Biến đổi khí hậu và các biểu hiện của nó như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, triều cường, xâm nhập măn....đang ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng. Vì vậy đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động NTTS tai tỉnh Sóc Trăng là yêu cầu cấp thiết
Trang 1MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU -1
CHƯƠNG I BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN TỈNH SÓC TRĂNG -2
I BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI SÓC TRĂNG -2
1 Diễn biến thời tiết -2
2 Tình hình xâm nhập mặn -3
II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN -3
1 Tình hình sản xuất ngành thủy sản -3
2 Định hướng phát triển ngành thủy sản -4
CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN, ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ -5
I TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NGÀNH THỦY SẢN -5
1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông -5
2 Nuôi trồng thủy sản -7
3 Nguồn lợi thủy sản và nghề cá -13
4 Bệnh thủy sản -15
II GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG -17
1 Các giải pháp kỹ thuật -17
2 Các giải pháp chính sách -18
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ -20 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2MỞ ĐẦU
Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Hoạtđộng khai thác thủy sản ở Sóc Trăng trong ba thủy vực: biển, vùng triều cửa sông venbiển và vùng nước nội địa Nuôi trồng thủy sản có cả nuôi thủy sản nước ngọt và nuôithủy sản nước lợ mặn
Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn thứ hai (sau nông nghiệp)
và đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong vòng 10 năm qua Nuôitrồng thuỷ sản (NTTS) là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển của tỉnh Sóc Trăng.Những năm gần đây NTTS của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt đượcnhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhSóc Trăng Ngành có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần xóa đói giảmnghèo, cung cấp dinh dưỡng và nâng cao thu nhập cho nhân dân và từng bước nângcao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh
Biến đổi khí hậu và các biểu hiện của nó như nước biển dâng, nhiệt độ tăng,bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan… đã ảnh hưởng cảtrực tiếp và gián tiếp đến các hệ sinh thái (HST) quan trọng ven bờ và nghề cá liênquan như hệ sinh thái đầm phá và nghề cá đầm phá, HST rừng ngập mặn và nghề cá
rừng ngập mặn ven biển, HST rạn san hô Việc “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó” là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Trang 3CHƯƠNG I BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN TỈNH SÓC TRĂNG
I BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI SÓC TRĂNG
1 Diễn biến thời tiết
có xu hướng khắc nghiệt hơn như “nóng thì càng nóng hơn và lạnh thì càng lạnh hơn”,
b) Lượng mưa
Trong những năm qua mưa thường đến sớm hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứkhông còn theo quy luật của mấy chục năm trước, Cụ thể trong năm 2007, 2008, mùamưa kéo dài mãi đến tháng 12 và tháng 1 năm sau, muộn hơn mấy năm trước hơn 1tháng Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ thường xuất hiện muộn Tình trạng mưa kéo dài,
lũ về đạt đỉnh muộn và trùng vào lúc triều cường hàng tháng khiến cho vùng hạ lưunhiều nơi bị ngập Tuy nhiên, đến năm 2009 thì mùa mưa lại đến muộn hơn 9 bắt đầuvào khoảng giữa tháng 5) khoảng 10 – 15 ngày và kết thúc sớm hơn (cuối tháng 10),
c) Bão, áp thấp nhiệt đới
Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh SócTrăng không nhiều Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường của thời tiết như sự hìnhthành của áp thấp nhiệt đới ngay trên khu vực biển Đông, một số cơn bão có cường độrất mạnh (cấp 12, trên cấp 12) đã xảy ra; lốc xoáy cục bộ xuất hiện nhiều Ảnh hưởng
về tai biến thiên tai nặng nhất trong những năm gần đây là cơn bão số 9 năm 2006 vàtrong năm 2007 là cơn bão số 7 gây thiệt hại nặng nề về người và của Riêng trongnăm 2008 tuy là ảnh hưởng của hiện tượng La Nina gây mưa nhiều trên diện rộng cảnước nhưng riêng tỉnh Sóc Trăng trong năm này lại không ảnh hưởng trực tiếp nhiều
d) Các yếu tố thời tiết cực đoan
Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp Các đợt nắngnóng, số ngày nắng nóng, các đợt rét, số ngày rét, lốc xoáy đã có sự thay đổi, tăng lên
và tác động ngày càng lớn Nắng nóng gay gắt trong mùa khô, mùa mưa có lượng mưatương đối nhiều, thường xuyên xảy ra lốc xoáy, giông, sét
e) Hạn hán
Theo số liệu thống kê tình hình hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2006– 2010 với diễn biến phức tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng đợthạn hán vào những năm sau kế tiếp Cụ thể, theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh Sóc Trăng vào năm 2006 xuất hiện 2 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 18/8 – 24/8, đợt 2vào đầu tháng 9); năm 2007 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 5/6 – 9/6, đợt 2 từ
Trang 417/7 – 27/7, đợt 3 từ 5/9 – 10/9); năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 2/6– 8/6, đợt 2 từ 10/7 – 21/7, đợt 3 từ 22/8 – 31/8).
2 Tình hình xâm nhập mặn
Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy độ mặn cao nhất tại các trạm đo tăng (năm2005) do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóngtrên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn kéo dài, Độmặn cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến thất thường,luôn ở mức thấp hơn TBNN và thấp hơn cùng kỳ 2005 Đến năm 2010 do mùa mưakết thúc sớm (cuối tháng 10) năm 2009, mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốcxuống nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, Trong khi đó gió Đông Bắc hoạtđộng khá mạnh và thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010đến nay mặn đã xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, doảnh hưởng của hiện tượng El-nino nên trong các tháng 2, 3, 4 và những ngày đầutháng 5 thời tiết các nơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vàocác sông rạch trong tỉnh và đạt mức cao nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn caonhất 11,6‰; tại Trần Đề 26,6‰; Long Phú 21,0‰; tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP.SócTrăng 5,2‰; An Lạc Tây 2,8‰
II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN
1 Tình hình sản xuất ngành thủy sản
Thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn thứ hai (sau nông nghiệp)vào GDP và đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong vòng 10 nămqua Giai đoạn 2001 - 2005, GTGT của ngành tăng bình quân 24,9% (GTSX tăng bìnhquân 29,5%), tỷ trọng của ngành trong cơ cấu GDP của tỉnh tăng từ 16,5% (2000) lên23,3% (2005), đóng góp 83,8% vào KNXK của tỉnh năm 2000 và 98,1% KNXK củatỉnh năm 2005 Năm 2006, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đạt113.950 tấn tăng 12,9% so với năm 2005; GTSX thuỷ sản (giá hh) đạt 5.432,9 tỷ đồngtrong đó nuôi trồng đạt 5.040,4 tỷ đồng chiếm 92,8%, khai thác đạt 323,8 tỷ đồngchiếm 5,96% còn lại là dịch vụ thuỷ sản chiếm 0,1% Năm 2007, đạt 139.412 tấn,trong đó khai thác được 34.370 tấn và nuôi trồng được 105.042 tấn
- Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển mạnh với điều kiện lợi thế có dải ven biển với
các cửa sông lớn (S.Hậu, S.Mỹ Thanh) thuận lợi cho nuôi trồng nước mặn và nước lợ.Giai đoạn 2001 - 2005, GTSX nuôi trồng thuỷ sản tăng bình quân 35,3% ; quy môdiện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh tăng từ 41.382 ha lên 66.302 ha (tăng thêm24.920 ha) trong đó diện tích nuôi tôm tăng từ 33.280 ha lên 52.931 ha (tăng 19.651ha), diện tích nuôi cá tăng từ 2.437 ha lên 11.422 ha (tăng 8.985 ha), diện tích nuôi thảthuỷ sản khác giảm từ 5.665 ha xuống 1.949 ha (giảm 3.716 ha)
Cùng với mở rộng quy mô diện tích, nuôi trồng thuỷ sản đang chuyển dần từquảng canh sang thâm canh, bán thâm canh, năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quântoàn tỉnh tăng từ 0,59 tấn/ha (2000) lên 1,15 tấn/ha (2005) Sản lượng nuôi trồng thuỷsản của tỉnh tăng từ 15.422 tấn (2000) lên 71.708 tấn (2005) đứng thứ sáu sau các tỉnh
Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ trong khu vực ĐBSCL.Năm 2007, diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh có 64.872 ha, trong đó diện tíchnuôi tôm 48.727 ha (nuôi công nghiệp và bán công nghiệp 26.552 ha), diện tích nuôi
cá 15.113 ha, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 105.042 tấn tăng 19,4% so với năm
2006
Trang 5- Khai thác thủy sản: trong giai đoạn 2001 - 2005 có chiều hướng chững lại, sản
lượng khai thác giảm từ 25.200 tấn xuống còn 24.435 tấn, chủ yếu do xu hướng đầu tưchuyển sang nuôi trồng hiệu quả hơn và việc mở rộng ngư trường đánh bắt xa bờ đểtăng năng suất, hiệu quả khai thác còn gặp nhiều hạn chế
Năm 2005, tổng công suất các tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh là 44.800 CV đứngthứ 6/7 tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL Hiệu suất khai thác hải sản giảm từ 0,57tấn/CV (2000) xuống còn 0,46 tấn/CV (2005)
2 Định hướng phát triển ngành thủy sản
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng về sản xuất nông lâm thuỷ sản (khu vựcnông nghiệp) của tỉnh, cân đối với tốc độ phát triển sản xuất của trồng trọt và chănnuôi, sản xuất thuỷ sản tiếp tục đóng vai trò chủ lực vào gia tăng GTSX của khu vựcnông nghiệp, mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản có GTSX tăng bình quân 14,5 - 15%,9,5 - 10% và 6 - 6,5% trong các giai đoạn 2006 - 2010, 2011 - 2015 và 2016 - 2020
a Nuôi trồng thuỷ sản
Tiếp tục phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng chuyển mạnh sang nuôi côngnghiệp và bán công nghiệp với các trang trại nuôi ao, nuôi bể có hệ thống cấp thoátnước kiên cố, đồng thời tăng cường phát triển các mô hình nuôi ruộng, nuôi VAC vàsản xuất giống Mở rộng sử dụng các chế phẩm công nghệ sinh học để đảm bảo nuôithủy sản bền vững và nuôi theo quy phạm thực hành tốt (GAP), quy phạm ứng xử cótrách nhiệm (COC) để không bị trở ngại bởi hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)khi xuất khẩu sản phẩm
Phát triển đồng bộ 3 vùng nuôi thủy sản, bổ sung quy hoạch và phát triểnnhuyễn thể hai mảnh vỏ, quản lý và bảo vệ nghêu, sò huyết giống ven biển, chú trọngphát triển nghêu thương phẩm ven biển Vĩnh Châu Vùng ngọt ven sông Hậu, pháttriển nuôi cá Tra xuất khẩu, diện tích khoảng 2000 ha và 4000 ha đến 2010 và 2020
Với quy mô đất MNNTTS khoảng 80.000 ha, dự kiến GTSX/ha đất MNNTTScần phải được nâng bình quân từ 63 triệu đồng/ha (năm 2005) lên khoảng 90 triệuđồng/ha vào năm 2020 Năng suất nuôi trồng tăng bình quân từ 7 - 7,5%
Bố trí diện tích phát triển nuôi trồng thủy sản từ nay đến 2020:
- Đến 2020, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ 66,3 nghìn ha với tỷ lệnuôi CN&BCN chiếm 26% (năm 2005) lên 80 nghìn ha trong đó nuôi CN&BCNchiếm 60%, riêng diện tích nuôi tôm CN&BCN ổn định ở quy mô 45 nghìn ha, sảnlượng thủy sản nuôi trồng 340 - 360 nghìn tấn
Trang 6CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỦY
tế bị giảm sút 1/3 so với hiện nay
Tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn hại do BĐKH gây ra đối với:
1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông
Hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái cửa sông là những hệ sinh thái quantrọng bậc nhất trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tính đa dạng nguồn lợithủy sản tỉnh Sóc Trăng Các yếu tố khí hậu tác động một cách tổng hợp lên hệ sinhthái rừng ngập mặn (RNM) Khi khí hậu nóng lên, các yếu tố như sự biến động nhiệt
độ, lượng mưa, nước biển dâng sẽ là những yếu tố tác động mạnh nhất lên hệ sinh tháirừng ngập mặn Biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh mẽ tới các hệ sinh thái này với cácyếu tố sau:
Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả:
+ Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một sốloài thuỷ sản nước ngọt, lợ vùng cửa sông và vào sâu trong nội đồng
+ Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của một sốloài thuỷ sản vùng cửa sông và trong rừng ngập mặn
+ Nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hoá và thủy sinh xấu đi Kết quả
là quần xã hiệu hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút của các loàikhu vực cửa sông, rừng ngập mặn
+ Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bịhuỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của cácđộng vật tầng giữa và tầng trên
Nước biển dâng sẽ dẫn đến mực nước cao hơn và độ mặn ven biển ngày càngtăng tại hệ thống các cửa sông Trần Đề, cửa Mỹ Thanh Các tác động tiềm tàng củabiến đổi khí hậu đối với các cửa sông có thể do những thay đổi về đặc tính vật lý gây
ra bởi những thay đổi trong dòng chảy nước ngọt Luồng nước ngọt ra các cửa sôngảnh hưởng đến thời gian lưu trữ nước, cung cấp chất dinh dưỡng, phân tầng theo chiềudọc, độ mặn, kiểm soát tốc độ tăng trưởng thực vật phù du và gia tăng sự phân tầngtheo chiều dọc, và ngược lại (Moore et al, 1997)
Mực nước biển dâng cùng với cường độ của bão tố, thay đổi thành phần củatrầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước sẽ đe dọa đến sự suy thoái và sống còncủa rừng ngập mặn cũng như các loài sinh vật rất đa dạng trong đó Xu hướng biến đổi
Trang 7của khí hậu khiến nước biển dâng, độ mặn nước biển trong rừng ngập mặn sẽ có thểvượt quá 25% Những biến đổi đó đã làm mất đi rất nhiều loài sinh vật, làm thay đổimạnh mẽ hệ sinh thái rừng ngập mặn Hệ sinh thái rừng ngập mặn có những phản ứngkhác nhau đối với biến đổi khí hậu, có thể tăng tốc độ tăng trưởng sinh khối là kết quảcủa gia tăng hàm lượng CO2 khí quyển và nhiệt độ nhưng cũng chịu tác động mạnh mẽ bởiquá trình xói lở và ngập do nước biển dâng.
Hình II.1: BĐKH làm thay đổi trong dòng
chảy nước ngọt ảnh hưởng đến đặc tính
vật lý vùng cửa sông
Hình II.2: Nước biển dâng làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn ảnh hưởng đến sự sống còn của RNM
Tác động của nước biển dâng đối với rừng ngập mặn chi phối bởi tốc độ bồiđắp, điều kiện địa hình trong rừng ngập mặn Nước biển dâng tác động tới hệ sinh tháirừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng có thể ở các dạng như ảnh hưởng lên quá trình bồi đắpphù sa và trầm tích vùng rừng ngập mặn, đẩy nhanh tốc độ xói lở vùng ven biển, đặcbiệt là khu vực rừng ngập mặn tại Vĩnh Châu Hiện nay, tại 2 cửa Trần Đề và cửa Định
An cũng đã có hiện tượng xói lở bờ biển và rừng ngập mặn do gió mùa Đông bắc vànước biển dâng Nước biển dâng cùng với gió mùa, bão, triều cường đã làm xói lở bờbiển, gây xói mòn nền đất RNM, lộ rễ cây, sạt lở bờ sông ở các vùng cửa sông, cuốntrôi cây ngập mặn Đồng thời, nước biển dâng đã tạo điều kiện cho cây ngập mặn lấnsâu vào nội địa và tiêu diệt các loại cây trồng khác
Nhiệt độ nước tăng lên cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất tảo và sự có sẵn củaánh sáng, oxy và carbon đối với các loài khác của sông (Neckles, 1999) Nhiệt độ nướctăng cũng ảnh hưởng đến các quá trình quan trọng như vi khuẩn cố định đạm và khửnitơ ở các cửa sông (Lomas et al, 2002) Nhiệt độ nước quy định oxy và độ hòa tancacbonat, bệnh dịch do virus, pH và độ dẫn, quang hợp và tỷ lệ hô hấp của thực vậtphù du cửa sông Nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quátrình sinh lý ở các cửa sông Việc tăng cường các cơn bão nhiệt đới trong tương lai cóthể làm thay đổi động thái trầm tích đáy vùng cửa sông, thực vật phù du, các quá trìnhsinh hóa cửa sông và cả đời sống của ngư dân địa phương
Nhiệt độ tăng, thủy triều thay đổi tác động mạnh vào hệ thống sinh thái rừngngập mặn ven biển Không phải tất cả các chủng loại của hệ sinh thái đều thành côngtrong việc tự điều chỉnh để thích ứng với những biến động của môi trường sống mà chỉ
có thành phần chủng loại của hệ thay đổi (GS TSKH Lê Huy Bá)
Nếu nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến một số hậu quả:
Trang 8- Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đếnnguồn thức ăn của sinh vật Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình
hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thuỷ sản
- Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thờigian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu,ngao, sò,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi
Cùng với nhiệt độ, sự biến đổi của lượng mưa cũng có ảnh hưởng lớn đến sựphân bố và phân vùng của các loài cây ngập mặn Sở dĩ lượng mưa có ảnh hưởng đến
sự phân bố các quần xã và thành phần loài vì nó cung cấp nước cho đất, tăng cườnglượng nước ngọt chảy qua bề mặt, làm giảm nồng độ muối trong đất, nhất là vào thờigian cây sinh trưởng mạnh mẽ (lúc cây con mới bén rễ và lúc cây ra hoa kết quả),tránh cho cây khỏi bị “hạn sinh lý”do nồng độ muối cao Vì vậy, mùa mưa thườngcũng là mùa ra hoa, kết quả và phát tán hạt giống của các cây ngập mặn Tuy nhiên,lượng mưa lớn không phải bao giờ cũng có lợi Do ảnh hưởng của BĐKH nên mưathường xuyên xảy ra hơn cả về cường độ và thời gian Khi mưa lớn chỉ tập trung trongthời gian ngắn và nhiều tháng còn lại trong năm bị khô hạn sẽ gây ảnh hưởng bất lợicho sự sinh trưởng và phân bố của cây ngập mặn Trong hoàn cảnh đó, mưa lớn sẽ lọcrửa hết muối trong đất, ngược lại về mùa khô lượng muối trong đất lại quá cao Chính
vì vậy, cây ngập mặn tại những khu vực này thường bị ngừng sinh trưởng hoặc chếtcây con
Mưa lớn đã cuốn theo cát, sỏi ra các bãi lầy, lấp rễ hô hấp và phá huỷ cây conđang tái sinh sẽ dẫn đến sự phân bố cây ngập mặn ở đây ngày càng thưa và khôngđồng đều Ngược lại, vào thời điểm mùa khô, do tác động của gió chướng với thủytriều biển Đông mạnh, thời gian kéo dài mùa khô hơn do tác động của BĐKH nên làmcho đất ngập mặn bị bốc hơi rất mạnh, nồng độ muối trong đất tăng lên rất cao (tới 40
- 60%), cây thoát hơi nước nhiều, lượng nước hút vào không đủ nên khó giữ được cânbằng nước trong cơ thể dẫn đến nhiều cây bị chết khô
Ngoài ra, do tác động của BĐKH bão ngày càng xuất hiện với tần xuất lớn hơn
và mức độ mạnh hơn tại khu vực phía Nam, trong đó có tỉnh Sóc Trăng gây ảnh hưởnglớn đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Nhìn chung, RNM thường không thểphát triển được ở những nơi chịu tác động trực tiếp theo chu kỳ năm của bão Nhữngcơn bão lớn xuất hiện hàng năm vào các tỉnh ven biển với tần xuất và cường độ ngàycàng khốc liệt hơn do tác động của BĐKH đã làm vỡ đê biển, phá huỷ các RNM tựnhiên hoặc trồng để bảo vệ đê, phá huỷ môi trường sống của nhiều loài tôm cá biểncũng như chim nước Nước biển dâng cao nhất trong những ngày có mưa bão kết hợptriều cường, có khi lên tới 5 - 8 m gây ra thiệt hại to lớn về tài sản của cộng đồng venbiển, làm cho bờ biển bị xói lở, kể cả những vùng có các dải rừng ngập mặn phòng hộ.Sóng to, mưa lớn làm cho cây bị gãy cành, rụng hoa quả và cuốn trôi nhiều cây con rabiển Hủy hoại hệ sinh thái rừng ngập mặn là điều không thể tránh khỏi
2 Nuôi trồng thủy sản
Sóc Trăng là một trong những địa phương có ngành nuôi trồng thủy sản pháttriển của vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: nuôi thủy sản nước lợ mặn, nuôi
thủy sản nước ngọt Tính đến năm 2009, diện tích nuôi thủy sản đạt 69.191 ha (Niên
giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, năm 2009)
Trang 9Trong thời gian qua, do những yếu tố bất thường của thời tiết, chủ yếu là thờitiết nắng nóng kéo dài, diễn biến thời tiết bất thường làm biến động các yếu tố môitrường gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, thiệt hại về ngành nuôi trồng tại tỉnhtrong thời gian qua cũng rất lớn Trong năm 2009, diện tích tôm sú thiệt hại 2.535ha/257 triệu con/2.478 hộ (Mỹ Xuyên 976 ha, Vĩnh Châu 1.086 ha, Long Phú 328 ha,
Cù Lao Dung 137 ha, Thạnh Trị 8 ha) Trước diễn biến của biến đổi khí hậu trong thờigian tới, đặc biệt là sự gia tăng nhiệt độ và biến đổi lượng mưa sẽ tác động rất lớn đếnhoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển củasinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng Mỗi loài có khoảng nhiệt
độ thích ứng riêng Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhấtđịnh (Ví dụ nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm nước lợ giới hạntrong khoảng 28 – 30oC, nếu nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc thấp hơn 28oC thì sự pháttriển của tôm sẽ bị ảnh hưởng như tôm chậm lớn) Nhiệt độ nước trong các ao đầmphụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và từng địa phương Khi nhiệt độ không khí tăng lênlàm cho nước nóng lên, tuy nhiên biến động nhiệt độ nước trong các ao đầm chậm hơn
so với không khí
Hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu đựngcủa nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài nuôi Nước nóng sẽ làm cho tôm cá chếthàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao, vuông tôm có độ sâu nhỏ: độ sâu trungbình của các ao, đầm nuôi thâm canh tối thiểu từ 1,2m Trong khi, nuôi quảng canh cảitiến chỉ 0,7m, đặc điểm này chiếm đa số với các hình thức nuôi tôm tại các địaphương Đối với các vực nước có độ sâu cao, vực nước lớn hoặc chảy thì sự thay đổi
về nhiệt độ hiện xảy ra chậm hơn và nước ít bị nóng hơn Vì vậy, việc nuôi lồng bètrên các vực nước lớn như sông, biển thường ít bị ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ quámức như hình thức nuôi cá tra ven sông Hậu sẽ ít chịu tác động mạnh từ gia tăng nhiệt
độ còn các vực nước tù và ao, vuông nhỏ trong nội đồng thường dễ bị ảnh hưởngnghiêm trọng hơn
Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao, vuôngtôm Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxytrong nước trong giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thựcvật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ Sự suy giảm hàm lượng oxy làmảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậmlớn Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng hiện tượng phù dưỡng của các ao nuôi; cánổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở cácvùng ven biển
Trang 10Hình II.3: Nhiệt độ tăng cao có thể làm tôm chậm lớn hoặc có thể bị chết
Bảng II.1: Đặc tính chịu mặn của các tra và tôm
29.8±1.04 (Duong, N.D., 2006) Buổi sáng: 28.3±0.49 buổi chiều: 30.5±0.51 (Chuyen, 2006)
Chịu mặn (ppt)
Các tra có thể tồn tại và phát triển trong nước có độ mặn thấp (Buttner, n.d)
Giới hạn 15 - 30 ppt; phát triển thuận lợi là 25 ppt Sự sống của tôm bị ảnh hưởng khi vượt giới hạn 10 - 35 ppt
Nguồn: Báo cáo đánh giá, 2010 (WFC và nnk)
Sự tăng nhiệt độ trong giới hạn chịu đựng của các loài nuôi chính, đặc biệt cátra sông vẫn sống tốt trong nước có nhiệt độ cao 30oC Tác động chính của sự tăngnhiệt độ là làm tăng tốc độ trao đổi chất, đồng thời làm tăng quá trình phát triển và đòihỏi cung cấp lượng cho ăn tương ứng, do đó sẽ dẫn đến tăng giá nhưng lại giảm thờigian phát triển đến kích cỡ bán được (bảng II.2)
Trang 11Bảng II.2: Tính nhạy cảm của hệ thống sản xuất làm thay đổi các biến số môi trường
Hệ thống nuôi Tăng nhiệt độ Khô hơn trong mùa khô (nước bốc hơi) Ẩm hơn trong mùa ẩm (lũ lụt)
Tất cả các hệ thống
1) Tăng tốc độ phát triển và cho ăn chuyển đổi theo (tốc độ trao đổi chất) => nhu cầu ô xy, => xâm lấn và lan tràn vi khuẩn có hại (Dalvi et al, 2009)
2) Tăng tốc độ phân hủy các mảnh vụn hữu cơ trong nước
=> nước chất lượng thấp và dẫn đến dịch bệnh
1)Tốc độ bay hơi cao từ các đầm nuôi làm tăng độmặn đặc biệt là trong hệ thống nuôi tôm quản canh
2) Lượng nước thay đổi làm tăng việc bơm nước
Cá tra - nội địa 1) Còn lại trong giới hạn chịu đựng/ ranh giới bắt buộc và
giảm chết
2) Là loài hô hấp không khí (Browman and Kramer 1985 cited by Cacot 1999), nên cho phép cá chống chịu lại với mức ô xy hòa tan thấp, tốt hơn tôm
Sự gia tăng nhiễm bệnh xảy ra cao nhất vào mùa mưa và thấp hơn vào mùa khô (Thuy,D.T 2010)
Cá tra - "ven biển"
Nuôi tôm thâm
canh và bán thâm
canh
Trong giới hạn nhiệt độ mà hỗ trợ cho sự phát triển của chúng là 28 - 33oC Trong giới hạn đó, sự phát triển sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ Sự chết chỉ bắt đầu khi nhiệt độ trên 33oC và dưới 13oC
Tôm quảng canh
Suy giảm lượng ô xy hòa tan là một vấn đề đặc biệt Tiềm năng làm giảm rủi ro bệnh đốm trắng (mầm bệnh nhạy cảm) Thể hiện rõ trong đầm nuôi thâm canh
Hệ thống nuôi Sự kiện khắc nghiệt Nước biển dâng: lũ lụt Nước biển dâng: xâm nhập mặn
Cá tra - nội địa
Thay đổi nơi ở: Vùng thức ăn của cá và tôm bị phá hủy
Sự thay đổi dòng thủytriều => phải bơm điềutiết nước nhiều hơn
Dựa trên kịch bản 50 cm sẽ không
bị ảnh hưởng
Nuôi tôm thâm
Tôm quảng canh
Nguồn: Báo cáo đánh giá, 2010 (WFC, MCD và nnk)