Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểuhọc, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết màcòn rèn cho học sinh khả năng gia
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho
học sinh lớp 5.
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 5
3 Thời gian áp dụng sáng kiến:
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Xuân Ninh.
Địa chỉ liên hệ: xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0987142868
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5 Đồng tác giả (nếu có)
6 Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Xuân Ninh.
Địa chỉ: Trường Tiểu học Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam
Định
Điện thoại: 03503885019
Trang 2MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN TẢ CẢNH CHO
Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ vàcâu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn Việc dạy và học mỗi phânmôn có những thuận lợi và khó khăn riêng, song khó hơn cả đối với người dạycũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn
Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểuhọc, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết màcòn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệtcòn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiệnđại và năng động Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sốngxung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em Đồng thờicũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản - còn gọi là đoạnvăn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt
Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính củachương trình Tập làm văn lớp 5 là văn miêu tả Tả cảnh là một kiểu bài khó vìvới học sinh lớp 5 kĩ năng quan sát, tư duy trừu tượng, vốn từ, vốn hiểu biết vẫncòn hạn chế Mặt khác có những cảnh học sinh chỉ có thể gặp một lần khi đi du
Trang 3lịch hoặc chưa tận mắt được ngắm nhìn mà chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đó quaxem trên truyền hình Do vậy việc cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh hay nhữngthay đổi của cảnh theo thời gian là rất khó khăn, việc biểu hiện cảm xúc của họcsinh để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn cũng không hềđơn giản với học sinh khi viết văn tả cảnh
Làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả thì lại là một vấn
đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làmcông tác giáo dục
2 Cơ sở thực tiễn:
Là một giáo viên đã trải qua gần mười năm giảng dạy chương trình lớp 5 tôinhận thấy thể loại văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là thể loạivăn dùng ngôn ngữ để “vẽ” ra các sự vật, con người, con vật, cảnh vật, sựviệc… một cách sinh động, cụ thể Một bài văn miêu tả hay không những phảithể hiện rõ nét, chính xác, sinh động về đối tượng miêu tả mà còn thể hiện đượctrí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng đượcmiêu tả Để làm được điều đó thì học sinh phải huy động vốn kiến thức từ nhiềumặt: như các hiểu biết về cuộc sống, tri thức về văn học, khoa học, xã hội… Họcsinh lại còn phải biết kết hợp hài hòa nhiều kĩ năng như: phân tích đề, tìm ý, lậpdàn ý, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn… Thế nhưng trong thực tế giảng dạy tôithấy số lượng học sinh viết được bài văn tả cảnh hay còn rất hạn chế Đa số các
em khi làm bài văn tả cảnh còn mang tính kể lể, liệt kê các sự việc, sự vật Kĩnăng sử dụng từ, viết câu, liên kết các đoạn chưa tốt, các ý chưa gắn kết vớinhau, câu văn thiếu hình ảnh và thiếu cảm xúc, chưa gắn với thực tế dẫn đếnchất lượng bài văn còn thấp so với yêu cầu
Từ những hạn chế trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ: Làm thế nào để tiết học Tậplàm văn nhẹ nhàng mà hiệu quả? Làm thế nào để các em hoạt động tích cực, chủđộng trong giờ học Tập làm văn? Làm thế nào để các em có kĩ năng viết đượcmột bài văn tả cảnh hoàn chỉnh đạt được yêu cầu như mong muốn?
Trang 4
Đó cũng chính là lí do tôi đưa ra: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả
cảnh cho học sinh lớp 5”.
II MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
a Thực trạng học sinh:
Qua trực tiếp giảng dạy phân môn Tập làm văn, tôi thấy khi làm văn tả cảnhtrong bài viết của các em còn có một số mặt hạn chế sau:
- Bài viết của các em còn sai lỗi chính tả
- Bài viết chưa đúng trọng tâm của đề bài cần miêu tả
- Khi làm văn các em còn miêu tả hời hợt, chung chung, vốn từ nghèo nànnên trong bài văn các em thường liệt kê các đối tượng miêu tả, diễn đạt lủngcủng, sắp xếp ý lộn xộn
- Câu văn chưa giàu hình ảnh, các em chưa biết cách dùng các biện phápnghệ thuật khi miêu tả
Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văntrở thành một gánh nặng, một thách thức đối với các em Đôi khi các em ngạiviết, ngại phải làm bài văn miêu tả
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học sinhchưa đạt yêu cầu? Qua quá trình giảng dạy lớp 5 mà cụ thể là dạy dạng bài tậplàm văn tả cảnh, tôi nhận thấy chất lượng các bài văn tả cảnh của học sinh chưađược cao do nhiều nguyên nhân
b Nguyên nhân của thực trạng:
* Về phía học sinh:
- Khi làm văn, học sinh chưa xác định đúng yêu cầu trọng tâm của đề bài
- Học sinh chưa tập trung quan sát đối tượng miêu tả hoặc là khi quan sát thì các em thiếu một vài yếu tố trong kĩ năng và mục đích quan sát: quan sát những
Trang 5gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cầnmiêu tả?
- Các em chưa biết hình dung các đối tượng miêu tả thông qua hình ảnh, âmthanh, cảm giác… về sự vật khi quan sát
- Các em ít tìm hiểu và đọc sách, báo, tài liệu tham khảo liên quan đến mônhọc để tích lũy vốn từ nên vốn từ của các em đơn điệu, nghèo nàn Các em lạikhông biết sắp xếp câu văn, ý văn như thế nào để bài viết được mạch lạc Bêncạnh đó việc diễn đạt một cảnh bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của các em về một
sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó cũng gặp nhiều lúng túng
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa linh hoạt, chủ động, sáng tạo khi tổ chức dạy trên lớp, hìnhthức dạy học còn đơn điệu chưa gây được hứng thú cho học sinh
- Giáo viên chưa quan tâm rèn luyện cho học sinh thói quen đọc sách, đọccác bài văn mẫu để học tập các ý văn hay, từ ngữ đẹp, cách tả mới mẻ
- Giáo viên thực hiện hời hợt, chiếu lệ các yêu cầu khi trả bài viết của họcsinh, chưa giúp các em nhận thấy được những lỗi sai của mình khi làm bài để có
sự chỉnh sửa rút kinh nghiệm cho bài làm sau Đây không phải là vấn đề có thểgiải quyết được trong một tiết, một tuần… mà là cả một quá trình dạy Tập làmvăn bởi dạng văn tả cảnh là sự kết hợp của nhiều thể loại văn các em đã học vàcòn cần có cách nhìn, cách nghĩ, cách sáng tạo mới
2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1 Những vấn đề cần giải quyết
Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổimới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể loại tảcảnh một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn
Để đạt được mục tiêu trên theo tôi cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau:
Trang 6- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và ghi chép.
- Làm giàu vốn từ cho học sinh
- Luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật trongvăn miêu tả
- Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnhnói riêng
2.2 Một số biện pháp để giải quyết các vấn đề
Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giảiquyết các vấn đề được nêu ở trên giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh như sau:
a Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.
- Đối tượng của văn miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên,
là con người và cuộc sống con người Đó là một thế giới hết sức đa dạng, phứctạp và sống động diễn ra quanh ta, thay đổi từng giờ, từng ngày Vậy không phải
tự nhiên mà học sinh hiểu và nắm được đặc điểm của từng sự vật, sự việc, từngcon người để miêu tả bản chất của nó vì vậy tôi yêu cầu học sinh phải thườngxuyên quan sát và ghi chép
- Đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả thì kĩ năng quan sát và ghichép những điều đã quan sát được là một trong những việc làm rất cần thiết Vìnếu không được quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng thì sẽ xảy ra tình trạngbịa đặt hình ảnh trong bài, khiến cho những hình ảnh ấy thiếu tính chân thựchoặc hết sức vô lí Nên tôi thường xuyên tổ chức cho các em quan sát đối tượngmiêu tả qua các tiết học ngoài trời, quan sát thực tế với những bài văn tả cảnhđẹp quê hương, trường lớp,…
- Muốn quan sát có hiệu quả thì tôi hướng dẫn các em quan sát phải có tínhmục đích, khi các em quan sát phải có cách nghĩ, cách cảm nhận của riêng mình.Quan sát để làm văn nhằm phản ánh một đối tượng cụ thể, vừa chi tiết, vừa cótính khái quát Qua việc quan sát chi tiết tỉ mỉ, học sinh sẽ thấy được bản chất
Trang 7tránh những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê Miêu tả một cáchchi tiết nhưng mà phải chọn lọc, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấntượng,… Đó là những chi tiết lột tả được cái thần của cảnh Tôi cũng yêu cầuhọc sinh quan sát kèm ghi chép lại những hình ảnh quan sát được một cáchđầy đủ.
- Ban đầu tôi hướng dẫn học sinh quan sát để tìm ra màu sắc, âm thanh, hình
ảnh tiêu biểu của sự vật và cảm xúc của mình đối với sự vật
Khi quan sát, tôi khuyến khích các em cần sử dụng đồng thời nhiều giác
quan khác nhau:
+ Quan sát bằng mắt để nhìn ra hình khối sự vật
+ Quan sát bằng tai để nhận ra âm thanh, nhịp điệu gợi cảm xúc
+ Quan sát bằng mũi nhằm nhận ra những mùi vị tác động đến tình cảm + Quan sát bằng vị giác, xúc giác để cảm nhận
Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, nhiều hình ảnh,đoạn văn, bài văn đa dạng phong phú
* Ví dụ: Đề bài “Em hãy tả một cơn mưa mùa hè.”
- Tôi hướng dẫn học sinh quan sát bằng các giác quan như sau:
+ Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy hạt mưa rơi,thấy cây cối, con người (trước, trong và sau cơn mưa)
+ Xúc giác: Gió thổi làm xua tan cái nóng mà nhường chỗ cho luồng khí mát lạnh + Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng kêucủa ếch nhái
- Bên cạnh đó, các em học sinh được tôi lưu ý: khi quan sát cần quan sát tỉ
mỉ Muốn tìm ra ý hay cho đoạn văn, bài văn cần viết học sinh phải quan sát kĩ,quan sát nhiều lần cảnh đó Tránh quan sát qua loa sẽ không tìm ra ý hay cho bàivăn Tôi nhấn mạnh cho các em các nội dung:
+ Cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát
Trang 8+ Có thể quan sát từ cụ thể đến bao quát hoặc ngược lại.
+ Quan sát từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới… + Quan sát theo trình tự không gian (từ xa đến gần hay từ gần đến xa)
+ Quan sát theo trình tự thời gian (theo các thời điểm trong ngày, theo mùatrong năm…)
Tôi minh họa cho học sinh các cách quan sát đó qua các bài tập đọc để các
em hiểu hơn và có thể vận dụng các cách quan sát đó khi viết văn:
* Ví dụ 1: Quan sát từ ngoài vào trong để miêu tả cảnh Đền Hùng
“Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh Trước đền, nhữngkhóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dậpdờn như đang múa quạt xoè hoa Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà
uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
* Ví dụ 2: Quan sát từ dưới lên trên để miêu tả cây hồi
“Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế Quả hồiphơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng)
* Ví dụ 3: Quan sát theo trình tự thời gian để miêu tả cây thảo quả
“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục Chẳng có thứ quả nào hương thơmlại ngây ngất kì lạ đến như thế Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieotrên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người Một năm sau nữa, từ mộtthân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.”
b Làm giàu vốn từ cho học sinh:
Khi trực tiếp giảng dạy các tiết Tập làm văn tôi thấy các em học sinh ít thamgia phát biểu Lí do là các em không biết thể hiện ý của mình bằng câu văn nào,hoặc khi viết câu văn còn diễn đạt lủng củng, chưa rõ nghĩa … bởi lẽ vốn từ củacác em còn quá ít Chính vì thế tôi dùng biện pháp làm giàu vốn từ cho các emtrong các giờ sinh hoạt câu lạc bộ và qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ vàcâu và từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,…
Trang 9- Làm giàu vốn từ qua phân môn Tập đọc: Số lượng từ ngữ miêu tả ở các bàithơ, bài văn rất phong phú đồng thời cách sử dụng chúng rất sáng tạo nên khidạy Tập đọc tôi đã chỉ ra các từ ngữ miêu tả, cách sử dụng biện pháp tu từ, cáchđặt câu trong một vài trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, sự sáng tạo củanhà văn khi dùng chúng Việc phân tích này giúp các em tiếp cận đựơc với cácvăn bản nghệ thuật, tiếp cận với kĩ năng viết văn một cách thường xuyên và cóchất lượng mà lại nhẹ nhàng không áp đặt.
- Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu: Ở lớp
5 phân môn Luyện từ và câu là phân môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từnhiều nhất Đặc biệt là các tiết: Mở rộng vốn từ; Từ đồng âm; Từ nhiều nghĩa;
Từ trái nghĩa Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiếtthực như tìm từ, ghép từ, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả(nhóm miêu tả đặc điểm của cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động) Tôi khuyếnkhích các em tìm được càng nhiều từ theo yêu cầu càng tốt
* Ví dụ 1: Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước Đặt câu với một trong các
từ ngữ vừa tìm được
a Tả sóng nước M: ì ầm
b Tả làn sóng nhẹ M: lăn tăn
c Tả đợt sóng mạnh M: cuồn cuộn
( Bài tập 4 - SGK Tiếng Việt 5 - trang 78)
Để giúp các em làm giàu vốn từ của mình qua bài tập trên, tôi hướng dẫn các emthực hiện như sau:
+ Cho học sinh đọc yêu cầu của bài
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để tìm từ, đặt câu ra phiếu học tập + Gọi đại diện các nhóm báo cáo Yêu cầu nhóm khác nhận xét theo các tiêuchí sau: Những từ ngữ tìm được đã phù hợp với yêu cầu của từng nhóm từ chưa.Câu văn đặt đã đúng chưa
Trang 10+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ để độngviên, khích lệ các em Còn nhóm nào tìm từ chưa phù hợp, đặt câu chưa đúng thìgiáo viên giải thích cho các em hiểu để các em sửa lại
Riêng với phần đặt câu tôi khuyến khích các em đặt câu thêm với các từkhác Việc làm này sẽ giúp các em biết sử dụng vốn từ để đặt câu
- Làm giàu vốn từ từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,…Tôi khuyến khíchcác em xuống thư viện đọc sách, báo, truyện, để tích lũy thêm vốn từ
- Làm giàu vốn từ cho học sinh trong các giờ sinh hoạt câu lạc bộ “ Yêu thơvăn em tập viết”, “ Viết văn hay chống nói ngọng”, “ Em tập làm MC”,
Để tích lũy vốn từ tôi khích lệ học sinh tham gia các hoạt động:
Học sinh hoạt động nhóm
Trang 11Học sinh đọc sách, báo, truyện trong thư việnQua các cách trên học sinh nhận thấy tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ gợi
tả, gợi cảm Biết cách chọn từ và sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, những biệnpháp nghệ thuật sao cho phù hợp với văn cảnh Giúp các em mạnh dạn và tự tinhơn trong giao tiếp
c Luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn miêu tả.
- Phải tuân thủ các tiêu chuẩn chính tả
- Dùng từ gợi cảm, gợi tả: Thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ, tính từ…
- Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: Thường là các từ láy, từ tượng hình, từtượng thanh
Trang 12- Sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ
* Ví dụ:
+ Dùng từ chính xác: Mặt trăng tròn toả ánh sáng xuống vạn vật.
+ Dùng từ có hình ảnh: Mặt trăng tròn như vành nón lá toả ánh sáng vằng
- Tôi dạy các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phépthế, phép nối, phép liên tưởng biết sử dụng các biện pháp tu từ về câu (câu hỏi
tu từ, đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá )
* Ví dụ:
+ Phép liên kết câu:
Mưa xuân lất phất bay Cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, đưa tay đón
những hạt mưa xuân Với chúng, mưa xuân chính là liều thuốc tiên để sinh tồn
và phát triển
+ Phép lặp:
Dòng sông như dài lụa đào mềm mại Nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang
phù sa màu mỡ cho đất đai
Trang 13+ Biện pháp tu từ (thường dùng):
Câu hỏi tu từ: Bạn có biết cảnh đẹp mà người dân quê em rất đỗi tự hào
là cảnh gì không? Đó chính là dòng sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa đấy! So sánh: Mặt trời như quả bóng tròn, đỏ hồng treo lơ lửng trên bầu trời Nhân hoá: Nàng Xuân xinh đẹp mang những sắc màu lộng lẫy khoác lên
cỏ cây, hoa lá
- Tôi giúp các em phân biệt được câu văn kể với câu văn tả để khi viết sẽ sửdụng các câu văn miêu tả tránh dùng câu kể khiến người đọc có cảm giác nhưngười viết đang kể lể dài dòng về cảnh Tôi luôn nhấn mạnh với học sinh:
+ Câu văn kể: dùng để thông báo cho người đọc, người nghe biết về sự việc,
sự vật
+ Câu văn tả: là câu văn phối hợp nhiều yếu tố (Các kiểu câu, các loại câu,các biện pháp tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm) để người đọc, người nghe cóthể cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc của cảnh đó
* Ví dụ:
- Mặt trời chiếu ánh nắng xuống mặt
đất
- Ông mặt trời vén màn mây trắng,toả những tia nắng vàng óng như tơxuống mặt đất
- Lúc nào sông cũng chảy để mang
phù sa cho đất
- Hết năm này đến năm khác, sông cứcần mẫn chảy mang phù sa bồi đắpcho đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt
2.3 Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và
tả cảnh nói riêng.
Trang 14Việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tảcảnh nói riêng giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bịsai lệch về cả nội dung và hình thức.
a Hướng dẫn học sinh nắm được 4 yêu cầu khi làm văn miêu tả:
- Cụ thể hóa sự vật (tả cái gì?)
Ví dụ: Tả cánh đồng thì tập trung tả cánh đồng, không miên man tả sâu cảnh
xóm làng nằm bên cạnh cánh đồng, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó cho dùcác sự vật đó cũng có liên quan
- Cá thể hóa sự vật (tả như thế nào?): Tả cảnh nào thì người đọc hình dungcảnh đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác
Ví dụ: Tả cảnh cánh đồng thì phải tả chủ yếu những yếu tố liên quan không
thể tách rời như: Lúa, ngô, rau màu, thửa ruộng, bờ mương, đàn trâu, con ngườilao động
- Mục đích hóa sự vật (tả với mục đích gì ?)
Ví dụ: Tả cánh đồng với mục đích đó là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hàocủa người dân quê hương, ích lợi mà cánh đồng mang lại…
- Cảm xúc hóa sự vật (tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?)
Ví dụ: Tả cánh đồng với niềm tự hào, với sự ngưỡng mộ về một vẻ đẹp
nên thơ
b Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả:
- Bước 1: Tìm hiểu đề
- Bước 2: Tìm ý - Lập dàn ý
- Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh
- Bước 4: Kiểm tra lại bài
Trang 15Để rèn cho học sinh thói quen làm tuần tự theo các bước kể trên khi làm vănthì mỗi bước làm tôi cũng hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ về phương phápcũng như cách suy nghĩ, cách thực hiện từng bước.
Cụ thể:
* Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Tác dụng: Giúp học sinh xác định được đúng trọng tâm yêu cầu đề bài,tránh làm lạc đề Nói cách khác tìm hiểu đề để định hướng học sinh nắm đượcmình đang làm bài văn thuộc thể loại gì, tả cái gì, đối tượng đó có những yêucầu, giới hạn đến đâu
- Cách thực hiện: Hướng dẫn học sinh làm những công việc sau:
+ Đọc kĩ đề
+ Phân tích đề
Phân tích đề bằng cách:
Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn
Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả
Gạch 3 gạch dưới từ xác định thời gian miêu tả (việc làm này tùy thuộc vàoyêu cầu của đề bài vì có đề bài cho thời gian miêu tả nhưng cũng có đề khôngcho thời gian miêu tả.)
* Ví dụ: Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu mùa hạ
Với đề bài trên tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việctrả lời các câu hỏi:
- Đề bài thuộc thể loại văn nào? (Thể loại văn miêu tả).
- Đối tượng miêu tả là gì ? (cánh đồng lúa quê em)
- Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào? (sau trận mưa rào đầu mùa hạ)
Trang 16Sau khi đọc đề bài và đã trả lời đúng các câu hỏi trên, học sinh thực hànhgạch chân trực tiếp trên đề bài.
Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu mùa hạ
* Bước 2: Tìm ý - Lập dàn ý:
- Sau khi tìm hiểu đề các em đã xác định chính xác đối tượng miêu tả
nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết Để giúp các
em định hình được bài viết văn tả cảnh, trước tiên tôi hướng dẫn cho học sinhtìm ý cho bài văn tả cảnh Việc tìm ý cho bài văn phải được tiến hành song songvới việc quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả Để làm được việc trên với mỗi một
đề bài tôi hướng cho học sinh quan sát trực tiếp đối tượng bằng một số câu hỏigợi ý để học sinh quan sát và ghi lại tỉ mỉ những nét tiêu biểu, đặc sắc của cảnh
để làm tư liệu cho việc lập dàn ý
* Ví dụ: Để quan sát và tìm ý bài: "Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em
trong giờ ra chơi" tôi đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
- Khung cảnh và không khí của sân trường trước giờ ra chơi như thế nào?
- Cảnh sân trường trong giờ ra chơi:
+ Âm thanh lúc đó?
+ Học sinh từ các lớp ra sân như thế nào?
+ Toàn sân trường lúc này ồn ào, náo nhiệt ra sao? (Tiếng cười? Tiếng nói?các nhóm chơi diễn ra ở những chỗ nào trên sân trường?)
+ Nhóm hoạt động sôi nổi nhất là nhóm nào? Họ chơi những trò chơi gì?Các bạn trong nhóm hoạt động thế nào?
+ Tiếng hò reo, cổ vũ của các cổ động viên lúc trò chơi bắt đầu đến lúc kết thúc?
- Lúc có tiếng trống báo hoạt động giữa giờ:
+ Các bạn nhanh chóng xếp hàng tập thể dục như thế nào?
- Sau khi hoạt động giữa giờ xong:
Trang 17+ Trên khuôn mặt một số bạn có biểu hiện gì?
+ Không khí trên sân trường lúc này ra sao?
- Cảm nghĩ của em về giờ ra chơi:
+ Những cảm xúc gì sau giờ ra chơi?
+ Những ấn tượng tốt đẹp gì về tuổi học trò?
- Sau khi tìm ý, trước khi lập dàn bài chi tiết, học sinh cần xác định trình tựmiêu tả để sắp xếp các ý một cách hợp lí Trình tự miêu tả trong văn tả cảnh cóthể là trình tự không gian, có thể là trình tự thời gian tuỳ theo từng cảnh để lựachọn cho phù hợp
* Ví dụ: Với bài tả khu vườn vào buổi sáng, ta nên chọn trình tự không gian.
+ Trước cửa vườn:… Giữa vườn:… Góc vườn bên trái:…. Gócvườn bên phải:… Cuối vườn:
Tuy nhiên, ta vẫn có thể chọn trình tự thời gian:
+ Khoảng trời phía đông ửng hồng, khu vườn trông…. Mặt trời bắt đầunhô lên sau rặng tre là lúc vẻ đẹp của cây, hoa trong vườn…. Khi ánh nắng
ban mai bắt đầu toả xuống, khu vườn Mặt trời lên cao…
* Ví dụ: Với bài tả dòng sông chọn trình tự miêu tả là thời gian.
+ Buổi sáng, ông mặt trời từ từ nhô lên tỏa những tia sáng rực rỡ xuống mặtsông làm mặt sông như khoác trên mình chiếc áo lụa đào thướt tha… Trưa về,sông thay chiếc áo xanh lộng lẫy trông thật duyên dáng… Chiều đến, là lúcsông mặc áo ráng vàng quyến rũ… Khi mặt trăng đã lên cao Trên bầu trời xuấthiện những vì sao thì sông nhanh chóng thay chiếc áo hoa lấp lánh ánh sao…
Ta cũng có thể chọn trình tự không gian như:
+ Nhìn từ xa dòng sông như dải lụa mềm mại uốn lượn quanh thôn xóm…
Nước sông trong veo in rõ từng mảng mây trời Trên mặt sông một vài đámbèo lục bình đang lững lờ trôi…. Bờ bên trái là hàng phi lao xanh mướt đang
in bóng xuống mặt sông như những nàng thiếu nữ yểu điệu soi gương chải
Trang 18tóc…. Bên phải là con đường nhựa nhẵn bóng như đang sánh duyên cùng condòng sông… ……
- Khi đã xác định được trình tự miêu tả thì học sinh tiến hành lập dàn ý theo
khung dàn ý chung như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian + Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Dưới đây là ví dụ dàn ý của một số bài văn tả cảnh mà học sinh đã làm:
Ví dụ 1: Dàn ý bài văn tả dòng sông quê em (Bài tập 2/ tiết Luyện tập tả cảnh –
Tuần 6 – SGKTV 5 tập 1) em Đỗ Thị Thu Thủy lớp 5B đã làm như sau
Trang 20Dàn ý bài văn tả cảnh nhộn nhịp của sân trường vào giờ ra chơi (em Ngô Thanh Trúc lớp 5B đã làm)