ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHẠC KHÍ Các nhạc khí bộ dây Trong dàn nhạc giao hưởng bộ dây là bộ cơ bản nắm vị trí chủ đạo so với bộ đồng, bộ gỗ và bộ gõ, thành phần bộ dây gồm 4 loại: Vi
Trang 1NHẠC KHÍ PHỔ THÔNG
BÀI GIẢNG MÔN HỌC NHẠC KHÍ PHỔ THÔNG
ThS VÕ THANH TÙNG
* ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
1- Giảng viên: Thạc sĩ, giảng viên chính VÕ THANH TÙNG
2- Môn học: Nhạc khí Phổ thông
3- Số đơn vị học trình: Thời gian: 45 tiết
4- Đối tượng: sinh viên Cao đẳng Sư phạm âm nhạc
5- Phân bổ thời gian: (45 tiết gồm 9 buổi /mỗi buổi 5 tiết)
6- Mục tiêu đào tạo: giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về các loại nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc và dàn nhạc nhẹ
7- Yêu cầu đào tạo: sinh viên nắm cơ bản về đặc điểm chính của các nhạc khí như hình thức cấu tạo, màu âm, tầm âm, kỹ thuật diễn tấu của từng nhạc khí trong các dàn nhạc giao hưởng, nhạc khí dân tộc Việt Nam và nhạc khí trong dàn nhạc nhẹ
8- Phương pháp học: sinh viên nghe giảng lý thuyết +xem hình ảnh+ nghe âm thanh (phụ trợ bằng máy vi tính và máy chiếu màn ảnh lớn)
10- Phương pháp đánh giá và cho điểm: sinh viên làm bài thi kiểm tra cuối khóa với yêu cầu đạt được về lý thuyết, ứng dụng các nhạc khí trong sinh hoạt âm nhạc (thời gian làm bài thi 120 phút)
* NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC
1- Nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng (4 buổi/ 20 tiết)
Đại cương về nghiên cứu các nhạc khí trong Dàn nhạc Giao hưởng, giới thiệu dàn nhạc giao hưởng Tìm hiểu nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng gồm các bộ như: bộ dây, bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ
Trang 22- Nhạc khí Dân tộc Việt (3 buổi/ 15 tiết)
Giới thiệu các nhạc khí Việt Nam, đặc điểm chính và hiệu quả sử dụng của các nhạc khí gồm các bộ: bộ dây gảy, bộ dây kéo, bộ hơi, bộ tự thân vang Tìm hiểu nghệ thuật Hát Tuồng (Hát Bội), Hát Chèo, Cải lương và Hát
Ca Trù
3- Nhạc nhẹ (2 buổi/ 10 tiết)
Giới thiệu dàn nhạc nhẹ, tính năng các nhạc khí trong dàn nhạc nhẹ gồm Guitare, Keyboard, trống Drum Kit các nhạc khí và thiết bị điện tử khác trong dàn nhạc nhẹ
PHẦN 1: NHẠC KHÍ TRONG DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG
BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHẠC KHÍ
Các nhạc khí bộ dây
Trong dàn nhạc giao hưởng bộ dây là bộ cơ bản nắm vị trí chủ đạo so với bộ đồng, bộ gỗ và bộ gõ, thành phần bộ dây gồm 4 loại: (Violon 1, Violon 2), Violon alto, Violoncell và Contrebass)
Bộ dây có những đặc tính và ưu điểm như sau:
Kỹ xảo bộ dây phong phú như Arche kéo, bật dây bằng ngón tay (pizzicato), lấy sóng lưng arche đập vào dây (col legno), giảm tiếng (con sordino), giả thanh (tons flageolets), kéo arche gần ngựa đàn Âm sắc trong toàn bộ dây có tính đồng chất, hài hòa, tính diễn cảm nhạy bén, biểu hiện được các loại sắc thái, cường độ mạnh nhẹ đều tốt
Màu âm của bộ dây gần với giọng hát và hợp xướng, âm thanh ấm
áp mềm mại và có tiếng ngân rung (vibrato), khi viết cho bộ dây nhạc sĩ có thể viết một mạch, dài ngắn đều có thể diễn tấu khác so với viết cho ca khúc hoặc viết cho bộ hơi cần phải nghỉ lấy hơi Âm vực bộ dây từ Violon 1 đến Contrebass rất rộng không hạn chế Trong dàn nhạc giao hưởng số lượng bộ dây chiếm đông nhất, trong tổng phổ bộ dây đặt cuối cùng, dưới tất cả các bộ
Trang 3khác để làm nền cho toàn bộ dàn nhạc Trong tác phẩm bộ dây có thể chiếm
từ 3 đến 10 khuôn nhạc, trung bình là 5 khuôn nhạc như sau: Violon 1 và Violon 2 chung một khuôn khóa Sol, Violon cell và Contrebass chung một khuôn khóa Fa, Violon alto một khuôn khóa Đô3 Trong tác phẩm phức tạp mỗi nhóm có nhiều bè có thể chiếm đến 2 khuôn nhạc
Bộ dây: gồm 5 nhạc khí dây kéo (archet):
I VIOLON (Violon 1, Violon 2, Viola)
1-Giới thiệu sơ lược:
Violon tiếng ý là Violino, tiếng Đức là Violnie, Violon còn gọi là vĩ cầm vì luôn kèm theo arche (cung vĩ )
4-Màu âm, tầm âm:
Violon tiếng ấm áp như giọng hát, có âm hưởng của hợp xướng, âm thanh ngọt ngào mềm mại với tiếng cao, tiếng thấp và gợi cảm Tầm âm Violon gồm 3 quảng 8
5-Kỹ thuật diễn tấu:
Violon tạo âm bởi sự rung của dây, đặc điểm chính của Violon là nhạc khí nắm vị trí chủ đạo so với các nhạc khí của bộ đồng, bộ gỗ và bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng Violon có arche kéo lên hoặc kéo xuống Nhóm Violon
1 thường diễn tấu giai điệu, trong khi Violon 2 kết hợp diễn tấu đồng quãng
Trang 4với violon 1 để tăng thêm cường độ cho giai điệu Trong các Concerto viết riêng cho Violon độc tấu với dàn nhạc, bút pháp thường được viết khác với Violon biểu diễn trong dàn nhạc, Violon độc tấu thường được viết rất tinh vi, sắc sảo, tinh tế hơn trong khi Violon biểu diễn chung trong dàn nhạc thường được viết đơn giản Nhiều kỹ xảo của Violon như: Legato tạo tiếng êm ái trữ tình bằng cách kéo arche xuống hoặc lên, kỹ thuật nhấn, ngắt (staccato), láy rền (trille), vê (tremolo), giảm tiếng (sourdine), âm bồi (harmoniques), Bật dây (pizzicato), chạy game và hợp âm rải (gamme et arpege).
6- Vị trí Violon trong dàn nhạc :
Violon là một thành viên rất quan trọng thuộc bộ dây là bộ cơ bản trong dàn nhạc giao hưởng, Violon còn sử dụng trong nhiều dàn nhạc khác như dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc nhẹ (Jazz)
II VIOLONCELL (Violon Alto)
1-Giới thiệu sơ lược:
Violoncell tiếng Ý là Violoncello, tiếng Đức là Violon-cell, Violoncell luôn kèm theo arche (cung vĩ) Một vài nghệ sĩ Violoncell nữ đã bắt đầu biểu diễn
4-Màu âm, tầm âm :
Violoncell tiếng ấm áp như giọng hát, mang dáng dấp của nam tính, đôi khi là giọng nam trầm cương nghị Tầm âm Violoncell gồm 3,5 quảng 8 từ Đô-
1 đến Mi3
Trang 55-Kỹ thuật diễn tấu :
Violoncelle tạo âm do sự rung của dây, nhiều đặc điểm và nhiều kỹ xảo như legato tạo tiếng êm ái trữ tình bằng cách kéo arche xuống hoặc lên, kỹ thuật nhấn, ngắt (staccato), láy rền (trille), vê (tremolo), giảm tiếng (sourdine),
âm bồi (harmoniques), bật dây (pizzicato)
6- Vị trí Violoncell trong dàn nhạc :
Violoncell là một thành viên trong dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc thính phòng Violoncell thường làm bè trầm cho dàn nhạc, thường biểu diễn độc lập hoặc cùng với Contrebass cách 1 quãng 8, tạo hiệu quả đầy đặn, rắn rỏi và rành mạch
III CONTREBASS
1-Giới thiệu sơ lược:
Contrebass là nhạc khí dây, tiếng Ý là Contrebasso, tiếng Đức là Kontrabass, Contrebass là nhạc khí có kích thước lớn nhất trong bộ dây, to lớn và nặng nề với arche dầy và rộng hơn các arche khác của bộ dây
4-Màu âm, tầm âm :
Màu âm Contrebass nghe khác với các nhạc khí của bộ dây, các dây cao tiếng hơi câm, nghiêng về giọng mũi, các dây trầm nghe không rõ rệt,
Trang 6nhất là những đoạn chạy nhanh, âm thanh Contrebass nghe hơi thô, khỏe có cảm giác nặng nề Tầm âm Contrebass gồm 3 quãng 8.
5-Kỹ thuật diễn tấu:
Contrebass là nhạc khí dây tạo âm bởi sự rung của dây, viết cho Contrebass ở khóa Fa4 nhưng âm thanh thực tế bao giờ cũng nghe thấp hơn một quãng 8
Tất cả các thủ pháp cho Contrebass đều tương tự như Violoncell, điểm chú ý là do arche quá ngắn, các nốt có trường độ dài mà cường độ yếu đều phải thay đổi hướng arche luôn Contrebass không có ưu thế chơi giai điệu, các kỹ thuật tinh tế ít được áp dụng cho đàn này Legato tạo tiếng êm ái trữ tình bằng cách kéo arche xuống hoặc lên, kỹ thuật nhấn ngắt (martele) làm thành từng chuỗi nhảy quãng 8, nhưng chỉ có thể dùng với các tốc độ không nhanh, láy rền (trille) chỉ dùng loại nốt đơn nhưng kỹ thuật khó đạt, vê (tremolo) một nốt nhưng không nên sử dụng liên tục, nếu cần phải kéo dài người ta phân thành nhiều bè nối tiếp nhau hay dùng trống định âm (timbales) cùng cao độ tremolo tiếp, giảm tiếng (sourdine) ít sử dụng vì không tác dụng, muốn giảm âm hưởng người ta cho nghỉ phân nửa số Contrebass hoặc chỉ để một cây đàn, kỹ thuật bật dây (pizzicato) của Contrebass nghe vang rõ rệt, đầy đặn, nhẹ nhàng hơn kéo arche, Contrebass trong dàn nhạc Jazz chủ yếu dùng bật dây (pizz) ít khi dùng đến cung kéo
6- Vị trí Contrebass trong dàn nhạc:
Contrebass đảm nhận bè trầm cho dàn nhạc, theo bút pháp cổ điển Contrebass kết hợp với Violon cell cách nhau quãng 8 hoặc đồng quãng, Contrebass có thể kết hợp các nhạc khí trầm khác như Fagotto Contre Fagotto hoặc Clannet bass Ngày nay người ta tách Violoncell ra khỏi Contrebass nên số lượng Contrebass được tăng thêm, có thể chia Contrebass ra thành 2 bè cách nhau quãng 8 sẽ tạo âm hưởng đậm đà và vững chãi hơn Contrebass là một thành viên rất quan trọng trong dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc thính phòng, đồng thời Contrebass sử dụng trong các dàn nhạc modern, nhạc Jazz
Trang 7BÀI 2 CÁC NHẠC KHÍ THUỘC BỘ GỖ
Bộ gỗ trong dàn nhạc giao hưởng được chia làm 4 nhóm:
1- Nhóm Flute gồm có: Flute, Flute Piccolo và Flute alto.
2- Nhóm Oboe (Hautbois) gồm có: Oboe, Oboe alto, Oboe baritone,
riêng Oboe trữ tình (Hautbois d'amour) không sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng chỉ sử dụng trong dàn nhạc nhẹ
3- Nhóm Clarinet gồm có: Clarinet, Clarinet Piccolo, Clarinet alto và
Clarinet bass
4- Nhóm Fagotto gồm có: Fagotto và Fagotto bass.
Nhóm Oboe và Fagotto là nhóm hơi dăm kép, nhóm Clarinet là nhóm hơi dăm đơn và nhóm Flute không dùng dăm, Flute thổi trực tiếp bằng lỗ thổi Trong tổng phổ dàn nhạc giao hưởng bao giờ bộ gỗ cũng đặt ở vị trí cao nhất, dưới nó là bộ đồng, nhóm Flute, nhóm Oboe, nhóm Clarinet, cuối cùng là Fagotto Trong mỗi nhóm lại sắp theo vị trí cao thấp như Piccolo trên Flute, Clarinet trên Clarinet bass, Oboe trên Oboe alto
Những đặc điểm của bộ gỗ: âm thanh của các nhạc khí bộ gỗ không đồng chất như bộ dây, không những âm sắc nhóm này khác nhóm kia mà mỗi nhạc khí đều có sự khác biệt rõ ràng giữa âm vực cao, giữa hoặc thấp Sự khác nhau đậm nét này làm cho toàn bộ bộ gỗ tưởng như khó lòng ăn ý với nhau một cách hòa thuận, có người ví các nhạc khí trong bộ gỗ như các nhân vật để đối thoại nhau trên sân khấu trong khi nhóm đàn dây là các nhân vật trong một tập thể hợp xướng Mỗi nhạc khí thuộc bộ gỗ đều có thể diễn tấu giai điệu độc lập, có màu sắc riêng, âm thanh từ cao nhất đến trầm nhất Có thể sử dụng hai, ba nhạc khí khác nhau diễn tấu cùng một giai điệu tạo hiệu quả rất đầy đặn Ưu thế pha màu này không có bộ nào trong dàn nhạc sánh kịp
Trang 8Trong bộ gỗ Clarinet có ưu điểm thể hiện được sắc thái cực êm ppp, pppp, hoặc pppppp Tuy nhiên bộ gỗ cũng có nhược điểm: âm thanh bộ gỗ
không được êm và cường độ không mạnh lắm Khi viết cho bộ gỗ, các nhạc
sĩ cũng viết tương tự như viết cho Thanh nhạc cụ thể là phải dành chỗ để nghỉ lấy hơi, cho nên bộ gỗ ít xuất hiện trong dàn nhạc hơn bộ dây, bộ gỗ không thể xuất hiện một lúc toàn bộ Ngoài đặc thù để diễn tả giai điệu, bộ gỗ còn có chức năng giữ bè phụ họa, tiến hành hòa âm và bổ sung bè trầm cho các bộ khác
I BỘ GỖ: FLUTE
1-Giới thiệu sơ lược:
Flute tiếng Ý là Flauto, tiếng Đức là Flote, gia đình của Flute còn có Flute Piccolo, Pipeau: Flute 6 lỗ như Sáo Việt Nam, Flute a Bec có 8 lỗ thổi dọc ở đầu cổ có lắp một cái còi, Flute de Pan hình thức Sáo ghép như Khèn Việt Nam, Flute đôi thổi hai cái một lúc, Flute 3 lỗ
2-Xếp loại:
Vào thế kỷ XVII nhạc sĩ Lulli người Ý ( 1634- 1687) người có công đầu cho nền nhạc kịch Pháp thế kỷ XVII đã dùng Flute a Bec cho dàn nhạc triều đình của mình, xuất xứ của Flute từ Flute gỗ của Châu Âu được sử đụng trong các đội quân nhạc vào giữa thế kỷ thứ XIX, Boehm's đã làm thay đổi lớn cho Flute bằng cách hoàn chỉnh hệ thống khóa
3-Hình thức cấu tạo:
Hầu hết Flute làm bằng kim khí nhưng thường làm bằng bạc, đôi khi làm bằng vàng hoặc Platinum Flute dài 66cm, đường kính 2.5cm, Flute modern chỉ làm bằng gỗ, Flute Piccolo là nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng, Flute giọng Đô, Flute giọng Rê giáng, Flute Mi giáng
4-Màu âm, tầm âm:
Trang 9Màu âm Flute rất hay, tiếng Flute nghe dịu dàng, đẹp, trong suốt, mềm mại đượm nhiều chất thơ, Flute có nhiều kỹ xảo Tầm âm Flute gồm 3 quảng 8.
5-Kỹ thuật diễn tấu:
Flute là nhạc khí bộ hơi lỗ thổi, Flute tạo âm bởi sự rung của khối không khí chứa trong Flute Flute là nhạc khí rất linh hoạt có thể biểu diễn tốc độ nhanh, sử dụng cho nhiều lối viết khác nhau, Flute thổi rất tốn hơi hơn cả Oboe và Fagotto (hơi dăm kép), khi viết các nhạc sĩ phải chú ý chỗ lấy hơi Flute chạy gamme và các hợp âm rãi rất thuận lợi, Flute nhảy quãng 8, nhảy
xa rất nhanh vì chỉ cần thổi mạnh là vượt lên ngay Nhiều kỹ xảo của Flute như legato, kỹ thuật nhấn, ngắt (staccato), láy rền (trille), vê (tremolo) một nốt gọi là Frullato dựa vào động tác của lưỡi, kỹ thuật âm bồi (harmoniques)
6- Vị trí Flute trong dàn nhạc:
Flute là một thành viên rất quan trọng trong dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc thính phòng, nhạc nhẹ (Jazz) Trong dàn nhạc có biên chế lớn, Flute thỉnh thoảng độc tấu một vài nét của giai điệu với âm chất thuần khiết
II OBOE
1-Giới thiệu sơ lược:
Oboe tiếng Ý là Oboe, tiếng Đức là Hoboe, Oboe là một nhạc khí hơi được thổi dọc
2-Xếp loại:
Oboe thuộc bộ kèn gỗ, loại hơi dăm kép thổi dọc, gồm Oboe và Oboe alto là hai thành viên chính của dàn nhạc giao hưởng
3-Hình thức cấu tạo:
Oboe có hình dáng thẳng được làm bằng gỗ, ống tròn thẳng dài 60cm
4-Màu âm, tầm âm:
Trang 10Âm thanh của Oboe có màu sắc riêng rất đặc biệt, dễ nổi bật hơn các loại khác (tương tự như bộ đồng là Trumpet) nhưng khi sử dụng Oboe phải khéo léo, nếu không dễ bị lạc lõng và chõi ra ngoài Oboe là nhạc khí có âm sắc giọng mũi, biểu hiện nội tâm buồn, có tính chất ca xướng, âm chất rất đẹp, không thiên về biểu diễn kỹ thuật nhiều như Flute và Clarinet Tầm âm Oboe gồm hai quãng tám rưỡi.
5-Kỹ thuật diễn tấu:
Oboe là nhạc khí hơi dăm kép, tạo âm bởi sự rung của khối không khí Oboe viết trên khóa Sol, không viết trên khóa Fa và khóa Đô, âm vực được chia ra như sau:
Âm vực trầm: âm thanh thô, thổi nặng, tốn sức, âm vực này ít dùng cho giai điệu
Âm vực giữa: trong phạm vi quãng 8 tiếng rất hay, âm sắc ngọt ngào,
êm ái, có tính chất giọng mũi, đây là âm vực đẹp nhất của Oboe, khi diễn cảm các loại cường độ đều dễ sử dụng, ít tốn hơi so với các âm vực khác
Âm vực cao: âm sắc chói nghe gần như tiếng hót của chim, càng lên cao càng tốn hơi, khó dùng ở sắc thái khẽ, tiếng mỏng nhưng rất kịch tính
Oboe thổi nặng hơn Flute, nhưng ít tốn hơi hơn, viết giai điệu cho Oboe
có thể viết hơi dài Oboe không thể nhảy quãng xa như Flute, giai điệu của Oboe không thể chạy nhanh vì thổi rất mệt, có thể chạy gamme và hợp âm rãi
6- Vị trí Oboe trong dàn nhạc :
Oboe và Oboe alto là thành viên trong dàn nhạc giao hưởng, Oboe có thể giữ vai trò hòa âm đệm, khi diễn tấu có thể solo một mình hoặc cùng với một nhạc khí khác cùng bộ hoặc khác bộ Kết hợp với Flute đi đồng quãng sẽ giúp cho Oboe dịu đi, nếu viết Flute trên Oboe một quãng 8 nghe hiệu quả tốt Oboe kết hợp với Clarinet rất tốt, ở âm vực cao nghe phảng phất như Trumpet, có tính thúc giục nhưng thường chỉ kết hợp đồng quãng, nếu kết hợp quãng 8 nghe không hay Oboe chỉ kết hợp với Fagotto quãng 8, không
Trang 11thể kết hợp đồng quãng Oboe kết hợp quãng 8 với Violon hoặc Violon cell nhưng thường chỉ kết hợp đồng quãng với Violon alto, âm sắc của đàn dây làm Oboe mượt mà hơn.
III CLARINET
1- Giới thiệu sơ lược:
Clarinet là nhạc khí thổi hơi, tiếng Ý là Clarinetto, tiếng Đức là Klarinette, tiếng Pháp là Clarinette, Clarinet là một nhạc khí hơi dăm đơn đa năng nhất có thể sử dụng cả trong dàn nhạc cổ điển và hiện đại
2-Xếp loại:
Clarinet thuộc bộ kèn gỗ, loại hơi dăm đơn được phát triển từ đầu thế
kỷ thứ XIII bởi những nhà khí nhạc người Đức J.C.Denner
3-Hình thức cấu tạo:
Clarinet có hình dáng thẳng tương tự như Oboe nhưng khác ở miệng thổi, Clarinet được làm bằng gỗ đen, kích cỡ dài 66cm, vỏ gỗ cứng lấy từ Phi châu hay vùng Malagascar hoặc bằng nhựa tổng hợp
4-Màu âm, tầm âm:
Clarinet âm thanh rất hay, phong phú, đẹp và nhiều kỹ xảo Trong dàn nhạc có ba loại Clarinet Si giáng, Clarinet La và Clarinet Đô, (loại Si giáng và
La được sử dụng nhiều hơn) Tầm âm Clarinet gồm 3 quãng rưỡi
5-Kỹ thuật diễn tấu:
Clarinet là nhạc khí hơi dăm đơn, miệng thổi tạo ra âm thanh bởi sự rung của cột không khí, Clarinet được sử dụng với nhiều kỹ xảo như legato,
kỹ thuật nhấn ngắt (staccato), láy rền (trille), vê (tremolo), giảm tiếng (sourdine), âm bồi (hannoniques)
6- Vị trí Clarinet trong dàn nhạc:
Trang 12Clarinet là một thành viên rất quan trọng trong dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc kèn, dàn nhạc nhẹ (Jazz).
IV NHÓM FAGOTTO
Nhóm Faggotto gồm hai loại: Faggotto thường và Faggotto trầm, là nhạc khí trầm trong bộ kèn gỗ Trong dàn nhạc giao hưởng, nhóm Clarinet là nhóm tham gia thời kỳ sau cùng, còn nhóm Oboe, Flute là những nhóm tham gia thời kỳ đầu tiên (Mozart chỉ dùng Clarinet trong những tác phẩm cuối đời) Nhóm Faggotto thuộc loại hơi dăm kép như Oboe
1-Giới thiệu sơ lược:
Faggotto tiếng Ý là Faggotto, tiếng Đức là Fagotti, tiếng Anh là Double Bassoon hay Contrebassoon là nhạc khí thuộc bộ kèn gỗ
2-Xếp loại:
Faggotto thuộc bộ gỗ là nhạc khí hơi dăm kép, Faggotto có âm trầm nhất trong bộ gỗ và xuất xứ ở Đức từ năm 1876
3-Màu âm, Tầm âm:
Màu âm Faggotto trầm, hơi tối gợi kịch tính hoặc châm biến, hài hước
do âm sắc ít nhiều pha giọng mũi
Âm vực trầm: âm thanh dầy đặc, hơi nặng
Âm vực giữa: âm thanh đầy đặn, mềm mại, tính chất ca xướng, càng lên cao càng vang có âm sắc giọng mũi, ít tốn hơi
Âm vực cao: âm thanh căng thẳng, bị nén, khó chơi sắc thái nhẹ
Tầm âm Faggotto gồm 3 quãng 8
4-Hình thức cấu tạo:
Kèn Faggotto lớn nhất trong bộ gỗ, dài và to hơn Oboe hay Clarinet.Faggotto dài 1.2 mét, chiều dài ống đến 5.5 mét
Trang 135-Kỹ thuật diễn tấu:
Faggotto là nhạc khí hơi tạo âm bởi khối không khí chứa trong vật, Faggotto sử dụng chính là khóa Fa4, có thể khoá Đô4 hay Sol2 Faggotto hình dáng nặng nề, nhưng lại rất linh hoạt và có thể lướt rất nhanh các kiểu chạy gamme và rải hợp âm Faggotto diễn tấu tốc độ nhanh nhưng không thể bằng Clarinet hay Flute Các dấu nối liền hơi (legato) đi lên dễ dàng hơn đi xuống tương tự Oboe và Clarinet, Nhảy xa cũng dễ dàng Faggotto, Flute và Oboe không phải dịch giọng Faggotto không sử dụng sourdine và cả bộ gỗ gần như không giảm tiếng
6-Vị trí Faggotto trong dàn nhạc:
Trong dàn nhạc giao hưởng Faggotto phối hợp các nhạc khí trầm khác tạo nền cho dàn nhạc Faggotto giàu âm, có thể tạo hiệu quả châm biến, hài hước rất đạt, đồng thời diễn tả đau thương, xót xa
Âm thanh bộ đồng mang dáng dấp uy nghi, khác phong thái sướt mướt
Ưu điểm lớn nhất của bộ đồng là tạo nên sức mạnh vật chất, giàu kịch tính,
Trang 14có thể thấy bộ đồng có khả năng thể hiện tốt những đột biến, những giây phút
có tính quyết định Nhưng bù lại bộ đồng không thể biểu hiện tình cảm, linh hoạt như bộ dây và bộ gỗ Nguyên lý cấu trúc các loại kèn của bộ đồng tương
tự nên dễ đồng nhất hơn bộ gỗ Khi viết bộ đồng phải chú ý chỗ lấy hơi, giống như bộ gỗ Về mặt cường độ bộ đồng có ưu thế tạo tương phản giữa sắc thái
nhẹ và mạnh (pp-ff) hoặc ngược lại Cho đến hôm nay các nhà soạn nhạc vẫn
giữ một biệt lệ là không đặt hóa biểu cho Cor và Trumpet (trừ S.Procofiev)
I Bộ đồng: COR
1- Giới thiệu sơ lược:
Cor tiếng Ý là Corno, tiếng Đức là Kwathorn hay Horn, tiếng Anh là French Horn hay Double Horn Cor tự nhiên là một nhạc khí chỉ biểu diễn một
số nốt thuộc gamme tự nhiên, cho nên trong tổng phổ người ta thấy xuất hiện nhiều loại Cor khác nhau: Cor Đô, Cor Fa, Cor Mi giáng, Cor Rê, Cor La Tác phẩm viết cho giọng nào phải dùng Cor đúng giọng đó, cho nên Cor tự nhiên được thay bằng Cor bán cung (Cor Chromatique) để có thể chuyển điệu
dễ dàng hơn, sử dụng thuận lợi và phong phú hơn
4-Màu âm, tầm âm :
Cor giọng Fa là loại kèn đồng, có âm chất đẹp, thi vị, giàu diễn tả, vừa mềm mại như tính chất của kèn gỗ lại vừa cương nghị như tính chất của kèn đồng Vì vậy Cor mặc dù là kèn đồng nhưng có âm chất của kèn gỗ nên người ta còn xem Cor vào loại kèn gỗ
Trang 15Âm vực cực thấp: âm thanh phát ra hơi nặng
Âm vực thấp: các nốt trầm nghe tốt, càng cao lên tiếng đẹp, sáng hơn
Âm vực giữa: âm vực đẹp và dễ sử dụng, phù hợp giai điệu trữ tình
Âm vực cao: âm thanh sáng, hơi rắn rỏi
Âm vực rất cao: tiếng dễ bị vỡ, tính chất căng thẳng, khó thổi sắc thái nhẹ
Tầm âm Cor gồm 3 quãng tám rưỡi
5-Kỹ thuật diễn tấu:
Cor là nhạc khí hơi lỗ thổi, phát âm do sự rung của cột không khí, nhạc
sĩ khi viết cho Cor phải chú ý chỗ lấy hơi Trong giao hưởng ngày nay sử dụng Cor giọng Fa (thổi nốt Đô nghe thành nốt Fa) viết trên khóa Sol hay khóa Fa Nếu ghi bằng khóa Sol nghe hiệu quả thấp hơn một quãng 5 đúng nếu ghi bằng khóa Fa sẽ nghe hiệu quả cao hơn một quãng 4 Trong tổng phổ, hầu như không bao giờ đặt dấu hóa biểu cho các khuông nhạc kèn Cor cũng như Trumpet, nếu cần thiết phải thăng, giáng người ta để dấu hóa ngay trước nốt Cor rất thích hợp các giai điệu khoan thai, dài hoặc trì tục, tiếng Cor thường phát ra hơi chậm hơn các nhạc khí khác do ống cuốn tròn khá dài Cor có thể đi giai điệu một mình, hoặc kết hợp các nhạc khí khác đi đồng âm hoặc cách quãng 8, do âm thanh Cor hơi mơ hồ, không thật sắc nét nên các kết hợp như vậy làm cho giai điệu rõ ràng hơn Cor có thể kết hợp dễ dàng với nhạc khí thuộc bộ gỗ và bộ dây, đặc biệt là Pagotte, Clarinet hoặc Violoncell tạo hiệu quả rất thú vị
6- Vị trí Cor trong dàn nhạc :
Cor là thành viên trong dàn nhạc giao hưởng với ưu điểm là có thể xem
là bộ gỗ hay bộ đồng nên các nhạc sĩ sáng tác thường xem Cor là cầu nối liên kết giữa các bộ với nhau trong dàn nhạc
II TRUMPET
Trang 161- Giới thiệu sơ lược:
Trumpet tiếng Ý là Tromba, tiếng Đức là Trompet, Trumpet tự nhiên là một nhạc khí chỉ biểu diễn một số nốt thuộc gamme tự nhiên, cho nên trong tổng phổ người ta thấy xuất hiện nhiều loại Trumpet khác nhau: Trumpet giọng Sol (tác phẩm Schumann), Trumpet giọng Rê giáng, Trumpet giọng La
Tác phẩm viết giọng nào phải dùng Trumpet đúng giọng đó cho nên Trumpet tự nhiên được thay bằng Trumpet bán cung (Trumpet Chromatique), điều khiển bằng Pitxton chơi được tất cả các nốt, sử dụng thuận lợi
Âm vực thấp: âm thanh không tròn
Âm vực giữa: âm vực tốt nhất rắn rỏi,
Âm vực cao: âm thanh hơi chói, khó chơi, hơi nặng
Tầm âm của Trumpet có thể từ hai, ba, đến bốn quãng tám
5- Kỹ thuật diễn tấu:
Trong giao hưởng hiện nay sử dụng Trumpet giọng Si giáng, bao giờ cũng phải dịch giọng lên một quảng 2 trưởng so với điệu tính chung toàn bộ
Trang 17tác phẩm Hầu như không đặt dấu hóa biểu cho các khuông nhạc kèn Trumpet cũng như Cor, nếu cần thiết phải thăng giáng người ta để dấu hóa ngay trước nốt Trumpet là nhạc khí bộ đồng nhẹ nhàng, linh hoạt, trái với kèn Cor bắt đầu vào câu hơi chậm, Trumpet vào đầu câu rất nhạy, sắc nét và rắn rỏi.
6- Vị trí Trumpet trong dàn nhạc :
Trumpet là thành viên của dàn nhạc giao hưởng là nhạc khí linh hoạt, tươi sáng và rực rỡ Trumpet có thể diễn tả nét trữ tình hoặc thúc giục, ưu điểm lớn của Trumpet là tiết tấu rất rõ, mạnh mẽ, nốt bắt đầu vào câu nghe rõ ngược hẳn với kèn Cor điều đó cho thấy Trumpet có thể diễn cảm dứt khoát,
có uy lực
III TROMBONE
1- Giới thiệu sơ lược:
Trombone tiếng Ý là Tromnone, tiếng Đức là Posaune, Trombone thường được kiến trúc theo hai loại: loại có Pixtons và loại điều chỉnh cao độ bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn ống hơi Trong dàn nhạc giao hưởng người
ta chỉ dùng Trombone kéo dài hoặc rút ngắn vì âm chất hay hơn, sử dụng thuận lợi hơn
2- Xếp loại:
Trombone thuộc bộ kèn đồng, thường chia làm 3 loại:
Trombone Teno (viết khóa Đô4), Trombone alto (viết khóa Đô3) và Trombone Bass (viết khóa Fa)
Trang 18Trombone Teno là nhạc khí kèn đồng có âm chất rắn rỏi, mạnh.
Âm vực cực trầm: âm thanh chậm và nặng nề, thường chỉ chơi nốt kéo dài trì tục
Âm vực thấp: âm thanh hơi tối, nghe hơi lạnh, lên cao sáng hơn
Âm vực giữa: âm vực tốt nhất của kèn, âm thanh cao, mãnh liệt
Âm vực cao: âm thanh càng căng thẳng mất tự nhiên
Tầm âm : Trombone gồm hai quãng tám rưỡi
5- Kỹ thuật diễn tấu:
Trombone là nhạc khí hơi lỗ thổi tạo âm bằng sự rung của khối không khí, trong dàn nhạc giao hưởng hiện nay sử dụng Trombone Teno, điều chỉnh cao độ bằng cách kéo ống hơi dài ra hay rút ngắn lại nên diễn tấu không thể nhanh nhẹn được Kỹ thuật nhanh không phải là sở trường của Trombone, thủ pháp vuốt (Glissando) là ưu điểm đặc biệt của Trombone vì rất thuận lợi khi kéo tay
6- Vị trí Trombone trong dàn nhạc :
Trombone là nhạc khí bộ đồng thành viên của dàn nhạc giao hưởng, Trombone tạo hiệu quả hài hòa và làm đầy âm lượng, Trombone có thể độc tấu các giai điệu quả cảm, hùng tráng, Trombone có thể giữ vai trò đệm hòa
âm, biểu diễn các nốt trì tục hoặc đơn giản Trombone còn sử dụng trong dàn nhạc kèn đồng, dàn nhạc Jazz
IV TUBA
1- Giới thiệu sơ lược:
Tuba tiếng Ý là Tuba, tiếng Đức là Basstuba, là nhạc khí hơi
2- Xếp loại:
Trang 19Tuba nhạc khí hơi thuộc bộ đồng, là nhạc khí trầm nhất trong bộ đồng
có xuất xứ từ năm 1820 tại Đức và Áo, Tuba được tiếp tục cải tiến và tham gia dàn nhạc quân nhạc, dàn nhạc giao hưởng
3- Màu âm, Tầm âm:
Màu âm Tuba trầm, hơi tối, tính chất trang nghiêm có uy lực gây kịch tính, tạo hiệu quả giông bão
Âm vực trầm: âm thanh dầy, chắc nhưng hơi tối
Âm vực giữa: âm thanh đầy đặn, vang tốt, khoan thai
Âm vực cao : âm thanh hơi căng thẳng, bị nén
Tầm âm : gồm 3 quãng 8
4- Hình thức cấu tạo:
Kèn Tuba lớn và dài trong bộ kèn đồng các ống dẫn hơi từ miệng thổi
ra loa lớn dài 5 mét rưỡi gồm 3 nút bấm Có 3 loại Tuba:
(1) - Tuba Si giáng (Tuba d'harmonie),
(2)- Tuba Mi giáng (lớn hơn loại 1),
(3)- Tuba Si giáng (thấp hơn 1 quãng 8) chỉ sử dụng trong dàn quân nhạc
5- Kỹ thuật diễn tấu:
Tuba là nhạc khí hơi lỗ thổi tạo âm nhờ sự rung của khối không khí, Tuba sử dụng chính khóa Fa4, Tuba hình dáng nặng nề, Tư thế đứng và đi: khi thổi đặt kèn trên vai trái, loa kèn ngang Tư thế ngồi: loa kèn Tuba hơi ngửa lên, tiếng không hay bằng Trombone hơi thô, chậm và nặng
6- Vị trí Tuba trong dàn nhạc:
Trong dàn nhạc giao hưởng sử dụng Tuba (Saxhorn basse) làm nhạc khí trầm của bộ đồng tạo nền cho dàn nhạc, Tuba là nhạc khí của dàn quân nhạc
Trang 20V CÁC NHẠC KHÍ BỘ GÕ
Ngay từ khi thành lập dàn nhạc giao hưởng, các nhạc khí bộ gõ đã tham gia tích cực, từ cuối thế kỷ thứ XIX, vai trò của bộ gõ càng được khẳng định và phát triển Càng về sau, nhiều nhạc khí mới của bộ gõ đã được đưa vào sử dụng càng tạo hiệu quả hơn Trong dàn nhạc giao hưởng, số lượng nhạc khí bộ gõ có thể xuất hiện ít hay nhiều tùy theo yêu cầu nội dung và phong cách của các nhạc sĩ
Trong tác phẩm có tính chất vũ đạo, bộ gõ được tận dụng triệt để, bộ
gõ tạo màu sắc và gây cảm giác về tiết tấu Bộ gõ kết hợp các nhạc khí khác tạo cho tiết tấu sắc nét hơn, đồng thời cũng có trường hợp bộ gõ được sử dụng độc lập tạo một không khí độc đáo
Bộ gõ được chia làm hai loại: loại nhạc khí có định âm (Timbale, Campanell, Xilophone) và nhạc khí không định âm (Triangle, Cymbales, Grosse caisse ) Cách viết cho bộ gõ không đa dạng như bộ đồng và bộ gỗ nhất là bộ dây Trong biên chế dàn nhạc giao hưởng chỉ cần 2 diễn viên sử dụng bộ gõ, với các tác phẩm phức tạp có thể từ 3 đến 5 diễn viên, không có trường hợp nhiều hơn, mỗi diễn viên có thể sử dụng vài thứ nhạc khí gõ Thời gian xuất hiện của bộ gõ không nhiều lắm, chỉ xuất hiện trong một số đoạn nhất định Khác với các nhạc khí khác bộ gõ không cần dùng đến khuông nhạc và không cần biểu hiện bằng đường nét giai điệu Trong tổng phổ giao hưởng bộ gõ thường đặt trên vị trí của bộ dây và dưới vị trí bộ kèn đồng
Nếu tác phẩm giao hưởng có thanh nhạc, vị trí thông thường viết từ trên xuống như sau: trên hết là bộ gỗ, kèn đồng, bộ gõ, thanh nhạc, bộ dây Trong bộ gõ thường đặt từ trên xuống không có quy chế bắt buộc: Timbale, Triangle, Castagnettes, Cymbales, Grosse Caisse, Tamtam, Xilophone, Celesta, Timpani
Âm sắc gồm 3 vật liệu chính: Màng da (các loại trống), kim loại (Triange), gỗ (Xilophone)
Trang 21VI TRỐNG TIMPANI - TIMBALES
1- Giới thiệu sơ lược:
Trống Timbales tiếng Ý là Timpani, tiếng Đức là Pauken
4- Màu âm, tầm âm:
Timpales là trống định âm, mỗi trống có cao độ nhất định và mỗi trống chỉ một nốt Timpales được ghi trên khuông nhạc khóa Fa4, có 3 loại trống: trống lớn, trống vừa và trống nhỏ (cao độ thực tế so với nốt ghi bao giờ cũng thấp hơn một quãng 8) Trống định âm gì thì ghi rõ ngay từ đầu bản nhạc: In Gis (Sol thăng), In Fa (Fa), hoặc Es (Mi giáng)
5- Kỹ thuật diễn tấu:
Timbales tạo âm bởi sự rung của màn da, trong dàn nhạc giao hưởng thường sử dụng từ 2, 3 chiếc trở lên hợp thành nhóm có thể do 1 ,2 hoặc 3 người đánh, một người có thể đánh từ 2, 3, 4 chiếc, trong các tác phẩm phức tạp có thể có 6, 8 hoặc 12 chiếc Trong dàn nhạc giao hưởng nhạc sĩ có thể viết cho bao nhiêu trống tùy ý, một người đánh thì ghi một khuông nhạc, nếu
2, 3 người sử dụng thì ghi riêng cho mỗi người một khuông nhạc Trước khi biểu diễn người ta điều chỉnh cao độ bằng cách căng mặt da, có thể đạp Pedal hoặc vặn ốc Mặt da có thể lên cao độ hay hạ xuống thấp, Pedal lên xuống được nửa cung Dùi trống thường hai đầu: đầu mềm sử dụng sắc thái
nhỏ (p-pppp), đầu cứng sử dụng sắc thái mạnh (f-fff) Timpales có thể đánh
từng tiếng hay liên tục (Tremolo)
Trang 226- Vị trí Timbales trong dàn nhạc:
Timbales là nhạc khí bộ gõ định âm của dàn nhạc giao hưởng, Timbales có thời kỳ dùng làm bè trầm cho bộ đồng khi kèn Tuba chưa xuất hiện Hiện nay thông thường sử dụng hai hoặc ba chiếc đánh chủ âm và át âm
Timbales không chỉ với vai trò tạo hình tiết tấu mà còn tham gia tích cực cho bè trầm, hoặc tạo bối cảnh kịch tính như sấm sét, tạo nền đen đe dọa, thôi thúc, căng thẳng
BÀI 4: CÁC DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG:
Các dàn nhạc của nhạc khí giao hưởng:
Dàn nhạc Dây (Orchestre à cordes)
Gồm 5 nhạc khí dây kéo (archet): Violon1, Vilon2, Viola, Violoncell và Contrebass
Hòa tấu 4 nhạc khí (Quatuor)
(Violon, Viola, Violoncell và Piano)
(Flute, Hautbois, Clarinet và Piano)
Hòa tấu 5 nhạc khí
o Ngũ tấu 5 đàn dây
Trang 23(Violon1, Violon2, Viola, Violoncell và Contrebass)
o Ngũ tấu bộ dây và Piano
(Violon1, Violon2, Viola, Violoncell và Piano)
Dàn nhạc Dây (Orchestre à cordes)
5 nhạc khí dây kéo (archet): Violon1, Violon2, Viola, Violoncell và Contrebass
Hòa tấu 4 nhạc khí (Quatuor)
(Violon, Viola, Violoncell và Piano)
(Flute, Hautbois, Clarinet và Piano)
Hòa tấu 5 nhạc khí
Ngũ tấu 5 đàn dây
(Violon1, Violon2, Viola, Violon cell và Contrebass)
Trang 24Ngũ tấu bộ dây và Piano
(Violon1, Violon2, Viola, Violon cell và Piano)
Dàn nhạc kèn đồng (Orchestre fanfare hay militaire)
Chủ yếu bộ kèn đồng kèm theo nhạc khí bộ gõ âm lượng lớn trong nghi thức quan trọng Dàn nhạc giao hưởng đầu tiên của thế giới xuất hiện khoảng năm 1600, qua nhiều thế kỷ dàn nhạc giao hưởng được chia theo các thời kỳ như Baroque, thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX, thế kỷ XX và hiện nay
Dàn nhạc Giao hưởng Baroque 1700: gồm có Violon, Viola, Viloncell,
Contrebass, Harprichord (Clavecin), Oboe, Basson, Trumpet natural, trống Timpani Ví dụ Concerto Grosso của Corelli viết đầu thế kỷ XVII
Giao hưởng số 39, 40, 41 (Jupiter) của Mozart viết năm 1778
Dàn nhạc Giao hưởng (Orchestre Symphonique)
Năm 1750 ở Châu Âu (Bach-Haendel) trọng tâm là đàn Clavecin hay đàn ống đại phong cầm (Orgue) Dàn nhạc Bach gồm bộ dây và bộ gõ trong khi Haendel dùng bộ kèn gỗ, mỗi loại kèn gỗ từ 6 đến 8 chiếc Haydyn, Mozart và Beethoven sử dụng kèn gỗ 2 chiếc mỗi loại cũng như kèn đồng
Dàn nhạc Giao hưởng nhỏ (Petit Orchestre Symphonique)
Giao hưởng Mozart và Haydyn gồm: 2 Flute, 2 Hautbois, 2 Clarinette, 2 Pagotte, 2 Cor, 2 Trompette, 2 trống định âm và một vài nhạc khí gõ khác
Trang 25Dàn nhạc Giao hưởng cổ điển thế kỷ XVIII: gồm có bộ dây, bộ gỗ, bộ
đồng và bộ gõ, xuất hiện tổ khúc giao hưởng mang tính tiêu khiển được biểu diễn ngoài trời như Handel, khúc nhạc chiều Serenade
Dàn nhạc giao hưởng thế kỷ XIX: cải tiến một số nhạc khí và phát
triển thêm một số nhạc khí thuộc bộ dây, bộ gỗ như Flute, Clarinet, Oboe, Basson, bộ đồng như Trumpet, Trombone, Tuba, bộ gõ có trống Timpani Ví
dụ Tổ khúc giao hưởng có kết hợp chủ đề văn học của Scheherazade, Rimxki Corsacov
Dàn nhạc giao hưởng thế kỷ XX: phát triển đầy đủ các bộ gồm: bộ
dây, Bộ hơi gồm bộ gỗ và bộ đồng, bộ gõ
Dàn nhạc giao hưởng hoàn chỉnh (Giao hưởng Wagnerien):
Dàn nhạc Giao hưởng chia làm 4 bộ lớn (Bộ dây, bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ) đôi khi có cả dàn hợp xướng với lĩnh xướng như Giao hưởng số 9 của Beethoven
I PIANO
1 - Giới thiệu sơ lược :
Tiếng Ý là Forte Piano, xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ 18, còn gọi là dương cầm, đàn Clavecin là tiền thân của Piano Piano lớn (Grand Piano) được phát triển từ cây đàn Harpischord của Châu Âu vào năm 1709
Trang 264- Màu âm, tầm âm:
Màu âm trong sáng, rõ ràng, thường được sử dụng để giảng dạy cơ bản âm nhạc (nghe và hát), Tầm âm Piano rộng từ 7 quãng rưỡi (88 nốt)
5- Kỹ thuật diễn tấu:
Piano đóng vai trò rất quan trọng là một nhạc khí phổ biến cơ bản, Piano thể hiện đầy đủ các mặt của giai điệu, hòa âm, có thể độc tấu, song tấu piano, độc tấu với dàn nhạc giao hưởng hoặc dàn nhạc thính phòng, đệm cho hát hoặc sử dụng trong lớp học ký và xướng âm của các trường nhạc
6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc
Piano có thể độc tấu, song tấu, đệm cho hát hoặc dàn nhạc thính phòng, độc tấu với dàn nhạc giao hưởng
II HARPE
1- Giới thiệu sơ lược:
Harpe tiếng Ý là Arpa, tiếng Pháp Hazpe Đàn Harpe vào cuối thế kỷ 19 Harpe có chân trong biên chế dàn nhạc, đệm cho các nữ danh ca thuộc âm nhạc thính phòng Châu Âu
4- Màu âm, tầm âm:
Harpe là nhạc khí nữ tính, nghệ sĩ Harpe thường là nữ, tính chất thanh tao, duyên dáng nên người ta gọi là "Nàng thơ của âm nhạc"
Trang 275- Kỹ thuật diễn tấu:
Nghệ sĩ dùng ngón tay để đàn hoặc bật dây
6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc.
Đàn Harpe được sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng
PHẦN 2 NHẠC KHÍ VIỆT NAM
Bài 5 NHẠC KHÍ DÂY GẢY
Từ các di vật của khảo cổ học đã chứng minh được người Việt Nam từ rất xa xưa đã có một nền văn hóa được biểu hiện bằng các nhạc khí như Trống Đồng, Cồng Chiêng những đoạn dây đồng mảnh nhỏ được tìm thấy
do đào được trong lòng đất Việt Nam ở các địa điểm khảo cổ như Đồng Lấm,
Gò- Mun, Thiệu Dương, thuộc thời kỳ Hùng Vương cho phép chúng ta dự
đoán thời bấy giờ cũng đã xuất hiện vài thứ đàn dây thô sơ (Theo Lê Văn Lan - Thời đại Hùng Vương) đây là một thứ đàn dây tương tự như chiếc Trống Quân, một nhạc khí rất cổ ở vùng Đông Nam Á mà nay nhiều vùng vẫn còn
Đàn Nguyệt: theo (GSTS Trần Văn Khê - Âm nhạc truyền thống Việt Nam) “thì cuối thế kỷ thứ XVIII một số nhạc sĩ, nghệ nhân Việt Nam đã nghiên cứu từ cây Đàn Nguyệt cầm của Mông Cổ mà chế ra cây Đàn Nguyệt Việt Nam mà họ đặt tên là cây đàn Song vận, lúc đầu có 2 dây đôi, về sau còn lại hai dây như Đàn Nguyệt hiện nay” Nhiều nhạc cụ dây gảy khác mà chúng ta
thấy trên những phù điêu là dàn Bát âm thời Lý ở phiến đá chân cột Chùa Phật Tích (Hà Bắc) hoặc trên những bức chạm gỗ chùa Thái lạc (Hưng Yên)
như Đàn Tỳ Bà, Đàn Tranh, Đàn Tam có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập vào đất Việt và các nhạc khí ấy đã được Việt hóa trong cách biểu diễn (rung nhấn) và đã trở thành nhạc khí Việt Nam
Đàn Đáy: Đàn Đáy hay Vô để cầm (nghĩa là đàn không có đáy) tên gọi này đã dần dần quen tai và được giữ lại đến ngày nay Theo (Phạm Đình Hổ -
Trang 28Vũ trung Tùy bút) có chép: "mỗi khi quản giáp đến nhạc đường, ông ta lấy khăn nhiễu điều quàng vào lưng để đeo cây Đàn Đáy” Cũng theo Vũ trung Tùy bút: Ở dàn nhạc Giáo phường năm 1470 đã thấy có Đàn Đáy bên cạnh dàn nhạc Sự xuất hiện của Đàn Đáy có gắn liền với giọng hát và tiếng phách của các đào nương Trong âm nhạc Giáo phường, Ả Đào hát với cả dàn nhạc đệm, những từ thế kỷ thứ XIX trong lối hát Ca trù, Đàn Đáy trở thành cây đàn duy nhất đệm cho Hát Ca Trù, Đàn Đáy là nhạc khí dây gảy độc đáo của Việt Nam, có từ bao giờ không thật rõ nhưng ít ra cũng đã được nhắc tới vào thời gian cách đây 200 năm
Đàn Bầu: “được chế tác lúc ban đầu hết sức đơn giản: một khúc bương làm hộp cộng hưởng, một sợi dây sắt, một chiếc cần và một vỏ quả bầu" (GS.Tô Vũ, PGS.TS.Thụy Loan, PTS Chí Vũ - Đại cương về nền âm nhạc truyền thống Việt Nam) đồng thời 3 tác giả trên đã dẫn chứng ở Đại Nam Thực lục niên biểu, quyển XI cho rằng Đàn Bầu được Tôn Thất Dục chế tác vào năm 1770 Theo (Nguyễn Hữu Thu trong bài Tư duy Việt cổ từ nhạc khí Trống Quân) có dẫn chứng về mối liên hệ qua Trống Quân với Đàn Bầu Sách Kiến văn Tiểu lục của Lê Quí Đôn có ghi: "Sứ giao tập (tập thơ văn khi
đi sứ Giao Chỉ của Trần Phu) nói: thường dự yến ở điện Thập hiền, thấy đào kép (nam ưu nữ xướng) mỗi bên 10 người đều ngồi dưới đất, có các thứ đàn như Đàn Tỳ Bà, Cầm, Tranh, Nhất huyền "
Bộ Dây (Chordophone): nhạc khí được tạo âm bởi sự rung của dây
Bộ dây gảy loại có dọc và không có dọc
I ĐÀN NGUYỆT
1- Giới thiệu sơ lược:
Đàn Bầu (còn gọi là Đàn Độc huyền) là loại đàn một dây của dân tộc Việt và một số dân tộc khác như Mường (Tàn Máng), dân tộc Chăm (Rabap Katoh), theo sách Đại Nam Thực Lực Tiền Biên, trang 236, quyển 11 của Nhà xuất bản Sử học- Hà Nội 1962- Đàn Bầu được chế tạo năm 1770
Trang 29và không có bầu, đánh bồi âm (không đánh thực âm).
4- Màu âm, tầm âm :
Tầm âm đàn Bầu rộng 5 quãng tám từ La-2 đến Sol3 (a-2 đến g3), sử dụng âm bồi nên màu âm của Đàn Bầu ngọt ngào, quyến rũ Âm lượng của Đàn Bầu nhỏ để phục vụ được nhiều người, người ta đã khuyếch đại âm thanh bằng cách điện tử hóa và đã đạt được thành công là âm thanh Đàn Bầu vang to mà vẫn giữ được màu âm độc đáo
5- Kỹ thuật diễn tấu:
Đàn Bầu được tạo âm bởi sự rung của dây, đàn Bầu hình hộp dài, đầu đàn hơi cao và thuôn hẹp hơn cuối đàn Mặt đàn bằng gỗ hơi phồng lên, chung quanh thành đàn làm bằng gỗ cứng Đáy kín nhưng có khoét lỗ vuông
ở cuối đàn, dùng để mắc dây và thoát âm
6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc:
Người Việt thường sử dụng Đàn Bầu để độc tấu, đệm cho ngâm thơ, tham gia trong Ban nhạc Tài Tử, Ban nhạc Xẩm Gần đây Đàn Bầu tham gia trong Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp, Dàn nhạc Giao hưởng Dân tộc, Dàn nhạc Sân khấu Chèo, Cải Lương Đặc biệt đã có những tác phẩm viết cho Đàn Bầu độc tấu cùng Dàn nhạc Giao hưởng
II ĐÀN ĐÁY
1- Giới thiệu sơ lược:
Trang 30Đàn Đáy ngày xưa tên là Vô để cầm (nghĩa là đàn không có đáy) Đàn Đáy còn có tên là Đới cầm Đàn Đáy có dọc đàn (cần đàn) rất dài, có phím cao, có thể tháo ráp để di chuyển được vì cần Đàn Đáy rời ra với thùng đàn, thùng đàn có 1 lỗ để cắm cần đàn vào trong thùng với một miếng tre để nêm chặt giữa cần đàn và thùng đàn Đàn Đáy là một nhạc khí dây gảy độc đáo của Dân tộc Việt ở miền Bắc Đàn Đáy xuất hiện từ đời nhà Lê (thế kỷ XV-XVIII) Đàn Đáy có 3 dây khác hẳn Đàn Tam là mặt đàn làm bằng gỗ chứ không bịt da trăn, Đàn Đáy có đủ khả năng của Đàn Nguyệt, Đàn Tam và Đàn
Tỳ Bà
2- Xếp loại:
Đàn Đáy là một loại đàn đặc biệt do người Việt Nam sáng tạo, là loại nhạc khí chỉ có ở Việt Nam, trên thế giới không có một cây đàn nào giống cây Đàn Đáy về hình dáng, cách lắp phím và cách đánh Đàn Đáy có đặc tính dân tộc rõ rệt với đặc điểm độc đáo là ở ngón nhấn ở mọi cây đàn khác âm thanh
sẽ nghe cao lên trong lúc ở Đàn Đáy thì với ngón nhấn trong khi bấm lên dây, miết dây về phía bầu vang làm cho đoạn dây từ cung phím đến bộ phận mắc dây chùng xuống âm thanh sẽ nghe thấp đi, cách đàn có tiếng lia, tiếng vẫy, tiếng mượn
3- Hình thức cấu tạo:
Thùng đàn hình thang cân, đáy lớn ở trên rộng khoảng 24cm, đáy bé ở dưới rộng khoảng 20cm, cạnh huyền khoảng 35cm Mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, thành đàn cao khoảng 9cm bằng gỗ cứng Đáy đàn khoét một khoảng trống hình chữ nhật dài 20cm, rộng 9cm ở sau lưng Trên mặt đàn có gắn một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn
4- Màu âm, tầm âm:
Màu âm Đàn Đáy hơi đục, ấm, có chiều sâu, thích hợp cho những tình cảm lắng đọng Tầm âm Đàn Đáy có thể hơn hai quãng 8 Từ: Rê đến Đô3 (d
- c3) Khoảng âm dưới: tiếng đàn ấm nhưng mờ đục, khoảng âm giữa: tiếng đàn thanh thoát, khoảng âm cao: tiếng đàn trong sáng gần như Đàn Nguyệt
Trang 315- Kỹ thuật diễn tấu:
Đàn Đáy được tạo âm bởi sự rung của dây, đàn Đáy có dọc (cần đàn) rất dài, phím đàn rất cao nên kỹ thuật tay trái có những ngón độc đáo như ngón nhấn ngón láy, ngón chùng, tiếng đàn ngón luyến thấp nghe mềm mại, độc đáo
6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc:
Đàn Đáy thường được sử dụng để đệm cho Hát Ca Trù, cùng với Phách (do người hát gõ) cùng với Trống Chầu (người thưởng thức đánh) và đôi khi đệm cho ngâm thơ Gần đây có độc tấu Đàn Đáy và Đàn Đáy được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp là nhạc khí mang tính màu sắc
III ĐÀN TỲ BÀ
1- Giới thiệu sơ lược:
Đàn Tỳ Bà là nhạc khí dây gảy, được sử dụng khắp ba miền của đất nước Đàn Tỳ Bà thường để độc tấu các tác phẩm nhạc cổ truyền, khả năng độc tấu của Đàn Tỳ Bà rất phong phú, Tỳ Bà còn là thành viên của nhiều Dàn nhạc
2- Xếp loại :
Đàn Tỳ Bà là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), rất phổ biến tại Việt Nam đồng thời một số nước khác ở Châu Á cũng có Đàn Tỳ Bà được nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc
3- Hình thức cấu tạo:
Thùng đàn hình quả lê bổ đôi, lưng đàn cong, phồng lên ở giữa làm bằng gỗ cứng
4- Màu âm, tầm âm:
Màu âm Đàn Tỳ Bà trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình Màu âm Đàn Tỳ Bà hơi giống Đàn Nguyệt nhưng có phần hơi đanh
Trang 32và khô hơn, nhất là ở những khoảng âm cao Tầm âm của Đàn Tỳ Bà là 3 quãng tám: từ Đô lên Đô3.
5- Kỹ thuật diễn tấu:
Đàn Tỳ Bà được tạo âm bởi sự rung của dây, kỹ thuật diễn tấu của Đàn
Tỳ Bà có nhiều ngón giống như Đàn Nguyệt
6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc :
Đàn Tỳ Bà thường để độc tấu các bản nhạc cổ truyền dân tộc, khả năng độc tấu rất phong phú hay sử dụng trong các Ban nhạc Tài tử, Phường Bát âm, Dàn nhạc Cung đình Huế, Dàn nhạc Cải lương, đặc biệt gần đây được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu và Dàn nhạc Giao hưởng Dân tộc
IV ĐÀN TAM
1- Giới thiệu sơ lược :
Đàn Tam là nhạc khí dây gảy phổ biến trong Dân tộc Việt (người Tày, Thái có Đàn Then 3 dây nhưng nguyên tắc và âm sắc hơi khác với Đàn Tam, thực chất tiếng Đàn Tam rung trên mặt da còn tiếng Đàn Then rung trên mặt
gỗ mỏng) Đàn Tam hiện nay có cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn (âm trầm) Đàn Tam cỡ nhỏ và cỡ vừa có thể đánh giai điệu và hòa âm Đàn Tam có thể diễn tấu các bản nhạc có tốc độ nhanh, đánh láy đầu, láy đuôi hoặc biến tấu Về
âm lượng Đàn Tam có thể vang bằng hai đàn dây gảy khác, loại Tam cỡ lớn
có thể tăng thêm âm trầm cho Dàn nhạc