1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công Tác Tổ Chức Và Hoạt Động Thông Tin - Thư Viện Tại Trung Tâm Thông Tin - Thư Viện Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, Cơ Sở Hà Đông

52 715 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Để đáp ứng được tất cả các nhu cầu của bạn đọc hơn nữa, Trung tâmthông tin – thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã có đượcbước chuyển mình đáng kể trong công tác hoạt động

Trang 1

KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2011 – X

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2011 - X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Huy Chương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện.

Các thông tin và số liệu trong khóa luận được thu thập tại TT TT – TV Học viện Công nghệ Bưu cính Viễn thông, cơ sở Hà Đông.

Hà Nội, ngày , tháng 05, năm 2015

Sinh viên

Vũ Thị Bến

Vũ Thị Bến - K56 Thông tin - Thư viện

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Huy Chương, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thựchiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Thông tin - Thư viện,trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã tận tình giúp đỡ, truyền đạtkiến thức trong những năm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trongquá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận màcòn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc

Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các anh, chị trong TT TT

-TV Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tạo điều kiện và giúp đỡ

để em trong quá trình thực hiện khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên và tạođiều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt khóa luận

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và công tác tốt

Hà Nội, ngày , tháng 05, năm 2015

Sinh viên

Vũ Thị Bến

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Vũ Thị Bến - K56 Thông tin - Thư viện

HV CNBCVT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn

thông

TT TT – TV Trung tâm thông tin - thư viện

TT –TV Thông tin – thư viện

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ cán bộ phân theo nghề nghiệp 10

Biểu đồ 2: Tỉ lệ cán bộ phân theo trình độ 10

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 11

Biểu đồ 3: Tỉ lệ người dùng tin phân theo nhóm 16

Trang 8

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

5.Bố cục của khóa luận 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1: Trung tâm TT - TV Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với công tác tổ chức và hoạt động Thông tin - Thư viện 4

1.1 Những vấn đề lý luận chung 4

1.1.1 Khái niệm về tổ chức công tác TT - TV 4

1.1.2 Khái niệm về hoạt động TT - TV 5

1.1.3 Các yếu tố tác động tới tổ chức và hoạt động TT - TV 6

1.2 Khái quát về Học viện và TT TT - TV HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông 7

1.2.1 Khái quát về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 7

1.2.2 Khái quát về Trung tâm TT - TV Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở Hà Đông 12

1.3 Vai trò của tổ chức và hoạt động TT - TV tại TT TT – TV Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 16

Chương 2 Thực trạng công tác tổ chức và hoạt động Thông tin - Thư viện tại HV CNBCVT Hà Đông 18

2.1 Công tác tổ chức 18

2.1.1 Cơ cấu tổ chức 18

2.1.2 Đội ngũ cán bộ 19

2.1.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 20

2.2 Hoạt động của TT 20

2.2.1 Bổ sung tài liệu 20

Vũ Thị Bến - K56 Thông tin - Thư viện

Trang 9

2.2.2 Xử lý tài liệu 21

2.2.3 Công tác phục vụ người dùng tin 30

2.2.4 Tổ chức và bảo quản tài liệu 31

2.2.5 Ứng đụng công nghệ thông tin 33

2.3 Nhận xét công tác tổ chức và hoạt động TT - TV tại HV CNBCVT 34

2.3.1 Công tác tổ chức tại HV CNBCVT 34

2.3.2 Hoạt động 36

Chương 3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và chất lượng hoạt động TT - TV tại TT TT- TV Học Viện CNBCVT 37

3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức tại TT TT- TV Học Viện CNBCVT 37

3.1.1 Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức 37

3.1.2 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ 37

3.1.3 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, nâng cấp phần mềm thư viện 38

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại TT TT - TV Học Viện CNBCVT 38

3.2.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin 38

3.2.2 Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu 39

3.2.3 Đổi mới phương thức phục vụ người dùng tin 39

3.2.4 Đa dạng hóa các sản phẩm - dịch vụ thông tin 40

PHẦN KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động về thư viện cũng được chútrọng đầu tư phát triển Thư viện ngày càng có vai trò quan trọng trong nhàtrường cũng như trong đời sống xã hội

Tổ chức và hoạt động đóng vai trò quan trọng trong các chế độ xã hội,các lĩnh vực và ngành nghề Công tác tổ chức và hoạt động tốt mang lại hiệuquả lao động, là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động xã hội của thư viện.Trung tâm thông tin – thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễnthông là một thư viện nhỏ Tuy nhiên, Trung tâm đã thực hiện hầu hết đượctất cả các khâu mà một thư viện cần có để Trung tâm luôn là cầu nối giữanguồn tri thức khổng lồ của nhân loại và các đọc giả của thư viện Nội dungcủa khóa luận chú trọng tới công tác tổ chức và hoạt động thông tin - thư viện

HV CNBCVT tại cơ sở Hà Đông

Để đáp ứng được tất cả các nhu cầu của bạn đọc hơn nữa, Trung tâmthông tin – thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã có đượcbước chuyển mình đáng kể trong công tác hoạt động của mình Bên cạnh đóhoạt động thông tin – tư liệu của Trung tâm còn tồn tại những thiếu sót nhất

định cần được khắc phục Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Công tác tổ chức và

hoạt động TT - TV của trung tâm thông tin - thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tại cơ sở Hà Đông” làm đề tài ngiên cứu cho khóa luận

Trang 11

Công nghệ Bưu chính Viễn thông Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phụcnhược điểm, góp phần từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa trung tâm.

2.2 Nhiệm vụ:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác tổ chức hoạt động thôngtin - thư viện của Trung tâm tại cơ sở Hà đông,

Nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ cũng như

cơ cấu tổ chức của Học viện và TT TT - TV Học viện Công nghệ Bưu chínhViễn thông,

Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức và hoạt động, từ đó đề xuất một

số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Công tác tổ chức và hoạt động của Trung tâm thông tin - thư viện Họcviện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tại cở sở Hà Đông

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu,

Trang 12

Phương pháp quan sát,

Phương pháp khảo sát thực tế

5.Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 03chương:

Chương 1: Trung tâm TT – TV Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngvới công tác tổ chức và hoạt động Thông tin – Thư viện

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và hoạt động Thông tin – Thư việntại HV CNBCVT

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và chất lượng hoạtđộng TT – TV

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Trung tâm TT - TV Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với công tác tổ chức và hoạt động Thông tin - Thư viện.

1.1 Những vấn đề lý luận chung

1.1.1 Khái niệm về tổ chức công tác TT - TV

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Tổ chức là sự xếp đặt, bố trí các mốiquan hệ với các bộ phận với nhau” [6, tr 253]

Tổ chức thường là những công việc hạt nhân khởi đầu để dẫn tới việchình thành một tổ chức, một cơ quan, xí nghiệp…đồng thời tổ chức luôn songsong tồn tại và phát triển trong đời sống xã hội

Tổ chức có vai trò quan trọng quyết định sự thành công trong công việcnói riêng và trong quản lý nói chung, những ưu, nhược điểm trong khâu tổchức có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý [3, tr2]

PGS TS TrầnThị Quý cho rằng “Tổ chức là tổ hợp các thành phần,thông qua các luồng thông tin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng hỗ trợ

và thúc đẩy nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung trong môi trường nhấtđịnh”.[7]

Thư viện trường đại học thường hay tổ chức thư viện theo các cơ cấu tổchức sau:

Cơ cấu tổ chức trực tuyến: cơ cấu này người quản lý nắm toàn quyền,

điều hành thư viện, ra quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi quyếtđịnh đã ban cũng như mọi hoạt động của thư viện Cơ cấu tổ chức trực tuyến

là cơ cấu tổ chức đơn giản phù hợp với thư viện trường đại học có quy mônhỏ, số lượng tài liệu và số lượng người dùng tin ít

Cơ cấu tổ chức trực tuyến - tham mưu: tương tự như cơ cấu tổ chức trực

tuyến, giám đốc có thêm bộ phận tham mưu, cố vấn Cơ cấu tổ chức này tránhđược sự độc đoán cá nhân, giúp lãnh đạo đưa ra quyết định chính xác hơn

Trang 14

Cơ cấu tổ chức chức năng: kiểu tổ chức này phân chia thành thư viện

thành các bộ phận, chức năng căn cứ vào năng lực chuyên môn của cán bộ vàyêu cầu của từng bộ phận nhằm tập trung chuyên môn hóa cao, sử dụng tối đanăng lực của cán bộ

Cơ cấu tổ chức dự án: Cơ cấu này tập trung một nhóm cán bộ có trình độ

chuyên môn để thực hiện công việc nào đó trong khoảng thời gian nhất địnhcho tới khi kết thức công việc đó

Cơ cấu tổ chức ma trận: là cơ cấu kết hợp giữa kiểu tổ chức chức năng

và dự án phù hợp với các thư viện có quy mô lớn, số lượng người dùng tinđông đảo

1.1.2 Khái niệm về hoạt động TT - TV

Hoạt động thông tin - thư viện là một thiết chế văn hoá giáo dục vàthông tin khoa học, đảm bảo sử dụng nguồn tin một cách hợp lý, tiết kiệm vàhiệu quả nhất Tổ chức và quản lý hoạt động thông tin - thư viện là nhằm thiếtlập một cơ cấu thích hợp cho sự tồn tại và phát triển, đáp ứng nhu cầu của xãhội, giúp cho người dùng tin khám phá những vấn đề trong xã hội và thế giới

tự nhiên, hình thành nhân cách lối sống tốt đẹp trong mỗi cá nhân cũng nhưtrong quan hệ giữa người với người

Theo quan niệm Triết Học: “Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lạigiữa con người với thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và phía conngười”

Hoạt động TT - TV là quá trình thu thập tài liệu, xử lý, lưu trữ, tổ chức việc khai thác tài liệu nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin Đảm bảo các công việc như: thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin tạo điều kiện tốt nhất cho bạn đọc sử dụng thông tin, tài liệu mà thư viện có.Chủ thể của hoạt động TT - TV là cán bộ thư viện, đối tượng là các loại hình tài liệu khác nhau (tài liệu in ấn, tài liệu điện tử, tài liệu đa phương

Trang 15

tiện, ) nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm - dịch vụ thông tin thỏa mãn tối

đa nhu cầu của người dùng tin

Tổ chức và hoạt động thông tin - thư viện bao gồm các hai nhóm côngviệc: công tác kỹ thuật nghiệp vụ và công tác hành chính - quản trị

Tổ chức hoạt động thông tin - thư viện nghiên cứu các nội dung: Quy trình kỹthuật thông tin – thư viện, tổ chức lao động khoa học trong hoạt động thôngtin - thư viện tổ chức định mức lao động, tổ chức công tác phục vụ ngườidùng tin, đào tạo và chỉ đạo nghiệp vụ, công tác hành chính, quản trị, …

1.1.3 Các yếu tố tác động tới tổ chức và hoạt động TT - TV

Công tác tổ chức và hoạt động TT - TV bị tác động bởi các yếu tố như:

Hệ thống văn bản pháp quy về thư viện; nhận thức và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đơn vị; đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện, thông tin; tiềm lựcthông tin, cơ sở vật chất của nhà trường

Hệ thống văn bản pháp quy về thư viện

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác TT - TV giữ vị tríquan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp thư viện, thông quacác vai trò chủ đạo, điều tiết tiêu chuẩn hóa thông tin - thư viện Trên cơ sởđịnh hướng của các văn bản này, các thư viên, trung tâm thông tin đưa ranhững kế hoạch phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạnlịch sử

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác thư viện là cơ sởpháp lý quan trọng, ghóp phần tích cực vào việc vận hành thông suốt, có hiệuquả của các cơ quan, trung tâm thư viện

Nhận thức và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đơn vị

Hoạt động TT - TV chịu sự tác động không nhỏ bởi nhận thức của lãnhđạo đơn vị Hoạt động thông tin - thư viện sẽ hiệu quả hơn nếu được sự quan

Trang 16

tâm, xát xao của ban lãnh đạo nhà trường, đồng thời để họ thấy được vai trò

to lớn của thư viện trong sự nghiệp giáo dục

Hiện nay, một số thư viện trường đại học, cao đẳng công tác thông tin –thư viện thường bi xem nhẹ Thư viện được ví như vật trang trí cho đẹp mắt,

có tiền thì đầu tư, không có thì thôi Điều này thể hiện suqj quan tâm của cáccấp lãnh đạo tới công tác thư viện chưa tương xứng với tầm quan trọng của sựnghiệp thư viện trong giáo dục và đào tạo

Đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện, thông tin

Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện Bước vào thời đại CNTT thìcán bộ thư viện ngày càng có vai trò quan trọng, thư viện hoạt động có hiệuquả thì cán bộ thư viện phải đáp ứng đầy đủ các yếu sau: kỹ năng nghiệp vụvững vàng, trình độ tin học, ngoại ngữ…

Hiện nay, thư viện lấy người đọc là trọng tâm, nâng coa tính chủ động,tích cực cho sinh viên Thư viện được xem như kho tri thức quý báu, kênhthông tin giúp người dùng tin nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác Đểphục vụn người dùng tin theo phương thức này cán bộ thư viện cần nâng caotrình độ nghiệp vụ, kỹ năng tin học, ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu củangười dùng tin cũng như sẵn sàng trợ giúp khi cần

Tiềm lực thông tin, cơ sở vật chất của nhà trường

Tiềm lực cơ sở vật chất cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạtđộng của thư viện Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ tạo không gian thoảimái, yên tĩnh cho độc giả học tập, nghiên cứu

1.2 Khái quát về Học viện và TT TT - TV HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

1.2.1 Khái quát về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Quá trình hình thành:

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập theo quyếtđịnh số 516/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 07 năm 1997 trên

Trang 17

cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễnthông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) là ViệnKhoa học Kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm đào tạo Bưuchính Viễn thông 1 và 2 Các đơn vị tiền thân của Học viện là những đơn vị

có bề dày lịch sử hình thành và phát triển với xuất phát điểm từ Trường Đạihọc Bưu điện 1953

Từ ngày 1/7/2014, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 878/QĐ-BTTTT điều chuyển quyền quản lý Học viện từ Tập đoàn Bưu chính Viễnthông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông Học viện Công nghệ Bưuchính Viễn thông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Là trường đại học, đơn vịnghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực trọng điểm của Ngành thông tin vàtruyền thông

Với vị thế là đơn vị đào tạo, nghiên cứu trọng điểm, chủ lực của ngànhthông tin và truyền thông Việt Nam Những thành tựu trong gắn kết giữanghiên cứu - đào tạo - sản xuất kinh doanh năng lực, quy mô phát triển củaHọc viện hôm nay, Học viện sẽ có những đóng góp hiệu quả phục vụ sự pháttriển chung của Ngành Thông tin và truyền thông và sự nghiệp xây dựng, bảo

vệ tổ quốc, góp phần để đất nước, để ngành thông tin và truyền thông ViệtNam có sự tự chủ, độc lập về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, qua đó

tự tin cạnh tranh với các đối thủ lớn và sánh vai với các cường quốc trên thếgiới

Chức năng, nhiệm vụ

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Bộ thông tin và truyền thông, Học viện thực hiện hai chức năng cơ bản: “Giáo dục, đào tạo cho xã hội và cho nhu cầu của Ngành thông tin vàtruyền thông Việt Nam

Trang 18

Nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Bưuchính, Viễn thông và công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầucủa ngành thông tin và truyền thông Việt Nam”.

Hệ thống đào tạo và cấp bằng của Học viện bao gồm nhiều cấp độ tuỳ thuộcvào thời gian đào tạo và chất lượng đầu vào của các học viên Hiện nay Họcviện cung cấp các dịch vụ giáo dục, đào tạo chủ yếu sau đây: “Thực hiện các khoá đào tạo bậc Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩtheo chương trình chuẩn quốc gia và quốc tế theo các hình thức khác nhaunhư tập trung, phi tập trung, liên thông, đào tạo từ xa

Tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ trong cáclĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, antoàn thông tin, công nghệ đa phương tiện

Tổ chức các chương trình đào tạo cho nước thứ ba Sẵn sàng liên danh, liên kết với các đối tác trong nước và quốc tế tronglĩnh vực giáo dục, đào tạo”

Đội ngũ cán bộ

Là đơn vị nghiên cứu - đào tạo đầu ngành Bưu chính Viễn thông, Học việnxác định nguồn nhân lực chính là tài sản quý giá nhất, là tài sản cần được đầu

tư một cách bài bản, chuyên nghiệp và có định hướng lâu dài Với đội ngũ cán

bộ trên 1100 người, Học viện là một trong các đơn vị có mật độ tri thức caonhất trong ngành

Trang 19

Biểu đồ 1: Tỷ lệ cán bộ phân theo nghề nghiệp

Biểu đồ 2: Tỷ lệ cán bộ phân theo trình độ Biểu đồ 2: Tỉ lệ cán bộ phân theo trình độ

Trang 20

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Ban giám đốc

Hội đồng khoa học và đào tạo

Khoa giáo dục đại học

và sau đại học

Trung tâm đào tạo

Phòng ban chức năng Đơn vị nghiên cứu

Hà Đông

sở

Hv tại

TP HC M

TT đào tạo

BC

VT 1

TT đào tạo

BC

VT 2

-Phòng tổng hợp -Phòng chính trị

và công tác sinh viên

-Phòng kế toán tài chính

-Phòng giáo vụ -Phòng đào tạo -Phòng khảo thí

và đảm bảo chất lượng giáo dục -Ban tuyển sinh -Ban quản lý các

dự án -Ban biên soạn lịch sử truyền thống

-Phòng hành chính – bảo vệ

- Viện khoa học kỹ thuật bưu điện -Viện kinh

tế bưu điện -Viện

truyền thông

Trang 21

1.2.2 Khái quát về Trung tâm TT - TV Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở Hà Đông

Trung tâm thông tin - thư viện HV CNBCVT được thành lập theo quyếtđịnh số 397/TCCB ngày 30/5/2006 của Giám đốc Học viện trên cơ sở sátnhập bộ phận Thư viện của Phòng quản lý đào tạo, Trung tâm Internet Plaza

và Trung tâm Internet A3 thuộc khoa Công nghệ thông tin 1

Năm 2009, Trung tâm quản lý cả phòng thí nghiệm - thực hành của Họcviện ở Cơ sở Hà Đông, Hà Nội

Chức năng và nhiệm vụ của Trung Tâm TT - TV HVCNBCVT cơ sở HàĐông được quy định trong Quyết định số 397/TCCB ngày 30/5/2006 củaGiám đốc Học viện quy định cụn thể như sau:

Trang 22

Thu nhận các tài liệu do Học viện xuất bản, các công trình nghiên cứukhoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, luận văn thạc sỹ, luận án tiến

sỹ của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên, chương trình đào tạo, giáotrình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của Học viện, các ấn phẩm tàitrợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện;

Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệthống tra cứu thích hợp, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin

tự động hóa; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩmthông tin theo quy định của pháp luật;

Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụnghiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện thôngqua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật;Hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ thông tin - thư viện trong toàn Họcviện; tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin họccho cán bộ làm công tác thông tin - thư viện trong toàn Học viện”

Vốn tài liệu của Trung tâm

Nguồn lực thông tin của Trung tâm khá phong phú thuộc các lĩnh vựckhoa học kĩ thuật, khoa học xã hội, nhưng chủ yếu là tài liệu về khoa học - kĩthuật

Thư viện có 5.126 tên tài liệu với 42.200 bản

Sách : Tiếng Việt: 1405 tên với 18.887 bản

Ngoại văn: 2005 tên với 2536 bản

Tạp chí: Tiếng Việt: 37 tên tạp chí (bao gồm Bưu chính viễn thông,

Thông tin - Tư liêụ, Khoa học & công nghệ, Công nghệ số, …)

Ngoại văn:12 tên tạp chí

Trang 23

Tài liệu điện tử rất hạn chế Trung tâm mới xây dựng được cơ sở dữ liệu thưmục, còn CSDL dữ kiện và CSDL toàn văn thì hầu như chưa xây dựng được.

Người dùng tin tại TT

Người dùng tin là một trong bốn yếu tố cấu thành nên thư viện Nếukhông có người dùng tin thì thư viện mất đi mục đích tồn tại của mình, là đápứng tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin phục vụ học tập, giảng dạy vànghiên cứu khoa học

Nhu cầu tin là một loại nhu cầu tinh thần của con người, là yếu tố cấuthành động cơ của hoạt động thông tin - thư viện Người dùng tin, nhu cầu tinđược xem là yếu tố thông tin, định hướng cho hoạt động thư viện Vì vậy,nghiên cứu người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất

kỳ trung tâm TT – TV nào

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm TT - TV HNCNBCVT

cơ sở Hà đông trong giai đoạn hiện nay, căn cứ vào nghề nghiệp trình độ cóthể chia người dùng tin tại Học viện thành 03 nhóm chính: Cán bộ quản lý;cán bộ giảng viên, nghiên cứu và sinh viên, học viên cao học

Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhóm đối tượng chiếm số lượng nhỏ trongtổng số người dùng tin toàn Học viện Tuy nhiên, nhóm người dùng tin này cótầm quan trọng đặc biệt, họ vừa là người dùng tin vừa là chủ thể hoạt độngcủa thư viện

Nhóm người này ít có thời gian đến và sử dụng tài liệu tại thưviện.Chính vì vậy thông tin cần được cung cấp tới tận nơi và có tính tổng hợpcao Cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ, xúc tích, lượng thông tin códiện rộng trên nhiều lĩnh vực: quản lý, lãnh đạo, giáo dục, chính trị, đặc biệt

là các thông tin, tài liệu có liên quan tới bưu chính, viễn thông trong và ngoàinước

Trang 24

Nhóm người dùng tin là cán bộ cán bộ giảng viên, nghiên cứu

Cán bộ, giáo viên là những người có trình độ văn hoá cao, có năng lực trí

tuệ cao, có khả năng ứng dụng tri thức vào thực tiễn

Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Học viện là lực lượng quyếtđịnh

quá trình đào tạo và nghiên cứu trong Học viện Họ vừa là người sử dụngthông tin, đồng thời họ cũng là người tái tạo ra thông tin Là những ngườichuyển giao tri thức khoa học đến sinh viên, tham gia trực tiếp vào quá trìnhđào tạo của trường

Đây là những người dùng tin hiểu rõ được nguồn tin và loại thông tinnào mà họ cần và có khả năng tự mình xử lý thông tin đó để tạo ra nhữngthông tin mới, đồng thời tự mình khai thác thông tin thông qua các công cụ tracứu tìm kiếm được nguồn thông tin cần thiết

Đây cũng là đối tượng dùng tin có trình độ tin học và ngoại ngữ để tìmkiếm thông tin, đọc, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành để phục vụ chocông tác nghiên cứu và giảng dạy Vì vậy, thông tin mà họ cần là những thôngtin có chất lượng chuyên môn sau, có tính lý luận, thực tiễn và liên quan tớingành nghề của họ

Nhóm người dùng tin là cán bộ sinh viên,học viên cao học

Nhóm người dùng tin là sinh viên, học viên cao học là nhóm người dùngtin đông đảo và biến động nhất của Học viện Nhóm người dùng tin này cónhu cầu tin đa dạng, đòi hỏi những thông tin cụ thể, dễ tiếp nhận cóa lên quantrực tiếp tới môn học, ngành học của họ

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có số lượng sinh viên tươngđối lớn Trong tất cả các nhóm bạn đọc đến Thư viện, sinh viên chiếm tỷ lệcao nhất 70-80%

Trang 25

Sinh viên thường có thời gian không ổn định, hoàn toàn phụ thuộc vàochương trình học do Học viện quy định, ngoài ra phải tham gia thêm các hoạtđộng ngoại khóa khác.

Sinh viên chưa có điều kiện tiếp cận với những nguồn thông tin mangtính chất tổng hợp, mặt khác trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên khó khăntrong việc tìm kiếm thông tin, nhất là đối với những nguồn tin ngoại văn

Biểu đồ 3: Tỉ lệ người dùng tin

động TT - TV tại TT TT –

TV Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Tổ chức và hoạt động thông tin - thư viện có vai trò hết sức to lớn trong thưviện:

Là nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập của giảngviên, sinh viên

Góp phần giáo dục tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hóa, pháttriển văn hóa đọc cũng như tinh thần tự học, tự nhiên cứu cho mọi người.Khuyến khích sự đam mê, hiểu biết của sinh viên nhằm hoàn thiện các

kỹ năng, tiếp cận các nguồn thông tin nhanh chóng, tích lũy kinh nghiệm chochính bản thân

Trang 26

Tổ chức và hoạt động thông viện là công việc của một hay nhiều ngườinhằm thực hiện những nhiệm vụ trong cơ quan thông tin - thư viện như: bổsung tài liệu, xử lý, sắp xếp, bảo quản tài liệu và đưa tài liệu ra phục vụ bạnđọc.

Tổ chức và hoạt động thông tin - thư viện có vai trò to lớn, có ý nghĩaquyết định đến chất lượng hoạt động của thư viện và thực hiện tốt các nhiệm

xã hội cho Thư viện

Như vậy, tổ chức và hoạt động thông tin - thư viện là sự tổng hợp cácphương pháp khoa học nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu tin của ngườidùng tin

Ngày đăng: 26/04/2017, 20:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Huy Chương, (2004), Một số vấn đề về tổ chức và quản lý thư viện đại học : Kỷ yếu hội thảo Trung tâm, ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Huy Chương, (2004), "Một số vấn đề về tổ chức và quản lý thưviện đại học : Kỷ yếu hội thảo Trung tâm
Tác giả: Nguyễn Huy Chương
Năm: 2004
2. Nguyễn Minh Hiệp, (2002) Sổ tay quản lý thông tin - thư viện, ĐHQGTPHCM, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Hiệp, (2002) "Sổ tay quản lý thông tin - thư viện
3. Trần Hữu Huỳnh, Bài giảng môn tổ chức và quản lý hoạt động thông tin - thư viện, Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hữu Huỳnh, "Bài giảng môn tổ chức và quản lý hoạt động thông tin -thư viện, Khoa Thông tin - Thư viện
4. Trần Thị Minh Nguyệt, (2007) Người dùng tin. Bài giảng dùng cho bậc đại học thông tin – thư viện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Minh Nguyệt, (2007) "Người dùng tin. Bài giảng dùng cho bậcđại học thông tin – thư viện
5. Nguyễn Thị Hồng Thiện [2014], Tổ chức và hoạt động của thư viện trường Đại học điều dưỡng Nam Định: luận văn thạc sĩ thông tin - thư viện, ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hồng Thiện [2014], "Tổ chức và hoạt động của thư việntrường Đại học điều dưỡng Nam Định: luận văn thạc sĩ thông tin - thưviện
6. Bùi Loan Thuỳ, Đào Hoàng Thuý (1988) Tổ chức và quản lý công tác thông tin - thư viện, ĐHQGTPHCM, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Loan Thuỳ, Đào Hoàng Thuý (1988) "Tổ chức và quản lý công tácthông tin - thư viện
8. Trần Thị Quý, Bài giảng môn Thông tin học đại cương, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Quý, "Bài giảng môn Thông tin học đại cương
7. Từ điển tiếng Việt, (1994), Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
9. Quyết định số 878/QĐ-BTTTT điều chuyển quyền quản lý Học viện từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông Khác
10.Quyết định số 397/TCCB ngày 30/5/2006 của Giám đốc Học viện Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w