1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vấn đề nhận đường trong truyện ngắn đôi mắt của nam cao

24 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 392,61 KB

Nội dung

Và từ "cái thuở ban đầu Dân quốc ấy" Xuân Diệu họ đã có một "đôi mắt" chữ của Nam Cao để tự giác đứng cùng đội ngũ với các văn nghệ sĩ trưởng thành từ phong trào cách mạng, tìm nguồn sin

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: NGỮ VĂN LỚP: SƯ PHẠM VĂN 4A

Đề tài:

Giảng viên hướng dẫn: TS Bạch Văn Hợp.

Sinh viên thực hiện:

Trang 2

I. Cơ sở lí luận.

1. “Nhận đường” là một tất yếu của thời đại.

Trước cách mạng thánh Tám 1945, văn học Việt Nam có nhiều thay đổi Do ảnh hưởng của xã hội thực dân phong kiến, lực lượng sáng tác đổi mới văn học theo hướng hiện đại Cụ thể là do sự giao lưu, va chạm giữa văn hóa phong kiến phương Đông và văn hóa phương Tây hiện đại diễn ra một cách phong phú phức tạp Những tư tưởng, sách báo, tác phẩm văn học phương Tây du nhập vào nước ta Bên cạnh đó, văn học chữ Hán được xem là nên văn học chính thống dân tộc, rơi vào tình trạng chợ chiều Vì vậy hiện đại hóa văn học là một tất yếu của thời đại.

Hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi

hệ thống thi pháp văn học trung đại, theo hình thức văn học phương Tây (chủ yếu là văn học Pháp) để hội nhập vào văn học thế giới Như vậy hiện đại hóa trước hết ở sự học tập và ảnh hưởng văn học Pháp Do vậy văn học Việt Nam thời kì này chủ yếu ảnh hưởng hai chủ nghĩa văn học Pháp, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, hình thành hai xu hướng chính văn học lãng mạn

và văn học hiện thực Văn học lãng mạn là tiếng nói cá nhân trần đầy xúc cảm, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng ước

mơ của con người Văn học lãng mạn coi con người là trung tâm của thế giới,

vũ trụ khẳng định “cái tôi” cá nhân, đề cao con người thế tục, quan tâm số phận cá nhân và quan hệ riêng tư Có thể nói tiêu biểu cho xu hướng văn học này phải kể đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn với các khuông mặt tiêu biểu như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử,… Văn học hiện thực, nhà văn coi trọng và bị thu hút bởi những cái bình thường của đời sống, thích nghiên cứu, khảo sát thấu đáo về đối tượng phản ánh Nhà văn có khả năng tái hiện chính xác mạnh mẽ chân lí đời sống, mang cảm quan lịch sử nhạy bén Chủ nghĩa hiện thực đề cao điển hình hóa và đề cao tinh thần phân tích Có thể nói tiêu biểu cho xu hướng văn học này như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tắt Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển,… Bên cạnh đó, văn học yêu nước cũng rất phát triển trong bộ phận văn học bất hợp pháp Tiểu biểu cho văn học yêu nước phải kể đến Hồ Chí Minh, thể hiện tinh thần tự do, niềm tin vào cách mạng sẽ chiến thắng và làm chủ tương lai (Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao, muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao – Hồ Chí Minh).

Vào thời điểm văn học - nghệ thuật Việt Nam đang có một số chuyển biến, phân hóa phức tạp như vậy thì cả dân tộc Việt Nam đã đồng lòng đứng dưới lá cờ cách mạng của Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhất tề đứng dậy làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Đảng lãnh đạo toàn

Trang 3

diện văn nghệ kể cả tổ chức: Nhóm văn hóa cứu quốc, Hội văn hóa cứu quốc…

Về đường lối phải kể đến Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) Trường Chinh, Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa mới Việt Nam hiện nay (1944) Trường Chinh đã xác định đương đi của văn hóa văn nghệ: văn hóa là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, văn nghệ phục vụ chính trị, chính trị lãnh đạo văn nghệ Đồng thời xác định đương đi của văn nghệ là đi theo Đảng theo cách mạng, sống cùng nhân dân chiến đấu kẻ thù chung dân tộc Bối cảnh lịch sử xã hội thức kêu gọi lòng yêu nước tinh thần tự cường dân tộc, mở ra hướng đi mới cho văn nghệ là nhà văn là chiến sĩ, phục vụ kháng chiến phục vụ nhân dân Và không có điều gì khác, tính đúng đắn của lý tưởng cách mạng, phong trào yêu nước của quần chúng, lòng tự tôn dân tộc, ý chí giành lại độc lập, đã tác động tới thế giới tinh thần của văn nghệ sĩ và đa số văn nghệ sĩ Việt Nam

đã không đứng ngoài cuộc Tạo ra một thời kỳ “nhận đường” của giới văn nghệ sĩ Người đã “nhận đường” không chấp nhận đứng ngoài cuộc chiến dân tộc, họ đã hồ hởi, nhiệt tình tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, người dấn thân với cách mạng, và cách mạng đưa tới cho họ một cái nhìn mới để xác định vai trò, trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp dân tộc Như vậy vấn đề

“Nhận đường” là một tất yếu của thời đại.

Chính vì thế, ngay trước và sau Cách mạng Tháng Tám, trong đội ngũ văn nghệ sĩ của cách mạng đã có mặt những tên tuổi lớn từ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Thế Lữ, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyên Hồng, đến Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Văn Cao, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Võ An Ninh Và từ "cái thuở ban đầu Dân quốc ấy" (Xuân Diệu) họ đã có một "đôi mắt" (chữ của Nam Cao) để tự giác đứng cùng đội ngũ với các văn nghệ sĩ trưởng thành từ phong trào cách mạng, tìm nguồn sinh khí cho sự sáng tạo từ phong trào cách mạng, từ đó cho ra đời các tác phẩm văn học - nghệ thuật của một nước Việt Nam mới Ðề cập tới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Tám đối với sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Tuân coi đó là sự "lột xác", Hoài Thanh tâm sự rằng, từ khi gặp cách mạng, ông "đã có đủ trí tuệ và dũng khí để băng mình vào giữa cuộc sống bao la, kỳ diệu, giữa rừng cây đời mãi mãi xanh tươi" và Nguyễn Công Hoan đã viết: "Cách mạng Tháng Tám đến đã cứu sống tôi Cách mạng Tháng Tám giải phóng cho gia đình tôi, đồng thời, giải phóng cho ngòi bút viết tiểu thuyết của tôi"

Như vậy, văn học Việt Nam sau cách mạng thống nhất với tư tưởng chính trị, diện mạo văn học dân tộc không còn phân hóa phức tạp, lắm hướng như trước cách mạng tháng Tám năm 1945.

2. Khái niệm “nhận đường”.

Trang 4

Về vấn đề “nhận đường” trong văn học Việt Nam sau 1945, có nhiều công trình đề cập đến Trước khi đi đến kết luận “nhận đường” là gì? Ta điểm qua một số công trình nghiên cứu.

Nhận đường là một quá trình diễn ra trên mọi mặt của đời sống văn học Đó như là một hiện tượng, một bước chuyển, đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển tư duy, quan niệm nghệ thuật của giới văn nghệ sĩ Chính vì vậy mà có khá nhiều bài tiểu luận, phê bình đã đánh giá và phân tích vấn đề này Nguyễn Đình Thi trong bài “Nhận đường” đã diễn tả lại quá trình

“lột xác” của lớp văn nghệ sĩ sau 1945 Đó là một cuộc vật lộn với “cái tôi” của chính họ: “Văn nghệ với kháng chiến, nhiệm vụ của văn nghệ, đường sáng tác của chúng ta, đã bốn năm ngày, ngòi bút của tôi chỉ loanh quanh với mấy dòng chữ giễu cợt Còn tìm lí luận gì nữa, đường đi sáng chói trước mắt! Nhưng bước chân còn loạng choạng Tôi ghi lại lộn xộn những thắc mắc nhiều khi đau xót của một cuộc lột vỏ, cái xác cũ rụng xuống chưa dứt hẳn, da non mới mọc chưa lành, một chút gì chạm phải cũng nhỏ máu” “Không thể lầm lẫn, không còn nghi ngờ, chúng ta mạnh bạo bước lên Nhưng sao lắm khi chúng ta khổ sở, ngập ngừng Đặt bút nhìn lại những tác phẩm đã xong chúng

ta mới thấy một nghệ thuật vụng về, yếu ớt, không thổi lên được gió bão trong cuộc chiến đấu Nhiều anh em chúng ta muốn vứt bút, làm một công việc khác, hiệu nghiệm hơn” Ông còn bàn về mối quan hệ giữa văn nghệ với cuộc kháng chiến: “Văn nghệ phụng sự chiến đấu, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới Sắc lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”.

Bùi Việt Thắng với bài nghiên cứu “Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn

1945 – 1975” có bàn sơ lược về quá trình thay đổi trong sáng tác của các nhà văn sau 1945: “Cách mạng Tháng Tám là “một cuộc tái sinh mầu nhiệm” Các nhà văn từng sáng tác và nổi tiếng trước cách mạng, thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, đều hội tụ dưới lá cờ đỏ sao vàng, nhiệt thành đi theo cách mạng và kháng chiến, tắm mình giữa dòng thác với tinh thần nhập cuộc Đã diễn ra một cuộc “đầu quân” thú vị khi đại đa số các nhà văn lớp cũ đã tự nguyện đến với cuộc sống mới – cuộc sống chiến đấu và xây dựng một nước Việt Nam độc lập và tự do Thời đại mới với nhịp độ khẩn trương “một ngày bằng hai mươi năm”, thời đại mới với những biến động lịch sử lớn lao, dồn dập; thời đại với bao kì tích mới đã khơi nguồn cảm hứng cho sáng tác văn học, đã là mảnh đất màu mỡ cho văn xuôi phát triển… Dường như, có một sự gần gũi đến lạ lùng giữa nguyên hình xã hội và tác phẩm văn học Hay nói cách khác, đời sống tươi nguyên, nóng hổi, ùa vào sáng tác của các nhà văn” Tác giả đã phân tích những nét mới, sự thay đổi, những băn khoăn của lớp văn sĩ trên hành trình “tìm và nhận đường”: “Vẫn là vốn sống đầy ắp về xã hội

Trang 5

và thân phận con người, nay được ánh sáng mới chỉ lối… Các nhà văn lớp trước vừa viết vừa nhận đường, tìm đường Sự tiếp nhận chân lý thời đại và chân lý nghệ thuật diễn ra hết sức cam go Một tâm thế phổ biến lúc bấy giờ là nhà văn cảm thấy ngòi bút của mình bất lực, thậm chí muốn bẻ bút làm việc khác” Tuy nhiên đề cập đến vấn đề này, Bùi Việt Thắng chỉ hướng đến mảng truyện ngắn và và lý giải khá chung chung việc nhận đường của lớp văn sĩ chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích để làm rõ hơn quá trình thay đổi

ấy

Trong bài “Những giai đoạn phát triển thơ”- Mã Giang Lân đã cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ của thơ ca sau 1945: “Thơ ca phát triển mạnh

mẽ với một chất lượng mới về nội dung và hình thức biểu hiện” Mã Giang Lân

đã đánh giá“cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quyết định đến sự biến đổi ở nhà thơ, khơi dậy ở họ những tình cảm tốt đẹp, những nhận thức đúng đắn về cách cảm, cách nghĩ, về đối tượng mới của văn học Cách mạng đổi mới

cả một lớp nhà thơ cũ, đồng thời tạo ra một lớp nhà thơ mới” Bên cạnh những thay đổi về tư tưởng, tác giả còn nói đến quá trình chuyển biến đề tài với không ít những khó khăn: “Trước một thực tế lớn lao, phức tạp, việc nhận

ra hướng đi không phải dễ dàng nhất là đối với những nhà thơ có duyên nợ với cuộc sống cũ thì là cả một quá trình khó khăn và gian khổ” Song song với

đề tài là sự chuyển biến về quan niệm thẩm mỹ: “Dần dần thơ hướng đến người nông dân, từ giả ruộng đồng nhập vào vệ quốc quân; những người vợ đảm đang; những em bé gan dạ…” Tác giả đi đến khẳng định: “Cách mạng đã làm thay đổi nhân sinh quan, thay đổi cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ”…

“Thơ giàu chất hiện thực, thơ gắn với cuộc sống hơn” Thơ đã khác về chất so với thơ công khai trước cách mạng tháng Tám Trong quyển “Văn học Việt Nam 1945- 1954” Mã Giang Lân lại cho chúng ta thấy quá trình nhận đường của văn nghệ sĩ trước tác động của hiện thực cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Đa

số các nhà văn chân thành đi theo cách mạng Những tiến bộ bước đầu về mặt lập trường tư tưởng đã ảnh hưởng đến những sáng tác của họ Một số nhà văn nhà thơ của phong trào văn học lãng mạng 1930 - 1945 đã chuyển sang lãng mạng tích cực Các cây bút hiện thực trước cách mạng đã chuyển dần sang phạm trù chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa Hình ảnh con người mới xuất hiện trong văn học” Tác giả còn diễn tả sự băn khoăn, do dự của lớp văn nghệ sĩ trên hành trình nhận đường: “Sự nhận biết cách mạng ban đầu còn khá mơ hồ… Trần Huyền Trân say sưa không nghĩ đến mình, hiến dâng tất cả cho cách mạng, khi nhìn vào thực tế, nhà thơ không khỏi ngạc nhiên: “Thái bình sao lửa đạn? Cách mạng thành công rồi sao lại còn chiến tranh?” Cùng với việc nêu lên những băn khoăn trăn trở ấy, Mã Gang Lân đã lý giải và khẳng định con đường ấy là đúng vì “Thời kì bão táp cách mạng là ngọn lửa kì

Trang 6

diệu có khả năng cảm hóa, tái tạo rất lớn, có khả năng tập hợp lực lượng, đưa các nhà thơ chúng ta vào thực tế của năm tháng sôi động” Cuối cùng, tác giả đúc kết một vấn đề chung nhất: Nhận đường (1947- 1948), cuộc nhận đường này không chỉ diễn ra đối với các nhà văn có sáng tạo từ cách mạng mà cả đối với các nhà văn ra đời và trưởng thành trong cách mạng và kháng chiến Cùng quyết tâm tất cả cho kháng chiến, tất cả cho dân tộc…” Với những nhận định trên, Mã Giang Lân đã đi sâu để đánh giá, nhận xét quá trình nhận đường trong văn học sau năm 1945 Thế nhưng, vẫn còn chung chung Tác giả không viết thành một bài nghiên cứu cụ thể mà chỉ là những nhận định làm nền tảng

cơ sở để nghiên cứu về một vấn đề khác

Ngoài ra ở các quyển lý luận: Văn xuôi Việt nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa của Phong Lê Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam (1945 - 1995) của Vũ Văn Sĩ cũng có đề cập đến sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ sau năm 1945 Tuy nhiên, chỉ là điểm sơ nét chứ không đi sâu bàn luận vấn đề này Việc nhận xét, đánh giá về vấn đề nhận đường trong văn học sau 1945 còn được biểu hiện trong sáng tác của các văn nghệ sĩ Đó như là những nhận định, một cách nhìn về việc nhận đường trong văn học Cũng như sự tự khẳng định về quá trình thay đổi trong

tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của chính mình Nguyễn Tuân với bài “Lột xác” đã ghi nhận lại diễn biến của một cuộc cách mạng tư tưởng giữa cái “tôi”

cá nhân trước kia và cái “tôi” cộng đồng hôm nay Nhà văn đã cho ta thấy đó

là một việc làm cực khó: “Cuộc cách mệnh nào mà chẳng mang nặng vết thương Nguyễn đã chém rất nhiều vết thương, lìa hẳn họ ra ngoài đời mới của chàng” Nguyễn Tuân thấy rằng: “Mình cũng là một con gián nõn vừa lột xác và đang lúng túng vỗ đôi cánh non vào một bản đàn mới của thời đại” Nguyễn Tuân đã cho thấy nhận đường, “lột xác” cũng là một quá trình đấu tranh cam go, gian khổ, đòi hỏi lớp văn nghệ sĩ phải biết hòa nhập, biết chấp nhận đau đớn, vức bỏ cái vỏ bọc cũ Ông đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh chính mình và cảnh tỉnh lớp nhà văn, nhà thơ, chưa tìm được hướng đi: “Cái giờ nghiêm trọng của mày đã điểm…Bây giờ hoặc không có bao giờ nữa mày phải cương quyết lấy mày ra làm lửa đốt cháy hết những phong cách cũ của tâm tưởng mày” Cuối cùng Nguyễn Tuân đã đưa ra nhận định “Người nghệ sĩ vốn còn thêm người chiến sĩ nữa” Truyện ngắn “Đôi mắt”còn là một tuyên ngôn về thái độ mới của nhà văn Nam Cao Tô Hoài trong bài viết “Người và tác phẩm Nam Cao” đã nhận xét: “Bằng cái truyện ngắn ấy, Nam Cao muốn nói với xung quanh và cả với chính mình rằng cách nhìn cũ của chúng ta nó xanh xám quá, thôi đừng tìm cách che đậy nó bằng một thói quen mòn mõi nào nhé, hãy can đảm đổi mới, chưa quen thì tập, có cộm mắt, đau người, khó chịu chi đó thì cứ gắng lên, nhất định sẽ thích hợp và có được tấm lòng tha

Trang 7

thiết” Có thể chứng minh nhận định của Tô Hoài bằng một số trích dẫn từ truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao: “Tôi khó chịu vì thấy đến tận lúc ấy mà vẫn có một số nhà văn Việt Nam dùng ngòi bút để làm những việc đê tiện thế Anh Hoàng vẫn là con người cũ, anh không chịu thay đổi”… “Anh đã quen nhìn đời và nhìn người một phía thôi… Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta càng thêm chua chát và chán nản” “Đôi mắt” của Nam Cao là một tuyên ngôn nghệ thuật, đã thể hiện rõ cuộc nhận đường của lớp văn nghệ sĩ: hướng đến cuộc sống mới, con người mới, con người nông dân mặc áo lính Thay đổi đôi mắt chính là thay đổi cách nhìn cuộc sống, từ đó thay đổi quan niệm sáng tác, khẳng định một kiểu nhà văn mới Còn Hoài Thanh trong “Dân khí miền trung” đã nêu lên sự thay đổi của bản thân cùng với lớp người như mình: “Đoàn thể đã tái tạo chúng tôi và trong bầu không khí mới của giang san, chúng tôi - những nạn nhân của thời đại chữ “tôi” hay muốn gọi là tội nhân cũng được, chúng ta thấy rằng đời sống của cá nhân không có nghĩa lý gì trong đời sống bao la của đoàn thể” Tóm lại,

có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình cũng như các nhà văn, nhà thơ đã trình bày, đánh giá về quá trình thay đổi quan niệm nghệ thuật trong lớp văn nghệ

sĩ sau 1945, nhưng hầu hết là những nhận xét, đánh giá chung hoặc một khía cạnh nào đó Nhưng nhìn chung “nhận đường” được hiểu là bước chuyển đánh dấu sự thay đổi trong tư duy quan điểm nghệ thuật của giới văn nghệ sĩ.

3. Biểu hiện “nhận đường”.

Nhận đường trước hết là sự thay đổi về cách nhìn, quan điểm, lập trường của nhà văn về cuộc sống Nếu như trước cách mạng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng nhìn cuộc sống với con mắt bế tắc, đau đớn, không đường đi tối đen như cuộc đời Chị Dậu Dưới ánh sáng lí tưởng cách mạng, họ phải thay đổi cách nhìn, cuộc sống đã thay đổi, cuộc sống phải tự tay

họ làm nên, họ phải đứng lên làm chủ cuộc sống vận mệnh của mình, đi theo cách mạng.

Thứ hai, nhận đường biểu hiện ở cái “tôi” nhà văn Nếu trước cách mạng người ta đề cao cái tôi cá nhân, cái tôi tiểu tư sản như Xuân Diệu Đôi lúc thi nhân, hăng hái tự thổi phồng mình, xem mình là tất cả:”

“Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nỗi cùng ta.

Cũng có lúc cái tôi tiểu tư sản ở Xuân Diệu cảm thấy lạnh lẽo cô quạnh:

“Hiu hắt nhỉ, bốn phương trời vò võ

Trang 8

Lạnh lùng chăng, sầu một đỉnh chon von ? ”

(Hy Mã Lạp Sơn) Thì bây giờ không thể cứ khư khư giữ cái tôi cá nhân mà phải biết hòa vào cái tôi chung của cộng đồng.

Thứ ba, thay đổi trong nghệ thuật, nghệ thuật không phải là những tác phẩm viễn vong xa thực tế, mà nghệ thuật phải phục vụ kháng chiến phục nhân dân, nghệ sĩ cũng là chiến sĩ, tác phẩm là vũ khí chiến đấu trên mặt trận ấy.

II. Cuộc đời và sự nghiệp.

Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn sống khoảng ba năm với một người cậu, có ý định tìm cách xuất dương du học Do ốm đau, ông phải trở về quê và không tìm được việc làm Sau đó có thời gian, Nam Cao dạy cho một trường tư thục ở Hà Nội, nhưng quân Nhật kéo sang chiếm đóng, trường đóng cửa, ông phải sống chật vật bằng nghề viết văn, làm gia sư Năm

1943, Nam Cao tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội Bị khủng bố, ông phải tránh về quê và tham gia Tổng khởi nghĩa (tháng 8 – 1945) ở đây Năm

1946, Nam Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ sau

đó, ông lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ ở Trung ương Năm

1950, ông tham gia chiến dịch biên giới Tháng 11/1951, trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên khu III, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích và sát hại.

Năm 1936, Nam Cao bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu,…., lúc đầu không chỉ viết truyện mà còn làm thơ, soạn kịch Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo Từ năm 1941, với Chí Phèo, nhà văn mới thật sự chứng tỏ tài năng độc đáo và xác định chắc chắn con đường nghệ thuật của mình Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội văn hóa cứu quốc Cách mạng tháng Tám, ông tham gia dành chính quyền ở phủ Lý Nhân, và được cử làm Chủ tịch xã Năm 1946, ra Hà Nội, hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc và là thư ký tòa soạn tạp chí Tiền phong của hội Sau đó trở về công

Trang 9

tác ở Ty văn hóa Hà Nam Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc, cùng phụ trách báo Cứu quốc và là Thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn Nghệ thuộc hội văn nghệ Việt Nam và là Uỷ viên tiểu ban văn nghệ Trung ương Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III Rất tiếc, nhà văn bị phục kích và hi sinh tại Hoàng Đan (Ninh Bình), khi sức sáng tạo đầy hứa hẹn.

Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học

“Mua nhà”, “Nước mắt”, “Cười” và tiểu thuyết “Sống mòn”(1944) Nhà văn mô

tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của những nhà văn nghèo, tri thức tiểu tư sản, những “Giáo khổ trường tư”, học sinh thất nghiệp…Nam Cao

đã làm nổi bật lên tấn bi kịch của họ, đó là tấn bi kịch tinh thần, là bi kịch dai dẳng của người trí thức, những người có ý thức sâu sắc về giá trị đời sống và nhân phẩm, muốn sống có hoài bão, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh đẩy đưa trở thành kẻ vũ phu, những kẻ cho mình là những người hiểu chuyện am tường nhân nghĩa để rồi chính họ lại phản đi cái quan niệm của mình như: Thứ, Hộ,… Ở đề tài về người nông dân, đáng chú ý nhất là các truyện: “Chí Phèo”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”,” Một bữa no”,” Lão Hạc”,” Một đám cưới”, “Lang Rận” ở đề tài này, Nam Cao thường nhắc đến những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu bị ức hiếp, bị lưu manh hoá … Nhà văn đã kết án sâu sắc cái Xã hội tàn bạo làm huỷ diệt cả nhân tính của những con người lương thiện Ở một số tác phẩm, Nam Cao đã thể hiện niềm xúc động trước bản chất đẹp đẽ, cao quý trong tâm hồn họ (Lão Hạc).

Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến, truyện ngắn “Đôi mắt” (1948) “Nhật ký ở rừng” (1948) và tập bút kí “Chuyện biên giới” (1950) của ông thuộc vào những sáng tác đặc sắc

Trang 10

nhất của nền văn học mới sau Cách Mạng còn rất non trẻ khi đó Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương Nam Cao là cây bút bậc thầy, ông xứng đáng được coi là một nhà văn lớn giàu sức sáng tạo của văn học Việt Nam.

3. Quan điểm sáng tác phong cách nghệ thuật.

3.1. Quan điểm sáng tác.

Quan niệm và phong cách nghệ thuật

Thời gian đầu lúc mới cầm bút, ông chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời Dần dần nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động, ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa Tác phẩm “Giăng sáng” (1942), phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng Truyện ngắn “Giăng sáng”:

“Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”.

Quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh: một tác phẩm “thật giá trị” thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc: “Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi Nó ca tụng tình thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”.

Nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo và lương tâm người cầm bút “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.

Văn chương đòi hỏi phải có lương tâm của người cầm bút: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi Nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.

Sau 1945, tham gia kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hy sinh thứ nghệ thuật cao siêu với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết Nhật ký Ở rừng (1948) - tác phẩm có giá trị của văn xuôi thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp

- thể hiện quan niệm "sống đã rồi hãy viết" và "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn Trong tác phẩm “Đôi mắt” (1948) Nam Cao đã nêu một quan điểm của mình: “Vẫn

Trang 11

giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”.

3.2. Phong cách nghệ thuật

Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần – con người bên trong của con người Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài – Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người".

- Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.

- Rất thành công trong ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm.

và cách nhìn của họ trước cuộc Cách mạng Từ đó, Đôi mắt khái quát thành hai vấn đề chính, vấn đề đôi mắt, vấn đề nhận đường hai vấn đề này có mối quan hệ với nhau, tuy liên quan chặt chẽ nhưng không phải là một, có thể xem vấn đề đôi mắt là tiền đề dẫn đến vấn đề nhận đường Trước hết cách nhìn của đôi mắt, từ cách nhìn đúng đắng đến tìm đường và nhận đường Đến lượt mình, Đôi mắt không còn là quá trình tìm đường nữa, dưới ánh sáng cách mạng, đặt biệt ảnh hưởng Đề cương văn hóa của Trường Chinh, xác định đường đi văn nghệ, nhà văn phải “nhận đường” theo Cách mạng, hòa mình vào quần chúng, sống trong quân chúng lao động, cùng họ sống chiến đấu, và sáng tác ra để phục vụ họ, bỏ đi cái tôi tiểu tư sản.

Trang 12

Đôi mắt được xem là bản tuyên ngôn nghệ thuật của lớp văn nghệ sĩ tiểu tư sản, khi đã “nhận đường” và giác ngộ Cách mạng quyết tâm đi theo và phục vụ kháng chiến Có thể nói ngoại trừ vấn đề Đôi mắt, thì tác phẩm này còn nổi bật lên một vấn đề có tính thời đại có tính bước ngoặc, đó là vấn đề nhận đường.

III. Vấn đề “nhận đường” trong Đôi Mắt

1. “Nhận đường” biểu hiện qua cách nhìn, quan điểm, lập trường của các nhân vật.

Đôi mắt truyện ngắn của Nam Cao viết năm 1948 Đây là thời điểm văn nghệ phải “nhận đường” để có quan điểm mác xít về văn nghệ “Đôi mắt”

là vấn đề cách nhìn đúng đắn để thấy được bản chất của nhân dân lao động Đôi mắt đề cập đến vấn đề lập trường, quan điểm về cách mạng về người nông dân Tác phẩm xây dựng nên hai nhân vật Độ và Hoàng có lập trường về người nông dân về kháng chiến khác chiến.

Với Hoàng có sự thống nhất trong lối sống, sinh hoạt trước cách mạng và trong kháng chiến vẫn nuôi chó dữ, ở nhà rộng tường hoa, hút thuốc

là thơm, ăn mía ướp hoa bưởi, đọc Tam quốc chí Điều đó bộc lộ bản chất ích

kỹ, lạc lõng xa rời cuộc kháng chiến của dân tộc Ở người nông dân Hoàng chỉ thấy cái ngố, cái dở, cái hạn chế của người nông dân Vợ chồng anh thi nhau

kể tội họ “Toàn là những người ngu độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện

cả Cha con, anh em ruột cũng chẳng tốt với nhau Các ông thanh niên, các bà phụ nữ mới bây giờ lại càng nhố nhăng Viết chữ quốc ngữ sai vần mà lại hay

cứ nói chuyện chính trị rối rít cả lên Mở miệng ra là thấy đề nghị, yêu cầu,…” Anh không thấy bản chất yêu nước và tinh thần hăng hái kháng chiến của họ

“Cháu vội lắm Cháu phải vác bó tre này lên Thượng để làm công tác phá hoại, cản cơ giới hóa tối tân của địch.” Đó là cách nhìn phiến diện, lạc hậu của Hoàng Không chỉ vậy Hoàng còn có thái độ hằn học, giễu cợt sự hăng hái tích cực của người nông dân trong buổi đầu kháng chiến “Nỗi khinh bỉ của anh phì

cả ra ngoài, theo cái bĩu môi dài thườn thượt Mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối.” Nhìn về cán bộ cơ sở, Hoàng cho họ là “ngố và nhăng xị”, dốt mà

Ngày đăng: 22/04/2017, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w