Là một huyện nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội, nơi có hai con sông làsông Hồng và sông Đuống chảy qua, với diện tích mặt nước khoảng 625,27ha trongđó diện tích đã sử dụng cho
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ HIỆN TRẠNG TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM ”
Người thực hiện : Nguyễn Mai Trang
Giáo viên hướng dẫn : TS Đỗ Thủy Nguyên
Hà Nội – 2016
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ HIỆN TRẠNG TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM ”
Người thực hiện : Nguyễn Mai Trang
Chuyên ngành : Môi trường Giáo viên hướng dẫn : TS Đỗ Thủy Nguyên Địa điểm thực tập : Bộ môn công nghệ môi trường
Hà Nội – 2016
Trang 3Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô ThS Nguyễn Thị Thu Hà, giảng viên
bộ môn Công nghệ môi trường, khoa Môi trường, cô đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi rấtnhiều trong quá trình nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các quý thầy, cô giáo bộ môn Công nghệMôi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongthời gian thực tập tại bộ môn
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Trần Minh Hoàng,các bạn Nguyễn Xuân Quỳnh, Mai Đức Trung đã luôn quan tâm và đồng hànhcùng tôi trong quá trình thực hiện khóa luận
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn bè đãđộng viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2016
Sinh Viên
Nguyễn Mai Trang
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VİẾT TẮT
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VİẾT TẮT
Tính cấp thiết của đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam 3
1.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 3
Nuôi thuỷ sản nước ngọt 4
Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC Xu hướng diện tích ao đang bị thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở Đối tượng cá nuôi khá ổn định: trắm, chép, trôi, mè, trê lai, rô phi nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động Năng suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha 4
Bảng 1.1 Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2012 6
Bảng 1.2 Dự báo cung – cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2020 7
1.1.2 Các hình thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu 8
1.2 Tổng quan về tảo độc trong hệ sinh thái nước ngọt 10
1.2.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo, thành phần, quá trình sinh trưởng phát triển của tảo độc nước ngọt 10
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của tảođộc 26
1.2.3 Độc tố tảo độc và tác động của tảo độc đến hệ thủy sinh trong ao nuôi trồng thủy sản 28
1.3 Hiện trạng phát sinh và quản lý của các loại tảo độc trong ao nuôi 32
1.3.1 Hiện trạng phát sinh tảo độc 32
1.3.2 Thực trạng quản lý các loại tảo độc trong ao nuôi trồng thủy sản 34
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 62.1 Đối tượng nghiên cứu 35
2.2 Phạm vi nghiên cứu 35
2.3 Nội dung nghiên cứu 35
2.4 Phương pháp nghiên cứu 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Gia Lâm 38
Bảng 3.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở Gia Lâm phân theo hình thức nuôi .39
Bảng 3.2: Sản lượng NTTS huyện Gia Lâm 2015 40
3.2 Đặc điểm và hiện trạng chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm 40
Bảng 3.3 Đặc điểm ao nuôi quảng canh khu vực nghiên cứu 41
Bảng 3.4: Đặc điểm ao nuôi bán thâm canh khu vực nghiên cứu 42
Bảng 3.5: Đặc điểm ao nuôi thâm canh khu vực nghiên cứu 43
3.3 Hiện trạng chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm 44
3.3.1 Hiện trạng chung về chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm 44
Bảng 3.6 Các thông số chất lượng nước ao nuôi tại khu vực nghiên cứu 45
3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước phân theo hình thức nuôi 45
3.4 Hiện trạng tảo độc tại các ao nuôi 51
3.4.1 Thành phần loài 51
3.4.2 Mật độ tảo độc 54
3.5 Mối quan hệ giữa các đặc tính ao nuôi và sự xuất hiện của tảo độc 55
3.5.1 Mối quan hệ giữa hình thức nuôi và sự xuất hiện tảo độc trong ao nuôi thủy sản 55
3.5.2 Mối quan hệ giữa chất lượng nước và sự xuất hiện tảo độc trong ao nuôi thủy sản 57
3.3.3 Mối quan hệ giữa dinh dưỡng, mật độ tảo độc và diện tích ao nuôi 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận 65
Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC HÌNH
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VİẾT TẮT
Tính cấp thiết của đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam 3
1.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 3
Nuôi thuỷ sản nước ngọt 4
Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC Xu hướng diện tích ao đang bị thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở Đối tượng cá nuôi khá ổn định: trắm, chép, trôi, mè, trê lai, rô phi nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động Năng suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha 4
Bảng 1.1 Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2012 6
Bảng 1.2 Dự báo cung – cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2020 7
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện xu thế phát triển của ngành thủy sản 8
từ năm 2010- 2020 8
1.1.2 Các hình thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu 8
1.2 Tổng quan về tảo độc trong hệ sinh thái nước ngọt 10
1.2.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo, thành phần, quá trình sinh trưởng phát triển của tảo độc nước ngọt 10
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của tảođộc 26
1.2.3 Độc tố tảo độc và tác động của tảo độc đến hệ thủy sinh trong ao nuôi trồng thủy sản 28
1.3 Hiện trạng phát sinh và quản lý của các loại tảo độc trong ao nuôi 32
1.3.1 Hiện trạng phát sinh tảo độc 32
1.3.2 Thực trạng quản lý các loại tảo độc trong ao nuôi trồng thủy sản 34
Trang 8Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu 35
2.2 Phạm vi nghiên cứu 35
2.3 Nội dung nghiên cứu 35
2.4 Phương pháp nghiên cứu 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Gia Lâm 38
Bảng 3.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở Gia Lâm phân theo hình thức nuôi .39
Bảng 3.2: Sản lượng NTTS huyện Gia Lâm 2015 40
3.2 Đặc điểm và hiện trạng chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm 40
Bảng 3.3 Đặc điểm ao nuôi quảng canh khu vực nghiên cứu 41
Bảng 3.4: Đặc điểm ao nuôi bán thâm canh khu vực nghiên cứu 42
Bảng 3.5: Đặc điểm ao nuôi thâm canh khu vực nghiên cứu 43
3.3 Hiện trạng chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm 44
3.3.1 Hiện trạng chung về chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm 44
Bảng 3.6 Các thông số chất lượng nước ao nuôi tại khu vực nghiên cứu 45
3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước phân theo hình thức nuôi 45
3.4 Hiện trạng tảo độc tại các ao nuôi 51
3.4.1 Thành phần loài 51
3.4.2 Mật độ tảo độc 54
3.5 Mối quan hệ giữa các đặc tính ao nuôi và sự xuất hiện của tảo độc 55
3.5.1 Mối quan hệ giữa hình thức nuôi và sự xuất hiện tảo độc trong ao nuôi thủy sản 55
3.5.2 Mối quan hệ giữa chất lượng nước và sự xuất hiện tảo độc trong ao nuôi thủy sản 57
3.3.3 Mối quan hệ giữa dinh dưỡng, mật độ tảo độc và diện tích ao nuôi 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận 65
Kiến nghị 65
Trang 9TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10DANH MỤC TỪ VİẾT TẮT
Trang 11MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình năm tương đối lớn, khoảng1960mm với 2860 sông suối lớn nhỏ Với một tiềm năng lớn về diện tích nước mặtnhư vậy thì nuôi trồng thủy sản hiện đang là một ngành có vai trò quan trọng trong
cơ cấu kinh tế nước ta
Là một huyện nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội, nơi có hai con sông làsông Hồng và sông Đuống chảy qua, với diện tích mặt nước khoảng 625,27ha trongđó diện tích đã sử dụng cho nuôi trồng thủy sản là 482,07ha, huyện Gia Lâm có đầy đủđiều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, nước là môi trường sống cụ thể cho cá, tôm vàcác thực vật thủy sinh khác, là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởngphát triển của cá Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng nước trong ao nuôi cho cá pháttriển tốt là rất quan trọng Có rất nhiều yếu tố chi phối và gây ảnh hưởng trực tiếphay gián tiếp đến các tiêu chuẩn này như: các tính chất vật lý, hóa học của nước(nhiệt độ, pH, độ trong, màu nước ), các loài động thực vật, vi sinh vật phù du sốngtrong nước (tôm, cá, động vật phù du, tảo, rong rêu, )
Tảo là nhóm thực vật phù du có vai trò quan trọng trong ao nuôi Tảo cungcấp oxy trong quá trình quang hợp, tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tựnhiên của các loài thủy sản và cũng là nguồn chủ yếu tạo ra các vật chất hữu cơtrong môi trường nước Trong môi trường nước ngọt có 7 ngành tảo khác nhau: tảogiáp, tảo khuê, tảo lam, tảo lục, tảo mắt, tảo vàng và tảo ánh vàng Lợi ích của tảotrong nuôi trồng thủy sản là không thể phủ nhận, song vẫn có một số loài tảo có khảnăng tiết ra độc tố gây hại cho cá và môi trường nước nhất là khi chúng phát triểndày đặc hay còn gọi là hiện tượng nước nở hoa (tảo lam, tảo giáp ) Điều này gâyảnh hưởng rất lớn đến động vật trong ao nuôi cũng như ảnh hưởng lớn đến ngànhnuôi trồng thủy sản
Trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Hiện trạng các loại tảo độc
trong ao nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Gia Lâm”
Trang 12Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hiện trạng của các loại tảo độc trong ao nuôi trồng thủy sản
- Khảo sát các yếu tố chi phối sự phát triển của tảo độc trong ao nuôi
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
1.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và đường bờ biển dài hơn 3260 km,nên rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản Sản lượngthủy sản Việt Nam tăng liên tục qua các năm từ năm 2000 đến năm 2012 cả về sảnlượng nuôi trồng và sản lượng khai thác.Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trìtăng trưởng liên tục trong 13 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm Vớichủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã cónhững bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bìnhquân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sảncủa cả nước Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản Việt Nam thìtrình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từhoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức trưởng bình quân6,42%/năm
Theo điều tra sơ bộ của ngành thuỷ sản, riêng cá nước ngọt có 544 loài, cánước lợ, nước mặn cũng có 186 loài Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuấtkhẩu cao, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế Phương thức nuôi trồng cũng rất
đa dạng tạo cho sản phẩm thêm phong phú
Nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhanh, thu đượchiệu quả kinh tế – xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở cácvùng ven biển, nông thôn và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xoáđói, giảm nghèo
Theo điều tra và quy hoạch của bộ thuỷ sản, đến tháng 8 năm 2001 tổng diệntích nuôi trồng ở nước ta là 1,19 triệu ha
Trang 14Nuôi thuỷ sản nước ngọt
Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC Xu hướng diện tích ao đang bị thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở Đối tượng cá nuôi khá ổn định: trắm, chép, trôi, mè, trê lai, rô phi nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động Năng suấtcá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha
Nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ đã phát triển mạnh Đặc biệt, tôm càng xanh làmột mũi nhọn để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhất là ở các thành phố, trungtâm dịch vụ góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác ở các vùng ruộng trũng, tăng thunhập và giá trị xuất khẩu
Vấn đề khó khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết, khíhậu cộng với vấn đề trình độ của người nuôi chưa được giải quyết thích hợp đã dẫnđến sự không ổn định của sản lượng nuôi Các giống đã đưa vào nuôi là: lươn, ếch,
ba ba, cá sấu Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, không chủ động nguồn giống, thịtrường không ổn định đã hạn chế khả năng phát triển
Nuôi cá mặt nước lớn: Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá mè, ngoài ra còn thảghép cá trôi, cá rô phi Do khó khăn trong khâu bảo vệ và giá cá mè thấp nênlượng cá thả vào hồ nuôi có xu hướng giảm
Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông,trên hồ Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo ra việc làm tăngthu nhập, góp phần ổn định đời sống của những người sống trên sông, ven hồ Ở cáctỉnh phía Bắc và miền Trung, đối tượng nuôi chủ yếu là trắm cỏ, quy mô lồng nuôikhoảng 12 – 24 m3, năng suất 400 – 600 kg /lồng.Ở các tỉnh phía Nam, đối tượngnuôi chủ yếu là cá ba sa, cá lóc, cá bống tượng,cá he Quy mô lồng, bè nuôi lớn,trung bình khoảng 100 – 150 m3/bè, năng suất bình quân 15 – 20 tấn/bè
Nuôi cá ruộng trũng : Tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo
mô hình cá - lúa khoảng 580.000 ha Năm 1998, diện tích nuôi cá khoảng 154.200
ha Năng suất và hiệu quả nuôi cá ruộng trũng khá lớn Đây là một hướng cho việc
Trang 15chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đóigiảm nghèo ở nông thôn.
Nuôi tôm nước lợ
Nuôi thuỷ sản nước lợ được phát triển rất mạnh thời kỳ qua, đã có bướcchuyển từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá, mang lại giá trị ngoại tệ caocho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động
Những năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước,nhất là tôm sú, tôm he, tôm bạc thẻ, tôm nương, tôm rảo, song chủ yếu là tôm sú Tôm được nuôi trong ao đầm theo mô hình khép kín, nuôi trong ruộng và nuôi trongrừng ngập mặn Nhìn chung, khu vực miền Nam thuận lợi nhất cho viêc nuôi tôm.Nghề nuôi tôm ở khu vực này phát triển mạnh, chủ yếu dựa vào việc đánh bắt cácgiống tôm tự nhiên Diện tích nuôi tôm ước tính có tới 200 nghìn ha, trong đó 25 %là nuôi kết hợp với trồng ( tôm – lúa , tôm – dừa, tôm – sản xuất muối, tôm - đước )
Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn
Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn có tiềm năng phát triển tốt Đến naynghề nuôi trai lấy ngọc, nuôi cá lồng, nuôi tôm hùm, nuôi thả nhuyễn thể hai mảnh vỏ,nuôi trồng rong sụn có nhiều triển vọng tốt Tuy nhiên do khó khăn về vốn, hạn chế vềcông nghệ, chưa chủ động được nguồn giống nuôi nên nghề nuôi biển thời gian quacòn bị lệ thuộc vào tự nhiên, chưa phát triển mạnh
Số liệu thống kê chi tiết về sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2012 được thể
hiện ở Bảng 1.1: Trong năm 2012, sản lượng khai thác tăng mạnh 10,6% so với
năm 2011, chủ yếu do sản lượng đánh bắt cá ngừ tăng mạnh ở các tỉnh miền Trungnhờ thời tiết thuận lợi và việc ngư dân sử dụng công nghệ đánh bắt cá ngừ đạidương bằng đèn cao áp, nâng công suất lên gấp đôi và giảm thời gian đi biển 15-30% Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng năm 2012 chỉ tăng 6,8% khi hoạt độngnuôi tôm gần như không tăng trưởng do hội chứng tôm chết sớm hoành hành trêndiện rộng Sản lượng cá tra chỉ tăng nhẹ 3,4% trong năm 2012, nhưng đã đạt đượcmức cao kỷ lục 1.190 nghìn tấn Tăng trưởng sản lượng nuôi trồng chủ yếu đến từ
Trang 16hoạt động nuôi trồng các loài thủy sản khác, với mức tăng khá cao 10,6% trong năm2012.
Bảng 1.1 Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2012
Nguồn: Tin tức nông nghiệp (2013)
Theo thống kê giai đoạn 2001-2011, tổng sản lượng thủy sản tăng bình quân8,36%/năm, có thể nói đây là giai đoạn đưa vào sử dụng gần hết tiềm năng diệntích Vì vậy đến năm 2020, chúng ta khó có thể đạt tốc độ tăng trưởng như giai đoạntrước mà chỉ dừng lại ở mức 2,86%/năm, thấp hơn giai đoạn 10 năm trước khoảng5,5%/năm Cụ thể các chỉ tiêu dự báo lượng cung cầu thủy sản ở Việt Nam đến năm
2020 (Bảng 1.2).
Trang 17Bảng 1.2 Dự báo cung – cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2020
T
I Tổng sản lượng thủy sản Nghìn
tấn 5.128 5.320 5.800 6.900
II Chế biến xuất khẩu
V Khả năng cung cấp trong
nước
Nghìn tấn 3.320 3.488 3.766 5.080
Nguồn: Tổng cục thủy sản-Viện kinh tế quy hoạch thủy sản-Báo cáo tóm tắt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.
Trang 18Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện xu thế phát triển của ngành thủy sản
từ năm 2010- 2020
Qua biểu đồ trên, ta thấy sản lượng nuôi trồng thủy sản của nước ta có xuhướng tăng và phát triển liên tục từ năm 2010 cho tới năm 2020 (từ 2708 nghìn tấntới 4500 nghìn tấn), tăng nhanh nhất ở giai đoạn 2015-2020 (tăng 900 nghìn tấn).Sản lượng thủy sản khai thác thì từ năm 2010 tới năm 2015 có xu hướng giảm liêntục và tăng dần từ năm 2015 tới năm 2020
1.1.2 Các hình thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu
Hình thức nuôi trồng thủy sản trong ao: Đây là hình thức phổ biến nhất và
xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam Từ thời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào
ao thả cá, sau đó xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp theo VAC Hình thức nàyđược giới hạn trong phạm vi nhất định tùy theo diện tích ao nuôi và người dân cóthể áp dụng phương thức nuôi khác nhau từ quảng canh đến thâm canh (NguyễnQuang Linh, 2011) NTTS trong ao với 3 hình thức chủ yếu: quảng canh, thâmcanh, bán thâm canh
- Nuôi quảng canh : trong quá trình nuôi phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn tựnhiên có sẵn trong ao
Trang 19- Nuôi thâm canh: việc sinh trưởng của cá nuôi phụ thuộc hoàn toàn vàothức ăn cung cấp bên ngoài
- Nuôi bán thâm canh: việc sinh trưởng của cá nuôi phụ thuộc vào thức ăntự nhiên và thức ăn cung cấp bên ngoài
Hình thức nuôi trong lồng bè ở các mặt nước lớn ở đảo, vịnh hay ven bờ:
Hình thức nuôi này khá phổ biến ở các thủy vực khác nhau (nước ngọt, nước lợ,nước mặn) tùy theo thủy vực như hồ đập chứa hay lưu vực các dòng sông hoặc trêncác vịnh, đảo hay ven bờ, nơi có độ sâu từ 3m trở lên Đây là hình thức được pháttriển nuôi trồng thủy sản trong 5 năm trở lại đây Hình thức này đã tận dụng đượcdiện tích mặt nước, tạo ra việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống củanhững người sống trên sông, ven hồ, ven biển Ở các tỉnh phía Bắc và khu vực miềnTrung, đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ, quy mô lồng nuôi khoảng 12 - 24 m3,năng suất 400 - 600 kg/lồng Ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam, đối tượng nuôi chủyếu là cá ba sa, cá lóc, cá bống tượng, cá he Quy mô lồng, bè nuôi tương đối lớn,trung bình khoảng 100-150 m3/bè, năng suất bình quân đạt 15-20 tấn/bè Người dân
đã tận dụng điều kiện mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quảrất tốt Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi bán thâm canh và thâm canh (Thưviện Học liệu mở Việt Nam, 2015)
Hình thức nuôi chắn sáo, đăng quầng: là hình thức nuôi có giới hạn bằng các
chắn đăng, sáo ở các lưu vực có mặt nước lớn nhưng độ sâu có giới hạn nhất định từ4-6m Trên các thủy vực này người dân có thể thiết kế các chắn đăng, sáo bằng vậtliệu rẻ tiền để nuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp Hình thức này có thể áp dụng chonuôi từ quảng canh đến thâm canh nhưng trong thực tế chủ yếu là nuôi quảng canh vàquảng canh cải tiến Với những vùng nuôi như mặt nước lớn ở các hồ thủy điện có độsâu từ 4-6m hay các vùng đầm phá nuôi bằng chắn sáo, độ sâu từ 2-3m (Nguyễn HữuĐăng, 2011)
Hình thức nuôi kết hợp các đối tượng đăng quầng trong ao: Đây là hình thức
áp dụng cho các mô hình nuôi bán thâm canh hay quảng canh cải tiến, người dân có thểnuôi ghép các đối tượng cá, tôm, cua, nhuyễn thể và cả rong biển Hình thức nuôi hỗnhợp này đã mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường Ở các vùng nội đồng hình thức nuôi
Trang 20hỗ hợp các đối tượng cá nước ngọt truyền thống khá phổ biến (Nguyễn Quang Linh,2011)
1.2 Tổng quan về tảo độc trong hệ sinh thái nước ngọt
1.2.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo, thành phần, quá trình sinh trưởng phát triển
của tảo độc nước ngọt
Trong môi trường nước ngọt, tảo lam (VKL) là nhóm vi tảo duy nhất sản rađộc tố Sự nở hoa VKL tại các thuỷ vực không phải là hiện tượng mới Con ngườinhận biết nó từ khoảng thế kỷ thứ 12 (Codd, 1996) Tuy nhiên, cùng với sự pháttriển của xã hội, trong vài chục năm trở lại đây, sự ô nhiễm bởi các nguồn nướcthải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản kéo theo sự nở hoacủa VKL, chủ yếu là VKL độc trong các thuỷ vực khác nhau xảy ra ngày càngthường xuyên hơn và đã trở thành mối đe doạ cho các ngành công nghiệp nuôitrồng và khai thác thuỷ hải sản, các hoạt động giải trí dưới nước, sức khoẻ conngười và là nguyên nhân gây chết động vật nuôi cũng như động vật hoang dã và cảcủa con người ở nhiều nơi trên toàn thế giới (Codd, 1997; Rapala, 1998; Đặng vàcộng sự, 2003, 2004, 2005)
Cho đến nay, người ta đã phát hiện được khoảng 100 loài VKL độc nước
ngọt thuộc 40 chi trong đó thường gặp nhất là các chi Microcystis, Anabaena,
Aphanizomenon, Oscillatoria, Nostoc, Cylindrospermopsis, Anabaenanopsis, Cylindrospermum, Haphalosiphon, Lynbya, Nodularia, Phormidium, Planktothrix, Umezakia, Pseudoanabaena (Gkelis et al, 2005, Jayatissa et al., 2006,
vanApeldoorn et al, 2007) Trong các chi kể trên, chi Microcystis với loàiMicrocystis aeruginosa xuất hiện thường xuyên ở hầu khắp các thủy vực nước ngọttrên thế giới
Một số chi thuộc VKL độc:
• Chi Microcystis
Chi này thường chiếm ưu thế trong thực vật nổi của các ao hồ nhiệt đới Loài
M aeruginosa là loài toàn cầu, sự phong phú của nó trong sự nở hoa của nước
thường gây hậu quả xấu cho kinh tế và sức khoẻ (Collins, 1978; Reynolds et all,1981) Kích thước, hình dạng và sự sắp xếp của các tế bào trong tập đoàn biến thiên
Trang 21rất lớn Số lượng tế bào trong một tập đoàn có thể chỉ vài tế bào, có khi đến hàngngàn Tế bào có dạng hình cầu, hình trứng hoặc quả nang, kích thước cuả tế bàothường từ 3-10 µm, Các tế bào được liên kết với nhau bằng chất nhầy tạo nên tậpđoàn (25% thể tích của tập đoàn là chất nhầy).
Tế bào của Microcystis chứa các không bào khí nên có màu đen, Đôi lúc
chúng chìm xuống đáy ao hồ (vào mùa thu do sự tích luỹ hydratcarbon làm tăng tỷtrọng của tảo, vào mùa xuân khi nhiệt độ của nước tăng, tảo lại nổi lên) Khi cònnon tập đoàn có dạng hình cầu, khi trưởng thành và già tập đoàn có sự biến dạngmạnh Theo Reynold et all (1981), hàm lượng O2 tối ưu để các quần thể non
Microcystis sinh trưởng khi nước nở hoa là từ 1- 4mg/lit, ngoài ngưỡng trên thì nó
có tác động ngược lại (với quần thể) Sự sinh trưởng này cũng được kích thích bởisự tăng lên của nhiệt độ nước
Microcystis aeruginosa và M flos-aqae thường gây hiện tượng “nở hoa”
nước ở các hồ có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp Khi thiếu photpho các không
bào khí ở Microcystis và Aphanizomenon đều không được hình thành Các không bào khí của Microcystis thường bị xẹp mạnh bởi áp suất trương Chính yếu tố này
giúp ta giải thích sự sinh trưởng dày đặc của chúng ở trên bề mặt nước
sinh, làm mất phẩm chất của nước (Hình 1.2)
Trang 22sa.jpeg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE "http://cyclot.sakura.ne.jp/ransou/micro04.jpg" \*
"http://cyclot.sakura.ne.jp/ransou/micro04.jpg" \* MERGEFORMATINETINCLUDEPICTURE "http://cyclot.sakura.ne.jp/ransou/micro04.jpg" \*
"http://www.bioquz.es/bioquimica/imagenes/BiologiaEstructural/Cyanobacteria/MicrocystisAeruginosaPCC780.png" \* MERGEFORMATINETINCLUDEPICTURE
"http://www.bioquz.es/bioquimica/imagenes/BiologiaEstructural/Cyanobacteria/MicrocystisAeruginosaPCC780.png" \* MERGEFORMATINETINCLUDEPICTURE
"http://www.bioquz.es/bioquimica/imagenes/BiologiaEstructural/Cyanobacte
Trang 23ria/MicrocystisAeruginosaPCC780.png" \* MERGEFORMATINET
Hình 1.2: Microcystis aeruginosa
đáy và thậm chí nhiều nơi trên mặt đất và trong đất (Hình 1.3)
Trang 24q=tbn:ANd9GcRpd7SfrhZsWv0kOsXU95l-ULrdLyCPzYghFyBgQv-tiElYauXJ" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
ULrdLyCPzYghFyBgQv-tiElYauXJ" \* MERGEFORMATINET
Tận cùng của tế bào đôi khi nghiêng về một bên Ở Osccillatoria không tìm
thấy tế bào dị hình hoặc bào tử Sinh sản bằng cách tạo ra các hormogonium, đó làkết quả sự hình thành các đĩa phân cắt, lõm 2 mặt tại một số điểm dọc theo trichom.Chi có trên 100 loài, phân bố rộng trong nước ngọt, trong biển, suối nước nóng vànhững nơi bị ảnh hưởng của nước thải
Các loài thường gặp: Oscillatoria princeps, O.sancta, O.limosa thường gặp trên mặt bùn, đáy ao, ven bờ Ðặc biệt là loài O princeps có mặt ở bất cứ địa điểm
Trang 25nào, gặp cả ở suối nước nóng cùng với Oscillatoria chalybea Oscillatoria brevis,
O.formosa thường hình thành lớp màng mỏng trên cát ẩm hay trên đất
INCLUDEPICTURE
"http://protist.i.hosei.ac.jp/pdb/Images/Prokaryotes/Oscillatoriaceae/Oscillatoria/simplicissima/sp_05.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://protist.i.hosei.ac.jp/pdb/Images/Prokaryotes/Oscillatoriaceae/Oscillatoria/simplicissima/sp_05.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://protist.i.hosei.ac.jp/pdb/Images/Prokaryotes/Oscillatoriaceae/Oscillatoria/sim
plicissima/sp_05.jpg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE content/uploads/2013/05/untitled.jpg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE content/uploads/2013/05/untitled.jpg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE content/uploads/2013/05/untitled.jpg" \* MERGEFORMATINET
Trang 26"http://www.blog.gurukpo.com/wp-Hình 1.4: Chi Oscillatoria
• Chi Lyngbya:
Tế bàocủa Lyngbya giống với tế bào của Oscillatoria, nhưng nó được bọc
trong một áo nhầy dày và chắc (Hình 1.5).
tbn2.gstatic.com/images?
q=tbn:ANd9GcTYDV02w5w9pf92Uot9MI_GaC0F72SsnC8DuBc3mvH9bYf7868kyg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "https://encrypted-
tbn2.gstatic.com/images?
Trang 27Lyngbya aestuarii thường có ở các suối nước nóng, nước ngọt và nước mặn Lyngbya confervoides chỉ sống ở thủy vực nước mặn.
• Chi Nostoc:
Tộc đoàn có hình dạng và kích thước khác nhau, từ cỡ hiển vi đến dạng cóđường kính tới 30cm, nhầy (nhớt), mềm hay bề mặt cứng lại, thường có hình cầu
(Hình 1.6) Tộc đoàn gồm những sợi với những tế bào hình cầu hoặc hình trụ; dị
bào thường ở giữa sợi; bì bào tử hình cầu hoặc hình thuông, làm thành chuỗi giữacác dị bào; sợi thường có bao mỏng Phân bố chủ yếu trong nước, trên đất ruộng,trong Ðịa y và một số thực vật bậc cao dưới dạng cộng sinh Có khoảng 23 loài, các
loài thường gặp là Nostoc commune, N punctiforme, N pruniforme
Trang 28"http://fmp.conncoll.edu/
Silicasecchidisk/Pics/Other Algae/Blue_Greenjpegs/Nostoc_Key16.jpg
MERGEFORMATINETINCLUDEPICTURE
"http://fmp.conncoll.edu/
Silicasecchidisk/Pics/Other Algae/Blue_Greenjpegs/Nostoc_Key16.jpg
MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE
wagner.de/Bilder/Nostoc_
MERGEFORMATINETINCLUDEPICTURE
wagner.de/Bilder/Nostoc_
MERGEFORMATINETINCLUDEPICTURE
wagner.de/Bilder/Nostoc_
MERGEFORMATINET
Hình 1.6: Nostoc commune
• Chi Anabaena:
Về hình dạng, giống với Nostoc (không phân nhánh) nhưng khác ở chỗ các sợi
không thường xuyên nhóm lại với nhau để tạo thành tâp đoàn có bao nhầy chung như ở
Nostoc Các tế bàocủa chi Anabaena hầu hết đều thẳng và chuyển động, trong khi đó ở Nostoc thì chỉ có hormogonium chuyển động mà thôi Tế bào có dạng hình cầu, trứng
hoặc trụ tròn và có các hạt cyanophycin Các loài sống trôi nổi có không bào khí Tếbào dị hình được hình thành ở phần giữa hoặc cuối sợi - đó là những nơi tảo tiếnhành cố định nitơ khí quyển Sinh sản bằng cách đứt đoạn ngẫu nhiên và bằnghormogonium Một số sợi tạo ra một chuỗi các bào tử nghỉ (akinetes) kề sát tế bào
Trang 29dị hình hoặc ở giữa hai tế bào dị hình Chi có trên 100 loài, phần lớn sống ở ao hồnước ngọt và trong ruộng lúa.
tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSUqKCTlY-MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://encrypted-
Trang 30Giống gồm 12 loài Các loài thường gặp: C.muscicola, C.stagnale
Trang 31Hình 1.8: Cylindrospermum muscicola
• Chi Rivularia:
Sợi có dạng búp măng (to ở phần gốc, thon dần và vuốt nhọn ở phần cuối),đầu cùng gốc của mỗi sợi có một tế bào dị hình, kề sát đó là akinete Mỗi sợi đều cóbao nhầy riêng, chúng họp lại tạo tập đoàn có hình bán cầu, trong đó các trichomsắp xếp theo lối phóng xạ Sợi thường phân nhánh giả ở gốc Sinh sản bằnghormogonium và bào tử nghỉ Tảo phân bố rộng ở hồ, suối nước ngọt và ven biển.Tộc đoàn nhầy hình bán cầu hoặc hình cầu, trong đó mang các sợi phân bố tỏa tròn,sinh trưởng ở giữa Sợi không phân nhánh hoặc phân nhánh giả không đều Dị bàothường ở đầu sợi, bao nhầy dạng phễu Sinh sản bằng tảo đoạn, không có bào tử.Sống trôi nổi ở sông, hồ và có cả ở nước mặn Có khoảng 7 loài, trong đó các loài
thường gặp: R.manginii, R.beccariana, R aqatica.
INCLUDEPICTURE
"http://dbmuseblade.colorado.edu/DiatomTwo/sbsac_site/images/Rivularia_sp2/Rivularia_sp21_big.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://dbmuseblade.colorado.edu/DiatomTwo/sbsac_site/images/Rivularia_sp2/Rivularia_sp21_big.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
Trang 32Sợi không có bao nhầy, thường cong (xoắn lò xo), hiếm khi thẳng, thường có
dị bào ở 2 đầu sợi hoặc hai dị bào kế nhau ở giữa sợi (Hình 1.10) Là thực vật phù
phiêu điển hình, phân bố trong các vùng nhiệt đới
Trang 339.jpg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE orange.fr/images/Taxonomie/anabaenopsis1.jpg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE orange.fr/images/Taxonomie/anabaenopsis1.jpg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE orange.fr/images/Taxonomie/anabaenopsis1.jpg" \* MERGEFORMATINET
"http://cyanobacteries.pagesperso-Hình 1.10: Anabaenopsis
• Chi Gloeotrichia:
Tộc đoàn nhầy hình bán cầu hoặc hình cầu, trong đó mang các sợi phân
bố tỏa tròn, sinh trưởng ở giữa, có hình dạng ngoài giống Rivularia, nhưng khác ở
chỗ là có bì bào tử dài, to nằm cạnh dị bào (Hình 1.11) Sống trong các ruộng lúa
trên các giá thể chết hay thực vật thành từng cục nhầy màu xanh vàng Thoạt đầuchúng có lối sống bám, sau đó chuyển sang sống trôi nổi trong nước Có khoảng 10
loài, các loài thường gặp là Gloeotrichia pisum, G pilgeri.
INCLUDEPICTURE large/gloeotrichia-cyanobacteria-gerd-guenther.jpg" \* MERGEFORMATINET
Trang 34INCLUDEPICTURE large/gloeotrichia-cyanobacteria-gerd-guenther.jpg" \* MERGEFORMATINETINCLUDEPICTURE "http://images.fineartamerica.com/images-medium-large/gloeotrichia-cyanobacteria-gerd-guenther.jpg" \* MERGEFORMATINET
"http://images.fineartamerica.com/images-medium-Hình 1.11: Gloeotrichia pisum
• Chi Calothrix:
Sợi đơn độc hay trong một bó nhỏ, hình thành lớp màng hoặc cụm, không
thấy hình thành tộc đoàn hình cầu (Hình 1.12) Một số loài phân nhánh giả thưa
thớt hay không phân nhánh Bao nhầy thường rắn chắc, đôi khi chỉ thấy ở phần gốc.Phân bố rộng: trên đá ẩm, trên đất, một số ở biển, ngay cả ở các suối nước nóng Có
khoảng 28 loài, các loài phổ biến là Calothrix geitonos, C gloeocola.
Trang 35INCLUDEPICTURE "https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images? q=tbn:ANd9GcQdxMK8vEHZ64KrRRghkVhv9Xwf4ZPNMJ_FrK
_mRzjEhEaE0yiaVA" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images? q=tbn:ANd9GcQdxMK8vEHZ64KrRRghkVhv9Xwf4ZPNMJ_FrK
_mRzjEhEaE0yiaVA" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images? q=tbn:ANd9GcQdxMK8vEHZ64KrRRghkVhv9Xwf4ZPNMJ_FrK
_mRzjEhEaE0yiaVA" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE
"http://www.rbgsyd.nsw.gov.au/ data/assets/image/0011/47693/Cal othrix.gif" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://www.rbgsyd.nsw.gov.au/ data/assets/image/0011/47693/Cal othrix.gif" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://www.rbgsyd.nsw.gov.au/ data/assets/image/0011/47693/Cal
Trang 36othrix.gif" \* MERGEFORMATINET
Hình 1.12: Calothrix geitonos
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của tảođộc
Hiện tượng nở hoa VKL cũng như khả năng sản ra độc tố của VKL chịu ảnhhưởng mạnh mẽ của nhiều điều kiện ngoại cảnh như các yếu tố dinh dưỡng, tính chấtthủy lý - thủy hóa cũng như cấu trúc vật lý của cột nước, những điều kiện thời tiết (ánhsáng, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng, sức gió, mưa…)
Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến sự nở hoa nước cũng như sựbùng phát tảo độc bao gồm: nồng độ các chất dinh dưỡng trong thuỷ vực cao, đặcbiệt là các muối đa lượng nitơ và phốtpho (Blomqvist và cs, 1994); nhiệt độ nướcấm; cường độ chiếu sáng, pH cao, hàm lượng CO2 thấp (Zimba và cs, 2006;Cronberg và Annadotter, 2006) Tuy nhiên, nhiệt độ và hàm lượng các chất dinhdưỡng cao trong các thủy vực được coi là những yếu tố môi trường quan trọng nhấtquyết định sự phát triển lấn át của VKL, trong đó tỷ lệ TN/TP thấp (< 29) là yếu tốchủ đạo kích thích sự phát triển của VKL trong khi tỷ lệ N-NO3/TP thấp (<5) đượccoi là yếu tố đáng tin cậy để dự báo sự nở rộ của VKL (Rapala, 1998) Một sốnghiên cứu của Rapala (1998) cho thấy Mo, Fe và Zn là những yếu tố kích thích sựphát triển của VKL
Khả năng sản sinh độc tố của VKL cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ củacác yếu tố môi trường Phản ứng của các loài VKL với các yếu tố môi trường khácnhau cũng rất khác nhau Một số VKL tăng cao khả năng sản độc tố ở những điều
Trang 37kiện stress, tuy nhiên tuyệt đại đa số VKL sản ra nhiều độc tố ở những điều kiệnsinh trưởng tối ưu Chẳng hạn nhiệt độ sinh trưởng tối ưu của một số chủng VKL
thuộc các chi Microcystis, Aphanizomenon và Oscillatoria là 250C Hàm lượng độc
tố cũng như độc tính cao nhất thường đạt ở nhiệt độ từ 20-250C Ở nhiệt độ cao hơn,độc tính có thể giảm đi 6 lần (Rapala, 1998) Thông thường độc tính gan và độc tínhthần kinh của các chủng VKL thường cao nhất ở ánh sáng tối ưu hoặc dưới tối ưutrong khoảng(12-14,5 µmol m-2*s-1) Khi bị hạn chế ánh sáng độc tố gan của VKL
Microcystis aeruginosa và hàm lượng nodularin của Nodularia spumigena (là VKL
có khả năng cố định Nitơ) giảm đi đáng kể pH môi trường cũng có tác động lên
khả năng sản độc tố Độc tính của Microcystis aeruginosa giảm mạnh ở pH kiềm
hoặc axit nhẹ (Rapala, 1998) Các yếu tố dinh dưỡng như N, P đều có tác động lênsự sản độc tố của VKL, hàm lượng độc tố microcystins (MCs) tăng tỷ lệ thuận vớihàm lượng T-P và P hoà tan (Wang và cộng sự, 2003) Hàm lượng MCs trong
Oscillatoria agardhii tăng lên 2 lần trong các tế bào sinh trưởng trên môi trường có
hàm lượng P cao (5,5 mg P.L-1) so với tế bào sinh trưởng trên môi trường ít P (0,01
P.L-1) Hàm lượng MCs của Microcystis aeruginosa và Oscillatoria agardhii tăng lên 2-3 lần trong môi trường giàu N trong khi hàm lượng nodularin của Nodularia
spumigena lại cao nhất trong môi trường không chứa hoặc chứa rất ít N vô cơ.
Ngoài ra, sự nở hoa nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và đồng thời không chỉ của cácđiều kiện ngoại cảnh như các các yếu tố dinh dưỡng, tính chất thuỷ lý, thuỷ hoá củacột nước, điều kiện thời tiết, mà còn cơ chế bên trong tế bào của các loài gây nở hoađảm bảo cho khả năng phát triển chiếm ưu thế trong những điều kiện stress (ĐặngĐình Kim và Đặng Hoàng Phước Hiền, 1999) Đối với tảo silic - nhóm tảo có nhiềuloài thường được sử dụng làm chỉ thị sinh học cho ô nhiễm môi trường nước, ngoàicác thông số như nitơ (N), phốtpho (P), silic (Si), các tỷ số Si/N và Si/P cũng rấtđược quan tâm Trong các thủy vực bị phú dưỡng (giàu hàm lượng P và N), hàmlượng Si sẽ bị giảm mạnh trong suốt quá trình phát triển mạnh mẽ của tảo Khi tỉ sốN/P trong thuỷ vực lớn hơn 16 và các tỉ số Si/N; Si/P nhỏ hơn 1 thì Si sẽ trở thànhyếu tố giới hạn sự phát triển của tảo, khi đó tảo Si (sử dụng Si cho sự phát triển củachúng) sẽ không phát triển được và thay vào đó là sự phát triển của các loài tảo
Trang 38khác, chủ yếu là VKL tạo nên hiện tượng nở hoa VKL, trong đó có nhiều loài cókhả năng sản ra độc tố.
1.2.3 Độc tố tảo độc và tác động của tảo độc đến hệ thủy sinh trong ao nuôi
trồng thủy sản
a Một số dạng độc tố do tảo độc gây ra
Phycotoxin là dạng độc tố do vi tảo độc sản sinh gây độc cho các sinh vật sửdụng chúng làm thức ăn trực tiếp hay gián tiếp hoặc qua trung gian là các sinh vậtcó vỏ Đây là các nhân tố ảnh hưởng vô cùng quan trọng, giúp độc tố lan truyềnnhanh Qua chuỗi thức ăn độc tố vi tảo đe doạ sự sống của tất sinh vật trong hệ sinhthái Bản chất hoá học của các độc tố vi tảo rất khác nhau: Chúng có thể là péptit,alkaloid hoặc chất đồng đẳng của axit amin kích độc (exitatoryamino acid) Hiệnnay người ta chia thành 3 nhóm độc tố chính: độc tố gan (hepatotoxin), độc tốthần kinh (neurotoxin) và nhóm độc tố gây ngứa da tiêu chảy (dermatotoxin,gastrointestinal toxin)
- Nhóm độc tố gan (hepatotoxin)
Nhóm độc tố tác dụng tới gan có cấu trúc peptit (chuỗi axit amin ngắn) mạch vòng.Nhóm độc tố gan bao gồm:
• Microcystin: được tìm thấy ở một số loài Microcystis aeruginosa,
M.viridis, Anabaena flos-aquae, Oscillatoria agardhii sản ra
• Nodularin: là độc tố gan có cấu trúc pentapeptit dạng vòng Độc tố dạng này do loài Nodullaria spumigena tạo ra Nodullaria được tìm thấy ở vùng nước lợ
tại Úc, New Zealand và tại vùng biển Baltic
Microcystis và nodularin có hoạt tính sinh học kìm hãm protein phosphatase
1 và 2A trong gan Điều này mất khả năng polyme hoá của các sợi trung gian và visợi, do đó gây ra sự co thắt của các tế bào điều khiển sự lưu thông máu trong gan,gây ra sự xuất huyết
Microcystin xâm nhập vào các tế bào, nhờ sự vận chuyển của các axit mật
(Falconer, 1993) Nodularin xâm nhập vào gan một cách dễ hơn microcystin.Microcystin kích thích tạo khối u gây ung thư da và gan, gây quái thai ở động vậtthí nghiệm và nodularin có thể là chất gây ung thư
Trang 39Cylindrospermopsin: Đây là độc tố gan do loài vi khuẩn lam
Cylindrospermopsis raciborkii sản ra Độc tố này là chất gây ức chế mạnh quá trình
tổng hợp protein, ảnh hưởng chủ yếu đến gan Ngoài ra cylindrospermopsin còn tác
dụng đến thận, tuyến giáp và tim Loài Cylindrospermopsis raciborkii được tìm
thấy ở vùng nhiệt đới châu Úc
• Độc tố gây liệt PSP (Paralytic sheltfish poisons):
Những độc tố này thường là các hợp chất carbamate, N- sulphocarbamoyl vàdecarbomyl dựa trên nhóm R4 PSP có trong tự nhiên gồm 4 lớp:
Lớp I: Saxitoxin, Neosaxitoxin
Lớp II: Gonyautoxin 2,3,4
Lớp III: Gonyautoxin 5,6
Lớp IV: Epigonyatoxin
Tất cả các độc tố nhóm này đều phân cực, hút ẩm mạnh, tan trong nước, dễ bịphân huỷ trong môi trường kiềm và bị mất hoạt tính Chúng bền vững trong môitrường axít, nhưng khi có axít mạnh những nhóm phụ có khuynh hướng trở lại côngthức của saxitoxine một trong những độc tố mạnh nhất Những nghiên cứu dịch tễtiến hành ở Canada cho phép xác định liều chết đối với người là 500-1000µgsaxitoxine