

• Có khối nề cạnh tử cung, ấn đau

• CLS: HCNT, SA

IV.2. Chẩn đoán phân biệt.

• Viêm ruột thừa:

- Giống: đau hạ vị, sốt

- Khác:

o Thường đau 1 bên: HCP, điểm đau cao hơn khối viêm pp P

o Nắn cùng đồ bên ko đau

o SA: h/a VRT

o Nằm nghỉ, chườm đá: t/c VPP giảm

• Viêm phúc mạc tiểu khung

- Giống: đau hạ vị, sốt

- Khác:

o Thường xảy ra sau sảy thai, sau đẻ

o Thể trạng NT rõ: sốt cao dao động,…

o Vùng hố chậu có PU

o Thăm trực tràng: túi cùng Douglas phồng, đau chói

• Viêm tổ chức quanh tiểu khung

- Giống: đau hạ vị, sốt

- Khác:

o Chỉ xảy ra do bị NK sau đẻ, trong TH CTC bị rách kéo lên cao, sau sảy thai 3 – 4 ngày

o NK từ dưới lan lên đáy dây chằng rộng

o Đau hạ vị, đau vùng bẹn, có dấu hiệu viêm cơ đáy chậu

o Khám thấy khối nề cứng, ở thấp hơn VPP

• U nang buồng trứng xoắn

- Giống: đau hạ vị

- Khác:

o Đau đột ngột, dữ dội hơn

o Khám thấy ở phần phụ 1 khối tròn

o Cùng đồ bên ko đau

o Ko có TS NK đường sinh dục

o Có TS khối u buồng trứng

Trang 4

o SA: h/a UNBT xoắn.

• Chửa ngoài tử cung

- Giống: đau hạ vị

- Khác:

o Chậm kinh, hCG (+)

o Đau thường 1 bên hố chậu

o Ra máu âm đạo nâu đen dai dẳng

o Khám: khối đau bờ ko rõ cạnh tử cung

o Ko có TS NK đường sinh dục

o SA: h/a GEU

• Viêm đại tràng:

- Đau kiểu co thắt

- Có thể có RL tiêu hóa

- Soi đại tràng  CĐXĐ

• Bệnh đường tiết niệu: sỏi NQ, NKTN

- Đau vùng thắt lưng  bộ phận sinh dục

- Đái buốt, rắt, đái đục, có thể đái máu

- SA, XQ: h/a sỏi tiết niệu

- XN nước tiểu: BC niệu, VK niệu

V. Điều trị.

• Điều trị nội khoa là chủ yếu:

- Kháng sinh:

o Liều cao, kết hợp theo KSĐ

o Nếu chưa có KSĐ: cephalosporin hoặc lincosamide + aminosid

o Dùng KS kéo dài thêm 3 – 5 ngày sau khi nhiệt độ trở về bình thường

- Chống viêm, giảm đau, hạ sốt

- Chống co thắt: spasfon

- Nghỉ ngơi, chườm lạnh vùng hạ vị

- Nâng cao sức đề kháng: vit C, dinh dưỡng tốt

- Điều trị cho cả vợ, chồng, bạn tình

• Điều trị ngoại khoa:

- Khi có biến chứng: abcess rõ rệt khu trú mà đã điều trị kháng sinh tích cực

- Chích rạch và dẫn lưu túi cùng Douglas

• Can thiệp qua nội soi ổ bụng:

- Bơm rửa, hút mủ

- Tách dính vòi trứng

Ngày đăng: 01/05/2017, 22:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w