1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT “DON QUIJOTE” của CERVANTES

119 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 588,5 KB

Nội dung

Qua những cõu chuyện phiờu lưu hiệp sĩ của thầy trũ Don Quijote những vấn đề về lý tưởng xó hội, tụn giỏo, phong tục; những cõu chuyện mục ca say sưa vềhụn nhõn, tỡnh yờu, gia đỡnh, hạnh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

 TRẦN THỊ KIM GIANG

CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT

“DON QUIJOTE” CỦA CERVANTES

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 60.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đỗ Hải Phong

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS TS Đỗ Hải Phong,

người thầy đã hướng dẫn em chu đáo, nhiệt tình trong suốt quá trình làm luận văn

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ văn học nướcngoài, khoa Ngữ văn, phòng Quản lý khoa học, thư viện trường Đại học Sưphạm Hà Nội, phòng tư liệu khoa Ngữ văn đã nhiệt tình giúp đỡ em trongsuốt quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, ngày….tháng….năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Thị Kim Giang

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới thuyết khái niệm 7

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Cấu trúc luận văn 10

Chương 1: CỐT TRUYỆN PHIÊU LƯU HIỆP SĨ 12

1.1 Lý tưởng hiệp sĩ chân chính - tư tưởng vinh thân 13

1.1.1 Lý tưởng tự do – công bằng – hạnh phúc 14

1.1.2 Tư tưởng "vinh thân" 20

1.2 Trí tuệ uyên bác – hành động điên rồ 23

1.2.1 Trí tuệ uyên bác 23

1.2.2 Hành động điên rồ, máy móc, sách vở 26

Chương 2: HIỆP SĨ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ 35

2.1 Mối quan hệ hiệp sĩ - tình nương 35

2.1.1 Hiệp sĩ tôn thờ tình nương 36

2.1.2 Hiệp sĩ chung thủy với tình nương 40

2.1.3 Hiệp sĩ phụng sự tình nương 43

2.2 Mối quan hệ hiệp sĩ – giám mã 46

2.2.1 Quan hệ chủ - tớ 48

2.2.2 Quan hệ thầy trò thân tình 52

2.2.3 Quan hệ tác động qua lại 55

2.3 Các mối quan hệ khác 60

2.3.1 Những người thân thiết cùng làng với hiệp sĩ Don Quijote 60

2.3.2 Quan hệ hiệp sĩ và các nhà quý tộc 66

Trang 4

Chương 3: CỐT TRUYỆN MỤC CA VÀ CỐT TRUYỆN BỢM

NGHỊCH 74

3.1 Cốt truyện mục ca 74

3.1.1 Tự nguyện tìm đến Tự nhiên 76

3.1.2 Tự nhiên – nơi chốn để thoát ly thực tại 80

3.1.3 “Quy luật tự nhiên” - mong muốn phá bỏ giới hạn 87

3.2 Cốt truyện bợm nghịch 93

3.2.1 Khôn khéo kiếm sống 94

3.2.2 Khôn khéo tìm được hạnh phúc 99

KẾT LUẬN 107

THƯ MỤC THAM KHẢO 112

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thời đại Phục Hưng, bước quỏ độ từ chế độ phong kiến lờn tư bản chủnghĩa mà Engels đó đỏnh giỏ: “Đú là bước ngoặt tiến bộ, vĩ đại nhất từ trướcđến bấy giờ loài người chưa từng thấy” Thời đại Phục Hưng hỡnh thành nờnmột nền văn hoỏ mới và những con người mới Đú là những con người khổng

lồ về tư tưởng, về tớnh cỏch, về tài năng mọi mặt và sự hiểu biết sõu rộng Tất

cả tạo nờn một nền văn hoỏ Phục Hưng đặc sắc, với nhiều thành tựu trong cỏclĩnh vực khỏc nhau như: điờu khắc, hội hoạ, kiến trỳc, khoa học tự nhiờn, kinh

tế, xó hội, văn học Đặc biệt trong lĩnh vực văn học xuất hiện nhiều nhà văntiến bộ, vĩ đại như: Dante, Boccaccio, Rabelais, Shakespeare, Cervantes

Cervantes (1547 - 1616), đại biểu xuất sắc nhất của văn học Phục hng TâyBan Nha “Cervantes là tờn của ngụn ngữ chỳng tụi (ngụn ngữ của Cervantes), làtờn của cơ quan cú nhiệm vụ truyền bỏ tiếng Tõy Ban Nha (viện Cervantes), tờncủa cỏc giải thưởng giành cho những viờn ngọc tiếng Tõy Ban Nha (cỏc giảithưởng Cervantes) và chắc chắn đú là tờn của rất nhiều đường phố, quảng trường,

trường học và cỏc cơ quan rải trờn khắp thế giới” [9,27] ễng khụng chỉ là một tỏc

giả tiờu biểu của văn học Phục hưng Tõy Ban Nha mà cũn là một trong những tỏcgia lớn nhất của văn học thế giới – “với Cervantes đó hỡnh thành một nền nghệthuật chõu Âu vĩ đại” [10, 28] Tờn tuổi của Cervantes luụn gắn liền với tiểuthuyết “El Ingenioso Hidalgo Don Quixote de la Mancha” (“Don Quijote nhà quýtộc trứ danh thuộc dũng Hidalgo xứ Mancha”; từ đõy trong luận văn này chỳng tụixin được gọi tắt là “Don Quijote”)

Cuối thế kỉ XVI, thời kỡ cuốn “Don Quijote” ra đời cũng là lỳc đếquốc Tõy Ban Nha bắt đầu suy vong và đến triều đại Sỏclơ II thỡ thời kỡ oanhliệt của Tõy Ban Nha đó chớnh thức kết thỳc Tỡnh hỡnh xó hội được phảnỏnh vào trong văn học như một quy luật tất yếu Nú là tiền đề, là đề tài và

Trang 6

nguồn cảm hứng sáng tác cho văn nghệ sĩ Văn học Phục Hưng Tây BanNha thế kỉ XVI-XVII không suy thoái cùng chiều với kinh tế xã hội mà đạtđến đỉnh cao nhất của nó Cuốn tiểu thuyết “Don Quijote” ra đời vào hoàncảnh đó Nó là “sự hội tụ và kết tinh những truyền thống quý báu mà vănhọc Tây Ban Nha nói chung và tiểu thuyết Tây Ban Nha nói riêng, đến lúcbấy giờ đã xây dựng lên được” “Don Quijote” đã trải qua cuộc thử nghiệmtrong suốt 400 năm ngay từ khi mới ra đời để đến hôm nay, giá trị của tácphẩm đã được khẳng định vững chắc Nó là tác phẩm có vị trí đặc biệt trongnền văn học thế giới “Cuốn tiểu thuyết này là một tấm gương thần phảnchiếu những tâm hồn cao thượng và được nhiều người coi là kiệt tác hài

hước nhất thế giới” [29, 32] Nó có sức thu hút rộng rãi đến mức “trẻ con

giở ra xem, thanh niên đọc, người lớn hiểu và các cụ già tán thưởng” [29,

32] Marthe Robert - nhà phân tâm học người Pháp, trong cuốn “Tiểu thuyết

về những cội nguồn và cội nguồn tiểu thuyết” viết năm 1972 đã đánh giá

“Don Quijote” hiển nhiên là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên” [20, 14].Genard de Cortanze còn khẳng định: “Don Quijote” là “một thử thách củatiểu thuyết hiện đại trước khi tiểu thuyết hiện đại ra đời” [20, 14]

Qúa trình tiếp cận cuốn tiểu thuyết “Don Quijote” đối với chúng tôi khôngphải một bước trọn vẹn mà là những bậc phân khúc trải dài theo thời gian Nhữngnhân vật bất hủ trong cuốn tiểu thuyết đã bước thẳng từ trang sách ra giữa cuộcđời và có một sức sống lâu bền với thời gian “Don Quijote” là sản phẩm đỉnh caocủa văn hóa nhân loại, kết tinh các giá trị truyền thống và thời đại Để truyền đạtđược những giá trị của tác phẩm hay chính xác hơn là khơi được nguồn tìm hiểucho học sinh của mình chỉ thông qua sự đúc kết của một giờ học đoạn trích trongchương trình phổ thông Đó là động lực thúc đẩy chúng tôi khám phá tác phẩmmột cách kĩ lưỡng hơn và kết tinh lại Cũng chính từ khi đi “đào sâu” tác phẩm,chúng tôi càng thực sự tìm thấy niềm yêu thích, kính trọng tác giả Cervantes, say

Trang 7

mê cuốn tiểu thuyết bất hủ của mọi thời đại ấy hơn Đối với chúng tôi việc tìmhiểu tiểu thuyết “Don Quijote” là một niềm thích thú rất thực tế.

Từ việc nghiên cứu "Cốt truyện tiểu thuyết “Don Quijote” của Cervantes"

chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói và nghiên cứu mới về một kiệttác của văn học nhân loại - tác phẩm “Don Quijote” Để từ đó tiếp tục khẳngđịnh vị trí của tiểu thuyết “Don Quijote” và nhà văn Cervantes trong nền vănhọc thế giới Chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuậtcủa tiểu thuyết “Don Quijote”, từ đó phục vụ việc giảng dạy tác phẩm nàytrong chương trình Phổ thông cơ sở - Ngữ văn lớp 8 Chúng tôi có tham vọnglàm cho những người đã yêu thích “Don Quijote” thêm yêu và hiểu hơn về nó,những người chưa tìm hiểu về “Don Quijote” có thêm một động lực để khámphá

2 Lịch sử vấn đề

Hơn 400 năm kể từ khi cuốn tiêu thuyết ra đời, nhận định của các nhànghiên cứu qua các thời kì cũng rất khác nhau Do trình độ ngoại ngữ hạn chếchúng tôi không có điều kiện khảo sát tổng thể quá trình nghiên cứu vềCervantes và “Don Quijote” Trên cơ sở những tài liệu tiếng Việt chúng tôitổng kết một số vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu

Trong "Lời giới thiệu" về tiểu thuyết “Don Quijote” dịch giả TrươngĐắc Vỵ đã nói về cuộc đời và tài năng văn học của Cervantes Ông đặc biệtchú trọng giới thiệu nguồn gốc và giá trị cũng như vị trí của tác phẩm “ DonQuijote” trong nền văn học Tây Ban Nha nói riêng và văn học nhân loạinói chung Trương Đắc Vỵ đặc biệt nhấn mạnh vào lý tưởng và khát vọngcao đẹp của nhân vật Don Quijote - chàng hiệp sỹ dũng cảm luôn mongmuốn mình có thể đem lại cuộc sống yên vui, hạnh phúc cho mọi người.Chàng muốn “trả thù cho những người bị xúc phạm, bờnh vực kẻ hèn yếu,uốn nắn những điều sai trái, phi lý, đã phá mọi lạm dụng bất công” [14, 6]

Trang 8

Đú chớnh là lẽ sống để chàng ra đi tỡm kiếm những cuộc phiờu lưu tưởngchừng như điờn rồ hại thõn hại người nhưng lại cú lý tưởng vụ cựng caođẹp – hỡnh thành nờn những cõu chuyện phiờu lưu của Don Quijojte vàSacho Pansa Như vậy lời giới thiệu của dịch giả Trương Đắc Vỵ đó cho tathấy nguyờn nhõn cốt lừi của việc hỡnh thành nờn những cõu chuyện phiờulưu là cốt truyện chớnh của tỏc phẩm.

Giỏo trỡnh Văn học phương Tõy - nxb Đại học Huế - năm 1996 đó dành

số lượng trang tương đối lớn để đỏnh giỏ một cỏch khỏi quỏt về văn học thời

kỳ Phục Hưng và tiểu thuyết “Don Quijote” của Cervantes Trong tỏc phẩmDon nhà văn đó dựng lờn một bức tranh sinh động về hiện thực xó hội TõyBan Nha thời bấy giờ thụng qua những cõu chuyện hài hước của Đụn kihụtờ.Giỏo trỡnh chỉ ra rằng “Don Quijote” đưa ra nhiều quan niệm mới mẻ về cỏcvấn đề xó hội, tụn giỏo, hụn nhõn và gia đỡnh, tỡnh yờu và hạnh phỳc, văn học

và nghệ thuật được tỏc giả khộo lộo và lồng ghộp, đan cài”[48,247] Qua

những cõu chuyện phiờu lưu hiệp sĩ của thầy trũ Don Quijote những vấn đề về

lý tưởng xó hội, tụn giỏo, phong tục; những cõu chuyện mục ca say sưa vềhụn nhõn, tỡnh yờu, gia đỡnh, hạnh phỳc; những cõu chuyện bợm nghịch củagiới cặn bó, bọn thống trị phong kiến và tầng lớp tăng lữ quý tộc được phơibày…Giáo trình "Văn học phơng Tây" đã thâu tóm đợc những thành công củatác phẩm, nội dung chớnh của tỏc phẩm nhưng chỉ dừng lại ở việc đỏnh giỏkhỏi quỏt mà chưa chỉ ra hệ thống cốt truyện từ những vấn đề đó nờu ra

Nhà nghiờn cứu lý luận và phờ bỡnh M Bakhtin đó đưa ra nhận địnhxỏc đỏng về “Don Quijote”: “Tất cả những cối xay (người khổng lồ), tiệm ăn(lõu đài), đàn cừu (đội quan kị sĩ), chủ tiệm ăn (lónh chỳa lõu đài), gỏi điờm(quý nương)… Tất cả những cỏi đú chớnh là một cuộc cải trang điển hỡnh,biến húa theo logic đảo ngược trận đỏnh và chiến trường thành nhà bếp vàbữa tiệc liờn hoan, vũ khớ và mũ sắt thành đồ làm bếp và chậu cạo rõu, mỏu –thành rượu nho ” [3,179] Trong nhận định của mỡnh, Bakhtin chỉ ra tớnh

Trang 9

chất nghịch dị trong tác phẩm, một yếu tố quan trọng xuyên suốt cốt truyệnnhưng chưa định hướng bao quát được toàn bộ nội dung cốt truyện.

Từ cái nhìn hậu hiện đại, M Kundera trong bài viết “Di sản bị mất giácủa Cervantes” đã đưa ra suy ngẫm về các câu chuyện phụ trong “DonQuijote”, tác giả đã chỉ ra khuynh hướng phá vỡ dòng chảy tuyến tính mộtdòng trong tác phẩm: “Tiểu thuyết đã tìm cách thoát ra khỏi tính một dòng để

mở những dòng kể đột phá trên dòng kể liên tục một câu chuyện” [29, 77]

Đó là một nhận định quan trọng để xem xét vấn đề cốt truyện trong tác phẩmvới hệ thống cốt truyện chính và những câu chuyện phụ

Công trình dài hơi đầu tiên ở Việt Nam hơn 100 trang, bài viết kỉ niệm

350 năm ngày sinh cuốn tiểu thuyết “Don Quijote” đã thể hiện cái nhìn toàndiện về tác phẩm “Don Quijote” cả về nội dung và nghệ thuật Tác giả khẳngđịnh: “Từ khi Đông Ki sốt xuất hiện trên văn đàn, thì lối văn kị sĩ dần dần tiệtnọc Hứng thú thông thường của người độc giả cũng đổi mới hẳn… Cervantes

đã thành công vẻ vang cả về hai phương diện phá hoại và xây dựng” [35,184] GS Đặng Thai Mai trong công trình này có bàn về tính nhân dân, nhânvật điển hình Don Quijote, Sancho Panza… đã đề cập đến nhiểu vấn đề cốtlõi của tác phẩm và ít nhiều đưa ra định hướng về việc tiếp cận tác phẩm từgóc độ câu truyện phiêu lưu hiệp sĩ của hai thầy trò Don Quijote

Tiếp đó là hàng loạt những bài nghiên cứu của những tác giả Đỗ ĐứcDục, Đào Duy Hiệp, Lương Duy Trung,… Nhìn chung có sự gặp gỡ tươngđối của các tác giả trong những nhận định về ý nghĩa, giá trị tác phẩm, songchủ yếu tập trung vào một số vấn đề nhất định, quen thuộc: Cặp đôi nhân vậtDon Quijote và Sancho Panza với những tương phản và tương đồng; vấn đề lýtưởng và thực tế; tiếng cười đả kích các thể loại hiệp sĩ

Gần đây các nhà nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu toàn diện hơn tiểu thuyết

“Don Quijote”, phát hiện những khía cạnh nghệ thuật mới mẻ, khám phá chiều

Trang 10

sâu tư tưởng tác phẩm và đặc biết gắn việc tìm hiểu tác phẩm vào thực tiễngiảng dạy trong trường phổ thông Nhà nghiên cứu Đỗ Hải Phong và LêNguyên Cẩn trong cuốn “Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhàtrường phổ thông – tác gia Cervantes” đã chỉ ra những nhận định, hướng đánhgiá tiếp cận tương đối hoàn chỉnh về cuốn tiểu thuyết này dành cho giáo viên

và học sinh trung học Trong đó có đề cập đến nhiều vấn đề “Lí tưởng và thựctại đời sống hay “Don Quijote” và các loại hình tiểu thuyết trước đó”, “cặpnhân vật lưỡng hóa Don Quijote và Sancho Panza hay lí tưởng được thực tếhóa và thực tế vươn lên tầm lí tưởng” đó là những vấn đề có tính chất địnhhướng khi nghiên cứu cốt truyện Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn đã chỉ ra

“Tính chất trò chơi trong thi pháp tiểu thuyết “Don Quijote” và khẳng định:

“Thủ pháp trò chơi làm sống lại tinh thần lễ hội cacnaval với tiếng cười dângian khỏe mạnh đầy tính chiến đấu thủ pháp trò chơi tạo nên một đặc điểmquan trọng của thi pháp tiểu thuyết này” [13, 21] PGS.TS.Đỗ Hải Phong vớinghiên cứu “Nguyên tắc trần thế hóa nhân vật lí tưởng trong “Don Quijote”củaCervantes và “Thằng ngây” của Dostoevsky và “Cặp nhân vật Don Quijote vàSancho Panza trong tiểu thuyết “Don Quijote” của Cervantes là những bàinghiên cứu rất có giá trị trong việc nhận định về cặp nhân vật bất hủ trong tácphẩm “Chất nghịch dị của cặp nhân vật Don Quijote và Sancho Panza thể hiện

ở chất lưỡng tính, sự kết hợp kì quái các đối cực và vận động biến hóa, hìnhthành không ngừng của nó trong một chỉnh thể gây cười” [40, 13]

Công trình “Cái Groteque trong tiểu thuyết “Don Quijote” củaCervantes” – Nguyễn Thị Thúy Hà chủ yếu tập trung vào các vấn đề khai thácsâu tiếng cười, cái nghịch dị trong hình tượng nhân vật Don Quijote vàSancho Panza, các kiểu lễ hội cacnaval… Đó đều là những vấn đề hấp dẫn,ghi dấu ấn của tác phẩm nhưng chưa tập trung vào vấn đề cốt truyện một cáchkhoa học, bài bản, hệ thống chi tiết

Trang 11

Qua các tài liệu đã tham khảo được, chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề

"Cốt truyện tiểu thuyết “Don Quijote” của Cervantes" đã được nhiều bàinghiên cứu đề cập đến nhưng còn rải rác, chưa tập trung và sắp xếp thành một

hệ thống rõ ràng, mạch lạc thuận tiện trong việc tiếp nhận Trong phạm vi củamột luận văn, chúng tôi không dám khẳng định sẽ đưa ra được đầy đủ, sâu sắcmọi khía cạnh của vấn đề Nhưng dựa trên cơ sở những công trình của các tácgiả vừa nêu trên và những tài liệu khác đã khảo sát được, chúng tôi mong muốnđược đưa ra quan điểm, cách đánh giá, phân tích của mình về vấn đề này

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới thuyết khái niệm

3.1 Giới thuyết khái niệm

Trong tác phẩm tự sự và kịch, cốt truyện là một phần quan trọng vàchính yếu Trên cơ sở cách hiểu thuật ngữ cốt truyện từ xưa đến nay, LạiNguyên Ân đưa ra khái niệm cốt truyện: “Cốt truyện là sự phát triển hànhđộng, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi

cả trong tác phẩm trữ tình.” [2, 112] Hay cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụthể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thànhmột bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm vănhọc thuộc các loại tự sự và kịch” [2,99] Còn có quan niệm hiểu “cốt truyệnnhư toàn bộ các biến cố, sự kiện được nhà văn kể ra, là cái mà người đọc cóthể đem ra kể lại” [2, 101] Cốt truyện chính là bộ khung chính của tác phẩm

để người đọc có thể hình dung lại, có một cái nhìn tổng quát về quá trình vậnđộng của nhân vật, sự kiện trong đó

Cơ sở khách quan của cốt truyện - đó là xung đột xã hội Trong quátrình xây dựng tác phẩm, nhà văn bao giờ cũng thể hiện trực tiếp hoặc giántiếp những xung đột xã hội của thời đại vào tác phẩm của mình Vì vậy, cốttruyện mang tính lịch sử cụ thể, được qui định bởi những điều kiện lịch sử, xãhội mà nhà văn đang sống

Trang 12

Xung đột xã hội mới chỉ là cơ sở khách quan của cốt truyện vì vậykhông thể đồng nhất xung đột xã hội với cốt truyện Cốt truyện luôn luôn làsản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ Thông qua cốt truyện, nhà văn vừa kháiquát những xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm hồn, tình cảm và sự đánh giáchủ quan của họ đối với cuộc sống Vì vậy, cùng xuất phát từ một xung đột xãhội giống nhau, những nhà văn khác nhau lại xây dựng những cốt truyện khácnhau nhằm thể hiện quan điểm, thái độ, ý đồ tư tưởng, phong cách nghệ thuật,

cá tính sáng tạo của nhà văn đối với cuộc sống Quá trình xây dựng cốt truyện

là một quá trình lao động phức tạp và gian khổ

Cơ sở sâu xa của cốt truyện là một xung đột đang vận động Vì vậy,quá trình phát triển của một cốt truyện cũng giống như quá trình vận động củaxung đột, bao gồm các bước hình thành, phát triển và kết thúc Nhìn chung,một cốt truyện thường có các thành phần chính: trình bày – thắt nút – pháttriển – đỉnh điểm – kết thúc

Những thành phần chính trên đây tạo thành một cốt truyện đầy đủ.Tuy nhiên, trong thực tế văn học, không phải lúc nào cốt truyện cũng đầy

đủ cả 5 thành phần đồng thời cũng không phải được trình bày theo thứ tựnhư trên Vì vậy, khi tìm hiểu và xác định các thành phần của cốt truyện,chúng ta không gò ép những biến cố hay sự kiện vào thành phần này haythành phần khác với những lí do có tính chất hình thức Cần tìm hiểu vàphân tích sự xây dựng cốt truyện có thể hiện được những xung đột xã hội,

sự phát triển của nó có phù hợp với quy luật cuộc sống và có thể hiện được

ý đồ nghệ thuật của tác giả hay không

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Cốt truyện “kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh những thành tựuvăn học của mỗi thời kì lịch sử, thể hiện phong cách và tài năng nghệ thuậtcủa nhà văn” [31, 100] Bộ tiểu thuyết “Don Quijote” được Cervantes viết ra

Trang 13

với mục đích ban đầu là phê phán tiểu thuyết hiệp sĩ đương thời ở Tây BanNha, một loại sách “độc hại, bịa đặt, nhảm nhí” nhưng vẫn được nhiều ngườitán thưởng Ông muốn tác phẩm của mình là “một lời thoá mạ dài đối với tiểuthuyết hiệp sĩ” Nhưng ý nghĩa của tác phẩm đã vượt xa dự định ban đầu củanhà văn Tác phẩm đã phản ánh hiện thực đất nước Tây Ban Nha thời PhụcHưng, đã phê phán lý tưởng hiệp sĩ và qua đó đã phê phán xã hội phong kiếnlỗi thời Tác phẩm đã thắm đượm tinh thần nhân văn của thời đại Thành công

đó một phần được xây dựng từ hệ thống cốt truyện

Chúng tôi nhận thấy trong thiên tiểu thuyết Don Quijote, với hai tậptiểu thuyết quy mô đã trình bày hệ thống những câu chuyện phong phú, nhằmtái nhiều bình diện của đời sống xã hội cuối thời kì Phục hưng trên đất nướcTây Ban Nha nói riêng và châu Âu nói chung Nhiều công trình nghiên cứu đãchỉ ra tên gọi của loại cốt truyện trong tiểu thuyết này: cốt truyện biên niênhay cốt truyện lồng ghép Cốt truyện biên niên là kiểu cốt truyện mà ở đó cáccâu chuyện diễn ra theo trình tự thời gian Có thể lập một bảng niên biểu vềcác câu chuyện trong tác phẩm theo mốc tuần tự Cốt truyện lồng ghép là kiểucốt truyện trong đó các câu chuyện đan cài vào nhau – tức là hệ thống các câuchuyện phụ tạo thành những tuyến song song, bổ trợ cho câu chuyện chínhnhằm giải quyết những vấn đề quan trọng được đặt ra trong tác phẩm Cốttruyện chính xoay quanh cuộc hành trình phiêu lưu hiệp sĩ của hai thầy tròDon Quijote và Sancho Panza Trên cuộc hành trình ấy họ đã gặp, đượcchứng kiến, được nghe kể rất nhiều những câu chuyện về tình yêu, cuộc sốngmục ca, của những kẻ dưới đáy xã hội… Hệ thống các câu chuyện trong

“Don Quijote” thường được xem xét trong mối tương quan với ba loại hìnhtiểu thuyết phổ biến trong thời kì Phục Hưng Tây Ban Nha: tiểu thuyết hiệp

sĩ, tiểu thuyết mục ca và tiểu thuyết bợm nghịch Cốt truyện lồng ghép khiến

Trang 14

các câu chuyện được mở rộng tránh nhàm chán và vì thế gây sự hứng thúkhám phá cho người đọc.

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Ở luËn văn nµy, chóng t«i chØ ®i s©u vµo t×m hiÓu “Cốt truyện tiểuthuyết Don Quijote” để đưa ra kiến giải trong việc xây dựng hệ thống cốttruyện một cách tương đối trọn vẹn, khả dụng trong việc tiếp nhận và có cáinhìn bao quát được toàn bộ tác phẩm Chúng tôi vận dụng cả hai khái niệmcốt truyện biên niên và cốt truyện lồng ghép đã được chỉ ra Trên cơ sở đó,chúng tôi đã chia tách hệ thống các câu chuyện thành ba nhóm chính: câuchuyện phiêu lưu hiệp sĩ của Don Quijote và Sancho Panza; các câu chuyệnmục ca; các câu chuyện bợm nghịch

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng bản dịch tiếng Việt

“Đôn Kihôtê – nhà quý tộc tài ba xứ Mantra” dịch giả Trương Đắc Vỵ, NXBVăn học, tái bản năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếutiếp cận hệ thống và thi pháp học Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sửdụng những phương pháp cụ thể như: phương pháp khảo sát thống kê, phântích, tổng hợp

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng cả một số phương pháp nghiên cứuliên ngành văn học - lịch sử, văn học - văn hoá, tâm lí học

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi chia làm 3 chương:

Chương 1 Cốt truyện phiêu lưu hiệp sĩ

Chương 2 Hiệp sĩ trong các mối quan hệ

Chương 3 Cốt truyện mục ca và cốt truyện bợm nghịch

Trang 15

* Chú thích:

- Trong luận văn tất cả các tên nhân vật, địa danh trong tác phẩm “DonQuijote” chúng tôi ghi lại theo đúng nguyên bản tiếng Tây Ban Nha quanguồn tài liệu:

“ EL ingenioso hidalgo don Quijote de la Mancha”//

Edicions digital del instituto Cervanres y dirigida por Francisco Rico//Http://cvc Cervantes.es/ obref/ quijote

Trang 16

Chương 1 CỐT TRUYỆN PHIÊU LƯU HIỆP SĨ

Câu chuyện phiêu lưu hiệp sĩ của hai thầy trò Don Quijote và SanchoPanza được dựng từ cốt truyện của loại tiểu thuyết hiệp sĩ phổ biến, được ưachuộng trên đất Tây Ban Nha cũng như một số nước Tây Âu khác thời kìbấy giờ Tiểu thuyết hiệp sĩ đã xuất hiện từ thời Trung cổ, đến thời sơ kìPhục Hưng đặc biệt là ở Tây Ban Nha tính chất phiêu lưu và khát vọng lậpchiến công trở thành tinh thần thời đại, thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ được táisinh “Cái nổi lên hàng đầu ở tiểu thuyết hiệp sĩ là sự phân tích tâm lý nhânvật chính - hiệp sĩ được mô tả cá thể hóa, họ lập nên chiến tích không phải vìtên tuổi dòng họ hay bổn phận chư hầu mà là vì danh dự của mình và vì vinhquang của người tình” [37, 284] Trong nửa đầu thế kỉ XVI tiểu thyêt hiệp sĩtràn ngập thị trường sách vở Tây Ban Nha và Châu Âu Thể loại tiểu thuyếtnày chuyên mô tả những chuyện hoang đường, rùng rợn phi lý của các hiệp

sĩ giang hồ Hình thức ly kỳ và những cuộc phiêu lưu tưởng tượng của loạitiểu thuyết này làm cho người đọc mê muội, chìm đắm trong những câuchuyện hoang đường không quan tâm đến thực tại Những cuốn tiểu thuyếthiệp sĩ tôn vinh “hiệp sĩ là những người bảo vệ kẻ yếu, vô tư và trung thựctrong thi đấu cũng như trong chiến đấu, lịch sự, tao nhã, lạc quan và tinh tế”[11, 372] Đó là những con người mang lý tưởng của thời đại “Yếu tốkhông thể thiếu được của tiểu thuyết hiệp sĩ là các cuộc phiêu lưu, mô tip cơbản là quá trình trưởng thành của một hiệp sĩ chân chính, muốn được nhưvậy hiệp sĩ phải lập được những chiến công mạo hiểm bất chấp hiểm nguyđến tính mạng, đánh nhau với ác quỷ, thậm chí phải phiêu lưu xuốn tận địangục Người hiệp sĩ phải thực hiện những chiến công đó không phải vì sựnghiệp chung của dân tộc như các nhân vật anh hùng ca mà vì danh tiếng cá

Trang 17

nhân” [11, 372] Đến nửa sau thế ký XVI, tiểu thuyết hiệp sĩ thưa thớt dần

và không thu hút được độc giả như trước Cuốn tiểu thuyết “Don Quijote”của Cervantes ra đời “chế giễu tính chất tai hại và lỗi thời của tiểu thuyếthiệp sĩ, nhại lại phong cách tiểu thuyết hiệp sĩ là đòn kết liễu số phận củaloại tiểu thuyết này” [47, 170] Thông qua cuộc phiêu lưu hiệp sĩ của nhânvật chính – chàng quý tộc nghèo Don Quijote và giám mã Sancho Panza, tácgiả Cervantes vừa khẳng định lý tưởng hiệp sĩ chân chính đáng trân trọngvừa đả kích giễu nhại tính chất lỗi thời lạc hậu của loại tiểu thuyết này.Trong những cuộc phiêu lưu Don Quijote luôn thể hiện được lý tưởng hiệp

sĩ chân chính nhưng lại chứa đựng nhiều yếu tố lỗi thời sách vở dập khuôn

từ kho sách kiếm hiệp đã ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của chàng khiếnchàng có những hành động “điên rồ” “không tỉnh táo” Sự kết hợp giữa lýtưởng hiệp sĩ chân chính và những yếu tố lỗi thời đã làm nên sức hấp dẫncho những cuộc phiêu lưu hiệp sĩ của Don Quijote

1.1 Lý tưởng hiệp sĩ chân chính - tư tưởng vinh thân

Cuộc phiêu lưu hiệp sĩ của hai thầy trò Don Quijote và Sancho Panza làcâu chuyện chính, xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm Don Quijote đã trải qua

ba chuyến hành trình, theo chúng tôi khảo sát diễn ra trong khoảng thời gianhơn một năm Chàng bắt đầu chuyến phiêu lưu thứ nhất của mình “vào mộttrong những ngày tháng bảy nóng nực nhất” cho đến khi giám mã SanchoPanza viết thư về nhà ở chuyến ra đi thứ ba là “ngày 20 tháng 7 năm 1614”.Như vậy từ lúc chàng hiệp sĩ Don Quijote lên đường đến lúc Sancho viết thư

về nhà là tròn một năm Từ lúc đó đến khi hai thầy trò kết thúc cuộc hànhtrình và về làng chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa Tuy chỉ diễn ra tronghơn một năm nhưng câu chuyện phiêu lưu của hai thầy trò vô cùng phong phú

và hấp dẫn với những chuyện vừa bi vừa hài đáng để chúng ta suy ngẫm

Don Quijote là con người của lý tưởng, hành trình ra đi của chàng là vì

Trang 18

lý tưởng cao đẹp mà chàng đã chọn “bênh vực kẻ hèn yếu, đạp bằng mọi giannguy” [I, 24] Nói về lý tưởng của chàng, nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục đãđánh giá “Nói về lý tưởng thì rõ ràng anh ta có một lý tưởng cao cả, anh tađứng về phía những người nghèo khổ, những kẻ bị áp bức và nhất là anh ta có

đủ nhiệt tình, đủ lòng dũng cảm và tình kiên trì để hi sinh cuộc đời mà bảo vệ

lý tưởng của mình” [17, 61] Cả cuộc hành trình của mình, chúng ta nhậnthấy, Don Quijote chưa bao giờ làm ngơ trước những cảnh đời khốn khó,những người nghèo khổ hay bị áp bức Trên hết chàng không màng đến bảnthân, nguy hiểm chỉ để bảo vệ lý tưởng mà mình tôn thờ “Tôi là hiệp sĩ ở xứMancha là Don Quijote và công việc của tôi là đi khắp đó đây để bênh vực kẻhèn yếu, trả thù cho những người bị xức phạm” [I, 164] Lý tưởng hiệp sĩchân chính của Don Quijote theo chúng tôi nhận thấy chủ yếu tập trung vào

ba lý tưởng chính: tự do – công bằng – hạnh phúc Những lý tưởng này cũngchính là mục đích sống của con người, lý tưởng muôn đời và là ước vọng lớnnhất mà con người muốn hướng đến Chung quy lại mọi hành động của chànghiệp sĩ Don Quijote cũng là để đem đến cho những người nghèo khổ, bị ápbức những điều đó.– đây là hành động nhân nghĩa vì người khác Và để thựchiện được những lý tưởng này, chàng đã trải qua không ít những thử thách,gian nguy nhiều khi nguy hiểm đến cả tính mạng Thế nhưng khi thực hiệnnhững “chiến công” của mình Don Quijote luôn mang tư tưởng “vinh thân”của các hiệp sĩ xưa – đó cũng chính là yếu tố lỗi thời đan xen trong lý tưởnghiệp sĩ chân chính

1.1.1 Lý tưởng tự do – công bằng – hạnh phúc

Chủ nghĩa nhân văn - trào lưu tư tưởng văn hoá và văn học thời Phục Hưng

ở châu Âu đề cao con người, giải phóng cá nhân khỏi sự đè nén tinh thần củachế độ phong kiến, chống chủ nghĩa kinh viện và giáo hội, hướng con ngườivào xây dựng cuộc sống thực tại Chịu ảnh hưởng và tiếp thu tinh thần nhân

Trang 19

văn dân chủ của văn học Phục Hưng, tiểu thuyết Don Quiijote của Cervantes

đã thể hiện rõ tư tưởng tự do, giải phóng con người, đem đến cho con ngườiquyền làm chủ, quyền tự quyết số phận và vận mệnh của mình

Quyền tự do hoặc tự do - là một khái niệm dùng để mô tả tình trạng khimột cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theođúng với ý chí nguyện vọng của chính mình Lý tưởng tự do là lý tưởngxuyên suốt mà cuộc đời Don Quijote hướng tới Lý tưởng này cũng chính làmột trong những nguyên nhân quan trọng thôi thúc Don Quijote lên đường,thoát ra khỏi những tù túng ràng buộc ngay trong chính ngôi nhà, ngôi làng vànhững người thân thuộc của mình Trên chặng đường phiêu lưu đầy giantruân của mình để đến cuối cùng chàng đã đúc kết và thấm thía: “Tự do làmột trong những món quà quý nhất Chúa dành cho con người, những kho báunằm trong lòng đất hay dưới đáy biển cũng không thể so sánh được” [14, II,58] Chỉ có tự do con người mới được là chính mình

Xuất phát từ chính điều đó nên trên chặng đường hành trình DonQuijote đã ra sức giành lại tự do hay lên tiếng bảo vệ quyền được tự do củacon người Chàng giải thoát cho những con người mà chàng cho là bị bắt cóc,cầm tù Don Quijote đã đánh hai thầy tu dòng thánh Beneto vì tưởng rằng đó

là bọn phù thủy bắt cóc nàng công chúa “Hai bóng đen lù lù kia là hai tên phùthủy đang bắt cóc một nàng công chúa mang đi Ta phải hết lòng hết sức giảinguy cho nàng ngay” [14, I, 74] Chàng giải cứu cho một đoàn tù khổ sai đểtrả lại tự do cho họ, lao vào đám rước đang làm lễ cầu mưa để giải cứu chomột bức ảnh Đức Mẹ mà chàng tưởng rằng đó là một phu nhân bị bắt cóc.Chàng sẵn sàng lao ra giữa dòng nước trên một con thuyền đến những chiếccối xay bột để giải cứu cho những hiệp sĩ chàng tưởng tượng ra… Đặc biệttrong câu chuyện được nghe kể và khi tận mắt chứng kiến cô gái Marcela yêu

tự do, chàng đã không ngần ngại lên tiếng bảo vệ và ủng hộ quyết định của

Trang 20

nàng “Không ai được đi theo nàng Marcela xinh đẹp, bất kể người đó ở địa vịnào và thuôc dòng dõi nào nếu không sẽ chịu sự phẫn nộ của ta…” [14, I,124] Nàng Marcela sinh ra tự do và để sống được tự do nàng đã khiến baochàng trai si tình tuyệt vọng nhưng Don Quijote rất hiểu và cảm thông vớingười con gái vừa được si mê, vừa bị nguyền rủa ấy Đồng điệu với khát vọng

tự do chàng đã bảo vệ cô, ý thức được “phải mang cánh tay hiệp sĩ của mình

ra che chở cho người đẹp trong cơn nguy khốn” Chàng khẳng định “chúng takhông nên theo đuổi và quấy rầy mà phải tôn trọng nàng” [14, I, 124] thậmchí còn “quyết định đi tìm cô gái chăn cừu Marxela những mong mang hếtkhả năng ra phụng sự nàng” [14, I, 124]

Công bằng là đòi hỏi sự tương xứng giữa vai trò của những cá nhân(những giai cấp) với địa vị xã hội của họ, giữa hành vi với sự đền bù (laođộng và thù lao, công và tội, thưởng và phạt), giữa quyền với nghĩa vụ -không có sự tương xứng trong những quan hệ ấy là bất công

Trong tiểu thuyết “Don Quijote” ước vọng công bằng dân chủ là một

lý tưởng quan trong trong suy nghĩ của Don Quijote Không phải tự nhiên

mà đối tượng chàng luôn hướng đến là những kẻ nghèo khổ, những người

bị áp bức, những cảnh đời bất hạnh… Chính họ là những con người thườngkhông nhận đươc sự công bằng trong xã hội Trên chặng đường phiêu lưucủa mình, chàng hiệp sĩ Don Quijote đã thực hiện nhiều hành động nghĩahiệp chân chính để đem lại công bằng Chàng bênh vực chú bé Andres bịchủ quỵt tiền và ức hiếp, chú đang phải nhận một trận đòn roi Chàng đãlấy cái quyền uy dũng mãnh của hiệp sĩ giang hồ để dọa tên chủ trại: “Ta làhiệp sĩ dũng sĩ xứ Mancha, chuyên đi bênh vực những kẻ hèn yếu và ngănchặn những điều sai trái, phải nhớ và làm đúng lời hứa nếu không ta trị tội”[14, I, 46] Don Quijote xông vào một đám tang trong đêm tối để trả thùcho kẻ tử nạn mà chàng tưởng tượng đó là một hiệp sĩ như chàng – một

Trang 21

người mà chàng chưa từng gặp mặt Không phân biệt là người hay vật, DonQuijote cho rằng mọi sự đều cần có sự công bằng Chàng đã tấn công đámlái la để “trả thù” cho con lừa Rocinante của chàng bị họ đánh vì đã “trêughẹo” đám la cái của họ Dù sau đó chàng bị một trận đòn nhừ tử do sựtương quan chênh lệch Một lần nữa vì con Rocinante chàng đã định giaochiến với đám triều đình thần chết (một gánh hát) Đặc biệt khi được chứngkiến câu chuyện tình yêu đầy cảm động giữa chàng Basilio nghèo và cô gáiKiteria xinh đẹp, đám cưới linh đình thể hiện sự giàu sang của Camacho.Trong khi Sancho Panza cho rằng “thời buổi ngày nay, thưa ông chủ DonQuijote, thiên hạ chuộng người có của hơn người có tài Một con lừa mangđầy vàng còn hơn con ngựa mang bộ yên thường Bởi thế tôi xin nhắc lại làtôi về phe Camacho vì rằng bọt nước hầm trong nồi của anh ta là ngỗng, là

gà, là thỏ rừng, còn bọt nước hầm trong nồi của Basilio chỉ là nước lã màthôi” [14, II, 205] Sancho Panza luôn miệng: “Basilio nghèo nên phải chịuthiệt, con người ta càng nhiều của càng quý…” [14, II, 205] Don Quijotevẫn giữ ý kiến riêng của mình, sẵn sàng ra tay bảo vệ “ Kiteria đã thuộc vềBasilio, Basilio cũng đã thuộc về Kiteria Camacho có nhiều của cải bất cứlúc nào,ở đâu và bằng cách gì, chàng vẫn có thể dùng tiền để đạt được ýmuốn Basilio không có gì khác ngoài con cừu nhỏ bé này, dù ai quyền thếđến đâu cũng không được cướp đi của chàng…” [14, I, 207] Chàng khôngchỉ trả thù cho những sự bất bình, coi trọng những người nghèo khổ mà còntrả ơn với những người đã đối tốt với mình Chàng gặp những người quýtộc sống cuộc sống điền viên vui thú đã đối xử tốt với hai thầy trò chàng,không biết làm gì hơn là ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái mặc giả quần áomục đồng Chàng muốn tất cả mọi người đi đường công nhận các cô gái là

mĩ miều và lịch thiệp nhất dù kết quả là chàng bị một đàn bò mộng giàyxéo qua Dù phải trả giá bằng chính sự đau đớn về thể xác Don Quiijote

Trang 22

vẫn quyết thực hiện lý tưởng mình đã đề ra Với Don Quijote không cókhái niệm giàu nghèo, người vật… mà chỉ có sự công bằng và xứng đáng.Don Quijote nhìn nhận vấn đề công bằng rất xác đáng Trên hành trình củamình, chàng đã can ngăn những người dân làng mang giáo mác sang làngbên để trả thù, lấy lại công bằng cho làng mình chỉ vì chuyện nhại tiếngkêu của một con lừa Chàng cho rằng lẽ công bằng phải xuất phát từ những

lý do cao cả, chính đáng

Như vậy quan niệm về sự công bằng, lý tưởng công bằng và nhữnghành động của chàng hiệp sĩ Don Quijote vì công bằng là một nét đẹp trong lýtưởng hiệp sĩ cũng như của tinh thần hiệp sĩ thời đại

Bên cạnh lý tưởng tự do và công bằng thì lý tưởng hạnh phúc là điều

mà Don Quijote luôn hướng tới Con người được tự do, công bằng nếu hạnhphúc cuộc sống sẽ càng có ý nghĩa hơn Ước vọng của Don Quijoote là làm

sống lại thời đại hoàng kim “thời đại hạnh phúc và những thế kỉ hạnh phúc”.

Cuộc sống hạnh phúc trong lý tưởng của Don Quijote không chỉ là cuộc sốnghạnh phúc trong tình yêu, mà còn là cuộc sống thân ái, hòa hợp, yên bình, ấmno… Hạnh phúc mà chàng tìm kiếm không chỉ là hạnh phúc cá nhân đơn lẻ

mà là hạnh phúc của tất cả mọi người Vì lẽ đó mà khi gặp bất cứ một cảnhđời nào chàng cho là bất hạnh cũng đều ra tay cứu giúp Ta hiểu vì sao DonQuijote chiến đấu với những bao rượu vang đỏ vì nghĩ rằng đó là tên khổng lồđộc ác đã hãm hại nàng công chúa Miconomicona và chiếm lấy vương quốcMiconomicon Mặc dù chỉ là câu chuyện bịa của những người mong muốnđưa Don Quijote trở về làng nhưng chỉ cần nghe câu chuyện và lời cầu xin sựgiúp đỡ của “nàng công chúa” đáng thương ấy Don Quijote đã nhận lời lênđường ngay dù có phải nguy hiểm, dù có phải mất hơn một năm đi đường

“Tôi xin tuyên bố nhận lời và ngay từ ngày hôm nay, nàng sẽ xua đuổi đượcnỗi ưu phiền và lấy lại được niềm hi vọng đã mất; với sự phù trợ của Chúa và

Trang 23

sự giúp đỡ của cánh tay này, nàng sẽ chóng thu hồi được giang sơn, trở lạingôi báu cũ dù có những kẻ phản nghịch muốn chống lại” [14, I, 308] Chàngphá ngang vở kịch múa rối, làm tan tành những con rối trên sân khấu vì tưởngrằng chúng là bọn Moro đã bắt cóc vợ chàng hiệp sĩ Don Gaipherox khiến vợchồng chàng phải chịu cảnh chia lìa và truy đuổi gắt gao “chừng nào ta cònsống và có mặt tại đây, ta sẽ không cho ai đụng tới lông chân một hiệp sĩ nổidanh và yêu mãnh liệt như Don Gaipherox” [14, II, 257] Khi ở tại lâu đài củahai vợ chồng công tước, nghe được câu chuyện của nữ bá tước Triphaldi (do

bà quản gia Dolorida đóng giả) chàng đã sẵn sàng lên con ngựa gỗ mà vợchồng công tước dựng lên bất chấp sau đó bị phóng đi bằng hỏa tiễn và pháochịu nhiều đau đớn Chàng làm tất cả là để giải trừ phép mọc râu của bà bátước và những người hầu cận Vì hạnh phúc của người khác chàng sẵn lònglàm tất cả Chàng thách đấu với một “hiệp sĩ” để bảo vệ danh dự và hạnhphúc của cô con gái bà quản gia Don Rodrighex “Tôi xin lãnh trách nhiệmcứu vớt con gái bà…Tôi sẽ đi tìm anh chàng bất lương nọ; một khi tim thấytôi sẽ thách thức và giết chết nếu anh ta không chịu thực hiện lời hứa Côngviệc chủ yếu trong nghề nghiệp của tôi là tha thứ cho những kẻ nhún nhường

và trừng trị những kẻ kiêu ngạo, tôi muốn nói là cứu vớt kẻ khốn cùng và trừkhử lũ hung bạo” [14, II, 493] Không những chiến đấu, hi sinh vì hạnh phúccủa người khác, chàng còn sẵn sàng làm người hầu cận, bảo vệ họ Chàng tựnguyện làm người canh giữ quán trọ mà chàng tưởng là lâu đài để cho mọingười có được một đếm yên giấc Khi lý tưởng hạnh phúc, mong muốn hànhđộng vì người khác của chàng không thực hiện được, chàng buồn khổ, thấtvọng Chàng đòi đi cứu người yêu của cô gái Moro là Anna Phelish nhưngkhông được mọi người tín nhiệm Chàng phải nghỉ dưỡng sau cú ngã ngựa,được chứng kiến người khác hoàn thành tốt nhiệm vụ để gia đình cô gái Morođược đoàn tụ trong khi bản thân mình không giúp sức được gì chàng vô cùng

Trang 24

thất vọng “khốn khổ thân tôi, tôi không phải là kẻ chiến bại sao? Tôi khôngphải là kẻ bị ngã ngựa sao? Tôi không phải là kẻ không được mang vũ khítrong một năm sao? Còn hứa hẹn gì nữa! Còn huênh hoang gì một khi tôi chỉđược phép kéo sợi mà không được múa kiếm” [14, II, 618] Lý tưởng hạnhphúc là tư tưởng nhân văn cao cả bởi lẽ đó là lý tưởng hành động vì ngườikhác, mong muốn đem lại niềm vui ,xua tan mọi nỗi ưu phiền Don Quijote đãluôn ý thức được điều đó và hành động kiên quyết để thực hiện lý tưởng củamình: “Ta quyết không thể và không nên coi những việc nhằm mục đích hạnhphúc là trò đùa” [14, II, 22].

Tóm lại, lý tưởng tự do – công bằng – hạnh phúc là lý tưởng cao đẹp

mà Don Quijote theo đuổi Đó là một nhân sinh quan tích cực và tiến bộ.Chàng đã sống hết mình cho lý tưởng mình đã chọn Những lý tưởng ấy đãthuộc về một “thời đại hạnh phúc và những thế kỉ hạnh phúc đã qua mà ngườixưa gọi là thời đại hoàng kim” [14, I, 89] Thời đại mà Don Quijote nói đãthuộc về thời quá khứ đã xa hoặc chỉ có trong tương tưởng “Thời kỳ thần tiên

ấy muôn sự đều là của chung… Thời ấy người ta sống thanh bình, thân ái, hòahợp… Thời ấy trên những thung lũng, những quả đồi có những cô gái chăncừu mộc mạc, xinh đẹp… Thời đó thật giả vàng thau không lẫn lộn Công lýđược hiểu theo đúng nghĩ của nó” [14, I, 90] Trong khi thực tế xã hội bây giờ

là “ở thời đại đáng ghét này của chúng ta… thói đời ngày càng đen bạc” Vàtheo chàng vì thế nên cần có những hiệp sĩ giang hồ hành hiệp trượng nghĩa.Nhưng thực tế xã hội ngày càng không thể chấp nhận và dung hòa với lýtưởng cao đẹp Sự mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tế là bi kịch của các hiệp

sĩ nói chung và Don Quijote nói riêng

1.1.2 Tư tưởng " vinh thân"

Những trang hiệp sĩ xưa lập chiến công với mục đích lớn nhất là làmrạng danh tên tuổi, Don Quijote cũng không ngoại lệ Chàng muốn làm hiệp

Trang 25

sĩ giang hồ cũng bởi “muốn tên tuổi mình được rạng rỡ và bản thân mình giúpích được cho nước nhà, chàng cần phải làm hiệp sĩ giang hồ, một thương mộtngựa chu du thiên hạ, tìm kiếm chuyện phiêu lưu, làm những việc mà cáctrang hiệp sĩ giang hồ đã làm như viết trong sách, bênh vực kẻ hèn yếu, đạpbằng mọi gian nguy, để tiếng thơm lưu truyền mãi mãi” [14, I, 24] Tên tuổiđược rạng rỡ và tiếng thơm lưu truyền mãi mãi là cái đích tìm kiếm của cáchiệp sĩ xưa và Don Quijote không phải ngoại lệ Tư tưởng ấy thôi thúc chàng

ra đi tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mà chẳng màng đến bản thân, gia thế,điều kiện của mình Vốn xuất thân là một quý tộc nghèo, dòng họ không lấy

gì làm danh giá, hiển hách; bản thân đã ngoại ngũ tuần, thân hình gầy nhẳng,khẳng khiu nhưng chàng vẫn quyết tâm ra đi tìm kiếm những chiến côngvang dội Trong chuyến hành trình của mình không ít lần chàng nhắc đi nhắclại quan niệm của mình: “Ta nhắc lại rằng ta sinh ra để làm sống lại tinh thầncủa các hiệp sĩ Bàn Tròn, của mười hai vị đình thần nước Pháp và của chíndanh nhân thế giới Ta sinh ra để thiên hạ lãng quên những hiệp sí khác nhưPlatir Tablante, Olivante, Tirante… cùng tất cả đám hiệp sĩ giang hồ nổi tiếngthời xưa ,và để cho những chiến công hiển hách nhất của họ bị lu mờ vìnhững chiến công vĩ đại và kỳ diệu của ta” [14, I, 171] Không những muốntên tuổi được rạng rỡ lưu truyền như những trang hiệp sĩ xưa mà mong muốncủa chàng còn vượt lên trên họ Mong muốn làm những điều phi thường,những chiến công vĩ đại làm lu mờ tất cả những hiệp sĩ khác Quả thực tưtưởng "vinh thân" của chàng đã đạt đến giới định cao nhất của suy nghĩ

Không gặt hái được thành quả như mong đợi từ chuyến ra đi thứ nhất

và thứ hai, trở về trong bộ dạng vô cùng thảm bại kiệt sức Những tưởng DonQuiijote sẽ thôi hi vọng trở thành hiệp khiến cho bà quản gia, cô cháu gái vànhững người thân cận lấy làm vui mừng Thế nhưng, ngay sau khi hồi tỉnh lại,Don Quijote đã đối thoại với bà quản gia và cô cháu gái về nghề hiệp sĩ một

Trang 26

cách rất hùng hồn và không ngừng khẳng định quyết tâm ra đi một lần nữa.Chàng ra đi là để làm rạng danh tên tuổi, làm cho dòng họ được vẻ vang, sáng

rỡ “có hai con đường để con người ta trở nên giàu có và danh tiếng: một làcon đường văn chương, hai là con đường võ bị Ta giỏi võ hơn văn; ta thiên

về nghề võ vì sinh ra có sao Marx chiếu mệnh Vì vậy, ta bắt buộc phải đitheo con đường đó, dù ai nói ngả nói nghiêng” [14, II, 63] Theo chàng chỉ cómột cách duy nhất để mang lại danh tiếng và sự trọng vọng cho dòng họ củamình là con đường trở thành hiệp sĩ giang hồ

Tư tưởng "vinh thân" chi phối mọi suy nghĩ và hành động của DonQuijote Chàng luôn muốn lập những chiến công để làm rạng rỡ tên tuổimình, tên tuổi dòng họ vốn chẳng hề xuất hiện chữ "Don" danh giá trong đó

Để lập được những chiến công chàng làm theo mọi điều trong sách, học theonhững hiệp sĩ xưa Có những khi hành động của chàng điên rồ đến khó tin.Trước mỗi một sự việc, Don Quijote luôn đinh ninh một điều chắc chắn sẽ cómột cuộc phiêu lưu thú vị, và đây là cơ hội để chàng lập những chiến công.Gặp cối xay gió chàng nghĩ đó là những tên khổng lồ gian ác, gặp một đàn bòmộng chàng nghĩ ngay đến cuộc hành quân của hai đạo quân hùng mạnh, gặp

cỗ xe chở thiếu phụ chàng nghĩ ngay đến việc có một quý phu nhân bị bắtcóc tất cả theo chàng đều là những cuộc phiêu lưu mạo hiểm nhưng chờ đợinhững chiến công hiển hách sẽ diễn ra Ngay cả khi không được tận mắtchứng kiến, chỉ nghe thấy âm thanh của tiếng chày nện dạ, lòng chàng cũngthôi thúc phải đi lập chiến công ngay trong đêm tối Theo chàng những chiếncông càng khó khăn càng tôn vinh tên tuổi

Tư tưởng "vinh thân" hiệp sĩ còn thể hiện ở việc Don Quijote yêu cầumọi người ghi nhận những chiến công của mình và bắt buộc họ phải tôn vinhtên tuổi của chàng Khi giải thoát cho đoàn tù khổ sai, chàng yêu cầu họ phảiđeo lại gông xiềng và đến trình diện trước tình nương Dulcinea để nói về

Trang 27

chiến công của chàng Việc "giải thoát" được cho quý phu nhân khi đánhthắng kị sĩ Viscaia, chàng cũng yêu cầu họ phải đến gặp tình nương để kể vềchiến công đã đạt được Việc chàng yêu cầu những người "chịu ơn" cứugiúp của mình đem chiến công của mình trình diện tình nương Dulcinea,ngoài ý nghĩa chàng tôn thờ, phụng sự tình nương còn khằng định một mụcđích của chàng hiệp sĩ Don Quijote - "vinh thân" muốn được ghi nhận Họphải ghi nhận và ca ngợi công lao đó như những chiến công vang dội.

Thế nhưng, tư tưởng "vinh thân" của chàng vấp phải một thực tế làchàng luôn phải chịu hậu quả sau những yêu cầu muốn được ghi nhận củamình Chàng bị đoàn tù khổ sai ném cho một trận đòn đá tơi tả, phu nhâncùng đoàn tùy tùng chỉ hứa suông cho qua chuyện mà chắc chắn không baogiờ thực hiện lơi hứa đó Trong suy nghĩ của họ Don Quijote là một tên gàn

dở, không tỉnh táo chứ chẳng phải hiệp sĩ giang hồ gì Như vậy tư tưởng "vinhthân" hiệp sĩ với mong muốn tên tuổi được rạng rỡ chưa bao giờ đem lại điềuchàng mong muốn

Tư tưởng vinh thân là một nét lỗi thời trong quan niệm hiệp sĩ Quanniệm này khiến các chàng hiệp sĩ hành động một cách máy móc, cầu kỳ, xarời hiện thực cuộc sống Tất cả chỉ nhằm hướng đến mục đích cá nhân vị kỷ

Tư tưởng vinh thân cũng chính là nguồn gốc hành động điên rồ, ngớ ngẩn củaDon Quijote

1.2 Trí tuệ uyên bác – hành động điên rồ

1.2.1 Trí tuệ uyên bác

GS Đặng Thai Mai nhận xét: “Don Quijote điên nhưng cũng có nhữnggiờ phút rất tỉnh táo Qua hơn một trăm chương sách, người độc giả đã nghenhà kị sĩ nói chuyện cùng đủ hạng người, về đủ mọi vấn đề ái tình, luân lý,tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật, cho đến cả các vấn đề chính trị quân

Trang 28

sự nữa Trong những lúc ấy thì con người ấy quả thực là không điên chútnào mà còn là một khối óc bách khoa và một tay hùng biện học thức rộng, ýkiến sâu, và lời lẽ sắc sảo nữa là khác” [35, 313] Trên chặng đường hànhtrình, Don Quijote gặp nhà quí tộc áo xanh Don Diego Trước những lời lẽsắc sảo thuyết phục của Don Quijote về việc lựa chọn nghề nghiệp, DonDiego “không khỏi sửng sốt và ý nghĩ cho rằng chàng là một kẻ mất trí cũngtiêu tan dần trong đầu óc ông” [14, II, 154] Trong những ngày được mời ở lạichơi nhà ông quý tộc Don Diego, Don Quijote đã trao đổi cùng hai cha con họrất nhiều các vấn đề về thơ ca, chiêm tinh học, nghề thầy thuốc… Với chủ đềnào Don Quijote cũng tỏ ra rất am tường hiểu biết cặn kẽ và đưa ra những lờibình xét rất xác đáng Điều đó khiến cho cha con Don Diego phải thốt lênrằng “những câu nói xen lẫn khôn ngoan và ngớ ngẩn của Don Quijote”,

“Ông ta chỉ điên từng lúc, lú khác lại tỏ ra sáng suốt” [14, II, 40] Sự hiểu biết

và đầu óc uyên bác của chàng khiến cô cháu gái cũng phải công nhận rằng

“cậu biết rất rộng và, nếu cần, chắc cậu có thể bước lên bục hoặc ra giữa phố

để truyền giáo” [14, II, 61] Không chỉ có trí tuệ uyên bác, hiểu sâu rộng rấtnhiều vấn đề, Don Quijote còn có khả năng thuyết phục người khác vớinhững lời lẽ sắc sảo Khi khuyên ngăn những người dân làng không nên trảthù chỉ vì tiếng kêu nhại một con lừa chàng đã khiến mọi người lắng nghechăm chú, khiến Sancho bụng bảo dạ “Qủy tha ma bắt tôi đi nếu như ông chủtôi không phải là một nhà thần học” [14, II, 269]

Don Quijote không chỉ am hiểu những lĩnh vực lý thuyết mà cả nhữngvấn đề đời sống, chàng cũng giải quyết một cách rất cặn kẽ và đưa ra đượcnhững lời khuyên vô cùng thực tế Đó là những lời khuyên chàng dành chochàng Basilio “yêu nhau mà lấy được nhau là đạt được mục đích tốt đẹpnhất Song, phải coi chừng vì kẻ thù lớn nhất của tình yêu là sự đói khổ và

Trang 29

túng thiếu triền miên” [14, II, 209] Nghe chủ phát biểu một bài diễn vănhùng hồn về tình yêu và hôn nhân khiến mọi người ngỡ ngàng, SanchoPanza đã lẩm bẩm “qủy thật, một con người biết nhiều như thế mà lại đi làmhiệp sĩ giang hồ” [14, II, 210].

Khi Sancho Panza được ông bà công tước “bố trí” cho đi làm chúa đảo,Don Quijote đã dặn Sancho những điều mà “ai nghe cũng phải nghĩ rằngchàng là một người không những khôn ngoan mà còn đầy thiện chí” DonQuijojote đã chỉ bảo cho Sancho những điều rất có lý có tình: phải biết nhậnthức bản thân, thận trọng và khôn ngoan, biết trân trọng xuất thân “Hãy hãnhdiện vì mình nghèo hèn mà có đức còn hơn kẻ quyền quý nhưng vô hạnh…Nếu anh bằng đức độ của mình làm được những việc tốt khiến anh thấy tựhào đừng vì lý do gì mà ghen tỵ với các ông hoàng bà chúa vì dòng máumang tính di truyền, đức hạnh phải do tu dưỡng mới có, và đức hạnh tự nó cógiá trị cao hơn dòng máu…” [14, II, 399] Làm người có quyền phải có đức

độ, biết dạy dỗ vợ, không dùng vợ làm mồi câu, phải công bằng “phải biếtxúc động trước những giọt nước mắt của người nghèo nhưng đừng vì thế màlệch cán cân công bằng trước những lời khai thành thật của người giàu” [14,

II, 400] Phải biết nhân từ, gạt bỏ hiềm khích sáng suốt, không mềm lòngtrước phụ nữ, biết đủ khi dùng hình phạt “đối với kẻ cần trừng trị bằng hìnhphạt, không nên dùng lời nói nặng vì đối với kẻ bất hạnh đó, nhục hình cũng

đã đủ rồi không cần thêm những lời xỉ vả nữa” [14, II, 401]

Don Quijote cho chúng ta thấy chẳng những chàng am hiểu mọi vấn đềđời sống mà còn là một triết nhân Những lý lẽ luận điểm chàng đưa ra giốngnhư những chân lý cuộc sống Phải có một trí tuệ thông sâu hiểu đời, hiểungười mới có thể đưa ra những lời khuyên như vậy Chàng tỉnh táo trong mọivấn đề chỉ trừ một vấn đề - hiệp sĩ giang hồ

Trang 30

1.2.2 Hành động điên rồ, máy móc, sách vở

Những hành động hiệp nghĩa, lý tưởng cao đẹp chân chính của DonQuijote là nét đẹp đáng quý trọng Thế nhưng tư tưởng máy móc sách vở dậpkhuôn những cuốn sách hiệp sĩ lạc hậu đã đưa chàng đến những hành độngđiên rồ hại người hại mình và nhiều khi biến thành trò cười cho người khác.Những hành động và suy nghĩ “điên rồ” của Don Quijote xuất phát từ tưtưởng đã lỗi thời lạc hậu của những cuốn sách hiệp sĩ

Trong câu chuyện không ít nhân vật cũng yêu thích và say mê nhữngcuốn sách kiếm hiệp Lão chủ quán trọ là một tay bợm mù chữ cũng khôngngần ngại bày tỏ sự thích thú của mình đối với tiểu thuyết hiệp sĩ: “Theo tôihiểu, không có sách nào hay hơn loại sách đó trên đời này Trong nhà tôi đâycũng có vài ba cuốn và chúng mang lại sự sống cho tôi và cho nhiều ngườikhác Đến mùa gặt hái, đám thợ gặt tụ họp ở đây trong những ngày hội; trongbọn họ thế nào cũng có một nah biết đọc; khi thấy anh ta cầm một quyển sáchkiếm hiệp trong tay, bọn chúng tôi gồm trên ba chục người vội ngồi quay xungquanh nghe một cách rất thích thú” [14, I, 330] Cô hầu Moritones cũng rấtthích nghe các câu chuyện trong tiểu thuyết hiệp sĩ và đoạn cô thích nhất là

“những đoạn tả một tiểu thư đứng dưới gốc cam ôm anh hiệp sĩ” [14, I, 130]

Cô con gái chủ quán thích “những lời than vãn của các hiệp sĩ khi họ xa vắngngười yêu”, cô đồng cảm với họ đến nỗi phải “khóc vì thương họ quá” Cha xứ

và bác phó cạo trong lúc chọn lục kho sách kiếm hiệp của Don Quijote để đốtcũng bày tỏ sự thích thú không giấu nổi đối với một số truyện hiệp sĩ và chínhbản thân cha xứ cũng đã đọc khá nhiều truyện kiếm hiệp Thế nhưng họ chỉdừng lại ở yêu thích, thích đọc và cao hơn là đồng cảm với các nhân vật trongcác cuốn tiểu thuyết hiệp sĩ Chỉ riêng Don Quijote là sống thực với nó bởi

“nhà quý tộc của chúng ta chỉ có mỗi một việc là đọc sách, đọc từ tối đến sángrồi lại từ sáng đến tối; do ngủ ít đọc nhiều, óc chàng teo đi đến mất cả trí khôn”

Trang 31

[14, I, 23] Điều đó đã khiến bà quản gia phải thốt lên “Những cuốn sách kiếmhiệp mà ông ấy đọc tối ngày làm ông ấy mụ mẫm” [14, I, 53] Don Quijote vớigia sản quý giá nhất là kho sách hiệp sĩ, chàng đương nhiên thấm nhuần những

tư tưởng của các trang hiệp sĩ xưa Đó cũng chính là nguồn gốc những suy nghĩ

và hành động “điên rồ” nhiều khi đến đáng trách và đáng thương của chàng

Để chuẩn bị cho chuyến hành trình của mình, chàng đã học theo sách

để có được mọi thứ mà một hiệp sĩ giang hồ cần “thoạt đầu chàng đánh bóngnhững thứ vũ khí đã han gỉ của các cụ tổ để lại, vứt ở một xó từ bao thể kỉnay” [14, I, 24], lấy bìa cứng để ghép vào chiếc mũ sắt mất một nửa Quantrọng hơn là tìm kiếm cái tên cho con ngựa “chỉ có da bọc xương” Thế màđến bốn ngày liền chàng mới có thể nghĩ ra cái tên cho nó “sau bao lần đặt rồilại bỏ thêm rồi lại bớt” Chàng gọi nó là Rocinante - đứng đầu tất cả các conngựa trên đời Mất tám ngày tiếp theo, chàng quý tộc nghèo “xấp xỉ ngũtuần… da thịt sắt seo, mặt mũi xương xẩu” mới nghĩ ra cái tên cho mình –Don Quijote xứ Mancha, một cái tên “khá oai” Và hiệp sĩ không thể thiếumột tình nương để thờ phụng Theo tin đồn chàng chọn cho mình cô thôn nữlàng bên và cũng tự đặt cho cô ta cái tên “na ná tên các công chúa, côngnương” - Dulcinea làng Toboso Sau khi đã thu xếp chàng lên đường và bắtđầu cuôc hành trình của một hiệp sĩ đúng nghĩa

Tuy nhiên để chính thức trở thành hiệp sĩ chàng cần có một nghi lễphong tước và chàng đã nhờ một quan trấn thành (nhưng thực chất là chủ quántrọ) Lễ sắc phong hiệp sĩ diễn ra theo đúng ước nguyện của chàng nhưng đó lại

là một nghi lễ “có một không hai” Người sắc phong hiệp sĩ cho chàng chỉ làmột lão chủ quán tầm thường từng là kẻ lưu manh trộm cướp, tiểu giáo đườngthật ra là kho thóc, quyển kinh thánh là quyển sổ ghi nợ của chủ quán… Hắnvừa lẩm nhẩm đọc vừa đập vào tay vào lưng Don Quijote Thế là xong lễ thụphong, bởi thực chất hắn chỉ muốn tống khứ chàng đi cho nhanh

Trang 32

Xét trong suốt cuộc hành trình tìm kiếm những chuyện phiêu lưu của mình,Don Quijote đa số thực hiện các hành động của mình dựa trên việc dập khuôntheo những cuốn sách kiếm hiệp đã đọc Trên đường đi gặp bất cứ chuyện gì làDon Quijote cũng “tưởng tượng ngay ra một chuyện phiêu lưu mạo hiểm như đãđọc trong sách” Đầu óc rối loạn chàng tin rằng trên đời này vẫn còn có nhữnghiệp sĩ giang hồ, bởi “chàng coi tất cả những điều bịa đặt trong sách là sự thật,tưởng như không có gì thật hơn trên đời này” [14, I, 25] Chính điều đó khiến đầu

óc chàng trở nên “điên rồ”, không còn tỉnh táo nữa” Trong 126 chương sách, gầnhai nghìn trang của tiểu thuyết, tác giả Cervantes cũng như những nhân vật khác

đã nhắc đến hơn 173 lần từ “ điên rồ, mất trí” dành cho Don Quijote Ví dụ như:

“Don Quijote là một kẻ điên rồ mà đã điên thì có thể giết người…” [14, I, 40]

“Kinh ngạc về sự điên rồ của chàng… Để triệt bệnh điên rồ của Don Quijote” [14,

I, 64] “ Diễn tả những việc ngớ ngẩn và điên rồ mà ngài đã và đang làm…” [14, I,239] Đến ngay giám mã SanchoPanza trung thành cũng phải thốt lên “trên đờinày không có ai điên bằng ông chủ nhà tôi” [14, II, 87]

Trong chuyến ra đi đầu tiên, gặp một cái quán trọ, Don Quijote “tưởngtượng ngay ra một tòa lâu đài với bốn ngọn tháp và những mái chuông hìnhchóp bằng bạc sáng loáng” [14, I, 32] Không những “tưởng tượng” mà chàngđinh ninh chắc chắn rằng đây là một tòa lâu đài, vì trong đó có “hai phu nhânquý phái”, có “quan trấn thành”, và cả chú lùn báo tin chàng tới Chính đầu óchoang tưởng vì những chuyện trong sách đã khiến chàng nìn vào việc gì, vật

gì, con người nào cũn gắn với sách vở Don Quijote yêu cầu chủ quán trọ màchàng tưởng là quan trấn thành phong tước cho Sau khi được thụ phong vớinghi lễ “có một không hai” vừa chịu đau đớn, vừa chịu sự chế nhạo chàng đãchính thức trở thành hiệp sĩ theo suy nghĩ của mình “Quan trấn thành” đãkhuyên Don Quijote “các hiệp sĩ vẫn phải bảo giám mã của họ mang theo tiền

và các thứ cần thiết khác như băng cuốn, thuốc cao… phải làm ngay và không

Trang 33

được đi đâu nếu không có tiền và không có sự chuẩn bị phòng thân” [14, I,38] Điều này đã khiến cho Don Quijote hết sức ngạc nhiên vì “chưa hề thấysách nói có hiệp sĩ giang hồ nào mang theo lộ phí cả” Như vậy sự va chạmthực tế những điều không có trong sách khiến chàng hết sức kinh ngạc Thếnhưng, nghe theo lời quan trấn thành, chàng đã về chuẩn bị thêm tiền nong,

áo sơ mi và lựa chọn Sancho Panza làm giám mã cho mình Trên đường haithầy trò nhìn thấy những cối xay gió, chàng cho rằng, đó là “những tên khổng

lồ hung tợn… cánh tay của chúng rất dài, có cái gần tới hai dặm” [14, I, 69].Chàng nghĩ chắc đây là vận may lớn để có thể thu được nhiều chiến lợi phẩm

và trở nên giàu sang phú quý Học theo những hiệp sĩ giang hồ cả chuyện ănngủ, chàng cho rằng “nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi” Chàng bảo vớiSancho: “Cần phải biết rằng đối với người hiệp sĩ giang hồ, cả tháng không ănuống gì là một vinh dự, ngoài ra họ ăn uống không cầu kì” [14, I, 86] Đếnnhững nhu cầu bản năng bình thường nhất của con người chàng cũng lệ thuộcvào những điều lệ hiệp sĩ máy móc Những suy nghĩ sách vở làm che mờ cảnhững gì chính giác quan mà chàng cảm nhận Với suy nghĩ trong lâu đài chỉ

có những bà hoàng, công chúa, phu nhân kiều diễm, mĩ lệ, nó đánh lừa cảmgiác làm cho chàng “mặc dù đã sờ, đã ngửi hết những vật cụ thể” trên người

cô hầu gái trong quán trọ, người khác thì “phát nôn mửa, trái lại Don Quijotethấy mình đang ôm trong tay thần sắc đẹp” [14, I, 136]

Nhìn thấy hai đàn cừu “chàng nghĩ ngay đó là hai đạo quân sắp gặpnhau và giao chiến với nhau trên cánh đồng bao la này Sở dĩ Don Quiijotenghĩ như vậy vì lúc nào đầu óc chàng cũng đầy rẫy những chuyện đâm chém,

ma quái, phiêu lưu mạo hiểm điên rồ, yêu đương, thách thức, kể trong cácsách kiếm hiệp, cho nên tất cả những điều chàng phát biểu, suy nghĩ hoặchành động đều hướng về những chuyện đó” [14, I, 157] Trí tưởng tượng điên

Trang 34

rồ của chàng không dừng lại tại đó “bằng một sự tưởng tượng điên rồ có mộtkhông hai, Don Quijote kể lại lai lịch các hiệp sĩ của hai đạo quân tưởngtượng cùng với những vũ khí màu sắc, biểu hiệu và châm ngôn của từngngười” [14, I, 159] hay “Với bộ óc chứa đầy những chuyện hoang đường đọctrong sách vở, Don Quijote kể ra không biết bao nhiêu tỉnh và quốc gia cùngnhững đặc điểm rất chính xác của từng nơi, từng chốn” [14, I, 160] Nghetiếng chày nện dạ chàng tưởng tượng ra một cuộc phiêu lưu mạo hiểm đángmong chờ trong đêm tối Khi Don Quijote bị mọi người trói chặt và bắt nhốttrong cũi để đưa chàng về quê nhà chữa bệnh điên Lúc đầu chàng chưa tinvào câu chuyện “ta đã đọc nhiều sách viết rất nghiêm túc về các hiệp sĩ giang

hồ, nhưng ta chưa hề đọc, nhìn hoặc nghe thấy nói có hiệp sĩ nào bị phù phép

và bị những con vật lười biếng và lề mề đưa đi một cách chậm chạp như thếnày Thông thường nguời ta đưa các hiệp sĩ đi một cách nhẹ nhàng trên khôngtrung, có một đám mây đen hoặc một chiếc xe phóng hỏa bao phủ khắp ngườihay là cho họ cưỡi quái ưng mã hay một con vật gì tương tự” [14, I, 536] Thếnhưng chàng tự trấn an mình “nhưng có thể nghề hiệp sĩ và những chuyện yêuthuật đời nay đi theo một con đường khác xưa rồi” [14, I, 536]

Sau thất bại thảm hại của hai chuyến phiêu lưu đầu, Don Quijote trở vềtrong bộ dạng thảm hại và kiệt quệ Chính cô cháu gái đã phải thốt lên rằng “tất

cả những điều cậu vừa nói về các hiệp sĩ giang hồ đều là hoang đường dối giả,

và những cuốn sách kiếm hiệp tuy không bị đốt, đáng phải khoác áo xambenitohoặc mang một dấu hiệu gì chứng tỏ đó là một vật xấu xa, có hại đến thuầnphong mỹ tục” [14, II, 60] Điều đó khiến Don Quijote nổi điên “nếu mày khôngphải cháu ruột ta và là con gái của chị ruột ta, ta sẽ trừng trị thích đáng” [14, II,61] Như vậy niềm tin vào những cuốn sách kiếm hiệp, những trang hiệp sĩ xưa

là một đức tin không thể suy chuyển trong tâm thức của Don Quijote

Trang 35

Cũng chính những suy nghĩ máy móc sách vở khiến cho Dơn Quijote

có đủ can đảm để làm một việc vô cùng điên rồ - đòi giao đấu với sư tử DonQuijote đã làm những điều mà người khác không thể tưởng đến “đội một cái

mũ sắt chứa đầy pho mát lên đầu mà tưởng là lũ pháp sư đập nát óc mình, thửhỏi có sự điên rồ nào lớn hơn thế không? Định đánh nhau với cả sư tử, có dựngông cuồng liều lĩnh nào hơn thế không?” [14, II, 165]

Những hành động và suy nghĩ sách vở của Don Quiijote không đem lạivinh quang rạng rỡ tên tuổi như chàng muốn mà nhiều khi hại mình hại người.Gặp một đám tang Don Quijote tưởng có một hiệp sĩ bị trọng thương hay đã bịchết “nhiệm vụ của chàng là phải trả thù cho kẻ bị nạn” Don Quijote đã xôngvào đánh ngã những người trong đám tang và còn xưng danh “Tôi là hiệp sĩ ở

xứ Mancha là Don Quijote công việc của tôi là đi khắp đó đây để bênh vực kẻhèn yếu, trả thù cho những người bị xúc phạm” [14, I, 164] Một người trongđám tang đã nói lên hậu quả hành động của chàng “chẳng biết ông bênh vực kẻhèn yếu ra sao mà làm đùi tôi gãy đôi thế này, không bao giờ thẳng lại đượcnữa; còn nói rằng ông trả thù cho người bị xúc phạm thì thực ra ông đã xúcphạm tôi, tới mức không bao giờ gột rửa được Thật là đại bất hạnh cho tôi gặpphải một hiệp sĩ giang hồ như ông” [14, I, 164]

Với những hành động của mình, lý tưởng tự do – công bằng – hạnh phúc

mà Don Quijote hướng tới dường như đã bi sụp đổ Cái chàng mang lại chonhững người chàng muốn giúp đỡ không phải tự do – công bằng – hạnh phúc mà

là sự bất hạnh Đến ngay bác thợ cạo kiêm nghề chích máu người ốm, bác mangtheo chiếc chậu cạo nhưng vì trời mưa nên bác đội lên đầu Chàng cho rằng đó là

“chiếc mũ sắt quý giá của Mambrino” mà mình xứng đáng được hưởng Hànhđộng ức hiếp người khác, cướp lại của đã khiến bác thợ cạo “chạy bán sống bánchết” chẳng dám đến gần chứ đừng nói là nhờ vào sự giúp đỡ của chàng Haykhi chàng nhận lời giết tên khổng lồ cứu công chúa Micomicona, trao trả lại

Trang 36

vương quốc Micomicon cho nàng, Don Quijote đã dốc hết sức Trong lúc ngủ

mê, chàng “thấy mình đã tới vương quốc và đọ sức với kẻ thù Tưởng những baorượu là tên khổng lồ, chàng nhè vào đâm chém lia lịa làm rượu chảy lênh lángkhắp buồng” [14, I, 381] Hành động điên rồ đó của chàng khiến vợ chồng chủquán chịu thiệt hại vô cùng tức giận Không thể chịu đựng nổi vợ chủ quán rítlên “Mắt tôi chưa thấy một hiệp sĩ giang hồ nào như lão này Hắn vào nhà tôivào một giờ hung Hắn đã làm hại tôi Lần trước, hắn ra đi không trả tiền ngủđêm, tiền ăn, tiền giường… và cuối cùng người ta chọc thủng những bao rượucủa tôi làm đổ hết rượu Sao máu của họ không đổ ra làm cho tôi được hả dạ”[14, I, 384] Không chỉ làm hại người mà chàng luôn rước họa vào mình, khiến

cơ thể sắt seo vốn đã gầy nhẳng gầy nheo lại chịu thêm biết bao trận giày xéonhừ tử Don Quijote xông vào đánh nhau với cối xay gió, nhưng rủi thay “giónổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít, khiến ngọn giáo gãy tan tành, cả người lẫnngựa ngã chổng kềnh ra đất”[14, I, 70] Lao vào cuộc giao chiến giữa hai đạoquân mà chàng tưởng tượng ra nhưng thực chất là hai đàn cừu, chàng đã phảinhận môt trận đá tới tấp của những người chăn cừu và gãy mất 4 cái răng cửa “ởphía dưới chỉ thấy có hai cái răng rưỡi, bên trên không còn tới nửa cái, chỉ thấynhẵn thín như lòng bàn tay vậy” [14, I, 165]

Luôn luôn nghĩ rằng mình là hiệp sĩ giang hồ giống như những hiệp sĩkhác trong những câu chuyện của chàng, chàng đã bị biến thành trò cười, thútiêu khiển cho người khác Ông bà công tước đón tiếp chàng với tất cả nghi lễ

“thường thấy trong các sách kiếm hiệp”, họ đã sai gia nhân chuẩn bị mọi thứ,mọi người tung hô Don Quijote, giúp chàng cởi bỏ áo giáp “khoác áo choàng

đỏ lên vai, đội mũ sa tanh” cho chàng, hầu hạ chàng rất chu đáo Don Quijote

đã “tin rằng đích thị mình là hiệp sĩ giang hồ, chứ không phải tưởng tượng, vìthấy được đón tiếp đúng cách thức như các hiệp sĩ giang hồ thuở trước màchàng đã đọc trong sách” [14, II, 246]

Trang 37

Những hành động điên rồ dập khuôn máy móc sách vở của DonQuijote tuy hại người hại mình nhưng phần nào thể hiện được lý tưởng vượtthoát cái tầm thường cao đẹp Don Quijote muốn thoát ra khỏi thực tại tù túngtầm thường để vươn tới cái cao cả Những hành động của chàng mà mọingười cho rằng điên rồ ấy thực chất là đi ngược lại quy luật vận động quenthuộc của xã hội nên không được chấp nhận Thế nhưng chàng dám sống,dám hành động, dám hi sinh cho những gì mình tin tưởng, khao khát Đó làđiều không phải ai cũng có thể làm được.

*

* *

Cervantes đã rất thành công khi xây dựng cốt truyện hiệp sĩ với nhữngcuộc phiêu lưu của hai thầy trò Don Quijote và Sancho Panza Đây là cốttruyện chính trong tác phẩm, là trục vận động chính Không mô phỏng theocốt truyện trong tiểu thuyết hiệp sĩ đã thịnh hành trước đó, mà là “một lời thóamạ” đối với loại tiểu thuyết này Cervantes đã xây dựng lên cuộc hành trìnhcủa Don Quijote với nhiều vấn đề cuộc sống nhân sinh Don Quijote là mộtkiểu nhân vật độc đáo có sự lai ghép của nhiều trạng thái, tính chất đối lậpnhau, mâu thuẫn nhau nhưng cùng được thể hiện trong một con người DonQuijote là kiểu nhân vật “nửa mê sảng, nửa tỉnh táo, nửa khôn ngoan, nửađiên rồ” Don Quijtote điên khi quyết định ra đi làm hiệp sĩ giang hồ, nhưnglại mang trong mình một mơ ước tự do, công lý, hạnh phúc chính đáng Xâydựng nhân vật Don Quijote và cuộc hành trình phiêu lưu hiệp sĩ của chàng,tác giả Cervantes muốn phản ánh một tấm “bi hài kịch” của con người trong

xã hội Phục Hưng, đó là sự mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tế Con người cóước mơ, có khao khát vượt thoát những cái tầm thường tù túng nhưng điều đókhông được thực tế chấp nhận, dung hòa Mâu thuẫn với thực tế khiến hành

Trang 38

động của con người trở thành trò cười, trò mua vui, nhiều khi là làm hại ngườihại mình Vấn đề lý tưởng và thực tế không chỉ được thể hiện trong cốt truyệnchính của tác phẩm mà là vấn đề xuyên suốt mọi sự việc, chi tiết cuốn tiểuthuyết Don Quijote Đến ngày hôm nay, lý tưởng và thực tế vẫn là vấn đềđáng để con người phải suy ngẫm và trải nghiệm.

Trang 39

Chương 2 HIỆP SĨ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ

Một thiên tiểu thuyết 126 chương sách, dài gần hai nghìn trang khôngthể là cuộc hành trình đơn độc của riêng Don Quijote Xung quanh chànggồm một hệ thống thế giới các nhân vật từ gần gũi thân cận đến xa lạ, từ quan

hệ tương tác đến tương phản, từ gắn bó lâu dài đến chỉ gặp gỡ thoáng chốc…

Hệ thống các nhân vật ấy phải kể đến giám mã Sancho Panza, tình nươngDulcinea, cha xứ, bác phó cạo, cô cháu gái, bà quản gia, gia đình chủ quántrọ, vợ chồng ông bà công tước, các quý tộc ở Barcelona, những người tù, cậu

bé Andres,…

Thế giới phong phú các nhân vật ấy làm nên hệ thống các câu chuyệnphụ xung quanh Don Quijote Khiến cho cốt truyện được mở rộng mà khôngnhàm chán khi chỉ xoay quanh cuộc phiêu lưu của Don Quijote Mối quan hệgiữa nhân vật chính và các nhân vật phụ còn giúp người đọc có thể hiểu sâusắc hơn về các nhân vật đồng thời thể hiện toàn diện và đầy đủ về tư tưởngchủ đề của thiên tiểu thuyết

Ở trong phạm vi một chương náy chúng tôi thiết nghĩ không đủ để cóthể liệt kê cũng như phân tích đầy đủ các mối quan hệ xung quanh hiệp sĩDon Quiijote Chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu các mối quan hệ chính thiếtyếu có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật và tư tưởngtác phẩm

2.1 Mối quan hệ hiệp sĩ – tình nương

Suốt chặng đường phiêu lưu của Don Quijote, nàng Dulcinea là ngườitình lý tưởng dù chưa một lần gặp mặt Don Quiijote đã biến cô thôn nữ AldonsaLorenzo tên tuổi tầm thường, địa vị thấp hèn, quê mùa cục mịch… trở thànhhiện thân của vẻ đẹp hoàn hảo, toàn mỹ nhất “Tóc nàng vàng, vầng trán của

Trang 40

nàng là một vườn hoa trên thượng giới, đôi mày uốn cong như đôi cầu vồng, mắtsáng như mặt trời, má hây hây như những bông hồng, môi đỏ như san hô, hàmrăng là những viên ngọc…” [14, I, 108] Việc nâng tầm Dulcinea cũng thể hiện

tư tưởng vượt thoát khỏi cái tầm thường của Don Quijote

Dulcinea trở thành “chủ nhân duy nhất trong trái tim của Don Quijote”,

là lý tưởng của chàng Vẻ đẹp của Dulcinea chính là sức mạnh tinh thần thanhcao và đẹp đẽ nhất đối với Don Quijote “chỉ cần sắc đẹp của nàng rọi một ánhhào quang vào mặt ta cũng đủ soi sáng trí tuệ và khích lệ trái tim ta, khiến tatrở thành một con người trí dũng vô song” [14, II, 45] Dường như trước bất

cứ một trận chiến nào chàng cũng cầu xin tình nương Dulcinea ban thêm sứcmạnh cho mình, được gọi tên Dulcinea chàng cảm thấy mình được tiếp thêmsức mạnh rất nhiều Chưa bao giờ lý tưởng về Dulcinea thay đổi trong lòngDon Quijote, chàng luôn coi nàng là người phụ nữ đẹp nhất trên đời

2.1.1 Hiệp sĩ tôn thờ tình nương

Khái niệm tôn thờ - tức là coi ai đó là thiêng liêng, là thần tượng, lànguồn sức mạnh cứu rỗi của mình Với Don Quiijote Dulcinea không chỉ làthần tượng mà còn là một thứ tín ngưỡng Có thể hiểu được vì sao trong câuchuyện cái Don Quijote có thể hình dung về nàng Dulcine chỉ là cái tên vànhững hình ảnh hoàn mỹ do chính trí tưởng tượng của chàng tạo ra Chàng đãthần thánh hóa vị nữ thần trong lòng mình, đưa nàng trở thành nguồn kho sứcmạnh của mình

Trong hầu hết các cuộc phiêu lưu, cuộc chiến Don Quijote đều cầu tênnàng Dulcinea để cho chàng thêm sức mạnh Trong cuộc đụng độ đâu tiênvới bác lái la Don Quijote cầu nguyện tập trung ý nghĩ vào nàng Dulcinea

“nương tử ơi, nàng hay hỗ trợ cho kẻ nô lệ này trong cuộc đọ sức đầu tiên”[14, I, 38] Khi đánh cho bác lái la một trận thấy mọi người ùa tới “Hỡinương tử xinh đẹp, nguồn sức mạnh cho trái tim yếu đuối của ta Đã đến lúc

Ngày đăng: 21/04/2017, 23:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w