1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân

74 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

1.2 Ý nghĩa của đề tài - Hệ thống các kiến thức về nguyên liệu vật liệu; - Trên cơ sở những tồn tại trong công tác kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụdụng cụ đưa ra các kiến nghị hoàn

Trang 1

MỤC LỤC

KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 4

1.2 Ý nghĩa của đề tài 4

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 4

1.4 Đối tượng nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP 6

2.1 Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 6

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 6

2.1.2 Nhiệm vụ và yêu cầu quản lý nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ 6

2.2 Phân loại và đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 8

2.2.1 Phân loại 8

2.2.2 Đánh giá 9

2.3 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 10

2.3.1 Chứng từ kế toán 10

2.3.2 Sổ kế toán 10

2.3.3 Phương pháp kế toán 10

2.4 Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 14

2.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên 14

2.4.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 19

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI MẠNH QUÂN 23

3.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân 23

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 23

Trang 2

3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 24

3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 27

3.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 29

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 30

3.2 Thực trạng về tổ chức kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân 35

3.2.1 Phân loại, đánh giá và tổ chức quản lý nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 35

3.2.2 Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 38

3.2.3 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 41

2.2.3.3 Kế toán tổng hợp xuất nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ 43

CHƯƠNG 4 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI MẠNH QUÂN 44

3.1 Ưu điểm và hạn chế 44

3.1.1 Ưu điểm 44

3.1.2 Hạn chế 47

3.2 Một số kiến nghị 48

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 54

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã tạo ra những cơhội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phảigiải quyết tốt các vấn đề liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh Trong đó,

kế toán chính là một trong những công cụ quản lý quan trọng không thế thiếu

Trang 4

Qua thời gian tiếp xúc trực tiếp với công tác kế toán, tôi xin lựa chọn đề

tài “Kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư

Xây dựng Thương mại Mạnh Quân” làm khóa luận tốt nghiệp.

Trên phương diện lý thuyết, nội dung khóa luận tìm hiểu lý luận chung vềcông tác kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ kế toán hiệnhành

Trên phương diện thực tế, khóa luận đi sâu nghiên cứu các giải phápnhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu nói riêng và các DN nóichung

1.2 Ý nghĩa của đề tài

- Hệ thống các kiến thức về nguyên liệu vật liệu;

- Trên cơ sở những tồn tại trong công tác kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụdụng cụ đưa ra các kiến nghị hoàn thiện

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Tìm hiểu, tập hợp những vấn đề lý luận về kế toán nguyên liệu vật liệu, công

1.4 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

- Phạm vi nghiên cứu: Tài liệu năm 2015

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu đềtài Nội dung của phương pháp là so sánh giữa những lý luận được học với thựctiễn để nhận thấy những khác biệt

- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Thực hiện phỏng vấn các nhân viênphòng kế toán Thu thập số liệu liên quan, đưa ra các giải pháp hoàn thiệnnhững hạn chế còn tồn tại

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia để hoàn thiện

lý luận và có những đánh giá phù hợp

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

Trang 6

Đặc điểm

Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ là đối tượng lao động, là một trong

3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thểcủa sản phẩm Đặc điểm nổi bật của nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ là khitham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng

cụ chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị tiêu hao toàn bộ vàotrong quá trình sản xuất, không giữ lại nguyên hình tháí vật chất ban đầu, giá trịcủa chúng được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh

2.1.2 Nhiệm vụ và yêu cầu quản lý nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Giúp cho việc kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng,cung cấp, từ đó có các biện pháp đảm bảo nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụcông cụ dụng cụ cho sản xuất một cách có hiệu quả nhất

Yêu cầu quản lý

Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinhdoanh Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục thì phải đảmbảo cung cấp nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ kịp thời về mặt số lượng,chất lượng cũng như chủng loại vật liệu do nhu cầu sản xuất ngày càng pháttriển đòi hỏi vật liêụ ngày càng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm

và kinh doanh có lãi là mục tiêu mà các Doanh nghiệp hướng tới Vì vậy, quản

lý tốt ở khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ làđiều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giáthành, tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp

Trang 7

Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ là tài sản dự trữ cho sản xuấtthường xuyên biến động Do vậy, các Doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ quátrình thu mua, bảo quản và sử dụng vật liệu 1 cách có hiệu quả.

 Ở khâu thu mua: Đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên liệu vậtliệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất sản phẩm về mặt số lượng, chủng loại, chấtlượng, giá cả hợp lý phản ánh đầy đủ chính xác giá thực tế của vật liệu ( giámua, chi phí thu mua)

 Khâu bảo quản: Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống kho tàng hợp

lý, đúng chế độ bảo quản với từng loại vật liệu để tránh hư hỏng, thất thoát, haohụt, mất phẩm chất ảnh hướng đấn chất lượng sản phẩm

 Khâu dự trữ: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành, không bịngừng trệ, gián đoạn Doanh nghiệp phải dự trữ vật liệu đúng định mức tối đa,tối thiểu đảm bảo cho sản xuất liên tục bình thường không gây ứ đọng (do khâu

dự trữ quá lớn) tăng nhanh vòng quay vốn

 Trong khâu sử dụng vật liệu: Sử dụng vật liệu theo đúng định mứctiêu hao, đúng chủng loại vật liệu, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vật liệu nângcao chất lượng sản phẩm, chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm vì vậy đòihỏi tổ chức tốt việc ghi chép, theo dõi phản ánh tình hình xuất vật liệu Tínhtoán phân bổ chính xác vật liệu cho từng đối tượng sử dụng theo phương phápthích hợp, cung cấp số liệu kịp thời chính xác cho công tác tính giá thành sảnphẩm Đồng thời thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hình thu mua, bảoquản dự trữ và sử dụng vật liệu, trên cơ sở đề ra những biện pháp cần thiết choviệc quản lý ở từng khâu, nhằm giảm mức tiêu hao vật liệu trong sản xuất sảnphẩm, là cơ sở để tăng thêm sản phẩm cho xã hội

2.2 Phân loại và đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

2.2.1 Phân loại

Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp, gồm:

Trang 8

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ chính: Là những đối tượng chủ yếu cấuthành nên thực thể của sản phẩm (kể cả bán thành phẩm mua ngoài) như tôn,sillic, sắt trong chế tạo động cơ.

- Vật liệu phụ: Là những thứ chỉ có tác động phụ trợ trong sản xuất và chế tạosản phẩm nhằm làm tăng chất lượng của nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụchính hoặc tăng chất lượng của sản phẩm sản xuất ra như dầu nhờn, hồ keo,thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc chống rò rỉ, hương liệu, xà phòng

- Nhiên liệu: Là những thứ được sử dụng cho công nghệ sản xuất sản phẩm chocác phương tiện vật chất, máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh

- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng dùng để thay thế sữa chữa và thaythế cho máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải

- Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm vật liệu và thiết bị cần lắp, không cần lắp,vật kết cấu khác Doanh nghiệp phục vụ mục đích đầu tư xây dựng cơ bản

- Vật liệu khác: Là toàn bộ vật liệu còn lại trong quá trình sản xuất chế tạo ra sảnphẩm hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định

Căn cứ vào nguồn nhập, gồm:

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tự chế hoặc thuê ngoài gia công chếbiến

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhận vốn góp liên doanh của các đơn vịkhác hoặc được cấp phát biếu tặng

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ thu hồi vốn góp liên doanh

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ khác như kiểm kê thừa, vật liệu khôngdùng hết

Căn cứ vào mục đích sử dụng, gồm:

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho các nhu cầu khác phục vụ ởquản lý phân xưởng, tổ đội sản xuất, cho nhu cầu bán hàng quản lý doanhnghiệp

Trang 9

2.2.2 Đánh giá

Đánh giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá gốc

Giá thực tế nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho: Trong hạchtoán, nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ được tính theo giá thực tế ( giá gốc)tuỳ theo hình thức tính thuế nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo phươngpháp khấu trừ hay trực tiếp mà Doanh nghiệp đang áp dụng mà trong giá thực tếcủa Doanh nghiệp có hay không có cả thuế giá trị gia tăng

Giá thực tế nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: Theo chế độ

kế toán hiện hành kế toán nhập - xuất kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụtrong các Doanh nghiệp được tính theo giá thực tế Song do đặc điểm phong phú

về chủng loại và thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất kinh doanhnên để đơn giản hoá và giảm bớt khối lượng tính toán, ghi sổ hàng ngày kế toán

có thể sử dụng một trong các phương pháp sau theo phương pháp nhất quántrong hạch toán Theo chuẩn mực 02- Hàng tồn kho ban hành theo QĐ149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có các phương pháp tínhgiá vật liệu xuất kho như sau:

- Phương pháp giá thực tế đích danh

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Đánh giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá hạch toán

Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu, công cụ, dụng cụ, giá

cả biến động thường xuyên, việc nhập, xuất diễn ra liên tục thì việc hạch toántheo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công thức và có khí không thực hiệnđược Do vậy việc hạch toán hàng ngày, kế toán nên sử dụng theo giá hạch toán

Giá hạch toán là một loại giá tương đối ổn định, doanh nghiệp có thể sửdụng trong một thời gian dài để hạch toán nhập, xuất tồn kho vật liệu, CCDCtrong khi chưa tính được giá thực tế của nó Có thể sử dụng giá kế hoạch hoặcgiá mua tại một thời điểm nào đó, hay giá vật liệu, CCDC bình quân tháng

Trang 10

trước, CCDC hàng ngày hoặc giá cuối kỳ trước để làm giá hạch toán Nhưngcuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của vật liệu, CCDC xuất, tồn kho theogiá thực tế Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực thế và giá hạ sửdụng giá hạch toán đơn giản, giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập,xuất vật liệu.

Giá hạch toán chỉ được dụng trong hạch toán chi tiết vật liệu, còn tronghạch toán tổng hợp vẫn phải sử dụng giá thực tế Giá hạch toán có ưu đIểm làphản ảnh kịp thời sự biến động về giá trị của các loại vật liệu trong quá trình sảnxuất kinh doanh

2.3 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

2.3.1 Chứng từ kế toán

- Phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho

- Hóa đơn GTGT

- Bảng kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Phiếu xuất vật tư hạn mức

- Bảng kê chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào

- Hóa đơn kim phiếu xuất kho

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

2.3.2 Sổ kế toán

- Sổ chi tiết nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

2.3.3 Phương pháp kế toán

Phương pháp ghi thẻ song song

Phương pháp ghi thẻ song song nghĩa là tiến hành theo dõi chi tiết vật liệusong song cả ở kho và phòng kế toán theo từng thứ vật liệu với cách ghi chépgần như nhau chỉ khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho

Trang 11

vật liệu theo chỉ tiêu số lượng, còn kế toán theo dõi cả chỉ tiêu giá trị trên sổ tiếtvật liệu là các chứng từ nhập, xuất, tồn kho do thủ kho gửi đến sau khi kế toán

đã kiểm tra lại, đối chiếu với thủ kho Ngoài ra để các số liệu đối chiếu kiểm travới kế toán tổng hợp cần phải tổng hợp số liệu kế toán chi tiết vào bảng tổnghợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu cho từng nhóm vật liệu

- Ở kho: Hàng ngày khi có chứng từ nhập- xuất, thủ kho căn cứ vào số lượngthực nhập, thực xuất trên chứng từ để ghi vào thẻ kho liên quan, mỗi chứng từghi vào một dòng trên thẻ kho Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư,cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số lượng nhập, xuất, tính ra số tồnkho về mặt lượng theo từng danh điểm vật liệu Hàng ngày hoặc định kỳ sau khighi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kếtoán

- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ ( thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để theo dõitình hình nhập- xuất- tồn kho hàng ngày Sổ chi tiết được theo dõi cả về mặthiện vật và giá trị khi nhận được các chứng từ nhập- xuất kho do thủ kho chuyểnđến, nhân viên kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ phải kiểm tra đốichiếu chứng từ nhập, xuất kho với các chứng từ liên quan như ( hoá đơn GTGT,phiếu mua hàng )

Cuối tháng, kế toán cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồn khocủa từng danh điểm vật liệu Số lượng NVL tồn kho phản ánh trên sổ kế toán chitiết phải được đối chiếu khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho tương ứng Sau khiđối chiếu với thẻ kho của thủ kho kế toán phải căn cứ vào sổ kế toán chi tiếtnguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn khonguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, số liệu của bảng này được đối chiếu với

số liệu của sổ kế toán tổng hợp

Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệukhối lượng nghiệp vụ (chứng từ ) nhập, xuất ít không thường xuyên và trình độchuyên môn, nghiệp vụ chuyên môn của các bộ phận kế toán còn hạn chế

Trang 12

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- Ở kho: Thủ kho cũng tiến hành ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồnkho vật liệu như phương pháp thẻ song song

- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hìnhnhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm nhưngmỗi tháng chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng Cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từnhập xuất theo từng danh điểm NVL và từng kho kế toán lập bảng kê nhập vậtliệu, xuất vật liệu và dựa vào bảng kê này để ghi sổ đối chiếu tổng lượng nhậpcủa từng thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển, đồng thời từ sổ đối chiếu luânchuyển để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu

Trang 13

1.1.2

1.3.2.2 Phương pháp sổ số dư

Nguyên tắc hạch toán: ở kho theo dõi từng thứ nguyên liệu vật liệu, công

cụ dụng cụ, phòng kế toán chỉ theo dõi từng nhóm NVL

- Ở kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn theochỉ tiêu hiện vật, cuối tháng, thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồnkho của vào cuối kỳ theo chỉ tiêu số lượng hoặc hiện vật

- Ở phòng kế toán: Kế toán dựa vào số lượng nhập xuất của từng danh điểmNVL

Phương pháp sổ số dư

Nguyên tắc hạch toán: ở kho theo dõi từng thứ nguyên liệu vật liệu, công

cụ dụng cụ, phòng kế toán chỉ theo dõi từng nhóm NVL

- Ở kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn theochỉ tiêu hiện vật, cuối tháng, thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồnkho của vào cuối kỳ theo chỉ tiêu số lượng hoặc hiện vật

- Ở phòng kế toán: Kế toán dựa vào số lượng nhập xuất của từng danh điểmNVL được tổng hợp từ các chứng từ nhập xuất mà kế toán nhận được khi kiểmtra các kho theo định kỳ 3 ngày, 5 ngày hoặc 10 ngày một lần kèm theo phiếugiao nhận chứng từ và giá hạch toán để tính trị giá thành tiền NVL nhập, xuấttheo từng danh điểm, từ đó ghi vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn (bảng này được

mở theo từng kho) cuối kỳ tiến hành tính tiến trên sổ số dư do thủ khi chuyểnđến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm NVL trên sổ số dư với tồn kho trênbảng luỹ kế nhập, xuất, tồn Từ bảng luỹ kế nhập, xuất tồn kế toán lập bảng tổnghợp nhập, xuất tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu

Trang 14

2.4 Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

2.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp kiểm kê định kỳ theo dõi thường xuyên, liên tục tình hìnhnhập - xuất kho vật liệu Việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng trên tài khoản

kế toán tổng hợp căn cứ vào chứng từ xuất

Tài khoản 152 “Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ”: Tài khoản nàyphản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng

cụ trong kho của doanh nghiệp theo trị giá vốn thực tế

Tài khoản 153 “công cụ dụng cụ”: Tài khoản này phản ánh số hiện có vàtình hình tăng giảm công cụ dụng cụ trong kho của doanh nghiệp theo trị giávốn thực tế

Kết cấu tài khoản

TK 152, 153

SDĐK

- Trị giá thực tế của nguyên liệu vật

liệu, công cụ dụng cụ nhập kho do mua

ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế

biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn

khác;

- Trị giá nguyên liệu vật liệu, công

cụ dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của

nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh

nghiệp kế toán hàng tồn kho theo

phương pháp kiểm kê định kỳ)

SDCK: Trị giá thực tế của nguyên

liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho

cuối kỳ

- Trị giá thực tế của nguyên liệu vậtliệu, công cụ dụng cụ xuất kho dùngvào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuêngoài gia công chế biến, hoặc đưa đigóp vốn;

- Trị giá nguyên liệu vật liệu, công

cụ dụng cụ trả lại người bán hoặc đượcgiảm giá hàng mua;

- Chiết khấu thương mại nguyên liệuvật liệu, công cụ dụng cụ khi muađược hưởng;

- Trị giá nguyên liệu vật liệu, công

cụ dụng cụ hao hụt, mất mát phát hiệnkhi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế củanguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụtồn kho đầu kỳ (trường hợp doanhnghiệp kế toán hàng tồn kho theophương pháp kiểm kê định kỳ)

Trang 15

Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương

pháp kê khai thường xuyên

- Khi mua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho, căn cứ hóa đơn,phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu vậtliệu, công cụ dụng cụ nhập kho:

 Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152, 153 - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ (giá mua chưa

có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 141, 331, (tổng giá thanh toán)

Trang 16

 Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên liệu vật liệu,công cụ dụng cụ bao gồm cả thuế GTGT.

- Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên liệuvật liệu, công cụ dụng cụ chưa về nhập kho doanh nghiệp thì kế toán lưu hóađơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”

 Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghivào tài khoản 15 2 “Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ”

 Nếu đến cuối tháng nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ vẫn chưa về thìcăn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi nhận theo giá tạm tính:

Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc

Có các TK 111, 112, 141,

 Sang tháng sau, khi nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho,căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152, 153 - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường

 Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thìkhoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thuhoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán)

- Đối với nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu:

 Khi nhập khẩu nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, ghi:

Nợ TK 152, 153 - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vàocủa hàng nhập khẩu không được khấu trừ)

Trang 17

Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường

 Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)

 Trường hợp mua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ có trả trước chongười bán một phần bằng ngoại tệ thì phần giá trị nguyên liệu vật liệu, công cụdụng cụ tương ứng với số tiền trả trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực

tế tại thời điểm ứng trước Phần giá trị nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụbằng ngoại tệ chưa trả được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểmmua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

- Đối với nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê đãxác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xácđịnh được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng

Có các tài khoản có liên quan

 Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụthừa là của các doanh nghiệp khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì khôngghi vào bên Có tài khoản 338 (3381) mà doanh nghiệp chủ động ghi chép vàtheo dõi trong hệ thống quản trị và trình bày trong phần thuyết minh Báo cáo tàichính

- Khi xuất kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất, kinhdoanh, ghi:

Trang 18

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,

Có TK 152, 153 - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

- Đối với nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ đưa đi góp vốn vào công ty con,công ty liên doanh, liên kết: Khi xuất nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, ghi:

Nợ các TK 221, 222 (theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)

Có TK 152, 153 - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ (theo giá ghisổ)

Có TK 711 - Thu nhập khác (giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ)

2.4.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ không theo dõi thường xuyên, liên tục tìnhhình nhập-xuất kho vật liệu mà chỉ theo dõi, phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ vàcuối kỳ Việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng trên tài khoản kế toán tổng hợpkhông căn cứ vào chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị thực tế vật liệu tồnkho đầu kỳ, nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối cùng để tính Vì vậy, trên tàikhoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng

và các nhu cầu khác nhau gây khó khăn cho việc phân bổ vật liệu vào khoảnmục chi phí và tính giá thành

Tài khoản 611 - ”Mua hàng”: Tài khoản này dùng để theo dõi tình hìnhthu mua, tăng, giảm nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá thực tế

Kết cấu tài khoản:

Bên Nợ:

- Kết chuyển trị giá thực tế vật tư, hàng hoá tồn đầu kỳ

- Trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá mua vào trong kỳ

Bên Có:

- Kết chuyển trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá kiểm kê lúc cuối kỳ

- Trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá xuất trong kỳ

- Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá đã gửi bán chưa xác định tiêu thụ trong kỳ

- Chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại cho người bán

Trang 19

Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương

pháp kiểm kê định kỳ

- Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng đi đường và vật liệu cuối kỳ trước sang tàikhoản 611, kế toán ghi:

Nợ TK 611 (6111) : Mua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Có TK 151 : Hàng mua đang đi đường

Có TK 152 : Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

- Trong kỳ khi mua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, căn cứ vào hoá đơn(GTGT) và các chứng từ khác, kế toán ghi:

Nợ TK 611(6111) : Giá mua chưa thuế

Nợ TK 133 (1331) : Thuế giá trị gia tăng

Có TK 111,112,331,311 : Tổng giá thanh toán

- Chiết khấu được hưởng khi mua hàng, ghi:

Nợ TK 331 : Khoản giảm trừ

Trang 20

Có TK 711 : Số giảm trừ giá mua

Có TK 133 (1331) : Giảm trừ thuế giá trị gia tăng

- Hàng mua trả lại không đúng hợp đồng, ghi:

Nợ TK 111,112 : Thu lại bằng tiền

Nợ TK 331 : Ghi giảm công nợ

Có TK 611(6111) : Trị giá hàng trả lại

Có TK 133 (1331) : Giảm thuế giá trị gia tăng

- Phản ánh chi phí thu mua, ghi:

Nợ TK 611 (6111): Mua hàng

Nợ TK 133 (1331): Thuế giá trị gia tăng

Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán

- Phản ánh thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 611 (6111) : Mua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Có TK 333(3333): Thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 333(33312): Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

- Khi kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn cuối kỳ, ghi:

Nợ TK 151: Giá trị hàng đi đường

Nợ TK 152 : Giá trị vật liệu tồn kho

Có TK 611 (6111): Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ

- Khi kết chuyển số vật liệu để sử dụng trong kỳ, ghi:

Nợ TK 621, 627, 641, 642: Xuất dùng cho sản xuất

Nợ TK 632 : Xuất bán

Có TK 611 (6111) : Giá trị xuất sử dụng

- Phản ánh giá trị vật liệu thiếu hụt, mất mát, ghi:

Nếu do nhà cung cấp chuyển nhầm, ghi:

Nợ TK 331 : Tổng giá thanh toán

Có TK 138 (1381) : Giá trị hàng thiếu

Có TK 133 (1331) : Giảm thuế giá trị gia tăng

Trang 21

Khi xử lý ghi:

Nợ TK 138 (1388) : Bắt bồi thường

Nợ TK 811 : Hao hụt vượt định mức

Nợ TK 611 : Hao hụt tự nhiên tính vào chi phí thu mua

Có TK 138 (1381) : Trị giá vật liệu thiếu

- Khi phản ánh giá trị vật liệu thừa: Căn cứ vào các nguyên nhân tìm được để xử

lý, ghi:

Do nhà cung cấp chuyển nhầm:

Nợ TK 338 (3381)

Nợ TK 133 (1331): Thuế giá trị gia tăng

Có TK 331 : Tổng giá thanh toán

Do dôi thừa tự nhiên có thể phản ánh vào thu nhập bất thường ( theo chế độ kếtoán mới là tài khoản 711 “ Thu nhập khác ” ) hoặc chi phí kinh doanh, ghi:

Nợ TK 338 (3381)

Có TK 711 : Tính vào thu nhập khác

Có TK 642 : Ghi giảm chi phí kinh doanh

Trang 22

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

THƯƠNG MẠI MẠNH QUÂN 3.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên Công ty: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân

- Địa chỉ: Số 5, ngách 66/72, Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Công ty luôn chú trọng đầu tư các thiết bị hiện đại như: ô tô, máy xúc, máy ủi vàcác loại máy phục vụ cho việc xây dựng các công trình Đồng thời, để khắc phụctình trạng nguồn kinh phí eo hẹp, doanh nghiệp luôn phải năng động tìm các giảipháp thi công, sử dụng nguồn nhân công hợp lý

Công ty luôn chú trọng đến việc phát triển con người, coi đây là mộttrong những mục tiêu quan trọng để xây dựng Công ty ngày một lớn mạnh Vềcông tác chuyên môn, Công ty có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CNVgiàu kinh nghiệm, say mê với nghề nghiệp Hàng năm Công ty tự xây dựng kinhphí để đưa CNV đi học tập nâng cao trình độ, an toàn lao động Thường xuyênquan tâm đến đời sống, chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong cuộc sống,đảm bảo đầy đủ các chế độ xã hội với người lao động Nhờ vậy, Công ty đã xây

Trang 23

dựng được cho mình một đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề cùng hợp sứcxây dựng doanh nghiệp.

Với những hướng đầu tư bài bản, đến nay Công ty TNHH Đầu tư Xây dựngThương mại Mạnh Quân trở thành một trong những doanh nghiệp xây lắp lớnmạnh, có uy tín trên thị trường, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho laođộng, đóng góp đầy đủ cho ngân sách Nhà nước

Công ty cũng thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như tặng quàcho các cháu thiếu nhi ngày 1/6, Tết Trung thu, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa,giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ ở kho Công ty chủ yếu giao cho Kếtoán theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ Máy móc công cụ sản xuất chủ yếu là của Công ty và do Xưởng sản xuấtchịu trách nhiệm quản lý và sử dụng trong thời gian tiến hành sản xuất

Tổ trưởng đội thi công, quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm quản lýngười lao động trong tổ đội của mình Lao động được sử dụng chủ yếu là côngnhân của Công ty, chỉ thuê lao động phổ thông ngoài trong trường hợp côngviệc gấp rút, cần đảm bảo tiến độ sản xuất, xây dựng theo tiến trình

Công ty tự tìm kiếm khách hàng thông qua website và đội ngũ nhân viênkinh doanh Khách hàng gọi điện đến công ty để đặt hàng hoặc cần tư vấn thêm.Đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty sẽ gửi báo giá và xác nhận đặt hàngcủa khách hàng

Trang 24

Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty là quy trình sản xuấtliên tục, khép kín Sản phẩm xây lắp được sản xuất qua các bước sau:

- Nghiên cứu công trình xây dựng

- Tiến hành thăm dò, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất

- Tiến hành điều tra, khảo sát

Lắp hàng

Kho tại công trình

Chia hàng theo khu vực lắp hàng

Bàn giao và thanh lý

HĐ Kho nhà máy

Trang 25

- Nghiệm thu và quyết toán.

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Trang 26

3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Công ty có bộ máy quản lý tổ chức gọn nhẹ, phòng lãnh đạo của công ty

là những người có năng lực, trình độ trong quản lý

- Phó giám đốc Kế hoạch - kỹ thuật: Phụ trách trực tiếp Phòng Kế hoạch - Kỹthuật và Phòng điều độ, là người hỗ trợ cho Giám đốc các vấn đề về kỹ thuật vàquản lý đội thợ

PHÒNG ĐIỀU ĐỘ

PHÒNG TÀI CHÍNH

PHÒNG KNH DOANH

PHÒNG

KH – KT

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC

KẾ HOẠCH - KỸ THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Trang 27

- Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách trực tiếp Phòng kinh doanh và Phònghành chính Là người hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác kinh doanh, công tácchỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty, cùng với giám đốc tìm kiếmviệc làm và chỉ đạo sản xuất có hiệu quả, đúng pháp luật, duy trì kỷ luật và cácchế độ sinh hoạt khác.

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho Phòng giám đốc màtrực tiếp là Phó Giám đốc kế hoạch - Kỹ thuật về công tác quản lý kỹ thuật củatoàn Công ty, xây dựng kế hoạch định hướng cho Công ty Phòng Kế hoạch -

Kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của công trình, quytrình kỹ thuật, các biện pháp thi công, lập báo cáo kế hoạch và thực hiện hoạchvới công ty

- Phòng Tài chính: Tham mưu giúp việc cho Phòng giám đốc quản lý tàichính đúng nguyên tắc, chế độ tài chính kế toán theo đúng luật kế toán của Nhànước và cấp trên đề ra Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tàichính, chủ động khai thác nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinhdoanh, kiểm tra giám sát hoạt động của đồng vốn để việc đầu tư có hiệu quả vàchi tiêu đúng mục đích

- Phòng điều độ: Có nhiệm vụ đặt hàng với nhà cung cấp, chủ động tìmkiếm nhà cung cấp vật tư, hàng hóa sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo nguồncung ứng vật tư thi công các công trình lớn theo đúng tiến độ Quản lý điềuchuyển hàng hóa trong toàn Công ty phục vụ cho sản xuất kinh doanh hiệu quảnhất, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của cấp trên

- Phòng Hành chính: có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp đời sống tinh thần choCNV trong toàn công ty, tham mưu cho Phòng giám đốc trong việc quản lýnhân sự từ khâu sắp xếp, tuyển dụng, bố trí người lao động hợp lý; nghiên cứu

và giải quyết các chế độ cho người lao động như tiền lương, BHXH đảm bảođúng nguyên tắc và chế độ hiện hành Quản lý lưu trữ hồ sơ

- Đội thợ: Công ty còn có các Đội thợ thực hiện nhiệm vụ trực tiếp xây dựngtại các công trình Hiện nay Công ty có 02 Đội thợ

Trang 28

Mối quan hệ giữa phòng giám đốc với các phòng ban khác

Đây là mối quan hệ giữa người lãnh đạo với người bị lãnh đạo theo chứcnăng và nhiệm vụ Các phòng phải chuẩn bị báo cáo về các công việc, vấn đềđược giao cho phòng giám đốc theo yêu cầu

Mối quan hệ giữa các phòng ban

Quan hệ giữa các phòng ban với nhau là mối quan hệ phối hợp để giảiquyết các công việc chung của Công ty Đây là mối quan hệ ngang trong côngtác hàng ngày Các nhân viên giữa các phòng ban quan hệ trực tiếp để giải quyết

và thống nhất công việc Trường hợp các trưởng phòng không thống nhất đượcvới nhau thì báo cáo lên ban giám đốc xem xét và thực hiện theo chỉ đạo của bangiám đốc

3.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ quy mô đặc điểm sản xuất, Công ty áp dụng hình thức kếtoán tập trung Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng tài chính kếtoán từ khâu ghi chép đến tổng hợp báo cáo, kiểm tra kế toán Bộ máy kế toáncủa công ty được tổ chức thành phòng tài chính và nhân viên kế toán các phầnhành Mỗi nhân viên phụ trách một phần hành kế toán khác nhau Công ty đãquy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau:

Phòng Tài chính có nhiệm vụ chủ yếu tổng hợp số liệu kế toán đồng thời thựchiện hạch toán các nghiệp vụ kế toán có liên quan đến hoạt động của công ty,hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn công ty

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chính về công tác tài chính – kế toán tạiCông ty, nắm chắc về kỹ năng nghiệp vụ, quy chế kiểm soát tài chính của Công

ty và quy định của pháp luật Lập các BCTC và chịu trách nhiệm về tính chínhxác của các báo cáo trước pháp luật Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo hạch toán, lập

kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác tàichính kế toán của Công ty

Trang 29

- Kế toán tổng hợp: Ghi sổ tổng hợp, lập các báo cáo Công ty Ngoài ra Kếtoán tổng hợp còn là người kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ cũng nhưviệc ghi chép sổ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

- Kế toán công nợ phải thu: Tổng hợp PT- chi, GBC- nợ, vào sổ theo dõi.Quản thanh toán công nợ phải thu, đại diện bên giao dịch với ngân hàng Theodõi tình hình công nợ phải thu của khách hàng, viết hóa đơn, theo dõi tiến độ thu

nợ của nhân viên kinh doanh Hàng tuần gửi báo cáo công nợ phải thu cho kếtoán trưởng, trưởng phòng kinh doanh để thúc đẩy tiến độ thu nợ

- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý TM tại quỹ của Công ty Ghi chép đốichiếu với kế toán TM Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời việc thu chi, tồn quỹ

TM vào sổ quỹ

- Kế toán công nợ phải trả: Là người theo dõi công nợ phải trả nhà cungcấp, hàng tháng gửi báo cáo số hàng nhập về, số công nợ phải trả cho ban lãnhđạo để có kế hoạch thanh toán tiền cho nhà cung cấp

- Thủ kho: có nhiệm vụ nhập, xuất vật tư hàng hóa cho các công trình Hàngngày gửi báo cáo tồn kho cho nhân viên kinh doanh để theo dõi số lượng, chủngloại hàng hóa có sẵn trong kho để tiện cho việc bán lẻ hàng hóa

- Nhân viên điều phối hàng hóa: có nhiệm vụ đặt hàng, gọi hàng phục vụcho các công trình của nhân viên kinh doanh đối với những hàng hóa không cósẵn trong kho, điều phối hàng hóa đến các công trình để thợ lắp đặt

Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán thành sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán công nợ phải trả

Thủ quỹ Thủ kho

Điều phối hàng hóa

Trang 30

Các chính sách kế toán chung

- Chế độ kế toán: Thông tư 200/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của

Bộ tài chính

- Đơn vị tiền tệ được Công ty sử dụng hạch toán kế toán là Việt Nam Đồng

- Niên độ kế toán: Công ty lập báo cáo quyết toán và xác định kết quả kinhdoanh theo niên độ kế toán từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng nămtính theo lịch dương

- Phương pháp tính hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

- Phương pháp hạch toán thuế: Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ

- Công ty cũng áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương phápđường thẳng

Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Theo chế độ kế toán thì mọi nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh tronghoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kế toán phải lập chứng từ đúng quyđịnh và ghi chép đầy đủ, kịp thời đúng sự thật nghiệp vụ kế toán tài chính phátsinh

Công ty áp dụng hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các

DN theo Thông tư 200/2015/TT-BTC như sau:

- Chứng từ tiền lương bao gồm: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảngtổng hợp các khoản trích theo lương, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng

- Chứng từ hàng tồn kho bao gồm: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Thẻ kho,Bảng tổng hợp nhập- xuất – tồn

- Chứng từ bán hàng bao gồm: Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, Hóa đơn cướcvận chuyển, Hóa đơn bán hàng thông thường, Phiếu Thu, GBC

- Chứng từ tiền bao gồm: Phiếu Thu, phiếu Chi, GBN, GBC, UNT, UNC

- Chứng từ TSCĐ bao gồm: Thẻ TSCĐ, Bảng khấu hao TSCĐ, Biên bản bàngiao TSCĐ

Trang 31

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng của Công tyquyết định Chứng từ gốc do Công ty lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều được tậptrung vào bộ phận kế toán Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đósau khi kiểm tra và được xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó đểghi sổ kế toán

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán qua các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phátsinh vào chứng từ:

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giámđốc Công ty ký duyệt:

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán nhập vào máy tính có sử dụng phầm mềm

kế toán để định khoản và ghi sổ kế toán:

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán qua các bước sau:

- Kiểm tra tĩnh rõ ràng, trung thực, đầy đủ, của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chéptrên chứng từ kế toán

- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trênchứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan

- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán Khi kiểmtra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, cácquy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước phải báo với người có thẩmquyền để xử lý kịp thời, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làmcăn cứ ghi sổ

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động củaCông ty đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho mộtnghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủcác chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt Sốtiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số

Trang 32

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Kế toán tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân thựchiện công tác kế toán theo đúng Thông tư 200/2015/TT-BTC của BTC về hệthống tài khoản kế toán DN Các TK sử dụng tại Công ty gồm:

TK 333: Thuế và các khoản phải nộp

Trang 33

Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Công ty áp dụng theo hình thức Nhật ký Chung Đặc trưng cơ bản củahình thức kế toán Nhật ký Chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đượcghi vào sổ Nhật ký Chung theo trình tự thời gian Sau đó, lấy số liệu trên sổ nhật

ký để ghi sổ Cái

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung Đồng thời ghivào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Cuối kỳ, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh Sau khi đãkiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiếtđược dùng để lập các BCTC

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Chung như sau:

Sơ đồ trình tự ghi sổ Nhật ký chung

Chứng từ kế toán

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ Nhật ký đặc

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 34

Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

- Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sởhữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ củacông ty

- Kỳ báo cáo: từ 01/01 đến 31/12 hàng năm

- Nơi gửi báo cáo tài chính: Nộp cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quanđăng ký kinh doanh…

- Trách nhiệm lập báo cáo tài chính: Cuối kỳ kế toán, các kế toán phần hànhtổng hợp số liệu sau đó nộp lại cho kế toán trưởng, kế toán trưởng có tráchnhiệm thu thông tin và xử lý dữ liệu sau đó lập các báo cáo tài chính

- Áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam, báo cáo tài chính củaCông ty bao gồm:

Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DN

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DN

Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN

3.2 Thực trạng về tổ chức kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân

3.2.1 Phân loại, đánh giá và tổ chức quản lý nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

Phân loại

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân tiến hànhphân loại nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ trên cơ sở công dụng của từngloại nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ đối với quá trình sản xuất Nhờ có sựphân loại này mà kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ có thể theo dõitình hình biến động của từng loại nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, có thểcung cấp những thông tin chính xác và kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua

Trang 35

và dự trữ các loại nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ Toàn bộ NVL của công

ty được phân loại như sau:

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ chính gồm: các loại thép không gỉ (théptấm, thép tròn, thép cuộn,…) với nhiều chủng loại như: 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm,

Đánh giá

Đối với nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho

Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty chủ yếu là mua ngoài,không có được biếu tặng hay nhận góp vốn liên doanh nên việc đánh giá nguyênliệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho được xác định theo trị giá thực tế:

Giá thực tế NVL

mua trong nước =

Giá mua ghi trên hóa đơn(Chưa có thuế VAT) +

Chi phí thu mua liênquan (nếu có)

Ví dụ :

Ngày 15/02/2015 Công ty mua Thép 304 2b 2,5 của Công ty TNHH Posco VSTvới số lượng 37.616 kg, đơn giá 55.800đồng/kg, thuế GTGT 10%, chi phí vậnchuyển bên bán chịu, không có chi phí thu mua Căn cứ vào phiếu nhập khongày 15/02/2015 kèm theo hóa đơn GTGT số 0002500 ngày 15/02/2012 Kếtoán tính giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho như sau:

Giá thực tế NVL nhập kho = 37.616 x 55.800 = 2.098.972.800 (đồng)

Đối với nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho

Để tính giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho dùng cho sảnxuất Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân sử dụng

Trang 36

phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ Theo phương pháp này giá gốc của nguyênliệu vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ được tính theo giá đơn vị bìnhquân

Trị giá vốn thực tế NVL

xuất kho trong kỳ =

Số lượng NVLxuất kho trong kỳ x

Đơn giá bìnhquân

Số lượng NVL

Số lượng NVLnhập trong kỳ

Ví dụ :

Trong Tháng 02 năm 2015 tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mạiMạnh Quân có các nghiệp vụ nhập xuất kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng

cụ Thép 304 2b 2,5 như sau:

- Ngày 15/02/2015 Công ty nhập kho 37.616 kg, đơn giá 55.800 đồng/kg

- Ngày 21/02/2015 Công ty xuất kho 29.761 kg cho phân xưởng sản xuất

- Ngày 22/02/2015 Công ty nhập kho 21.000 kg, đơn giá 55.800 đồng/kg

- Ngày 25/02/2015 Công ty xuất kho 23.250 kg cho phân xưởng sản xuất

Tồn đầu tháng 02/2015 là 14.465 kg Thép 304 2b 2,5, đơn giá là54.600đồng/kg

Đơn giá thực tế bình quân của Thép 304 2b 2,5 xuất trong tháng 02/2015 là:

14.465 x 54.600 + 37.616 x 55.800 + 21.000 x 55.800

= 55.562 (đồng) 14.465 + 37.616 + 21.000

Giá trị Thép 304 2b 2,5 xuất kho trong tháng là:

(29.761 + 23.250) x 55.562 = 2.945.397.182 (đồng)

Tổ chức quản lý

Để ứng dụng tin học vào công tác kế toán, công ty đã xây dựng một danhmục các loại nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để sản xuất sản phẩm.Danh mục này đã được mã hóa đảm bảo tính ngắn gọn, dễ hiểu

Mỗi vật tư sẽ mang một mã hiệu riêng Việc mã hóa được thực hiện theonguyên tắc: lấy các chữ cái đầu tiên của tên vật tư làm mã vật tư, các con số và

ký hiệu sau đó là quy cách vật tư

Trang 37

BIỂU 2.3: MẪU DANH MỤC HÀNG HÓA

- Phiếu nhập kho (Mẫu 01- VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02- VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03- VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 04- VT)

Ngày đăng: 28/04/2017, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w