Sâu răng hiện nay vẫn là vấn đề chủ yếu trong các vấn đề về sức khoẻrăng miệng ở hầu hết tất cả các nước, ảnh hưởng tới 60-90% học sinh và gầnnhư 100% ở người lớn.. Được khám vàkiểm tra
Trang 1VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT
BÙI MAI HƯƠNG
THùC TR¹NG Vµ MéT Sè YÕU Tè NGUY C¥ S¢U R¡NG CñA TRÎ EM T¹I TR¦êNG TIÓU HäC BÕ V¡N §µN N¡M HäC 2015-2016
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 - 2016
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS TRỊNH THỊ THÁI HÀ
HÀ NỘI – 2016
Trang 2Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu từ các thầy cô giáo, các đơn vị và bạn bè đồng khoá
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn PGS TS Trịnh Thị Thái Hà người đã luôn tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu, phòng đào tạo Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, bộ môn Răng Trẻ Em trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Các thầy cô trong bộ môn Răng trẻ em PGS TS Võ Trương Như Ngọc, bộ môn Điều trị TS Nguyễn Thị Châu, cô Vũ Thị Quỳnh Hà đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện khoá luận
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo tại trường tiểu học Bế Văn Đàn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cảm ơn sự giúp đỡ vô tư của các anh chị đi trước, các bạn sinh viên lớp Y6R những người đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Bùi Mai Hương
Trang 3- Hội đồng chấm thi khóa luận tốt nghiệp năm 2015-2016
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Tôi xin cam đoan những kết quả trong khóa luận này do chúng tôi tiếnhành một cách nghiêm túc và khách quan dựa trên những số liệu thu thậpđược tại trung tâm Hữu Nghị
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong các công trình khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm vềnhững số liệu và kết quả trong khóa luận này
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Bùi Mai Hương
Trang 4ICDAS International Caries Detection and Asessement System
K-A-P Knowledge-Attitude-Pratice
SMT Sâu – Mất – Trám
WHO World Health Organization
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Tổng quan giải phẫu răng và vùng quanh răng 3
1.1.1 Giải phẫu răng và vùng quanh răng 3
1.1.2 So sánh một số đặc điểm hình thể học của răng sữa và răng vĩnh viễn.4 1.2 Sâu răng 5
1.2.1 Định nghĩa 5
1.2.2 Bệnh căn sâu răng 5
1.2.3 Bệnh sinh sâu răng 8
1.2.4 Đặc điểm sâu răng ở trẻ em 9
1.3 Dịch tễ học bệnh sâu răng 10
1.3.1 Tình hình mắc bệnh sâu răng trên thế giới và ở Việt Nam 10
1.4 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sâu răng 12
1.4.1 Định nghĩa 12
1.4.2 Các nghiên cứu về KAP 13
1.5 Đặc điểm trường tiểu học Bế Văn Đàn 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 16
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 16
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 16
2.3 Tiến hành nghiên cứu 18
2.3.1 Dụng cụ khám 18
Trang 62.4 Tiêu chuẩn đánh giá 19
2.4.1 Đánh giá sâu răng 19
2.5 Biến số nghiên cứu 21
2.6 Sai số và cách khắc phục 22
2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 24
3.2 Tỷ lệ sâu răng 25
3.3 Thực trạng sâu răng và các yếu tố có liên quan 28
Chương 4: BÀN LUẬN 35
4.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 35
4.2 Tình trạng sâu răng của nhóm nghiên cứu 35
4.2.1 Tỷ lệ sâu răng sữa 37
4.2.2 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn 38
4.3 Các yếu tố nguy cơ 39
4.3.1 Kiến thức và thái độ 39
4.3.2 Hành vi 41
KẾT LUẬN 44
KIẾN NGHỊ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7Bảng 1.1 Phân chia mức độ sâu răng theo chỉ số SMT của WHO 10
Bảng 1.2 Tỷ lệ sâu răng ở một số nước trên thế giới 11
Bảng 1.3 Chỉ số SMT của trẻ em ở một số nước trên thế giới 11
Bảng 1.4 Tỷ lệ trẻ em 6-11 tuổi ăn vặt và uống nước có đường14 Bảng 1.5 Tỷ lệ học sinh 6-11 tuổi vệ sinh răng miệng và khám răng .15
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng theo ICDAS 20
Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu 21
Bảng 2.3 Chỉ số Kappa về độ phù hợp trong nghiên cứu 23
Bảng 3.1 Phân bố mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang theo nhóm tuổi và giới tính 24
Bảng 3.2 Tỷ lệ sâu răng theo tuổi 25
Bảng 3.3 Tỷ lệ sâu răng theo giới tính 25
Bảng 3.4 Tỷ lệ sâu răng sữa theo tuổi 26
Bảng 3.5 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn theo tuổi 26
Bảng 3.6 Tỷ lệ sâu răng theo vị trí răng 27
Bảng 3.7 Liên quan giữa sâu răng và kiến thức về sâu răng 28
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa kiến thức về sâu răng và sâu răng 28
Bảng 3.9 Tỷ lệ đi khám răng định kỳ của trẻ trong vòng 1 năm 29
Bảng 3.10 Liên quan giữa thực trạng sâu răng và vệ sinh răng miệng 29
Bảng 3.11 Liên quan giữa tình trạng sâu răng và số lần chải răng 30
Bảng 3.12 Liên quan giữa thực trạng sâu răng và thói quen ăn vặt, uống nước có ga 31
Bảng 3.13 Phân thích mô hình Logistic về các yếu tố nguy cơ sâu răng 32
Bảng 3.14 Phân tích mô hình Logistic về các yếu tố nguy cơ đối với những trẻ có kiến thức về sâu răng 33
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Giải phẫu răng 3Hình 1.2 : So sánh răng sữa và răng vĩnh viễn 4Hình 2.1 Bộ khay khám và một số dụng cụ 18
DANH MỤC SO ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Fejerskov và Manji 7
Sơ đồ 1.2 Cơ chế bệnh sinh sâu răng 9
Trang 9Sâu răng hiện nay vẫn là vấn đề chủ yếu trong các vấn đề về sức khoẻrăng miệng ở hầu hết tất cả các nước, ảnh hưởng tới 60-90% học sinh và gầnnhư 100% ở người lớn Sâu răng cũng là nguyên nhân chính của mất răng, cóđến 30% dân số toàn cầu mất răng ở độ tuổi 65-75 tuổi [1] Tỷ lệ các bệnhrăng miệng trên thế giới phổ biến nhất ở các nước Nam Mỹ Latin, một vàinước châu Á trong đó có cả Việt Nam Đây là bệnh phổ biến ở trẻ em gây ảnhhưởng tới ăn uống, nó chuyện, và cản trở các hoạt động hàng ngày do chịu ảnhhưởng của những cơn đau do sâu răng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý.Nhất là ở trẻ em, đau do sâu răng khiến trẻ không ăn uống được dẫn đến biếng
ăn, mất ngủ, gầy sút nhanh, nếu kéo dài có thể gây nên suy dinh dưỡng
6 tuổi là lứa tuổi bắt đầu thay các răng vĩnh viễn đầu tiên Đồng thời đâycũng là lứa tuổi trẻ bắt đầu đến trường Đây cũng là độ tuổi để đánh giá sứckhoẻ răng miệng được khuyến cáo ở trẻ em theo WHO [2] Được khám vàkiểm tra răng miệng trong độ tuổi này giúp ghi nhận các vấn đề về sâu răngđồng thời xác định được nhu cầu điều trị cần thiết đối với răng của trẻ
Trường tiểu học Bế Văn Đàn là một trường tiểu học nằm ở trung tâmthành phố, được xây dựng theo mô hình hiện đại, đã áp dụng chương trìnhnha học đường theo trang thiết bị khá tốt tuy nhiên các thiết bị y tế cho côngtác dự phòng, chăm sóc và bảo vệ răng miệng vẫn còn thiếu thốn Do đó việcnghiên cứu thực trạng sâu răng và các yếu tố nguy cơ giúp góp phần đánh giálại công tác dự phòng kiến thức cũng như đưa ra các biện pháp cần thiết vềđiều trị cho trẻ, gia đình và nhà trường
Trang 10Với các lý do trên em tiến hành nghiên cứu đề tài : “Thực trạng sâu
răng và các yếu tố nguy cơ ở trẻ em tại trường tiểu học Bế Văn Đàn – quận Đống Đa- Hà Nội năm 2016” với các mục tiêu sau :
1 Xác định tỷ lệ sâu răng ở trẻ em tại trường tiểu học Bế Văn Đàn –
quận Đống Đa - Hà Nội năm 2016
2 Nhận xét một số yếu tố nguy cơ sâu răng ở trẻ em tại trường tiểu học
Bế Văn Đàn – quận Đống Đa - Hà Nội năm 2016
Trang 11TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan giải phẫu răng và vùng quanh răng
Hình 1.1 : Giải phẫu răng 1.1.1 Giải phẫu răng và vùng quanh răng
Men răng : Men răng có nguồn gốc ngoại bì, men răng là một tổ chức
cứng nhất cơ thể, nó có thành phần muối vô cơ chiếm tỷ lệ cao nhất (95%) sovới ngà răng và xương răng [4] Men răng chứa 90-96% chủ yếu là các chất
vô cơ : 3[(PO4)Ca3] Ca(OH)2 (hydroxy apatit), 3[(PO4)2 Ca3].HO2 (photphat 3canxi ngậm nước), còn lại là các muối cacbonat Mg (2%), một lượng nhỏClorua, Fluorua và sunfat của Natri và Kali Thành phần hữu cơ chiếmkhoảng 1% trong đó protit chiếm một phần quan trọng
Ngà răng : ngà răng được phủ bởi men răng và xương răng [4], ngà là tổ
chức ít rắn hơn và chun giãn không giòn và dễ vỡ như men Thành phần vô
Thân răng
Chân răng
Trang 12cơ của ngà chiếm 70% và chủ yếu là Hydroxy apatit 3[(PO4)Ca3]2 H2O Nước
và chất hữu cơ chiếm 30% chủ yếu là collagen
Tuỷ răng : là một khối tổ chức liên kết nằm trong hốc giữa răng gọi là
hốc tuỷ răng Tuỷ buồng thông với tuỷ chân và thông với tổ chức liên kếtquanh cuống răng bằng một lỗ cuống răng Khi chân răng hình thành hoàntoàn thì lỗ cuống răng rất nhỏ và đây là nơi mạch máu thần kinh đi qua [4]
Xương răng : là tổ chức vôi hoá bao phủ ngà chân răng và bắt đầu từ cổ
răng Trên bề mặt của xương răng có những bó sợi của dây chẳng quanh răngbám vào [4]
1.1.2 So sánh một số đặc điểm hình thể học của răng sữa và răng vĩnh viễn
Hình 1.2 : So sánh răng sữa và răng vĩnh viễn
Về giải phẫu tổ chức học răng sữa và răng vĩnh viễn đều có đặc điểmchung như trên, tuy nhiên về hình thể học vẫn còn một số điểm khác biệt:
Thân răng của răng sữa ngắn và to hơn, lớp men và ngà mỏng hơn, chiềudày chỉ khoảng 1mm, về thành phần khoáng chất thì tỷ lệ chất hữu cơ vànước chiến nhiều hơn, chất hữu cơ ít hơn Vùng tiếp túc bên của rănghàm sữa có tiết diện lớn hơn nên dễ sâu mặt bên hơn
Trang 13 Tuỷ răng ở răng sữa có buồng tuỷ lớn hơn, sừng tuỷ nằm gần đường nốimen ngà hơn, có nhiều ống tuỷ phụ đi từ sàn buồng tuỷ đến chẽ chân răngnên khi tuỷ răng sữa bị nhiễm trùng thường có tổn thương ở vùng chẽ Những đặc điểm khác biệt này làm cho răng sữa dễ bị sâu và khi bị sâu
sẽ tiến triển nhanh hơn, dễ vào tuỷ hơn so với răng vĩnh viễn
1.2 Sâu răng
1.2.1 Định nghĩa
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức Canxi được đặc trưng bởi
sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của
mô cứng Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng lý hóa liênquan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng đồngthời là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo về củavật chủ Quá trình này diễn ra liên tục, với những giai đoạn sớm có thể hoànnguyên và giai đoạn muộn không thể hoàn nguyên [5]
Sâu răng thường gặp nhiều ở trẻ em do đặc tính thích ăn đồ ngọt, mềm vàdính đồng thời khả năng kiểm soát trong phòng chống sâu răng dù đã hoặcchưa được trang bị kiến thức của trẻ em còn chưa hoàn thiện
1.2.2 Bệnh căn sâu răng
Căn nguyên gây bệnh sâu răng gồm rất nhiều yếu tố, trong đó vi khuẩnđóng vai trò quan trọng Ngoài ra còn có các yếu tố thuận lợi như chế độ ănnhiều đường, vệ sinh răng miệng không tốt, tình trạng khấp khểnh của răng,chất lượng men kém và nhất là nước ăn uống có hàm lượng Fluor thấp đã tạođiều kiện cho sâu răng phát triển [5]
Trước năm 1975: Sâu răng được coi là một tổn thương không thể hồiphục, và khi giải thích bệnh căn của sâu răng người ta dùng sơ đồ Keys, chú
ý nhiều tới chất đường và vi khuẩn Streptococcus mutans, nên việc phòng
Trang 14bệnh sâu răng tập trung chủ yếu vào chế độ ăn hạn chế đường, vệ sinh răngmiệng kỹ nhưng hiệu quả phòng sâu răng vẫn hạn chế [5]
- Sau năm 1975: Sâu răng được coi là một bệnh do nhiều nguyên nhângây ra, có thể chia làm hai nhóm: nhóm chính và nhóm phụ
Nhóm yếu tố chính: có ba yếu tố phải đồng thời cùng xảy ra :
- Vi khuẩn: thường xuyên có trong miệng, trong đó Streptococcusmutans là thủ phạm chính
- Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men và biến thànhacide do tác động của vi khuẩn
- Răng có khả năng bị sâu nằm trong môi trường miệng
Ở đây người ta thấy men răng giữ một vai trò trọng yếu
Nhóm yếu tố phụ: White đã bổ sung và nhấn mạnh thêm yếu tố nước
bọt và dòng chảy pH quanh răng, đồng thời thay thế vòng tròn chấtđường của sơ đồ Keyes bằng vòng tròn chất nền để giải thích bệnh căncủa sâu răng
Sau này Fejerskov thông báo sâu răng là bệnh nhiễm trùng phức hợp đanguyên nhân, lây truyền và mãn tính được đặc trưng bởi sự phá hoại mô răngdưới ảnh hưởng của các sản phẩm do axit bởi sự lên men vi khuẩn từ cácthực phẩm có đường [6] Năm 1990 ông đưa ra một sơ đồ khác về sâu răngtrong đó phân tích cặn kẽ hơn về các nguyên nhăn sâu răng [7] :
Các yếu tố nội sinh do răng và sự tích tụ vi khuẩn làm thay đổi độ pH của răng: Nhóm này tác động làm tăng hay giảm nguy cơ sâu răng :
- Thành phần men răng: Men răng chưa hoàn thiện hoàn toàn dễ bị ảnhhưởng bởi tác dụng của acid Men răng có fluor có sức đề kháng với acid caohơn men răng không có fluor
- Cấu trúc men răng: Men răng thiểu sản và kém khoáng hóa làm tăngnguy cơ sâu răng
Trang 15- Hình thể giải phẫu: Răng có hố rãnh sâu, hình thể bất thường, vùngtiếp xúc mặt bên rộng tăng nguy cơ sâu răng do tích tụ mảng bám.
- Vị trí răng: Răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám, tăngnguy cơ sâu răng
Yếu tố ngoại sinh:
- Nước bọt: Có vai trò quan trọng để bảo vệ răng khỏi sâu răng thể hiện ở:
Dòng chảy và tốc độ lưu chuyển nước bọt trong miệng là yếu tố làmsạch tự nhiên, lấy đi các mảnh vụn thức ăn còn sót lại và các vi khuẩntrên bề mặt răng
Tạo ra lớp màng mỏng có tác dụng như một hàng rào bảo vệ răng khỏi
Trang 16- Các yếu tố kinh tế - giáo dục – xã hội
Trẻ em là đối tượng chịu sự tác động gián tiếp của các yếu tố xã hội Trẻ
em thuộc tầng lớp xã hội khác nhau nhận được giáo dục và sự chăm sóc khácnhau Mặt khác, nhận thức, hành vi và thái độ của trẻ chịu ảnh hưởng trựctiếp từ bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng Hơn thế nữa việc chăm sóc sức khoẻrăng miệng của trẻ phụ thuộc vào mức chi trả của gia đình cùng với kiến thứcnha khoa trẻ và phụ huynh có được Những điều nay tác động không nhỏ tớitình trạng sâu răng của trẻ
1.2.3 Bệnh sinh sâu răng
Cơ chế sinh bệnh học của sâu răng được thể hiện bởi sự mất cân bằnggiữa quá trình khử khoáng và tái khoáng Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơnquá trình tái khoáng thì sẽ gây sâu răng
Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng
Sự huỷ khoáng:
Sự dịch chuyển của các ion từ men ra môi trường miệng trong một thờigian sẽ gây ra tổn thương cho tổ chức cứng của răng Cũng ở giai đoạn này,nếu có sự bù đắp ion từ nước bọt và yếu tố tác động bên ngoài, khả năng táikhoáng để phục hồi của tổ chức mô men là rất cao
Các hydroxyapatite [Ca10(PO4)6(OH)2] bị hoà tan ở mức pH < 5.5 vàFluorapatite bền vững hơn nên pH tối đa là 4.5 Chính việc có mức chênhlệch pH tới hạn này mà các Fluorpatit cùng với khung protein trở thànhkhung đỡ cho quá trình tái khoáng hoạt động
Sự giảm độ pH dẫn tới sự hủy khoáng men răng gây tăng khoảng cáchgiữa các tinh thể Hydroxyapatite và hư hỏng các tinh thể này, mất khoáng bắtđầu ở dưới bề mặt men, tổn thương lâm sàng được coi là sâu răng giai đoạnsớm khi lượng khoáng chất mất >10%
Trang 17 Sự tái khoáng:
Quá trình tái khoáng ngược với quá trình hủy khoáng, xảy ra khi pHtrung tính, có đủ ion F-, Ca2+ và PO43- trong môi trường nước bọt Sau ăn,đường từ thức ăn khuyếch tán vào mảng bám, vi khuẩn mảng bám sẽ chuyểnhoá đường từ thức ăn thành axit, gây ra hiện tượng tích tụ axit ở mảng bámdẫn đến phá huỷ tổ chức cứng của răng Song song với hiện tượng hủykhoáng, cơ thể cũng tạo ra cơ chế bảo vệ của nước bọt Các ion chất đệm từnước bọt sẽ được khuyếch tán ngược lại vào mảng bám cộng với sự khuyếchtán đường và axit từ mảng bám ra môi trường miệng Các chất đệm, các chấtkháng khuẩn và các ion khoáng có chức năng trung hoà axit và ngăn cản sựtấn công của axit và tham gia sửa chữa các tổn thương
Sơ đồ 1.2 Cơ chế bệnh sinh sâu răng
1.2.4 Đặc điểm sâu răng ở trẻ em
Việc chưa hoàn thiện cấu trúc đã tác động không nhỏ tới sự phát triển bệnh sâu răng và làm tăng biến chứng của nó
Y u t gây b nh ếu tố gây bệnh ố gây bệnh ệnh :
- M ng bám răng ảng bám răng
- Ch đ ăn + VK = acid ếu tố gây bệnh ộ ăn + VK = acid
- Gi m dòng ch y n ảng bám răng ảng bám răng ước bọt c b t ọt
3 Ch t n n và s tái khoáng ất nền ít ền ít ự tái khoáng
- V sinh răng mi ng t t ệnh ệnh ố gây bệnh
Không sâu
Trang 18Các răng vĩnh viễn phải sau 2 năm mới ngấm vôi xong hoàn toàn Vìthế, tổn thương sâu răng ở trẻ thường tiến triển nhanh so với người trưởngthành Chân răng chưa hình thành và cùng cuống chưa được đóng kín tạođiều kiện cho vi khuẩn thâm nhập sâu hơn vào tổ chức quanh răng, gây ranhững biến chứng: viêm tủy, viêm quanh cuống, viêm mô tế bào, khiến chotrẻ đau đớn, khó chịu, khó tập trung vào học tập.
1.3 Dịch tễ học bệnh sâu răng
1.3.1 Tình hình mắc bệnh sâu răng trên thế giới và ở Việt Nam
Chỉ số Sâu-Mất-Trám đã được sử dụng từ hơn 70 năm, được đưa ra nhưmột thước đo về sâu răng trong dịch tễ học Chỉ số Sâu- Mất-Trám được ápdụng trên răng vĩnh viễn về tổng số lượng răng hoặc bề mặt bị sâu răng (S),mất răng (M), và răng đã trám (T)
WHO đã đưa ra 5 mức độ sâu răng phụ thuộc vào chỉ số sâu mất trámrăng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 như sau [8] [9]:
Bảng 1.1 Phân chia mức độ sâu răng theo chỉ số SMT của WHO
Cũng theo WHO tỷ lệ sâu răng của trẻ em 12 tuổi ở các nước phát triểngiảm đáng kể từ năm 1980 – 1998, điều này có sự góp phần không nhỏ củađiều kiện sống, giáo dục, việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ răng
Trang 19miệng, các chương trình nha học đường và việc sử dụng fluor trong nướcuống cũng như kem đánh răng Tuy nhiên với các nước đang phát triển, tìnhhình sâu răng hầu như không được cải thiện nhiều từ năm 1985 – 1998
Bảng 1.2 Tỷ lệ sâu răng ở một số nước trên thế giới
(tuổi)
Tỷ lệ sâu răng (%)
Bảng 1.3 Chỉ số SMT của trẻ em ở một số nước trên thế giới
Tại Việt Nam
Tình hình sâu răng ở Việt Nam có tỷ lệ cao vượt trội, chiếm hơn 90% Theo các tác giả:
Trần Văn Trường (2001) [18] :
- Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em 6 tuổi : 83,7 %, chỉ số SMT là 6,15
- Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em 12 tuổi : 56,6% chỉ số SMT là 1,87
Đào Thị Dung (2007) : [19]
- Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em 6-12 tuổi là 63,19%, chỉ số smt là 3,57
- Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em 6-12 tuổi là 20,30%, chỉ số SMT 0,42Nguyễn Thu Hằng (2013) [20] :
- Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em 6 tuổi : 78,8%, chỉ số SMT là 4, 87
- Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em 12 tuổi : 51,2%, chỉ số SMT là 1,49
Cùng với một số điều tra tại địa phương đều cho thấy tình trạng sâu răng
Trang 20ở trẻ em ở mức cao và nhìn chung vẫn có xu hướng gia tăng
1.4 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sâu răng
1.4.1 Định nghĩa (1.4.1-1)(2)
Các yếu tố nguy cơ sâu răng là các yếu tố góp phần nâng cao nguy cơtổn thương sâu răng mới trong tương lai hoặc góp phần vào những tổn
thương đang tiến triển Các yếu tố này chịu ảnh hưởng của Kiến thức
(Knowledge) , Thái độ (Attitide) và Hành vi (Practice) (KAP) của trẻ tức là
tập tính thói quen, cách sống, cách suy nghĩ và hành động của trẻ đối vớibệnh sâu răng Các yếu tố này được tóm tắt như sau :
Kiến thức: Kiến thức bao gồm những hiểu biết của con người, thường
bắt nguồn từ kinh nghiệm sống hoặc của người khác truyền lại Kiến thứccủa mỗi người là khác nhau do khả năng tiếp thu khác nhau và nguồn tiếpthu thông tin khác nhau, có thể đến từ thầy cô giáo, cha me, sách báo, cácphương tiện truyền thông Ở lứa tuổi tiểu học, các em chưa có đầy đủ hiểubiết về khái niệm vệ sinh răng miệng và phòng bệnh sâu răng Tuy nhiênnếu được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết về sức khoẻ răng miệng vàtăng cường giáo dục nha khoa một cách thiết thực các em sẽ tiếp thu mộtcách đúng đắn
Thái độ: Thái độ bao gồm tư duy và lập trường quan điểm của đối tượng.
Trang 21Khi đã có kiến thức cơ bản và rõ ràng về sức khoẻ răng miệng các em sẽ
có thái độ đúng đắn đối với vệ sinh răng miệng và phòng và chữa bệnhrăng miệng Hơn nữa các em còn đóng vai trò quan trọng tác động vàothái độ đối với sức khoẻ răng miệng của gia đình, người thân và bạn bè
Hành vi: Từ kiến thức, thái độ cho đến hành vi là cả một quá trình tiếp
thu và rèn luyện đối với các em ở lứa tuổi tiểu học Hành vi của các em sẽchịu một phần ảnh hưởng từ sự định hướng và quy định của gia đình vànhà trường cùng với ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế, xã hội
Tìm hiểu về kiến thức, thái độ và hành vi đối với sức khoẻ răng miệngcủa học sinh tiểu học giúp đánh giá các yếu tố nguy cơ gây bệnh sâu răng,góp phần tìm ra các biện pháp can thiệp và dự phòng phù hợp
1.4.2 Các nghiên cứu về KAP
Trên thế giới
Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy học sinh nam thường mắcsâu răng nhiều hơn học sinh nữ, tuy nhiên có một số tác giả lại cho răngkhông có sự khác biệt (27)
Rao và cộng sự nghiên cứu thấy rằng học sinh nội thành có tỷ lệ sâurăng cao hơn ngoại thành (22,8% so với 15%), học sinh dân tọc ít người cóchất lượng răng tốt hơn học sinh không phải dân tộc ít người (Ấn Độ - 1993)
tỷ lệ học sinh chải răng ít nhất 1 lần/ngày là 59,2-62% tuy nhiên trong đó tỷ
lệ sử dụng thuốc đánh răng chỉ có 5,7 -13,6% Ngoài ra 3,1% sử dụng tay làmsạch răng và 21,1% sử dụng tro than để đánh răng hàng ngày (24)
Theo tác giả Petersan và cộng sự, nghiên cứu tại Thái lan (2001) chothấy tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường như sữa, chè có đường, nước ngọt liênquan đến tỷ lệ sâu răng rất cao 70-96,3% tuỳ độ tuổi và chỉ số SMT 8,1/họcsinh., đồng thời tỷ lệ sử dụng đồ ngọt cao hơn ở học sinh nữ (23) Cũng theonghiên cứu của Petersan và cộng sự ở Thái Lan (2001) tỷ lệ học sinh chải
Trang 22răng 1 lần/ngày là 88% (23)
David và cộng sự thông báo rằng trẻ sống ở thành phố có nguy cơ sâurăng cao hơn 1,5 lần so với trẻ ở nông thôn, trẻ em nghèo cũng có nguy cơsâu răng cao hơn 1,7 lần so với trẻ em ở các gia đình giàu Ông cho rằng trẻkhông sử dụng bàn chải đánh răng có nguy cơ sâu răng cao gấp 1,9 lần nhữngtrẻ khác (25)
Tại Việt Nam
Tác giả Trần Văn Trường và cộng sự thông báo nguy cơ sâu răng ở họcsinh và cho thấy (21) :
- Tỷ lệ sâu răng của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ
- Tỷ lệ sâu răng của học sinh tỷ lệ thuận với độ tuổi
- Tỷ lệ sâu răng của học sinh ở thành thị thấp hơn ở nông thôn
Theo đó tỷ lệ trẻ em ăn vặt và uống nước có ga là khá phổ biến, đặc biệt làtrẻ nhỏ trong độ tuổi 6-11 tuổi Đồ ăn vặt phổ biến là bánh quy, kẹo, uống sữa,nước hoa quả và nước có ga Kết quả được trình bày ở bảng dước đây (11) :
Bảng 1.4 Tỷ lệ trẻ em 6-11 tuổi ăn vặt và uống nước có đường (2002) (%)
Tuổi Nước có ga Nước hoa quả Sữa bò Bánh quy Kẹo
Tỷ lệ học sinh tiểu học có chải răng và sử dụng bàn chải đánh răng,kem đánh răng, nước súc miệng và tần suất chải răng được thông báo nhưsau: (21) (26)
Bảng 1.5 Tỷ lệ học sinh 6-11 tuổi vệ sinh răng miệng và
khám răng (2002) (%)
Tuổi Chải răng
hôm trước
Dùng kem đánh răng
Nước súc miệng
Chải răng ít nhất 1 lần/ngày
Chưa từng khám răng
Trang 236-8 87,1 94,5 45,1 41,7 63,3
1.5 Đặc điểm trường tiểu học Bế Văn Đàn
Bế Văn Đàn có 1595 học sinh với 31 lớp từ lớp 1 đến lớp 5 Tại trườngtiểu học Bế Văn Đàn, chương trình Nha học đường đã được đưa vào áp dụng
từ lâu Trong năm 2016 các thầy cô giáo cùng với cán bộ y tế của trường phốihợp với trung tâm y tế Quận Đống đã triển khai công tác gồm 3 trên 4 mụctiêu của chương trình Nha học đường là :
- Giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng ngoại khoá hơn 4 lần/năm trongcác chương trình sinh hoạt trường đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần
- Qua các năm trước thực hiện xúc miệng bằng dung dịch Natri Fluor0,2%, cán bộ y tế trường ghi nhận ở nhiều em học sinh có biểu hiệnnhiễm fluor vì vậy năm 2016 này số lần xúc miệng bằng dung dịchNatri Fluor 0,2% giảm xuống còn 2 tuần/lần
- Khám định kỳ răng miệng cho 98% học sinh và thông báo kết quả chophụ huynh để kịp thời điều trị
Trang 242.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn :
- Học sinh từ 6-10 tuổi đang học tại trường tiểu học Bế Văn Đàn –Đống Đa – Hà Nội
- Đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Được sự đồng ý của bố mẹ, ban giám hiệu, thầy cô phụ trách
Tiêu chuẩn loại trừ :
- Trẻ em không nằm trong độ tuổi 6-10 tuổi
- Không hợp tác, không được sự đồng ý của bố mẹ, ban giám hiệu,
thầy cô phụ trách
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/ 2016 đến tháng 5/2016
- Địa điểm nghiên cứu: Trường tiểu học Bế Văn Đàn – Đống Đa –
Hà Nội
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang
Trang 25Trong đó :
N : cỡ mẫu nghiên cứu
Z : hệ số tin cậy, ở mức xác suất 95% thì Z2(1-α/2) = 1,962
p : tỷ lệ học sinh bị sâu răng Ước tính p = 0,57 (31)
1 – p : tỷ lệ trẻ không bị sâu răng
d : độ chính xác mong muốn d = 0,04
Từ công thức trên tính được số đối tượng nghiên cứu n ~300,25 hay
là tối thiểu 300 học sinh Chúng tôi đã khám trên số đối tượng nghiêncứu là 350 học sinh
Cách chọn mẫu :
- Lập danh sách toàn bộ học sinh trong trường ở độ tuổi 6 – 10 tuổi,trong nghiên cứu quy định như sau :
Trẻ 6 tuổi : trẻ sinh năm 2008
Trẻ 7 tuổi : trẻ sinh năm 2007
Trẻ 8 tuổi : trẻ sinh năm 2006
Trẻ 9 tuổi : trẻ sinh năm 2005
Trẻ 10 tuổi : trẻ sinh năm 2004
- Nhập danh sách học sinh vào máy tính
- Sử dụng phần mền R2.51 để máy tính chọn ngẫu nhiên 350 em họcsinh trên tổng số 1595 em học sinh của trường
Trang 262.3 Tiến hành nghiên cứu
Trang 27 Ghi lại kết quả khám theo phiếu khám đã chuẩn bị.
Sao lại kết quả khám và hướng điều trị (nếu có) vào sổ khámsức khỏe của học sinh để thông báo cho gia đình về tình hình răngmiệng của trẻ
Bước 4: xử lý số liệu: số liệu được nhập và phân tích trực tiếp trênphần mềm SPSS 20.0
2.4 Tiêu chuẩn đánh giá
2.4.1 Đánh giá sâu răng: sử dụng tiêu chuẩn của hệ thống đánh giá và
phát hiện sâu răng quốc tế ICDAS (2005) [26]
ICDAS là một hệ thống mới đã được WHO đưa ra năm 2005 Ưuđiểm của hệ thống này so với các tiêu chí đánh giá sâu răng trước đây làcho phép đánh giá được các sang thương sâu răng sớm kể cả các mức độmất khoáng ban đầu, đồng thời chỉ số này cũng cho phép đánh giá mức
độ hoạt động của sang thương sâu răng ở trẻ
Các thành phần trong hệ thống ICDAS bao gồm hệ thống tiêu chíphát hiện sâu răng ICDAS, hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động của sâurăng ICDAS và hệ thống chẩn đoán sâu răng
Trang 28Bảng 2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng theo ICDAS
0 Lành mạnh, không có dấu hiệu sâu
răng
hoặc thay đổi giới hạn ở hố rãnh
ướt và lan rộng qua hố rãnh
3 Mất chất khu trú ở men (không lộ
ngà)
4 Có bóng đen bên dưới từ ngà răng
ánh qua bề mặt men liên tục
Trang 295 Có lỗ sâu lộ ngà răng
răng
2.5 Biến số nghiên cứu
Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu
Các biến số Phân loại
Công cụ thu thập
Phiếukhám
Đánh giá theo chỉ số ICDAS
- Khám
- Quan sát
Kiến thức
Hiểu về sâu răng
Nguồn kiến thức về sâu
răng
Định tính Định tính
Đánh giá theo bộ câu hỏi
- Hỏi