1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

g đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

79 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 161,35 KB

Nội dung

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệpcông nghiệp hóa,hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượngquan trọng trong phát

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TẠI XÃ THẠCH KIM, HUYỆN LỘC HÀ,

TỈNH HÀ TĨNH

Người thực hiện : NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : TS PHAN TRUNG QUÝ

Hà Nội - 2016

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TẠI XÃ THẠCH KIM, HUYỆN LỘC HÀ,

TỈNH HÀ TĨNH

Người thực hiện : NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : TS PHAN TRUNG QUÝ

Địa điểm thực tập : XÃ THẠCH KIM, LỘC HÀ, HÀ TĨNH

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là khóa luận của riêng tôi Các số liệu và kết quảnghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và được sự cho phép công bố củacác đơn vị cung cấp số liệu Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng vàtrong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quyđịnh của địa phương nơi thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phượng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên cho phép em xinđược bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn

Tiến sĩ Phan Trung Qúyđã chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình

nghiên cứu và thực hiện đề tài

Em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô giáo trong khoa Môi Trường cũngnhư toàn thể các Thầy cô trong trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đãtrang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tậptại trường để những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường đại học sẽ làhành trang giúp em vững bước trong tương lai

Nhân đây, em cũng xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới cán bộ và nhândân xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ và tạo điều kiệnthuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu và khảo sát thực tếtại địa phương Gia đình là nguồn động viên rất lớn cho em trong suốt thời gianqua Em xingửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người thân, bạn bè đãgiúp đỡ, độngviên em trong suốt quá trình thực tập vừa qua

Trong thời gian thực tập em đã cố gắng để hoàn thành báo cáo của mình,tuy nhiên khó tránh khỏi thiếu xót Vì vậy, mong nhận được những ý kiến đónggóp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn đểbài khóa luận tốt nghiệp này đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phượng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lí luận 4

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 4

1.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta 6

1.1.3 Vai trò của xây dựng mô hình nông thôn mới 7

1.1.4 Nội dung,tiêu chí xây dựng nông thôn mới 8

1.1.5 Nội dung xây dựng tiêu chí môi trường 10

1.1.6 Các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường 12

1.2 Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới 13

1.2.1 Trung Quốc 13

1.2.2 Hàn Quốc 15

1.3 Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam 17

1.3.1 Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường 17

Trang 6

1.3.2 Vĩnh Phúc gắn xây dựng nông thôn mới với công tác bảo vệ môi

trường 19

1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 21

1.5 Bài học kinh nghiệm 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 23

2.2 Nội dung nghiên cứu 23

2.3 Phương pháp nghiên cứu 23

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 23

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 24

2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu 25

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 25

2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá việc cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh 25

2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải, nước thải 25

2.4.3 Chỉ tiêu phát triển môi trường 25

2.4.4 Chỉ tiêu suy giảm môi trường 26

2.4.5 Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường 26

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thạch Kim-huyện Lộc Hà- tỉnh Hà Tĩnh 27

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 27

3.1.2 Nguồn nước và đất đai 30

3.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội 33

3.2 Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 36

Trang 7

3.2.1 Các hoạt động triển khai thực hiện tiêu chí môi trường tại xã

Thạch Kim 36

3.2.2 Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Thạch Kim 41

3.3 Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng Nông thôn mới xã Thạch Kim 55

3.3.1 Những thuận lợi 55

3.3.2 Những khó khăn 56

3.3.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

1 Kết luận 59

2 Kiến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 63

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng nội dung thực hiện tiêu chí 17 (môi trường) trong xây

dựng nông thôn mới 10

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Thạch Kim qua 3 năm 32

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp dân số xã Thạch Kim năm 2015 33

Bảng 3.3 Tổng hợp phân bố theo độ tuổi xã Thạch Kim 33

Bảng 3.4 Các kênh thông tin tiếp nhận về xây dựng nông thôn mới 38

Bảng 3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá công tác tuyên truyền của xã Thạch Kim .40

Bảng 3.6 Kết quả chung thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Thạch Kim 42

Bảng 3.7 Nhận thức của hộ dân về tiêu chí môi trường 42

Bảng 3.8 Tình hình sử dụng nước sạch của hộ dân xã Thạch Kim 44

Bảng 3.9 Tình hình thu gom rác thải của hộ dân xã Thạch Kim 45

Bảng 3.10 Tình hình thu gom, xử lý rác thải xã Thạch Kim 46

Bảng 3.11 Tình hình xử lý rác thải mềm của hộ dân xã Thạch Kim 47

Bảng 3.12 Tình hình xử lý rác thải rắn của hộ dân xã Thạch Kim 48

Bảng 3.13 Thể hiện mức độ đạt tiêu chí trong xử lý chất thải ở cơ sở kinh doanh, dịch vụ xã Thạch Kim 49

Bảng 3.14 Thể hiện số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn môi trường .50

Bảng 3.15 Bảng thể hiện hình thức xử lý nước thải của người dân xã Thạch Kim 51

Bảng 3.16 Tỷ lệ các kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình trên địa bàn xã Thạch Kim 52

Bảng 3.17 Hoạt động bảo vệ môi trường của xã Thạch Kim 54

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Sơ đồ 3.1 Ban Quản lý thực hiện tiêu chí môi trường cấp xã, thôn 37Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện hình thức xử lý nước thải của các hộ dân trên

địạ bàn xã Thạch Kim 52Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện các kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình xã

Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 53

Trang 12

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp, dân số khu vực nông thônchiếm trên 70% dân số cả nước Trong quá trình thực hiện đẩy nhanh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, vấn đề nông nghiệp, nông dân,nông thôn đang đặt ra nhiều nội dung, nhiệm vụ hết sức quan trọng cần giảiquyết và luôn giữ môt vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗiquốc gia Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệpcông nghiệp hóa,hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượngquan trọng trong phát triển kinh tế xã hội bền vững, gìn giữ ổn định chínhtrị,đảm bảo an ninh quốc phòng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vàbảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Với mục tiêu nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần, văn hóa xã hội cho người dân khu vực nông thôn, từng bước xóadần khoảng cách, mức sống giữa khu vực nông thôn với thành thị và hình thànhcác điểm dân cư theo hướng văn minh, tiến bộ, phù hợp với định hướng pháttriển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2020 cần phải có nhiều chính sáchđột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế - xã hội, vănhóa nông thôn

Để đáp ứng yêu cầu trên Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn

đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, việccần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được các mô hình nông thônmới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nôngthôn, đủ điều kiện hội nhập nển kinh tế thế giới Thực hiện Nghị quyết Trungương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thônmới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạoviệc xây dựng nông thôn mới trên cả nước

Trang 13

491/QĐ-Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nôngthôn,thời gian vừa qua huyện Lộc Hà- tỉnh Hà Tĩnh nói chung và xã Thạch Kimnói riêng đã tiến hành thực hiện chương trình xây dựng “Nông thôn mới” với 19tiêu chí theo bộ tiêu chí Quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nôngthôn tại địa phương trong đó có tiêu chí số 17 nhằm bảo vệ môi trường.Mục tiêuchung của tiêu chí này là nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống khu vựcnông thôn.

Chương trình xây dựng nông thôn ở huyện Lộc Hà-tỉnh Hà Tĩnh nói chungvà xã Thạch Kim nói riêng trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể,tạo sự chuyển biến tích cực góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, từngbước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân Tuynhiên, do là một xã đất chật người đông ,phải chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tainhư bão, lụt,… nên việc triển khai xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khókhăn và thách thức mà cần phải khắc phục để đạt hiệu quả lâu dài về môitrường

Để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của xã Thạch Kimnói chung và việc thực hiện tiêu chí môi trường nói riêng,đánh giá đúng thựctrạng đang diễn ra,những kết quả đạt được và tác động của việc thực hiện tiêuchí thứ 17 tới chất lượng môi trường xã Thạch Kim,trên cơ sở đó đề xuất các

giải pháp thực hiện tốt tiêu chí này,tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựngnông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh để từ đó đưa racác giải pháp nâng cao kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trìnhxây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Cơ sở lí luận

1.1.1.Các khái niệm cơ bản

a Các khái niệm liên quan đến môi trường

- Khái niệm Môi trường:

Môi trường là gì?

Theo luật bảo vệ môi trường,khái niệm môi trường được hiểu như sau:”

Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.Thành phần môi trường là yếu tố tạo thành vật chất môi trường gồm đất,nước,không khí,âm thanh,ánh sáng,sinh vật và các hình thái vật chất khác” (Luật bảo vệ môi trường, 2014)

- Khái niệm ô nhiễm môi trường:

Theo luật bảo vệ môi trường : “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.

-Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong

sạch,phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường,ứng phó sự cố môitrường; khắc phục ô nhiễm,suy thoái,phục hồi và cải thiện môi trường; khaithác,sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học

b.Khái niệm Nông thôn,nông nghiệp và nông dân

Nông thôn là khu vực có ở hầu hết ở mỗi quốc gia trên thế giới Phát triểnnông nghiệp,nông thôn hiện vẫn được coi là vấn đề then chốt, quyết định sựthành công của quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung và công cuộc côngnghiệp hóa,hiện đại hóa (CNH,HĐH) nói riêng của nhiều quốc gia Đặc biệt vớiViệt Nam,một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp củanông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn.Pháttriển nông nghiệp,nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bềnvững về kinh tế,xã hội,văn hóa và môi trường

Trang 16

Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều quanđiểm khác nhau Có quan điểm cho rằng nông thôn được coi là khu vực địa lýnơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệmôi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Một số quan điểm khác cho rằng nông thôn là nơi có mật độ dân số thấphơn so với thành thị Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủyếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp

Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thịtrường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn hay dựa vào chỉ tiêutrình độ phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là cơ sở hạ tầng của vùng nông thônkhông phát triển bằng đô thị

Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó thay đổi theothời gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới.Đến nay khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại thông tư số54/2009/TT –BNNPTNT ngày 21- 8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, cụ thể : “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”

Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp chocon người và tạo ra của cải cho xã hội

Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuấtnông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề khác và tưliệu chính là đất đai

c.Khái niệm nông thôn mới

Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phải là thị xã, thịtrấn hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống “Nếu sosánh giữa NTM và nông thôn truyền thống thì NTM phải bao hàm cơ cấu vàchức năng mới” (Cù Ngọc Hướng,2006)

Trang 17

Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hóa ,tinh thần của người dânkhông ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nông thôn mới là nông thôn toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinhtế,xã hội đến quốc phòng,an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái và phải phùhợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng vùng hay nói cách khác nôngthôn mới có nền kinh tế phát triển toàn diện,bền vững,cơ sở hạ tầng được xâydựng đồng bộ,hiện đại, phát triển theo quy hoạch,gắn kết hợp lí giữa nôngnghiệp và công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định,giàu bản sắc vănhóa dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nângcao.

d Xây dựng nông thôn mới

Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thônđồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp, pháttriển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống vănhóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vậtchất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội màcòn là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dânchủ, văn minh

1.1.2.Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta

Để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trở thànhquốc gia phát triển giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo; Nhà nước cần quan tâmphát triển nông nghiệp, nông thôn Có thể nói kể từ khi thực hiện đường lối đổimới, chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp,nông thôn của Đảng và Nhànước ta đã có những thay đổi căn bản Thực hiện đường lối mới của Đảng và

Trang 18

Nhà nước trong chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp được xem như mặttrận hàng đầu, chú trọng đến các chương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêudùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện quychế dân chủ ở cơ sở…Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đã vàđang đưa nền nông nghiệp tự túc sang nền công nghiệp hàng hóa.

Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp nông thôn thời kìđổi mới là rất to lớn ,tuy nhiên nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn còn tiềm

ẩn những mâu thuẩn,thách thức và bộc lộ nhiều hạn chế cần được giải quyết đểđáp ứng kịp xu thế toàn cầu như: nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch,kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng được mục tiêu pháttriển lâu dài, quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn thấp, vấn

đề văn hóa - môi trường - y tế - giáo dục, hệ thống chính trị tại cấp xã còn yếu

về trình độ và năng lực điều hành

Vậy xây dựng nông thôn mới là một mô hình phát triển cả nông nghiệp vànông thôn, đi sâu giải quyết nhiều lĩnh vực, có sự liên kết giữa các lĩnh vực vớinhau tạo nên khối thống nhất vững mạnh

1.1.3 Vai trò của xây dựng mô hình nông thôn mới

Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trườnghội nhập Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọingười tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phânhóa giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị Xâydựng các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành Hỗ trợ ứng dụng khoahọc kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề

ở nông thôn Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từngđịa phương Chú ý đến các ngành chăm sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sảnxuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản

Trang 19

Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôntrọng đạo lý bản sắc địa phương Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức,hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.

Về văn hóa – xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, cáclàng xã văn minh, văn hóa

Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu.Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵnsàng giúp đỡ mọi người

1.1.4.Nội dung,tiêu chí xây dựng nông thôn mới

a.Nội dung xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn nhằmtạo ra một nông thôn có nền kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật chất,văn hóa và tinh thần tốt hơn, có bộ mặt nông thôn hiện đại bao gồm cả cơ sở hạtầng phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của người dân Căn cứ vào điềukiện thực tế của từng địa phương, các lợi thế cũng như năng lực của cán bộ, khảnăng đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung xây dựng nông thônmới cho phù hợp Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xâydựng nông thôn mới bao gồm:

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

- Giảm nghèo và an sinh xã hội

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nôngthôn

- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn

- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn cấpnước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang 20

- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xãhội trên địa bàn

- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn

Tóm lại xây dựng nông thôn mới tập trung phát triển về kinh tế, văn hóa,nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông thôn, hướng đến mục tiêu dângiàu nước mạnh, dân chủ văn minh

b Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Căn cứ quyết định số 491/QĐ – TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướngChính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.Quyết định

số 342QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi một

số tiêu chí của Bộ tiêu chi Quốc gia về nông thôn mới;Thông tư số BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thựchiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

41/2013/TT-Các tiêu chí gồm 5 nhóm:

- Nhóm 1: Quy hoạch (1 tiêu chí)

- Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí)

- Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí)

- Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường (4 tiêu chí)

- Nhóm 5: Hệ thống chính trị ( 2 tiêu chí)

Cụ thể 19 tiêu chí về nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng:

Tiêu chí thứ 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Tiêu chí thứ 2: Giao thông nông thôn

Tiêu chí 3: Thủy lợi

Tiêu chí 4: Điện nông thôn

Tiêu chí 5: Trường học

Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

Tiêu chí 7: Chợ nông thôn

Tiêu chí 8: Bưu điện

Trang 21

Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư

Tiêu chí 10: Thu nhập

Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo

Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động

Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất

Tiêu chí 14: Giáo dục

Tiêu chí 15: Y tế

Tiêu chí 16: Văn hóa

Tiêu chí 17: Môi trường

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị

Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội

1.1.5.Nội dung xây dựng tiêu chí môi trường

Bảng 1.1.Bảng nội dung thực hiện tiêu chí 17 (môi trường) trong xây dựng

nông thôn mới Tên tiêu

17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy

định đạt mức quy định của vùng17.2

90% cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn

về môi trường (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục)

17.3 Đường làng,ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh

-sạch-đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường.17.4 Nghĩa trang có quy hoạch và quản lí theo quy hoạch.

17.5 Chất thải,nước thải được thu gom và xử lí theo quy

Trang 22

-Nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quyđịnh của Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia (QCVN: 02 :2009/BYT) về chất lượngnước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT –BYT ngày 17/06/2009.

-Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu cầuchất lượng: không màu,không mùi,không vị lạ,không chứa thành phần gây ảnhhưởng đến sức khỏe con người,có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi;

-Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo Quy chuẩn Quốc giatheo vùng quy định như sau:

+ Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên: 80% số hộ được sử dụngnước sạch hợp vệ sinh, trong đó số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩnQuốc gia

+Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long:90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụngnước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia

+Bắc trung Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ :85% số hộ được sử dụng nướchợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốcgia

b, Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quátrình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồnnằm trong giới hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườngtại thông tư số 46/2011/TT- BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ môitrường làng nghề Thông tư số 47/2011/TT- BTNMT ngày 28/12/2011 quy địnhquy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường và các văn bản khác có liên quan.Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: Nằmcách biệt với nhà ở;chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lí;không xả, chảy tràn trên bề mặt đất, không gây ô nhiễm nguồn nước và môitrường xung quanh

Trang 23

c, Đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh- sạch- đẹp,không có hoạt động làm suy giảm môi trường khi đáp ứng các yêu cầu sau:-Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp;

-Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõkhông lầy lội;

-Không có cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sảnxuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường

d,Nghĩa trang có quy hoạch và quản lí theo quy hoạch:

-Mỗi thôn hoặc liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa tranglâu dài phù hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quán an táng không

ở nghĩa trang);

-Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phongtục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại

-Có quy chế quản lí nghĩa trang;

e,Rác thải, nước thải, chất thải được thu gom và xử lí là:

-Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định ; có hệ thốngtiêu thoát (nước thải, chất thải sinh hoạt ) đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễmkhông khí và nguồn nước xung quanh;

-Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nướcthải thông thoáng, hợp vệ sinh;

-Thôn,xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lí tại bãi rác tập trung

1.1.6.Các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường

Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT –BNNPTNT-BKHDT- BTCngày 13/04/2011 của Bộ nông nghiệp PTNT, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tà chínhquy định các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường như sau:

Bước 1:Thành lập ban quản lí, thực hiện tiêu chí môi trường

Bước 2:Tuyên truyền, vận động người dân tham gia

Bước 3:Huy động và phân bổ vốn

Trang 24

Bước 4:Thành lập dịch vụ vệ sinh môi trường

Bước 5:Quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa, bãi xử lí rác

Bước 6:Kiểm tra, xử lí

1.2.Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới

1.2.1 Trung Quc

Mục tiêu cải thiện nước sạch và vệ sinh môi trường ở Trung Quốc được bắtđầu từ những năm 80 của thế kỷ trước Từ đó đến nay, Trung Quốc đã liên tục tổchức thực hiện các kế hoạch 05 năm và xác định vấn đề nước sạch và vệ sinhmôi trường lồng ghép với phát triển kinh tế nông thôn và là tiền đề cho việc xâydựng kế hoạch Chìa khóa thành công của Trung Quốc chính là quá trình lập kếhoạch, xác định trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành từTrung ương đến địa phương Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, sau khi lập kếhoạch việc đảm bảo nguồn tài chính là rất quan trọng Chiến lược huy động vốn

từ 03 nguồn: Nguồn TW và địa phương, huy động quyên góp từ các tổ chức,giới kinh doanh và đóng góp của người hưởng lợi là của hộ gia đình từ nhữngchương trình này

Từ 1980, trong quá trình thực hiện các kế hoạch năm năm đã qua mỗi giaiđoạn đều có tỷ lệ đầu tư về vốn khác nhau.Hiện nay trong giai đoạn lồng ghépNS-VSMT với phát triển kinh tế thì số lượng vốn từ phía nhà nước phải nhiềuhơn Chiến lược huy động vốn ở Trung Quốc rất hiệu quả, trung bình mỗi nămhuy động trên 10 tỷ nhân dân tệ cho VSMT nông thôn

Về quản lý chất lượng nước : Trung Quốc đã thiết lập hệ thống phân loại

chất lượng nước dựa trên mục đích sử dụng, mục tiêu bảo tồn và Tiêu chuẩnchất lượng môi trường GB3838-2002, gồm bốn mức với nội dung khác nhau.Dựa vào những mức phân loại đã phân, các cơ quan giám sát chất lượngnước cấp quốc gia cũng như địa phương thường xuyên thực hiện việc giám sát

Trang 25

tại các lưu vực sông ở các khu vực bị ô nhiễm nặng như lưu vực sông ở phía Bắcvà Tây Bắc Trung Quốc.

Bên cạnh đó, để bảo vệ nguồn nước, Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ramột loạt chính sách như: ban hành hệ thống thuế ô nhiễm ; Luật chống ô nhiễmnguồn nước (ban hành năm 1984) sửa đổi bổ sung năm 1996

Vệ sinh môi trường nông thôn: Tình trạng vệ sinh môi trường nông thôn ở

Trung Quốc chưa được khả quan, còn nhiều lạc hậu so với các nước phát triển.Nguyên nhân của sự chậm tiến đó là do: Nếp sống văn hóa của từng địa phươngnông thôn, nhiều gia đình có nhà rất lớn, nhưng do tập quán nên nhiều nhà tiêuvẫn bố trí bên ngoài nhà ở và chưa hợp vệ sinh

Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng cơ chế khuyến khích và

hỗ trợ thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân và VSMT Các cấp lãnh đạo từ TW chotới các cấp nhỏ nhất và người dân đều đã hiểu được tầm quan trọng của vấn đề

NS -VSMT; Vụ giáo dục vệ sinh đã thực hiện rất tốt công tác tuyên truyền giáodục sức khỏe, việc giáo dục, nâng cao kiến thức được chia làm các giai đoạn.Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng có những khoản đầu tư nhất định choxây dựng và phát triển nhà tiêu hợp vệ sinh Có cơ chế đầu tư xây dựng theohướng Nhà nước và nhân dân cùng làm

Về hỗ trợ kỹ thuật: Trung Quốc đã xây dựng 02 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn nhà

tiêu hợp vệ sinh và tiêu chuẩn xử lý rác thải (lò đốt rác) Ban hành thiết kế chuẩncho nhà tiêu nông thôn gồm các loại sau: Biogas, tự hoại 3 bể, tự hoại 2 bể, nhàtiêu khô sinh thải, nhà tiêu tự hoại nối với hệ thống nước thải chung Các loạihình nhà tiêu này rất quan trọng đối với Trung Quốc do người dân có thói quen

sử dụng phân người và gia súc làm phân bón cây trồng

Điều phối và phối hợp liên ngành trong việc NS-VSNT: Lĩnh vực môi

trường nông thôn và đặc biệt là nhà tiêu nông thôn không thể chỉ do một cơquan, tổ chức thực hiện được Trung Quốc đã lập Ủy ban phát triển y tế với mụctiêu đẩy truyền thông đi trước một bước, Ủy ban này có trách nhiệm phối hợp

Trang 26

với Bộ Nông nghiệp và 02 tổ chức lớn nhất ở Trung Quốc là Thanh niên và Phụ

nữ Các địa phương cũng có mô hình tổ chức và hợp tác tương tự như TW, họhợp tác theo cấp (Y tế - Nông nghiệp - Thanh niên - Phụ nữ)

Nước sạch và vệ sinh trong nhà trường: Trung Quốc không có một chương

trình, hay dự án riêng về lĩnh vực này Nhưng các can thiệp đầu tiên về lĩnh vựcNS-VSMT là ở trường học Các hoạt động trong trường học rất có lợi cho họcsinh, vừa là đối tượng được truyền thông, vừa là truyền thông viên cho cộngđồng Trường học là nơi tập trung đông người, nếu các điều kiện về vệ sinhkhông đảm bảo sẽ xẩy ra dịch bệnh và lan truyền nhanh chóng do đó cần quantâm và phối hợp nghiên cứu để đưa ra thiết kế NS-VSMT trong trường học

Về lĩnh vực cấp nước: Trung Quốc chủ trương khuyến khích hình thức cấp

nước bằng đường ống và tùy theo từng điều kiện cụ thể mà lắp đặt các hệ thốngđường ống cho phù hợp Đến cuối năm 2004, tỷ lệ người dân được sử dụngnước máy là 60% Hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ thông qua các thiết kế mẫu,hướng dẫn kỹ thuật theo từng loại hình thức cấp nước khác nhau, ban hành tiêuchuẩn nước ăn uống Trong khoảng thời gian 20 năm Trung Quốc đã có 4 giaiđoạn vay vốn của WB cho lĩnh vực phát triển hệ thống cấp nước tại 17 tỉnhđiểm Trung bình 4-5 tỷ Nhân dân tệ/năm Giai đoạn đầu tập trung vốn cho cáctính có điều kiện kinh tế giàu có Sau đó, người dân trả lại vốn thông qua trả tiềnnước ; giai đoạn 2 tập trung cho các tỉnh nghèo Trong số người thụ hưởng cókhoảng 30% người nghèo sẽ hỗ trợ 100% vốn góp.70% số còn lại trả vốn quatiền nước sử dụng.(Nguyễn Vũ Hoan(2005))

1.2.2 Hàn Quốc

Những năm đầu 60 đất nước hàn quốc còn phát triển chậm, chủ yếu là sảnxuất nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số cảnước trước tình hình đó Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm pháttriển nông thôn Qua đó xây dựng niềm tin của người nông dân, tích cực sảnxuất phát triển, làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao.Trọng tâm

Trang 27

là phong trào xây dựng “làng mới” (Seamoul Undong).Nguyên tắc cơ bản củalàng mới là: nhà nước hỗ trợ vật tư cùng với sựđóng góp của nhân dân Nhândân quyết định các dự án thi công, nghiệm thu và chỉ đạo các công trình Nhànước hàn Quốc chú trọng tới nhân tố con người trong việc xây dựng nông thônmới do trình độ của người nông dân còn thấp, việc thực hiện các chính sách gặpphải khó khăn, vì thế chú trọng đào tạo các cán bộ cấp làng, địa phương Tại cáclớp tập huấn, sẽ thảo luận với chủ đề: “ làm thế nào để người dân hiểu và thựchiện chính sách nhà nước”, sau đó các lãnh đạo làng sẽ cũng đưa ra ý kiến vàtìm giải pháp tối ưu phù hợp với hoàn cảnh địa phương.

Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có: phát huynội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Cải thiện cơ sở

hạ tầng cho từng hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như đờisống sinh hoạt người dân Thực hiện các dự án làm tăng thu nhập cho nông dântăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuấtvà tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng xen canh Kết quả đạt được,các dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái nhà ở, xây dựng cống và máybơm, sân chơi cho trẻ em đã được tiến hành Sau 7 năm từ triển khai thực hiệnthu nhập bình quân của hộ dân tăng lên khoảng 3 lần từ 1000 USD/người/nămtăng lên 3000 USD/người/năm vào năm 1978 Toàn bộ nhà ở nông thôn đã đượcngói hóa và hệ thống giao thông nông thôn đã được xây dựng hoàn chỉnh

Mô hình nông thôn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt Hạtầng cơ sở nông thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị,trình độ tổ chức nông dân được nâng cao Đặc biệt xây dựng được niềm tin củangười nông dân, ý chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh thần người dân mạnh mẽ.Đến đầu những năm 80, quá trình hiện đại hóa nông thôn đã hoàn thành, HànQuốc chuyển chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới

Trang 28

1.3.Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam

1.3.1.Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường

Từ năm 2011 tỉnh Bắc Kạn đã xác định xây dựng Chương trình nông thônmới (NTM) phải gắn với bảo vệ môi trường.Sau 5 năm (2011 - 2015) triển khaiChương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đời sống kinh tế -

xã hội của khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố Bắc Kạn đã có nhiềuchuyển biến Hạ tầng cơ sở ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần củangười dân có sự chuyển biến rõ nét

Nhận thức rõ tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xâydựng nông thôn mới, ngay từ năm đầu tiên triển khai thành phố đã bám sát, triểnkhai đầy đủ các nội dung hướng dẫn của cấp trên, nghiên cứu cách làm, cách xácđịnh các tiêu chí để phổ biến rộng rãi đến chính quyền các xã và quần chúngnhân dân Thành phố đã kiện toàn Ban chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới cáccấp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và nhân dân dướinhiều hình thức giúp mọi tầng lớp hiểu rõ mục đích, ý nghĩa để chủ động trongnhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Một trong những nội dung được UBND thành phố phát động rộng rãi đó là

phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, qua phong trào các tổ chức

đoàn thể của thành phố đều có cách thức tuyên truyền hợp lý và hiệu quả, cụ thể

như Ủy ban MTTQ thành phố với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với nông thôn mới, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố với chương trình “Tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn”, Thành

đoàn có nhiều hoạt động hướng về cơ sở như tu sửa, nạo vét kênh mương, làmđường giao thông nông thôn, lắp điện chiếu sáng các ngõ, vận động các hộ giađình chỉnh trang khuôn viên, nhà cửa, cải tạo vườn tạp

Theo đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh- Chi Cục phó Chi Cục Phát triển nôngthôn Bắc Kạn cho biết :năm 2014 toàn tỉnh xây dựng được 9 công trình nước

Trang 29

sinh hoạt từ các nguồn vốn lồng ghép Đến năm 2015, 109/112 xã có trên 75%

số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ công trình tập trung, côngtrình tự chảy, giếng khoan, giếng đào, bể lọc Công tác giữ gìn vệ sinh môitrường quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nước thải ở các xã đã có một sốchuyển biến Phong trào trồng cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựngđời sống văn hoá được triển khai và duy trì tốt ở nhiều khu dân cư

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm vệ sinh môi trườngnông thôn hiện còn rất nhiều khó khăn Đây cũng là một trong những tiêu chíkhó thực hiện nhất đối với các xã khi xây dựng nông thôn mới Lượng rác thảisản xuất và sinh hoạt tại khu vực nông thôn thải ra hằng ngày không hề nhỏ.Thành phần rác thải cũng phức tạp, việc thu gom và xử lí cũng không triệt để vàcòn nhiều bất cập Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới tỉnh,để cải thiện tiến tới đạt được tiêu chí về môi trường nông thôn, trước hết cầntuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân Chính quyền và các đoàn thểcần tăng cường vận động nhân dân thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trườngkhu dân cư, khử trùng tiêu độc khu vực chuồng trại, đường làng ngõ xóm, khơithông cống rãnh, thu gom, xử lý rác thải và xây dựng các công trình nước sạch,công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn Lồng ghép các nội dung cuộc vận động

"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", thực hiện hươngước - quy ước trong giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn Thu gom, xử lý rácthải là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trườngnông thôn Tại một số địa phương, chính quyền đang phát động người dân xâycác bể xử lý rác quy mô hộ gia đình với chi phí thấp Đối với các cơ sở sản xuất,kinh doanh, dịch vụ cần được nhắc nhở, ký cam kết bảo vệ môi trường Môitrường là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân và

bộ mặt nông thôn Do vậy cấp uỷ và chính quyền cơ sở cần vào cuộc, chỉ đạo sátsao để các tầng lớp nhân dân thấy rõ được trách nhiệm của mình trong bảo vệmôi trường nói riêng và công cuộc xây dựng nông thôn mới nói chung

Trang 30

1.3.2.Vĩnh Phúc gắn xây dựng nông thôn mới với công tác bảo vệ môi trường

Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chương trình xây dựng NTM, UBND, BCĐChương trình xây dựng NTM huyện Lập Thạch đã chỉ đạo các phòng, ban chứcnăng, chính quyền các địa phương đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền,vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nông thôn nhằm từngbước thay đổi căn bản về nhận thức, thói quen, tập quán của cộng đồng về sựcần thiết phải thực hiện tiêu chí về môi trường

Huyện cũng chỉ đạo các địa phương tiến hành tổ chức tốt các hoạt độnghưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Giờ trái đất, Tuần lễ quốc gia Nước sạchvà Vệ sinh môi trường, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học Qua đó, thu hút đôngđảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác giữ gìn và bảo vệ môitrường

UBND huyện cũng chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnhhuy động các nguồn lực đầu tư các công trình vệ sinh môi trường cho các xãnhư: các công trình cấp nước sạch nông thôn; xây dựng nghĩa trang nhân dân vàcác khu chôn cất tập trung, bãi xử lý rác thải cho các xã; hỗ trợ xây dựng nhàtiêu hợp vệ sinh, di chuyển chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm ra xa nhà ở…UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản

lý nhà nước về bảo vệ môi trường gắn với Chương trình xây dựng NTM

Huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thứcnhằm nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường; tổng kết, nhânrộng các mô hình bảo vệ môi trường trên địa bàn; từ năm 2006-2014 đã tổ chức

31 lớp truyền thông môi trường cho cộng đồng dân cư tại các xã, thị trấn; PhòngTài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với Ban Tuyên giáo huyện ủy, HộiLiên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các nội dung liên quanđến bảo vệ môi trường

Từ năm 2010 đến nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu choUBND huyện ra thông báo chấp nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường của 34

Trang 31

đơn vị, tổ chức; 2 đề án bảo vệ môi trường và 6 dự án cải tạo phục hồi môitrường…

Theo số liệu đánh giá thực trạng tiêu chí vệ sinh môi trường của Phòng Tàinguyên và Môi trường huyện đã cho thấy: Về nội dung quản lý các cơ sở sảnxuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường: tất cả các cơ sở sản xuất, kinhdoanh trên địa bàn huyện đều có quy mô nhỏ, ít gây tác động đến môi trường

Về nội dung kiểm soát các hoạt động gây suy giảm môi trường và có cáchoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp UBND huyện đã ban hànhcác văn bản chỉ đạo cho các xã tiến hành xóa xong 231/231 lò gạch thủ côngtrên địa bàn Các hoạt động phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phòng ngừa, ngănchặn nạn đốt phá rừng, phục hồi nhanh diện tích rừng trồng đến kỳ thu hoạchcũng được nhân dân trong huyện tiến hành thường xuyên

Đối với các khu chăn nuôi tập trung, các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ tại các

xã, thị trấn: hầu hết các hộ chăn nuôi đã đầu tư, áp dụng công nghệ xử lý chấtthải bằng hầm khí Biogas để xử lý triệt để nước thải, chất thải chăn nuôi, thức ănchăn nuôi dư thừa

Trong tổng số hơn 17.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm có trên 11.000 hộchăn nuôi hợp vệ sinh, chiếm hơn 60%, có trên 1.700 hộ đã xây dựng hầm khíBiogas, nhờ đó đã hạn chế phần lớn chất thải, nước thải trong quá trình chănnuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn

Việc thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện: hiện tại toàn huyện có20/20 xã, thị trấn đã quy hoạch và tiến hành xây dựng khu tập kết rác thải tậptrung với tổng số 42 bãi, diện tích trên 32.000m2; có 100% xã, thị trấn đã thànhlập được tổ thu gom, HTX Vệ sinh môi trường.Việc thu gom rác thải phát sinhtrong quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hằng ngày của người dân tại cáckhu dân cư đã từng bước được cải thiện Về phương tiện thu gom rác thải: chủyếu sử dụng xe đẩy tay (toàn huyện có 215 xe và 1 xe tải chở rác 3 tấn)

Trang 32

Về việc quy hoạch xây dựng, quản lý nghĩa trang nhân dân, theo đánh giácủa BCĐ Chương trình xây dựng NTM huyện Lập Thạch: hiện nay, cơ bản hầuhết các xã đều đã có nghĩa trang nhân dân phục vụ việc hung táng và cải táng;tuy nhiên phần lớn các nghĩa trang trên đều đã có từ lâu và được hình thành vàhoạt động theo phong tục, tập quán của người dân ở từng địa phương chứ khôngtheo tiêu chuẩn.

Đến nay, các xã trên địa bàn huyện đều đã và đang tích cực triển khai thựchiện các nội dung trong Tiêu chí vệ sinh môi trường, tuy nhiên chưa có xã nàođạt được tiêu chí này trừ 3 xã đã về đích năm 2013 là Đình Chu, Thái Hòa và TửDu

Trong quá trình thực hiện Tiêu chí vệ sinh môi trường, huyện Lập Thạchcũng đang gặp những khó khăn, vướng mắc như: hầu hết rác thải chưa đượcphân loại trước khi thu gom, xử lý Khó khăn lớn nhất của các xã hiện nay làchưa có biện pháp xử lý rác thải một cách triệt để

Hiện tại, các xã trong toàn huyện Lập Thạch đã và đang chủ động phát huyvai trò của hệ thống chính trị từ xã đến thôn tích cực huy động sự tham gia đónggóp của cộng đồng để từng bước phấn đấu đạt các nội dung, chỉ tiêu về môitrường trong Chương trình xây dựng NTM.( Kiều Bích (2014)

1.4.Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phan Đình Hà (2011) đã nghiên cứu “giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” đã đưa ra các giải

pháp để đẩy mạnh nông thôn mới :Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dântự hiểu và tự giác thực hiện,tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi, tích tụ ruộngđất, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Xây dựng và phát triển các tổchức chính trị xã hội ở nông thôn vững mạnh, vận động nhân dân hiến đất đểxây dựng nông thôn mới, xây dựng một số công trình liên xã, đẩy mạnh công tácquy hoạch và xây dựng các thị trấn, thị tứ trên địa bàn

Trang 33

Nguyễn Văn Hiệu (2011) đã nghiên cứu đề tài “Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” :Sự tham gia của người dân phải được bắt đầu từ công tác tuyên

truyền, đưa ra ý kiến tham gia xây dựng đóng góp, kiểm tra xử lí các hoạt độngtrong xây dựng mô hình nông thôn mới

1.5 Bài học kinh nghiệm

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Trung Quốc chothấy: Dù là các quốc gia đi trước trong công cuộc hiện đại hóa, họ đều chú trọngvào việc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy những kinhnghiệm phong phú Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nôngthôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiệnđại, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân Thay đổi kĩ thuật mới, bồi dưỡng nôngdân theo mô hình mới, nâng cao trình độ tổ chức của người nông dân Xây dựngnông thôn mới được coi là quốc sách lâu dài với mỗi quốc gia Đối với ViệtNam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH-HDH nông nghiệp,nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảm bảophát triển về cả kinh tế và đời sống xã hội Nghị quyết X của Đảng đã đề ranhiệm vụ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới xây dựng các làng xãcuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh

Để xây dựng mô hình nông thôn mới thành công phải là một phong tràoquần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự thamgia chủ động, tích cực của mỗi người dân, cộng đồng dân cư, hệ thống chính trị

cơ sở, sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền cấp cao

Trang 34

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các tiêu chí liên quan đến vấn đề môi trườngkhi xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

-Phạm vi không gian: Tiến hành nghiên cứu tại xã Thạch Kim, huyện LộcHà,tỉnh Hà Tĩnh

-Phạm vi thời gian của số liệu:

+Số liệu được thu thập trong 4 năm gần đây (2012-2015) ,số liệu sơ cấptiến hành nghiên cứu trong 2 tháng (2/2016 -4/2016)

+Thời gian nghiên cứu đề tài: 11/01/2016 đến ngày 11/05/2016

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiệntự nhiên, kinh tế- xã hội xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà

Tĩnh

- Đánh giá tình hình thực hiện và mức độ đạt của tiêu chí môi trường trongchương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh HàTĩnh

-Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xâydựng Nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tỉnh

-Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp nhằm duy trì hiệu quả tiêuchí môi trường trong chương trình xây dựng Nông thôn mới xã Thạch Kim

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

a Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu thu thập từ các nguồn có sẵn đã được công

bố của Tổng cục thống kê, Ban thống kê xã Thạch Kim từ năm 2012-2015, sách

Trang 35

báo, tạp chí, các bài viết trên báo điện tử có liên quan Những thông tin và sốliệu này được thu thập ,chọn lọc từ các nguồn khác nhau, góp phần làm rõ tìnhhình chung của địa bàn, cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề cần được nghiên cứu.

b Số liệu sơ cấp

-Cán bộ xã:

Cán bộ xã gồm: Cán bộ địa chính, cán bộ nông thôn mới, các cán bộ thuộcban quản lí, xây dựng nông thôn mới.Thông tin điều tra là các bước thực hiệntiêu chí tại xã Thạch Kim, tình hình chung thực hiện tiêu chí môi trường của xãqua các năm từ năm 2012-2015

-Hộ nông dân xã Thạch Kim

Sử dụng phương pháp này để điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân trong

xã Thạch Kim để hoàn thiện cho phiếu điều tra của mình

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 96 hộ nông dân thuộc xã Thạch Kim, đượcphân làm 3 loại gồm 32 hộ nghèo, 32 hộ trung bình, 32 hộ khá theo tiêu chí thunhập và tiêu chuẩn nghèo của xã Thạch Kim

Phát phiếu điều tra tới những hộ dân trong xã (6 thôn) để điều tra về nhữnghiểu biết hay nhận thức của người dân về tiêu chí Môi trường trong xây dựngnông thôn mới, đánh giá của hộ trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trườngnhằm tìm hiểu đặc điểm của hộ, sự quan tâm của người dân về chương trình,đánh giá chung của người dân về tình hình tổ chức thực hiện cũng như nhữngtác động của việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTMđến các hộ gia đình và những khó khăn vướng mắc đang gặp phải

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi được thu thập được làm sạch, sẽ được phân loại theocác chỉ tiêu nghiên cứu: chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và môitrường Sau đó sẽ được xử lý bằng phần mềm excel

Trang 36

2.3.3.Phương pháp phân tích số liệu

a.Phương pháp phân tích, so sánh:

Đề tài tiến hành nghiên cứu tình hình thực hiện tiêu chí môi trường qua 3nhóm hộ là 32 hộ nghèo, 32 hộ trung bình, 32 hộ khá để thấy được việc thựchiện tiêu chí môi trường của từng nhóm hộ tại nhà ở, ngoài đường làng, sônghồ…từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho từng nhóm hộ và cán bộ địa phươngqua các năm

b.Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, củacán bộ quản lý để có những hướng đi đúng đắn, đảm bảo tính khách quan Quacác chuyên gia ta có thể đưa ra được các giải pháp phù hợp, hiệu quả để bảo vệmôi trường nông thôn phát triển bền vững

- Phương pháp chuyên khảo: Qua những người dân có kinh nghiệm cho tacái nhìn sâu hơn về thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường của địa phương vàtìm ra nguyên nhân và kinh nghiệm xử lý phù hợp với địa phương

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá việc cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh

- Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh

2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải, nước thải

- Số hộ đăng ký tham gia thu gom

- Số hộ thu gom chất thải, nước thải thực tế

- Tỷ lệ hộ phân lại rác thải

- Tỷ lệ chất thải, nước thải được xử lý trước khi chôn lấp

- Tỷ lệ hộ trả chi phí thu gom

2.4.3 Chỉ tiêu phát triển môi trường

- Tỷ lệ cây xanh được trồng mới tại công trình công cộng

Trang 37

- Số lần công trình công cộng được vệ sinh trong tháng

2.4.4 Chỉ tiêu suy giảm môi trường

- Tỷ lệ hộ xả rác rác ra môi trường công cộng

- Tỷ lệ hộ sử dụng thuốc diệt cỏ, diệt ốc

- Tỷ lệ hộ không thu gom túi, chai, lọ thuốc BVTV

2.4.5 Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường

- Tỷ lệ các công trình vệ sinh, nhà tắm đạt chuẩn

Trang 38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thạch Kim- huyện Lộc Hà- tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Thạch Kim là xã thuộc biển cửa của huyện Lộc Hà, là vị trí quan trọngtrong phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và an ninh quốc phòng của tỉnh HàTĩnh cũng như khu vực miền trung Xã có tổng chiều dài đường địa giới hànhchính là 5.300m

Ranh giới xã tiếp giáp:

Phía Bắc giáp: thôn 1 và thôn 2 xã Thạch Bằng với chiều dài: 560mPhía Nam giáp: Lạch sông Cửa Sót chiều dài: 1000mPhía Đông giáp: bờ Biển Đông với chiều dài: 1900mPhía Tây giáp: thôn 3 và thôn 4 xã Thạch Bằng có chiều dài:

1840m

Thạch Kim nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 18 km về phía Đông làcửa ngõ vùng biển của huyện Lộc Hà Xã có 0.64km đường Tỉnh lộ 9 đi qua nêncó điều kiện hết sức thuận lợi trong việc tiếp cận nhanh với các vùng kinh tế vàthị trường đang phát triển như TP Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, khu công nghiệpkhai khoáng Thạch Khê Trung tâm hành chính huyện Lộc Hà là khu trung tâmkinh tế, chính trị, văn hoá của huyện nên xã có điều kiện phát triển kinh tế toàndiện

b Địa hình

Xã có địa hình tương đối dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông Đất trên địabàn xã chủ yếu là đất cát pha, có độ màu mỡ thấp, không phù hợp với sản xuấtnông nghiệp

c Đặc điểm khí hậu thủy văn

Trang 39

Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 có gió Tây Nam nên rất nóng và khô gâynên hạn hán, nhiệt độ bình quân lên đến 320C đặc biệt có những đợt nắng nóngkéo dài, có khi lên 400C Cuối mùa nắng từ tháng 8 đến tháng 10 thường có bãolớn, biển động mạnh, triều cường dâng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến bà con ngưdân đánh bắt trên biển và vùng cửa lạch Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 nămsau, có gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn và giá lạnh, có lúc rét đậm, réthại.

 Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ bình quân hằng năm là 24,5 0 C Trong năm khí hậu được chia làmhai mùa rõ rệt:

Mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu khô nóng nhất là từtháng 5 đến tháng 8 Nhiệt độ trung bình tháng từ 24,7 0 C (tháng 4) đến 32,9 0 C(tháng 6) Mùa này thường nóng bức, nhiệt độ có thể lên tới 38,5 ÷ 40 0 C

Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bìnhtháng từ 18,3 0 C (tháng 1) đến 21,8 0 C (tháng 11)

 Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí bình quân hàng năm đạt khoảng 75 đến 80% Độ ẩm caonhất thường vào các tháng 2,3; độ ẩm không khí thấp nhất vào các tháng 6,7

 Gió

Trên địa bàn xã Thạch Kim bị ảnh hưởng của hai hướng gió chính:

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thường gâyảnh hưởng đến khái thác đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

Ngày đăng: 01/08/2017, 03:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w