1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học thpt chuyên đề PHƯƠNG PHÁP GIẢI một số DẠNG bài tập PHỐI hợp các QUY LUẬT DI TRUYỀN

32 2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 312,5 KB

Nội dung

Nhưng cơ thể sống có nhiều tính trạng và trong quần thể có nhiều cá thể, bởi vậykhi nghiên cứu phép lai nhiều tính trạng, tỉ lệ kiểu hình ở đời sau là kết quả của sự phối hợp cácquy luật

Trang 1

Chuyên đề

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

PHỐI HỢP CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

A MỞ ĐẦU

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ của các hệ thống sống ở các cấp độ

tổ chức khác nhau từ cấp độ phân tử đến cấp độ sinh quyển Các mối quan hệ đó rất phức tạpnhưng chặt chẽ và tuân theo những quy luật nhất định Đây là môn khoa học mang tính lý thuyếtgắn liền với thực tiễn, đòi hỏi người học phải có sự liên hệ giữa lý thuyết với thực hành vận dụng.Thông qua thực hành người học sẽ hiểu sâu về các kiến thức lý thuyết và cũng là thao tác vậndụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn Bởi vậy, trong công tác dạy học giáo viên không chỉ hướngdẫn cho học sinh những kiến thức lý thuyết mà cần rèn luyện các kỹ năng thực hành cho học sinh.Khi học sinh thực hiện các kỹ năng thực hành vận dụng trên cơ sở khoa học lý thuyết một cáchnhuần nhuyễn thì sẽ có khả năng tự học, tự nghiên cứu và từ đó có thể vận dụng kiến thức lýthuyết vào thực tế có hiệu quả

Trong chương trình sinh học phổ thông, “Các quy luật di truyền” là phần kiến thức tươngđối khó Mỗi quy luật có đặc điểm riêng, mỗi tính trạng riêng rẽ lại chịu sự chi phối của một quyluật nhất định Nhưng cơ thể sống có nhiều tính trạng và trong quần thể có nhiều cá thể, bởi vậykhi nghiên cứu phép lai nhiều tính trạng, tỉ lệ kiểu hình ở đời sau là kết quả của sự phối hợp cácquy luật di truyền Có nhiều phương pháp để phát hiện ra quy luật chi phối phép lai: vận dụngphân tích trên cơ sở khoa học lý thuyết, thực nghiệm và thu hoạch kết quả định tính, định lượng…Đối với học sinh phổ thông thì vận dụng lý thuyết giải các bài toán lai nhiều tính trạng để tìm racác quy luật di truyền là phương pháp phổ biến và hiệu quả

Hiện nay có nhiều sách tham khảo, các chuyên đề khai thác về các vấn đề lý thuyết vàphương pháp giải bài tập các quy luật di truyền, nhưng các tài liệu chưa tập hợp theo hệ thống vàxây dựng quy trình giải bài tập một cách rõ ràng Học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc ứngdụng kiến thức lý thuyết vào giải bài tập, nhất là bài tập phối hợp các quy luật di truyền Trongquá trình dạy học, tôi nhận thấy việc bồi dưỡng năng lực tìm tòi khám phá của học sinh, hìnhthành kỹ năng giải bài tập tổng hợp là rất quan trọng Bởi vậy tôi thực hiện đề tài “phương phápgiải một số dạng bài tập phối hợp các quy luật di truyền” với mong muốn giúp học sinh có cơ sởrèn luyện kĩ năng giải các bài tập tổng hợp các quy luật di truyền

Trang 2

B NỘI DUNG

I TỔNG QUAN

I.1 Nhận dạng các quy luật di truyền trong một bài toán lai nhiều tính trạng

Đặc điểm di truyền của các tính trạng trong một bài toán lai nhiều tính trạng gồm 2 yếu tố:

1 Đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng

2 Quan hệ giữa các gen chi phối các tính trạng đó

Vì thế để nhận dạng các quy luật di truyền chi phối trong 1 bài tập lai nhiều tính trạng chúng ta tiến hành 2 bước:

Bước 1: Xác định đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng

Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các gen

I.1.1 Xác định đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng

Đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng bao gồm một số khả năng sau:

- Một gen chi phối 1 tính trạng, nằm trên NST thường: Gồm:

+ Gen trội - lặn hoàn toàn

+ Gen trội không hoàn toàn

+ Gen đa alen

+ Di truyền đồng trội

+ Gen gây chết

+ Gen bị ảnh hưởng bởi giới tính

+ Gen bị hạn chế bởi giới tính

+ Hiệu ứng dòng mẹ

- Một cặp gen chi phối một tính trạng, nằm trên NST giới tính:

+ Gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y

+ Gen nằm trên NST giới tính Y không có alen tương ứng trên X

+ Gen nằm trên NST giới tính X có alen tương ứng trên Y

- Một cặp gen chi phối nhiều tính trạng: Gen đa hiệu

- Nhiều cặp gen chi phối một tính trạng: Tương tác gen

+ Tương tác bổ sung

+ Tương tác át chế

+ Tương tác cộng gộp

- Gen nằm ngoài NST (gen tế bào chất)

1 Phương pháp xác định tính trạng là trội – lặn hoàn toàn:

+ TH 1: P thuần chủng khác nhau bởi 1cặp tính trạng tương phản, tính trạng do 1 cặp genchi phối, F1 đồng tính và giống 1 trong 2 bên bố hoặc mẹ Khi đó tính trạng biểu hiện ở F1 sẽ làtính trạng trội

VD: Lai giữa hai thứ đậu Hà lan thuần chủng hạt trơn với hạt nhăn, F 1 xuất hiện toàn hạt trơn, tính trạng do 1 cặp gen chi phối  hạt trơn là trội so với hạt nhăn.

+ TH 2: P thuần chủng khác nhau bởi cặp tính trạng tương phản F1 Cho F1 tạp giao hay

tự thụ F2: được tỉ lệ KH 3: 1 Tính trạng chiếm tỉ lệ 3:4 ở F2 là trội

Hoặc: F1x F1F2: được tỉ lệ KH 3: 1Tính trạng chiếm tỉ lệ 3/4 ở F2 là trội

Trang 3

VD: Lai giữa hai thứ đậu Hà lan được F 1 , cho F 1 tự thụ phấn ở F 2 thu được tỉ lệ 3 hạt vàng: 1hạt xanh Có hF2 = 4 = 2 x 2 thuần chủng tính trạng do 1 cặp gen chi phối, hạt trơn làtrội so với hạt nhăn.

+ TH 3: P có kiểu hình giống nhau; xuất hiện tính trạng khác P  Tính trạng biểu hiện ởF1 là tính trạng lặn

VD: Lai giữa hai thứ đậu Hà Lan hạt vàng với nhau, ở F 1 thu được vừa hạt vàng, vừa hạt xanh

 tính trạng hạt xanh là tính trạng lặn; hạt vàng là tính trạng trội

2 Phương pháp xác định tính trạng là trội không hoàn toàn

+ TH 1: P thuần chủng tương phản, tính trạng do 1 cặp gen chi phối, F1 đồng tính biểu hiệntính trạng trung gian

VD: Lai 2 thứ hoa (thuần chủng) hoa đỏ và hoa trắng được F 1 đồng loạt hoa màu hồng Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng, biết rằng tính trạng do một cặp gen chi phối?

Biện luận: P t/c khác nhau nên F1 có KG dị hơp 1cặp gen biểu hiện màu hoa hồng là tínhtrạng trung gian giữa màu đỏ và màu trắng tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật trội khônghoàn toàn

+ TH 2: Lai P thuần chủng tương phản  F1 Cho F1 tạp giao hay tự thụ  F2: được tỉ lệkiểu hình 1: 2: 1 Tính trạng chiếm tỉ lệ 2/4 ở F2 là tính trạng trung gian  trội không hoàn toàn

VD: Lai giữa hai thứ hoa (thuần chủng) được F 1 Cho giao phấn với nhau được phân li theo tỉ lệ 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng  tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật trội

không hoàn toàn

3 Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen đa alen

- Số tổ hợp giao tử (hF) không bao giờ vượt quá 4

- Biện luận để chỉ ra có nhiều alen (> 3) cùng chi phối 1 tính trạng

VD: Hãy xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng, biết rằng tính trạng do 1 gen quyđịnh

Phép lai Kiểu hình bố và mẹ Kiểu hình đời con

2 vàng  vàng 3/4 vàng : 1/4 đốm

3 xanh  vàng 1/2 xanh : 1/4 vàng : 1/4 đốm

Biện luận ta có: A: xanh > a1: vàng> a: đốm  gen đa alen

4 Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen đa hiệu

- Một gen chi phối nhiều tính trạng

- Đột biến 1 gen  gây biến dị tương quan (biến đổi 1 loạt các tính trạng mà gen chi phối)

VD : Pt/c: hoa đỏ, thân cao x hoa trắng, thân thấp

F 1 : 100% hoa đỏ, thân thấp

F 2 : ¼ hoa đỏ, thân cao: ½ hoa đỏ, thân thấp: ¼ hoa trắng, thân thấp

Giải thích kết quả của phép lai, biết rằng khi gây đột biến dòng thuần thân cao, hoa đỏ chỉ xuất hiện thể đột biến thân thấp, hoa trắng.

 tính trạng bị chi phối bởi gen đa hiệu

5 Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen gây chết

- Tỉ lệ kiểu hình cho thấy mất 1 số tổ hợp  gen gây chết

VD: P dị hợp 1 cặp gen  F 1 phân li theo tỉ lệ 2 trội: 1 lặn mất ¼ số tổ hợpgen gây chết

Trang 4

6 Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen trên NST thường chịu ảnh hưởng bởi giới tính

- Gen trên NST thường song sự phân li tính trạng khác nhau giữa giới đực và giới cái

VD: P t/c : con đực lông đen x con cái lông trắng

F 1 : 1 cái đen: 1 đực trắng

a, Cho cái đen F 1 x đực lông đen P được tỉ lệ 3 đen: 1 trắng (con đực)

b, Cho cái trắng P x đực lông trắng F 1 được tỉ lệ 3 trắng: 1 đen (con cái)

Giải thích kết quả phép lai, biết A: lông đen, a: lông trắng.

Biện luận: có sự phân li không đồng đều tính trạng ở hai giới Phép lai b chỉ có con cái đen

→ tính trạng do gen nằm trên NST thường quy định nhưng chịu ảnh hưởng bởi giới tính

7 Phương pháp xác định di truyền hiệu ứng dòng mẹ

- Sự phân li tính trạng diễn ra chậm đi 1 thế hệ (Hiện tượng di truyền Menđen thể hiện chậm

- Xác định gen trên NST giới tính dựa vào đặc điểm:

+ Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau

+ Tỉ lệ phân li của tính trạng không cân bằng giữa hai giới

+ Kết quả ở một thế hệ lai: 1trạng thái chỉ biểu hiện ở một giới

- Xác định gen trên NST X: Tính trạng biểu hiện ở cả hai giới và tuân theo quy luật di truyền chéo

- Xác định gen trên NST Y: Chỉ có một giới biểu hiện tính trạng và di truyền thẳng

VD: Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen F 1 : đồng loạt gà lông vằn Cho

F 1 tạp giao F 2 : 50 gà lông vằn: 16 gà mái lông đen Biện luận xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.

Biện luận:

+ F2 phân tính theo tỉ lệ 3: 1, hF2 = 4 = 2 x 2 tính trạng được chi phối bởi 1 cặp gen; tínhtrạng lông vằn (A) là trội hoàn toàn so với lông đen (a)

+ F2 chỉ có gà mái lông đen tính trạng màu lông liên kết với NST giới tính X

9 Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen liên kết với NST giới tính ở đoạn tương đồng

- Tính trạng không phân bố đồng đều ở 2 giới

- Di truyền giả NST thường

VD: Ở ruồi giấm, khi cho P thuần chủng (con cái cánh ngắn lai với con đực cánh dài) thu được F 1 toàn cánh dài Cho F 1 giao phối với nhau thu được F 2 có tỉ lệ 3 cánh dài: 1 cánh ngắn (toàn con cái) Biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng

- F2 tính trạng không phân bố đều 2 giới→ di truyền liên kết với giới tính

- Tỉ lệ phân tính 3:1; nhưng con cánh ngắn toàn là cái nên gen phải nằm trên đoạn tương đồng của X và Y

10 Phương pháp xác định 1 tính trạng di truyền theo quy luật tương tác

Trang 5

Biện luận để chứng minh tính trạng được chi phối bởi 2 hay nhiều cặp gen không alenphân li độc lập

VD: Khi lai gà lông trắng với nhau  F 1 : toàn gà lông trắng Cho F 1 tạp giao F 2 : 52 gà lông trắng: 12 gà lông nâu Biện luận và viết sơ đồ lai giải thích phép lai trên.

Biện luận: Có hF2= 16 = 4 x 4 F1 dị hợp 2 cặp gen phân li độc lập cùng chi phối 1 tínhtrạng xảy ra tương tác gen

11 Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen tế bào chất

- Phép lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau

- Di truyền theo dòng mẹ

VD: Pthuận: ♀ xanh x ♂ vàng  F1 : 100% vàng

Pnghịch: ♀ vàng x ♂ xanh  F1 : 100% xanh

 Tính trạng di truyền bởi gen tế bào chất

I.1.2 Xác định mối quan hệ giữa các gen

Đối với từng cặp gen, giữa chúng chỉ có thể có khả năng xảy ra một trong 3 trường hợp:

- Phân li độc lập (bao gồm cả tương tác gen)

- Liên kết hoàn toàn

- Liên kết không hoàn toàn (Hoán vị gen)

1 Xác định hai cặp gen phân li độc lập

Áp dụng toán xác suất: Nếu tỉ lệ phân tính chung = tích tỉ lệ phân li của từng tính trạng thìhai cặp gen phân li độc lập với nhau

VD: Cho đậu Hà Lan F 1 tự thụ phấn được F 2 phân tính theo tỉ lệ: 80 cây thân cao, hạt vàng; 27 cây thân cao, hạt xanh; 28 cây thâp thấp, hạt vàng; 9 cây thân thấp, hạt xanh

Biện luận: Mỗi cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:1; tỉ lệ phân tính chung 9: 3: 3:1 =(3:1) x(3:1) chứng tỏ hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng phân li độc lập với nhau

2 Xác định hai cặp gen liên kết hoàn toàn dựa vào đặc điểm sau:

Tỉ lệ phân li kiểu hình nhỏ hơn tích tỉ lệ phân li của các tính trạng (số loại kiểu hình chung nhỏhơn tích số kiểu hình của các tính trạng)

- 2 cặp gen đều phân li với tỉ lệ 3:1 nhưng tỉ lệ phân tính chung = 3:1 hoặc 1:2:1

- Lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen  Fa có 2 kiểu hình, phân tính với tỉ lệ 1:1

Ví dụ: Khi lai giữa 2 dòng đậu hoa đỏ, đài ngả với hoa xanh, đài cuốn người ta thu được các cây lai đồng loạt có hoa xanh đài ngả Cho các cây F 1 giao phấn với nhau đã thu được: 98 cây hoa xanh, đài cuốn; 104 cây hoa đỏ, đài ngả; 209 cây hoa xanh, đài ngả Biện luận và viết sơ

đồ lai từ P đến F 1

Biện luận: 2 cặp gen đều phân li với tỉ lệ 3:1 nhưng tỉ lệ phân tính chung = 1:2:1  hai cặpgen quy định 2 cặp tính trạng liên kết hoàn toàn

3 Cách xác định hai cặp gen liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen)

a Nếu kết quả lai được cho đầy đủ các kiểu hình:

Việc xác định sự hoán vị gen dựa vào kết quả của quy tắc nhân xác suất: ở F xuất hiện đủcác loại kiểu hình như trong trường hợp phân li độc lập (tăng số biến dị tổ hợp) song tỷ lệ phântính chung của 2 tính trạng khác với tích tỷ lệ phân tính của từng mỗi tính trạng

Trang 6

VD: Với phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử Aa, Bb ở thế hệ sau mỗi tính trạng phân tính theo tỷ lệ 3:1 Nếu F 1 xuất hiện 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phân tính chung 51%: 24%: 24%: 1% khác (3:1) x (3:1)  các gen di truyền liên kết không hoàn toàn.

b Nếu kết quả lai không cho đủ số kiểu hình:

Tỉ lệ kiểu hình đề bài khác với tỷ lệ của chính kiểu hình đó trong trường hợp liên kết hoàntoàn hay phân li độc lập  hoán vị gen

VD: Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử Aa, Bb Trong thế hệ sau đề chỉ cho biết tỷ lệ cụ thể của 1 loại kiểu hình tương ứng với 1 trong các kiểu gen sau:

+ Đồng hợp lặn (aa,bb) =1% Tỷ lệ này ≠ 6,25% ( phân li độc lập); ≠ 25% (liên kết hoàn toàn)  hoán vị gen.

+ Trội, lặn (A-,bb) = 24% Tỷ lệ này ≠ 18,75% ( phân li độc lập); ≠ 25% (liên kết hoàn toàn)  hoán vị gen.

+ Trội, trội (A-B-)= 51% Tỷ lệ này ≠ 56,25% ( phân li độc lập); và ≠ 75 hoặc 50% (liên kết hoàn toàn)  hoán vị gen.

I.2 CÁC DẠNG BÀI TẬP PHỐI HỢP CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

1 Bài tập phối hợp hai quy luật di truyền

VD: - Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và liên kết - hoán vị gen

- Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và tương tác gen

- Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và di truyền liên kết với giới tính

- Bài tập phối hợp quy luật di truyền liên kết - hoán vị gen và tương tác gen

- Bài tập phối hợp quy luật di truyền liên kết - hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính

- Bài tập phối hợp quy luật di truyền tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính

2 Bài tập phối hợp nhiều quy luật di truyền

VD: - Bài tập phối hợp quy luật di truyền liên kết - hoán vị gen; tương tác gen và di truyền liên kết

với giới tính

- Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập; tương tác gen và di truyền liên kết vớigiới tính

- Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập; liên kết - hoán vị gen và tương tác gen

- Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập; liên kết - hoán vị gen và di truyền liênkết với giới tính

II PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP PHỐI HỢP CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

Chuyên đề chủ yếu đề cập tới kĩ năng giải một số dạng bài toán ngược phối hợp các quyluật di truyền

II.1 Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và liên kết - hoán vị gen.

1 Phương pháp giải

Bài toán đề cập tới 3 tính trạng do 3 cặp gen trên NST thường quy định

Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời conMỗi loại tính trạng đều tuân theo quy luật trội lặn

Trang 7

Xác định kiểu gen tương ứng

Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng bằng cáchnhân tỉ lệ kiểu hình riêng của từng cặp tính trạng

Tỉ lệ phân tính chung bằng tích tỉ lệ

phân li các của tính trạng

Tỉ lệ phân tính chung khác tích tỉ lệphân li của các tính trạngCác tính trạng di truyền độc lập Các tính trạng di truyền liên kết/ hoán vị gen

Ví dụ 1: Khi lai 2 giống thuần chủng khác nhau về những cặp tính trạng tương phản được F1 toàn

quả tròn, đỏ, ngọt Cho F1 lai với cá thể khác thì thu được tỉ lệ kiểu hình sau: 37,5% đỏ, tròn, ngọt: 37,5% đỏ, tròn, chua: 12,5% trắng, dài, ngọt: 12,5% trắng, dài, chua Biện luận, viết sơ đồ lai P  F2

Gợi ý cách giải:

*Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời F2

- Xét sự phân li của hình dạng quả: quả tròn:quả dài = 3:1 quả tròn trội hoàn toàn so với quả dài  A: quả tròn; a: quả dài  P: AA x aa

- Xét sự phân li của màu sắc quả: đỏ:trắng = 3:1 quả đỏ trội hoàn toàn so với quả trắng

 B: quả đỏ; b: quả trắng  P: BB x bb

- Xét sự phân li của vị quả: ngọt:chua = 1:1  D: ngọt; d: chua DD x dd

*Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng

- Xét chung tính trạng hình dạng quả và màu sắc quả =75% đỏ tròn: 25 trắng dài = 3: 1 (3: 1) x (3: 1)  cặp tính trạng hình dạng và màu sắc quả liên kết hoàn toàn

- Xét chung tính trạng hình dạng quả và vị quả : 3 tròn ngọt: 3 tròn chua: 1 dài ngọt: 1 dài chua = (3: 1) x (1: 1)  hai loại tính trạng này phân li độc lập

 Kiểu gen của P là:

Ví dụ 2: Ở một loài động vật, khi lai cá thể thuần chủng thân xám, cánh dài, mắt đỏ với cá thể

thuần chủng thân đen, cánh cụt, mắt trắng được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài, mắt đỏ Cho F1lai với cá thể khác khác, thu được 10000 con, trong đó:

Xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng trên và viết kiểu gen của P, F1

Biết mỗi gen quy định một tính trạng

Gợi ý cách giải:

Trang 8

- Vì F1 đồng loạt thân xám, cánh dài, mắt đỏ → thân xám, cánh dài, mắt đỏ trội hoàn toàn so vớithân đen, cánh cụt, mắt trắng.

Quy ước: A: thân xám; a: thân đen; B: cánh dài; b: cánh cụt; D: mắt đỏ; d: mắt trắng

- Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng:

+ Thân xám: thân đen = 1: 1 → kiểu gen của F1 và cơ thể khác là Aa × aa

+ Cánh dài: cánh cụt = 1: 1 → kiểu gen của F1 và cơ thể khác là Bb × bb

+ Mắt đỏ: mắt trắng = 3: 1 → kiểu gen của F1 và cơ thể khác là Dd x Dd

- Xét tỉ lệ phân li đồng thời của 2 cặp tính trạng

+ Thân xám, mắt đỏ: thân xám, mắt trắng: thân đen, mắt đỏ: thân đen, mắt trắng

= 3: 1: 3: 1 = (1:1) (3:1)→ cặp gen Aa và Dd nằm trên 2 cặp NST khác nhau

+ Cánh dài, mắt đỏ: cánh dài, mắt trắng: cánh cụt, mắt đỏ: cánh cụt, mắt trắng

= 3: 1: 3: 1 → cặp gen Bb và Dd nằm trên 2 cặp NST khác nhau

+ Thân xám, cánh dài: thân xám, cánh cụt: thân đen, cánh dài: thân đen, cánh cụt =

4,1: 0,9: 0,9: 4,1 ≠ (1:1) × (1:1) → có hiện tượng hoán vị gen

Bài 1: Tại một cơ sở trồng lúa, người ta thực hiện phép lai giữa các cây F1 có kiểu gen giống nhau

và đều chứa ba cặp gen dị hợp quy định ba tính trạng cây cao, hạt tròn, chín sớm với cây có kiểugen chưa biết được thế hệ lai gồm:

2250 cây cao, hạt tròn, chín sớm;

2250 cây cao, hạt dài, chín muộn;

750 cây thấp, hạt tròn, chín sớm;

750 cây thấp, hạt dài, chín muộn;

750 cây cao, hạt tròn, chín muộn;

750 cây cao, hạt dài, chín sớm;

250 cây thấp, hạt tròn, chín muộn;

250 cây thấp, hạt dài, chín sớm;

Cho biết các tính trạng lặn tương phản là cây thấp, hạt dài và chín muộn

1 Kích thước của cây được điều khiển bởi quy luật di truyền nào?

2 Hình dạng và thời gian chín của hạt được chi phối bởi quy luật di truyền nào?

3 Viết sơ đồ lai của F1 nói trên

Bài 2: Ở cà chua, gen H quy định thân cao, gen h quy định thân thấp; gen R quy định quả đỏ, gen

r quy định quả vàng; gen L quy định lá đài dài, gen 1 quy định lá đài ngắn

Lai hai cà chua thân cao, quả đỏ, lá đài dài với dạng cà chua thân thấp, quả vàng, lá đàingắn được F1 đồng loạt là các cây thân cao, quả đỏ, lá đài dài Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân litheo tỉ lệ:

56,25% cây thân cao, quả đỏ, lá đài dài

Trang 9

18,75% cây thân thấp, quả đỏ, lá đài dài18,75% cây thân cao, quả vàng, lá đài ngắn6,25% cây thân thấp, quả vàng, lá đài ngắnQuy luật di truyền nào chi phối các tính trạng trên? Viết sơ đồ lai từ P đến F2.

Bài 3: Người ta lai nòi thỏ lông đen, dài và mỡ trắng với nòi thỏ lông nâu, ngắn và mỡ vàng được

F1 đồng loạt có kiểu hình lông đen, dài và mỡ trắng Trong phép lai phân tích những cá thể chứa

ba cặp gen dị hợp quy định các tính trạng trên, người ta thu được kết quả phân li theo tỉ lệ như sau:

17,5% lông đen, dài, mỡ trắng17,5% lông đen, ngắn, mỡ trắng 17,5% lông nâu, dài, mỡ vàng17,5% lông nâu, ngắn, mỡ vàng7,5% lông đen, dài, mỡ vàng7,5% lông đen, ngắn, mỡ vàng7,5% lông nâu, dài, mỡ trắng7,5% lông nâu, ngắn, mỡ trắngCho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường

Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai của P và của F1

Bài 4: Khi lai 2 giống thuần chủng khác nhau về những cặp tính trạng tương phản được F1 đều hạttròn, trơn, đen Cho F1 lai phân tích thì thu được những tỉ lệ sau:

20% hạt tròn, nhăn, đen; 20% hạt dài, trơn, đen

20% hạt tròn, nhăn, trắng; 20% hạt dài, trơn, trắng

5% hạt tròn, trơn, đen; 5% hạt dài, nhăn, đen

5% hạt tròn, trơn, trắng; 5% hạt dài, nhăn, trắng

1 Xác định kiểu gen và kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến Fa

2 Phải chọn cặp lai như thế nào để thu được tỉ lệ phân tính:

1 hạt tròn, nhăn, đen: 1 hạt tròn, nhăn, trắng:

1 hạt dài, nhăn, đen: 1 hạt dài, nhăn, trắng

Biết rằng mỗi tính trạng trên do 1 gen quy định

Bài 5: Cho lai hai thứ thuần chủng hạt đen, tròn, dài và hạt trắng, nhăn, tròn với nhau được F1 Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ:

6 hạt đen trơn, bầu; 3 hạt đen trơn, tròn: 3 hạt đen trắng, nhăn, dài

2 hạt trắng nhăn, bầu: 1 hạt trắng nhăn, tròn: 1 hạt trắng, nhăn, dài

1- Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2

2- Cho F1 lai với cây hạt trắng nhăn dài thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình của phép lai nhưthế nào?

Biết rằng hạt dài do gen lặn quy định, mỗi gen quy định 1 tính trạng

Bài 6: Khi lai hai giống thuần chủng được F1 dị hợp tử về các cặp gen và đều là hạt vàng, trơn, tròn Cho F1 lai phân tích thu được tỉ lệ:

1 Xác định các quy luật di truyền chi phối từng tính trạng và các tính trạng nói trên

Trang 10

2 Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến Fa.

Biết rằng các tính trạng hình dạng và kích thước hạt đều tuân theo quy luật 1 gen chi phối 1tính trạng

Bài 7: Cho biết P đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản, F1 chỉ xuất hiện một loạikiểu hình thân cao, quả ngọt, tròn Cho F1 lai với cây khác có kiểu gen chưa biết, thu được thế hệlai gồm:

1562 cây thân cao, quả chua, dài

521 cây thân thấp, quả ngọt, tròn

1558 cây thân cao, quả ngọt, tròn

518 cây thân thấp, quả chua, dài

389 cây thân cao, quả chua, tròn

131 cây thân thấp, quả ngọt, dài

392 cây thân cao, quả ngọt, dài

129 cây thân thấp, quả chua, trònXác định quy luật di truyền chi phối phép lai, viết sơ đồ lai từ P F2

Bài 8: Khi cho cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản, thu được F1 đồng loạtcây cao, lá chẻ, quả dài Cho F1 giao phấn với cây thấp, lá nguyên, quả ngắn thu được F2 có tỉ lệkiểu hình như sau:

1142 cây cao, lá nguyên, quả dài

381 cây thấp, lá chẻ, quả dài

1138 cây thấp, lá chẻ, quả ngắn

379 cây cao, lá nguyên, quả ngắn

1 Ba cặp gen quy định ba cặp tính trạng nằm trên mấy cặp NST tương đồng? Vì sao?

2 Các cặp tính trạng được di truyền theo quy luật nào? Lập sơ đồ lai của P và của F1

Bài 9: Cho cặp bố mẹ thuần chủng có kiểu hình cây quả to, hạt tròn, vị ngọt lai với cây quả nhỏ,

hạt bầu, vị chua thu được F1 đồng loạt cây quả to, hạt tròn, vị ngọt Cho F1 giao phấn với cây quảnhỏ, hạt bầu, vị chua, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau:

3827 cây quả to, hạt tròn, vị ngọt

3823 cây quả to, hạt bầu, vị chua

425 cây quả nhỏ, hạt tròn, vị chua

424 cây quả nhỏ, hạt bầu, vị ngọt

3828 cây quả nhỏ, hạt tròn, vị ngọt

3824 cây quả nhỏ, hạt bầu, vị chua

426 cây quả to, hạt tròn, vị chua

424 cây quả to, hạt bầu, vị ngọtBiết mỗi gen quy định một tính trạng Giải thích quy luật di truyền chi phối phép lai Xác địnhkiểu gen P, F1 và viết sơ đồ lai

Bài 10: Khi cho bố mẹ thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản, nhận được F1 đồng loạtcây hoa vàng, dạng kép, tràng đều Tiếp tục cho F1 lai với cá thể khác chưa biết kiểu gen, thu đượcF2

171 cây hoa vàng, dạng đơn, tràng đều

682 cây hoa vàng, dạng kép, tràng không đều

Trang 11

679 cây hoa trắng, dạng đơn, tràng đều

169 cây hoa trắng, dạng đơn, tràng không đều

512 cây hoa vàng, dạng kép, tràng đều

2038 cây hoa vàng, dạng kép, tràng không đều

2041 cây hoa trắng, dạng kép, tràng đều

509 cây hoa trắng, dạng kép, tràng không đều

Viết kiểu gen của P, của F1, và tính tỉ lệ các loại giao tử của các cá thể F1

II.2 Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và tương tác gen.

Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng bằng cáchnhân tỉ lệ kiểu hình riêng của các loại tính trạng

Nếu kết quả bằng tỉ lệ đề bàiMột tính trạng đa gen phân li độc lập với tính trạng còn lại

Xác định kiểu gen P

Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng được F1 đều quả xanh, bầu dục Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau F2 thu được kết quả sau:

18 cây quả xanh, bầu dục;

12 cây quả vàng, bầu dục;

9 cây quả xanh, tròn;

9 cây quả xanh, dài;

6 cây quả vàng, tròn;

6 cây quả vàng, dài;

2cây quả trắng, bầu dục;

1 cây quả trắng, tròn;

1 cây quả trắng, dài

Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 Biết các gen nằm trên NST thường, không xảy ra trao đổi chéo với tần số 50%, gen lặn quy định quả dài

Gợi ý cách giải:

*Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời con F2

+ Màu sắc quả: (Xanh: vàng: trắng) = (9:6:1)

 màu sắc quả do hai gen không alen phân li độc lập tương tác bổ sung

Qui ước gen: (A-B-): Quả xanh

(A-bb; aaB-): quả vàng(aabb): quả trắng

 Kiểu gen F1: AaBb

Trang 12

+ Hình dạng quả: (Dài: tròn: bầu dục) = (1:1:2)

 hình dạng quả di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn

Qui ước gen: DD: quả tròn

Dd: quả bầu dụcdd: quả dài

 Kiểu gen F1: Dd

*Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng ở F2

Ta thấy tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 đề bài ra chính bằng tích các tỉ lệ (9:6:1) (1:2:1)  các cặp gen chi phối màu sắc và hình dạng quả nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập  F1: AaBbDd – quả xanh, bầu dục

*Kiểu gen của P có thể là một trong các trường hợp sau:

P: AABBDD (xanh, tròn) x aabbdd (trắng, dài)

Hoặc P: AABBdd (xanh, dài) x aabbDD (trắng, tròn)

Hoặc P: aaBBdd (vàng, dài) x AAbbDD (vàng, tròn)

Hoặc P: AAbbdd (vàng, dài) x aaBBDD (vàng, tròn)

*Sơ đồ lai: Học sinh tự viết

Ví dụ 2: Lai hai thứ thuần chủng cây cao, quả đỏ dài và cây thấp, quả vàng dẹt với nhau được F1 Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau F2 thu được kết quả như sau:

54 cây cao, quả đỏ tròn;

27 cây cao, quả đỏ dẹt;

21 cây thấp, quả đỏ dẹt;

18 cây cao, quả vàng tròn;

9 cây cao, quả vàng dẹt;

7 cây thấp, quả vàng dẹt;

42 cây thấp, quả đỏ tròn;

27 cây cao, quả đỏ dài;

21 cây thấp, quả đỏ dài;

14 cây thấp, quả vàng tròn;

9 cây cao, quả vàng dài;

7 cây thấp, quả vàng dài;

Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1 Biết quả dài do gen lặn quy định

Phương pháp giải:

*Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời con F2

+ Chiều cao cây: (cao: thấp) = (9: 7)

 Chiều cao cây do hai gen không alen phân li độc lập tương tác bổ sung

Qui ước gen: (A-B-): Cây cao

(A-bb; aaB-; aabb): Cây thấp

 Kiểu gen F1: AaBb

+ Màu sắc quả: (đỏ: vàng) = (3: 1)  đỏ trội hoàn toàn so với vàng D: đỏ; d: vàng

 Kiểu gen F1: Dd

+ Hình dạng quả: (dẹt: tròn: dài) = (1:2:1)

 hình dạng quả di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn

Qui ước gen: EE: quả tròn

Ee: quả bầu dụcee: quả dài

 Kiểu gen F1: Ee

*Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng ở F2

Trang 13

Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 đề bài ra chính bằng tích các tỉ lệ (9:7)(3:1)(1:2:1)  các cặp gen chi phối chiều cao thân, màu sắc quả và hình dạng quả nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập  F1: AaBbDdEe – Cây cao, quả đỏ, tròn

*Kiểu gen của P: P: ABBDDee x aabbddEE

Bài 1: Một loài đậu chỉ ra hoa, kết hạt một lần trong vòng đời (cây mọc từ hạt, sinh trưởng, ra hoa,

kết hạt rồi chết) gồm 4 thứ: một thứ hoa màu đỏ, còn ba thứ kia hoa đều màu trắng

Người ta tiến hành hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho những cây thuần chủng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau đượcF1 đồng loạt có kiểu gen giống nhau Cho F1 tự thụ phấn F2 phân li theo tỉ lệ 27 cây cho hoa đỏ,thân cao: 21 cây cho hoa trắng, thân cao: 9 cây cho hoa đỏ, thân thấp: 7 cây cho hoa trắng, thânthấp

Thí nghiệm 2: Cho những cây F1 dùng trong thí nghiệm 1 giao phấn với những cây đậukhác có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai phân li tỉ lệ 9 cây cho hoa trắng, thân cao: 3 cây chohoa đỏ, thân cao: 3 cây cho hoa trắng, thân thấp: 1 cây cho hoa đỏ, thân thấp

1 Hãy xác định đặc điểm di truyền màu sắc hoa của loài đậu nói trên

2 Những cây đậu thuần chủng P trong thí nghiệm 1 có kiểu hình như thế nào?

3 Hãy cho biết kiểu gen khác nhau của ba thứ đậu hoa trắng thuần chủng

4 Biện luận và viết sơ đồ lai của thí nghiệm 2

Cho biết chiều cao của thân cây được quy định bởi một cặp gen

Bài 2: Cho hai thứ hoa thuần chủng giao phấn với nhau được F1 Cho F1 giao phấn với:

- Cây hoa thứ nhất được thế hệ lai gồm:

405 cây hoa kép, màu đỏ;

135 cây hoa đơn, màu đỏ;

135 cây hoa kép, màu trắng;

45 cây hoa đơn, màu trắng

- Cây hoa thứ hai được thế hệ lai gồm:

197 cây hoa kép, màu đỏ;

199 cây hoa kép, màu trắng;

196 cây hoa đơn, màu đỏ;

200 cây hoa đơn, màu trắng

- Cây hoa thứ ba được thế hệ lai gồm:

134 cây hoa đơn, màu đỏ;

104 cây hoa kép, màu trắng;

136 cây hoa đơn, màu trắng;

106 cây hoa kép, màu đỏ

Trang 14

Biện luận và viết sơ đồ lai từng trường hợp

Biết rằng màu sắc hoa do một gen quy định

Bài 3: Khi lai giữa chuột lông ngắn, quăn nhiều với chuột lông dài, thẳng được F1 đồng loạt làchuột ngắn, quăn nhiều Cho chuột F1 giao phối với chuột có kiểu gen chưa biết được thế hệ laiphân li theo tỉ lệ:

37,5% chuột lông ngắn, quăn ít:

37,5% chuột lông ngắn, quăn ít:

18,75% chuột lông ngắn, thẳng:

12,5% chuột lông dài, quăn ít:

6,25% chuột lông dài, quăn nhiều:

6,25 chuột lông dài, thẳng

Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường; ngoài các tính trạng đãnêu, trong loài không xét các tính trạng tương phản khác, thế hệ lai được sinh ra từ 16 kiểu tổ hợpgiữa các loại giao tử đực và cái, không có sự tác động của hiện tượng tương tác át chế

Quy luật di truyền nào chi phối phép lai? Cho thí dụ về sự tác động của gen trong việc hìnhthành tính trạng

Viết sơ đồ lai từ P đến thế hệ lai

Bài 4: Khi lai hai thứ thuần chủng ở cùng một loài thực vật được F1 Cho F1 tiếp tục giao phấn vớinhau F2 thu được kết quả như sau:

1 Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2

2 Cho F1 lai phân tích tỉ lệ kiểu hình Fa như thế nào?

Bài 5: Ở một loài thực vật, khi lai hai thứ thuần chủng được F1 Cho F1 lai lần lượt với các câysau:

+ với cây thứ nhất thu được:

+ với cây thứ hai thu được:

+ với cây thứ ba thu được:

1 Xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng và cả hai loại tính trạng.

2 Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từng trường hợp

Biết rằng hình dạng củ do một gen quy định

Bài 6:: Cho hai thứ hoa thuần chủng tương phản giao phấn với nhau được F1 Cho F1 giao phấn

với cây khác được thế hệ lai gồm:

134 cây hoa đơn, đỏ;

104 cây hoa kép, màu trắng;

136 cây hoa đơn, màu trắng

Trang 15

Xác định kiểu gen F1 biết rằng màu sắc hoa do 1 gen quy định và hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.

Bài 7: Khi lai hai bố mẹ đều thuần chủng nhận được F1 đồng loạt hoa đỏ, quả ngọt Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được kết quả như sau: 1431 cây hoa đỏ, quả ngọt: 1112 cây hoa trắng, quả ngọt: 477 cây hoa đỏ, quả chua: 372 cây hoa trắng, quả chua Biết vị quả được chi phối bởi một cặp gen

1 Phép lai được di truyền theo quy luật nào?

2 Viết kiểu gen của P và F1

3 Cho F1 lai với cây khác chưa biết kiểu gen, thu được thế hệ lai các kiểu hình theo tỉ lệ 63 cây hoa trắng, quả ngọt : 21 cây hoa trắng, quả chua : 20 cây hoa đỏ, quả ngọt : cây hoa đỏ, quả chua Viết sơ đồ lai phù hợp kết quả trên

Bài 8: Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được kết quả như sau: 252 bí vỏ quả trắng, tròn : 84 bí vỏ quả trắng, bầu : 63 bí vỏ quả vàng, tròn : 21 bí vỏ quả vàng, bầu : 21 bí vỏ quả xanh, tròn : 7 bí vỏ quả xanh, bầu Biết hình dạng quả do một cặp gen quy định

4,6875% con nâu, thẳng Biết hình dạng lông do cặp alen Dd quy định

1 cả hai loại tính trạng trên được di truyền theo quy luật nào?

2 Chọn cá thể có kiểu gen như thế nào để lai với F1 thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 2:1: 1: 2: 1?

II.3 Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và di truyền liên kết với giới tính.

1 Phương pháp giải

Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời con

Một loại tính trạng

di truyền theo quy luật Menden

Một loại tính trạng biểu hiệnđặc điểm của gen liên kết với giới tính

Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng bằng cách nhân tỉ lệ kiểu hình riêng của các loại tính trạngNếu kết quả phù hợp với tỉ lệ đề bàiMột tính trạng di truyền liên kết với giới tính phân li độc lập với tính trạng khác

Xác định kiểu gen P

Ví dụ 1: Cho gà trống lông vằn, mào to thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, mào

nhỏ thuần chủng được F1 lông vằn, mào to Biết mỗi gen quy định một tính trạng

Trang 16

Cho gà mái F1 giao phối với gà trống lông không vằn, mào nhỏ được F2 phân li theo tỉ lệ 1 gà trống mào to, lông vằn: 1 gà trống mào nhỏ, lông vằn: 1 gà mái mào to, lông không vằn: 1 gà mái mào nhỏ, lông không vằn Xác định kiểu gen của P và F1.

Gợi ý cách giải:

- Xét tính trạng kích thước mào gà: Khi gà trống mào to thuần chủng giao phối với gà mái mào nhỏ thuần chủng thu được F1 mào to chứng tỏ mào to trội hoàn toàn so với mào nhỏ Quy ước: A: mào to, a: mào nhỏ Và tỉ lệ phân li của tính trạng kích thước mào là F2 1/1

- Xét tính trạng màu lông gà: khi lai gà trống lông vằn thuần chủng với gà mái lông không vằn thuần chủng thu được F1 lông vằn chứng tỏ lông vằn trội hoàn toàn so với lông không vằn Quy ước: B: lông vằn, b: lông không vằn Tỉ lệ phân li của tính trạng màu lông F2 là 1/1

- Tính trạng màu sắc lông phân bố không đều ở hai giới  gen quy định màu lông nằm trên NST giới tính X

 tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở F2 là: 1: 1: 1: 1 = tỉ lệ bài ra  Quy luật di truyền chi phối hai tính trạng trên là phân li độc lập

 Kiểu gen của gà trống P là: AAXBXB, gà mái P là: aaXbY, gà mái F1 là: AaXBY

Ví dụ 2: Cho gà trống chân ngắn, lông vàng lai với gà mái chân ngắn, lông đốm thu được F1:

Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm: 30 con chân dài, lông đốm

Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng: 29 con chân dài, lông vàng

1 Giải thích kết quả phép lai trên?

2 Xác định kiểu gen của P và viết các loại giao tử của P khi giảm phân bình thường

Gợi ý cách giải:

* Xét tính trạng màu sắc: đốm/ vàng = 1/1 là kết quả của phép lai phân tích nhưng sự phântính của gà trống và gà mái khác nhau đồng thời có sự di truyền chéo nên cặp gen quy định màu lông nằm trên NST X (ở vùng không tương đồng), mặt khác tính trạng lông vàng phổ biến ở gà mái suy ra lông vàng là tính trạng lăn, lông đốm là tính trạng trội

- Quy ước gen: Trống: + vàng: XaXa + đốm: XAX

ngắn / dài = 2/1, theo quy luật phân tính F1 (3:1) như vậy có một tổ hợp gen gây chết

- Nếu tính trạng chân ngắn trội hoàn toàn thì tổ hợp gây chết là đồng hợp trội Quy ước gen: BB – chết; Bb- ngắn; bb- dài

- P: Trống chân ngắn Bb x Mái chân ngắn Bb

Ngày đăng: 29/04/2017, 19:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w