QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
Dự đoán xu hướng kinh tế
toàn cầu
Chiến lược kinh doanh
quốc tế
Trang 3Quá trình toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả
các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo
ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc
gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu.
Quá trình toàn cầu hóa: Đề cập đến mức độ chuyển dịch
mậu dịch và đầu tư, thông tin, các ý tưởng văn hóa xã hội, và hoạt động chính trị giữa các quốc gia
Bắt đầu nổi lên từ thập niên 1970s
Các quốc gia, các tổ chức và con người ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau vì họ chịu tác động bởi cùng những yếu tố trong môi trường toàn cầu Thế giới-“ngôi làng toàn cầu”.
Trang 4Nguyên nhân toàn cầu hóa
Sự phân bố tài nguyên không đều giữa các quốc gia
Sự dịch chuyển tư bản của các nhà đầu tư (vốn)
Nguồn vốn con người hay nhân lực: Dòng chảy nhân lực dựa trên
quá trình di dân, nhập cư và xuất cư.
Nguồn vốn tài chính: Dòng chảy tiền xuyên suốt thị trường thông
qua đầu tư, tín dụng, cho thuê và hỗ trợ tài chính ở nước ngoài.
Nguồn tài nguyên: Dòng chảy của nguồn tài nguyên thiên nhiên và
bán thành phẩm giữa các quốc gia và công ty như sắt thép, khoáng sản, gỗ, năng lượng, thực phẩm, bộ vi xử lý và các cấu kiện.
Nguồn vốn chính trị: Dòng chảy quyền lực và ảnh hưởng trên toàn
thế giới thông qua hoạt động ngoại giao, thuyết phục, chống đối và thậm chí vũ lực để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Nhiều vấn đề mới có tính toàn cầu: Biến đổi khí hậu, chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố…
Trang 5Xu hướng của nền kinh tế toàn cầu
Trang 6Chỉ số xếp hạng toàn cầu hóa của 6 quốc gia
Tốc độ toàn cầu hóa về kinh tế đã chậm lại,
nhưng về văn hóa xã hội và chính trị vẫn tiếptục tăng
Trang 7Thế nào là môi trường toàn cầu?
Công ty đa quốc gia
Là tổ chức hoạt động và cạnh tranh tại nhiều quốc gia
Một phần rất lớn doanh số được tạo ra từ thị trường nước ngoài (thường 25%) được gọi là công ty toàn cầu, không biên giới, xuyên quốc gia, đa quốc gia-MNCs (Multinnational
Các loại đa quốc gia
Định hướng vị tộc/vị chủng: hướng vào nội địa
Định hướng đa cực
Định hướng toàn cầu
Môi trường toàn cầu
Tập hợp những yếu tố và điều kiện trên toàn cầu xảy ra bên ngoài phạm vi tổ chức nhưng lại ảnh hưởng đến năng lực của nhà quản trị nhằm thu hút, sử dụng nguồn lực và cách thức vận hành tổ chức
Sự biến đổi của môi trường
Tạo ra cơ hội & đe dọa
Không chắc chắn cao và khó dự đoán
Sự khan hiếm nguồn lực của môi trường
Trang 8Phát triển tư duy toàn cầu
Tư duy toàn cầu: Được định nghĩa như là năng lực của nhà quản
trị trong việc đánh giá và tác động vào cá nhân, nhóm, tổ chức, và các hệ thống khác biệt nhau ở các đặc trưng về văn hóa, xã hội, chính trị, thể chế, tri thức, và tâm lý.
Người có năng lực tư duy toàn cầu:
Có khả năng cảm nhận và ứng phó với nhiều bối cảnh khác biệt nhau đồng thời
Tư duy mở, không chỉ bám vào nội địa, không nhìn nhận vấn đề chủ quan theo quan điểm cá nhân
Có thể giải quyết vấn đề mang tính mơ hồ, phức tạp mà không quá tải hay chán nản
Để phát triển tư duy toàn cầu
Cần thu thập thông tin, hiểu biết về con người và các nền văn hóa
Biết tôn trọng sự khác biệt và ứng xử phù hợp với từng nền văn hóa
Tương tác, trải nghiệm với những người từ nền văn hóa khác nhau
Trang 9các phương diện
của tư duy toàn cầu
Tư duy toàn cầu
Phương diện nhận thức
Phương diện tâm lý
Phương diện xã hội
Trang 10Làn sóng chống toàn cầu hóaQuy mô, sức mạnh của các công ty đa quốc gia, và sự gia tăng các thỏa
thuận tự do mậu dịch dẫn đến bùng nổ dư luận chống lại toàn cầu hóa
Theo Fortune: Có 68% người mỹ nói rằng các quốc gia khác được hưởng lợi lớn từ tự do mậu dịch
Theo Wall Street: Có 53% người Mỹ tin rằng tự do mậu dịch suy cho cùng đã làm tổn thương đến nền kinh tế Mỹ
Cảm nhận tương tự cũng xẩy ra ở Đức, Pháp, Ấn độ
Làn sóng phản đối đòi hỏi vấn đề đạo đức trong kinh doanh
Người dân Mỹ mất việc làm do các công ty Mỹ mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài
Người tiêu dùng Mỹ cho rằng họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn để duy trì việc làm
Tình trạng bóc lột người lao động của các nhà thầu và cung ứng ở nước ngoài: tăng giờ làm, điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe
Nhà kinh doanh lại khảng định lợi ích kinh tế từ toàn cầu hóa sẽ trở lại
Hoa Kỳ: giá hàng hóa rẻ hơn, thị trường được mở rộng, lợi nhuận thu được sẽ tài trợ cho hoạt động đổi mới
Trang 11Kinh doanh phục vụ
tầng đáy của kim tự tháp kinh tế
Các công ty đa quốc gia có những nguồn lực cần thiết để làm điều tốt cho thế giới
Phục vụ tầng đáy của kim tự tháp (BOP): Đề xuất các công ty
đa quốc gia có thể tham gia xóa bỏ nghèo đói và các yếu kém xã hội đồng thời với việc tạo ra lợi nhuận đáng kể bằng cách bán hàng cho những người nghèo nhất trên thế giới
Có 4 tỷ người thuộc tầng đáy của kim tự tháp kinh tế thể giới với thu nhập thấp hơn 1.500 USD/năm, 1 tỷ người dưới 1USD/ngày
Người nghèo không được phục vụ bởi các công ty đa quốc gia, vì sản phẩm của những công ty này quá đắt và không phù hợp với nhu cầu của họ
Chiến lược kinh doanh phục vụ tầng đáy kim tự tháp: Cách
tiếp cận kết hợp cả kinh doanh với trách nhiệm xã hội
Nhiều công ty đang chấp nhận chiến lược phục vụ tầng đáy kim tự tháp: P&G, Unilever
Trang 12KHỞI SỰ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đầu tư mới
Xuất khẩu
Cấp phép
Nhượng quyền
Liên minh (liên doanh)
Mua lại doanh nghiệp
Chi phí để xâm nhập thị trường quốc tế
(Cam kết về nguồn lực)Cao
Thuê ngoài (Outsourcing)
Đầu tư trực tiếp
Cho Thuê
Tham gia sở hữu & Mức độ phức tạp
Trang 13xuất khẩu
Xuất khẩu: Duy trì hệ thống máy móc thiết bị của
công ty ngay tại quốc gia của mình để sản xuất và tiến
hành bán sản phẩm, dịch vụ ra thị trường nước ngoài
Thường gặp nhiều vấn đề liên quan đến khoảng cách vận chuyển, sự kiểm soát của chính phủ, tỷ giá hối đoái và khác biệt về văn hóa
Ít có tốn kém về chi phí
Trang 14Thuê ngoài hay đặt hàng (Outsuorcing)
Thuê ngoài/đặt hàng: là hình thức hợp đồng với công ty khác,
thường là các công ty có mức chi phí thấp hơn ở nước ngoài thực hiện một số hoạt động mà trước đây công ty tự thực hiện như: Sản xuất, marketing, chăm sóc khách hàng…
VD: Công ty tại Hoa Kỳ có đặt hàng kiểm toán tại Trung Quốc, hoặc
các công ty dược phẩm đã thuê phần lớn nghiên cứu giai đoạn đầu về hóa học tại phòng thí nghiệm rẻ tiền tại Trung Quốc và Ấn Độ Hiện tại Dell đang thuê 15000 đại diện chăm sóc khách hàng tại Ấn Độ
Thường thuê ở những quốc gia có nguồn lực cung ứng và lao động rẻ nhằm cắt giảm chi phí.
Chi phí intenet và viễn thông giảm đã hỗ trợ cho thuê ngoài
Có thể dẫn đến lộ bí mật của công ty
Trang 15© 2016 Cengage Learning All Rights Reserved May not be scanned, copied or duplicated, or posted to a publicly accessible website, in whole or in part.
Cho thuê/cấp phép
Cho thuê/cấp phép: Một hãng (nhà cấp phép, cho thuê)
ở một quốc gia cho phép các hãng nội địa hay nước
ngoài (người nhận cấp phép, đi thuê) sử dụng các quyền khai thác một quy trình sản xuất, một nhãn hiệu, một
sáng chế hay bí quyết kinh doanh có giá trị thương mại, đổi lại người nhận cấp phép phải trả các khoản phí hoặc
một số quyền lợi đặc biệt nào đó cho nhà cấp phép
Người đi thuê được sản xuất và bán sản phẩm hay dịch vụ tương tự với những gì người cho thuê đã và đang sản xuất, trong khi vẫn giữ được tên riêng về công ty của mình
Giúp người cho thuê dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế với chi phí thấp, nhưng nó hạn chế công ty trong việc tham gia và kiểm soát thị trường tại đó
Trang 16Cho thuê
(Nhượng quyền kinh doanh)
Nhượng quyền kinh doanh: Người nhận nhượng
quyền mua chọn gói các loại vật liệu và dịch vụ, bao gồm thiết bị, sản phẩm, các thành phần của sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, quyền sử dụng tên thương hiệu, dịch vụ tư vấn quản trị và hệ thống điều hành được
Trang 17Đầu tư trực tiếp
( liên doanh – Hợp tác kinh doanh)
Liên doanh: Bao gồm việc đạt được các thỏa thuận với
các tổ chức khác về việc đóng góp các nguồn lực tài
chính, máy móc và nhân lực để cùng đạt được mục tiêu
chung
Chia sẻ chi phí và rủi ro với một công ty khác (tại nước khách) trong việc phát triển sảm phẩm mới, xây dựng nhà máy hay hệ thống phân phối
Xúc tiến nhanh hơn, rẻ hơn và ít rủi ro nhất để bước vào cuộc chơi toàn cầu
Môi trường kinh doanh quốc tế phức tạp ngày nay đòi hỏi các nhà quản trị của nhiều công ty phát triển những mạng lưới liên minh: Tập hợp các đối tác kinh doanh từ nhiều công ty thuộc nhiều quốc gia
Trang 18Nguyên nhân hình thành liên minh và liên doanh
ngành kỹ nghệ có tốc độ tăng trưởng cao trên toàn cầu
Trang 19Đầu tư trực tiếp 100% vốn
Mua lại doanh nghiệp: Hình thức bỏ tiền mua lại toàn bộ cơ sở
kinh doanh sẵn có ở nước ngoài
Kiểm soát hoàn toàn, rút ngắn kênh phân phối, tiết kiệm chi phí vận chuyển và tồn kho
Các nhà quản trị địa phương cũng am hiểu tốt hơn về kinh tế, văn hóa, chính trị nước sở tại
Đầu tư mới hoàn toàn: Công ty trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở
kinh doanh mới từ đầu ở nước ngoài (bắt đầu từ số không).
Thuận lợi: Chi nhánh kinh doanh sẽ làm theo đúng những gì họ mong
muốn khi hình thành và có khả năng sinh lợi cao
Trang 20CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
Chiến lược đa thị trường nội địa/Multidomestic strategy:
Chiến lược này liên quan đến việc tổ chức thực hiện điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ phù hợp điều kiện ở mỗi
quốc gia hay từng vùng lãnh thổ riêng biệt
Chiến lược toàn cầu: Triển khai hoạt động kinh doanh
thống nhất trên toàn cầu
Nhấn mạnh tính ổn định toàn cầu, tiêu chuẩn hoá và chi phí thấp tương đối
Chi nhánh ở các quốc gia khác nhau của công ty có tính độc lập cao về mục tiêu và cách thức hành động
Các nhà quản trị cấp cao tập trung vào việc phối hợp và hỗ trợ hoạt động cho các đơn vị trên toàn thế giới
Xem khách hàng ở các quốc gia có nhu cầu về cơ bản là giống nhau, hãng không cần điều chỉnh qúa trình sản xuất và hoạt động bán
hàng khi hoạt động trong môi trường quốc tế.
Trang 21MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
Quản trị quốc tế: Thể hiện quản trị các hoạt động kinh
doanh của các tổ chức được tiến hành trên phạm vi nhiều hơn một quốc gia
Các công việc cơ bản của quản trị kinh doanh: Tài trợ, sản xuất và phân phối hàng hóa hay dịch vụ không có thay đổi đáng kể khi giao dịch xuyên quốc gia
Nhà quản trị cũng thực hiện các chức năng cơ bản của quản trị: P.O.L.C, nhưng sẽ trải nghiệm với những khó khăn và rủi ro hơn
Các yếu tố cơ bản của môi trường quốc tế:
N
Trang 22•Thị trường sản phẩm•Các nguồn lực
•Thu nhập bình quân•Các bối cảnh kinh tế
Chính trị-P.luật
•Rủi ro chính trị
•Can thiệp của nhà nước•Thuế quan, hạn ngạch•Khủng bố
•Bất ổn chính trị•Luật và quy định
Văn hóa – xã hội
•Các giá trị xã hội, niềm tin•Ngôn ngữ
•Tôn giáo
•Nhân khẩu học
•Tình trạng giáo dục, mù chữ•Định hướng theo thời gian
Tổ chức
Trang 23Môi trường toàn cầu
Hình 4.3
Trang 24Sự phát triển của mậu dịch tự do
Học thuyết mậu dịch tự do: Quan điểm mỗi quốc gia chuyên
môn hóa trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà nó có thể sản xuất hiệu quả nhất sẽ đảm bảo việc sử dụng tốt nhất các
nguồn lực toàn cầu.
Xóa bỏ rào cản thương mại, tự do trao đổi giữa các quốc gia
Trang 25GATT – Hiệp ước chung
về thương mại và thuế quan
GATT: Các nước đồng thuận về tập hợp các quy định để
chống việc phân biệt trong mậu dịch, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, đàm phán khi có bất đồng và tham gia của các quốc gia kém phát triển trong thương mại quốc tế
Thành lập 1947, ban đầu 23 quốc gia
Đã bảo trợ cho 8 vòng đàm phán để gỡ bỏ giới hạn mậu dịch
Vòng đàm phán Uruguay 1986-1994 thu hút 125 quốc gia, tiến hành cắt giảm thuế quan ở mức 30% so với trước đây và kêu gọi thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 1995
Trang 26WTO – Tổ chức thương mại thế giới
WTO như là một định chế thường trực toàn cầu, thực
hiện giám sát thương mại quốc tế và có thẩm quyền pháp lý để giải quyết tranh chấp song phương liên quan đến 400 vấn đề thương mại quốc tế.
Trang 27EU – Liên minh Châu Âu
EU được thành lập từ năm 1957 để cải thiện kinh tế, xã hội
giữa các nước thành viện
đến 2004 kết nạp thêm 10 nước Đông và Trung Âu, năm 2016 nước Anh rút khỏi EU
phép con người, hàng hóa và dịch vụ được tự do trong khu vực, giúp các công ty tăng trưởng hơn về quy mô và hiệu quả trong phạm vi EU để cạnh tranh với thị trường Hoa Kỳ
tệ chung (euro)
Trang 28NAFTA – Hiệp ước
mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NAFTA có hiệu lực từ 1/1/1994 nhằm hợp nhất Hoa Kỳ,
Canada, và Mexico thành một thị trường duy nhất
thuế quan trong những lĩnh vực chủ yếu trong vòng 15 năm
và mở rộng công việc cho cả ba quốc gia, đảm bảo cho các công ty cạnh tranh hiệu quả với đổi thủ Châu Á và Châu Âu
Canada đã tăng gấp 3 lần, nhiều doanh nghiệp nhỏ có cơ hội bước chân vào thị trường quốc tế
Trang 29AFTA – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AFTA: Hiệp định này là thực hiện việc cắt giảm và xóa
bỏ thuế quan theo một lộ trình chung có tính đến sự khác biệt về trình độ phát triển và thời hạn tham gia của các nước thành viên.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) thành lâp 8/1967 Việt Nam gia nhập 1995 Hiện có 11 thành viên
Trên cơ sở Hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT), tại hội nghị cấp cao Asean IV năm 1992 AFTA được thành lập
Năm 2018 dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan trong khối Asean
Trang 30TPP – Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
TPP: là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia
với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ
xuất nhập khẩu , và dòng chảy vốn giữa các nước thành viên Thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…
Năm 2005 Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký hiệp định thương mại tự do (FTA) gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Đến 9/2008 Mỹ tham gia TPP, nhưng không phải “gia nhập” vào TPP cũ mà đàm phán hiệp định FTA hoàn toàn mới, nhưng vẫn gọi là Hiệp định TPP Sau đó, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia Hiện có 12 thành viên, ngoài ra Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP.
Khởi động từ 3/2010, đàm phán TPP đã trải qua 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ.
Trang 31The Nations of the European Union
Trang 32Hết chương
Trang 33Rank Orderings of Ten Countries Along Four Dimensions of National Value Systems
Trang 34Examples of Country Rankings on Selected GLOBE Value Dimensions
Trang 354.9 High-Context and Low-Context Cultures