• Rau bong non là rau bám đúng vị trí bình thường ở thân và đáy tử cung, nhưng bị bong trước khi thai sổ ra ngoài do hình thành khối máu tụ sau rau, khối máu tụ to dần làm tách bánh rau,
Trang 1Câu 53: Rau bong non: định nghĩa, phân loại, chẩn đoán và hướng
xử trí rau bong non thể ẩn.
I. Đại cương.
• Rau bong non là rau bám đúng vị trí bình thường (ở thân và đáy tử cung), nhưng bị bong trước khi thai sổ ra ngoài do hình thành khối máu tụ sau rau, khối máu tụ to dần làm tách bánh rau, màng rau ra khỏi tử cung, cắt đứt tuần hoàn mẹ - con nguy cơ tử vong cho con
• Đây là 1 cấp cứu sản khoa, xảy ra vào 3 tháng cuối thời kỳ có thai và khi chuyển dạ đẻ
• Hay gặp ở người con rạ và nhiều tuổi hơn là người con so, ít tuổi
• Thường gặp ở BN bị TSG, ngoài ra còn gặp:
- Thiếu sinh sợi huyết bẩm sinh
- Hút thuốc lá, thiếu dinh dưỡng và dùng thuốc:
o Hút 10 điếu thuốc lá/ ngày
o Thiếu acid folic, vitamin A, canxi hay thiếu máu
- Hoặc là ko rõ nguyên nhân
• Triệu chứng lâm sàng và tổn thương GPB thường ko phù hợp: LS rất nặng nhưng tổn thương tử cung lại nhẹ hoặc LS rất nhẹ nhưng tổn thương TC lại nhẹ
• Các thể lâm sàng: thể ẩn, thể nhẹ, thể trung bình, thể nặng
• Bệnh xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh sang thể nặng, khó tiên lượng
II. Phân loại.
II.1. RBN thể ẩn.
• Không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt:
− Không có tiền sản giật
− Tìm thai, tử cung, fibrinogen bình thường
• Cuộc chuyển dạ diễn biến bình thường, trẻ khỏe mạnh
• Chỉ chẩn đoán được khi sổ rau: thấy khối máu tụ sau rau
• Có thể chẩn đoán được bằng siêu âm
II.2. RBN thể nhẹ.
• Các triệu chứng ko đầy đủ, cuộc chuyển dạ tiến triển gần như bình thường
• Tiền sản giật nhẹ hoặc không có
• Cường độ cơn co tử cung bình thường, trương lực hơi tăng, khó nhận thấy
• Tim thai bình thường hoặc hơi nhanh
• Siêu âm: khối máu tụ sau rau
• Sinh sợi huyết bình thường hoặc giảm nhẹ
II.3. RBN thể trung bình.
Trang 2• Tiền sản giật trung bình.
• Âm đạo ra máu không đông, số lượng vừa phải
• Đau bụng ngày càng tăng, kéo dài
• Tử cung co cứng, cao dần lên, cổ tử cung cứng
• Tim thai chậm hoặc rời rạc
• Ối phồng, căng, nếu vỡ ối: nước ối hồng lẫn máu
• Siêu âm thấy máu cục sau rau
• Xét nghiệm máu: sinh sợi huyết giảm rõ
• Monitoring sản khoa: trương lực cơ bản tử cung tăng Theo dõi nhịp tim thai
II.4. RBN thể nặng.
• Tiền sản giật nặng
• Âm đạo ra máu không đông nhiều Có thể chảy máu toàn thân, các phủ tạng
• Tim thai (-)
• Siêu âm: máu cục sau rau
• Sinh sợi huyết: giảm nặng hoặc không có
• Tiểu cầu giảm, HC, hgb, hct giảm
• Thời gian chảy máu kéo dài, PT giảm
• Protein niệu tăng cao > 5g/l
III. Chẩn đoán.
III.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau:
a. Lâm sàng.
• Thể ẩn ko có triệu chứng, chỉ phát hiện sau khi đỡ rau
• Các thể khác thường có dấu hiệu TSG: nhức đầu, hoa mắt, nhìn mờ
− Phù chi dưới/ toàn thân
− Protein niệu
• Đau bụng: vùng tử cung lan khắp bụng
• Có thể choáng: hốt hoảng, vật vã, chân tay lạnh, mạch nhanh, HA tụt
• Cơn co tử cung cường tính (mau, mạnh) tử cung co cứng liên tục tử cung cứng như gỗ
• Chiều cao tử cung tăng dần,tử cung to lên so với tuổi thai
• Tim thai: thai suy hoặc mất tim thai (thể nặng)
• Đầu ối phồng, căng Khi bấm ối: nước ối đỏ hồng lẫn máu
b. Cận lâm sàng.
• Siêu âm: khối máu tụ sau rau, tim thai còn/mất
• Sinh sợi huyết: thường giảm, thậm chí bằng 0 (thể nặng)
• Monitoring sản khoa: trương lực cơ tử cung tăng
Trang 3• Men gan, ure, creatinin tăng nếu tổn thương gan, thận.
III.2. Chẩn đoán phân biệt.
• Rau tiền đạo
IV. Hướng xử trí rau bon non thể ẩn.
• Bấm ối để thúc đẩy cuộc chuyển dạ, giảm những cục máu đông bị đẩy vào tuần hoàn
− Không có biểu hiện suy thai
− Cuộc chuyển dạ tiến triển nhanh sau khi bấm ối và truyền oxytocin
− Thai sống, tiên lượng đẻ đường dưới chưa thể diễn ra ngay được
− Nếu thai chết nhưng tình trạng của mẹ nặng
• Khi đẻ đường dưới phải kiểm soát tử cung
• Hồi sức chống choáng, chống rối loạn đông máu nếu có
• Điều trị dự phòng kỳ có thai sau bằng aspirin 80mg từ tuần thứ 14 35 (chỉ nên dùng cho thai < 32 tuần vì nguy cơ đóng ống động mạch sớm)