1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Nhà xã hội học Max Weber

41 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Cuộc tranh luận về phương pháp luận của Khoa học Xã hội ở Đức cuối thế kỷ XIXMethodenstreit ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU... Quan niệm về phương pháp khoa họcYếu tố Khoa học

Trang 1

MAX WEBER

(1864 – 1920)

Trang 2

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

II BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Trang 3

 Nhà xã hội học, triết học, luật

Trang 4

Những tác phẩm tiêu biểu:

Đạo đức tin lành & tinh thần chủ nghĩa tư bản (1904)

Xã hội học tôn giáo (1912)

Tôn giáo Trung Quốc (1913)

Tôn giáo Ấn Độ ( 1916 –

1917)

Trang 5

II BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI VÀ TRIẾT HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỶ XIX :

- Những thành tựu

về khoa học và kỹ thuật đã

tạo nên vai trò độc tôn của

phương pháp luận khoa

học tự nhiên

- Uy tín và vai trò của các khoa học khác

như triết học và lịch sử học

đang trên đà sa sút

Trang 6

KHOA HỌC

TỰ NHIÊN

KHOA HỌC

XÃ HỘI

Trang 7

Cuộc tranh luận về phương pháp luận của Khoa học Xã hội ở Đức cuối thế kỷ XIX

Methodenstreit

ĐỐI TƯỢNG

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU

Trang 8

III CÁC LÝ THUYẾT CƠ BẢN

1 Quan niệm về phương pháp khoa học

2 Đóng góp trong Xã hội học:

3 Lý thuyết hành động XH và tổ chức XH

4 Lý thuyết về chủ nghĩa tư bản

5 Lý thuyết phân tầng xã hội

Trang 9

1 Quan niệm về phương pháp khoa học

Yếu tố Khoa học Tự nhiên Khoa học Xã hội

Đối tượng

NC

Các sự kiện vật lí của giới tự nhiên

Hoạt động XH của con người

Tri thức

Khoa học

Hiểu biết về giới tự nhiên - thế giới bên ngoài cá nhân Có thể giải thích bằng các quy luật khách quan, chính xác

Hiểu biết về XH, tức là thế giới “ chủ quan” do con người tạo ra và gán cho sự vật khách quan

Phương

pháp NC

Chỉ cần quan sát các sự kiện của giới tự nhiên

và tường thuật lại kết quả quan sát là đủ

Cần phải vượt ra ngoài phạm vi quan sát để đi sâu

lí giải động cơ, quan niệm

và thái độ của các cá nhân

Trang 10

FREE - VALUE

VẤN ĐỀ 1

Lựa chọn câu hỏi,

chủ đề và lĩnh vực

nghiên cứu Loại vấn đề

này chủ yếu liên quan

tới mục tiêu của

nghiên cứu

VẤN ĐỀ 2

Tiến hành NC đặc trưng bởi sự lựa chọn và sử dụng phương pháp luận NC thích hợp nhằm mục tiêu

đã xác định Loại vấn đề thứ hai này liên quan đến thủ tục, quy tắc, thao tác và các phương pháp

cụ thể của quá trình NC

Trang 11

KHOA HỌC XÃ HỘI

Khoa học, trung lập, khách quan và” tự do” không bị ràng buộc bởi hệ thống chuẩn

mực giá trị trong quá trình nghiên cứu, tức là

trong việc giải quyết vấn đề thứ hai

Có thể rất “ phi khoa học” và rất chủ quan trong việc giải quyết vấn đề thứ nhất Trên thực tế, nhiều yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới việc lựa chọn đề tài, chủ đề, lĩnh vực nghiên cứu

Trang 12

Là một phương pháp nghiên cứu đặc biệt nhằm

làm nổi bật những khía

cạnh, những đặc điểm và

tính chất nhất định thuộc

về bản chất của hiện thực lịch sử xã hội

Lý tưởng có nghĩa là lý

luận, ý tưởng, khái niệm khái quát, trừu tượng

2 Đóng góp trong Xã hội học:

2.1 Loại hình lý tưởng

– một ví dụ về

phương pháp luận XHH

Phân tích và nhấn mạnh những thuộc tính, những đặc trưng chung, cơ bản, quan trọng nhất

của hiện tượng hay sự kiện lịch sử XH

Trang 13

Loại hình lý tưởng – lý thuyết

Các loại hình lý tưởng được khắc họa từ tình huống xã hội, bối cảnh văn hóa và thời kỳ lịch sử cụ

thể Những khái niệm như thành thị phương Tây,

đạo Tin Lành, tinh thần của chủ nghĩa tư bản, chủ

nghĩa tư bản hiện đại, và nhiều khái niệm khác là

những ví dụ của dạng loại hình lý tưởng này

Loại hình lý tưởng này là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa về những đặc điểm, tính

chất của một loại hiện thực xã hội nào đó Vì vậy,

trong thực tế ta chỉ có thể quan sát được một số

đặc điểm của loại hình lý tưởng này Ví dụ là tổ

chức quan liêu, chủ nghĩa phong kiến…

Loại hình lý tưởng này được xây dựng với tư cách là công cụ lý luận, công cụ khái niệm nhằm mục đích nghiên cứu một dạng nhất định naò đó của hành động

XH Chẳng hạn, một số nhà XHH kinh tế giải thích rằng tất cả hành vi của con người là nhằm vào việc nâng cao các lợi ích kinh tế, rằng con người là một thực thể kinh tế

Loại hình lý tưởng không phải là giả thuyết nghiên cứu mà là mô hình lý luận, là cấu trúc khái niệm, là khung khái niệm có khả năng định hướng cho sự tìm tòi và làm cơ sở cho việc xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cụ thể

Trang 14

2.2 Quan niệm về

xã hội học:

Định nghĩa và nhiệm vụ của XHH :

“Khoa học giải nghĩa hành động xã hội và… tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của

hành động xã hội”

Trang 15

- Những hành động của cá nhân, nhóm xã hội có ý nghĩa gì đối với họ và những người xung quanh?

Trang 16

Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu hành động xã hội mà chỉ xem xét, phân tích những đặc điểm quan sát được từ bên ngoài

thì không đủ, thậm chí không có ý nghĩa xã hội học

- Dùng thuật ngữ tiếng Đức Verstehen để nhấn mạnh tính đặc thù này của xã hội học Thuật ngữ này có nghĩa là thông hiểu, lý giải, giải nghĩa Werber cho rằng xã hội học cần vận dụng phương pháp lý giải để nghiên cứu hành động xã hội

Trang 17

2 LOẠI

LÝ GIẢI

Lý giải trực tiếp:

Cách lý giải trực tiếp thể hiện trong

quá trình nắm bắt nghĩa của hành động qua quan sát trực tiếp những đặc điểm, những biểu hiện của nó theo kiểu “mắt thấy, tai nghe”

Lý giải gián tiếp:

Thông qua sự cảm nhận, đồng cảm, thông hiểu để đưa ra lời mô tả, nhận xét, bình luận về động cơ, ý nghĩa sâu xa của hành động trong tình huống, bối cảnh XH nhất định

Trang 18

Mục tiêu của xã hội học

Là đưa ra những khái niệm chung, có tính chất khái quát, trừu tượng về hiện thực lịch sử xã hội

So sánh với sử học, các lý giải XHH không phong phú, sinh động và cụ thể như cách trình bày, giải thích của các nhà viết sử

Cách giải thích của sử học nhằm chỉ ra rằng “A tất yếu dẫn đến B” thì giải thích xã hội học chủ yếu nhằm vạch ra những khuôn mẫu, những hình thức, những mối liên hệ có khả năng xảy ra theo kiểu :

+ “A là yếu tố có nhiều khả năng làm cho B xuất hiện”

+ “A là bối cảnh, tình huống làm cho B xảy ra”

Trang 19

Những quan niệm này đã đóng vai trò làm nền tảng cho sự phát triển khuynh hướng nghiên cứu xã hội học định tính trong xã hội học hiên đại

ĐẶC ĐIỂM

XÃ HỘI HỌC

Khoa học tự nhiên :

Giải thích nguyên nhân,

điều kiện và hệ quả

của hành động xã hội

Khoa học XH – Nhân văn :

Lý giải nhu cầu, mục đích,Động cơ, ý nghĩa củaHành động xã hội

Trang 20

3 Lý thuyết hành động XH và tổ chức XH

3.1

HÀNH ĐỘNG

XÃ HỘI

Là đối tượng nghiên cứu của XHH

Nói tới hành động là nói tới việc chủ thể gắn cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ động Ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay tương lai; định hướng hành động

- Không phải hành động nào có tính chất

XH hay đều là HĐXH Không phải tương tác nào của con người cũng là HĐXH

Trang 21

PHÂN LOẠI HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI

Hành động

duy lý

- công cụ

Hành động duy lý giá trị

Hành động cảm tính

Hành động

theo truyền thống

Là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có

hiệu quả cao nhất Ví dụ rõ nhất là hành động kinh tế luôn

phải tính toán,lựa chọn phương pháp để đạt được năng

suất,chất lượng.hiệu quả cao nhất có thể được.

Là hành động được thực hiện vì bản thân hành động Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào

những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng

những công cụ, phương tiện duy lý

Là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra,mà không có sự cân nhắc, xem xét,

phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục

đích hành động

Là loại hành động tuân thủ những thói quen nghi

lễ, phong tục, tập quán đả được truyền lại từ đời này qua

đời khác Ví dụ, hành động theo “người xưa”, cổ nhân

nói”, “các cụ dạy”, hành động vì “mọi người đều làm như

thế cả”.

Trang 22

Ý NGHĨA HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI

2.

Loại nghĩa được gắn một cách lý thuyết cho một chủ thể, một nhóm chủ thể của một loại HĐXH đã cho Đây cũng là loại ý nghĩa do người khác XH gán cho hành động của cá nhân và của nhóm

1.

Loại nghĩa đang có

thực của hành động cụ

thể do một chủ thể, một

nhóm chủ thể gán cho hành

động xã hội đó Có thể

hiểu đây là nghĩa riêng

mang tính cá nhân của

hành động đối với bản

thân chủ thể

Trang 23

Thay vì tập trung vào các yếu tố kinh tế

và các ảnh hưởng của nó lên ý thức, Weber cống hiến phần lớn sự chú tâm của mình tới các tư tưởng và những ảnh hưởng của nó đến kinh tế

Không xem các tư tưởng chỉ đơn giản là các phản ánh của các nhân tố vật chất, Weber xem chúng là những lực lượng tự trị,

có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới kinh tế, và ông đặc biệt chú trọng tới tác động của những tư tưởng tôn giáo đối với kinh tế.

4 Lý thuyết về chủ nghĩa tư bản :

Trang 24

Khác với Marx coi kinh tế là cơ sở vật chất của xã hội, Weber tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố

xã hội đối với cơ cấu kinh tế và quá trình kinh tế Từ quan điểm này, Weber được cho là đã “lộn ngược đầu Maxr lại” (cũng như Maxr đã từng lộn ngược Hegel lại.

Trang 25

TINH THẦN CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

HIỆN ĐẠI

TRUYỀN THỐNG

Hành động của cá nhân phụ thuộc vào câu

hỏi mình phải là việc như

thế nào, vi khối lượng bao

nhiêu để kiếm bằng được

số tiền trước đây Câu trả

Từ đó dẫn đến hành đông miệt mài làm việc để được hưởng nhiều

Trang 26

5 Lý thuyết phân tầng xã hội :

Phân tầng

xã hội - Giai cấp

Nhóm vị thế và phân tầng xã hội - Vị thế

Quyền lực, đảng phái

và phân tầng xã hội

Trang 27

Các yếu tố phi kinh tế

(vị thế XH, năng lực, cơ may, quyền lực, ) trong quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc

XH, phân tầng XH

Khác với Marx xác định khái niệm giai cấp trong mối liên hệ với phương thức sản xuất và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, Weber quan niệm giai cấp là một tập hơp người

có chung các cơ hội sống trong điều kiện sống trong kinh tế thị trường

Trang 28

Cơ hội sống được hiểu là các cơ may nảy sinh từ việc sản xuất, nắm giữ, sử dụng

và mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

Thị trường là lĩnh vực mà ở đó hàng hoá, lao động hàng hoá và dịch vụ được sản xuất

ra và đem trao đổi Thị trường cũng là lĩnh vực thể hiện các lợi ích kinh tế và thu nhập, vì vậy nó đòng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và biến đổi tình huống giai cấp

Trang 29

Hai loại tình huống giai cấp chính

Những người sở hữu tài sản và sử dụng tài sản

đó để thu lợi nhuận

Những người không có tài sản phải bán sức lao động, tay nghề, dịch vụ lấy tiền công hay tiền lương

Xem xã hội cấu thành từ hai nhóm giai cấp tương ứng với hai tình huống trên, và mỗi giai cấp bao gồm các tầng lớp xã hội khác nhau

Trang 31

CƠ MAY

VỐN TÀI SẢN

SỨC LAO ĐỘNG

KỸ NĂNG, TAY NGHỀ DỊCH VỤ

ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG

SỰ THAY ĐỔI TRONG CƠ CẤU GIAI CẤP

Trang 32

2 hình thức phân tầng xã hội

về mặt kinh tế

Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác

nhau về sở hữu tài sản

Ví dụ: Giai cấp tư sản và giai

cấp vô sản

Sự phân tằng xã hội thành các giai cấp khác nhau

về mức thu nhập Ví dụ,

giai cấp thượng lưu - giàu có

và giai cấp hạ lưu - nghèo

khổ

Hai phân tầng này không hoàn toàn khác nhau mà đan xen, tương tác, chuyển hoá lẫn nhau

Trong xu thế

đó, đúng như Weber

nhận xét, phân tầng

xã hội thành các nhóm thu nhập diễn

ra phổ biến trong xã hội hiện đại

Trang 33

Nhóm vị thế và phân tầng xã hội - Vị thế

Trong xã hội có những người mà cuộc sống của

họ và nhất là lối sống của họ không hoàn toàn phụ thuộc vào tình huồng thị trường mà phị thuộc vào uy tín, danh vọng và sự đánh giá của xã hội dành cho họ.đó

Trang 34

người bị quyền lực chi

phối đều phải tham gia

vào hành động xã hội

người có quyền lực phải là ngươì nắm giữ vị trí nhất định trong cộng đồng xã hội

Trang 35

Bất bình đẳng và phân tầng xã hội là một phạm trù lịch sử, chúng sẽ biến mất khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất không còn nữa.

Thật khó khăn để loại trừ

sự bất bình đẳng XH Bởi bất bình đẳng không chỉ có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân mà chúng cần xuất phát từ

sự khác biệt giữa các cá nhân

về khả năng, kỹ năng lao động trong thị trường, môi trường sống

Trang 37

Công lao của Weber đối với XHH hiện đại :

- Đưa ra những quan niệm và cách giải quyết độc đáo với những vấn đề về lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học XHH

- Weber đã xây dựng lý thuyết XHH đặc thù của mình trên cơ sở tổng hợp các ý tưởng và kiến thức bách khoa về sử học, kinh tế học, triết học, luật học

và nghiên cứu lịch sử so sánh

- Các quan niệm của Weber tạo cơ sở cho sự phát triển của XHH vi mô, XHH định tính, thuyết tương tác biểu trưng và một số trường phái lí thuyết khác

Trang 38

- Quan niệm về bản chất lí thuyết và phương pháp luận.

- Đánh giá về vai trò của văn hoá, tôn giáo đối viới sự phát trỉên của xã hội phương Tây

- Sự phân tích về vai trò của quá trình duy lí hoá trong quá trình luật pháp, chính trị, khoa học, tôn giáo, thương mại đối với sự phát triển xã hội

và mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế và phi kinh tế trong các xã hội

- Các nghiên cứu so sánh về chủ nghĩa tư bản và các nền kinh tế - xã hội trên thế giới

- Lý thuyết XHH về hành động, về phân tầng

xã hội, và tổ chức nhiệm sở

Công lao của Weber đối với XHH hiện đại :

Trang 39

Weber đã đưa ra nhiều

tiếp cận hoàn chỉnh về thế giới xã hội hơn là Marx

Trong lúc các nhà Marxist hình như hoàn toàn bị ám ảnh bởi kinh tế, Weber quan tâm

đến một diện rộng các hiện

tượng xã hội

Tính đa dạng này, đã đem tới nhiều góc nhìn để các nhà xã hội học sau này nhìn nhận hơn là mối quan tâm một chiều của Marx

Công lao của Weber đối với XHH hiện đại :

Trang 40

Các khái niệm và phương pháp luận Xã Hội Học của Max Weber ngày nay đang được tiếp tục tìm hiểu, vận dụng và phát triển trong Xã hội học hiện đại

Trang 41

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM :

1 Trần Thị Huế - K59 QTDVDL-LH

2 Đào Thị Huyền Thương -K60 QTKS

3 Lê Thị Huyền Trang –K60 QTKS

Ngày đăng: 23/04/2017, 00:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w