“ Chùa quê nho nhỏ bên làng Lời kinh tiếng mõ vang vang Chuông ngân trầm hùng sâu lắng Xưa nay, nếp sống dân làng” Mặc Giang Hình ảnh ngôi chùa tự lâu đã hiện hữu và gắn bó với mỗi chún
Trang 1Tên tiểu luận: Giới thiệu và đánh giá kiến trúc chùa Chuông ở Phố Hiến _
Hưng Yên.
“ Chùa quê nho nhỏ bên làng
Lời kinh tiếng mõ vang vang Chuông ngân trầm hùng sâu lắng Xưa nay, nếp sống dân làng”
(Mặc Giang)
Hình ảnh ngôi chùa tự lâu đã hiện hữu và gắn bó với mỗi chúng ta.Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng Chùa đượcxây dựng phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc,Nhật Bản, Việt Nam và là nơi thờ Phật Ở Việt Nam khắp nơi đâu đâu cũng
có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thểtách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam Những ngôi chùa cổ nhất củaViệt Nam đã xuất hiện từ 2000 năm trước Chùa Việt là nơi thể hiện rõ nhấtnhững đặc điểm của Phật giáo, của văn hóa tâm linh và tín ngưỡng Việt Nam
Nằm trong quần thể di tích phố Hiến (thành phố Hưng Yên), chùaChuông (tên chữ là "金 鍾 寺 - Kim Chung tự") là di tích có kiến trúc thờihậu Lê Được biết đến như “đệ nhất danh lam” và là niềm tự hào của ngườiHưng Yên, chùa Chuông đã trường tồn cùng thời gian và khẳng định vị thếcủa mình Với bố cục giản dị, hòa mình trong thiên nhiên tươi tốt như tựnhiên vốn có, nó đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càngthêm tráng lệ mà vẫn không kém phần duyên dáng và huyền bí Trên tấm biahai mặt đặt trong chùa con ghi lại câu thơ ca ngợi như sau:
“Kim Chung thành tráng lệ
Ngọc vũ mạn trung thành”
(Chùa Chuông thành tráng lệNhà ngọc xua bụi trần)
Trang 2Còn trong cuốn “Đồng Khánh dư địa chí” có đoạn chép về chùa
Chuông như sau: “Chùa Kim Chung: ở xã Nhân Dục tổng An Tảo, quy mô torộng, có tiếng là nơi danh thắng”
1.1 Tiểu kinh kì Phố hiến – vị trí tọa lạc đắc địa của chùa Chuông
Giữa bộn bề đường ngang lối dọc, công sở mới mọc lên trong cơn lốc
đô thị hóa của thị xã Hưng Yên, chùa Chuông tọa lạc tách biệt dưới nhữngrặng nhãn cổ thụ Chùa đẹp không phải chỉ bởi cảnh quan và tên gọi mà cònđẹp hơn bởi Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích đô thị cổ Phố Hiến một
thời nổi danh “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, tồn tại tới ngày nay.
Quần thể di tích phố Hiến bao gồm đền Mẫu Hoa Dương, đền Mẫu ThiênHậu, đền Trần, đền Mây, chùa Phố, chùa - đình Hiến, chùa Nễ Châu, VănMiếu Xích Đằng, Võ Miếu, hồ Bán Nguyệt, Đông Đô Quảng Hội, bia mộ của
khách buôn ngoại quốc Chùa Chuông nằm ở phía nam thôn Nhân Dục,
thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa,
nay thuộc phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên
Song hành tồn tại và phát triển rực rỡ cùng với Hội An, đô thị cổ ĐàngTrong, ở giai đoạn cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII Phố Hiến là đôthị cổ, hình thành và phát triển từ thế kỷ 16, cực thịnh vào thế kỷ 17 Là mộtthương cảng lớn, đầu mối giao lưu quốc tế rất sầm uất và phồn thịnh, chỉđứng sau kinh đô Thăng Long Nơi đây một thời nổi danh là “tiểu Tràng An”,cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Hưng Yên xưa và nay Nơiđây có cảnh quan đẹp của hồ bán nguyệt, sự đa dạng của các di tích lịch sử,văn hoá và sự phong phú về phong tục tập quán cùng các dấu tích của ngườiHoa, người Nhật, người Hà Lan
Trong lịch sử, Phố Hiến là một đô thị đa quốc tịch, trong đó nhiều nhất
là người Việt và người Hoa Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây là Nhật,
Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… Phần lớn người Việt cự ngụ ở Phố Hiến là
từ các địa phương khác đổ về sinh sống làm ăn, đó là một cộng đồng cư dân
tứ xứ
Trang 3Phố Hiến mang những nhu cầu tâm linh văn hóa của nhiều cộng đồngngười khác nhau, thể hiện qua những công trình kiến trúc Nổi bật là cácphong cách kiến trúc Việt Nam và phong cách kiến trúc Trung Hoa (với sắcthái vùng Phúc Kiến, phía Nam Trung Quốc), thấp thoáng có phong cách kiếntrúc châu Âu (nhà thờ Gôtích Phố Hiến) Nhiều khi, các phong cách kiến trúc
đó pha trộn lẫn nhau Cũng như ở các đô thị Việt Nam khác, bên cạnh nhữngkiến trúc bằng gạch ngói, đại bộ phận nhà ở của dân đều bằng gỗ tre nứa, lại ởsát nhau
Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiếnvẫn còn bảo tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử-văn hóa có giá trị, đã có
17 di tích được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa quốc gia; gần 100 bia ký, trên11.200 hiện vật trong đó có 6.022 hiện vật có giá trị về lịch sử Điều đặc biệt
là các di tích phân bố ở khắp các phường, xã… tạo thành một quần thể di tíchvới nền kiến trúc nghệ thuật độc đáo Quần thể di tích Phố Hiến nằm trên địaphận của Phố Hiến xưa, nay thuộc phần đất từ thôn Đằng Châu (phường LamSơn) tới thôn Nễ Châu (phường Hồng Châu) trên một diện tích khoảng chừng
5 km x 1 km ở thành phố Hưng Yên
Trên nền tảng văn hoá đó, chùa Chuông có được cái vị trí đắc địa, cùng
“trăm hoa đua nở”
1.2 Niên đại, lịch sử hình thành và phát triển của chùa Chuông
Chùa Chuông được xây dựng thời hậu Lê (thế kỷ XVII), theo một số tàiliệu và văn bia tại chùa thì vào năm 1702, chùa được trùng tu lại thượng điện
và cho đắp tượng Năm 1707, chùa được trùng tu lớn với quy mô hoàn chỉnhnhư hiện nay Đến nay, di tích đang được chú ý đầu tư tu bổ, tôn tạo để ngàymột khang trang hơn Năm 1992, Chùa Chuông đã được Bộ VHTT xếp hạng
là di tích kiến trúc nghệ thuật
Trong cuốn Hưng Yên tỉnh nhất thống chí của Trịnh Như Tấu, thờiNguyễn có ghi rằng: “Chùa Chuông - Phố Hiến đệ nhất danh lam” Không
Trang 4phải ngẫu nhiên mà chùa Chuông đã hiện diện khá nhiều trong phim “Mê
Thảo thời vang bóng” của đạo diễn Việt Linh.
Chùa Chuông là tinh hoa nghệ thuật của đất Việt, ở cả 2 lĩnh vực kiếntrúc và nghệ thuật Ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh, được sự quan tâmcủa Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hoá - Thông tin,
di tích đã nhiều lần được tu sửa để trả lại tầm vóc vốn có của di tích Đến nay,
di tích ngày một khang trang hơn, thu hút đông dảo khách tham quan trong vàngoài tỉnh, các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ và khách quốc tế
1.3 Mục đích xây dựng, chức năng sử dụng
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ hàng ngàn năm nay theo con đườnghòa bình Tư tưởng của Phật giáo có nhiều điểm tương đồng và dễ thích ứngvới con người Việt Nam cho nên nó đã có sự phát triển mạnh mẽ dần bám gốc
rễ ăn sâu vào đời sống nhân Tổ tiên ta đã đón nhận, nắm bắt và vận dụng đạoPhật một cách sáng tạo Từ đó, Phật giáo đã lưu truyền đến các đời sau, thểhiện sự tài tình và độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam Các công trình kiếntrúc Phật giáo thường được xây dựng tại những nơi có phong cảnh đẹp đẽ
“sơn thủy hữu tình” và có bố cục cân xứng, hài hòa theo kiểu chữ đinh ( 丁 ),chữ công (工), chữ Tam (三 ) hay nội công ngoại quốc…Nó được thể hiện rõnét qua kiến trúc chùa chiền trên khắp đất nước, đặc biệt ở mảnh đất xứ nhãn(Hưng Yên) yếu tố đó được biểu hiện thành giá trị văn hóa đậm tính chất Phậtgiáo
Cũng như các ngôi chùa khác chùa Chuông có chức năng là nơi cho cáctăng ni và các tín đồ Phật giáo tụng kinh cầu phật, là nơi ở của các sư tăng, lànơi tiến hành các nghi lễ Phật giáo, là nơi chôn cất xá lị của các vị chủ trì củachùa có nhiều công đức, nơi thanh lọc những bụi trần, nơi con người tìm lạiđược nhũng phút lắng đọng tâm hồn, sự thanh thản của lòng mình…Nhưngđiều đặc biệt là việc xây dựng chùa Chuông còn gắn với một huyền tích vềquả Chuông vàng, chuông thần từ xa xưa Theo huyền tích thì chùa đượcdựng lên với mục đích cảm tạ trời phật đã ban cho quả chuông quý
Trang 51.4 Đặc điểm kiến trúc
1.4.1 Cách thức tổ chức mặt bằng và mặt đứng
Tục ngữ có câu "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về
cộng đồng làng xã Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệmphong thủy Đất dựng chùa phải là đất thiêng, tương đối cao, không bị ngậplụt, trong sạch không có mồ mả, xung quanh có ít nhà dân ở Trong kiến trúctruyền thống của người Việt thì cảnh quan, cây cỏ và phương hướng là nhữngyếu tố quan trọng, phản ánh quan niệm và sắc thái văn hoá dân tộc Triết lýsống của người Việt Nam nói chung và cư dân xứ Nhãn nói riêng là lối sốnghài hoà với thiên nhiên, nương nhờ và thuận theo thiên nhiên Vì thế, từ nếpnhà ở dân gian hay công trình kiến trúc cổ Hưng Yên thường có bố cụcthoáng đạt, hoà lẫn trong bóng mát cây xanh hay soi bóng bên hồ nước để tạonên một cân bằng sinh thái khoa học
Chùa Chuông được xây dựng trên một gò đất cao hơn so với xungquanh, bên cạnh chùa là những ao nhỏ trồng hoa súng, tạo nên bức tranh
phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình” Bao trùm cả ngôi chùa là những cây trồng
tạo thế giới tâm linh như cây đa, cây sung, cây nhãn, cây si, cây cau…được vínhư bộ quần áo đẹp trang hoàng cho ngôi chùa, làm chúng hoà quyện vào môitrường và xác nhận mảnh đất của ngôi chùa là đất thiêng, đất lành, thích ứngvới muôn loài Mặt tiền của chùa quay hướng nam là hướng tốt Theo quanniệm dân gian, đó là hướng gió mát mẻ vào mùa hè, tránh rét vào mùa đông.Đạo Phật thì cho rằng đó là hướng trong sáng, đồng nhất với trí tuệ để trừ sựngu tối, tức mầm mống của tội ác Hướng nam còn mang dương tính gắn vớihạnh phúc, điều thiện
Sự tráng lệ và nét đẹp của chùa Chuông còn đặc biệt được thể hiện ở bốcục cân đối, nhịp nhàng, trong lối kiến trúc đặc sắc độc nhất vô nhị của ngôichùa theo kiểu “nội công ngoại quốc liên hoàn” Kiến trúc tổng thể ChùaChuông không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồmnhững ngôi nhà sắp xếp với nhau theo kiểu bố cục "Nội công ngoại quốc liên
Trang 6hoàn" cùng "Tứ thuỷ quy đường" Nó bao gồm đầy đủ các hạng mục côngtrình, như: Cổng tam quan, tiền đường, thượng điện, nhà tổ, nhà mẫu, gácchuông, gác khánh, và hai dãy hành lang Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó
là hướng của "Bát Nhã" và "Trí Tuệ" Chùa được bố trí cân xứng trên mộttrục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ Từ ngoài vào là tam quan, kiếntrúc chồng diêm hai tầng tám mái Qua cầu đá và khoảng sân đến nhà tiềnđường, thiên hương, thượng điện Hai bên có hai dãy hành lang, phía cuối làlầu chuông, lầu khánh, nhà tổ và hai dãy tả hữu vu
Trang 7Cổng tam quan gồm ba cửa: cửa chính ở giữa cao và lớn nhất,đóng quanh năm, trừ ngày hội hè, hay
các ngày sóc vọng, và ngày tết; hai
cửa bên mở thường xuyên để đón
khách thập phương Tam quan theo
triết lý của đạo Phật là ba điều quan
sát: không quan, giả quan, trung quan
biểu thị ba lẽ chân thực
Qua cổng Tam quan là tới ba
nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao
(mắt rồng), cây cầu được xây dựng
năm 1702 Tiếp đến là khoảng sân
rộng rãi được lát gạch Bát Tràng,
chính giữa là con đường độc đạo được
trải đá xanh dẫn thẳng tới tiền đường,
theo quan niệm nhà Phật, đường này
gọi là "Nhất chính đạo" (con đường
chân chính duy nhất dẫn dắt con
người thoát khỏi bể khổ)
Nhà Tiền đường và thượng điện
có quy mô 5 gian 2 chái (kiểu kết cấu
truyền thống của nhiều công trình kến
trúc Bắc Bộ) Kết lại là gác chuông, gác khánh được xây cao, đột khởi lêntoàn bộ lớp mái chùa Hệ thống bộ
mái của chùa chiếm hai phần ba công
trình Nối giữa tiền đường và thượng
điện là khoảng sân, giữa sân có cây
Trang 8nhân dân đóng góp tu sửa chùa Đặc điểm của kiểu kiến trúc nội công ngoạiquốc liên hoàn được thể hiện rõ nhất trong mối tương giao giữa dãy thờ Tổ vàkhu thờ Mẫu Ở hai đầu phía Đông và phía Tây, dãy thờ Tổ và khu thờ Mẫuđược liên hoàn với nhau nhờ hai dãy hành lang dài sau đó thông suốt qua mộtcủa tò vò với kiến trúc kiểu kèo cầu quá giang đơn giản Hai dãy hành langđược bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau
Toàn bộ hệ thống chùa được xây dựng trên một lớp nền bằng phẳng.Nói chung nhìn một cách toàn cảnh kiến trúc chùa Chuông với lối kiến trúcđộc đáo theo đúng tâm thức người dân Hưng Yên, nó đã có được cái nội hàmtriết lý phương Đông kỳ diệu
1.4.2 Hệ kết cấu
Hệ thống các công trình
trong chùa đặc biệt là tiền đường
và thượng điện có kết cấu kiến
trúc truyền thống của các ngôi
chùa Bắc Bộ kiểu con chồng đấu
sen với bộ khung kẻ - chồng –
rường, được xây dựng bằng
những cột gỗ lim cao to
Vì, kèo, xà ngang, xà dọc cũng
bằng gỗ lim Mái chùa được
uốn cong theo kiểu tàu đao lá
mái, lợp bằng ngói ta không có
mấu, mũi lượn tròn, phía dưới
là ngói chiếu Các góc của mái
chùa đều có đầu đao xây cong
Trang 9thì các kiến trúc ở phần trong lại làm “giàn trò”với cột, kèo, đấm, quyết, rui,
mè đều bằng gỗ Ở ngoài thiên về ngành nề, ở trong thiên về ngành mộc.Mộng chốt con chì được dùng để nối kết các vì kèo bằng gỗ, hệ thống các cửa
gỗ của chùa Kỹ thuật liên kết chủ yếu là con sỏ, mộng xuyên lỗ, mộngngoãm Những xà nhà lớn chồng lên nhau, có những “trụ non” hay “đấtrường” ken vào kẻ tận cùng bằng “con cung” Kỹ thuật tinh xảo đã tạo nênnhững mộng vững chắc ở đầu cột, nhất là ở chỗ nối với câu đầu, kẻ ngồi và xàthượng Vì kèo nọ giằng với vì kèo kia bằng một hệ thống xà (xà thượng, xàtứ) Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thốngnhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ nhân trước đây
đã sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc của ngôi chùaChuông Liên kết giữa các vật liệu bằng đất nung là keo vữa kết dính Nhữngchất kết dính khác cũng được sử dụng khá linh hoạt Nó được chế bằngphương pháp thủ công với nguyên liệu mang đặc thù của xứ Nhãn Mật,đường lấy từ mía, người ta đã làm một chất dẻo để nặn phù điêu rồng phượng,hoa đá trang trí những cột trụ hay hình lưỡng long chầu nguyệt trong chùa
1.4.3 Cách thức sử dụng vật liệu
Hệ thống giàn giáo phục vụ cho quá trình xây dựng là bằng gỗ, vật liệuxây dựng tháp gồm có kết cấu khung gỗ và tường được xây từ đất nung(gạch) lợp ngói vảy rồng… Lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ bản và tạo đặctrưng riêng cho nền kiến trúc của mình, tương phản với kiến trúc gạch đá củacác vùng còn lại trên thế giới Đồng thời đó là các vật liệu sẵn có ở HưngYên, mang đặc thù của xứ Nhãn
Việc sử dụng vật liệu gỗ được coi là điển hình cho kỹ thuật xây dựngcủa xứ Nhãn nói riêng, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung Do tính năngmềm, bền chắc của nó, thích hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới nơi đây đồng thời
đó cũng là vật liệu dễ tìm Gỗ chính là thành phần cơ bản trong kiến trúc máichùa và các cột, cửa của chùa Chuông Gỗ được sử dụng trong chùa gồm
Trang 10nhiều loại: xoan, đinh, lim, sến, táu có độ bền, chống mối mọt, mục nát củathiên nhiên nhiệt đới.
Đồ đất nung gồm những vật liệu làm từ đất, được chế biến và tạo thànhphẩm khi qua lửa, có độ bền lớn và khả năng tồn tại lâu dài, bao gồm gạchxây tường , gạch lát nền (chủ yếu sử dụng loại gạch Bát Tràng) và ngói: ngóibản, ngói âm dương, ngói mũi hài (vảy rồng) …Gạch là vật liệu tạo nên bộkhung tường và ngói là vật liệu tạo nên bộ mái – những phần bao bọc quantrọng nhất của công trình
Thành công của nghệ thuật kiến trúc chùa Chuông không chỉ ở lối kiếntrúc đặc sắc độc nhất vô nhị theo kiểu “nội công ngoại quốc liên hoàn” màcòn ở tính sáng tạo trong việc vận dụng các nguyên liệu sẵn có sự hoàn thiệnvật liệu khi sử dụng với trình độ kỹ thuật cao, khắc phục những điều kiện tiêucực của khí hậu nhiệt đới
1.4.4 Trang trí (phù điêu, tượng…), màu sắc
Phù điêu, tượng…
Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa.Với điểm khác biệt về kiến trúc cũng tạo nên cách bài trí vô cùng xinh độngcủa hệ thống tượng Phật Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ caoxuống thấp Hệ thống
tượng ở thượng điện
được bài trí rất phong
Trang 11thấp dần, tiếp sau lớp bệ thờ cuối cùng là hương án Tượng Phật hiện có trongchùa cũng rất đa dạng, trên cùng là 3 pho Tam Thế (Phật quá khứ - Ca Diếp,Phật hiện tại - Thích Ca Mâu Ni, Phật vị lai - Di Lặc); tiếp đến là A Di Đà và
tứ Bồ Tát; lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền; tiếp theo là Ngọc Hoàng vàNam Tào, Bắc Đẩu; tiếp nữa là Địa Tạng Vương và Phạm Thiên, Đế Thích;sau cùng là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh Ngoài ra điểm đặc sắccủa chùa Chuông là hệ thống tượng La Hán cùng phù điêu gỗ Thập điện Diêmvương ở hành lang hai bên Phù điêu gỗ Thập điện Diêm Vương diễn tả cảnhnhục hình mà con người phải trải qua ở cõi âm Cạnh đó là tượng Bát Bộ KimCương và 18 pho tượng La Hán trong tư thế ngồi, nét mặt rất sinh động, mỗingười một vẻ
Màu sắc trong chùa
Bên ngoài chùa có màu chính là màu nâu cổ kính rêu phong của ngói,của gỗ… tất cả tạo lên cái chất hài hòa, hòa hợp với thiên nhiên, tạo lên cáichất khí vị linh thiêng của một ngôi chùa cổ kính
Trong chùa màu sắc các bức tường được trang trí màu màu vàng truyềnthống và màu gụ Màu vàng được quan niệm là màu của lý tưởng và cao quý
Hệ thống tượng Phật màu sắc chủ yếu là màu ánh kim màu vàng rực rỡ,sơn son thiếp vàng, một số được sơn màu nâu cánh gián hoặc màu nâu đất, cónhững pho tượng được sơn màu đen, vàng, đỏ
1.5 Ý nghĩa văn hóa
1.5.1 Truyền thuyết về quả chuông vàng và sự ra đời của chùa Chuông
Truyền ngôn kể lại rằng: xưa có một trận đại hồng thủy xảy ra, mộtdòng nước hung dữ cuốn theo một chiếc bè gỗ, trên bè ngự một quả chuôngvàng rất đẹp, chiếc bè đã trôi qua nhiều nơi nhưng không dừng lại Một ngàykia, chiếc bè được dòng nước đưa đến địa phận thôn Nhân Dục (đầu thế kỷXIX) Tăng ni, phật tử tai một ngôi chùa nhỏ trong thôn cùng các hương lãorất mừng, họ cho rằng trời phật ban cho quả chuông quý, liền bàn nhau gópcông, góp của xây dựng lại chùa lớn hơn rồi làm lễ rước chuông vào chùa Ai
Trang 12cũng vui mừng, háo hức nghe sư cụ trụ trì thỉnh hồi chuông đầu tiên Khi hồichuông vang lên, âm thanh trong sáng bay xa hàng ngàn, vạn dặm, vang động
cả một vùng
Người ta còn kể: Nghe thấy tiếng
chuông ngân mà những báu vật của
người Nam lưu lạc ở Bắc Quốc (Trung
Quốc) liền trỗi dậy đòi về Bọn vua quan
Bắc triều rất lo lắng, vì ngày nào tiếng
chuông còn được thỉnh thì những báu vật
mà chúng cướp dược sẽ về hết với chủ
cũ, nên bọn chúng đã sang đất Việt, đóng
giả làm những cao tăng, tìm đến chùa
hòng lấy cắp chuông vàng Biết được dã
tâm của chúng, các tăng ni giấu chuông
vàng xuống một giếng nhỏ Dần dần, những người mang chuông đi giấu đềuviên tịch, hậu thế muón tìm lại chuông nhưng không thấy Để ghi nhớ ngôichùa đã từng có một quả chuông quý, các tăng ni phật tử và nhân dân trongvùng đặt tên chùa là Kim Chung Tự
1.5.2 Truyền thuyết về giếng Ngọc
Chùa Việt là nơi thể hiện rõ nhất sự giao lưu tiếp biến văn hóa ChùaViệt Nam không thuần nhất thờ
Phật mà còn thờ mẫu, thờ thần
(nhân thần và thiên thân) Chùa
Chuông là một ngôi chùa như
vậy Ngoài thờ Phật và các tiền
sư đã khuất, ta còn thấy thờ
mẫu và các nhân thần khác
Đặc biệt trong đó phải kể đến
Chuông chùa
Giếng Ngọc