1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Trình bày những hiểu biết của anhchị về một đô thị trong lịch sử Việt Nam: Lịch sử hình thành của đô thị Nam Định

10 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 83 KB

Nội dung

Đề bài : Trình bày những hiểu biết của anhchị về một đô thị trong lịch sử Việt Nam NỘI DUNG 1. Lịch sử hình thành của đô thị Nam Định Thành phố Nam Định, thủ phủ của tỉnh Nam Định xưa và nay, không chỉ có Khu Di tích nổi tiếng Tức Mặc, kinh đô thứ hai của nhà Trần, với những lâu đài, cung điện kiến trúc theo kiểu cung đình nguy nga; mà còn những thành quách, đền đài: Cột Cờ, Trường Thi, Văn Miếu, Vọng Cung, Thành Cổ… thâm nghiêm; cùng những con sông đang còn hay đã lấp bồi… đủ nói lên một vùng đất hội tụ, lưu danh truyền thống văn hóa lâu đời.

Trang 1

Đề bài : Trình bày những hiểu biết của anh/chị vềmột đô thị trong lịch sử Việt Nam

NỘI DUNG

1 Lịch sử hình thành của đô thị Nam Định

Thành phố Nam Định, thủ phủ của tỉnh Nam Định xưa và nay, không chỉ có Khu Di tích nổi tiếng Tức Mặc, kinh đô thứ hai của nhà Trần, với những lâu đài, cung điện kiến trúc theo kiểu cung đình nguy nga; mà còn những thành quách, đền đài: Cột Cờ, Trường Thi, Văn Miếu, Vọng Cung, Thành Cổ… thâm nghiêm; cùng những con sông đang còn hay đã lấp bồi… đủ nói lên một vùng đất hội tụ, lưu danh truyền thống văn hóa lâu đời.

Một trong những di tích tiêu biểu ấy là Thành cổ Nam Định Ngay từ thời Nguyễn, vua Gia Long đã nhìn nhận: Vị Hoàng, vùngđất trọng yếu của Thành Nam, án ngữ con đường thiên lí từ Nam ra Bắc về thủy cũng như bộ, trấn giữ hai cửa Sông Hồng, Sông Đáy, bao quát một vùng châu thổ rộng lớn có tầm chiến lược quan trọng hơn Vân Sàng Vị Hoàng là trung tâm phía Nam Đồng bằng Sông Hồng; dân đông, giàu có; đất đai màu mỡ; sản vật dồi dào; cótruyền thống văn hóa và đấu tranh.

Trang 2

Đây là thành phố lâu đời có lịch sử 750 năm Ngay từ thời Nhà Trần đã xây dựng Nam Định thành phủ Thiên Trường dọc bờ hữu sông Hồng, có 7 phường phố Năm 1262, Trần Thánh

Tông đổi hương Tức Mạc (quê gốc của nhà Trần) thành phủ Thiên

Trường, sau đó phủ được nâng thành lộ Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), nhà Lê gọi là thừa tuyên Thiên Trường Năm 1469 dưới thời vua Lê Thánh Tông, lần đầu tiên có bản đồ Đại Việt, Thiên Trường được đổi làm thừa tuyên Sơn Nam

Pháp thuộc ngày 17 tháng 10 năm 1921đã gần 100 năm, còn sớm hơn cả Vinh, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Cần Thơ, hay thậm chí là Huế

II Qúa trình phát triển

Nam Định – quê hương nhà Trần lừng lẫy với hào khí Đông-A.một mảnh đất có vị thế hết sức đặc biệt trong suốt tiến trình lịch sửcủa Việt Nam.

Dù chưa một lần là kinh thành ( thủ đô) nhưng Nam Định được coi là một đô thị hành chính , chính trị quan trọng.

Thành phố Nam Định là một thành phố lớn đông dân ở miền Bắc (Việt Nam) chỉ sau Hà Nội và Hải Phòng về mức độ đô thị hóa, trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định Là một trong ba cực của đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thànhmột trung tâm văn hoá và tôn giáo ngay từ những thời kỳ đầu thế

Trang 3

kỷ XIII trong lịch sử Việt Nam Năm 1262, nhà Trần cho xây dựngphủ Thiên Trường, đặt dấu mốc đầu tiên cho một đô thị Nam Định sau này.

Định ngày nay, trải qua các triều đại Trần Hồ, Lê, Mạc, Tây

Sơn, Nguyễn vùng đất này đã nhiều lần đổi tên như Thiên Trường, Vị Hoàng, Sơn Nam, Thành Nam rồi Nam Định

Đến thời Lê, thành phố Nam Định xưa chỉ còn là quân doanh VịHoàng quan trọng Trị sở hành chính của Sơn Nam thừa tuyên đã chuyển vào Vân Sàng (Ninh Bình) để ở gần Thanh Hóa bảo vệ quêhương nhà Lê.

Nhà Tây Sơn đổi thừa tuyên Sơn Nam là trấn nhưng vẫn giữ trị sở hành chính ở Vân Sàng

Dưới thời Nguyễn, Nam Định là một thành phố lớn cùng Hà Nội và Huế.Thời đó Nam Định còn có trường thi Hương, thi hội,

trị sở về Vị Hoàng vì theo Gia Long, Vị Hoàng án ngữ con đường Thiên lý từ Nam ra Bắc về thủy cũng như bộ, trấn giữ hai cửa sôngHồng, sông Đáy, bao quát một vùng châu thổ rộng lớn có tầm quantrọng hơn Vân Sàng Ngay từ thời Trần, quan cai trị là An phủ sứ chỉ thấp hơn Đại An phủ sứ ở kinh đô Thăng Long Với 280 năm là thủ phủ của lộ, trấn, Vị Hoàng là trung tâm miền nam đồng bằng

Trang 4

sông Hồng, dân đông, đất đai màu mỡ, nhân dân giàu có, sản vật dồi dào có truyền thống văn hóa và đấu tranh.Nam Định bấy giờ cóvị trí chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa lớn Năm Gia Long thứ III(1804) lúc đầu thành mới đắp bằng đất, hình vuông theo kiểu Vô-băng Đến năm Gia Long thứ XIII (1814) mới ghép gạch xây thành Thành cổ Nam Định chu vi 830 trượng 7 thước 3 tấc; diện tích nội thành ngót 70 vạn mét vuông; có 4 cửa; quanh thành cách tường thành 6, 7m đào hào rộng 6 trượng, sâu 6 thước Chân tườngxây bằng đá xanh, phía trên bằng đá ong Thành xây ở địa phận Vị Hoàng, Năng Tĩnh, Tức Mặc thuộc huyện Mỹ Lộc, nguyên trước làdoanh Vị Hoàng.Nằm ở phía Tây Bắc thành phố, thành Nam Định có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc Trên mỗi cửa thành xây thú lâu (vọng gác) Ngoài cửa thành có một đoạn tường thành hình chữ V gọi là Dương Mã Các quan xưa còn đặt 5 điếm: Điếm Quân Trung(nay là đầu phố Lê Hồng Phong – Hoàng Văn Thụ), điếm Đông Thành, Vịnh Thịnh, Tiền Môn và An Lạc ở 4 mặt thành Mặt Đôngthành hướng ra phường phố buôn bán, mặt Nam nhìn ra một bãi tập của lính, phía tay trái cũng có đường ra phường phố, thiên về bên phải là một cánh đồng lầy khá rộng Qua một đoạn đường là đến Đồn Thủy, có quân đóng bảo vệ thành phố khi bị địch tấn côngtừ phía cửa Độc Bộ theo Sông Đào lên Trước mặt Tây là cánh đồng khô rộng lớn, nổi lên khu Trường Thi lịch sử, Văn Miếu và nhà học của tỉnh Mặt Bắc là vùng chiêm trũng ngập nước lầy lội,

Trang 5

về mùa mưa thuyền nan có thể từ thành phố đi về các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Bình Lục, Thanh Liêm Nội thành hình vuông, bên trong có điện Kính Thiên; đình (nay là chùa) Vọng Cung, mái conglợp ngói mũi hài, cột lim đen bóng, nhuốm màu thiền tịch tôn nghiêm; nơi các quan đầu tỉnh đến kì tụ về tế cáo… Sau Vọng Cung là các dinh Tổng đốc, Án sát, Đề đốc hay Chánh lãnh, cơ quan ngân khố; phía sau khu hành chính là kho lương thảo có thể chứa tới khoảng 3.000 tấn Sát cửa Tây là nhà tù, trại giam, chuồngvoi, chuồng ngựa To lớn uy nghi hơn cả là cột cờ ở phía Nam, cách đình Vọng Cung chừng 100m, xây năm Nhâm Thân (1812) Cột cờ cao 23,84m, dưới bệ có đền Bà Chúa Cột Cờ thờ Giám Thương công chúa Nguyễn Thị Trinh, liệt nữ đầu tiên, hi sinh trong trận quân xâm lược Pháp đánh chiếm thành Nam Định ngày 11/12/1873 Khi thành rơi vào tay giặc Pháp 2 lần vào ngày

11/12/1873 và ngày 27/3/1883, cờ quân Nam bị hạ, cờ Pháp kéo lên! Năm 1972, Cột cờ bị bom Mỹ đánh sập Năm 1997 mới hoàn tất phục chế Trong giai đoạn này tuy đô thị Nam Định có chức năng phòng thủ quân sự là chính nhưng ta vẫn thấy nó vẫn mang dáng dấp một đô thị chính trị, văn hóa lớn , ngoài ra các hoạt động buôn bán cũng được diễn ra khá nhộn nhịp

Năm 1894 – 1895, thực dân Pháp bạt thành lấp hào, xây dựng lại thành phố, chỉ để lại một đoạn thành Cửa Bắc dài hơn 200m và một mỏm thành ở cửa Đông Nam Sau thực dân Pháp lợi dụng

Trang 6

tường thành Cửa Bắc xây dựng một trường kiêm bị 19 lớp, còn gọilà Trường Trong; Trường Ngoài xây dựng ở mỏm thành Đông Nam nhỏ hơn, sau thực dân Pháp phá đi xây Kho bạc và Ngân hàng Đông Dương Qua Quốc lộ 21, cách chân tường thành Cửa Bắc hơn 100m là trường Thành Chung lịch sử, nơi các đồng chí Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân… từng học tập, lập chí ra đi làm Cách mạng.

Những năm 50 thế kỉ trước, Pháp đóng chiếm thành phố Nam Định dựa vào thành Cửa Bắc làm phòng tuyến, xây dựng lô cốt kiên cố Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, hàng vạn công nhân Nhà máy Dệt Nam Định vẫn không rời xưởng nhờ hệ thống “địa đạo” dài hơn 2 cây số nối ra tận Nhà máy Cơ khí ở phía Bắc thành phố Hòa bình lập lại, công nhân Nhà máy Dệt Nam Định và nhân dân vùng phụ cận lập phố, dựng nhà mang tên Ngõ 5 Thành Chung thuộc phường Cửa Bắc với 100 hộ bám sát chân thành, đôi chỗ tuy có bị phạt phá nhưng nhìn chung thành vẫngần như nguyên dạng.

Trong những năm Pháp thuộc đô thị Nam Định giữ vai trò như một trung tâm công nghiệp lớn, các hoạt động sản xuất ở đây được thực dân Pháp coi trọng Từng có liên hiệp nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương nên Nam Định còn được gọi là "Thành phố Dệt" Ngày 01 tháng 7 năm 1954, thành phố Nam Định là thành phố đầu tiên trong cả nước được hoàn toàn giải phóng, mở đầu trang sử

Trang 7

mới Từ năm 1954 đến năm 1990, thành phố tập trung khắc phục hậu quả hai cuộc chiến tranh bằng không quân của đế quốc Mỹ, và khôi phục phát triển kinh tế xã hội.Từ năm 1991 đến năm 2000, thành phố Nam ĐỊnh đã tạo cho mình một hướng đi tương đối toàn diện và có mặt phát triển bền vững Trải qua nhiều lần sát nhập chia tách tỉnh, thành phố Nam Định luôn được xác định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – khoa học kỹ thuật của tỉnh,đóng vai trò trung tâm khu vực, có tầm ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Ngày 29 tháng 9 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 183/1998/QĐ-TTG công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại 2.

Ngày 28 tháng 11 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2106/QĐ-TTG công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Nam Định

Và đến bây giờ Nam Định vãn là một trong những đô thị có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với đất nước

III Đặc điểm văn hóa của đô thị Nam Định

có nền văn hiến và văn vật tiêu biểu, với bề dày lịch sử hàng nghìn năm Văn hiến đất Thành Nam thể hiện qua các truyền thống văn hóa và lịch sử cũng như những giá trị tinh thần được lưu giữ và kế

Trang 8

thừa qua mỗi thế hệ, từ các giá trị văn hóa tinh thần như lễ hội dân gian; các giá trị văn vật như các đình, chùa, miếu mạo,…Nam Định đã ghi tên mình vào lịch sử nghìn năm văn hiến của cả dân tộc cho đến những gì rất đời thường như: ẩm thực phong phú, tính cách con người hay truyền thống yêu nước hiếu học ….

Đô thị Nam Định từ xưa đến nay tuy giữ nhiều chức năng như quân sự , kinh tế nhưng chức năng chính của nó vẫn là chính trị và văn hóa

Thành phố Nam Định chủ yếu nằm ở phía bắc sông Đào Nếu như Hà Nội xưa có 36 phố phường thì TP Nam Định cũng có đến 40 phố cổ Những con phố nhỏ nằm ven bờ sông đào mang dáng vẻ riêng gắn liền với gần 750 năm phát triển của đô thị Nam Định Những phố cổ của Nam Định cũng như Hà Nội đa phần là các phố nghề như Hàng Vàng, Hàng Bát, Hàng Nâu, Vải Màn v.v Hiện nay, những con phố đa phần không còn giữ lại được tên cổ như ở Hà Nội, và cũng không còn buôn bán những mặt hàng truyền

thống tuy nhiên nó vẫn còn phần nào giữ được dáng vẻ cổ kính củanó Hiện tại ở TP Nam Định còn một số phố mang tên gọi cổ là Hàng Tiện, Hàng Cấp, Bắc Ninh, Hàng Thao, Hàng Đồng, Hàng Sắt, còn lại phần lớn đã được đổi tên như Hai Bà Trưng, Hoàng Văn Thụ, Trần Hưng Đạo Các phố cổ hiện nay ở Nam Định buôn bán tương đối sầm uất và là một phần quan trọng tại trung tâm thành phố Nam Định.

Trang 9

Ngoài ra, các di tích lịch sử hay các kiến trúc cổ vẫn được lưu giữ khá nguyên vẹn như : khu di tích đền Trần , các chùa cổ hay nhà máy dệt ở thời Pháp ….

Ngoài những văn hóa vật thể ra Thành phố Nam Định vẫn giữ nhiều những văn hóa phi vật thể như các lễ hội, lễ rước… hay như ẩm thực Nam Định có rất nhiều món bánh cổ truyền như : Bánh Gai Bà Thi, Bánh Đúc,…

Từng là một đô thị có tầm quan trọng chiến lược trong mọi mặt như quân sự , chính trị, kinh tế và nhất là văn hóa ngoài những vănhóa truyền thống của dân tộc được phát huy thì văn hóa ngoại lai cũng được nhân dân ở đây tiếp thu, tiếp biến hết sức linh hoạt (vd: bánh mỳ Nam Định hiện nay là một đặc sản nổi tiếng)

Nhưng dù có tiếp nhận văn hóa bên ngoài vào tới đâu thì ngườidân trong thành phố Nan Định vẫn giữ những nét văn hóa khá riêng trong tính cách Không bon chen như thủ đô, cũng không sầm uất nhộn nhịp quá như Hải Phòng hay Sài Gòn … mà lại khá yên bình có phần hơi trầm Vẫn có sự năng động để theo kịp thời đại nhưng người Nam Định năng động trong nhịp sống, còn tính cách vẫn có một nét hơi kiêu ngạo nhưng không thể hiện rõ, vẫn trầm tĩnh nhưng khả năng thích ứng cao, vẫn hối hả ,mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng rất riêng của người Thành Nam

Trang 10

Và khi nói tới đô thị Nam Định – Thành Nam ta không thể không nhắc tới truyền thống hiếu học, truyền thống anh hùng chống giặc, tinh thần yêu nước bảo vệ tổ quốc ….

Ngày đăng: 16/04/2021, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w