1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thẩm quyền của tòa án theo yêu cầu của nguyên đơn, người yêu cầu theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

18 728 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 30,91 KB

Nội dung

Đề tài cụ thể hóa về thầm quyền xét xử của tòa án đối với yêu cùa nguyên đơn hoặc người yêu cầu theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp là một trong những chế định quan trọng trong việc xác định Tòa án nào có quyền thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự. Để xác định thẩm quyền của Tòa án thì trước hết phải xem xét loại việc , sau đó căn cứ vào luật hiện hành để xác định cấp Tòa án và cuối cùng là Tòa ở lãnh thổ nào sẽ có quyền giải quyết. Tuy nhiên nếu như có nhiều Tòa án có thẩm quyền xét xử trong cùng một vụ việc thì các nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọ Tòa án theo quy định của pháp luật.Trước đây, tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và tại nghị quyết 032012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự. cũng đã qui định rõ về vấn đề thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu. Theo Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì vấn đề này cũng đã được qui định rõ đồng thời cũng được điều chỉnh bởi nghị quyết 022016.Do đặc trưng của các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, nên trong một số trường hợp, để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc yêu cầu, khởi kiện vụ việc dân sự ra Tòa án, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cho nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp.

Trang 1

Đề tài: Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

***

TP HCM - 2016

Trang 2

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp là một trong những chế định quan trọng trong việc xác định Tòa án nào có quyền thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự Để xác định thẩm quyền của Tòa án thì trước hết phải xem xét loại việc , sau đó căn cứ vào luật hiện hành để xác định cấp Tòa án và cuối cùng là Tòa ở lãnh thổ nào sẽ có quyền giải quyết Tuy nhiên nếu như có nhiều Tòa án có thẩm quyền xét xử trong cùng một vụ việc thì các nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọ Tòa án theo quy định của pháp luật Trước đây, tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và tại nghị quyết 03/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao- về Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

cũng đã qui định rõ về vấn đề thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu Theo Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì vấn đề này cũng đã được qui định rõ đồng thời cũng được điều chỉnh bởi nghị quyết 02/2016

Do đặc trưng của các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, nên trong một số trường hợp, để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc yêu cầu, khởi kiện vụ việc dân sự ra Tòa án,

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cho nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp

I Khái niệm:

1 Quyền lựa chọn Tòa án:

Quyền lựa chọn tòa án là việc nguyên đơn, người yêu cầu dân sự trong một số trường hợp có yêu cầu của Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, lao động

Về quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn, người yêu cầu có thể hiểu là khả năng

mà pháp luật trao cho đương sư trong việc lựa chọn một Tòa án giải quyết một vụ việc nhân sự nhất định khi mà có nhiều Tòa án cùng có thẩm quyền giải quyết

2 Nguyên đơn, người yêu cầu:

Trang 3

Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do BLTTDS quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được qui định tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Điều 40 Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1 Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân

và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

Trang 4

g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa

án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn

có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

2 Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân

và gia đình trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;

b) Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của

Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;

c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.”

Đối với các tranh chấp yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình Lao động kinh doanh thương mại:

Tranh chấp về dân sự được qui định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tuy nhiên các tranh chấp phổ biến bao gồm các tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch: Quyền sở hữu tài sản, hợp đồng dân sự, quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ; thừa kế di sản; bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; yêu cầu tuyên bố chết hoặc mất tích;

Tranh chấp về hôn nhân gia đình được qui định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự

2015, nhưng các tranh chấp phổ biến bao gồm: Ly hôn, tranh chấp về quyền nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn; chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ; cấp dưỡng;…

Trang 5

Tranh chấp về lao động qui định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động; tranh chấp tập thể người lao động và người sử dụng lao động về quyền, lợi ích liên quan đến tập thể lao động Các tranh chấp chủ yếu về học nghề, tập nghề; cho thuê lại lao động; quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; an toàn lao động, vệ sinh lao động

Tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được qui định chi tiết tại Điều 30 Bộ luật

Tố tụng dân sự 2015 phát sinh giữa cá nhân, tổ chức đăng kí kinh doanh; Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau; giữa người chưa phải thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty

3 Cơ sở pháp lý xác định thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa

án theo nguyên đơn, người yêu cầu:

Việc xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án với nhau Hiện nay, các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ cũng dựa trên cơ sở nhất định, cụ thể được qui định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Việc phân định này

có ý nghĩa nhiều hơn đối với đương sự: Là cơ sở pháp lý để nguyên đơn chủ động trong việc xác định được Toà án mà mình có thể gửi đơn kiện hoặc lựa chọn Toà án thuận lợi nhất cho mình trong việc tham gia tố tụng Bên cạnh đó còn giúp các đương sự nhanh chóng thực hiện được quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, tránh được việc gửi đơn kiện ra Toà án không có thẩm quyền gây mất thời gian và chi phí không đáng có

Trong một số trường hợp pháp luật quy định cho nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tòa án có yêu cầu giải quyết vụ việc mà không phụ thuộc vào ý chí của bị đơn, người bị yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự Đây là trường hợp thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu – được qui định tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

4 Mối quan hệ giữa Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án theo nguyên đơn, người yêu cầu:

Trang 6

Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu có mối quan hệ với nhau Có thể nói đó là mối quan hệ giữa nguyên tắc và ngoại lệ Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là nguyên tắc còn quyền lựa chọn tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu là ngoại lệ Chính vì vậy khi đã được xem là nguyên tắc thì thẩm quyền của Tòa án sẽ được xác định trước, và khi thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của đương sự không trái với nguyên tắc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ thì khi đó mới được áp dụng

Nếu trong trường hợp phải áp dụng Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để xác định thẩm quyền thì phải tuân theo và không được chấp nhận yêu cầu lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

Giữa nguyên tắc và ngoại lệ luôn tác động qua lại với nhau, tương trợ, phụ thuộc lẫn nhau Do đó việc xác định thẩm quyền theo sự lựa chọn phải dựa vào qui định về xác định thẩm quyền theo lãnh thổ, bị các qui định về thẩm quyền theo lãnh thổ ràng buộc Tuy nhiên, nếu thiếu đi phần ngoại lệ thì việc xác định thẩm quyền mất đi sự cân bằng và tính hợp lý Bởi trên thực tế, khi giải quyết các trường hợp thì luôn gặp nhiều khó khăn bởi có thể trong vụ án có thể có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn lại cư trú, làm việc tại một nơi khác nhau thì trong trường hợp này bắt buộc phải có sự lựa chọn Tuy nhiên, nếu như không phải là nguyên đơn yêu cầu thẩm quyền của Tòa án thì liệu quyền và lợi ích của họ có được bảo vệ ở có lợi nhất hay không? Vì vậy, những quy định về quyền lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu theo Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 một phần

là để đảm bảo tính hợp lý trong thực tiễn xét xử

5 Ý nghĩa:

Bên cạnh những vụ việc mà nguyên đơn, người yêu cầu bắt buộc phải khởi kiện thì trong một số trường hợp pháp luật trao quyền cho nguyên đơn, người yêu cầu được tự quyết định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc của mình

Mục đích của quy định này là nhằm tạo sự thuận lợi cho bên nguyên đơn, người yêu cầu bảo vệ quyền lợi của họ và đảm bảo được việc giải quyết nhanh chóng, thuận lợi cho Toà án Bên cạnh đó pháp luật cũng căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của người khởi kiện, người yêu cầu

Trang 7

Nguyên đơn, người yêu cầu khi tham gia tố tụng là bảo vệ quyền và lợi ích của mình, họ có các quyền năng mà các chủ thể khác không có, đây là giới hạn luật định cho các chủ thể này để họ có thể lựa chọn tòa án giải quyết nhằm đảm bảo lợi ích của chính

họ và đảm bảo cho nguyên tắc về quyền của đương sự

II Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:

Để xác định vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Toà cụ thể nào, đầu tiên, người ta phải xác định vụ việc đó có phải là vụ việc dân sư thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án hay không, sau đó căn cứ vào xác định xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Toà án cấp nào và bước sau cùng là xác định trong số các Toà án cùng cấp đó thì Toà án lãnh thổ nào sẽ có thẩm quyền giải quyết Nếu có nhiều Toà án có thẩm quyền xét xử trong cùng một vụ việc thì các đương sự có thể lựa chọn Toà án theo quy định của pháp luật Tức là thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu không hề loại trừ thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ mà là để tăng thêm sự lựa chọn Tòa và tạo thuận lợi cho công dân được thực hiện quyền tài phán của mình

Những trường hợp pháp luật cho phép nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn Toà án để giải quyết vụ việc đều nhằm mục đích đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của công dân trong quan hệ pháp luật dân sự Các nhà làm luật đã dựa trên căn cứ “tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự dựa vào pháp luật thực hiện quyền tố tụng” để giới hạn một số trường hợp mà nguyên đơn và người yêu cầu có quyền được lựa chọn Tòa án sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, trao quyền chủ động cho người nộp đơn và tạo thuận lợi cho quá trình tố tụng dân sự

Quyền của nguyên đơn và người yêu cầu trong việc lựa chọn Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự cấp sơ thẩm chỉ phát sinh trước khi nguyên đơn, người yêu cầu khởi kiện, nộp đơn yêu cầu Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị quyết 03/2012/NQ – HĐTP hướng dẫn Bộ luật Tố tụng Dân sự 2006 thì:

“Trong trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Tòa án

có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự (ví dụ: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ

sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố

Trang 8

tụng dân sự), thì khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Tòa án phải giải thích cho họ biết

là chỉ có một Tòa án trong các Tòa án được Điều luật quy định mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để họ lựa chọn Cho nên người khởi kiện, người yêu cầu phải cam kết trong đơn khởi kiện hoặc trong đơn yêu cầu là không khởi kiện hoặc không yêu cầu tại các Tòa án khác

Trong trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu nộp đơn khởi kiện, nộp đơn yêu cầu tại nhiều Tòa án khác nhau được Điều luật quy định, thì Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Các Tòa án khác, nếu chưa thụ lý thì căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 168 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; nếu đã thụ lý thì căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 168 và điểm i khoản

1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 của đó trong sổ thụ lý ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, xoá tên vụ việc dân sự đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định cụ thể tại Điều 40 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 Tuy nhiên, các bên trong quan hệ dân sự cũng có thể thỏa thuận về việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết trước hoặc sau khi tranh chấp, yêu cầu dân sự phát sinh

1 Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn:

Nguyên đơn là đương sự trong vụ án dân sự nên quyền lựa chọn Tòa án để nộp đơn khởi kiện phát sinh khi có tranh chấp phát sinh Khoản 1 Điều 40 Bộ Luật Tố tụng dân sự

2015 liệt kê các trường hợp mà nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án, đó là các tranh chấp về các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động như sau:

- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người khởi kiện trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của bị đơn hoặc không xác định được tài sản đang ở đâu

- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết Chi nhánh

Trang 9

là đơn vị phụ thuộc của tổ chức, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của tổ chức kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền Do đó, tranh chấp phát sinh từ hoạt động chi nhánh sẽ có một phần lỗi quản lý của tổ chức sở hữu chi nhánh đó Việc pháp luật cho phép nguyên đơn khởi kiện tại nơi tổ chức có trụ sở hoặc có chi nhánh là phù hợp và tạo thuận tiện cho các bên đương sự khi tham gia tố tụng

- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết Quy định này giải quyết vấn đề bị đơn là người không có quốc tịch Việt Nam mà không cư trú tại Việt Nam và người Việt Nam định cư tại nước ngoài Trên thực

tế các trường hợp thuộc quy định này thường thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc

tế Việt Nam

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết Đây là quy định hợp lý bởi vì trong trường này thiệt hại đã xảy ra trên thực tế và pháp luật phải tạo điều kiện tốt nhất để người bị thiệt hại bảo vệ lợi ích chính đáng của mình

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết Mục đích của quy định này giống với mục đích của quy định trong trường bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; pháp luật luôn bảo vệ bên yếu thế và tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ đấu tranh cho quyền lợi của bản thân mình

- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người

có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian

cư trú, làm việc giải quyết

- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa

án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết

Trang 10

- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết

- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết

2 Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của người yêu cầu:

Đối với yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết trong các trường hợp sau đây:

- Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết đối với các yêu cầu về dân sự sau:

+ Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

+ Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó

+ Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích

+ Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết

+ Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

+ Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án

+ Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam

+ Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung

để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự

+ Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật

- Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết Việc lựa chọn tòa án tại nơi cư trú của một trong các bên kết hôn trái pháp luật nhằm bảo quy

Ngày đăng: 10/02/2017, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w