1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôi kể , lời kể trong dạy văn tự sự

27 657 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 188,5 KB

Nội dung

Một nhà nghiên cứu đã từng khẳng định: Tình huống truyện là nền móng của tác phẩm, nhân vật là trụ cột, lời kể là không khí, là linh hồn của tác phẩm …Bởi vậy khi phântích tác phẩm tự s

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm :Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôi kể , lời kể trong dạy văn

tự sự

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

2 LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I.1.Trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, sách Ngữ văn 11, sách Ngữ

văn 10 tác phẩm tự sự chiếm 20,0% số lượng tiết học chính khoá và học thêm ( Lớp 12 :17/47 bài chiếm 28,5 % Lớp 11: ban cơ bản 19/

123 tiết chiếm 15,5% %, ban C, D 18 /140 tiết chiếm 13,6%; Lớp 10: Ban cơ bản 19 /105 tiết chiếm 18,1 % , ban C, D: 26 tiết chiếm 18,6

%) Vì vậy, dạy, học tác phẩm tự sự trong chương trình THPT chiếm một khối lượng lớn, đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải nắm được

đặc trưng , kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự

I.2 Theo định nghĩa của sách làm văn 11-NXB GD, 2001:“ Tác phẩm tự

sự là tác phẩm kể chuyện Trong tác phẩm tự sự qua lời kể , lời tả , cuộc sống hiện lên với những nhân vật, những sự kiện ….để thể hiện tư tưởng thái độ đối với con người và xã hội” (Trang 28 ) Hay:“ Tác phẩm

tự sự là câu chuyện kể về một người nào đó, một vật gì đó, hay một sự kiện nào đó Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt tru Gắn liền với cốt truyện là hệ thống nhân vật được khắc hoạ về nhiều mặt Cốt truyện được được triển khai, nhân vật được khắc hoạ thông qua các chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng như: các sự kiện , xung đột , ngoại cảnh, nội thất, ngoại hình nhân vật, hoạt động nội tâm … Để tổ chức các chi tiết nghệ thuật , tác giả dùng lời kể để giới thiệu , giải thích , thuyết minh các sự việc sảy ra, biểu hiện cách cảm nhận, cách đánh giá của tác giả đối với sự việc”(Trang 16) Một nhà nghiên cứu đã từng

khẳng định: Tình huống truyện là nền móng của tác phẩm, nhân vật là trụ cột, lời kể là không khí, là linh hồn của tác phẩm …Bởi vậy khi phântích tác phẩm tự sự, người dạy , người học cần xác định rõ kĩ năng khai thác lời kể, ngôi kể – những mã khoá giúp người dạy, người học đi từ

những “phần chìm ” để tìm ra tư tưởng, chủ đề của tác phẩm văn học

Trang 2

Làm thế nào, chúng ta – vừa là người đọc truyện, vừa là người giảng

truyện để truyền cho HS cái cảm giác “ Uống xong lại khát” ấy.

=> Đó chính là những lí do đưa tôi đến với đề tài :“ Rèn luyện kĩ năng

sử dụng ngôi kể , lời kể trong dạy văn tự sự ”

1 MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

II.1 Mục đích của đề tài :

– Giúp người dạy văn , học văn tìm ra một hướng tiếp cận sâu hơn đối với tác phẩm tự sự trong chương trình THPT (dạy học theo đặc trung thể loại)

– Giúp học sinh tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng “ mở”- Học ít hơn nhưng tiếp cận tri thức được nhiều hơn

II.2 Nhiệm vụ nghiên cứu :

– Xác định ra được các loại ngôi kể , lời kể trong tác phẩm tự sự

– Xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôi kể

II.3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài :

– Các tác phẩm tự sự trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10,11,12 ( ban cơ bản)

– Học sinh lớp 10, 11, 12 ( khoá học 2012 – 2015)trường THPT Lam Kinh

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III.1 Nghiên cứu lý thuyết :

– Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về tác phẩm tự sự, ngôi

kể , lời kể trong tác phẩm tự sự như : “ Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử ” ; “ Từ điển tiếng Việt”

– Đọc tìm hiểu một số bài học như : “ Ngôi kể, lời kể – Ngữ văn 6”; “

luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm –Ngữ văn 8”

Trang 3

– Đọc nghiên cứu các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn

lớp 10,11,12

III.2 Nghiên cứu thực tiễn :

– Dự một số tiết dạy tác phẩm tự sự của đồng nghiệp

– Thực nghiệm hệ thống bài tập sử dụng ngôi kể, lời kể trong các giờ học của các phân môn Ngữ văn: Đọc hiểu; Tiếng Việt; Làm văn …

– Chọn 2 lớp có trình độ ngang nhau, một lớp chú ý rèn luyện năng lực

sử dụng lời kể, ngôi kể cho học sinh trong các giờ học và một lớp

không chú ý rèn luyện năng lực lời kể, ngôi kể So sánh, đối chiếu kết quả để rút ra kết luận

1 NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ.

1 NHỮNG ĐÓNG GÓP CŨNG NHƯ Ý NGHĨA LÝ LUẬNVÀ

THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.

V.1 Đối với giáo viên:

– Đề tài sẽ cung cấp một “ cẩm nang” giúp người giáo viên trong quá

trình dạy văn tự sự có thể đi từ kết cấu, cốt truyện, nhân vật – từ

những cái “ vốn như thế”, những “ phần nổi” của tác phẩm, để tìm

đến với lời kể, ngôi kể – những “ phần chìm” nằm im sau câu chữ, giúp cho giờ dạy văn sinh động, dễ đi vào lòng người Thông qua hệ thống bài tập người giáo viên sẽ phân hoá được đối tượng học sinh

Trang 4

V.2 Đối với học sinh :

– Nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng lời kể, ngôi kể trong việc chiếm lĩnh tác phẩm tự sự

– Tăng tính thực hành của học sinh

1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

I.1.Ngôi kể, lời kể là những đặc trưng quan trọng của văn tự sự

Hình thành kỹ năng trong quá trình dạy học văn tự sự cho học sinh không thể không chú ý đến những vấn đề này Học sinh phải phân biệt

được sự khác nhau trong các kiểu lời nói ( lời văn): lời kể nhân vật, lời

kể việc, lời miêu tả, bình luận, lời đối thoại Lời kể phụ thuộc vào ngôi

kể – vị trí giao tiếp khi kể chuyện Kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ

ba , sự kết hợp giữa hai ngôi, sự chuyển đổi ngôi kể để tạo nên một tình huống giao tiếp mới do thay đổi vị trí của các nhân vật giao tiếp

….đó là những năng lực cần rèn luyện cho học sinh khi dạy học văn tự

sự Nhưng để hướng đến việc rèn luyện được những năng lực ấy, cần xây dựng được một hệ thống kỹ năng, trong đó hệ thống bài tập về ngôi kể, lời kể giữ vai trò chủ đạo

Trang 5

I.2 Một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy trong chương trình Ngữ văn

có nhiều văn bản tự sự có dung lượng lớn nhưng thời lượng cho tiết dạy lại ít nên khá nhiều giáo viên lúng túng, thường phải chạy theo bài

dạy nếu không muốn “cháy giáo án“ Thế nên nhiều tiết dạy đã không

đạt được yêu cầu như mong muốn Những trăn trở trên thật đáng trân trọng bởi đối với giáo viên Ngữ văn, chúng tôi thiết nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách trọn vẹn Và cũng chính bởi sự tâm huyết ấy mà nhiều giáo viên đã cố gắng cung cấp cho học sinh thật nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm và lẽ dĩ nhiên như thế thì đã trễ lại càng trễ Nói tóm lại, giảng dạy truyện thì phải phân tích lời kể của truyện, phân tích phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Lời kể chuyện là sợi tơ dệt nên tình tiết và nhân vật dệt nên toàn bộ hình tượng Lời kể chính là ngôn ngữ nghệ thuật của truyện Phân tích lời kể của tác giả chính là thực chất, là nội dung chính của việc phân tích ngôn ngữ khi giảng truyện

– Một bộ phận giáo viên chưa thật sự nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản của phương pháp dạy tác phẩm tự sự, chưa thật sự nắm được đặc trưng của tác phẩm tự sự ( ngôi kể, lời kể…) Có người nhầm tưởng rằng trong giờ dạy đưa ra nhiều kiến thức về tác giả, tác phẩm như thế là đã giúp học sinh nắm được tốt tác phẩm, là phát huy tính tích cực của học sinh

– Tâm huyết nghề nghiệp và trách nhiệm của một bộ phận giáo viên đối với tiết học chưa nhiều Ngại sử dụng phương pháp dạy học theo đặc trung thể loại, dạy học nêu vấn đề, vì để dạy theo phương pháp này một cách đúng nghĩa đòi hỏi phải soạn bài và nghiên cứu tài liệu rất công phu, mất rất nhiều thời gian và công sức, trong giờ dạy giáo viên phải tập trung tâm lực cao mới có thể thực hiện được

– Một bộ phận đáng kể học sinh lười học hoặc học lệch không có vốn kiến thức cần thiết để cùng tham gia xây dựng bài với thầy giáo

Trang 6

– Một bộ phận học sinh ngại đọc tài liệu, ngại trả lời câu hỏi…học tập thụ động không hăng hái trong học tập

I.3 Trong không khí của công cuộc đổi mới trong công tác giảng

dạy hiện nay, một trong những điều mà mọi người đang quan tâm đó làlàm thế nào để khơi dậy tiềm lực nội tại trong mỗi học sinh trong quá trình học tập Tạo điều kiện để học sinh có thể tự học, tự tiếp cận tri thức Đây là xu hướng giáo dục tích cực đang được đặc biệt chú trọng Vậy nên, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu giúp học sinh nắm được chuẩn bị bài một cách nghiêm túc đã trở thành một công việc thật sự hữu ích cho quá trình học tập của mỗi học sinh Với môn Ngữ văn (đặc biệt đối với tác phẩm tự sự), giảng dạy truyện cần đi sâu phân tích lời

kể của truyện, phân tích phong cách ngôn ngữ của tác phẩm Bởi lời kểchuyện là sợi tơ dệt nên tình tiết và nhân vật, dệt nên toàn bộ hình tượng Yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bởi lẽ để tiếp cận một tác phẩm văn học cần phải hội tụ nhiều kĩ năng, phải có sự tiếp cận bề mặt văn bản trên cơ sở đó cảm nhận những giá trị thẫm mĩ ẩn chứa sau từng con chữ Việc học sinh nắm vững lý thuyết ngôi kể, lời kể là

đã làm tốt công việc tiếp cận bề mặt văn bản Đây có thể nói là yếu tố

“nền” để khi lên lớp kết hợp với những tri thức của giáo viên cung cấp,

học sinh sẽ có một cái nhìn tương đối trọn vẹn về tác phẩm văn học được học (ở mức độ phổ thông)

Cũng từ thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả giờ dạy, học Văn nói chung, giừo dạy tác phẩm tự sự nói riêng, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp tìm ra một số biện pháp phù hợp để giải quyếtthực trạng trên

1 GIẢI PHÁP

2 1.Nắm vững lý thuyết quan niệm về ngôi kể và cách

sử dụng ngôi kể trong văn tự sự ( Đối với giáo viên)

1.1.Quan niệm về ngôi kể

Trang 7

Khái niệm “Ngôi” được hiểu là:” Phạm trù ngữ pháp gắn liền với các loại từ như đại từ, động từ, biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiế ; là người nói hay người nghe hay người hoặc vật được nói đến “ Tôi , mày, nó” là ba đại từ trỏ ba ngôi trong tiếng Việt”

Sách Ngữ văn lớp 6 tập 1 định nghĩa:“ Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện Khi người kể xưng “ tôi” thì đó là kể theo ngôi thứ nhất Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng , kể như “ Người ta kể , thì gọi là ngôi thứ ba”

Trong lý luận tự sự hiện đại nói chung , người ta không nói tới ngôi kể

như: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba( số ít , số nhiều), mà nói

tới điểm nhìn, người kể biết hết, người kể hạn chế, với một sự phân loạirất cụ thể Trong chương trình tập làm văn THPT việc đặt ra ngôi kể là cần thiết, phù hợp với sự nhận thức của học sinh

Theo quan niệm của lý thuyết về hội thoại, một hoạt động hội thoại bao giờ cũng có ba ngôi tham dự: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ

ba Trong đó , ngôi thứ nhất là người nói ( người phát thông tin) ; Ngôi

thứ hai là người nghe ( người nhận thông tin ) ; Ngôi thứ ba là hiện thực

được nói tới, là vật quy chiếu “ Bản thân chức năng của đại từ xưng hô

ngôi thứ nhất (tôi); ngôi thứ hai (mày) ; ngôi thứ ba (nó) cũng chỉ ra

đều đó Nhưng chỉ có ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba có chức năng xưng

hô – chức năng tham dự giao tiếp Còn ngôi thứ hai không có chức năng này

1.2.Ngôi thứ nhất trong bài văn tự sự

Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện Khi

người kể xưng “tôi”-đó là cách kể theo ngôi thứ nhất Khi kể chuyện

theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi, em, chúng tôi , chúng em….Cách

kể này mang màu sắc tâm tình, dễ bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của người

kể Do đó , giọng kể được sử dụng trong ngôi thứ nhất là giọng điệu trữtình, tạo cho người đọc cảm giác thân thiết gần gũi

Kể theo ngôi thứ nhất là hình thức kể ra đời khá muộn, khi ý thức về con người cá nhân xuất hiện Ngôi thứ nhất là vị trí của người kể cho

Trang 8

phép kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm một cách công khai, cho nên mặc dù lời kể thân mật, gần gũi , mang màu sắc cá nhân nhưng lại bị hạn chế trong tầm nhìn và hiểu biết của một người Vì thế, người kể chuyện không thể đi sâu vào tâm tình, ý nghĩ của các nhân vật khác nếu họ không tự nói ra, không kể được những gì

mà tôi không chứng kiến, không biết

Có hai loại ngôi kể thứ nhất :

+ Ngôi thứ nhất của các giả đứng ra kể chuyện về mình hoặc chuyện

mình biết ( thường là nhật ký , hồi ký của các nhà văn , nhà thơ ) Ví dụ

: “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”

+ Và ngôi thứ nhất của một nhân vật hư cấu cũng xưng tôi nhưng là nhân vật do nhà văn xây dựng nên để gửi gắm ý đồ nghệ thuật của

mình Trong Dế Mèn phiêu lưu ký”, Dế Mèn là nhân vật do nhà văn hư

cấu đứng ra kể chuyện về cuộc phiêu lưu của mình Trong Lão Hạc, ông

giáo, người hàng xóm của lão Hạc đứng ra kể đoạn cuối về cuộc đời và

cái chết thương tâm của lão Trong “ Mảnh trăng cuối rừng – Văn học

12, tập 1 ”, tác giả sử dụng lối trần thuật qua lời kể của một nhân vật trong truyện – nhân vật Lãm Cách kể ngôi thứ nhất về người yêu của mình dưới dạng hồi tưởng rất phù hợp với chủ đề và màu sắc trữ tình của truyện Vì thế giọng kể ở đây không mang nét ngang tàng, tinh nghịch như ta thường thấy ở các anh lính lái xe trẻ, mà giọng kể ở đây xúc động, trầm tĩnh, đậm chất suy tư

1.3.Ngôi thứ ba trong bài văn tự sự

Kể theo ngôi thứ ba là ngôi kể rất cổ xa, được hiểu như là “người

ta kể” , như là sự việc tự nó kể Đó là cách kể trong thần thoại , truyền

thuyết , cổ tích , truyện cười … Người ta kể theo kí ức và kiến thức cộng đồng , thường gọi nhân vật theo tên gọi của chúng Về sau, ngôi

thứ ba trở thành hình thức giấu mình đi mặc dù “giấu mình đi” nhưng

người kể có mặt ở khắp mọi nơi trong văn bản , biết hết từ bề ngoài đến ý nghĩ thầm kín của nhân vật Cách kể này, người kể chuyện

Trang 9

không xưng tôi nhưng kín đáo gọi nhân vật theo ngôi thứ ba

“nó”, “chúng nó”, gọi tên nhân vật, sự vật theo nhận xét của mình Truyện Làng – Kim Lân kể theo ngôi thứ ba Nghĩa là, khi sử dụng cách

kể này bao giờ cũng có hình ảnh người kể chuyện đứng sau các sự vật Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra những nhận xét, đánh giá về những điều được kể Kể theo ngôi thứ ba, câu chuyện có tính khách quan hơn, phạm vi phán ánh hiện thực rộng hơn

so với cách kể ngôi thứ nhất Ví dụ : Đoạn văn mở đầu tác phẩm “ Vợ

chồng A Phủ– Văn học 12, tập 1”: “ Ai ở xa về , có việc vào nhà thống lí

Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng

đá trước cửa , cạnh tàu ngựa Lúc nào cũng vậy , dù quay sợi , thái cỏ ngựa , dệt vải , chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên , cô ấy cũng

cúi mặt , mặt buồn rười rượi” “ Vợ chồng A Phủ” mở đầu như thế, một

sự mở đầu xứng đáng với giọng kể đẹp như ru Thế giới Tây Bắc đã được mở ra, xa xăm, kì diệu, trên cả ý nghĩa và nhạc điệu của lời văn Một thế giới không phải cổ tích mà như cổ tích , một thế giới hứa hẹn rất nhiều gợi cảm , qua một bức chân dung người phụ nữ buồn

Sự hiểu biết về ngôi thứ ba, về người kể chuyện trong văn tự sự có vai

trò rất lớn trong việc “giải mã” các tác phẩm tự sự Ngôi thứ ba có liên

quan trực tiếp đến người kể chuyện, có vai trò dẫn dắt người đọc khámphá câu chuyện : giới thiệu nhân vật và sự việc, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét , đánh giá về nhân vật và những điều được kể…

1.4.Sự chuyển đổi ngôi kể trong văn tự sự

Rèn luyện năng lực nhận biết và sử dụng ngôi thứ nhất hay ngôi thứ batrong kể chuyện là điều quan trọng đối với HS ở THPT Tuy nhiên, một trong các biện pháp nghệ thuật để tạo nên sức hấp dẫn của câu

chuyện là phải phối hợp cả hai ngôi kể hoặc thay đổi ngôi kể để tạo nên một phiên bản mới cho một câu chuyện đã biết Cũng có thể câu chuyện kể theo ngôi thứ ba nhưng khi tả người, tả cảnh lại nhìn nhận

Trang 10

theo cách nhìn của một nhân vật trong truyện ( có thể là nhân vật

chính hoặc nhân vật phản diện ) Ví dụ: Trong truyện Lão Hạc , toàn

bộ câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất – lời ông giáo Nhưng khi tả cảnh bắt con chó lại được kể theo lời lão Hạc với một tâm trạng đau đớn , dằn vặt Tác giả đã phối hợp cả hai ngôi kể, tạo sự thay đổi điểm nhìn của người kể chuyện với sự đan xen của hai ngôi kể như thế, câuchuyện về lão Hạc – điển hình cho số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám đã gây nhiều xúc cảm và ấn tượng hơn cho người đọc

Một câu chuyện cũ có thể kể lại theo một ngôi kể mới đó là sự chuyển đổi ngôi kể Tuy nhiên, sự thay đổi ngôi kể cần phải tuân thủ các

nguyên tắc sau:

+ Khi chuyển đổi ngôi kể cần phải có sự thay đổi ngôn từ của nhân

vật ( nhất là đại từ xưng hô) cho phù hợp với quan hệ mới của câu

chuyện Người kể phải sắp xếp lại các chi tiết, xác định cảnh, tình huống cần lướt qua hay tả lại … cho phù hợp với ngôi kể mới của câu chuyện

+ Sự chuyển đổi ngôi kể không được làm thay đổi ý nghĩa và nội dung câu chuyện Nếu phá vỡ nguyên tắc này thì không còn là cách kể

chuyện theo một ngôi kể mới mà là sự sáng tạo một câu chuyện hoàn toàn khác

=> Vì vậy , để thực hiện tốt nhất sự chuyển đổi ngôi kể, người kể phải

có sự nhập vai Muốn thế, cần phải có sự xác định vai mới trong câu chuyện có mối quan hệ với các vai khác trong câu chuyện như thế nào.Cần phải có sự điều chỉnh không gian, thời gian và lời kể khi thay đổi theo ngôi kể Bởi vì, khi thay đổi theo ngôi kể buộc phải thay đổi lời kể

để phù hợp với nhân vật

II.2 Rèn luyện cách sử dụng ngôi kể trong quá trình dạy văn

tự sự

Trang 11

2.1 GV và HS cần phải nắm vững những lý thuyết về ngôi

kể , lời kể

Lý thuyết không phải là mục đích cuối cùng của làm văn nhưng đó lại

là cơ sở để rèn luyện kỹ năng làm văn , là cái đích cuối cùng của việc rèn luyện Thực hành- luyện tập là mục đích cuối cùng của việc dạy văn tự sự nhưng không vì thế mà lược bỏ đi những lý thuyết định

hướng Việc xem nhẹ lý thuyết về văn tự sự sẽ gây những hiệu quả khólường truớc ở những bước đi sau này Không nắm vững lý thuyết , không có lý thuyết định hướng, học sinh sẽ rơi vào tình trạng nói, viết tuỳ tiện Lý thuyết về ngôi kể chính là những vấn đề cơ bản mà tôi đã

đề cập một cách khái quát ở phần trên

2.2 Xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôi kể:

Bài tập sử dụng ngôi kể khá phong phú tuy nhiên có thể sử dụng ngôi

kể theo các hình thức sau :

* Bài tập kể chuyện theo ngôi thứ nhất Ví dụ: Kể lại một ấn tượng

sâu sắc về giờ học đầu tiên ở trường THPT ( bài viết số 1 lớp 10)

*Bài tập kể chuyện theo ngôi thứ ba Ví dụ: Viết một đoạn văn

ngắn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện An Dương

Vương – Mỵ Châu và Trọng Thuỷ

* Bài tập chuyển ngôi thứ ba thành ngôi thứ nhất Ví dụ: Kể lại

truyện An Dương Vương – Mỵ Châu và Trọng Thuỷ bằng lời kể của em

*Bài tập chuyển ngôi thứ nhất thành ngôi thứ ba Ví dụ: Chuyển

đổi câu chuyện Dế Mèn kể về giây phút của Dế Choắt trong đoạn văn

sau đây thành ngôi thứ ba “ Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp Thấy thế tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng dầu Choắt lên mà than rằng “ Nào tôi đâu biết cơ sự nông nỗi này ! Tôi hối lắm ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi Tôi biết làm thế nào bây giờ ? … Thế rồi Dế Choắt tắt thở Tôi thương lắm Vừa thươn , vừa ăn năn tội mình giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi

Trang 12

Choắt việc gì Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum Tôi đắp thành nấm mộ to Tôi đứng lặng hồi lâu , nghĩ về bài

học đường đời đầu tiên

* Bài tập kết hợp cả hai ngôi Ví dụ: Kể lại chuyện Tấm Cám bằng lời kể của Tấm ( lời Cám , lời mụ dì ghẻ ).

*Bài tập phân tích – phát hiện và chữa lỗi về sử dụng ngôi kể.Ví

dụ: Một đoạn trích trong Những ngôi sao xa xôi ( Ngữ văn 9- tập hai )

, được HS chép lại như sau : “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom, đất rắn Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom Một tiếng động sắc đến gai ngườ , cắn vào

da thịt cô gái Cô rùng mình và bỗng thấy tại sao mình quá chậm Nhanh lên một tý Vỏ quả bom nóng Một dấu hiệu chẳng lành Hoặc

là nóng từ bên trong quả bom Hoặc là trời nung nóng …”

Đoạn trích trên kể về việc gì ? Có sai sót gì trong việc sử dụng ngôi

kể ? Chữa lại đoạn văn trên sao cho phù hợp ngôn ngữ trần thuật trongtác phẩm

III VẬN DỤNG CÁCH SỬ DỤNG NGÔI KỂ, LỜIKỂ MỘT CÁCH LINH HOẠT, PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY.

III.1 Vận dụng cách sử dụng ngôi kể và hệ thống bài tập kĩ năng sử dụng ngôi kể, lời kể một cách linh hoạt, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học:

Việc xây dựng hệ thống bài tập chỉ mới là bước đầu Điều quan trọng làphải vận dụng hệ thống bài tập một cách linh hoạt và sáng tạo Cần xác định rõ mức độ của từng loại bài tập để có hướng vận dụng sao chophù hợp với từng giai đoạn, từng lớp, đồng thời cũng phân hoá được đốitượng học sinh Ví dụ: Có thể vận dụng hệ thống bài tập này trong giờ thực hành, đặc biệt là các tiết kiểm tra 1 tiết, 2 tiết, bài viết ở nhà, bài viết trên lớp

Trang 13

Hệ thống bài tập này cũng có thể được áp dụng trong các giờ tiếng Việt, Dạy các tiết học về từ ngữ, phân tích câu, luyện viết đoạn văn … đều có thể tích hợp những tri thức về sử dụng ngôi kể, lời kể.

Hệ thống bài tập về ngôi kể, lời kể cũng có thể vận dụng trong giờ đọc hiểu văn bản Một văn bản, một câu chuyện bao gờ cũng được kể lại bằng một điểm nhìn nào đó, tức là phải dưa vào một ngôi kể nhất định.Chọn ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba đều xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của nhà văn Vì vậy , khi hướng dẫn HS đọc hiểu các văn bản trong chương trình Ngữ văn Vì vậy có thể cho học sinh nhận diện và phân tích giá trị cách sử dụng ngôi kể

III.2 Vận dụng cách sử dụng ngôi kể và hệ thống bài tập kĩ năng sử dụng ngôi kể, lời kể khi dạy tác phẩm Chí Phèo( Tiết

52, 53, 54 lớp 11 ban cơ bản)

Khi dạy tác phẩm Chí Phèo –Ngữ văn 11, giáo viên có thể ra bài tập

yêu cầu học sinh xác định ngôi kể, đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của

Nam Cao qua đoạn văn mở đầu tác phẩm : “ Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế , cứ rượu xong là hắn chửi Bắt đầu hắn chửi trời Có hề

gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời Thế cũng chẳng sa : đời là của tất cả nhưng cũng chẳng là ai Tức mình , hắn chửi ngay tất

cả làng Vũ Đại Nhưng làng Vũ đại ai cũng tự nhủ : “ Chắc nó trừ mình ra” Không ai lên tiếng cả Tức thật! Tức thật! Ờ thế này thì tức thật ! Tức chết được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn , nhưng cũng không ai ra điều Mẹ khiếp! Thế có phí rược không? Thế thì có khổ hắn không? …” Nam Cao là một trong những

đại biểu xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại Nói đến Nam Cao là nói đến một bậc thầy truyện ngắn Nam Cao đã sáng tạo ra mộtcách viết mới mà tài năng kể chuyện, miêu tả tâm lí, hành vi chân dung … của nhân vật đã trở thành những kiểu mẫu của văn xuôi hiện đại

Ngày đăng: 22/04/2017, 21:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w