1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

SÁNG tác DÀNH CHO THIẾU NHI của XUÂN QUỲNH

165 1,9K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Ở nước ta văn thơ viết cho thiếu nhi ngày càng phát triển với độingũ sáng tác khá đông đảo như: Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Định Hải,Hoàng Tá, Dương Thuấn, Nguyễn Hoàng Sơn…bên cạnh đó

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

˜˜˜ BÙI THỊ ÁNH TUYẾT

SÁNG TÁC DÀNH CHO THIẾU NHI

CỦA XUÂN QUỲNH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Hải Anh

Trang 2

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn TS Lê Hải Anh là người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn và các thầy

cô trong khoa Ngữ văn, các cán bộ quản lí đào tạo của trường Đại học sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn khích lệ và động viên tôi hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã rất cố gắng, song những thiếu sót trong luận văn là điều không thể tránh khỏi, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và những người cùng quan tâm tới vấn đề nghiên cứu trong luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Bùi Thị Ánh Tuyết

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

3 Mục đích, phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Đóng góp của luận văn 11

6 Cấu trúc luận văn 11

Chương 1: XUÂN QUỲNH VÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI SÁNG TÁC DÀNH CHO THIẾU NHI 13

1.1 Xuân Quỳnh và hành trình sáng tác 13

1.2 Con đường đến với những sáng tác dành cho thiếu nhi 17

1.2.1 Từ nồng ấm tình mẫu tử 17

1.2.2 Từ những nhạy cảm lo âu thường nhật 25

1.3 Từ nhãn quan trẻ thơ 31

Chương 2: SÁNG TÁC DÀNH CHO THIẾU NHI CỦA XUÂN QUỲNH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 38

2.1 Trong thơ 38

2.1.1 Những vần thơ bộc lộ tình yêu thương tha thiết 38

2.1.2 Những vần thơ gắn với kí ức tuổi thơ 46

2.1.3 Những vần thơ giản dị mà có ý nghĩa giáo dục sâu sắc 53

2.2 Trong văn xuôi 66

2.2.1 Thế giới trong tưởng tượng đầy hồn nhiên, trong trẻo của trẻ thơ 67

2.2.2 Cuộc sống thường nhật dịu ngọt, tràn ngập yêu thương 75

Chương 3: SÁNG TÁC DÀNH CHO THIẾU NHI CỦA XUÂN

Trang 5

QUỲNH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 83

3.1 Trong thơ 83

3.1.1 Ngôn ngữ 83

3.1.2 Sử dụng phương thức lời ru 95

3.1.3 Giọng điệu 102

3.2 Trong văn xuôi 114

3.2.1 Cốt truyện đơn giản, đời thường 114

3.2.2 Lựa chọn chi tiết chân thực, giản dị đằm thắm, sâu sắc 121

3.2.3 Giọng điệu 127

KẾT LUẬN 141

TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Bất cứ một nền văn học nào trên thế giới cũng chứa đựng tronglòng nó một bộ phận văn học không thể thiếu là văn học thiếu nhi Đó lànhững tác phẩm văn học hàm chứa tất cả những xúc cảm và tình cảm tinh tế,ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ, được các em thích thú, say mê và có giá trịgiáo dục Cùng với các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa vănhọc thiếu nhi là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên tâm hồn vànhân cách mỗi người ngay từ tuổi ấu thơ Và cũng chính bộ phận văn họcthiếu nhi đã góp phần quan trọng tạo nên sự hoàn chỉnh cho diện mạo của nềnvăn học mỗi dân tộc trên thế giới Khám phá được thơ văn trữ tình viết cho trẻthơ là đã chiếm lĩnh được tâm hồn và tài năng của nhà thơ, nhà văn – nhữngngười thân quý của các em

1.2 Ở nước ta văn thơ viết cho thiếu nhi ngày càng phát triển với độingũ sáng tác khá đông đảo như: Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Định Hải,Hoàng Tá, Dương Thuấn, Nguyễn Hoàng Sơn…bên cạnh đó các nhà thơ nữsáng tác cho thiếu nhi cũng xuất hiện càng nhiều như: Xuân Quỳnh, Phan ThịThanh Nhàn, Lâm Thị Vĩ Dạ, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Thị Mai Trong

số đó, Xuân Quỳnh là một cây bút nữ có vị trí khá quan trọng Ngoài nhữngđóng góp với mảng thơ viết về đề tài tình yêu, chị cũng có nhiều đóng góp

cho mảng văn học thiếu nhi Những tác phẩm viết cho các em là “món quà

của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ” [60].

1.3 Xuân Quỳnh (1942-1988) không chỉ là nhà thơ tình nổi tiếng củathơ ca Việt Nam hiện đại, chị còn là cây bút có duyên trong những sáng tácviết cho thiếu nhi Trên cả hai lĩnh vực: sáng tác thơ và truyện cho thiếu nhi,Xuân Quỳnh đều để lại những thành công đáng kể Nhiều trang thơ của chị

Trang 7

làm đắm say tâm hồn trẻ thơ Truyện viết cho thiếu nhi của chị vừa giản dị,gần gũi cuộc sống, vừa sâu sắc, chan chứa tình người, khiến bạn đọc gậptrang sách còn bâng khuâng muốn giở ra đọc lại nhiều lần Tìm hiểu thơ vănviết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về thếgiới thơ của chị, hiểu những tình cảm rất đời thường, dung dị của nữ thi sĩnày Những sáng tác ấy đã nhẹ nhàng gieo vào tâm hồn tuổi thơ các em sốngbiết yêu thương, vị tha và cao thượng Không chỉ dành riêng cho trẻ em,những bà mẹ trẻ đọc thơ văn Xuân Quỳnh cũng tìm thấy bóng dáng mìnhtrong đó Những tác phẩm dù là thơ hay truyện ngắn đều được Xuân Quỳnhviết bởi một trái tim nhân hậu đằm thắm yêu thương và giàu nữ tính Mặc dùXuân Quỳnh là người sinh sau đẻ muộn so với các tác giả Tô Hoài, VõQuảng, Phạm Hổ, Nguyễn Huy Thiệp nhưng các tác phẩm dành cho thiếu nhicủa chị lại mang một diện mạo riêng Nó thấm đẫm tình yêu thương con trẻcủa một trái tim phụ nữ Trẻ em thích tác phẩm của Xuân Quỳnh bởi chị luôntìm ra những điều mới lạ, ngộ nghĩnh, đáng yêu từ những cái quen thuộc củacuộc sống hàng ngày.

1.4 Trong thời đại ngày nay, thiếu nhi sớm được tiếp xúc với cácphương tiện hiện đại, sớm được sống trong nhịp điệu của cuộc sống hiện đại.Trí tưởng tượng của các em phát triển theo chiều hướng mới Vì vậy việc tìm

ra giá trị đích thực của các tác phẩm văn học nói chung, của tác phẩm văn họcthiếu nhi nói riêng là điều cần thiết để có những lựa chọn đúng đắn trong việcxây dựng chương trình sách giáo khoa tiểu học, mầm non, trung học cơ sở mớihiện nay Qua khảo sát, tôi thấy mặc dù số lượng tác phẩm không nhiều nhưngcác tác phẩm của Xuân Quỳnh chiếm vị trí khá quan trọng và đã thực sự lôi cuốnvới thiếu nhi Một số tác phẩm của chị đã được chọn lọc đưa vào chương trìnhgiảng dạy ở bậc mầm non và tiểu học nhờ giàu giá trị nhân văn và nghệ thuật

ngôn từ hấp dẫn như truyện Hoa dâm bụt, Cô gió mất tên, Mùa xuân trên

Trang 8

cánh đồng, Người nặn đồ chơi và Tiếng gà trưa, Truyện cổ tích loài người.

Với tấm lòng yêu thích ngưỡng mộ đối với một tài năng thơ văn, cùng với niềmyêu thích thơ văn thiếu nhi tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:

“Sáng tác dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh ”.

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nếu như nhắc đến nhà thơ nữ Việt Nam, chắc rằng không ai là khôngnhắc đến Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh có một cuộc đời ngắn ngủi bốn mươi sáunăm, một sự nghiệp thơ chỉ trên hai mươi lăm năm, số lượng tác phẩm tuykhông nhiều nhưng cũng đủ khắc nên một dấu ấn đậm nét trong nền thơ caViệt Nam Là một hiện tượng của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, nên đã có rấtnhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình đã bàn về con người vàtác phẩm của Xuân Quỳnh nói chung, các tác phẩm viết cho thiếu nhi củaXuân Quỳnh nói riêng

Về những đóng góp của Xuân Quỳnh trong nền văn học Việt Nam hiện

đại, Phạm Tiến Duật đã nhận xét: “Kể từ 1945 trở lại đây, Xuân Quỳnh là

nhà thơ nữ được coi là một trong những tài năng nổi bật, mới mẻ và phong phú nhất trong những cây bút nữ làm thơ”.

Nguyễn Duy thì cho rằng: “Xuân Quỳnh - một trong tài sắc hiếm hoi

của làng văn Việt Nam hiện đại đã để lại cho đời ngót nghét 10 tập thơ với giọng điệu rất riêng, bóng dáng rất riêng trong rừng văn rậm rạp Nếu lập bảng danh sách những nhà thơ tiêu biểu nhất của thời nay theo tôi Xuân Quỳnh là vài ba cái tên được xếp vào ở hàng đầu”

Đồng tình với Phạm Tiến Duật, Anh Ngọc nhận xét: “Thơ Xuân Quỳnh

đã khẳng định một tài năng phong phú, sắc sảo với những đóng góp có vị trí đặc biệt trong nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung và theo tôi xuất sắc nhất trong giới thơ nữ nói riêng”.

Trang 9

Nhà phê bình Lại Nguyên Ân trong Con người và nhà thơ nhận xét

"Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ ca chúng ta Có lẽ từ

Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới lại thấy một nữ sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện

ở một tầm cỡ đáng như vậy, dồi dào phong phú như vậy” [3, 259] Các sáng

tác của chị được các nhà nghiên cứu, phê bình, độc giả yêu thơ quan tâm vớirất nhiều bài viết chuyên biệt hoặc được tổng hợp trong các tuyển tập nghiêncứu khá dày dặn

2.1 Tác giả Vân Thanh, một trong những nhà nghiên cứu tiêu biểu, tâmhuyết với văn học thiếu nhi, coi việc nghiên cứu văn học thiếu nhi là sự

nghiệp của cả đời mình, trong bài viết Xuân Quỳnh với thơ thiếu nhi đã

khẳng định “thơ viết cho thiếu nhi ( ) là một bộ phận quan trọng làm nên sự

nghiệp của nhà thơ nữ đặc sắc Xuân Quỳnh” Bài viết đã chỉ ra những đặc

trưng tạo nên nét đặc sắc và phong cách trong sáng tác thơ cho thiếu nhi của

Xuân Quỳnh Điều đó được thể hiện ở tình mẫu tử thiêng liêng “là thiên thần,

là đối tượng che chở và cũng là điểm tựa tinh thần” trong tư cách làm mẹ của

Xuân Quỳnh: ở ý nghĩa giáo dục sâu sắc “không có sự cao đạo, lên giọng,

truyền giảng”, “không phải là lối nhại mượn bắt chước, cưa sừng làm nghé”,

mà là cách“nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách nghĩ trẻ thơ Rồi lại có thể tách ra

khỏi trẻ thơ, để ngụ vào đấy một triết lý hồn nhiên của sự sống, thứ triết lý

mà ở mỗi lứa tuổi đời có thể hấp thụ một cách riêng”, ở những vần thơ giản

dị: “dồi dào và trong trẻo, ngộ nghĩnh và dễ thương”, “đi sâu vào những trải

nghiệm của bản thân ( ) nhưng đã biểu đạt hộ cho chúng ta những chân lí thật thông thường mà không dễ ai cũng nói được tỏ tường” [65,

1095,1097,1014] Có thể nói đây là bài viết đã có những nhận xét đánh giákhá sâu sắc, toàn diện về những đặc sắc trong thơ viết cho thiếu nhi của Xuân

Trang 10

Quỳnh qua một số bài thơ tiêu biểu của chị.

Trong cuốn Xuân Quỳnh, cuộc đời và tác phẩm do Lưu Khánh Thơ

và Đông Mai tuyển chọn (nhà xuất bản văn học - 2003) cũng có một số bàiviết về thơ tình Xuân Quỳnh Những bài viết này ít nhiều đề cập đến thơ vănviết cho thiếu nhi của chị Nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ khi viết về Xuân

Quỳnh trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại đã nói về sự phát triển cả bề rộng

lẫn chiều sâu trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh Bàn về thế

giới giọng điệu thơ Xuân Quỳnh, trong bài Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh,

Lưu Khánh Thơ viết: “Điểm đặc sắc hơn trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh

có lẽ là giọng điệu thơ Thơ chị có một giọng điệu riêng là rất dễ nhận ra Giọng điệu ở đây không phải là cách nói mà là cảm xúc, là giọng điệu của tâm hồn Một giọng điệu không kiểu cách, khiên cưỡng mà luôn tự nhiên, phóng khoáng Chị thường hay chọn lời ru hoặc lấy cảm hứng từ lời ru làm giọng điệu cho bài thơ của mình Với những lời ru, Xuân Quỳnh đã chọn được một giọng điệu thích hợp cho tiếng hát của tâm hồn chị: tâm hồn một người mẹ nhân hậu, một người yêu đằm thắm và giàu đức hi sinh Sử dụng biện pháp nghệ thuật này có lẽ chị muốn thơ mình là những lời ru ngọt ngào, sâu lắng, chân thành” [16, 253].

Cũng có chung suy nghĩ về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh, trong bài: Nhớ

Xuân Quỳnh – nhớ một giọng thơ, tác giả Mã Giang Lân có viết: “Lúc thủ

thỉ, lúc tâm tình, khi dạt dào mạnh mẽ nhưng cái chính là chân thành, dịu nhẹ

và điệu hát ru thường trở về” Như vậy cả Lưu Khánh Thơ và Mã Giang Lân

đều có những cảm nhận chung về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh Vì vậy tiếng

ru là một hình thức, một phương tiện thơ ca thích hợp để biểu hiện phần sâulắng và đằm thắm của hồn thơ Xuân Quỳnh

Trong bài Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh, Lê Thị Ngọc

Trang 11

Quỳnh viết: “Xuân Quỳnh được nhớ nhiều nhất có lẽ ở một phong cách, một

giọng điệu giàu nữ tính, nhạy cảm và rất tha thiết trước cuộc đời… Đọc thơ chị tôi cứ lạ! Chị làm thơ mà cứ như người ta nói, kể như chuyện trò mà chị

kể lại rất duyên về thứ tưởng như không có gì đáng nói”…[37, 22, 23].

Bàn về ngôn ngữ trong thơ Xuân Quỳnh qua bài viết nhớ chị, Lê Minh

Khuê đã viết: “Vẫn tiếp tục khám phá những cái đẹp của thế giới xung quanh

và nói bằng ngôn ngữ thơ lạ lùng chỉ riêng chị có được, thứ ngôn ngữ cuốn hút, thấm đượm chất dân gian mới mẻ…” [16, 180, 181].

Còn trong Xuân Quỳnh - một chồi thơ sắc biếc, Chu Nga đã lý giải

nguyên nhân và khiến chị yêu thơ Xuân Quỳnh: “Tôi yêu thơ Xuân Quỳnh

trước tiên vì cái nét trẻ trung, tươi tắn cái vẻ hồn nhiên, cởi mở của người làm thơ, yêu cách viết nghịch ngợm, dí dỏm không cần làm duyên mà vẫn có duyên cầm bút Chính nó cũng là điểm phân biệt giữa Xuân Quỳnh với một vài nhà thơ nữ khác… Xuân Quỳnh đến với thơ một cách hồn nhiên, không chút cố tình, gượng ép, trong chị thực sự có hồn thơ - đó là điều đáng quý đối với những ai gọi là thi sĩ” [29].

Vương Trí Nhàn trong bài Cuộc đời để lại cho rằng: “Người ta

thường nói trong những người viết viên như mãi mãi có một đứa trẻ con, bỡ ngỡ trước cuộc đời Trong Xuân Quỳnh cũng có một đứa trẻ ấy, đôn hậu, cởi

mở, nhưng cũng ngỗ nghịch, ham hố, liều lĩnh và đặc biệt là rất cảm tính trong nhận xét và đối xử” [16, 209].

Vân Thanh trong bài Xuân Quỳnh với thiếu nhi đã đánh giá: Ngộ

nghĩnh, hồn nhiên thơ Xuân Quỳnh nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách nghĩ của trẻ thơ rồi lại có thể tách ra khỏi trẻ thơ, để ngụ vào đấy một triết lí hồn nhiên của sự sống, thứ triết lí mà ở mỗi lứa tuổi có thể hấp thụ một cách riêng Ở đây, không có sự cao đạo, lên giọng, mà cũng không phải là lối nhại mượn bắt chước, cưa sừng làm nghé, khoác áo hoặc đeo băng trẻ em Đọc

Trang 12

Xuân Quỳnh, thấy chị làm thơ thật dễ dàng cứ như mạch nước ngọt tuôn ra từ một mạch nguồn trong trẻo”.

Trong tác phẩm Xuân Quỳnh, cuộc đời và tác phẩm do Lưu Khánh

Thơ và Đông Mai tuyển chọn có đoạn: “Xuân Quỳnh đã giành cho các em

một giai tài thơ như là sự kết tinh trải nghiệm của đời mình Có một điều lạ là những câu thơ được viết ra từ ẩn ức của một đứa trẻ côi cút sớm xa cha, mất

mẹ, lại mang đậm chất trữ tình trong sáng và hết sức ngọt ngào Chị đã tạo được sự thích thú cho các em và cho cả người lớn bằng những xét đoán thông minh và trí tưởng tượng phong phú” [71].

Lưu Khánh Thơ Cũng đã từng nhận xét: “Hình như Xuân Quỳnh ít phải

bận tâm về việc đi tìm hình thức biểu hiện Chị cũng không mất công nhiều lắm trong việc lựa chọn hình ảnh, chải chuốt ngôn ngữ” Hay khi nói về cấu

tứ trong thơ Xuân Quỳnh, Lưu Khánh Thơ đã có nhận định:“Cấu tứ trong

thơ Xuân Quỳnh thường rất tự nhiên nhưng lại chắc chắn, gọn nghẽ, sắc sảo

…Cả bài thơ với những hình ảnh và cảm xúc tự nhiên đến dễ dàng, người đọc không hề nhận thấy một sự gò bó nào trong cấu tứ Cho đến đoạn cuối với cái kết thúc bất ngờ, nhiều khi táo bạo, chủ đề của bài thơ mới vụt sáng lên, đạt hiệu quả mạnh Chúng ta không dễ dàng nhận thấy bài thơ đã được dẫn dắt đi như thế nào bởi những mạch trong cấu tứ thơ uyển chuyển và tinh tế”.

Lý giải những nét đặc sắc trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh, Đông

Mai-chị gái Xuân Quỳnh cũng viết trong Xuân Quỳnh- một nửa cuộc đời tôi:

“Cuộc đời mồ côi khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quý giá như thế nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ, Xuân Quỳnh dồn tất cả tâm hồn và sức lực cho con Trong thơ Xuân Quỳnh, tình mẹ con thật thiết tha, sâu đậm Những đứa con là nguồn tri thức không bao giờ cạn của Quỳnh Những bài thơ nói về con, viết cho con chiếm số lượng lớn trong thơ Xuân Quỳnh và vì vậy, ta cũng hiểu tại sao văn Quỳnh viết cho thiếu nhi lại

Trang 13

dí dỏm nồng ấm tình người như vậy” [16, 118, 119].

Tác giả Chu Nga sau khi khẳng định phong cách thơ Xuân Quỳnh là

“tươi tắn”,“hồn nhiên”,“nghịch ngợm và dí dỏm, không cần làm duyên mà

vẫn có duyên” cũng nhắc qua đến thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh, trong đó

chủ yếu đề cập đến đề tài viết về tình mẫu tử Tác giả nhận xét “tất cả những

bài thơ về con của Xuân Quỳnh đều cảm động” [70, 495].

Thiếu Mai khi đọc thơ Xuân Quỳnh cũng có cảm nhận giống như nhànghiên cứu Vân Thanh Thiếu Mai đã chỉ ra hai đặc điểm trong thơ viết cho

thiếu nhi của Xuân Quỳnh đó là “nhìn mọi vật bằng con mắt trẻ thơ” và “mỗi

bài thơ đều mang một ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng” [70, 517].

Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh (trong đó có thơ thiếu nhi) được tác giả

Nguyễn Xuân Nam cảm nhận từ các tập Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng và Lời ru trên mặt đất Ngợi ca vẻ đẹp của những bài thơ viết

trong chiến tranh, nhà thơ không quên ngợi ca vẻ đẹp của những bài thơ viết

cho thiếu nhi là “người mẹ điều giàu có nhất của Xuân Quỳnh là tình

thương’’, “có tình thương, có nghệ thuật, người phụ nữ mới thấy hết hạnh phúc của mình” [70, 593, 596] Để chứng minh điều đó tác giả Xuân Nam đã

trích dẫn ra một số bài tiêu biểu viết cho thiếu nhi trong các tập thơ trên như:

Mùa xuân mừng con thêm một tuổi, Cắt nghĩa, Con chả biết được đâu, Con yêu mẹ, Mùa đông nắng ở đâu, Truyện cổ tích về loài người, Cái ngoan của Mí

Tác giả Chu Nga trong Tạp chí văn học số 1/1973 đã gọi Xuân Quỳnh

là một chồi thơ sắc biếc và dự đoán tài năng thơ này sẽ đi xa hơn Tác giảcũng khẳng định đây là một tài năng đang độ chín trên phương diện thơ ca.Trong bài viết trên TCVH 1/1983, nhà phê bình Vương Trí Nhàn mượn lờiđối thoại với bạn thơ Phạm Tiến Duật để phát hiện một hồn thơ Xuân Quỳnh

“ý thức về thời gian, cảm giác về hạnh phúc” mà hạnh phúc ấy xuất phát từ

Trang 14

trong những cảm xúc rất đời thường trong đó có thơ văn viết cho thiếu nhi.

Tạp chí văn học số 4/1994, tác giả Chu Văn Sơn trong bài viết Chất thơ từ tổ

ấm nhấn mạnh mảng thơ viết về tuổi thơ và khẳng định đây là một nét độc

đáo trong thơ Xuân Quỳnh

2.2 Ngoài ra còn một số ý kiến đề cập đến mảng sáng tác truyện viếtcho thiếu nhi của Xuân Quỳnh Bàn đến mảng sáng tác văn xuôi cho thiếu nhicủa Xuân Quỳnh, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Bình có bài viết: đọc Vẫn có ôngtrăng khác và một kỉ niệm với Xuân Quỳnh Trong khi bày tỏ cảm xúc và

những đánh giá đối với tập truyện Vẫn có ông trăng khác, tác giả khẳng định

cả thơ và truyện thiếu nhi của Xuân Quỳnh đều “mang bản sắc sáng tạo”,

“ta luôn bắt gặp vẻ đôn hậu của người mẹ từng trải và cái nhìn non tơ, run rẩy của tuổi thơ mà người mẹ ấy trọn đời yêu mến” [70, 540].

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tú nhận xét: “nhiều truyện của Xuân Quỳnh

đọc mà dưng dưng nước mắt” Nhà nghiên cứu Vân Thanh cũng cho rằng:

những truyện của chị “đẹp như cổ tích, ẩn chứa nhiều điều kì thú” Trong

cuốn vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh tác giả Nguyễn Xuân Nam khẳng định sự tươi trẻ, hồn hậu của Xuân Quỳnh qua mảng thơ viết cho trẻ em trong tập Lời ru

trên mặt đất, qua đó còn thấy được “một thế giới nội tâm phong phú của

người mẹ Xuân Quỳnh”.

Các sáng tác viết cho thiếu nhi của chị được các em yêu thích và đón

nhận Tập thơ Bầu trời trong quả trứng được tặng giải thưởng chính thức giải văn học thiếu nhi từ năm 1981-1993 Sau này những tập thơ như Bầu trời trong quả trứng, Cây trong phố - Chờ trăng (in chung với Ý Nhi ), truyện Bến tàu trong thành phố, Vẫn có ông trăng khác, Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện) được nhà xuất bản Kim Đồng tái bản nhiều lần.

Điều đó khẳng định thơ văn thiếu nhi Xuân Quỳnh ngày càng trở thành mộtđối tượng tìm hiểu và nghiên cứu của nhiều độc giả quan tâm Đặc biệt tác

Trang 15

giả Vân Thanh là người có nhiều công trình nghiên cứu về văn thơ thiếunhi đã dành hẳn nhiều bài viết về thơ văn thiếu nhi Xuân Quỳnh trên một

số tạp chí văn học

Qua khảo sát chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu Xuân Quỳnh rấtphong phú nhưng nghiên cứu về thơ văn viết cho thiếu nhi thì còn rất hạn chếhoặc nếu có thì chỉ dừng lại ở bề rộng mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các tầng

ý nghĩa thơ văn thiếu nhi Xuân Quỳnh Rất tiếc đến nay vẫn chưa có nhiều bàinghiên cứu về mảng sáng tác này Thực tế đó là một gợi mở, một định hướng,

cũng là lí do để chúng tôi triển khai luận văn với đề tài: “Sáng tác dành cho

thiếu nhi của Xuân Quỳnh ”.

3 Mục đích, phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về trẻ thơ trong sáng tác của Xuân Quỳnh trước tiên đểkhẳng định vị trí, vai trò của hình tượng trẻ thơ trong thế giới nghệ thuật củaXuân Quỳnh Thứ hai làm nổi bật được những nét đặc sắc về nội dung vànghệ thuật trong sáng tác cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh trong cái nhìn chỉnhthể Qua mảng sáng tác này một mặt khẳng định bản sắc riêng độc đáo củangòi bút Xuân Quỳnh, đồng thời thấy được đóng góp trong mảng sáng tác chothiếu nhi của chị đối với văn học thiếu nhi Việt Nam Thấy được nét độc đáo

đa dạng của thế giới hình tượng nghệ thuật trong thơ văn Xuân Quỳnh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài: "Sáng tác viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh", chúng tôi chỉ

tiến hành tìm hiểu trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật những bàithơ và truyện ngắn tiêu biểu viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh Tìm hiểu thơvăn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh kết hợp với những vần thơ trữ tìnhtrong hệ thống sáng tác của chị sẽ làm nổi bật rõ một hồn thơ Xuân Quỳnhđằm thắm rất gần với cuộc sống, tựa như hơi thở

Trang 16

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã kếp hợp sử dụng các phươngpháp cơ bản sau :

- Phương pháp khảo sát tổng hợp tư liệu: Chúng tôi tiến hành sưu tầm,tập hợp tư liệu gắn với các tiêu chí lý luận, sắp xếp theo hệ thống giúp choviệc nghiên cứu, khảo sát tác phẩm một cách thuận lợi

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Nhằm nhận diện những đặc trưng,những nét độc đáo, khác biệt trong sáng tác cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

- Phương pháp phân tích, chứng minh, bình giá: Là phương pháp cơbản để hiểu rõ những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong thơ văn viết chothiếu nhi của Xuân Quỳnh

5 Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu, tìm hiểu về sáng tác viết cho thiếunhi của Xuân Quỳnh Đây là vấn đề chưa được các nhà phê bình nghiên cứutìm hiểu, đánh giá một cách toàn diện, hệ thống Chúng tôi hy vọng kết quảnghiên cứu của luận văn sẽ đem đến một cái nhìn tổng thể về những đặc sắcnổi bật trong văn học viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh Đồng thời khẳngđịnh được vị trí và những đóng góp của Xuân Quỳnh trong mảng sáng tác viếtcho thiếu nhi

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục các tác phẩm được khảo sát, phần nội dung chính của luận văn được triểnkhai trong 3 chương:

Chương 1: Xuân Quỳnh và con đường đến với sáng tác dành cho thiếu nhi

Chương 2: Sáng tác dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh nhìn từ phương diện nội dung

Trang 17

Chương 3: Sáng tác viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh nhìn từ phương diện nghệ thuật

Trang 18

Chương 1 XUÂN QUỲNH VÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI SÁNG TÁC

DÀNH CHO THIẾU NHI

1.1 Xuân Quỳnh và hành trình sáng tác

Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 04/10/1942tại La Khê - Hoài Đức - Hà Tây, nay thuộc thị xã Hà Đông Hà Nội XuânQuỳnh sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học, cha từng làthầy giáo, là người ham thích văn chương Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, kí

ức về mẹ được truyền lại từ người chị gái là Đông Mai Mặc dù chỉ được họcđến lớp sáu nhưng ngay từ nhỏ Xuân Quỳnh đã sớm bộc lộ tài năng vănchương Xuân Quỳnh chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người cha, một nhà giáo yêuvăn học Cô gái bé bỏng ấy thường được bà và chị cho nghe nhiều ca dao, thơ

và truyện cổ dân gian Phong tục và cảnh sắc, nếp sống làng La Khê nổi tiếng

về tơ lụa đã để lại dấu ấn đậm nét trong cá tính và phong cách thơ XuânQuỳnh sau này

Tháng 2/1955, Xuân Quỳnh gia nhập đoàn ca múa nhạc TW và trởthành một diễn viên múa 1959 chị được tham gia Festival Thanh niên sinhviên thế giới và Ấn Độ Từ liên hoan này Xuân Quỳnh được nổi lên trên nềnsân khấu Việt Nam như một bông hoa Quỳnh của nghệ thuật múa

1962, tập thơ đầu tay của Xuân Quỳnh được in chung cùng Cẩm Lai có

tên Chồi biếc Sau tập thơ này Xuân Quỳnh đã trở thành một tác giả quen

thuộc của bạn đọc Xuân Quỳnh trở thành biên tập viên của Nhà Xuất BảnVăn học và từ đó chị là một tác giả trong làng văn

Khi nhắc tới Xuân Quỳnh không thể không nhắc tới nhà biên kịch tàinăng Lưu Quang Vũ người bạn đời đã cùng chị đi suốt mười lăm năm cuốiđời Xuân Quỳnh mất ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông tại châncầu Phú Lương tỉnh Hải Dương cùng chồng và con trai Lưu Quỳnh Thơ

Trang 19

Xuân Quỳnh bước vào làng thơ như một sự thách thức với số phận, chị

đã chối bỏ phông màn, ánh sáng rực rỡ của sân khấu để buộc số phận mìnhvào cây bút và trang giấy Chị không hề lùi bước trước những khó khăn khimới bắt đầu đặt những bước đầu tiên trên con đường chinh phục nghệ thuậtđầy chông gai: nghệ thuật thơ ca Và trên bước đường chông gai đó chị tìmcho mình người bạn tri âm và đã thành công Không có vị giám khảo nàocông bằng như bạn đọc, chắc chắn rằng phần thưởng lớn nhất của người nghệ

sĩ chính là sự ưu ái của bạn đọc Và Xuân Quỳnh đã có được phần thưởng ấy!

Đến với nghệ thuật bằng tập thơ đầu tay Chồi biếc Xuân Quỳnh đã

khẳng định năng khiếu bẩm sinh, tài năng ấy ngày càng đạt tới độ chín khi chị

đã trải qua nhiều sự trải nghiệm trong cuộc đời Những năm tháng tuổi thơkhông mấy yên bình đã phả vào thơ chị những dấu ấn riêng của một tuổi thơnhọc nhằn Cuộc đời riêng không toại ý đem đến cho thơ chị một nét buồnphảng phất với những khát khao về một tình yêu không có tuổi Thơ XuânQuỳnh là tiếng hát say mê, sôi nổi thiết tha với đời, thơ tình yêu của chị trởthành tiếng lòng của nhiều thế hệ bạn đọc Chị được ví như một con ong xanhmiệt mài bay đi hút nhụy để làm nên trại mật ngọt cho đời, cho người Conong bay cả chặng đường dài mệt mỏi, luôn lo âu trước mỗi bước đường sắptới, nhưng con ong ấy không chịu lùi bước Nó hăng hái bay tới một vườn thơđầy hương sắc để làm nên một chất men say cho đời

Sáng tác của chị không chỉ tập trung ở thơ mà chị còn thành công trên

cả địa hạt văn xuôi Ở lĩnh vực nào chị cũng đạt được những thành công nhấtđịnh Bạn đọc biết đến Xuân Quỳnh như một nhà thơ tiêu biểu của thế kỉ XXnhưng bên cạnh đó chị còn chinh phục một khối lượng độc giả lớn là các emthiếu nhi Thơ văn viết cho thiếu nhi của chị bao giờ cũng hồn hậu tinh tế, thếgiới được khám phá bằng đôi mắt ngây thơ con trẻ nhưng cũng nhiều suytưởng của một người dày dặn kinh nghiệm

Trang 20

Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, Xuân Quỳnh vớitrách nhiệm của một thi sĩ công nhân, chị đã đặt chân mình lên nhiều vùng đấtchiến sự ác liệt và cả những nơi xa xôi của tổ quốc như mũi Cà Mau, các tỉnhmiền Tây Nam Bộ Dù ở đâu chị cũng hăm hở đi, viết và gặt hái được nhữngthành công nhất định.

Các tập thơ của chị được độc giả đón nhận nồng nhiệt như: Chồi biếc –

1963, Hoa dọc chiến hào – 1968, Gió lào cát trắng – 1974, Lời ru trên mặt đất - 1978, Chờ trăng – 1981, Bầu trời trong quả trứng – 1982, Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ) – 1983, Tự hát – 1984, Sân ga chiều em đi –

1984, Hoa cỏ may – 1989.

Văn xuôi: Bao giờ con lớn – 1974, Chú gấu trong vòng đu quay –

1978, Mùa xuân trên cánh đồng – 1981, Bến tàu trong thành phố - 1984, Vẫn còn ông trăng khác – 1982 Riêng tập thơ Bầu trời trong quả trứng

được giải thưởng văn học thiếu nhi 1981- 1993

Qua việc khảo sát và tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn Xuân Quỳnh tathấy: Con đường thơ của Xuân Quỳnh có đôi nét khác biệt so với các bạn thơcủa chị Sau khoảng mười lăm năm làm thơ, ta nhận thấy thơ chị có một bướcchuyển khá rõ rệt Ở chị, có hai dòng thơ: Dòng thơ cho người lớn (tạm gọinhư thế để phân biệt), và dòng thơ cho thiếu nhi mà tiền thân của nó là nhữngbài thơ về tuổi thơ của chính tác giả Hai dòng thơ này vẫn đi sóng đôi, nhưngnhịp điệu phát triển thì có khác Thơ cho người lớn của chị phát triển đều cho

đến Gió Lào cát trắng thì dường như có phần chững lại, (cũng là tất yếu sau

một giai đoạn phát triển) trong khi đó thơ viết về thiếu nhi và cho thiếu nhi lạiphát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu Ở một số (khá nhiều) nhà thơ, viết cho các

em là phụ có tính chất điểm khuyết cho vui vui vậy thôi chứ không có ý nghĩa

gì nhiều trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của họ Với Xuân Quỳnh thì khácthơ thiếu nhi của chị không chỉ là những nét phác họa nhẹ nhõm có cũng được

Trang 21

mà không có cũng thôi Trái lại, là bằng chứng của một tình yêu thương mạnh

mẽ và một nỗi thôi thúc nóng bỏng muốn nói với các em muốn truyền cho các

em những ước vọng sâu xa của mình Chính vì vậy, mà phần thơ viết chothiếu nhi của chị những năm cuối đời đã đạt được những thành tựu đáng lưu

ý Với những bài thơ viết cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh đã định được cho mìnhmột hướng chuyển rất đúng

Có thể nói Xuân Quỳnh đến với các em bằng một tình yêu thực sự, mộttâm nguyện được trở thành nhà thơ của các em Chiếc cầu nối chị với các emkhông gì khác hơn chính là các con của chị: Tuấn Anh, Minh Vũ, Quỳnh Thơ.Những đứa con chính là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của Quỳnh.Đặc biệt với tuổi thơ nhọc nhằn, thiếu thốn tình cảm: mẹ mất sớm bố công tác

xa nhà, dù được bà hết lòng thương yêu nhưng với một trái tim đầy nhạy cảm,Xuân Quỳnh ý thức được sự thiếu vắng của những giai âm hạnh phúc mà lẽ rachị được hưởng Sự thiếu thốn tình cảm đã làm nảy sinh những khát khao, vềsau trở thành nguồn cảm hứng mở ra những sáng tạo vô bờ bến

Thơ cũng như văn Xuân Quỳnh viết cho các em rất giản dị, giản dị đến

độ đọc nó, ta không nghĩ là tác giả làm thơ viết văn mà ta cứ bị thu hút vàotrong thế giới trẻ thơ một cách tự nhiên Cứ nhìn qua dường như những bàithơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, lục bát tám chữ của chị không có nét gì mới

mẻ Song, điều đáng chú ý là chị thường vận dụng các thể thơ truyền thống ấymột cách thoải mái, vần điệu cứ tự nhiên mà đến Được như vậy không phảidễ Phải có sự nhuần nhuyễn trong suy nghĩ, cảm xúc, và phải chọn đúng thểthơ phù hợp với nội dung vấn đề mình định miêu tả Cái mới ở đây chính làcách nhìn, cách cảm nghĩ đầy tính chất khám phá, phát hiện và ở cách nói,cách dẫn dắt câu chuyện, cách vận dụng ngôn ngữ phù hợp với trình độ tiếpthu và hứng thú của lứa tuổi Như vậy sáng tác viết cho thiếu nhi của XuânQuỳnh không chỉ làm phong phú thêm tâm hồn con trẻ, nuôi dưỡng những

Trang 22

tình cảm đẹp cho các em Mà đối với người lớn chúng ta, chị đã thực sự làmsống dậy trong ta cái nhìn và cảm xúc tươi non, trong trẻo đôi khi ta đã tự vùilấp đi trong cuộc sống bận rộn, bộn bề công việc.

1.2 Con đường đến với những sáng tác dành cho thiếu nhi

Xuân Quỳnh đến với thiếu nhi, trong cuộc hành trình dài một đời thơ,một đời văn không phải như một phút dừng chân của một khách lãng du, chịđến với các em bằng một tình yêu đích thực, một tâm nguyện trở thành nhàthơ của các em

1.2.1 Từ nồng ấm tình mẫu tử

Đối với mỗi người phụ nữ khi sinh ra và lớn lên trong đời, thì mộttrong những niềm hạnh phúc nhất của họ là được làm con rồi lại làm mẹ.Cùng với tình yêu, có thể nói tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, đẹp đẽnhất trong cuộc đời mỗi người phụ nữ Tình mẫu tử là tình cảm cổ xưa nhất,

cao cả nhất, vĩnh hằng nhất và phổ biến nhất của loài người Đó là “cuội

nguồn của sự sống này, là nguyên tố đầu tiên cũng là vẻ đẹp cuối cùng của thế giới chúng ta” [61] Mẫu tính, làm mẹ là bản năng, là thiên chức trời phú

dành riêng cho một nửa thế giới Nó chính là “bản năng chăm lo, bảo vệ lấy

sự sống của con người” do người phụ nữ “mang nặng đẻ đau ra”, là “tình thương bẩm sinh của nữ tính - sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới”, là “tất cả cái phần sâu thẳm như một thiên phú riêng của tâm hồn nữ giới” [7] Chẳng thế mà trong văn học, ta thấy rất nhiều nhà văn đi tìm những

vẻ đẹp mẫu tính: Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn HuyThiệp như tìm đến những vẻ đẹp mang tính bản năng, nguyên sơ của loàingười Nhà văn, nhà thơ nào viết về tình cảm mẹ con cũng với một tình cảmkính yêu, trân trọng nhất

Thơ văn của các nhà thơ, nhà văn nữ viết về tình mẫu tử, về hạnh phúclàm mẹ lại càng phổ biến Bởi không có gì sâu sắc và chân thật hơn khi chính

Trang 23

người phụ nữ viết lên cảm xúc của mình về bản năng được làm mẹ, đặc biệt lànhững vần thơ văn ấy trước hết lại dành cho chính những đứa con thân yêucủa họ Con chính là thứ tài sản vô giá của người mẹ Vì vậy nhà thơ ĐoànThị Lam Luyến đã khẳng định:

“Gia tài của mẹ

Là con đấy thôi”.

Đặc biệt đối với Xuân Quỳnh, Chị mất mẹ khi còn quá nhỏ, cha thườngxuyên đi làm xa và sau này lấy vợ khác rồi vào Nam sinh sống Nên suốt đời Chịsống thiếu thốn tình cảm của cha mẹ Khi làm mẹ Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tửthiêng liêng cần thiết và quí giá nồng ấm như thế nào đối với trẻ thơ nên khi đượclàm mẹ chị dồn tất cả tâm hồn sức lực cho con Đây đều là những ẩn ức để XuânQuỳnh làm thơ Những câu thơ được viết ra từ ẩn ức lại mang đậm chất trữ tình vàngọt ngào, nồng ấm tình mẫu tử Vì thế niềm hạnh phúc được làm mẹ luôn ấp ủtrong tâm hồn người phụ nữ và được thể hiện ngay cả khi đứa con chưa chào đời.Mang trong mình một sinh linh nhỏ bé, người mẹ đi đâu, làm gì dường như cũngnghĩ đến con – nghĩ đến niềm vui, niềm hạnh phúc sắp được làm mẹ:

“Mẹ đi trên hè phố

Nghe tiếng con đạp thầm

Mẹ nghĩ đến bàn chân

Và con đường tít tắp Bỗng như lên tiếng hát

Từ màu mạ dưới đồng

Từ hạt cây trong rừng

Từ cánh buồm trong biển”

(Con chả biết được đâu)

Thật tinh tế vô cùng và phải yêu con biết chừng nào thì Xuân Quỳnh mớicảm nhận được cả nhịp đập của trái tim con trẻ khi còn đang buổi bình minh

Trang 24

Khi tuổi thơ con không được bình yên trong những năm tháng chiếntranh, người mẹ thương con nhưng cũng luôn hy vọng và có niềm tin ởphía trước:

“Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi Con chơi với đất, con chơi với hầm Mong ngày, mong tháng, mong năm Một năm con vịn vách hầm con đi

Mẹ nuôi ngọn lửa trong hầm

Để khi khôn lớn con cầm trên tay Những điều mẹ nghĩ hôm nay Ghi cho con nhớ những ngày còn thơ”

(Tuổi thơ của con).

Có thể nói ấn tượng chung của bạn đọc về Xuân Quỳnh về những vầnthơ văn viết cho thiếu nhi là cảm hứng lấy từ tình mẫu tử Tình mẫu tử được

chị thể hiện ở những bài thơ viết cho con, viết về con (Con yêu mẹ, Tuổi ngựa, Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ ) Bài thơ Tuổi ngựa nói về tình

mẫu tử, thể hiện cảm xúc với mẹ, của những đứa con đối với người mẹ kínhyêu của mình Đứa con sau khi trò chuyện biết mình là tuổi ngựa – tuổi đi,tuổi cựa quậy – đã có dự định đi đây đi đó để khám phá cuộc sống muôn màu,muôn vẻ xung quanh mình:

“Mẹ ơi con sẽ phi Qua bao nhiêu ngọn gió

Ngựa con sẽ đi khắp Trên những cánh đồng hoa”

Đứa trẻ cảm thấy rất vui, rất thích thú với những dự định của mình.Nhưng cho dù cảnh vật xung quanh em có vui tươi, nhộn nhịp, mới, hấp dẫn

Trang 25

đến đâu cũng không thể kéo tâm hồn em rời xa người mẹ yêu quý của mình.Trong khi say sưa chìm đắm với cảnh đẹp của thiên nhiên em vẫn nhớ tới mẹ,muốn chia sẻ niềm vui với mẹ:

“Con mang về cho mẹ Ngọn gió của trăm miền”

Và cuối cùng vẫn về với mẹ:

“Dẫu cách núi cách rừng Dẫu cách sông cách biển Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường”.

Từ những rung động đời thường sâu sắc, Xuân Quỳnh đã viết nênnhững vần thõ giàu tình mẫu tử Trong thơ ca viết cho thiếu nhi, chủ đề nàyđược khai thác khá nhiều và thật sự có nhiều thành tựu Thơ Xuân Quỳnh là

sự tiếp nối trên tinh thần mong muốn tạo một dấu ấn riêng của tác giả Đọcchị ta thấy thế giới được ngắm nhìn qua lăng kính tình mẹ con Như chuyệnchú gà con ra đời, chị cũng tìm thấy ở đó cái lí do tình mẹ con: gà mẹ thìthương con, cứ ấp iu suốt ngày khiến cho thân thể xác xơ, gà con vì thương

mẹ mà đạp vỏ trứng ra tự nhiên đi kiếm ăn (Vì sao gà con ra) Hay cái tròn

khuyết của vầng trăng cũng được chị cắt nghĩa bằng tình mẹ con: Trăng

khuyết là trăng mẹ hao gầy vì con chưa ngoan (Mặt trăng luôn luôn tròn) Tiêu biểu nhất phải kể đến bài thơ: Con yêu mẹ:

“Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết Thế thì làm sao con biết

Là trời ở những đâu đâu Trời rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới ?”

Trang 26

Bài thơ được xây dựng theo lối cấu trúc đối đáp với giọng điệu thủ thỉtâm tình Đứa con bày tỏ tình cảm của mình với mẹ bằng những ví von: conyêu mẹ bằng ông trời, rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, rồi con yêu mẹ bằng trườnghọc và cuối cùng là con yêu mẹ bằng con dế Kích thước các đối tượng được sosánh nhỏ dần, nhưng người đọc không hề thấy tình yêu của em dành cho mẹ bịsuy giảm hồn nhiên, ngộ nghĩnh làm nên sự chân thành và sức hấp dẫn cho bàithơ Lời thơ như nói được nghĩ suy của con trẻ và là tiếng nói của tình mẫu tử Ởđây chị đã nắm bắt và thể hiện được kiểu tư duy của trẻ em, khiến cho giọng điệubài thơ thêm ngọt ngào thương mến, khiến cho tình mẫu tử trở nên thật gần gũi.

Đó cũng là điểm chung trong các tác phẩm của cố nữ thi sĩ

Không phải trong thơ viết cho thiếu nhi của các tác giả nam không nói

về tình cảm mẹ con, nhưng rõ ràng ta thấy sắc thái và cách thể hiện tình cảm đó

có sự khác biệt so với người phụ nữ Ngay cả khi họ viết về tình cảm cha con,

về niềm hạnh phúc được làm cha cũng có nhiều nét khác biệt người phụ nữ.Bởi tâm thế, chỗ đứng của nam giới khi nhìn đứa con yêu khác người phụ nữ.Viết về tình cảm mẹ con, các nhà thơ nam chủ yếu mượn chuyện thế giới loàivật để khẳng định tình cảm, vai trò của người mẹ đối với con Chẳng hạn Phạm

Hổ, Võ Quảng, Nguyễn Hoàng Sơn qua chuyện của mấy chú gà nói rối mẹ

Ngủ rồi, qua câu chuyện Mười quả trứng tròn, qua tính cách nũng nịu của Con bê lông vàng, qua lỗi lầm của một chú Rùa con quên lời mẹ dặn, qua câu chuyện của những đám Mây…gián tiếp nhắc đến tình cảm mẹ con, sự cần thiết

phải có mẹ trong thế giới tự nhiên, loài vật cũng như thế giới con người CònXuân Quỳnh đứng trong tâm thế là người mẹ nói với con và nói với chính mìnhnên những vần thơ viết về hạnh phúc được làm mẹ - niềm hạnh phúc bìnhthường, giản dị nhưng lại thiêng liêng, sâu sắc – thấm thía, xúc động hơn nhiều

Trong thơ Xuân Quỳnh lời ru – là một biểu hiện sâu sắc của tình mẫu

tử thiêng liêng cao cả Nếu trước kia một mảng thơ tình yêu trong tập Chồi

Trang 27

biếc cho thấy tâm hồn bạo và mới của cô thiếu nữ Xuân Quỳnh thì những bài thơ viết cho thiếu nhi trong tập Lời ru trên mặt đất đã cho chúng ta thấy tình

mẫu tử như một bản năng Xuân Quỳnh đi tới tận cùng yêu thương trong lòng

người mẹ và cố gắng đi đến hòa đồng tâm hồn trẻ thơ Bắt đầu từ Hoa dọc chiến hào Xuân Quỳnh đã có thơ viết cho con Lời ru, Khi con ra đời là

những bài thơ mở đầu cho mảng thơ này để về sau nó phát triển trở thành mộtđặc sắc trong thơ chị Là người mẹ chị nói được cái mênh mang của tình mẫu

tử một cách thấm thía mà giản dị:

“Dẫu con đi đến suốt đời Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.

(Lời ru) Chùm thơ viết cho con trong tập Lời ru trên mặt đất không chỉ nói cái

tình cụ thể là tình mẫu tử mà còn là sự đồng cảm thực sự giữa chị với cáchnghĩ cách cảm đầy ngây thơ trong trẻo trong tâm hồn con trẻ Sự đồng điệu đóthể hiện rất rõ trong những bài hát ru mà Xuân Quỳnh gửi gắm cả niềm tinvào đó Tiếng ru của Xuân Quỳnh là tiếng hát của một tâm hồn say mê sôinổi, lời ru của chị thật khỏe khoắn và trẻ trung Xuân Quỳnh dùng hình thứccâu thơ tám chữ với âm hưởng lời ru để nói về tình mẫu tử thiêng liêng cao

cả Qua bản năng yêu thương và che trở cho con thơ luôn thường trực khiếnlời ru của Xuân Quỳnh cũng phấp phỏng những âu lo:

“Con thức ban ngày mẹ chở che cho con Đêm con mơ làm sao mẹ che trở

Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ Chỉ mình con chơ trọi với quân thù Nếu giấc mơ là ngôi nhà cửa mở

Mẹ sẽ vào che chở giấc mơ con”

(Lời ru)

Trang 28

Tình mẫu tử ở những câu thơ này thật cảm động Cái ước mơ “Nếu

giấc mơ là ngôi nhà cửa mở/ Mẹ sẽ vào che chở giấc mơ con” nói với chúng

ta biết bao điều về tấm lòng người mẹ Yêu thương đến khát khao được chechở cho con trong cả giấc mơ là cách thể hiện tình mẫu tử đầy mới mẻ và sâusắc của Xuân Quỳnh Có thể nói lời ru trong thơ chị là một biểu hiện sâu lắngcủa tình mẫu tử tiếng ru xuất phát từ tâm hồn người mẹ yêu con tha thiết vàyêu đời đến cháy bỏng

Không chỉ trong thơ mà trong văn xuôi tình mẫu tử được thể hiện ngaytrong những câu chuyện bình thường của cuộc sống hàng ngày như trong các

tác phẩm: Bao giờ con lớn, Hai mẹ con con mối, Cơn mưa, Ngày mai con

sẽ ngoan, Quà sinh nhật bố hay trong những truyện đồng thoại chị viết cho trẻ em (Cá chuối con, con sáo của Hoàn) Với truyện Cá chuối con, con cá

đâu có tình cảm nhưng cá chuối mẹ trong truyện Xuân Quỳnh cũng biết hisinh không ngại nguy hiểm vất vả đi kiếm mồi về cho con, chăm lo hết mìnhcho những đứa con thơ của mình Cá chuối con cũng cũng biết thương mẹ,không phụ sự hi sinh, chăm lo của chuối mẹ nên đã bàn với các anh tự đikiếm mồi để chuối mẹ đỡ vất vả, nhọc nhằn Từ thế giới của loài vật, XuânQuỳnh đã hướng các em về tình mẫu tử cao quý thiêng liêng mà cũng thậtgiản dị đời thường Và trong bom đạn của chiến tranh tình mẫu tử của những

con vật cũng bị chia cắt Chiến tranh làm cho mối con mất mối mẹ: "Mối con

ngơ ngác đi tìm mẹ" Tác giả đã mượn hình ảnh con mối để nói về tình mẫu tử

sâu sắc và thiêng liêng (Hai mẹ con con mối) Truyện Bao giờ con lớn tình

mẫu tử thể hiện qua việc người mẹ định hướng cho con tới ước mơ trong

tương lai Truyện người nhớn thể hiện niềm vui của người mẹ khi chứng kiến

cảnh đứa con khôn lớn, ngày càng biết làm nhiều việc tốt

Từ bản năng làm mẹ, Xuân Quỳnh luôn viết về tình mẫu tử thật xúcđộng Đó là tình của mẹ với con và tình cảm của con với mẹ Tình mẫu tử

Trang 29

thiêng liêng sâu nặng ấy không dễ gì mang ra thổ lộ, trò chuyện cùng con Nóchỉ có thể dồn nén trong những câu chuyện mẹ kể, mẹ hát Khi đó nhữngdòng độc thoại nội tâm là hình thức phù hợp nhất để người mẹ người con dãibày tấm lòng của mình một cách trọn vẹn và đứa con cũng cảm nhận thấmthía hơn tình yêu bao la mà người mẹ dành cho mình Chẳng hạn qua dòng

độc thoại của nhân vật chung: Chung nhìn theo mẹ và nghĩ "mẹ ơi, chắc mẹ

lạnh lắm! Bao giờ con lớn con sẽ mua cho mẹ một cái áo mưa Hôm nào mẹ

đi làm mà trời mưa con sẽ mang đến cơ quan cho mẹ” Với lời độc thoại giản

dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày đã thể hiện tình cảm sâu sắc của người con

dành cho người mẹ Truyện đứa trẻ nhút nhát kể về nhân vật Ân là một đứa

trẻ nhút nhát Cái gì cũng sợ, sợ cả mèo lẫn chó, gà Vì vậy mẹ cho Ân là nhátquá, mọi người ai cũng cười và hay đem so sánh Ân với anh Văn Thế nhưng

Ân lại rất yêu mẹ Tình cảm của Ân dành cho mẹ được thể hiện qua cử chỉ âu

yếm, lời nói, hành động của Ân đối với mẹ: “Mỗi lần nhìn mẹ nấu cơm, chải

đầu hay vá quần là Ân sà vào lòng mẹ, ôm cổ mẹ” Ân muốn nói với mẹ là:

“Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm” nhưng rồi Ân không dám nói mà chỉ nhìn vào mắt

mẹ rồi lùa những ngón tay bé nhỏ vào trong tóc mẹ và mỉm cười ngượngnghịu Mẹ đi đâu một tí, Ân cũng nhớ Ngay cả khi lúc mẹ ở nhà, Ân cũngnhớ vì lúc đó Ân lại nghĩ đến mẹ đi Đặc biệt khi biết tin mẹ bị bệnh Ân đãdám một mình đi vào bệnh viện thăm mẹ khi trời tối Khi vào bệnh viện nghecác cô y tá nói tới bệnh ruột thừa Ân nghĩ là mẹ bị bệnh ruột thừa nên Ân rất

thương mẹ, khóc nức nở sợ mẹ bị chết Ân nói “Mẹ ốm thì em chẳng sợ gì cả.

Với lại nghĩ mẹ phải nằm một mình, đau một mình, thế là em đi tới đây” Vì

mẹ Ân đã vượt qua được tất cả sự sợ hãi và một mình dám vào bệnh việnthăm mẹ khi trời tối Chính mẹ là động lực đã khiến cho Ân thay đổi từ mộtđứa trẻ nhút nhát thành một đứa trẻ dũng cảm, không biết sợ sệt Sự thay đổi

đó cho ta thấy tình yêu mẹ sâu sắc của Ân Phải yêu mẹ biết chừng nào thì Ânmới vượt qua được những nỗi sợ đó

Trang 30

Cuộc đời mồ côi khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng,cần thiết và quý giá như thế nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ, Xuân Quỳnhdồn tất cả tâm hồn sức lực cho con, tựa như để bù đắp cho những thiếu hụt vàtrống trải của chính đời mình Trong thơ văn Xuân Quỳnh, tình mẹ con thậtthiết tha, sâu đậm Những đứa con là nguồn thi hứng không bao giờ cạn củaXuân Quỳnh.

Đọc những tác phẩm viết cho thiếu nhi, ta thấy nữ thi sĩ đã đem lại chobạn đọc những dư vị thật ngọt ngào của tình mẫu tử Hơn mọi ngôn từ đẹpnhất, ánh sáng diệu kỳ của tình mẫu tử tạo cho những sáng tác của chị có sứchút mãnh liệt, không chỉ với bạn đọc nhỏ tuổi mà còn cả với người lớn Có thểkhông quá lời khi nhận xét Xuân Quỳnh là một người mẹ đặc biệt Chính tìnhyêu thương vô bờ bến, không thiên vị của Má Quỳnh đã là sợi dây vô hình thắtchặt hơn tình cảm anh em của Tuấn Anh, Minh Vũ và Quỳnh Thơ

Tình mẹ con vốn là tình cảm quen thuộc trong đời sống và thơ vănnhưng chị vẫn mang lại cho người đọc những điều mới mẻ và xúc động.Ngoài tình yêu thương con vô bờ bến như những người mẹ khác, XuânQuỳnh còn có tấm lòng độ lượng, bao dung, trí tuệ thông minh, sắc sảo củariêng mình Chính đó là chiếc chìa khóa giúp chị đến được, nhìn thấu được vàphát hiện được nhiều ở thế giới vốn đẹp, lung linh và rất động trong tâm hồntuổi thơ Từ đó, tạo nên vẻ đẹp, nét đặc sắc riêng trong những trang viết chothiếu nhi của Xuân Quỳnh

1.2.2 Từ những nhạy cảm lo âu thường nhật

Đứa con là sản phẩm tinh thần của sự kết hợp tuyệt vời giữa người đànông và người đàn bà, tuy nhiên cách gắn bó và cách thể hiện tình cảm của mỗingười có sự khác nhau Xét ở một khía cạnh nào đó, người phụ nữ có sự gắn

bó với trẻ em hơn nam giới Hầu như bất kỳ người phụ nữ nào cũng mang sẵntrong mình thiên chức của nữ giới: bản năng làm mẹ Bản năng ấy không chỉ

Trang 31

được thể hiện trong niềm vui, niềm hạnh phúc khi em bé chào đời, khi chứngkiến sự khôn lớn, trưởng thành từng ngày, từng giờ của con mà còn được thểhiện ở những lo lắng, che chở cho con của người mẹ.

Những nhạy cảm lo âu thường nhật của người phụ nữ trước tiên đượcthể hiện ở sự lo lắng, che chở cho con của người mẹ Người đàn ông cũng cónhững lo lắng che chở cho con, nhưng họ ít khi để ý đến những chi tiếtthường nhật Họ thường nghĩ đến những vấn đề lớn hơn, họ mong con sớmtrưởng thành, tự lập Đó chính là cách yêu thương, lo lắng xuất phát và gắn bóvới thiên chức là người trụ cột trong gia đình Sự khác biệt ấy được nhà thơ

Trần Thị Thắng thể hiện qua cách nói hình ảnh: “Cha thì ở rất cao/ Yêu con

như cháy nắng/ Thương con như mưa rào/ Mẹ lại ở rất gần/ Chăm con từng

giây phút/ Ôm ấp con trong lòng” (Hương hoa) Cũng là những yêu thương

chở che cho con, nhưng sự lo lắng, yêu thương của Xuân Quỳnh thường bắt

đầu từ những điều bình thường nhất: “Chúng tôi chỉ là những người đàn bà

bình thường không tên tuổi/ Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày/ Đối với Nít và Kăng, những siêu nhân nay và xưa/ Xin thú thực: chúng tôi thờ

ơ hạng nhất/ Chúng tôi còn phải xếp hàng mua thịt/ Sắm cho con đôi dép tới trường/ Chúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh răng/ Lo đan áo

cho chồng con khỏi rét” (Thơ vui về phái yếu) Thượng đế đã tạo ra người

đàn ông và người đàn bà, mỗi người có những vai trò khác nhau trong cuộcđời và sự lớn lên hàng ngày của con trẻ Người cha có thể lo cho con mộtcuộc sống vật chất đầy đủ, lo xây dựng cho con những hiểu biết cơ bản,những tính cách thích hợp để sau này con bước vào đời Nhưng Xuân Quỳnh,với đặc trưng tâm hồn thiên về cảm xúc, tình cảm nên có những lo lắng chocon từ những điều bình thường nhỏ nhặt nhất Xuân Quỳnh lo cho con từng

ly, từng tý Con bắt đầu những bước đi chập chững đầu tiên, chị lo: “Cái rãnh

rộng bước chân con thì bé/ Tay con với con chuồn ớt bay cao” Con bước

chân ra khỏi nhà lòng người mẹ lại lo lắng không yên:

Trang 32

"Con ra khỏi nhà mẹ lo cái cầu ao

Con chó dữ, cành cây giòn dễ ngã".

(Những người mẹ không có lỗi)

Và cũng chỉ có người mẹ mới có những lo lắng cho con từng ly từng tí

như vậy: "Mẹ chọn giầy màu xanh cho con/ Cho hợp với tuổi thơ con còn

nhỏ; Mẹ chọn cho con chiếc mũ màu vàng/ Cho xứng với gương mặt tròn bụ

bẫm" (Con chọn mua đồ chơi – Trần Thị Thắng) Cùng là những lo lắng cho

tuổi thơ của con trong những năm tháng chiến tranh, người cha thì:

"Con chúng mình sinh ra không có trên mặt đất

Tuổi lẫy của con không có chiếu giường Tuổi con bò không nền nhà bằng phẳng Tuổi con ngồi không nắng soi đến gương"

(Trần Mạnh Hảo)

Thậm chí người đàn ông cũng lo lắng đến những điều tưởng như thật

đơn giản là đặt tên cho con ngay khi đứa con yêu còn chưa chào đời: “Con

còn trong bụng mẹ/ Cha đã lo đặt tên/ Có gì đâu con nhỉ/ Mà lòng cha không

yên” (Đặt tên con – Nguyễn Hoàng Sơn) Tuy nhiên những yêu thương lo

lắng đó của người cha dù sao cũng xuất phát từ chính thực tế, nó gắn liền vớihiện thực có thật trong đời sống hàng ngày Còn những lo lắng của người phụ

nữ nhạy cảm dành cho con, nhiều khi xuất phát từ chính sự nhạy cảm trongtâm hồn họ, vượt qua cả những điều trong thực tế Vì vậy Xuân Quỳnh còn lo

lắng cho con trong cả những giấc mơ khi con ngủ: “Con thức ban ngày mẹ

che chở cho con/ Đêm con mơ mẹ làm sao che chở/ Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ/ Chỉ mình con chống trọi với quân thù” Để rồi họ nảy ra những

ước mong khó thành hiện thực:

“Nếu giấc mơ là ngôi nhà cửa mở

Mẹ sẽ vào che chở cho con”

(Dải đất thuộc về tôi)

Trang 33

Trong cuộc đời, mỗi con người có biết bao nhiêu điều phải lo lắng nghĩsuy: lo sự nghiệp, lo gia đình, lo sức khỏe Là phụ nữ, những lo lắng ấy đãtrở thành bản năng gắn sâu vào tâm hồn, tình cảm họ, nhất là những nỗi lo âu,trăn trở đó lại dành cho những người họ yêu thương Hạnh phúc được làm vợ,

làm mẹ rồi lo lắng, muốn chở che cho con, đó chính là “bản năng” là phẩm

chất hàng đầu của nữ sĩ Xuân Quỳnh

Sự đồng cảm sẻ chia, băn khoăn, trăn trở trước những số phận, nhữngcảnh ngộ éo le được thể hiện trong cả sáng tác thơ văn của Xuân Quỳnh viếtcho thiếu nhi Trẻ em với những tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên, được yêuthương lo lắng, được chăm sóc, chở che Thế nhưng vì những lý do khác nhau

mà không phải bất kỳ tuổi thơ nào cũng được êm đềm trôi trong tình yêuthương, lo lắng của cha mẹ và ông bà Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi thể hiện

sự băn khoăn, trăn trở về những bi kịch, những cảnh ngộ éo le xuất phát từ

phía gia đình Trong văn xuôi viết cho thiếu nhi, truyện Bà tôi tạo lên hình ảnh

một bà tôi đáng thương, tội nghiệp trước cách cư sử của chính con trai và condâu của bà và trước sự vô tình của người cháu Chỉ vì bị mất tem phiếu mua thựcphẩm bà đã bị người con trai và con dâu chì chiết Vì vậy bà buồn rầu bỏ đi vànói dối cháu đi thăm người thân Thực ra bà đi bán bỏng ngô ở ngoài bến tàu, ởkhắp các sân ga rồi chịu cảnh cô độc đói rét vất vả ở bên ngoài Lâu lâu nhớcháu bà lại ghé qua thăm Rồi sự thực cũng được người cháu biết Dòng nướcmắt đau khổ của con, niềm mong mỏi của cháu được thấy bà trở về, chấm dứtnhững ngày tháng lang thang đã trở thành dòng nước mắt thức tỉnh, khơi dậy

được ở cha mẹ em nỗi ân hận về đạo lý làm người Truyện Bà bán bỏng cổng trường tôi lại dựng lên hình ảnh một bà già chỉ vì cái tin vu vơ: bà bán bỏng

cổng trường bị ho lao khiến các em học sinh không ai mua bỏng cho bà nữa

Chính điều này khiến bà lâm vào cảnh “ăn mày”: lang thang không nơi nương

tựa, không người thân và phải sống cô độc ở đầu đường xó chợ Không ai có thể

Trang 34

phủ nhận được những lợi ích to lớn của khoa học kỹ thuật hiện đại nhưng những

hạn chế nó mang đến cũng thật buồn Truyện Người làm đồ chơi là hình ảnh về

bác Nhân – một người rất yêu công việc sáng tạo trò chơi cho các em thiếu nhinhưng vì xã hội hiện đại đã sản xuất ra nhiều trò chơi hiện đại nên trẻ em khôngmua đồ chơi của bác nữa Vì cuộc sống mưu sinh bác phải giải nghệ về quê sinhsống Đây là bi kịch của một người muốn đem tài năng và tâm huyết để tạo raniềm vui cho các em nhỏ nhưng chỉ vì xã hội hiện đại mà bác phải bỏ nghề Quanhững chuyện này đều giáo dục nhân cách sống cho trẻ

Không chỉ viết về những bi kịch, những cảnh ngộ, những chuyện buồntrong gia đình mà những trang văn xuôi của Xuân Quỳnh còn băn khoăn, trăntrở với chuyện ở lớp, ở trường, chuyện hàng xóm những điều gần gũi vớicác em Trong lớp học lại có cả nỗi buồn của những bạn có hoàn cảnh đặc

biệt Truyện Bạn Lộc nói về hình ảnh một người bạn bé còi mà học giỏi ham

học lại nề nếp và cẩn thận nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mẹ mất sớm

bố bị lòa nên phải nghỉ học kiếm sống để nuôi và chăm sóc bố Hay bi kịchcủa người thầy giáo dạy vẽ cả đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục Thầyluôn ao ước vẽ được một bức tranh đi dự triển lãm nhưng tranh của thầy lại

không được ai để ý đến (Thầy giáo dạy vẽ).

Truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh không chỉ khai thác nhữngtâm tư, tình cảm của các em thiếu nhi trên lớp học, với thầy cô, bạn bè, máitrường mà còn chú ý đến đời sống tình cảm trong quan hệ của các em vớinhau Trẻ em vốn hồn nhiên, vô tư, thích có bạn bè, không chỉ có bạn bè trên

lớp mà còn là bạn bè gần nhà để trò chuyện, vui chơi Truyện Thằng Bêm kể

về nhân vật Bêm vì bố mẹ ly dị nên Bêm phải về sống với bác Hà Việc này

đã trở thành sự kiện đối với trẻ con khu tập thể Ban đầu cả trẻ con ở khu tậpthể không ai chơi với Bêm nên Bêm phải chơi lủi thủi một mình Sau một thờigian sống và để ý tới Bêm, các bạn thấy được ở Bêm nhiều đức tính tốt Vì

Trang 35

vậy Bêm đã có rất nhiều bạn Nhưng khi đã quen với nơi ở mới Bêm lại phải

xa các bạn vì mẹ của Bêm đã đến đón Bêm đi ở cùng với một chú khác màkhông phải bố của Bêm Chỉ vì bố mẹ không ở cùng nhau mà khiến cho contrẻ luôn phải thay đổi theo và khiến cho cuộc sống và tâm lý của con trẻ luôn

bị xáo trộn Đây cũng là một bi kịch đối với trẻ em khiến cho các em khôngđược sống trọn vẹn trong tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ Trong truyện

Chiếc cặp tóc, lấy nhan đề là một vấn đề rất bình thường trong cuộc sống.

Xuân Quỳnh nói về bi kịch của nhân vật tôi trong chuyện đó là: em mồ côi

mẹ từ nhỏ, em sống với bà và bố Nhưng sau đó bố lại bị giặc tây bắt đi biềnbiệt bao nhiêu năm khiến em phải sống lủi thủi với người bà lưng còng nhưmột con tôm mà vẫn phải tần tảo để nuôi cháu Câu chuyện là bản án tố cáochiến tranh khiến cho em bé phải sống xa cha mất mẹ, khiến cho em phảisống trong một tuổi thơ côi cút thiếu vắng bàn tay chăm sóc của cha mẹ

Có thể nói sáng tác cho thiếu nhi tưởng như là một công việc đơn giảnnhưng lại không hề đơn giản Xuân Quỳnh đã chọn cho mình một cách viết vừachạm đến tâm hồn của các em thiếu nhi, vừa khiến người đọc là người lớn cảm

thấy thấm thía Đúng như M.Gorki đã nói “Văn học là nhân học” Những dòng

băn khoăn trăn trở về những số phận, những cảnh ngộ éo le của các em thiếunhi trong thơ văn Xuân Quỳnh quả thực là đã chạm tới chiều sâu giá trị nhânbản, nó giúp các em thiếu nhi hiểu biết và sống tốt hơn, biết đồng cảm, sẻ chiavới bạn bè, biết yêu thương, trân trọng con người Đây đồng thời cũng là lờinhắc nhở nhẹ nhàng đối với người lớn trong việc tìm hiểu tâm tư, tình cảm vàtrong cách cư sử với trẻ thơ Có thể nói rằng nỗi lo âu là điệu hồn Xuân Quỳnh.Khi làm mẹ, phẩm chất này của Xuân Quỳnh càng được thể hiện rõ nét Yêuthương con bao nhiêu, chị lại lo lắng bấy nhiêu Trong những vần thơ văn đầyyêu thương luôn ẩn chứa biết bao lo âu, xót xa Nỗi lo như một trải nghiệm củayêu thương và trách nhiệm Bởi vậy mỗi sáng tác của chị như một nốt nhạc tình

Trang 36

yêu cất lên từ trái tim dịu dàng của người mẹ có yêu thương và ẩn chứa nhiềunỗi lo âu Trong mỗi bước đường đời, Xuân Quỳnh luôn luôn lo cho hết thảy,chỉ thường xuyên quên mất chính mình mà thôi.

1.3 Từ nhãn quan trẻ thơ

Người ta thường nói trong những người viết văn như mãi có một đứa trẻcon ngộ nghĩnh, hồn nhiên và tinh nghịch Trong Xuân Quỳnh cũng có mộtđứa trẻ Bởi vậy chị đã cảm nhận thế giới, nhìn thế giới, nói về thế giới bằngkiểu nghĩ, kiểu nói của trẻ thơ Do quan sát thế giới bằng đôi mắt và mĩ cảm trẻthơ nên Xuân Quỳnh thấy thế giới ngộ nghĩnh, hồn nhiên và tinh nghịch nhưthế Chiếc cầu nối chị đến với các em chính là các con của chị Chính tấm lòngngười mẹ yêu con tha thiết khiến chị có thể đi sâu vào thế giới trẻ thơ, nhìn thếgiới trẻ thơ bằng con mắt của chính các em, làm thế giới ấy trở nên trong trẻo,thánh thiện

Bàn về văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã từng nói: “Về mặt tình cảm trẻ

em có gì nhiều hơn người lớn chúng ta Rõ ràng các em dễ cười, dễ tức, dễ ghét, dễ yêu Tất cả ở các em đều nhiệt tình sôi nổi Khả năng tiếp thu những gì gọi là hay, là mới lạ lại càng mạnh mẽ Các em múa hát say sưa, nghe nhạc, nghe thơ với tất cả sự yêu thích [46] Còn Vân Thanh cho rằng: “Viết cho các

em trước hết phải yêu các em, hiểu các em và biết cách đi vào thế giới trẻ em".

Như vậy, để viết cho các em, nhà văn, nhà thơ không thể nhìn cuộc sống bằngcon mắt người lớn rồi gán ghép cho các em mà phải nhìn cuộc sống bằng con

mắt trẻ thơ “Nhìn bằng con mắt trẻ thơ”, tức là biết cách thổi phồng sự sống

vào các sự vật vô tri, biết làm cho mọi vật đều có tâm hồn, mọi sự vật bình

thường đều nhấp nháy lên những điều mới lạ, những ánh kì diệu Hay nói một cách ngắn gọn hơn như nghệ sĩ Xuân Quỳnh tự nhủ: “ Muốn viết cho các em

điều đầu tiên là sự cảm thông với các em chứ không phải là sự áp đặt Đừng bắt các em sống và nghĩ theo cách của mình Nếu muốn giáo dục các em thì phải nhìn bằng con mắt của các em và nhận xét đánh giá mọi việc” [60].

Trang 37

Xuân Quỳnh quan niệm: “thơ – món quà bạn nhỏ tặng bạn nhỏ bây

giờ” Đây là một quan niệm sâu sắc thể hiện sự tôn trọng con trẻ Nói về việc

làm thơ cho các em, chị trách người lớn sao đã vội quên đi những đau khổ và

những khát khao của tuổi thơ mình “bởi vì nếu nhớ tới thì người lớn sẽ đối xử

với trẻ con tâm lý và công bằng hơn” Chị quan niệm sự đau khổ nỗi lo âu

của con trẻ cũng sâu sắc không kém gì của người lớn, và chị thực sự tôn trọngchúng Có được quan niệm ấy, có lẽ cũng không phải dễ dàng gì Phải làngười yêu trẻ và đặc biệt phải hiểu trẻ lắm thì chị mới viết được những câuthơ như vậy Quả là, nếu chúng ta có cái nhìn các em với cái nhìn của ngườilớn và đòi hỏi các em xử lí mọi chuyện như người lớn, thì giữa chúng ta vàcác em sẽ là hai thế giới xa lạ, nếu không muốn nói là đối lập Xuân Quỳnh cócái tài nhìn mọi vật bằng con mắt trẻ em nên chị đã nói hộ được những nỗibăn khoăn thắc mắc của trẻ đúng là của chúng:

“Không có chân, có cánh

Mà lại gọi con sông Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió?

Cái quạt bé như thế Thì gió ở vào đâu Biển ngày đêm thét gào Sao lại không khản cổ”.

(Vì sao?)

Các em bé ở tuổi mẫu giáo lần đầu tiếp xúc với mọi thứ xung quanh cái

gì cũng muốn biết, muốn hiểu Câu hỏi “Vì sao” là thường trực trong óc và

đầu miệng các em Nếu không đặt mình vào vị trí các em, nhìn đời bằng cáinhìn ngây ngô của chúng, thì làm sao đặt được câu hỏi rất ngộ này: Cái quạt

bé như thế, thì gió ở vào đâu? Thơ Xuân Quỳnh viết cho các em thu hút ta ở

Trang 38

những nhận xét hóm hỉnh tinh quái như vậy.

Bài Mùa xuân nắng ở đâu? tạo nên một không khí sinh động và ấm áp

như chính hơi ấm của tia nắng vậy:

Em thấy ấm ơi là ấm”.

Loại nhận xét cảm xúc rất đúng tâm lý lứa tuổi này khá phổ biến trongthơ Xuân Quỳnh Nó đem đến cho người đọc một sự ngạc nhiên thú vị vìnhững phát hiện thông minh thú vị Ta như được đưa vào một thế giới khác -thế giới trẻ em - với bao ý tưởng ngây thơ trong sáng đôi khi có vẻ như rất phi

lí, được tạo nên bởi trí tưởng tượng phong phú đầy màu sắc của tuổi thơ

“Má ơi ai sinh cá

Ai làm ra cái kem Đêm sao lại màu đen Ban ngày sao màu trắng ”.

(Cắt nghĩa)

Quả thật là khó để trả lời những câu hỏi vì sao ấy Thế giới xung quanhluôn mở ra trước mắt các em bao điều thú vị Nếu không đặt mình vào vị trí củacác em làm sao ta có thể là người bạn gần gũi với các em được Mọi thứ trongthơ chị đều được nhìn bằng con mắt trẻ thơ, cảm nhận và lí giải sự việc bằng

con mắt trẻ thơ Đúng như Vân Thanh đã từng đánh giá: “ ngộ nghĩnh, hồn

nhiên, thơ Xuân Quỳnh nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách nghĩ của trẻ thơ Rồi lại

Trang 39

có thể tách ra khỏi trẻ thơ, để ngụ và đó một triết lí hồn nhiên của sự sống thứ triết lí mà ở mỗi lứa tuổi có thể hấp thụ một cách riêng” [60,187].

Không chỉ mượn lời con trẻ, mượn tư duy, suy nghĩ trẻ thơ để sáng tác

nên những trang văn ngộ nghĩnh, đúng như nhà thơ Xuân Diệu viết “Hãy để

trẻ em nói cái ngon của kẹo” Xuân Quỳnh thật sự đã hòa nhập vào thế giới

tâm tư tình cảm của trẻ thơ để cắt nghĩa, giải thích các sự vật hiện tượng theo

tâm tư, tình cảm của các em Chẳng hạn như với các tác phẩm: Ông trăng xét

xử, Vẫn có ông trăng khác, Hoa giấy, Lời ru của trăng, Bến tàu trong thành phố, Chú gấu trong vòng đu quay…Giải thích tự nhiên qua cách nhìn

trẻ thơ rồi từ thế giới tự nhiên mà chuyển sang thế giới người, trở về với thếgiới đời sống xã hội, thật ít ai thành công như Xuân Quỳnh

Trong truyện của Xuân Quỳnh, hình ảnh trăng thường trở đi trở lại mangnhững ý nghĩa khác nhau Ở mỗi truyện hình ảnh trăng lại mang một ý nghĩakhác Tuy nhiên đều có một điểm chung: ánh trăng có mối quan hệ mật thiếtvới con người, đặc biệt là đối với trẻ thơ Cuộc sống xã hội Việt Nam nhữngnăm 60 – 70 nghèo nàn thiếu thốn Trăng đã trở thành nguồn sáng trải khắpnhân gian đem lại ánh sáng cho con người Với trẻ thơ trăng còn có ý nghĩa làngười bạn thân thiết gần gũi gắn bó với tuổi thơ của các em Trong những đêmtrăng sáng ở một vùng quê nào đó Chúng ta có thể nghe thấy tiếng cười đùa

của các em xen lẫn những khúc đồng dao Vì vậy ở truyện Vẫn có ông trăng khác Mai không bao giờ tin rằng: Mặt trăng lại to và xấu xí, mặt trăng không

thể tự chiếu sáng được mà phải nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào rồi nó phảnchiếu lại quả đất như một tấm gương Thế rồi Mai tâm sự tất cả những điều đóvới Hương Hương bảo với Mai là có hai mặt trăng Một là mặt trăng xấu xí,người ta đã tìm ra, đã đến nơi, đã gặp Hai là mặt trăng có cây đa to, có chúcuội và cô Hằng Nga rất đẹp Mai thấy buồn cười khi người lớn nhìn chú cuộivới cây đa mà lại tưởng lá đất đá Có thể thấy chuyện đã miêu tả rất đúng suy

Trang 40

nghĩ hồn nhiên ngây thơ của các em thiếu nhi Các em vẫn luôn nghĩ rằng ôngtrăng phải giống như trong những câu chuyện mà bà và mẹ thường kể Các emkhông tin vào ông trăng như lời giải thích của khoa học Đây là tâm lý rất dễ

hiểu của trẻ thơ Hay truyện Ông trăng xét xử kể về nhân vật Hưng là một đứa

trẻ nghịch ngợm chóng chán, khi đã chán thì phá Còn ba ngày nữa mới đến

trung thu nhưng đồ chơi của Hưng đã hỏng hết: “Đèn con thỏ thì rách mất một

tay, họa sĩ giấy thì hai tay buông thõng xuống hai bên sườn, gấu nâu cụt mất một chân…” Vì vậy khi ngủ Hưng đã mơ thấy các đồ chơi đi tìm ông trăng để

kiện Hưng Hưng mơ thấy trăng đã xét xử và có một hình phạt ghê ghớm đốivới mình Ông trăng không cho Hưng được thấy ánh sáng và phạt Hưng sẽ phải

ở trong đêm tối một mình Hưng không thể trông thấy đồ chơi, không trôngthấy bạn bè và cả mẹ nữa Rồi xung quanh Hưng tối sầm lại chỉ còn mìnhHưng trong bóng tối Tác phẩm mượn hình ảnh ông trăng, nhà văn đã nhân hóaông trăng khiến ông trăng cũng biết xét xử, thưởng phạt Qua nhân vật HưngXuân Quỳnh đã nói hộ tâm lý trẻ thơ: trẻ em có nhiều em rất thích đồ chơinhưng có những em lại không biết quí trọng và giữ gìn đồ chơi của mình Đặcbiệt trẻ em rất thích được nhận quà và sợ không được nhận quà vào tết trungthu, trẻ em sợ bị phạt Điều này rất phù hợp với tính cách và tâm lý của trẻ thơ.Đặc biệt trăng có thể luồn qua kẽ lá, khe cửa, trăng cũng tò mò hiếu động tinh

nghịch như một đứa trẻ thơ “Trăng len qua các song cửa sổ, trăng mang về

cho các em bao điều thích thú khi nằm mơ” Tác giả giải thích rất hồn nhiên:

các bạn giống như những con cá, ham chơi không muốn ngủ Trong lúc ngủngười ta mơ thấy những điều mà khi thức không trông thấy được Chẳng hạn:bạn có thể mơ thấy mình lái con tàu vũ trụ bay vút lên không trung Những bạn

mồ côi có thể được gặp được cả cha mẹ mình mặc dù cha mẹ bạn không cònnữa… Thơ mơ thấy cô trăng từ trên cao bỗng rơi xuống bể nước nhà Thơ Thơvớt cô lên và đưa cô vào trong bếp, đốt củi sưởi cho cô rồi rủ cô ở lại với Thơ,

Ngày đăng: 21/04/2017, 23:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Arixtote (1997), Nghệ thuật thơ ca, Tạp chí văn học nước ngoài, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arixtote (1997), "Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Arixtote
Năm: 1997
2. Lại Nguyên Ân (1997), 150 thuật ngữ văn học, Nxb, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại Nguyên Ân (1997), 150 "thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1997
3. Lại Nguyên Ân (2001), con người và nhà thơ, trong nữ sĩ Xuân Quỳnh cuộc đời để lại, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại Nguyên Ân (2001), "con người và nhà thơ, trong nữ sĩ Xuân Quỳnhcuộc đời để lại
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2001
4. Huỳnh Thị Thu Ba (2003), Thế giới hình tượng nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Thị Thu Ba (2003), "Thế giới hình tượng nghệ thuật thơ XuânQuỳnh
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Ba
Năm: 2003
6. Nguyễn Hòa Bình (2001), Những tình cảm trắc ẩn trong thơ Xuân Quỳnh, trong nữ sĩ Xuân Quỳnh cuộc đời để lại, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hòa Bình (2001), "Những tình cảm trắc ẩn trong thơ XuânQuỳnh
Tác giả: Nguyễn Hòa Bình
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2001
7. Nguyễn Minh Châu (2000), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu (2000), "Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
8. Nguyễn Đăng Điệp (1994), giọng điệu trong thơ trữ tình (qua một số nhà thơ tiêu biểu), Tạp chí văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đăng Điệp (1994), "giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Năm: 1994
9. Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2000), từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2000)", từđiển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
10. Nguyễn Thái Hòa (2001), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thái Hòa (2001), "Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2001
11. Nguyễn Trọng Hoàn (1996), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường:Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trọng Hoàn (1996), "Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường:"Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
12. Phạm Hổ (1996), Những ý nghĩ nhỏ về thơ cho các em, Tạp chí văn học số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Hổ (1996), "Những ý nghĩ nhỏ về thơ cho các em
Tác giả: Phạm Hổ
Năm: 1996
13. Phạm Hổ (1997), Đi và viết cho các em, Báo Văn nghệ số 397, 21/5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Hổ (1997), "Đi và viết cho các em
Tác giả: Phạm Hổ
Năm: 1997
14. Phạm Hổ (2000), Những ý kiến về thơ cho các em, Vì tuổi thơ, Nxb tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Hổ (2000), " Những ý kiến về thơ cho các em
Tác giả: Phạm Hổ
Nhà XB: Nxb tácphẩm mới
Năm: 2000
15. Trần Đăng Khoa (1974), Góc sân và khoảng trời, Nxb Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đăng Khoa (1974), "Góc sân và khoảng trời
Tác giả: Trần Đăng Khoa
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 1974
16. Vân Long (sưu tầm, biên soạn) (2004), Xuân Quỳnh thơ và đời, Nxb văn hóa – thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vân Long (sưu tầm, biên soạn) (2004), "Xuân Quỳnh thơ và đời
Tác giả: Vân Long (sưu tầm, biên soạn)
Nhà XB: Nxb văn hóa– thông tin Hà Nội
Năm: 2004
17. Đoàn Thị Lam Luyến (1990), Cánh cửa nhớ bà, Nxb Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Thị Lam Luyến (1990), "Cánh cửa nhớ bà
Tác giả: Đoàn Thị Lam Luyến
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 1990
18. Đoàn Thị Lam Luyến (2005), Thơ với tuổi thơ, Nxb Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Thị Lam Luyến (2005), "Thơ với tuổi thơ
Tác giả: Đoàn Thị Lam Luyến
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 2005
19. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lã Thị Bắc Lý (2000), "Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: Nxb ĐHQuốc Gia Hà Nội
Năm: 2000
20. Lã Thị Bắc Lý (2002), Những tác phẩm được giải thưởng của nhà xuất bản Kim Đồng (1990 – 2000), Tạp chí nhà văn, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lã Thị Bắc Lý (2002), "Những tác phẩm được giải thưởng của nhà xuấtbản Kim Đồng (
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: nhà xuấtbản Kim Đồng ("1990 – 2000)
Năm: 2002
21. Lã Thị Bắc Lý (2003), Giáo trình văn học trẻ, Nxb ĐH Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lã Thị Bắc Lý (2003), "Giáo trình văn học trẻ
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: Nxb ĐH Sư phạm
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w