1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lập quy và hình thành các chuẩn mực kế toán quốc gia

14 518 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

Quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn quốc tế đòi hỏi thông tin tài chính phải nâng cao chất lượng và phải so sánh được với nhau; để so sánh được v

Trang 1

ĐỀ BÀI: Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lập quy và hình thành các chuẩn mực kế toán quốc gia/quốc tế, liên hệ Việt Nam

Bài làm

Kế toán có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia Vì sự quan trọng và tính phức tạp, kế toán được quy định và hướng dẫn thực hiện Ở các quốc gia khác nhau có những phương thức khác nhau để quy định và hướng dẫn về kế toán: quy định của chính phủ, các quy định của Sở giao dịch chứng khoán hoặc các Chuẩn mực kế toán được ban hành bởi các Uỷ ban chuẩn mực kế toán Hầu hết các nước đã xây dựng và phát triển một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia riêng (gọi là GAAP) Tuy vậy, trong hơn thập kỷ qua, một hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế đã và đang được phát triển và dần thay thế hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) từ năm 2001 thay thế dần Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS) đã và đang trở thành ngôn ngữ kế toán quốc tế để phục vụ thị trường vốn toàn cầu

Quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn quốc tế đòi hỏi thông tin tài chính phải nâng cao chất lượng và phải so sánh được với nhau; để so sánh được với nhau các thông tin tài chính phải được ghi nhận trên cùng hệ thống chuẩn mực kế toán chung, là tiền đề để hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) được hình thành Trên thực tế, các quốc gia có thể áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau để lập các báo cáo tài chính và các chuẩn mực kế toán có thể có sự khác biệt Sự khác biệt của hệ thống các chuẩn mực kế toán xuất phát từ sự khác nhau về văn hóa, hệ thống pháp lý, chính trị, quá trình hình thành và phát triển của các hiệp hội nghề nghiệp Và các báo cáo tài chính của cùng một doanh nghiệp được lập trên các hệ thống chuẩn mực khác nhau có thể có sự khác biệt

Thực tế IAS/IFRS mang lại nhiều lợi ích trong phát triển một nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hoá như ngày nay Trong những năm gần đây, Uỷ

Trang 2

ban chuẩn mực kế toán quốc tế tập trung nhiều nguồn lực để phát triển và phổ biến một hệ thống các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Trên thế giới có khoảng 113 quốc gia cho phép hoặc yêu cầu áp dụng IAS/IFRS đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn; 27 quốc gia đã áp dụng toàn bộ IAS/IFRS

và chấm dứt việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc gia của họ; nhiều quốc gia trong đó có cả nước Mỹ đang có kế hoạch áp dụng toàn bộ IAS/IFRS để thay thế các chuẩn mực kế toán quốc gia

Tuy nhiên, hiện tại ở hầu hết các nước bao gồm cả các nước thuộc khối

EU, việc áp dụng IFRS cũng chưa phải là toàn bộ và vẫn tồn tại một số khác biệt nhất định và những vấn đề gây tranh cãi

Việt Nam là một đất nước mới nổi và vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi

từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường Về điểm này, Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc và Nga Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận của Việt Nam và Trung Quốc trong áp dụng những chính sách mở cửa nền kinh tế bao gồm cả chính sách kế toán khác xa với Nga Từ lúc ban đầu, hai nước châu Á này đã tiếp cận với nền kinh tế thị trường tự do một cách từ từ và thận trọng như là bản chất của văn hóa phương Đông Việt Nam cũng như Trung Quốc từng bước mở cửa đất nước và dần dần thay đổi để làm quen với những khái niệm và phương pháp mới của nền kinh tế thị trường tự do phát triển lâu đời ở các nước phương Tây Vì vậy, những chính sách kinh tế mới thường được áp dụng một cách thận trọng Chính điều này góp phần giúp hai đất nước tránh được những cú sốc và sai lầm lớn

Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là một chiến lược đặc biệt của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Áp dụng IAS/IFRS là một chính sách kinh tế mới của Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao để cải cách hệ thống kế toán XHCN phù hợp với nền kinh tế thị trường và hỗ trợ chính sách kinh tế mở cửa Phương pháp tiếp cận IAS/IFRS của Việt Nam là thận trọng và dần dần thích nghi, trên cơ sở

Trang 3

việc Việt Nam áp dụng có chọn lọc IFRS Mục đích trên hết là tạo ra một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia phù hợp hơn với các điều kiện về Kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước

Từ đầu thập niên 90, Việt Nam bắt tay vào xây dựng một nền kinh tế thị trường Do vậy, việc cải cách hệ thống kế toán quốc gia đề phù hợp với nền kinh tế thị trường là điều bắt buộc Năm 2001, Vụ chế độ kế toán và kiểm toán của Bộ Tài chính mới ban hành lần đầu các chuẩn mực kế toán quốc gia Trước

đó, Việt Nam chưa có bầt kỳ một chuẩn mực kế toán nào để hướng dẫn hoặc quy định về các hoạt động kế toán Bộ Tài chính đã quyết định ban hành các chuẩn mực kế toán quốc gia (VAS) trên cơ sở vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế vì đây được xem là cách phù hợp nhất và hiệu quả nhất trong bối cảnh của Việt Nam Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và làm tăng

sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới Hơn nữa, việc này sẽ giúp tiết kiệm các chi phí và những nguồn lực khác của đất nước dành cho xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán khác không theo quốc tế

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) từ những năm 2000 đến 2005 theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực

Đến nay, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán Việc được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế là nhằm đảm bảo

hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp, phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Các nhân tố về môi trường tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được quan tâm của các nghiên cứu trước đây như Vũ Hữu Đức (1999),

Trang 4

Tăng Thị Thanh Thủy (2009), Trình Quốc Việt (2009), Phạm Thị Thanh Hà (2009)… Mỗi tác giả có những nhận định riêng về các yếu tố tác động nhưng tựu chung đều cho rằng các yếu tố môi trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống kế toán Việt Nam

- Nhóm nhân tố chính trị tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Nhân tố chính trị có tác động mạnh mẽ đến quá trình hội tụ kế toán quốc

tế hơn là quá trình hình thành hệ thống kế toán quốc gia Điều này khá đúng với Việt Nam Quá trình hình thành các chuẩn mực kế toán Việt Nam phản ảnh ý chí của Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu để đạt được các mục tiêu chính trị và kinh tế Nguyen & Richard (2011) cho rằng Việt Nam ban hành các chuẩn mực kế toán xuất phát từ áp lực để được chấp nhận là thành viên của WTO Khi chuẩn bị gia nhập WTO và thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã dứt khoát và mạnh mẽ thực hiện quá trình hình thành chuẩn mực kế toán với xuất phát điểm hầu như bằng không Điều này cũng phù hợp với giải thích của Ramanna (2011) về tác động của chính trị đối với quá trình hội tụ kế toán quốc tế

- Nhóm nhân tố pháp lý tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Nhìn chung, các hoạt động kinh tế được điều hành bởi các Luật và các qui định pháp lý Luật Kế toán (2003) quy định khá chi tiết về kế toán so với các quốc gia theo thông luật Hệ thống chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính là một cơ quan nhà nước ban hành Các qui định trong Luật Kế toán đã ảnh hưởng

và chi phối đến các nguyên tắc và phương pháp của chuẩn mực kế toán Trong môi trường pháp lý như trên, các tổ chức nghề nghiệp không có chức năng lập quy Năm 2005, theo Quyết định 47/2005/QĐ-BTC, Bộ Tài chính đã giao bổ sung những quyền hạn cho Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam trong đó chỉ dừng lại ở việc Hội cử cán bộ chuyên môn tham gia Hội đồng Kế toán quốc gia, các ban soạn thảo chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán hoặc soạn thảo Chế

độ kế toán (Bộ Tài chính, 2005a) Điều này phù hợp với nhận định của Robert

Trang 5

et al (1998) cho rằng hệ thống Luật, các qui định liên quan cũng như vai trò của

tổ chức nghề nghiệp sẽ tác động đến hệ thống kế toán quốc gia

- Nhóm nhân tố kinh tế tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Mặc dù Nhà nước chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế nhưng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế Trong chiến lược phát triển kinh tế đã nêu rõ Việt Nam cần phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế

và các loại hình doanh nghiệp, đồng thời phải tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần

ổn định kinh tế vĩ mô (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011) Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là DNNVV Trong giai đoạn 2011 – 2015, mục tiêu phát triển DNNVV bằng việc thành lập mới 350.000 và đến ngày 31/12/2015 sẽ có khoảng 600.000 DNNVV

Các DNNVV sẽ đóng góp khoảng 40% GDP (Cao Sỹ Kiêm, 2012) Đối với thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây có những biến chuyển tích cực, đặc biệt là thị trường chứng khoán đã có những tiến triển nhất định Trong giai đoạn 2000 – 2005 vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 1% GDP nhưng đến năm 2006 quy mô thị trường đã đạt 22,7% GDP và tiếp tục đạt mức trên 43% GDP vào năm 2007 Do khủng hoảng kinh tế thế giới, mức vốn hóa trong những năm sau có giảm, tuy nhiên mức vốn hoá thị trường năm 2013 tăng

so với năm 2012, đạt khoảng 964 nghìn tỉ đồng (tăng 199 nghìn tỉ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP Sự gia tăng của các chỉ số đã đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong mười quốc gia có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới Tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển trong năm

2013 tăng 54% và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỉ USD so với cuối năm

2012 Số tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,27 triệu tài khoản, trong đó số

Trang 6

lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng 55% (Vũ Trọng, 2013) Với thị trường tài chính được lành mạnh cũng như thị trường chứng khoán ổn định thì ngày càng có nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước do đó đòi hỏi chất lượng thông tin phải hợp lý để đáp ứng nhu cầu ra quyết định kinh doanh Điều này cũng đồng nghĩa các nguyên tắc, phương pháp kế toán cần phải được chuẩn hóa theo hệ thống chuẩn mực kế toán Vấn đề này cũng tương tự như quan điểm của Robert et al (1998) cho rằng hệ thống kế toán phát triển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia

- Môi trường văn hóa tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Sự tác động của văn hóa đến hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu chính thống Trong hệ thống đo lường các khuynh hướng văn hóa của Hofstede, Việt Nam được đánh giá với mức điểm tương ứng: chủ nghĩa cá nhân (70), khoảng cách quyền lực (20), né tránh những vấn

đề chưa chắc chắn (40), định hướng dài hạn (30) và nam tính (80) (Hofstede, 2012) Với các thông số trên, áp dụng lý thuyết của Gray (1988), trong hệ thống

kế toán Việt Nam tính chất thận trọng được đề cao, nhấn mạnh đến sự tuân thủ các qui định, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán Điều này tỏ ra mâu thuẫn với thực tế Việt Nam nhanh chóng ban hành các chuẩn mực kế toán dựa trên chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nhân tố chính trị đã lấn át nhân tố văn hóa Điều này phù hợp kết luận của Birt et al (2011) và Borker (2012) khi nghiên cứu quá trình hội tụ của những quốc gia khác nhau trên thế giới, văn hóa không phải là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến quá trình hội tụ

Tóm lại, chính trị và hệ thống pháp lý là những nhân tố tác động mạnh đến quá trình ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam, nó giải thích được tốc độ nhanh chóng và vai trò Nhà nước của quá trình này Các nhân tố kinh tế và văn hóa không có vai trò rõ rệt trong giai đoạn hình thành chuẩn mực (2001 – 2006) nhưng có vẻ phát huy tác dụng trong những năm gần đây:

Trang 7

– Khi mục tiêu chính trị đã đạt được (Việt Nam gia nhập WTO năm 2007

và gặt được nhiều thắng lợi ngoại giao trong những năm kế tiếp), quá trình ban hành và cập nhật chuẩn mực đã chậm hẳn lại, và chỉ mới được khởi động gần đây

– Vị trí hạn chế của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế không tạo được sức đẩy Việt Nam phải tiếp tục cải cách về kế toán

– Văn hóa thận trọng khiến Việt Nam khó chấp nhận được hàng loạt những khái niệm mới của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế như giá trị hợp

lý hoặc các thay đổi trong quy định về báo cáo tài chính hợp nhất Nói cách khác, trong 26 chuẩn mực kế toán đã ban hành, Việt Nam đã áp dụng hầu hết những vấn đề tương đối phù hợp với văn hóa Việt Nam Những vấn

đề còn lại như đã nói ở trên, có nhiều thách thức cho việc chấp nhận trong thực tiễn Việt Nam Khi khởi động lại việc ban hành các chuẩn mực mới, Bộ Tài chính cũng chọn lựa một lộ trình thận trọng là nghiên cứu cập nhật các chuẩn mực đã ban hành trước tiên

Khi xây dựng các các chuẩn mực kế toán, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế VAS cơ bản đã được xây dựng dựa trên IAS/IFRS, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc

tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam Do vậy, VAS đã cơ bản tiếp cận với IAS/IFRS, phản ánh được phần lớn các giao dịch của nền kinh tế thị trường, nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin về BCTC của các doanh nghiệp Mặc dù vậy, VAS hiện nay vẫn bộc

lộ nhiều điểm khác biệt với IAS/IFRS Điều này thể hiện qua một số biểu hiện chủ yếu sau:

- Khác biệt cơ bản nhất là VAS chưa có quy định cho phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo Điều này ảnh hưởng lớn đến việc kế toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính, làm suy giảm tính trung thực, hợp lý của BCTC và chưa phù hợp với IAS/IFRS;

Trang 8

- VAS 21 không quy định trình bày Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu thành một báo cáo riêng biệt như IAS 1, mà chỉ yêu cầu trình bày trong thuyết minh BCTC Ngoài ra, chế độ kế toán Việt Nam quy định mẫu biểu báo cáo một cách cứng nhắc, làm triệt tiêu tính linh hoạt và đa dạng của hệ thống BCTC, trong khi IAS/IFRS không đưa ra mẫu biểu cụ thể của báo cáo;

- Theo VAS 21, doanh thu và chi phí tài chính được tính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là không phù hợp với thông lệ quốc tế, khi các khoản lãi/lỗ bán cổ phiếu vốn không phải của hoạt động mang tính thường xuyên của doanh nghiệp lại được hiểu là kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu;

- IAS 2 cho phép sử dụng các phương pháp ước tính giá trị hàng tồn kho như phương pháp chi phí định mức hoặc phương pháp giá bán lẻ, nhưng vấn đề này không được đề cập ở VAS 2 VAS 2 cho phép áp dụng phương pháp “Nhập sau - Xuất trước” (LIFO) trong khi IAS/ IFRS không cho phép áp dụng phương pháp này;

- VAS 3 chỉ cho phép đánh giá lại tài sản cố định là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm Trong khi đó, theo IAS 16, doanh nghiệp được phép đánh giá lại tài sản theo giá thị trường và được xác định phần tổn thất tài sản hàng năm, đồng thời được ghi nhận phần tổn thất này theo quy định tại IAS 36;

- VAS 11 quy định lợi thế thương mại được phân bổ dần trong thời gian không quá 10 năm kể từ ngày mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh Trong khi đó, IFRS 3 quy định doanh nghiệp phải đánh giá giá trị lợi thế thương mại tổn thất;

- VAS hiện thiếu một số chuẩn mực liên quan đến các đối tượng và giao dịch đã phát sinh như: thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); công cụ tài chính

Trang 9

(IFRS 9); tổn thất tài sản (IAS 19) các khoản tài trợ của Chính phủ (IAS 20); nông nghiệp (IAS 41); phúc lợi của nhân viên ( IAS 36)…

Gần đây, có một số nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế Kết quả của một nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ hòa hợp của VAS với IAS/IFRS liên quan đến 10 chuẩn mực được chọn nghiên cứu ở mức bình quân là 68% Theo đó, các chuẩn mực về doanh thu và chi phí có mức độ hòa hợp cao hơn các chuẩn mực về tài sản Mức độ hòa hợp về đo lường (81,2%) cao hơn nhiều

so với mức độ hài hòa về khai báo thông tin (57%) [5; tr159]

Như vậy, mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 90%, theo phát biểu của ông Bùi Văn Mai – nguyên Vụ trưởng Vụ chế độ kế toán - Bộ Tài chính trong một phỏng vấn của báo Vnexpress, nghĩa

là tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế Trong một chừng mực nào đó, rõ ràng những khác biệt này có ảnh hưởng đến quá trình hội nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam, dù rằng, không phải là không có những nguyên nhân khách quan của nó

=> Nguyên nhân tồn tại những khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán

Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế

Có nhiều lý do để giải thích cho sự chưa hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS, trong đó có những nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân thuộc về môi trường kế toán

Nguyên nhân trực tiếp

- VAS về cơ bản được soạn thảo dựa trên các IAS/IFRS tương ứng được ban hành đến cuối năm 2003, nhưng sau đó không được cập nhật những sửa đổi của IAS liên quan và IFRS mới được ban hành sau năm 2003;

- IAS/IFRS ngày càng hướng tới đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý nhằm đảm bảo tính ‘liên quan’ của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng, trong khi đó giá gốc vẫn là cơ sở đo lường chủ yếu được qui định bởi VAS;

Trang 10

- IAS/IFRS cho phép sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn so với VAS, dẫn đến IAS/IFRS yêu cầu khai báo thông tin liên quan đến sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn

Nguyên nhân thuộc về môi trường kế toán

- Thứ nhất, văn hoá của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn Áp dụng IAS/IFRS, sự không chắc chắn là rất cao bởi vì BCTC theo IAS/IFRS sử dụng nhiều ước tính kế toán, ví dụ như giá trị hợp lý VAS với các ước tính kế toán ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn, tuy nhiên, điều này cũng giảm nhiều sự phù hợp của thông tin trên BCTC Đặc điểm văn hoá này là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp và rất quan trọng đến việc VAS chưa áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS

- Thứ hai, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn khá non trẻ, Việt Nam mới phát triển kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20, thị trường vốn của Việt Nam là một trong những thị trường non trẻ nhất trên thế giới, mới được hình thành hơn mười năm nay Đến nay, nó vẫn chưa thể hiện rõ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mới chỉ trong phạm vi quốc gia, chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới Trong khi đó, định hướng của IAS/IFRS là xây dựng hệ thống các chuẩn mực kế toán hoàn toàn thị trường và hỗ trợ thị trường vốn, một hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới ra quyết định kinh tế Do vậy, định hướng phát triển của VAS để phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn không mạnh như IAS/IFRS; nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý như IAS/IFRS để phục vụ thị trường vốn là chưa cấp bách Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng BCTC chưa có nhu cầu thực sự đối vối thông tin tài chính chất lượng cao vì thông tin tài chính chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc ra quyết định của họ

Ngày đăng: 28/04/2017, 22:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w