1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG CHÍNH SÁCH xã hội

27 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 130,5 KB

Nội dung

Cùng với những yếu tố trên một vấn đề bao trùm nhất trong xã hội Tây Âu bấy giờ là vấn đề công nhân" trong các tài liệu đương thời người ta hayviết vấn đề xã hội bằng vấn đề công nhân tứ

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Biên soạn: Đoàn Nam Hương

Phần 1 SỰ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, VỊ TRÍ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BỘ MÔN KHOA HỌC NÀY

Khái niệm chính sách xã hội có nguồn gốc địa lý và lịch sử tương đốilâu đời từ truyền thống khoa học xã hội Tây âu thế kỷ XIX Chính sách xã hội

ra đời trong một không gian xã hội đặc thù Công nghiệp hoá tư bản chủnghĩa Âu - Mỹ Chính sách xã hội là một "cuộc cách mạng thầm lặng" trongthế kỷ XIX đầy biến động, vì công bằng phát triển và tiến bộ xã hội

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Có một số quan điểm cho rằng chính sách xã hội là một bộ phận trithức của xã hội học và một số ngành khoa học xã hội khác Vì vậy chính sách

xã hội cũng có nguồn gốc từ cuộc cách mạng công nghiệp

1 Tây Âu: Thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự

thay đổi lớn lao trong xã hội Từ sự hỗn độn của xã hội thời trung cổ đã hìnhthành nên một thế giới mới, nảy sinh những điều mới lạ chưa từng thấy tronglịch sử con người Đó là những sản phẩm mới, những tư tường mới, kháiniệm mới, nền văn hóa lối sống mới, một cấu trúc xã hội mới Tóm lại lànhững sản phẩm vật chất, xã hội và tinh thần mới

Cuộc cách mạng công nghiệp Tây âu không chỉ mang lại những tiến bộ

về kinh tế xã hội, nó còn gây ra vô vàn những vấn đề làm chấn động xã hội.Cùng với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp, xã hội tây âu đã hìnhthành những đô thị lớn, những khu công nghiệp khổng lồ thu hút lao động từnông thôn ra thành thị Những biến động xã hội cùng với những cuộc di cư

Trang 2

dân lớn trên các vùng lãnh thổ đã tác động mạnh mẽ tới đời sống của nhữngcộng đồng dân cư, những tập đoàn giai cấp, giai tầng trong xã hội:

+ Thứ nhất: Con người Tây Âu ở thế kỷ XIX bị tách khỏi hình thức sốngcũ

Những dân cư mới của xã hội đô thị vừa bị tách khỏi quan hệ gia đình

để trở thành những người kiếm sống riêng lẻ Những quan hệ truyền thốngnhư họ hàng, thân thích, ruột thịt, hàng xóm láng giềng bị tan biến dần bởihình thức kiếm sống mới của họ

+ Thứ hai: Hình thức lao động của họ cũng thay đổi, trước đây là laođộng thủ công, nông nghiệp; còn ngày nay là lao động công nghiệp

Trong lao động nông nghiệp và thủ công trước đây con người lao động

từ đầu đến cuối để tạo ra sản phẩm của mình Ngày nay với lao động côngnghiệp (quá trình xã hội hóa cao) con người chỉ phải làm một phần công việctrong quá trình tạo ra sản phẩm Thậm chí họ không biết hoặc không có liên

hệ gì với sản phẩm mình làm ra (sản phẩm anh làm ra nhưng lại không phảicủa anh)

+ Thứ ba: Gia đình trong xã hội công nghiệp không còn giữ chức nănggiáo dục hàng đầu nữa mà nhà trường hay nơi đào tạo ngành nghề lại quantrọng hơn đối với hoạt động và sự kiếm sống tương lai của con người Sựđào tạo, giáo dục ở phương diện đa dạng, ở khía cạnh toàn diện bị hạn chế

mà chú trọng ở việc đào tạo chuyên sâu, hướng tới một chức năng riêng biệt

+ Thứ tư: Quá trình diễn biến cuộc sống và sinh hoạt của con ngườicũng dẫn đến sự thay đổi lớn: việc chăm sóc y tế tốt hơn, tuổi thọ trung bìnhcao hơn, đồng thời cuộc sống của con người đã diễn ra sự phân chia giaiđoạn khác trước Cuộc đời tập trung xoay quanh lao động kiếm sống chuyênnghiệp (bán sức lao rộng để kiếm sống) lao động kiếm sống tuổi trẻ là đểchuẩn bị cho tuổi già Như vậy đồng thời với những quan hệ gia đình bị suyyếu nên người già lâm vào những quan hệ hết sức khó khăn Họ không còn ýnghĩa, vai trò xã hội nữa, gia đình cũng không thể hỗ trợ gì được cho họ

Trang 3

Cùng với đời sống tuổi già là vô số những hiện tượng xã hội khác như thấtnghiệp, rủi ro, khốn khó xuất hiện ngày càng nhiều Điều đó dẫn đến việc phảithực hiện một số chế độ bảo hiểm xã hội nhằm giúp cho người già, suy yếu,thiệt thòi.

Nói tóm lại sự biến đổi xuyên suốt thâm nhập vào xã hội khiến cho conngười trở nên kém tự tin, cảm thấy không an toàn, một tâm thế thiên về biquan, phó mặc cho số phận

Ngoài ra ở Tây Âu những quan hệ xã hội trước đó chủ yếu đặc trưngbởi sự tin cậy lẫn nhau, những bổn phận mang tính đạo đức Còn bây giờ,các quan hệ được điều chỉnh chủ yếu thông qua pháp luật

Cùng với những yếu tố trên một vấn đề bao trùm nhất trong xã hội Tây

Âu bấy giờ là vấn đề công nhân" (trong các tài liệu đương thời người ta hayviết vấn đề xã hội bằng vấn đề công nhân) tức là sự tồn tại của một giai cấplao động công nghiệp - là một trong hai nhân vật chủ yếu tạo nên sức mạnhcủa xã hội tư bản - song giai cấp vô sản lại bị đẩy vào một hoàn cảnh laođộng và sinh hoạt khốn cùng đến mức đe dọa cả sự tồn tại cái xã hội sinh rahọ

Từ thực tế xã hội đó, giới trí thức tìm lời giải đáp cho những vấn đềtrên Có ba khuynh hướng quan trọng mang tầm vóc lịch sử liên quan đếnlĩnh vực mà chúng ta quan tâm:

- Yêu cầu phải hình thành một ngành khoa học, giải thích những vấn đề

xã hội đã và mới nảy sinh trong xã hội công nghiệp, nhằm bênh vực conngười, nhằm trả lại niềm tin, sự lạc quan của con người trong xã hội, ngànhkhoa học đó chính là xã hội học Mục đích làm công cụ để nhận thức mộtcách thực chứng sự vận động của xã hội hiện đại, từ đó tìm ra cách chữa trịnhững bệnh tật xã hội

- Một số người (bắt nguồn từ môn học về nhà nước - lĩnh vực rất pháttriển ở Đức) nêu lên khái niệm chính sách xã hội như là một lãnh vực nghiên

Trang 4

cứu đặc thù về chính sách Nhà nước nhằm giải quyết "vấn đề xã hội" của thờiđại.

- Khuynh hướng thứ ba (hình thành mạnh ở Anh và Mỹ) đi vào thực tế

cụ thể những chủ trương trực tiếp với thế giới cần lao, tìm hiểu giúp đỡ từng

cá nhân, gia đình, khu xóm, nhằm cải thiện từng bước hoàn cảnh sống Đó làngành công tác xã hội

Ba khuynh hướng này tương đối độc lập song lại có quan hệ khăng khítvới nhau, chúng nảy sinh cùng một thực tế lịch sử Để giải quyết những vấn

đề thuộc ba khuynh hướng này chắc chắn phải có sự liên quan mật thiết vớinhau

2 Ở phương Đông: Điều kiện kinh tế xã hội ở phương Đông có nhiều

nét khác hẳn với xã hội phương Tây, vì vậy việc hình thành và phát triểnchính sách xã hội cũng khác nhau

Trước hết là tính cộng đồng của công xã nông thôn, nhờ kết cấu chặtchẽ và luật lệ của nó mà dễ dàng huy động lực lượng xã hội cho việc phục vụ

và phát triển đất nước, thực thi nghĩa vụ, đạo đức của công dân

Ảnh hướng của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo tới việc thực hiện nhữngchính sách trong xã hội

- Xã hội phương Đông coi trọng lễ giáo trong quản lý xã hội Họ thườngnhấn mạnh việc lễ trị nhiều hơn là pháp trị Tinh thần nhân đạo, trách nhiệm

và tình yêu thương nhau luôn là cơ sở và gắn liền với quá trình phát triểnchính sách xã hội: Chính sách xã hội ở Việt Nam có nét mang truyền thốngphương Đông đồng thời có nét đặc thù của xã hội Việt Nam

II VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Chính sách xã hội được hình thành từ lâu đời và phát triển tại nhiềuquốc gia trên thế giới Nó có vị trí quan trọng trong hệ thống tri thức khoa học

và trong hoạt động thực tiễn của con người

Trang 5

1 Trong hệ thống các khoa học nói chung, khoa học xã hội và nhânvăn nói riêng Đặc biệt là khoa học chính trị, khoa học quản lý, khoa học kinh

tế, xã hội học, chính trị xã hội, luật học, dân tộc học, nhân chủng học Trongkhi nghiên cứu chính sách xã hội đòi hỏi kiến thức của nhiều ngành khoa học

và là bộ phận kiến thức của khoa học xã hội - nó tác động và góp phần hoànthiện các tri thức khoa học khác

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hoạt động của con người cũngcàng đa dạng, phong phú, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phứctạp Cho nên việc nghiên cứu chính sách xã hội càng trở nên bức bách, mụctiêu gần của nó là giảm bớt những vấn đề phức tạp, hướng tới sự công bằng

xã hội trong chừng mực nhất định, mục tiêu xa hơn là tiến tới thỏa mãn nhucầu ngày càng tăng, cho sự phát triển toàn diện của cá nhân con người trong

xã hội Các nhà khoa học trên thế giới đã dầy công nghiên cứu xây dựng hệthống lý thuyết về chính sách xã hội "Social policy và lý thuyết về những vấn

đề xã hội (Social Problems) nhiều trường đại học ở Mỹ, Anh, Pháp, Thái Lan,Philipin đã đưa "những vấn đề xã hội" vào chương trình giảng dạy, đào tạosau đại học

2 Trong hoạt động thực tiễn rõ ràng chính sách xã hội tác động mạnh

mẽ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội Chính sách xã hội nào phản ánhđúng hiện thực khách quan, đời sống xã hội, phù hợp với đặc điểm, điều kiệnkinh tế, chính trị, xã hội của mỗi giai tầng lịch sử sẽ góp phần giải quyết cóhiệu quả những vấn đề xã hội mới nảy sinh Ngược lại chính sách nào bảothủ, không nắm bắt kịp với những vấn đề xã hội đang diễn ra, không phảnánh đúng thực trạng của đời sống nhân dân sẽ gây những hiệu quả nghiêmtrọng, làm tăng tính phức tạp trong đời sống xã hội

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam về mặt lý luận cũng nhưhoạt động thực tiễn - chính sách xã hội luôn ở vị trí trung tâm Rút bài họckinh nghiệm từ những nước anh em, vì mục đích cao cả là phục vụ người laođộng, vì sự phát triển đất nước Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng

Trang 6

định: "Chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người, và lấyviệc phục vụ con người làm mục đích cao nhất"

Như vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu chính sách xã hội là một trongnhững nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách không những đối với nhà quản lý,lãnh đạo mà cả đối với những người làm công tác khoa học, nhà xã hội học,công tác xã hội

Đứng trước những vấn đề của thời đại hiện nay, thời đại hậu côngnghiệp và khoa học kỹ thuật, một chính sách xã hội khoa học thiết thực sẽ làđộng lực mạnh mẽ thúc đấy sự phát triển và tiến bộ xã hội

Phần 2 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI LÀ GÌ? CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

I CHÍNH SÁCH XÃ HỘI LÀ GI?

Chính sách xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tiến trình lịch sử xã hộitrong từng giai đoạn, bởi môi trường xã hội cũng như các yếu tố dân số, vănhóa, chuẩn mực… do đó thực tiễn chính sách xã hội rất khác nhau từ nướcnày qua nước khác, từ vùng này qua vùng khác

Điều đó có nghĩa là không nên và không thể tìm kiếm một định nghĩa tốihậu, bất biến về chính sách xã hội cũng như tìm kiếm sự loại trừ lẫn nhaugiữa các định nghĩa Điều quan trọng là ta xem xét chúng trong khung cảnhnghiên cứu cụ thể, chú trọng đến sự đóng góp của chúng làm cho chính sách

xã hội thêm phong phú, nhiều vẻ

1 Một số định nghĩa về chính sách xã hội.

- V.Z Ro-go-vin cho rằng: "Chính sách xã hội là lĩnh vực tri thức xã hộihọc, nghiên cứu hệ thống về các quá trình xã hội, quyết định hoạt động sốngcủa con người trong xã hội, xét theo khả năng tác động, quản lý đến các quátrình đó Có đầy đủ cơ sở để xem xét chính sách xã hội như là sự hòa quyệncủa khoa học và thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan

Trang 7

hệ, các quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn những tri thức thu nhậnđược nhằm mục đích quản lý các quá trình và quan hệ ấy”.

Còn theo Giáo sư G Winkler, nguyên viện trưởng Viện xã hội học vàchính sách xã hội (thuộc Cộng hòa dân chủ Đức cũ) cho rằng: "Chính sách xãhội là tổng hòa các biện pháp và phương pháp của Đảng, của giai cấp côngnhân, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của các liên hiệp công đoàn, của cácđảng phái và các tổ chức chính trị khác, nhằm tiếp tục xây dựng quan hệ xãhội phục vụ cho những yêu cầu và lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấpnông dân tập thể, trí thức và những người lao động khác"

Theo quan điểm của G.Winler thì chính sách xã hội đề cập đến sự pháttriển các quan hệ xã hội với tư cách là quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp vàcác nhóm xã hội trong quá trình xích lại gần nhau Chính sách xã hội, chínhsách kinh tế, chính sách văn hóa, chính sách dân tộc không tách rời nhau

Theo quan điểm của Giáo sư Anthony Giddens - nhà xã hội học Mỹ thìchính sách xã hội là "sự nghiên cứu có hiệu quả về xã hội học, khoa họcchính trị và khoa học kinh tế, được chờ đợi nhằm biến đổi hoạch định chínhsách trong chính phủ và do đó dẫn đến tiến bộ xã hội và thịnh vượng kinh tế.Mối quan hệ giữa nghiên cứu và chính sách được xem như một công cụ, mộtphương tiện nhằm mục đích thực tế kiểm soát tổ chức xã hội và biến đổi xãhội một cách có hiệu quả "

Như vậy có thể coi chính sách xã hội là sự tổng hợp các phương thức,các biện pháp của Nhà nước, của các đảng phái và tổ chức chính trị khácnhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân phù hợp với trình

độ phát triển đất nước về kinh tế, văn hóa, xã hội Chính sách xã hội là sự

cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật những chủ trương, đường lối củaĐảng và Nhà nước

Ở nước ta hiện nay chính sách xã hội thường được nhìn nhận ở haicấp độ Thứ nhất, theo nghĩa hẹp là chính sách xã hội cho những nhóm laođộng xã hội gọi là "đối tượng chính sách" và "đối tượng xã hội" Thứ hai, theonghĩa rộng bao hàm cả chính sách giai cấp, chính sách đối với các tầng lớp,

Trang 8

những nhóm xã hội lớn như thanh niên, trí thức, chính sách dân tộc, tôngiáo

2 Vậy có thể định nghĩa chính sách xã hội như sau: "Chính sách xã hội

là sự tác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnhsống cho con người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thunhập, việc làm, sức khỏe, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đẳng

và công bằng xã hội trong một bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định

Từ sự phân tích trên ta có thể rút ra đối tượng nghiên cứu của chínhsách xã hội: là nghiên cứu những quan hệ xã hội trên cơ sở những quan hệ

ấy mà nảy sinh những vấn đề xã hội" và mục đích của nó không ngoài việclàm cho xã hội ổn định, phát triển và tiến bộ Vì vậy, khi nghiên cứu chínhsách xã hội cần lý giải được những nội dung sau:

- Tổ chức chính trị nào đặt ra chính sách xã hội vì chính sách xã hộiluôn thể hiện bản chất của tổ chức chính trị ấy

- Mục đích của chính sách xã hội: Mục đích chung, mục đích riêng, mụcđích cho từng ngành, từng lãnh vực

- Nội dung của mỗi chính sách bao gồm những gì?

- Mục đích, nội dung trên dựa trên quan điểm nào?

II CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1 Chính sách xã hội với nhiệm vụ khám phá ra các quy luật, các điềukiện và mối quan hệ qua lại giữa các quan hệ xã hội, quan hệ chính trị, quan

hệ kinh tế giữa nhu cầu và lợi ích của những nhóm xã hội trong một cơ cấu

xã hội cụ thể

Từ đó chính sách xã hội có thể phát hiện ra tính quy luật của xã hội,tính quy luật chính trị là sự vận động của hệ thống chính trị trong xã hội Tínhquy luật của đời sống tinh thần xã hội, nó phản ánh đời sống văn hóa và cácquan hệ văn hóa xã hội khác Tất cả các tính quy luật này đều phản ánh nộidung của chính sách và đóng vai trò quy định nội dung, phương hướng của

Trang 9

chính sách xã hội, nên việc nhận thức nó là điều hết sức quan trọng củachính sách xã hội.

2 Chức năng phân tích, dự báo, đề xuất các biện pháp cho công tácquản lý xã hội

Một chính sách xã hội khoa học gắn liền với thực tiễn xã hội sẽ giúpcho các nhà quản lý, lãnh đạo phân tích, dự báo những vấn đề xã hội trongmột tương lại gần, hoặc xa, làm cơ sở để đề xuất một chính sách mới phùhợp

3 Chức năng thực tiễn.

Chính sách xã hội phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với thực tiễn vàxâm nhập vào thực tiễn một cách thích hợp, nó sẽ làm cho xã hội luôn ở trạngthái ổn định, góp phần hoàn chỉnh cơ cấu xã hội, đẩy mạnh tính tích cực củacác thành viên trong xã hội, sử dụng tốt tiềm năng lao động của đất nước

Sự hoàn Lhiện chính sách xã hội phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế

và phát triển xã hội, nhưng chính sách xã hội không hoàn toàn phụ thuộc mộtcách máy móc mà có tính độc lập tương đối

III PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.

1 Chính sách xã hội làm cơ sở, nền tảng để giải quyết tốt mối quan hệgiữa lợi ích, nhu cầu và gắn với hoạt động thực tiễn của các thành viên trong

Trang 10

Cái khách quan ở đây chỉ cái bên ngoài hay môi trường trong đó cánhân con người hoạt động, cái chủ quan là cái bên trong, là tư duy, suy nghĩ,cái tâm linh của con người.

- Cái bên ngoài (hay môi trường) chỉ là động cơ tiềm tàng, gợi ra khảnăng hoạt động nếu có liên hệ với các động cơ bên trong Trong cùng một lúcmôi trường có thể chỉ ra cho ta hành động như thế này hoặc khác Nên khihoạt động con người phải biết chọn lựa những khả năng, những yếu tố thuậnlợi do môi trường gợi ra, tuy nhiên, sự lựa chọn không phải bao giờ cũng dễdàng, cũng được thể hiện một cách tự do, mà có sự ràng buộc nhất định

- Cái chủ quan (bên trong) biểu hiện ở sự tự do lựa chọn của cá nhân,vấn đề ở chỗ phải xem xét sự lựa chọn đó phù hợp với bối cảnh chung nhưthế nào, với cái chuẩn trong xã hội ra sao

- Hoạt động của con người vừa có tính chủ quan và khách quan vàhoạt động luôn hướng tới một nhu cầu nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu ấy.Nhưng khi đã thỏa mãn, hoạt động lại nảy sinh nhu cầu mới, nhưng nhu cầu

có do xã hội quy định và gắn với xã hội mới có ý nghĩa thực sự đối với conngười Nhu cầu là những sự kiện hiện tượng xã hội, là mối liên hệ tự nhiêngiữa khách thể và cá nhân Do đó nhu cầu hoạt động bao giờ cũng trải qua

sự biến đổi về chất khi gặp những nhân tố xã hội

Từ đó khẳng định rằng nhu cầu có quan hệ cực kỳ phức tạp với hoạtđộng của con người Nó vừa là động cơ của hành động vừa là kết quả củahành động (thông qua việc thỏa mãn nhu cầu đã có tới đâu) và nhằm vào cảkết quả tương lai, từ đó làm nảy sinh nhu cầu mới Khi nhu cầu được thỏamãn là chấm dứt tình trạng thiếu thốn ban đầu, thể hiện sự thống nhất giữakhách thể và chủ thể, làm cơ sở nảy sinh nhu cầu mới

Tóm lại, khi nghiên cứu và hình thành chính sách xã hội phải xuất phát

từ lợi ích (lợi ích của cá nhân, tập thể và của toàn xã hội, từ những nhu cầunảy sinh trong hoạt động của con người và việc thỏa mãn những nhu cầu mớinảy sinh trong thực tiễn, thể hiện sự thống nhất giữa cái khách quan (môitrường và cái chủ quan trong hoạt động của các thành viên xã hội

Trang 11

IV CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1 Quá trình hình thành chính sách xã hội ở nước ta

Ở nước ta ngày nay chúng ta rất quen với thuật ngữ "Chính sách xãhội", nhưng đúng ra nó xuất hiện trong sinh hoạt khoa học và quản lý ở nước

ta chưa lâu Vào những năm 70, 80 chúng ta có thể làm quen với thuật ngữnày qua thông tin khoa học với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên

Xô (cũ), nơi khái niệm chính sách xã hội đã được thảo luận và sử dụng rộngrãi Ở Việt Nam, thuật ngữ này chỉ được sử dụng nhiều sau thời kỳ mở đầucuộc cải cách kinh tế Năm 1986, chính sách xã hội đã đi vào văn kiện chínhthức của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam Trong các thời kỳ lịch sử khácnhau, chính sách xã hội Việt Nam phản ánh mức độ khác nhau của mỗi giaiđoạn Ở các triều đại phong kiến Việt Nam, một số chính sách xã hội đã đượcthể hiện thông qua các điều luật để duy trì quan hệ xã hội, duy trì sự tươngthân tương ái "lá lành đùm lá rách", "tối lửa tắt đèn có nhau", duy trì nhữnggiá trị nhân văn của người Việt Nam Trong 722 điều luật Bộ Quốc triều hìnhluật thời Lê ghi rõ: "Trong kinh thành, trong làng xóm, có kẻ ốm đau mà không

ai nuôi, nằm đường xá, thì dựng lều lên mà chăm sóc cho họ, cơm cháo,thuốc men, cốt sao để cứu sống họ, không được bỏ mặc họ rên rỉ, khốnkhổ " Điều 295 quy định sự quan tâm tới những người mồ côi, không nơinương tựa Điều 339 quy định trách nhiệm đối với những nơi hạn hán, lụt lội,mưa đá, sâu, keo, châu chấu, thiên tai phá hoạt mùa màng Bước vào thời kỳđấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, tính cộng đồng vàlòng yêu thương con người được phát huy cao độ, tạo nên sự đoàn kết dântộc cùng nhau bảo vệ đất nước Chính sách xã hội lúc này biểu hiện nhữngsắc thái khác để duy trì trật tự xã hội, tạo nên sự hòa hợp để chiến thắng kẻthù

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộnghòa ra đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những chính sách xã hội có ýnghĩa quyết định đối với đời sống nhân dân như: diệt giặc đói, diệt giặc dốt,diệt giặc ngoại xâm Một số tổ chức xã hội ra đời trong đó có Hội Hồng Thập

Trang 12

Tự, được thành lập để tổ chức hành động cứu tế xã hội, chăm sóc kẻ mồ côi,người già, người tàn tật, không nơi nương tựa ở các trại tế sinh, tế bần.

Những chính sách này ngày càng được bổ sung, hoàn thiện đáp ứngnhu cầu to lớn của nhân dân trong cuộc chiến tranh giữ nước và sau chiếntranh, hướng vào việc khắc phụ hậu quả chiến tranh, động viên sức người,sức của, cứu trợ xã hội, chăm sóc gia đình có công với cách mạng, giảm tệnạn xã hội và những vấn đề xã hội khác mới nảy sinh

Thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo nền kinh tế thị trường, đãtạo ra sự tiến bộ rõ rệt ở nước ta về kinh tế -xã hội Song mặt trái của nềnkinh tế thị trường cũng nảy sinh nhiều yếu tố xã hội mới phức tạp: Hiện tượngphân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo sâu sắc Những người không có việclàm ngày càng nhiều, những giá trị xã hội truyền thống suy giảm, tệ nạn xãhội ngày càng tăng, Thực tiễn xã hội đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sungchính sách xã hội cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi thỏa mãn ở mức độnhất định đối với các lợi ích của các nhóm xã hội - kết hợp hài hòa giữa lợiích cá nhân và lợi ích xã hội

Quá trình đổi mới ở nước ta gắn với quá trình toàn cầu hóa và khu vựchóa

Quá trình đó cũng đặt ra nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn củachính sách xã hội Sự chăm sóc người cao tuổi, sự quan tâm đến đời sốnggia đình, đến vai trò của người phụ nữ trong xã hội, đảm bảo chăm sóc trẻ

em, nhất là trẻ em bị thiệt thòi Sự cứu trợ xã hội đối với người tàn tật, rủi ro,những nhóm xã hội gặp khó khăn, thiên tai đều là đối tượng nghiên cứu vàgiúp đỡ thực hiện của chính sách xã hội và sự quan tâm của các tổ chứcquốc tế

Chính sách xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện tính Đảng, tínhgiai cấp và tính nhân dân Nó cụ thể hóa thể chế bằng pháp luật những chủtrương của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa và các tổchức chính trị khác, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngàycàng tăng của nhân dân, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Trang 13

trong thời kỳ quá độ Góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xãhội công bằng, văn minh.

2 Một số đặc điểm của chính sách xã hội nước ta.

Chính sách xã hội Việt Nam được tổ chức và hoạt động thông qua một

hệ thống nhất quán các biện pháp và phương pháp tuân theo những nguyêntắc chung của chủ nghĩa xã hội đồng thời cũng tính đến sự khác biệt xã hộigiữa các giai cấp, giai tầng, những nhóm xã hội do nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần phát sinh ra

Chính sách xã hội Việt Nam nhằm phát huy nhân tố con người ViệtNam trên cơ sở đảm bảo quyền bình đẳng công bằng xã hội, giải quyết tốtmối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tốt tăng trưởngkinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, đápứng nhu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài của cá nhân bà xã hội

Quá trình đổi mới kinh tế và xã hội ở Việt Nam tạo nên sự biến đổi nhấtđịnh về hệ thống giá trị xã hội Chính sách xã hội đã tác động vào việc duy trìcác giá trị truyền thống nhân văn, thực hiện nguyên tắc công bằng, bác ái, tự

do con người

Đồng thời chính sách xã hội cũng hướng vào đảm bảo sự thống nhấtgiữa các cá nhân và xã hội trên cơ sở những giá trị về quyền con người

Chính sách xã hội Việt Nam cũng đề cập đến sự phát triển các quan hệ

xã hội với tư cách là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xãhội Đó là những quan hệ giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầnglớp trí thức, tầng lớp thương nhân và các tầng lớp xã hội khác Các quan hệnày ngày càng được củng cố và phát triển - tạo nên sự ổn định xã hội vàchính sách xã hội, tác động vào các quan hệ này góp phần điều chỉnh cácquan hệ theo hướng phát triển

Chính sách xã hội Việt Nam coi trọng chính sách bình đẳng, đoàn kết,tương trợ giữa các dân tộc, các vùng, các miền đất nước, tạo điều kiện cho

sự gắn bó, tiến bộ và phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Ngày đăng: 23/04/2017, 00:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w