1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Tiêu Chí 17 Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã Diễn Trường, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An

82 398 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

Người thực hiện : CHU TỰ ĐẠTLớp : MTD-K57Khóa : 2012-2016

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Giáo viên hướng dẫn : ThS ĐOÀN THỊ THÚY ÁI

Hà Nội - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và toàn bộcác số liệu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong các công trìnhnghiên cứu khác trước đây.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ đối với việc thực hiện bài khóa luận đềuđã được cảm ơn và mọi trích dẫn trong bài đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Nghệ An, ngày 15, tháng 5, năm 2016 Người thực hiện

Chu Tự Đạt

Trang 3

Để có được kết quả này, lời đầu tiên tôi xin xảm ơn cô giáo – ThS Đoàn

Thị Thúy Ái đã tận tâm chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiệnbài khóa luận Cô đã hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức lý thuyết,thực tế và các kỹ năng viết bài cũng như giúp tôi phát hiện và chỉnh sửa cácsai sót để có thể hoàn thành bài khóa luận với kết quả cao nhất Đồng thời, tôicũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS Phan Trung Quý (bộ môn hóahọc) đã có những góp ý và chỉ dẫn quý báu giúp tôi hoàn thành bài khóa luậnnày.

Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Diễn Trường, huyệnDiễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất chotôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu phục vụ cho đề tài Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại Học viện nông nghiệpViệt Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo thuộc khoa Môi trường đã tận tình dạydỗ tôi trong suốt quá trình học tập tại Học viện, cung cấp cho tôi những kiếnthức cơ bản và cả chuyên sâu để tôi có thể thực hiện đề tài cũng như phục vụcho cuộc sống sau này.

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Nghệ An, ngày 15 tháng 5 năm 2016

Người thực hiện

Chu Tự Đạt

Trang 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.2 Sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới 6

1.1.3 Vai trò của việc xây dựng mô hình nông thôn mới 8

1.1.4 Những nguyên tắc và nội dung của xây dựng mô hình nông thôn mới 101.1.5 Sơ lược về 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới 12

1.1.6 Tiêu chí 17 trong xây dựng nông thôn mới và cách đánh giá 15

1.2 Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1 Mô hình nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới 17

1.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 20

1.2.2.1 Lịch sử phát triển các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 201.2.2.2 Tình hình triển khai chương trình nông thôn mới ở Việt Nam đến nay 23

1.2.2.3 Tình hình thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nôngthôn mới ở Việt Nam 24

1.2.3 Các bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới 26

1.2.4 Cơ sở pháp lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 27

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 28

2.1 Đối tượng nghiên cứu 28

Trang 5

2.2 Phạm vi nghiên cứu 28

2.3 Nội dung nghiên cứu 28

2.4 Phương pháp nghiên cứu 28

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 28

2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 29

2.4.3 Phương pháp chấm điểm đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí 17 của xãDiễn Trường 30

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Diễn Trường 31

3.1.1 Điều kiện tự nhiên và địa giới hành chính xã Diễn Trường 31

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Diễn Trường 33

3.2 Kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung trên địa bàn xãDiễn Trường 39

3.2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn xã 39

3.2.2 Kết quả thực hiện 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới trên địa bànxã đến năm 2015 41

3.2.3 Kết quả điều tra việc thực hiện các nội dung theo tiêu chí 17 trong xâydựng nông thôn mới trên địa bàn xã đến năm 2015 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

Kết luận 68

Kiến nghị 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC: CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ THUTHẬP SỐ LIỆU TẠI ĐỊA PHƯƠNG 73

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

NN-PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

VH-TT-DL Văn hóa –thể thao – du lịch

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Diện tích và năng suất một số loại cây trồng chính ở xã DiễnTrường năm 2015 35Bảng 3.2: Tổng hợp các kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới xãDiễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 51Bảng 3.3: Tỷ lệ các nguồn nước sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt củacác hộ điều tra 54Bảng 3.4: Tỷ lệ sử dụng các nguồn nước cho mục đích ăn uống của các hộđiều tra 54Bảng 3.5: Tỷ lệ các kiểu NVS của các hộ điều tra 62Bảng 3.6: Tỷ lệ các loại nguồn tiếp nhận nước thải của các hộ điều tra 65

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 3.1: Bản đồ hành chính xã Diễn Trường 33Hình 3.2: Bản đồ hành chính xã Diễn Trường và vị trí lựa chọn xây dựng bãirác thải tập trung 62

Trang 9

MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thìcác vấn đề về nông nghiệp – nông thôn đang ngày càng được chú trọng, điềunày đã được thể hiện qua các văn bản Nhà nước về nông nghiệp, nông dân vànông thôn điển hình là Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hànhtrung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Quyết định491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chíquốc gia về nông thôn mới (NTM) Đến nay, bên cạnh sự thay đổi to lớn củacác đô thị trên cả nước thì bộ mặt nông thôn nước ta cũng đang có nhữngchuyển biến tích cực Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả vềvật chất và tinh thần, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, anninh – chính trị được giữ vững, sự phát triển của nông nghiệp và dịch vụ nôngthôn gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững và phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc

Tuy nhiên, với thực trạng nông thôn hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng đượcyêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước.Bên cạnh những chuyển biến tích cực thì nó cũng đặt ra không ít thách thứccần phải giải quyết Vấn đề khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng giữacác khu vực đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị; vấn đề việc làm còn thiếuthốn, chưa đủ cung ứng cho nguồn lao động tăng nhanh nhưng trình độ laođộng thấp; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa được khai thác và sử dụng triệtđể gây lãng phí nguồn lực của nhân dân và Nhà nước; phương tiện canh táccòn thô sơ, lạc hậu, năng suất cây trồng - vật nuôi còn thấp; công tác quản lýtại địa phương còn nhiều hạn chế, yếu kém Điều này đòi hỏi phải có sự độtphá mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội để đảm bảo sựphát triển hài hòa và ổn định cho đất nước.

Một vấn đề hết sức cấp thiết đặt ra nữa đó là vấn đề môi trường nông thôn,được thể hiện qua tiêu chí 17 trong bộ 19 tiêu chí xây dựng NTM Sự phát

Trang 10

triển kinh tế- văn hóa – xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường và bảo vệcác hệ sinh thái nông nghiệp Tuy vậy, ở hầu hết nông thôn Việt Nam hiệnnay, sự phát triển kinh tế - xã hội đang dẫn đến sự hủy hoại về môi trườngngày càng nghiêm trọng Nông dân vẫn chưa có nước sạch để sử dụng, rácthải, nước thải được thải bỏ trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, nghĩatrang nhân dân chưa được xây dựng và quy hoạch hợp lý Đó là những vấnđề nổi cộm về môi trường nông thôn cần phải giải quyết để hướng đến sự pháttriển bền vững.

Từ năm 2013, xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã ápdụng triển khai chương trình xây dựng NTM của Chính phủ và đạt đượcnhững thành tựu quan trọng Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dântrong xã đã được cải thiện đáng kể, các cơ sở hạ tầng như điện - đường -trường – trạm đã được nâng cấp và phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhândân trong xã, bộ mặt làng xã đã có những thay đổi rõ rệt Tuy nhiên đằng sauđó vẫn còn nhiều bất cập cần phải giải quyết, đặc biệt là về khía cạnh môi

trường Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá việc thực hiện tiêu chí17 trong xây dựng nông thôn mới tại xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu,tỉnh Nghệ An”.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng và tiến trình triển khai hoạt động xây dựng NTM ở xã

Diễn Trường, đặc biệt là việc thực hiện theo tiêu chí 17; trên cơ sở đó đưa racác giải pháp nhằm đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả của quá trình xây dựngNTM nói chung và việc thực hiện tiêu chí 17 nói riêng trên địa bàn xã.

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM.

- Đánh giá kết quả xây dựng mô hình NTM nói chung và theo tiêu chí 17nói riêng tại xã Diễn Trường.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí 17trong xây dựng NTM tại xã.

Trang 11

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệuquả việc thực hiện tiêu chí 17 trong xây dựng NTM tại xã.

Yêu cầu nghiên cứu

Yêu cầu của bài khóa luận là phải đánh giá được tiến trình thực hiện tiêuchí 17 về môi trường của cán bộ và nhân dân xã Diễn Trường thông qua việctổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được từ các nguồn sơ cấp và thứcấp.

Trang 12

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Nông thôn có thể được xem xét dựa trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội

Người ta thường so sánh giữa nông thôn với thành thị để thấy rõ sự khácnhau giữa chúng bằng các chỉ số như mật độ dân số, GDP bình quân đầungười, sự phát triển của cơ sở hạ tầng hay chất lượng các dịch vụ y tế, côngcộng Rõ ràng điều kiện sống, làm việc và phát triển ở thành thị là tốt hơntuy nhiên không khí yên bình, trong lành, mát mẻ và lối sống hòa hợp, gắn bólại chính là một lợi thế lớn của nông thôn ngày nay so với chốn đô thị phồnhoa nhưng ồn ào, bon chen.

Theo Thông Tư số 54/2009/TT-BNNVPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (NN-PTNT) thì: “Nông thôn là một

phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị, các thành phố, thị xã, thị trấn,được quản lý bới cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân(UBND) xã”.

Theo Giáo trình Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà nội

năm 2005, trang số 5, thì: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư,

trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt độngkinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất địnhvà chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”.

Như vậy, trong mỗi thời điểm và điều kiện khác nhau có thể có nhiều cáchhiểu khác nhau về nông thôn, tuy nhiên khái niệm nông thôn phải luôn gắn

Trang 13

liền với những đặc trưng và tính chất nhất định của nông dân, nông nghiệp vànông thôn.

- Nông thôn mới:

Trước tiên, NTM thì phải là nông thôn chứ không phải thị xã, thị trấn haythành phố; thứ hai nông thôn đó phải mới chứ không phải theo mô hình nôngthôn với cơ cấu và chức năng truyền thống từ trước đến nay

Xây dựng NTM không phải là việc biến làng xã thành các Thị tứ hay cốđịnh nông dân tại nông thôn Đô thị hoá và phi nông hoá nông dân chính lànguồn động lực quan trọng để xây dựng NTM Xây dựng NTM phải đặt trongbối cảnh đô thị hoá Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thôn chính lànội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng NTM với chủ thể là các tổ chứcnông dân Các tổ chức hợp tác khu xã nông dân kiểu mới đóng một vai trò đặcbiệt trong sự nghiệp này.

Khái niệm mô hình NTM mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khácnhau Nhìn chung, mô hình NTM là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàndiện theo định hướng CNH-HĐH, dân chủ hoá và văn minh hoá.

Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình NTM là nhữngkiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những bài học khoa học - kỹthuật hiện đại, song vẫn giữ được nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trongcuộc sống văn hoá, tinh thần.

Mô hình NTM được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu pháttriển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệuquả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến bộ hơnso với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vậndụng trên cả nước.

Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản

Lao động 2010), đặc trưng của NTM thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn 2020, bao gổm:

2010 Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thônđược nâng cao.

Trang 14

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hộihiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ.

- Dân trí được nâng cao, bẳn sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và pháthuy.

- An ninh tốt, quản lý dân chủ.

- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao

Như vậy, NTM là nông thôn mà đời sống vật chất, văn hóa, tinh thầncủa người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nôngthôn và thành thị Ở đó, nông dân được đào tạo, tiếp thu các kỹ thuật tiến bộ,tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có vai trò làm chủ NTM.

NTM phải có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng đượcxây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữanông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị NTM phải ổn định, giàu bảnsắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, sức mạnh của hệ thốngchính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toànxã hội.

1.1.2 Sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành trung ương 7 khóaX đã xác định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trongsự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơsở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vữngổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc vănhoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.”

Để hướng tới mục tiêu CNH-HĐH đất nước, trở thành quốc gia phát triểngiảm thiểu khoảng cách giàu nghèo; Nhà nước cần quan tâm phát triển nôngnghiệp, nông thôn Nông sản là sản phẩm thiết yếu cho toàn xã hội Ở ViệtNam khu vực nông thôn chiếm đến 70% dân số Thực hiện đường lối mới củaĐảng và Nhà nước trong chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp đượcxem như mặt trận hàng đầu, chú trọng đến các chương trình lương thực, thựcphẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy

Trang 15

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở…Các chủ trương của Đảng,chính sách của Nhà nước đã và đang đưa nền nông nghiệp từ tự túc sang nềnnông nghiệp hàng hóa.

Có thể thấy, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo củaĐảng, nông nghiệp - nông dân - nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khátoàn diện và to lớn Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theohướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảmbảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếmvị thế cao trên thị trường thế giới Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướngtăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; các hình thức tổ chức sản xuấttiếp tục đổi mới Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiềuvùng nông thôn thay đổi Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết cácvùng nông thôn ngày càng được cải thiện Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn.Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường Dân chủ cơ sở đượcphát huy An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Vị thế chính trịcủa giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợithế và chưa đồng đều giữa các vùng Nông nghiệp phát triển còn kém bềnvững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưaphát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoahọc - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Việc chuyển dịch cơcấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổbiến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiềumặt hàng thấp Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưathúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn Cáchình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triểnmạnh sản xuất hàng hoá Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quyhoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ônhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế Đời sống

Trang 16

vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao,nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèogiữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xãhội bức xúc

Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng đẩy nhanh việc xây dựng mộtmô hình NTM phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước, trong đó các vấnđề còn tồn tại phải được giải quyết một cách đồng bộ, gắn liền với sự nghiệpCNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh.

1.1.3 Vai trò của việc xây dựng mô hình nông thôn mới

Xây dựng mô hình NTM là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của

người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã hội góp phầnthực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thay đổi cơ sở vậtchất, diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nông thônvà thành thị Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dungquan trọng cần tập trung chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đấtnước và các địa phương Từ đó có thể nhận ra rằng, NTM có vai trò hết sứcquan trọng đối với việc phát triển nông thôn nói riêng và cả nước nói chung  Về kinh tế

-NTM sẽ có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và giao lưu,hội nhập Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại,tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán Từ đó, thúc đẩy nôngnghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thịtrường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, chênhlệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.

- Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã(HTX) kiểu mới theo mô hình kinh doanh đa ngành Hỗ trợ các HTX ứngdụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinhdoanh (SXKD), nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp phát triển các ngành nghề ởnông thôn.

Trang 17

-Tạo điều kiện cho người nông dân tiếp xúc, ứng dụng với những trangthiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại, giúp nâng cao năng suất và chất lượngsản phẩm, từ đó nâng cao giá thành và thu nhập cho người nông dân.

Về chính trị

-Phát huy tinh thần dân chủ của người dân, ở đây người dân vừa đượctrực tiếp tham gia xây dựng, vừa là những người kiểm tra, đánh giá và bảo vệnhững thành quả của mình.

-Gắn những tập tục truyền thống, lệ làng, hương ước với những quy địnhcủa luật pháp quốc gia, quốc tế, giúp điều chỉnh hành vi con người theohướng tích cực, vừa đảm bảo tính pháp lý mà vẫn tôn trọng những quy địnhtruyền thống của làng, xã.

-Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của cácđoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lựcvào xây dựng NTM.

Về văn hoá xã hội

-Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, xây dựng đờisống văn hoá ở khu dân cư, tạo điều kiện cho người dân tiếp thu nền văn hóatiên tiến từ bên ngoài, đồng thời biết cách duy trì và bảo tồn những nét vănhóa truyền thống tốt đẹp.

-Giúp đỡ lẫn nhau trong xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chínhđáng.

-Hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh. Về con người

-Đổi mới tư duy và nâng cao năng lực của người nông dân, tạo điều kiệncho người nông dân thể hiện vai trò làm chủ của mình.

-Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hoá khá giả, giàu có,và là những người nông dân có nhân phẩm và đạo đức tốt đẹp.

Về môi trường

-Cải thiện và bảo vệ môi trường nông thôn: bảo vệ môi trường đất, nước,không khí, bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp, bảo vệ rừng đầu nguồn, hạn

Trang 18

chế tối đa các tác động tiêu cực từ các loại chất thải phát sinh đến môi trườngvà con người, xây dựng một môi trường sống trong lành, hướng tới sự pháttriển bền vững.

1.1.4 Những nguyên tắc và nội dung của xây dựng mô hình nông thônmới

 Những nguyên tắc của việc xây dựng NTM bao gồm:

-Nội dung xây dựng NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được quyđịnh tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ.

-Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộngđồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, banhành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướngdẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạcdân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện

-Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mụctiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khácđang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cầnthiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phầnkinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư

-Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); cóquy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở cáctiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).

-Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chínhquyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổchức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng NTM" do Mặttrận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớpnhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng NTM.

 Nội dung xây dựng NTM

Trang 19

Theo quyết định số 800/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệtChương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, có11 nội dung xây dựng NTM bao gồm:

Thứ nhất: quy hoạch xây dựng NTM, bao gồm quy hoạch sử dụng đất và

quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường.

Thứ hai: phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, bao gồm: hệ thống đường giao

thông trên địa bàn xã; hệ thống các công trình cung cấp điện, nước, thủy lợi;các công trình phục vụ hoạt động thể thao - văn hóa; các công trình phục vụviệc chuẩn hóa y tế - giáo dục; và các công trình phụ trợ khác.

Thứ ba: chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển

sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông;đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sảnxuất nông - lâm - ngư - nghiệp; cơ giới hóa nông nghiệp; bảo tồn, phát triểncác làng nghề truyền thống và đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nôngthôn.

Thứ tư: thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62

huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm nghèo và thực hiện các chương trình ansinh xã hội

Thứ năm: đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả

ở nông thôn, bao gồm: phát triển kinh tế hộ, trang trại, HTX; phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; và xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liênkết giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.

Thứ sáu: phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo ở nông thôn Thứ bảy: phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn

Thứ tám: xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn Thứ chín: xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sạch, các công

trình tiêu thoát nước trong thôn xóm và xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thảiở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh tháitrong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng….

Trang 20

Thứ mười: nâng cao chất lượng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính

trị- xã hội trên địa bàn

Thứ mười một: giữ vững an ninh, trật tự xã hội khu vực nông thôn

Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình NTM có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định vàthực thi các chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn,kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần Nhân dân tự nguyện thamgia, chủ động trong thực thi chính sách Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế -xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình NTM.

1.1.5 Sơ lược về 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Theo Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chínhphủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, tiêu chí “Xã nông thôn mới” gồmcó 5 nhóm lĩnh vức với 19 tiêu chí, bao gồm:

 Các nhóm lĩnh vực, gồm 5 nhóm:Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)

Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - Xã hội (có 08 tiêu chí)Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí)Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)

 Các tiêu chí đánh giá, gồm 19 tiêu chí:

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

1.1 Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuấtnông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường theo chuẩnmới.

1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dâncư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Tiêu chí 2: Giao thông

2.1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt

chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Trang 21

2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹthuật của Bộ GTVT.

2.3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.

2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lạithuận tiện.

Tiêu chí 3: Thủy lợi

3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.

3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa.

Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

6.1 Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa – Thể thao

– Du lịch (VH-TT-DL).

6.2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL.

Tiêu chí 7: Chợ nông thôn

Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.Tiêu chí 8: Bưu điện

8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

Trang 22

Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư

Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất

Có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có hiệu quả.Tiêu chí 14: Giáo dục

14.1 Phổ biến giáo dục trung học.

14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổthông, bổ túc, học nghề).

14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Tiêu chí 15: Y tế

15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.

15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.

Tiêu chí 16: Văn hóa

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy

định của Bộ VH-TT-DL.

Tiêu chí 17: Môi trường

17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo Quy chuẩn Quốc

gia (QCQG).

17.2 Các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn về môi trường.

17.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạtđộng phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.

17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.

17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh 18.1 Cán bộ xã đạt chuẩn.

18.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định 18.3 Đản bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh" 18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trởlên.

Trang 23

Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.

Trang 24

1.1.6 Tiêu chí 17 trong xây dựng nông thôn mới và cách đánh giá

Trong bộ 19 tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí 17 là tiêu chí giúp đánh giávề khía cạnh môi trường, gồm các nội dung và cách đánh giá như sau:

1.1.6.1Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định của vùng

-Nước sạch theo QCQG là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định củaQuy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN: 02:2009/BYT) về chất lượng nướcsinh hoạt do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT-BYTngày 17/6/2009.

-Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thõa mãn chấtlượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnhhưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.

-Tỷ lệ hộ nước sạch hợp vệ sinh và theo QCQG theo vùng được quy địnhnhư sau:

+ Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: 80% số hộ được sử dụngnước sạch hợp vệ sinh, trong đó 45% số hộ sử dụng nước sạch đạt QCQG.

+ Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long:90% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh trong đó 50% số hộ sử dụngnước sạch đạt QCQG.

+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: 85% số hộ được sử dụngnước sạch hợp vệ sinh trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đạt QCQG.

1.1.6.2Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường

- Các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sảnxuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm tronggiớ hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thôngtư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ môi trườnglàng nghề, và Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 quy địnhquy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các văn bản khác có liên quan.

-Cơ sở SXKD là các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ côngnghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, tổ hợp tác, HTX hoặc các doanh nghiệp

Trang 25

đóng trên địa bàn trong quá trình hoạt động có phát sinh chất thải từ quy trìnhsản xuất, kinh doanh.

-Các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn môi trường:

Là các cơ sở có đầy đủ các hồ sơ về môi trường, bao gồm một trongcác loại văn bản sau: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảovệ môi trường, hay Đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyềnchấp nhận.

Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trongquá trình SXKD, thực hiện đúng bản cam kết về bảo vệ môi trường Xử lý cácloại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đạt tiêu chuẩn trước khi thảira môi trường Không làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của cư dân xungquanh.

1.1.6.3Đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch –đẹp, không có các hoạt động làm suy giảm môi trường khi:

- Có các hoạt động phát triển môi trường xanh – sạch – đẹp.

- Mỗi thôn hoặc liên thôn, hoặc xã hoặc liên xã có quy hoạch đất làmnghĩa trang lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quánkhông an táng ở nghĩa trang) và phải có các quy chế quản lý các nghĩa trang.

- Nghĩa trang của xã hoặc các thôn bản được xây dựng đúng theo vị tríđược quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng NTM đã được các cấpcó thẩm quyền phê duyệt.

- Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng,phong tục tập quán tốt đẹp, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiệnđại.

Trang 26

- Các hộ gia đình trên địa bàn phải có nhà vệ sinh (NVS), nhà tắm đạttiêu chuẩn quy định, có hệ thống tiêu thoát nước thải, chất thải sinh hoạt đảmbảo vệ sinh, không gây ô nhiễm nguồn nước và không khí xung quanh.

- Mỗi khu dân cư tập trung của thôn xã phải có hệ thống tiêu thoát nướcthải thông thoáng, hợp vệ sinh.

- Thôn, xã phải có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung.

1.1.6.4Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch

- Mỗi thôn hoặc liên thôn, hoặc xã hoặc liên xã có quy hoạch đất làm nghĩatrang lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quánkhông an táng ở nghĩa trang) và phải có các quy chế quản lý các nghĩatrang.

- Nghĩa trang của xã hoặc các thôn bản được xây dựng đúng theo vị trí đượcquy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng NTM đã được các cấp cóthẩm quyền phê duyệt.

- Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phongtục tập quán tốt đẹp, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.

1.1.6.5Rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý

- Các hộ gia đình trên địa bàn phải có nhà vệ sinh (NVS), nhà tắm đạt tiêuchuẩn quy định, có hệ thống tiêu thoát nước thải, chất thải sinh hoạt đảmbảo vệ sinh, không gây ô nhiễm nguồn nước và không khí xung quanh.- Mỗi khu dân cư tập trung của thôn xã phải có hệ thống tiêu thoát nước thải

thông thoáng, hợp vệ sinh.

- Thôn, xã phải có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Mô hình nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới

Nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ theo hướng CNH-HĐH, tuynhiên không chỉ các nước nông nghiệp và các nước đang phát triển mà cácnước công nghiệp phát triển cũng luôn quan tâm đến vấn đề nông nghiệp-nông thôn Vì vậy việc tham khảo và tìm hiểu quá trình xây dựng và pháttriển nông nghiệp nông thôn của các quốc gia đi trước sẽ giúp chúng ra rút ra

Trang 27

những bài học kinh nghiệm quý báu, nâng cao hiệu quả xây dựng NTM trêncả nước Theo tác giả Phương Ly (2012), kinh nghiệm của một số quốc giaChâu Á trong xây dựng nông thôn mới như sau:

1.2.1.1Ở Nhật Bản: “mỗi làng một sản phẩm”

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita ở miền tây nam Nhật Bản đãhình thành phong trào “mỗi làng một sản phẩm” với mục đích phát triển vùngnông thôn của khu vực này cho tương xứng với sự phát triển của cả nước từđó đến nay, phong trào này đã đạt được nhiều thắng lợi rực rỡ và thu hút sựquan tâm của không chỉ các khu vực khác trên đât nước Nhật Bản mà còn thuhút sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới Một số các quốc gia trong đócó các quốc gia Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định nhờ ápdụng những kinh nghiệm thu được từ phong trào này.

Những kinh nghiệm của phong trào “mỗi làng một sản phẩm” được cácnhà sáng lập nghiên cứu, đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực,quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn cho quốc gia

của mình (Theo Phương Ly (2012), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở

một số nước Châu Á)

Những năm 60 của thế kỷ XX, 80% người dân nông thôn Hàn Quốc sốngtrong điều kiện thiếu ánh sáng với những căn nhà lá Là một nước nôngnghiệp, tuy nhiên lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, khiến Chính phủHàn Quốc bắt đầu đi tìm những phương hướng phát triển mới để xóa đói,giảm nghèo Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn cóhiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU vàđược nông dân hưởng ứng mạnh mẽ Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó, hợp tác (hiệp lực cộng đồng) Từđó nông dân Hàn Quốc thi đua nhau cải tạo nhà lá bằng nhà mái ngói, đườnggiao thông trong làng xã được mở rộng, nâng cấp, các công trình phúc lợicông cộng được đầu tư xây dựng cùng với việc đổi mới phương thức canh tác,

Trang 28

sản xuất, áp dụng canh tác tổng hợp đới với các mặt hàng mũi nhọn như nấmvà cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu.

Chỉ sau một thời gian ngắn, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có sự thay đổihết sức kỳ diệu: cơ sở hạ tầng được nâng cấp xây dựng, đường giao thôngđược cứng hóa, kiên cố hóa đê kè, xây dựng các hồ chứa nước, và 98% hộdân được thắp sang bằng điện Từ đó, các phương thức sản xuất cũng đượcthay đổi rõ rệt sang cơ giới hóa, áp dụng công nghệ cao, nhà lưới, nhà kính vàsử dụng các giống lai tạo mới cho năng suất cao và khả năng chống chịu lớn.Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông , lâm,ngư nghiệp cho biết, Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng, để nông thôntự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin

Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũthành cộng đồng NTM ngày một giàu đẹp hơn Khu vực nông thôn trở thànhxã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển Phongtrào SU, với mức đầu tư không lớn đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước

nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có (Theo Phương Ly (2012), Kinh nghiệm

xây dựng nông thôn mới ở một số nước Châu Á)

1.2.1.3Ở Thái Lan: sự trợ giúp mạnh mẽ của Nhà nước

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống, để thúc đẩy sự pháttriển bền vững của nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lượcnhư: tăng cướng vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của các cá nhânvà tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnhvực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội chonông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro vàthiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnhtranh với các hình thức như hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnhcông tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa họcvà hợp lý; Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược

Trang 29

trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ chonông nghiệp Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng cáctrạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước.

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã tậptrung vào các nội dung: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệpnông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năngtruyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song songvới việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.

Thái Lan đã tập trung khai thác các ngành nông nghiệp mũi nhọn như sảnxuất hàng nông nghiệp, thủy hải sản phục vụ xuất khẩu, phát triển mạnh mẽcông nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất làcác ngành công nghiệp phát triển Sự phát triển mạnh mẽ của ngành chế biếnthực phẩm ở Thái Lan là nhờ một số chính sách như: chính sách phát triểnnông nghiệp, chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách mởcửa thị trường khi thích hợp

Với những chính sách và đường lối đúng đắn, nông thôn Thái Lan cũng đãchuyển mình mạnh mẽ, tạo nên những kinh nghiệm và bài học quý giá chocác quốc gia khác trong việc xây dựng và phát triển NTM (Theo Phương Ly

(2012), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước Châu Á)

1.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

1.2.2.1Lịch sử phát triển các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Theo thời gian, nền nông nghiệp và nông thôn Việt Nam luôn có nhữngchuyển biến, thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của đất nước qua các thời kỳkhác nhau, đi cùng với đó là sự thay đổi của các mô hình tổ chức sản xuất cho

phù hợp Trong cuốn Quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, tác giả Lê Thành

Nghiệp đã chia sự phát triển của nền kinh tế nông thôn Việt Nam thành cácgiai đoạn với những hình thức tổ chức sản xuất như sau:

- Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945:

Giai đoạn này, ở nước ta dân số nông thôn chiếm tới hơn 90% dân số cảnước, phần lớn ruộng đất nằm trong tay địa chủ và chủ đồn điền của thực dân.

Trang 30

Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp không đáng kể, hệ thống thủy nông chưaphát triển, hầu hết diện tích chỉ cấy được một vụ lúa với năng suất thấp, lươngthực đã thiếu thốn lại gặp nạn cướp bóc vơ vét của thực dân, phát xít làm chođời sống nông dân càng thêm kham khổ bội phần.

- Giai đoạn trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm từ 1945 đến 1975:

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công dẫn đến sự ra đời của nước ViệtNam dân chủ cộng hòa ngày 2/9/1945, tuy nhiên chỉ ngay sau đó, nhân dânViệt Nam lại phải tiếp tục đấu tranh chống ngoại xâm cho đến năm 1954, đấtnước bị chia cắt thành hai miền

Lúc này ở miền Bắc bắt đầu thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sauchiến tranh thông qua khôi phục nhanh nông nghiệp và GTVT

Những năm từ 1954 đến 1958, hầu hết cơ sở hạ tầng nông thôn bị tàn phá,hư hỏng nặng Chính sách nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn này có thểgói gọn trong ba điểm: cải cách liên quan ruộng đất; xúc tiến các công trìnhthủy lợi, cải thiện thổ chất và cải cách hệ thống thuế nông nghiệp.

Đến những năm 1958-1965, miền Bắc thực hiện cải tạo Xã hội chủ nghĩa(XHCN) về kinh tế, hình thành mô hình phát triển kinh tế tập trung và cônghữu hóa tư liệu sản xuất, kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân từ trung ương.

Kết quả là năm 1958, mô hình HTX cấp thấp được hình thành, sau đó dần dầnđược cải biến và thay thế bởi mô hình HTX cấp cao.

Những năm 1965-1975, miền Bắc bước vào thời kỳ vừa đánh giặc vừa xâydựng XHCN Thời kỳ này, miền Bắc vẫn tiến hành chương trình tập thể hóanông nghiệp Đến năm 1975, tỷ lệ số hộ tham gia vào HTX nông nghiệp đã

tăng lên 97% và hầu hết HTX cấp thấp đã được cải biến thành HTX cấp cao - Giai đoạn 1975-1985, cả nước bước vào thời kỳ khôi phục đất nước:

Từ năm 1975 đến 1980, mô hình HTX nông nghiệp được triển khai trênphạm vi cả nước Từ tháng 4 năm 1975, nông nghiệp và nông thôn miền Nambước vào thời kỳ XHCN hóa tương tự với miền Bắc những năm 1954-1975.Đến năm 1977, Chính phủ bắt đầu tiến hành tập thể hóa nông nghiệp, tập

Trang 31

đoàn sản xuất và HTX được thành lập ở một vài thí điểm sau đó phổ biếnkhắp miền Nam.

Đến năm 1980, xuất hiện những triệu chứng đi ngược lại với phong trào

tập thể hóa trong một vài làng xã Từ đó hình thức khoán hộ đã nảy sinh, ban

đầu nó xuất hiện như một tập quán tự phát nhưng sau đó được Chính phủchính thức thừa nhận như một chế độ Năm 1981, Chính phủ ra chỉ thị 100CT-TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm vàngười lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” Tuy nhiên đến năm 1985, nềnkinh tế bước vào thời kỳ lạm phát và khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhândân hết sức khó khăn Trước tình hình đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã khởixướng và lãnh đạo công cuộc Đổi Mới.

- Giai đoạn 1986 đến nay, đổi mới nền kinh tế:

Những năm 1986-1990 là giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới với việc chủyếu là đổi mới cơ chế quản lý Tuy nhiên do cơ chế cũ chưa mất đi, cơ chếmới chưa hình thành nên Đổi Mới chưa có hiệu quả đáng kể.

Những năm 1991-1996, chương trình Đổi Mới đạt được những kết quảquan trọng: nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát tiếp tục đượckiềm chế và đẩy lùi, đời sống nhân dân dần được cải thiện, trong đó nôngnghiệp nông thôn tiếp tục là bộ phận nòng cốt trong cơ cấu kinh tế của đấtnước mặc dù công nghiệp dịch vụ đã có sự phát triển mạnh mẽ.

Những năm từ 1996 đến nay, Việt Nam tiếp tục thực hiện và tăng cườngchương trình đổi mới, trong đó đổi mới về nông nghiệp vẫn là trọng tâm Giaiđoạn này, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dần được hình thành,nông nghiệp nông thôn bước vào thời kỳ CNH-HĐH Chế độ sở hữu và hìnhthức sở hữu trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn ngày càng đa dạng, giúpchúng ta nhận thức rõ rằng việc khuyến khích các thành phần kinh tế là độnglực quan trọng để thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển.Chúng ta cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ liên kết giữa cácloại hình SXKD trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản

Trang 32

Trong những năm trở lại đây, công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hộinói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng đã được các cấp, các ngành từTrung ương đến địa phương quan tâm, với mong muốn đưa nền nông nghiệpViệt Nam trở thành một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại và phát triển bềnvững cùng với sự phát triển của đất nước.

1.2.2.2Tình hình triển khai chương trình nông thôn mới ở Việt Nam đến nay

Theo Nguyễn Hoàng (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chươngtrình NTM giai đoạn 2010-2015 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã cho thấy, sau 5 năm thựchiện, chương trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốnngười dân tham gia xây dựng NTM Từ chỗ số đông người dân còn trông chờ,ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tíchcực vào xây dựng NTM Đội ngũ cán bộ vận hành chương trình, đặc biệt làđội ngũ cán bộ cơ sở, đã nhận thức đầy đủ và chỉ đạo chương trình có hiệuquả hơn, nhất là trong việc xây dựng dự án, vận động quần chúng và tổ chứcthực hiện dự án.

Nhiều địa phương đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ độngban hành các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương nhằmđẩy mạnh công tác xây dựng NTM như: cấp xi măng để dân tự làm đường ởThái Bình, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình; chính sách hỗ trợlãi suất để khuyến khích nông dân vay chuyển đổi cơ cấu sản xuất của Thànhphố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng hoặc mua sắm máy móc cơ giới phụcvụ sản xuất như máy làm đất, máy gặt đập liên hợp của An Giang, ĐồngTháp, Thái Bình; hay chính sách phát triển mỗi làng một sản phẩm của QuảngNinh

Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộmặt của nhiều vùng nông thôn điều kiện sống cả về vật chất lẫn tinh thần củaphần lớn dân cư nông thôn được nâng cao rõ rệt.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có có chuyển biến, gópphần tích cực nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn vai trò của các tổ chức

Trang 33

Đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, tính dân chủ đượcnâng lên về chất.

Cũng theo báo cáo của Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Bộ NN-PTNT, tính tới hết tháng11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM Sốtiêu chí bình quân trên xã là 12,9 tiêu chí, tăng 8,2 tiêu chí so với năm 2010.Số xã khó khăn nhưng nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí nay đạtđược 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyệnđược Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn NTMlà: 3 huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xã Long Khánh của tỉnh Đồng Nai; 3huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè của TP Hồ Chí Minh; huyện Đông Triềutỉnh Quảng Ninh; huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định; huyện Đơn Dương tỉnhLâm Đồng, huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội; và thĩ xã Ngã Bảy tỉnhHậu Giang Ngoài ra, có 8 huyện, thị xã đã có tờ trình của UBND tỉnh, thành

phố đề nghị xét, công nhận (Nguyễn Hoàng (2015), Thủ tướng dự Hội nghị

tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới).

1.2.2.3Tình hình thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nôngthôn mới ở Việt Nam

Trong bộ 19 tiêu chí xây dựng NTM thì tiêu chí 17 về môi trường vẫnđược xem là một trong những tiêu chí quan trọng và khó thực hiện nhất Đãcó nhiều nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí này tại nhiều địa

phương trên cả nước, điển hình như: đề tài “Đánh giá tình hình hực hiện tiêu

chí môi trường trong xây dựng NTM tại huyện Thạch Thất, Thành phố HàNội” của các tác giả Nguyễn Mậu Thái, Tô Dũng Tiến, Nguyễn Mậu Dũng

năm 2014 hay đề tài “Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp

thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM tại xã Thông Nguyên,huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” của tác giả Lộc Trần Vượng năm 2015.

Về việc thực hiện tiêu chí 17 trong xây dựng NTM, tác giả Lệ Băng(2015) cho biết, theo đánh giá của các chuyên gia, tiêu chí 17 về môi trườngtrong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM vẫn là tiêu chí khó

Trang 34

thực hiện nhất và chỉ có 26% các xã điểm NTM đạt tiêu chí về môi trường.Điển hình là tại Hà Tĩnh, trong nhóm 28 xã đạt chuẩn NTM năm 2015 chỉ có10 xã đạt tiêu chí môi trường Trong khi đó tại tỉnh Tiền Giang chỉ có 06/11xã điểm đạt tiêu chí môi trường, còn tại Cao Bằng hiện chỉ 1/177 xã đạt tiêuchí này Sở dĩ các đại phương khó hoàn thành các tiêu chí trong xây dựngNTM là do môi trường nông thôn đang chịu sức ép ngày càng lớn từ sự giatăng dân số, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệthực vật (BVTV) bừa bãi, các công trình xử lý các loại chất thải chăn nuôi,chất tải nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, làm nghề chưa được quan tâm đầu

tư (Theo Lệ Băng (2015), Giải “bài toán môi trường” trong xây dựng

NTM, Báo Tài nguyên và Môi trường).

Theo Văn phòng điều phối NTM Trung ương (2015), trong quá trình thựchiện các địa phương đều phản ánh khó khăn trong thực hiện tiêu chí 17 Xétriêng từng chỉ tiêu, hầu hết mới chỉ có tiêu chí về tỷ lệ hộ sử dụng nước sạchhợp vệ sinh, chỉ tiêu tỷ lệ xã có đội vệ sinh tự quản, duy trì thường xuyên hoạtđộng thu gom vận chuyển rác thải nhưng chỉ mới được tập kết tại bãi rác địaphương chứ chưa được xử lý Kết quả đánh giá khi khảo sát thưc tế tại các địaphương cho thấy mức đạt chỉ tiêu các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêuchuẩn môi trường là còn được châm chước Nhiều xã triển khai xây dựngnghĩa trang nhưng việc hoàn thành theo quy hoạch NTM còn khó khăn Ởnhiều địa phương, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã tiếp tay cho ônhiễm môi trường khi vứt rác bừa bãi, chất kín nhiều dòng sông, ao hồ,mương máng Việc sử dụng bừa bãi thuốc BVTV, vỏ bao không được thugom xử lý cũng đang gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở nhiều nơi Nguyên nhân gây nên những khó khăn trong thực hiện tiêu chí môi trườngmột phần là do các cấp cơ sở còn thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhànước mà chưa phát huy được vai trò chủ thể của người dân Bên cạnh đó, ýthức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường còn chưa cao Một số địaphương đã xây dựng phong trào bảo vệ môi trường song chưa thường xuyênvà liên tục Các đoàn thể chính trị xã hội tuy có phát động nhưng chưa giữ gìn

Trang 35

để đi vào nề nếp chính thức Thiếu kinh phí cho việc xây dựng các hệ thốngthu gom và xử lý nước thải, rác thải Mặt khác, chế độ thu hút nguồn lực từcác thành phần kinh tế khác cho xây dựng NTM nói chung và thực hiện tiêuchí 17 nói riêng còn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh

vực môi trường (Theo Văn phòng điều phối NTM Trung ương (2015), Khó

khăn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, Cổng

thông tin điện tử - Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM).

1.2.3 Các bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới

Từ kinh nghiệm xây dựng NTM của các quốc gia trên thế giới, cũng nhưnhững bài học rút ra trong quá trình xây dựng NTM tại Việt Nam cho thấy:

- Phát triển nông thôn cấp cơ sở là một phần quan trọng trong phát triểnnông thôn nhưng vẫn có gắn bó hữu cơ, không thể tách rời với các phần khácnhư phát triển KHKT, xây dựng thể chế, chính sách, phát triển cơ sở hạ tầngquy mô lớn, phát triển y tế, giáo dục Các nội dung khác của phát triển nôngthôn cấp cơ sở được tổ chức, triển khai ngay tại địa bàn nông thôn cụ thể, tácđộng qua lại đến từng hộ dân, từng cộng đồng dân cư.

- Cần phát huy vai trò và sự tham gia của cộng đồng, phát huy nội lực,phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện các nội dungkhác nhau của tiến trình xây dựng NTM, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầngnông thôn Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước,công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu côngtrình.

- Những hỗ trợ của bên ngoài, của Nhà nước sẽ do cộng đồng quản lý, sửdụng và quyết định ưu tiên vào công việc nào trước Tùy theo trình độ pháttriển của khu vực nông thôn, hình thức và mức độ hỗ trợ sẽ khác nhau Nhữngkhu vực càng nghèo và khó khăn càng cần phải nhận được sự hộ trợ lớn hơn.

- Phát triển kinh tế thành công sẽ quyết định thành công của phát triểnnông thôn cấp cơ sở Bất cứ chương trình phát triển nông thôn cấp cơ sở nàothành công đều là nhờ việc phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cũng nhưcải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn.

Trang 36

- Phát triển kinh tế phải đi kèm với bảo vệ rừng, bảo vệ các hệ sinh tháinông nghiệp - nông thôn, bảo vệ môi trường sống

- Việc thực hiện một quá trình xây dựng NTM cần phải chia thành nhiềugiai đoạn khác nhau, và trong mỗi giai đoạn cần phải cân nhắc những côngviệc cần ưu tiên trước Đồng thời, trong quá trình xây dựng NTM cần phải cósự đột phá về ý tưởng với cách làm mới, cơ chế mới, khác với cách làm thôngthường để nâng cao hiệu quả tuy nhiên vẫn cần sử dụng những cách làmthông thường nhất để hỗ trợ cho những cách làm mới

1.2.4 Cơ sở pháp lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Cơ sở pháp lý nhà nước về xây dựng NTM ở Việt Nam bao gồm cácQuyết định, Thông tư, Nghị quyết, Nghị định do các cơ quan nhà nước banhành như:

- Nghị Quyết số 26/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng(Khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ”.

- Quyết định số 491/TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ vềban hành bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.

- Thông tư số 54/2009/TT – BNNN&PTNT ngày 21/8/2009 của BộNN&PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.

- Quyết định số 800/ QĐ – TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn2010-20120.

- Quyết định số 22-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển vănhóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.

- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín dụngphục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngânhàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tang cường nguồn vốn tín dụngxây dựng NTM tại các xã.

- Nghị định 61/2010/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vàonông nghiệp, nông thôn.

Trang 37

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là chương trình xây dựng NTMđang được triển khai tại địa phương, trong đó chú trọng đến việc thực hiệntiêu chí 17 về môi trường.

Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn trong xây dựng môhình NTM.

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

- Thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016- Nội dung: các số liệu về chương trình xây dựng NTM của xã trong các

năm từ 2012-2015

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã Diễn Trường- Thực trạng xây dựng NTM nói chung trên địa bàn xã- Thực trạng xây dựng NTM theo tiêu chí 17 trên địa bàn xã

- Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí 17 xây dựng

NTM

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc

thực hiện tiêu chí 17 xây dựng NTM trên địa bàn xã

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua các tài liệu, báo cáo tổng hợp, các

số liệu thống kê của xã và từ những nguồn khác.

- Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua quan sát, khảo sát thực địa tại địa

phương Gặp gỡ, phỏng vấn, điều tra cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã.Số phiếu phỏng vấn được tính theo công thức tính dung lượng mẫu:

Trang 38

n = N/(1+Ne2) với n: là số phiếu phỏng vấn

N: là tổng số mẫu hay tổng số hộ gia đình trên địa bàn xã e: mức độ sai số mong muốn

Do hiện nay, tổng số hộ trên địa bàn là 2.443 hộ, và sử dụng mức sai sốlà 10% cho các thông tin định lượng nên tổng số phiếu điều tra hộ gia đìnhtính được như sau:

n = 2.443/(1+2.443*0.12) = 96

Từ đó, tôi đã sử dụng 100 phiếu điều tra phân bố đều trên 20 xóm của xãvới trung bình 5 phiếu trên 1 xóm Các phiếu điều tra đều được phát ngẫunhiên trên mỗi xóm để thu thập các số liệu và thông tin cần thiết.

Ngoài ra, tôi còn sử dụng 20 phiếu điều tra phát ngẫu nhiên cho 20 cơ sởSXKD trên địa bàn và 5 phiếu phỏng vấn các cán bộ chủ chốt có liên quan.

2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp tổng hợp số liệu: số liệu được tổng hợp trên phần mềm

Excel sau đó được phân tích và đánh giá.

- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tổng

số, bình quân, tỉ trọng liên quan đến chương trình thực hiện NTM của xã.

- Phương pháp thông kê so sánh: so sánh, đối chiếu số liệu giữa các năm

trước và sau khi thực hiện chương trình xây dựng NTM để thấy rõ sự khácbiệt và hiệu quả khi áp dụng mô hình.

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân- PRA :

giúp người dân nông thôn có thể chia sẻ, thảo luận, củng cố và phân tích kiếnthức của họ về NTM, cũng như việc lập kế hoạch, giám sát và đánh giá việcthực hiện chương trình xây dựng NTM.

- Phương pháp SWOT: giúp ta xác định những mặt mạnh, mặt yếu tiềm

ẩn trong nội bộ chương trình và những cơ hội, thách thức từ bên ngoài tácđộng lên chương trình xây dựng NTM của xã.

Trang 39

2.4.3 Phương pháp chấm điểm đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí 17 củaxã Diễn Trường

Tình hình thực hiện tiêu chí 17 được đánh giá thông qua việc đánh giá 5tiêu chí nhỏ của tiêu chí 17 sau đó tổng hợp lại

Việc cho điểm mỗi tiêu chí nhỏ sẽ dựa trên căn cứ các nội dung đượcquy định tại Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của BộNN-PTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM như sau:

- Về tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy

chuẩn quốc gia: 85% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia: 10 điểm.

- Về các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn môi trường: 90% các cơ sở SXKD

trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi,khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn theo quy định; 10% còn lại tuy cóvi phạm nhưng đang khắc phục: 10 điểm

- Về có các hoạt động phát triển môi trường xanh – sạch – đẹp và không

có các hoạt động gây suy giảm môi trường: đường làng, ngõ xóm xanh,sạch, đẹp; trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàngrào, cổng ngõ không lầy lội, không có cơ sở SXKD gây ô nhiễm môitrường: 10 điểm

- Về quản lý nghĩa trang: các thôn, xóm đều có đất quy hoạch nghĩa

trang lâu dài và có quy chế quản lý: 10 điểm

- Về thu gom và xử lý chất thải: các hộ gia đình đều có NVS và nhà tắm

hợp vệ sinh; mỗi khu dân cư đều phải có hệ thống tiêu thoát nước hợpvệ sinh; có dịch vụ thu gom và xử lý rác thải tập trung: 10 điểm

Căn cứ vào thang điểm trên cùng với những kết quả thu được tại địaphương, chúng tôi sẽ tiến hành cho điểm từng tiêu chí nhỏ Sau đó, điểm củatiêu chí lớn sẽ được tính bằng cách lấy điểm trung bình của 5 tiêu chí nhỏ đó.Nếu điểm trung bình =10 điểm thì xã Diễn Trường đã hoàn thành việc thựchiện tiêu chí 17 còn nếu điểm trung bình <10 điểm thì xã vẫn chưa hoàn thànhviệc thực hiện tiêu chí 17.

Trang 40

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Diễn Trường

3.1.1 Điều kiện tự nhiên và địa giới hành chính xã Diễn Trường

Xã Diễn Trường nằm ở phía Bắc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, cáchtrung tâm huyện khoảng 15 km Xã có tổng diện tích tự nhiên là 8.92 km2, córanh giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Quỳnh Giang và xã Quỳnh Diễn, thuộc huyện Quỳnh

Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Phía Nam giáp xã Diễn Yên, thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.- Phía Đông giáp xã Diễn Hoàng, thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.- Phía Tây giáp xã Diễn Đoài, thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Xã Diễn Trường có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc di chuyển vàgiao lưu, buôn bán với những địa phương khác do có hệ thống đường giaothông liên xã, huyện dày đặc được hình thành từ trước đến nay, kết hợp vớituyến Quốc lộ 1A chạy qua, song song với tuyến đường sắt Bắc – Nam, là haituyến giao thông huyết mạch của cả nước Ngoài ra xã Diễn Trường còn gầnvới các tuyến Quốc lộ 7 nối với các huyện miền Tây nước bạn Lào và Quốc lộ48 lên các huyện vùng Tây Bắc của tỉnh.

Về đất đai, Diễn Trường là xã có mặt đất bình diện, thấp dần về phíaĐông, phù sa phì nhiêu nhưng không đều, có nhiều mạch nước ngầm tronglòng đất Là một xã thuần nông nên diện tích đất tự nhiên trong xã vẫn phụcvụ chủ yếu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp Gần đây, do có sựchuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang phục vụ chocác hoạt động phi nông nghiệp nên diện tích đất phục vụ cho các hoạt độngsản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần Tuy nhiên, đến năm 2015, diệntích đất nông nghiệp vẫn chiếm đến 74,37% tổng diện tích đất tự nhiên của xãvới khoảng 663,46 ha.

Ngày đăng: 27/04/2017, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w