1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Những tường hợp không thuộc thẩm quyền của tòa án việt nam

19 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 38,96 KB

Nội dung

Chúng ta nhận thấy rằng, trong tất cả các bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam từ trước đến nay không có quy định cụ thể, rõ ràng là những trường hợp nào là tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng luật không quy định mà các trường hợp này chúng nằm rải rác ở nhiều điều luật khác nhau trong Bộ luật tố tụng dân sự cũng như một số luật chuyên ngành.Dẫn chứng một vài quy định của pháp luật hiện hành “quy định” một trong số các trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Việt Nam như: Điều 472 (làm cơ sở chính), điều 423, điều 424, điều 440, điều 431…Trước hết, nhóm xin được phân tích rõ hơn điểm mới của bộ luật tố tụng dân sự 2015 về các trường hợp tòa án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là điều 413 BL TTDS năm 2004 (sdbs 2011) và điều 472 BL TTDS 2015.

Trang 1

Những trường hợp không thuộc thẩm quyền của

Tòa Án Việt Nam

Chúng ta nhận thấy rằng, trong tất cả các bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam từ trước đến nay không có quy định cụ thể, rõ ràng là những trường hợp nào là tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng luật không quy định mà các trường hợp này chúng nằm rải rác ở nhiều điều luật khác nhau trong Bộ luật tố tụng dân sự cũng như một số luật chuyên ngành

Dẫn chứng một vài quy định của pháp luật hiện hành “quy định” một trong

số các trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Việt Nam như: Điều 472 (làm cơ sở chính), điều 423, điều 424, điều 440, điều 431…

Trước hết, nhóm xin được phân tích rõ hơn điểm mới của bộ luật tố tụng dân

sự 2015 về các trường hợp tòa án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Cụ thể là điều 413 BL TTDS năm 2004 (sdbs 2011) và điều 472 BL TTDS 2015

Điều 413 BL TTDS 2004

(sđbs năm 2011)

Điều 472 BL TTDS năm 2015

Các

trường

hợp

1 Trường hợp đã có bản án, quyết định của Toà án nước ngoài giải quyết vụ việc dân

sự đó và nước có Toà án ra bản án, quyết định dân sự đó

và Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế

quy định việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự

2 Nếu có Toà án nước ngoài

đã thụ lý vụ việc dân sự đó

và bản án, quyết định của

1 Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó

2 Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài có liên quan;

3 Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy

Trang 2

Toà án nước ngoài về vụ việc dân sự đó được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

định tại Điều 470 của Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài

thụ lý giải quyết;

4 Vụ việc đã được giải quyết bằng bản

án, quyết định của Tòa án nước ngoài

hoặc phán quyết của Trọng tài

5 Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp

Nhận xét:

1 Ở BL TTDS 2015 quy định thêm nhiều trường hợp hơn so với BL TTDS 2004 (sdbs 2011)

2 Trong những trường hợp đã được quy định ở BL TTDS 2004 thì tại

Bl TTDS 2015 ghi nhận thêm nhưng cơ quan, tổ chức khác ngoài tòa án nước ngoài là: Trọng tài

3 Ghi nhận trường hợp thảo thuận của các bên tranh chấp về việc lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trường hợp miễn trừ quyền tư pháp Đặc biệt, trường hợp, pháp luật Việt Nam tôn trọng thẩm quyền riêng biệt của tòa án nước ngoài

Căn cứ vào khoản 1 điều 472 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Những vụ việc thuộc thẩm quyền chung của tòa án Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Việt Nam Những trường hợp đó là:

Trường hợp 1: Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó

Trang 3

Giải thích: Những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không thuộc thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong trường hợp này phải đáp ứng cả ba điều kiện sau:

Thứ nhất, Được pháp luật Việt Nam cho phép thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật

Thứ hai, Các đương sự trong vụ việc dân sự này đã lựa chọn trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó

Thứ ba, Thỏa thuận này không bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được,

hoặc không bị trọng tài hay tòa án nước ngoài từ chối thụ lý đơn

Chính vì vậy, nếu như một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng pháp luật không quy định “các đương sự có quyền lựa chọn cơ quan giải quyết” hoặc trường hợp pháp luật có quy định đó nhưng các bên không thỏa thuận rõ cơ quan nào giải quyết thì tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền

Phân tích: Việc các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật đã thể hiện sự tôn trọng quyền tự do

ý chí của các bên cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra BL TTDS 2004 không ghi nhận sự thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hay đình chỉ vụ án của tòa án Tuy nhiên, trong các luật chuyên ngành đã có sự ghi nhận sự thỏa thuận này của các đương sự Ví

dụ như luật trọng tài thương mại 2010 BL TTDS 2015, thực chất chỉ là việc ghi nhận, bổ sung trường hợp này

Thứ nhất, Lựa chọn trọng tài giải quyết

Có thể thấy rằng, so với quy định tại điều 413 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011 thì BLTTDS 2015 đã có sự ghi nhận về việc lựa chọn cơ quan giải

Trang 4

quyết tranh chấp là trọng tài của các đương sự Việc đưa trọng tài vào giải quyết dân sự có yếu tố nước ngoài có thể đảm bảo việc tranh chấp trong dân sự được

thuận lợi và có tác dụng ràng buộc trách nhiệm giữa các bên Qua đó giúp các bên

nâng cao ý thức trong việc thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết, là một biện pháp tích cực để phòng ngừa các tranh chấp Thỏa thuận trọng tài là cơ sở pháp lý để thực hiện phán quyết của trọng tài, phán quyết của trọng tài là kết luận cuối cùng của hội đồng trọng tài về giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, trọng tài trong trường hợp này không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi được các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định

Căn cứ vào khoản 1, 2 điều 3 luật trọng tài thương mại 2010 thì:

“1 Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.

2 Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”

Chính vì vậy, tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp

Tại điều 6 luật trọng tài thương mại Việt Nam 2010 quy định rõ trường hợp tòa án từ chối thụ lý trong trường hợp có thảo thuân trọng tài:

“Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.”

Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài; do đó, khi có người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ

Trang 5

tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại thì Toà án yêu cầu người khởi kiện cho biết trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài hay không Đồng thời Toà án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn kiện để xác định vụ tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài hay không

Nếu có căn cứ cho thấy vụ tranh chấp đó các bên đã có thoả thuận trọng tài thì Toà án căn cứ vào quy định tương ứng của pháp luật tố tụng để trả lại đơn kiện cho người khởi kiện

Trong trường hợp sau khi thụ lý vụ án toà án mới phát hiện được vụ tranh chấp đó các bên đã có thoả thuận trọng tài, thì Toà án căn cứ vào quy định tương ứng của pháp luật tố tụng ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn kiện cho đương sự

Ví dụ: Công ty VINA Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán sữa với Công ty

JK Hàn Quốc Trong hợp đồng có ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên về việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài quốc tế Singapore SIAC Khi xảy ra tranh chấp về tiền hàng và tiền nợ Công ty VINA đã làm đơn gửi tòa án Việt Nam để giải quyết Tuy nhiên, tòa án Việt Nam không thụ lý vì vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của trung tâm trọng tài quốc tế Singapore SICA

Thứ hai, Lựa chọn tòa án nước ngoài để giải quyết

Quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài cũng được nhiều nước trên thế giới quy định thống nhất và tập trung trong pháp luật quốc gia Đối với những nước đã ban hành đạo luật về Tư pháp quốc tế thì những quy định về quyền thỏa thuận lựa tòa án được tập trung trong đạo luật này Đối với những nước chưa ban hành đạo luật Tư pháp quốc tế thì các quy định này thường được quy định trong đạo luật tố tụng dân sự của quốc gia và Việt Nam là một trong những nước chưa ban hành đạo luật riêng về Tư pháp quốc

Trang 6

tế Vì vậy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành Bộ Luật tố tụng dân sự

2015 là đạo luật quan trọng nhất xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài

Tại khoản 3 điều 2 BLTTDS 2015 quy định: “trường hợp điều ước quốc tế

mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó” Chẳng hạn theo khoản 2 Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang

Nga: “Các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này (tức nghĩa vụ phát sinh từ hợp

đồng) thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án của bên ký kết nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở Tòa án của bên ký kết nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ

sở cũng có thẩm quyền giải quyết nếu trên lãnh thổ của nước này có đối tượng tranh chấp hoặc có tài sản của bị đơn” Và kết thúc khoản này chúng ta thấy quy

định: “các bên giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau nhằm thay đổi thẩm quyền giải quyết các vấn đề nêu trên”

Ví dụ:

Tranh chấp trong hợp đồng mua bán thép tấm giữa người mua là công ty của Việt Nam và người bán Liechtenstein của Liên bang Nga

Ngày 17/3/2003, người mua (Việt Nam) – bị đơn ký hợp đồng mua bán với người bán (Liechtenstein) – nguyên đơn để mua thép cuộn cán mỏng có xuất xứ tại Liên bang Nga Hợp đồng được Phó giám đốc của bị đơn ký và đóng dấu của một

xí nghiệp trực thuộc của bên bị đơn Theo điều lệ của công ty bị đơn thì xí nghiệp

là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân và được thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự phân cấp của công ty bị đơn

Trang 7

Theo hợp đồng, hai bên thỏa thuận lựa chọn Công ước quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế CISG ngày 11/4/1980 làm luật áp dụng và thỏa thuận chọn trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp

Trường hợp 2: Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt

Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài có liên quan;

Trường hợp này phải đáp ứng đủ cả 2 điều kiện sau:

Thứ nhất, Không thuộc thẩm quyền riêng của tòa án VN Thứ hai, Thuộc thẩm quyền riêng của tòa án nước ngoài có liên quan

Giải thích: Cụ thể, nội dung của trường hợp này là: nếu một vụ việc dân sự

có yếu tố nước ngoài, nhưng vụ việc đó không thuộc các trường hợp thuộc thẩm quyền riêng của tòa án Việt Nam mà lại thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án nước ngoài nào đó, thì thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nước ngoài chứ không phải là thẩm quyền của tòa án Việt Nam

Phân tích: Vậy, những vụ việc việc nào thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa

án Việt Nam?

Tại điều 470 BL TTDS 2015 đã quy định rõ ràng những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam Đó là:

“Điều 470 Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam

1 Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

2 Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

Trang 8

a) Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích,

đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

d) Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.”

Mặc dù, BL TTDS không đưa ra khái niệm “thẩm quyền riêng biệt” trong

điều luật này, nhưng nhóm nhận thấy rằng: là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố

chỉ có tòa án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định Nếu tòa án nước khác vẫn tiến hành xét xứ đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt, hậu quả là bản án, quyết định đưuọc tuyên bởi bởi tòa án nước khác sẽ không được công nhận, cho thi hành tại quốc gia sở tại Trong trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận tòa án nước khác thì về nguyên tắc, tòa án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại Tương tự như pháp luật Việt Nam, thì ở một

số quốc gia khác cũng quy định về thẩm quyền riêng biệt của tòa án nước mình trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Chính vì vậy, khi vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam mà thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án nước ngoài thì tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết là điều hiển nhiên

Làm rõ hơn, nhóm có dẫn chứng thêm quy định của pháp luật Việt Nam nhằm “tôn trọng” thẩm quyền giải quyết của tòa án nước ngoài, đó là, điều 440 BL TTDS 2015:

“Điều 440 Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, yêu cầu

Trang 9

Tòa án nước ngoài đã ra bản án, quyết định mà bản án, quyết định đó đang được xem xét

để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó trong những trường hợp sau đây:

1 Vụ việc dân sự không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này.

2 Vụ việc dân sự quy định tại Điều 469 của Bộ luật này nhưng có một trong các điều kiện sau đây:

a) Bị đơn tham gia tranh tụng mà không có ý kiến phản đối thẩm quyền của Tòa án nước ngoài đó;

b) Vụ việc dân sự này chưa có bản án, quyết định của Tòa án nước thứ ba đã được Tòa

án Việt Nam công nhận và cho thi hành;

c) Vụ việc dân sự này đã được Tòa án nước ngoài thụ lý trước khi Tòa án Việt Nam thụ lý.”

Ví dụ: Gỉa thiết rằng: Pháp luật Hàn Quốc quy định: Người có quốc tịch Hàn Quốc thì được sở hữu về đất đai Và những vụ việc phát sinh từ bất động sản tại Hàn Quốc do tòa án Hàn Quốc có thẩm quyền giải quyết Đây là một trong những thẩm quyền riêng biệt của tòa án Hàn Quốc

A và B quen nhau A là người có quốc tịch Việt Nam B có quốc tịch Hàn Quốc A muốn sỡ hữu đất ở Seoul, nhưng vì không có quốc tịch Hàn Quốc nên A nhờ B mua giúp B mua một mãnh đất theo yêu cầu của A Tuy nhiên, sau khi C ngỏ giá cao hơn, B đã tự ý bán mãnh đất đó mà không hề hỏi ý kiến của A và sau

đó mua một mãnh đất khác với số tiền ít hơn A đã đưa A phát hiện được và hai bên xảy ra tranh chấp

A đã gửi đơn khởi kiện đến tòa án Việt Nam, yêu cầu đòi lại tài sản là mãnh đất mà B đã mua cho A Tuy nhiên, tòa án Việt Nam xác định vụ việc này thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Hàn Quốc nên tòa án Việt Nam đã trả lại đơn khởi kiện cho A và đình chỉ giải quyết vụ việc vì không thuộc thẩm quyền giải quyết

Trang 10

Trường hợp 3: Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt

Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết;

Giải thích:

Trường hợp này cần đáp ứng 2 điều kiện:

1 Không thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam

2 Đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết Phân Tích: Chúng ta nhận thấy rằng, nếu như tòa án Việt Nam cùng thụ lý

vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong khi trọng tài hoặc tòa án nước ngoài đã thụ lý giải quyết thì diễn ra tình trạng chống chéo, mâu thuẫn hoặc có thể là trùng lặp Mặt khác tốn thời gian, công sức, tiền của cho các đương sự và cả cơ quan khác

Tại khoản 2 điều 431 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sđbs 2011)

quy định: “Tòa án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải

quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có tòa án nước ngoài đã thụ lý vụ việc dân sự đó và bản án, quyết định của tòa án nước ngoài về vụ việc dân sự đó được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam”.

Như vậy so với Bộ luật TTDS 2015, bl ttds 2004 chưa đề cập đến các điều kiện trả lại đơn yêu cầu, đơn khởi kiện của vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu như đã được trọng tài thụ lý giải quyết

Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là bởi vì như ta đã biết xã hội ngày nay phát triển không ngừng và các giao dịch trong dân sự không chỉ dừng lại ở biên giới trong nước mà còn mở rộng ra ngoài biên giới của quốc gia Nhất là các giao dịch trong thương mại ngày càng nhiều Và tất nhiên sẽ có những mâu thuẫn phát sinh Cần có cơ quan chuyên môn để giải quyết các tranh chấp đó ngoài tòa án Với tính chất trong dân sự đó là sự tự do thỏa thuận vì vậy trong các tranh chấp trong dân sự các chủ thể cũng có thể tự thỏa thuận cơ quan giải quyết cho mình Điều 6, luật

Ngày đăng: 29/04/2017, 10:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Khác
1. Lê Thị Bé Anh Khác
2. Trương Thị Giang Khác
3. Võ Văn Hải Khác
4. Bùi Thị Thu Hiền Khác
5. Nguyễn Thị Hoài Linh Khác
6. Trần Thị Mỹ Linh Khác
7. Võ Thị Khánh Lựu Khác
8. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Khác
9. Hồ Thị Tuyết Nhi Khác
10. Vũ Thị Thúy Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w