1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BỔ SUNG CHẾ PHẨM THẢO dược ECODIAR THAY THẾ KHÁNG SINH TRÊN lợn CON LAI (l x y)từ 7 42 NGÀY TUỔI tại CÔNG TY TNHH lợn GIỐNG DABACO

81 955 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Điều này giúp cho chúng ta có kĩ thuật chăn nuôi lợnnái chửa thích hợp để có thể tăng được khối lượng sơ sinh của lợn con.Nếu lợnlúc sơ sinh hơn nhau 0,5kg thì tương đương với 1kg hơn nh

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI - -

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

BỔ SUNG CHẾ PHẨM THẢO DƯỢC ECODIAR THAY THẾ KHÁNG SINH TRÊN LỢN CON LAI (L x Y)TỪ 7-42 NGÀY TUỔI TẠI CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNG DABACO

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ MƠ

Lớp: K58CNTYB

Khóa: 58

Ngành: CHĂN NUÔI-THÚ Y

Người hướng dẫn: PGS.TS ĐẶNG THÚY NHUNG

Bộ môn: DINH DƯỠNG-THỨC ĂN

Giảng viên hướng dẫn : PGS.T

S ĐẶNG THÚY NHUNG

HÀ NỘI, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này làtrung thực và chưa từng và được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đãđược cảm ơn và thông tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc

Sinh viên

Nguyễn Thị Mơ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhậnđược sự quan tâm sâu sắc, tận tình, tỉ mỉ và chu đáo của giảng viên PGS.TS.Đặng Thúy Nhung, bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn

Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy giáo, cô giáo trong Bộ mônDinh dưỡng – Thức ăn cùng các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi, Học Viện NôngNghiệp Việt Nam đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong toàn khóa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Th.S Nguyễn Thế Tường - Phótổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn DABACO, anh Vương Ngọc Văn-phụ trách kỹ thuật, cùng toàn thể cán bộ, công nhân Công ty TNHH lợn giốngDABACO đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại công ty

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bố mẹ, anh chị em vàbạn bè đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II DANH MỤC BẢNG VI DANH MỤC BIỂU ĐỒ VII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIII

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đặc điểm sinh lý lợn con 3 1.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng của lợn con 3

1.1.2 Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con 3

1.1.4 Khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng 8

1.1.5 Đặc điểm về khả năng miễn dịch 8

1.1.6 Tập cho lợn con ăn sớm 9

1.1.7 Ảnh hưởng của cai sữa đến sự thay đổi hình thái học của niêm mạc ruôt non ở lợn con 10

1.2 Năng suất sinh sản của lợn nái 11 1.2.1 Khả năng sinh sản 11

1.2.2 Khả năng tiết sữa 11

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái 12

1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con 13 1.3.1 Lượng thức ăn hàng ngày và số lần cho ăn trong ngày 14

1.3.2 Nhu cầu về năng lượng 14

1.3.3 Nhu cầu protein và axit amin 15

1.3.4 Nhu cầu khoáng chất 16

1.3.5 Nhu cầu vitamin 17

1.3.6 Nhu cầu nước của lợn 19

1.4 Hội chứng tiêu chảy ở lợn con 19 1.4.1 Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy 19

Trang 6

1.4.2 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy 20

1.4.3 Tình hình tiêu chảy của lợn con 21

1.4.4 Một số biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con 21

1.5 Giới thiệu về kháng sinh 22 1.6.Giới thiệu về chế phẩmthảo dược Ecodiar24 1.6 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 25 1.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 25

1.6.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 25

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.27 2.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 2.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 27

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27

2.2 Nội dung nghiên cứu 27 2.3 Phương pháp nghiên cứu 28 2.3.1 Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm 28

2.3.2 Phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp 28

2.3.3 Bố trí thí nghiệm 28

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39

3.1 Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Ecodiar vào khẩu phần ăn đối với lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi 39 3.1.1 Khối lượng cơ thể lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi 39

3.1.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi 41

3.1.3 Sinh trưởng tương đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi 44

3.1.4 Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi 46

3.1.5 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Ecodiar đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi 45

3.2 Ảnh hưởng của bổ sung Ecodiar vào khẩu phần ăn đối với lợn con giai đoạn từ 22 – 42 ngày tuổi 47 3.2.1 Khối lượng cơ thể lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi 47 3.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi 49

Trang 7

3.2.3 Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi 54

3.2.6 Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Ecodiar cho lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi 61

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi 29

Bảng 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn từ 22 - 42 ngày tuổi 30

Dựa vào kết quả phân tích các nguyên liệu thức ăn chúng tôi đã xây dựng công thức thức ăn cho lợn với mức bổ sung 0,07% và 0,1% Ecodiar Thành phần nguyên liệu của công thức thức ăn thí nghiệm được trình bày tại bảng 2.3.31

Bảng 2.3 Công thức thức ăn cho lợn thí nghiệm giai đoạn 7-42 ngày tuổi 31

Bảng 2.3 Công thức thức ăn cho lợn thí nghiệm giai đoạn 22-42 ngày tuổi 32

Bảng 3.1 Khối lượng cơ thể lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi 40

Bảng 3.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo mẹ giai đoạn từ 7 – 21 ngày tuổi 42 Bảng 3.3 Sinh trưởng tương đối của lợn con theo mẹ giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi 45 Bảng 3.4 Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi 44

Bảng 3.5 Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi 46

Bảng 3.6 Khối lượng cơ thể của lợn con từ 22 – 42 ngày tuổi 48

Bảng 3.7 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn từ 22 – 42 ngày tuổi 51

Bảng 3.8 Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn

22 – 42 ngày tuổi 57

Bảng 3.9 Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi 59

Bảng 3.10 Hiệu quả bổ sung chế phẩm Ecodiar đối với lợn con từ 22 – 42 ngày tuổi

62

Bảng 1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu phối hợp khẩu phần 69

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Khối lượng lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi 40

Biểu đồ 3.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi 44

Biểu đồ 3.3 Khối lượng lợn con từ 22– 42 ngày tuổi49

Biểu đồ 3.4 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi 54 Biểu đồ 3.5 Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ 22 – 42 ngày tuổi 58

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con từ 22 - 42 ngày tuổi 60

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FCR : Feed Conversion Ratio (Hệ số chuyển đổi giữa kg thức ăn/

kg tăng trọng) hay tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

Trang 11

MỞ ĐẦU

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, chăn nuôi lợn ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc cungcấp thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Bởi vậy, nâng caonăng suất trong chăn nuôi lợn giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm và nâng cao thunhập cho người chăn nuôi

Trong chăn nuôi lợn, nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con giai đoạn sau cai sữa

là rất quan trọng Nếu lợn con được chăm sóc tốt sẽ giúp cho việc chăn nuôi lợnthịt phát triển nhanh, ít bệnh tật và tăng cao hiệu quả kinh tế cho người chănnuôi Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là tính năng di truyền

và chế độ dinh dưỡng Bên cạnh công tác giống, dinh dưỡng và công nghệ chếbiến thức ăn ngày càng được cải tiến và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không

có kiểm soát như hiện nay đang gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng không chỉ cóvật nuôi mà còn đối với cả con người Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi cóthể phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột, gây rối loạn quátrình tiêu hóa, đặc biệt mối nguy chính là sự kháng kháng sinh của vi khuẩn.Bất cứ kháng sinh nào dùng để chữa bệnh cho người và động vật, nếu còn tồn

dư một lượng dù nhỏ nhất cũng có thể gây kháng thuốc Sự tồn dư kháng sinh cótrong thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trước tiên đến vật nuôi mà còn gây nguyhại cho sức khỏe người tiêu dùng khi tiêu thụ thực phẩm

Tại Việt Nam, hiện nay kháng sinh vẫn đang được sử dụng trong TĂCN vànhiều nơi có hiên tượng lạm dụng kháng sinh dẫn đến sản phẩm làm ra khôngđảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; đồng thời tạo nguy cơ gây ra sự khángthuốc trong điều trị bệnh ở cả người và vật nuôi

Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các chế phẩm từ thực vật cótác dụng như kháng sinh nhằm tăng sức sản xuất và khả năng sinh trưởn, hạn chếtiêu chảy ở vật nuôi nhằm hướng tới việc hạn chế sử dụng kháng sinh trong tương

Trang 12

Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Bổ sung chế

phẩm thảo dược Ecodiar thay thế kháng sinh trên lợn con lai (LxY) từ 7 - 42 ngày tuổi tại công ty TNHH lợn giống Dabaco”

- Theo dõi, ghi chép số liệu đầy đủ, đảm bảo tính khách quan, trung thực.

- Nắm được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợncon qua các giai đoạn

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm sinh lý lợn con

1.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng của lợn con

Lợn con sau sinh có tốc độ sinhnh trưởng rất nhanh, thể hiện thông qua

sự tăng về khối lượng cơ thể Thông thường khối lượng lợn con lúc 7 - 10 ngàytuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần khối lượng sơsinh ,30 ngày tuổi tăng gấp 5 lần và đến 60 ngày tuổi gấp 10-15 lần khối lượng

sơ sinh Lợn lai LxYcó khối lượng sơ sinh khoảng 1,4kg, khối lượng lúc 60ngày tuổi đạt 18-30 kg

Ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng khối lượng lợn con đạt được

có mối tương quan thuận với nhau khá chặt chẽ, có nghĩa là khối lượng lúc sơsinh càng cao thì có hy vọng về khối lượng lúc cai sữa cao (Vũ Đình Tôn vàTrần Thị Nhuận, 2005) Điều này giúp cho chúng ta có kĩ thuật chăn nuôi lợnnái chửa thích hợp để có thể tăng được khối lượng sơ sinh của lợn con.Nếu lợnlúc sơ sinh hơn nhau 0,5kg thì tương đương với 1kg hơn nhau ở thời điểm caisữa và nếu khối lượng ở thời điểm cai sữa hơn nhau 0,1kg thì ở thời điểm đạtkhối lượng giết thịt sẽ sớm hơn 1 ngày Lợn con nuôi trong giai đoạn cai sữa nếutăng trọng bình quân mỗi ngày thêm 5g thì thời điểm đạt khối lượng giết thịt sẽsớm hơn 1 ngày

1.1.2 Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con

Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con rất kém, do đó lợn con rất nhạycảm với sự thay đổi của khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm lợn con

bị bệnh Ở gia súc non từ 15 – 20 ngày tuổi thân nhiệt mới ổn định (Trần ThịDân, 2006)

Nước ta tuy là xứ nóng nhưng phải chống lạnh cho lợn con mới sinh đếncai sữa vì nhiệt độ ban đêm thường dưới 300C Cơ thể lợn con chống lạnh bằng

Trang 14

cách nâng cao chuyển hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhưng không kéo dài được.Nhiệt độ của lợn con sau khi đẻ giảm xuống phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh,lượng và chất dinh dưỡng thu được và nhiệt độ môi trường.

Khi còn trong cơ thể mẹ, nhiệt độ ổn định 38,50 C , khi ra bên ngoài nhiệt

độ thay đổi theo từng mùa từng ngày khác nhau Sau khi sinh, cơ thể lợn con chưathể bù đắp được lượng nhiệt bị mất đi nên cơ thể dễ bị lạnh và phát sinh bệnh tật,nhất là bệnh phân trắng lợn con Trong tuần lễ đầu, thân nhiệt của lợn con hoàntoàn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường Ở hai ngày đầu, nếu nhiệt độ môitrường từ 5 – 60C, lợn con có thể chết do lạnh và mất nhiệt Khả năng điều tiếtnhiệt ở lợn con trong 3 tuần tuổi đầu còn rất kém do thân nhiệt chưa ổn định.Nguyên nhân chủ yếu lông lợn con thưa,lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ vàlượng đường glycogen được dự trữ trong cơ thể còn ít nên khả năng cung cấpnăng lượng để chống rét bị hạn chế, hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưahoàn chỉnh do trung khu điều khiển thân nhiệt nằm ở vỏ não mà vỏ não là cơ quanphát triển muộn nhất ở cả 2 giai đoạn trong thai và ngoài thai Do đó, khi nuôilợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thân nhiệt của lợn con sẽ giảmnhanh làm cho lợn con dễ bị cảm lạnh, hay bị ỉa chảy và ỉa phân trắng Sau 3 tuầntuổi thân nhiệt lợn con mới tương đối ổn định (39 - 39,50C), khả năng điều hòathân nhiệt tốt dần lên để đáp ứng với môi trường bên ngoài Nhiệt độ môi trườngthích hợp đối với lợn con lúc sơ sinh là 340C; hai ngày tuổi là 300C; 14 ngày tuổi

là 200C với độ ẩm không khí khoảng 60%, riêng nhiệt độ dưới chụp sưởi của lợncon phải đạt 32 – 350C

Thân nhiệt của lợn con sau khi đẻ khoảng 380C, sau 10 ngày tăng lên39,50C - 39,70C và giữ ở mức đó Trong thời gian này thân nhiệt lợn con có thểbiến động trên dưới 10C Chuồng lạnh là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp (mẹ

đè chết con) làm tỷ lệ chết của lợn con cao Lợn chết trong 48 giờ là 12,1% khinhiệt độ chuồng nuôi là 20 - 250C, trong khi đó tỷ lệ chết là 7,7% khi nhiệt độ

Trang 15

chuồng nuôi lớn hơn 250C (Vũ Duy Giảng, 2001).

Lợn con dưới 3 tuần tuổi, nếu nuôi ở nhiệt độ chuồng nuôi là 180C thì thânnhiệt của lợn con giảm xuống 20C so với thân nhiệt ban đầu Khi nhiệt độ chuồngnuôi giảm xuống 00C thì thân nhiệt lợn con giảm xuống 40C Khi khối lượng sơsinh trung bình của lợn con là 1,13kg được nuôi ở trong chuồng nuôi có nhiệt độ

16 – 210C thì sau 30 phút thân nhiệt lợn con bị giảm xuống 1,60C nhưng lợn con

có khối lượng trung bình 2,4kg nuôi trong điều kiện là – 40C thì thân nhiệt giảmtới 16,60C Điều này chứng tỏ khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con ít phụthuộc vào khối lượng sơ sinh mà chủ yếu phụ thuộc và nhiệt độ chuồng nuôi vàtuổi lợn con

1.1.3 Đặc điểm tiêu hóa của lợn con

Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa lợn con đó chính là sự phát triển rất nhanhsong chưa hoàn thiện Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích vàkhối lượng của bộ máy tiêu hóa Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa hoàn thiệnthể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số enzyme trong đường tiêu hóalợn con bị hạn chế Sự phát triển nhanh về dung tích bộ máy tiêu hóa được thểhiện cụ thể là ở dạ dày lợn sơ sinh chỉ đạt 2,5ml nhưng đã tăng lên 1815ml ở lợn

70 ngày tuổi và tăng hơn 70 lần Ruột non lợn lúc sơ sinh với dung tích 100mlthì ở lợn 70 ngày tuổi là 6000ml và tăng 60 lần Đối với ruột già, lợn sơ sinh códung tích chỉ 40ml thì đã tăng lên hơn 50 lần và ở lợn 70 ngày tuổi đạt 2100ml(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)

Bảng: Sự phát triển bộ máy tiêu hóa lợn con

Trang 16

Tiêu hóa ở miệng gồm 3 giai đoạn là lấy thức ăn, nước uống; nhai, tẩmthức ăn với nước bọt và nuốt Tiêu hóa diễn ra với 2 quá trình: Tiêu hóa cơ học

do nhai và tiêu hóa hóa học do các enzyme trong nước bọt

Enzyme amylase , maltase và sacraza do tuyến nước bọt tiết ra ở lợn con

sơ sinh có hoạt lực thấp.Amylaza tăng cao nhất lúc 2-3 tuần tuổi sau đó lại giảm

và đạt cao nhất ở tuần 5-6 Do đó, khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con cònkém, chỉ tiêu hoá được khoảng 50% lượng tinh bột ăn vào Khoảng 5-6 tuần tuổikhả năng tiêu hóa tinh bột tương đối hoàn thiện.Đây chính là yếu tố cần chú ýtrong phối hợp khẩu phần cũng như chế biến thức ăn để giúp lợn con có khảnăng sử dụng được tinh bột tốt hơn

* Tiêu hóa ở dạ dày

Lợn con mới sinh ra sống nhờ sữa mẹ, sau khi cai sữa thì sống tự lập nênphải trải qua một quá trình thay đổi không ngừng về hình thái cấu tạo và hoạtđộng sinh lý của ống tiêu hóa để thích ứng với điều kiện mới Dung tích dạ dàycủa lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày gấp 8 lần và lúc

60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít) và sau đótăng chậm đến tuổi trưởng thành đạt 3,5 – 4 lít

Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa được hoàn thiện do một số enzymetiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần đầu Khoảng 25 ngàyđầu sau khi đẻ ra enzyme pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hóaprotein của thức ăn Sau 25 ngày tuổi trong dịch vị lợn con mới có HCl ở dạng

tự do và enzyme pepsinogen không hoạt động mới được HCl hoạt hóa thànhpepsin hoạt động và mới có khả năng tiêu hóa Do thiếu HCl ở dạng tự do nênlợn con dưới 25 ngày tuổi rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêuhoá Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl ở dạng tự

do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con Nếu tập cho lợn con ănsớm từ 7 - 10 ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do có thể được tiết ra từ 14 ngày tuổi(Võ Trọng Hốt và CS, 2000)

Trang 17

* Tiêu hóa ở ruột

Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc

20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơsinh khoảng 0,111 lít) Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dungtích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít) Hoạt tính của các enzyme thay đổi từ

sơ sinh đến trưởng thành

+ Amylase và maltase: Hai enzyme này có trong dịch tụy từ khi lợn conmới đẻ ra nhưng dưới 3 tuần hoạt tính còn thấp, do đó khả năng tiêu hoá tinh bộtcòn kém Sau 3 tuần tuổi enzyme amylase và maltase mới có hoạt tính mạnh nênkhả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn

+ Saccharase: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi enzyme saccharase hoạttính còn thấp; vì vậy, nếu cho lợn con ăn đường saccharose thì rất dễ bị ỉa chảy

+ Trypsin: Là enzyme tiêu hóa protein của thức ăn Ở thai lợn 2 tháng tuổitrong chất chiết đã có enzyme trypsin, thai càng lớn hoạt tính của enzymetrypsin càng cao Khi lợn con mới đẻ ra hoạt tính của enzyme trypsin dịch tụyrất cao để bù đắp lại khả năng tiêu hoá kém của enzyme pepsin dạ dày

+ Catepsine là enzyme tiêu hoá protein trong sữa Đối với lợn con ở 3tuần tuổi đầu, catepsine có hoạt tính mạnh sau đó giảm dần

+ Lactase: Có tác dụng tiêu hoá đường lactose trong sữa Enzyme này cóhoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2,sau đó hoạt tính của enzyme giảm dần

+ Lipase và chymosine: Hai enzyme này có hoạt tính mạnh trong 3 tuầnđầu và sau đó hoạt tính giảm dần (Võ Trọng Hốt và CS, 2000)

Như vậy, từ khi sơ sinh đến 5 tuần tuổi hàm lượng và hoạt tính củaenzyme tiêu hóa ở lợn con khác nhiều với lợn trưởng thành Vì vậy, khi nuôi lợncon cần chú ý cho lợn con tập ăn sớm nhằm cai sữa sớm

1.1.4 Khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng

Trang 18

Tiêu hóa thức ăn ở lợn là quá trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong đườngtiêu hóa như: protein, carbohydrate, lipit để cơ thể có thể hấp thu được Tiêu hóa

có thể diễn ra theo các quá trình: (1) Quá trình cơ học: nhai nuốt hoặc sự co bópcủa cơ trong đường tiêu hóa dể nghiền nhỏ thức ăn (2) Quá trình hóa học: làquá trình tiêu hóa nhờ các men tiết ra từ tuyến trong đường tiêu hóa (3) Quá

trình vi sinh vật: đây là quá trình tiêu hóa nhờ bacteria và protozoa.

Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày, ruột non.Trong một ngày đêm, dạ dày phân giải 45% carbohydrate, 50% protein, 20 -25% đường Cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85% đường và 87%protein, ruột già chỉ còn không quá 10 - 15% (Trương Lăng, 2003)

Như vậy, lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh song những tuần đầu bị hạn chế

do chức năng cơ quan tiêu hóa chưa thành thục

1.1.5 Đặc điểm về khả năng miễn dịch

Lợn con mới sinh ra hầu như chưa có kháng thể trong máu Lượng khángthể tăng rất nhanh nếu lợn con được bú sữa đầu Vì vậy, khả năng miễn dịch củalợn con là hoàn toàn thụ động và phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thụ đượcnhiều hay ít từ sữa mẹ Trong sữa đầu của lợn nái hàm lượng protein rất cao.Những giờ đầu sau khi đẻ trong sữa có tới 18 - 19% protein, trong đó lượng  - globulin chiếm số lượng khá lớn (34 - 45%) và nó có vai trò miễn dịch

Lợn con hấp thu  - globulin bằng con đường ẩm bào Quá trình hấp thunguyên vẹn phân tử  - globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian Phân tử  -globulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột lợn con tốt nhất trong 24 giờ đầusau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng enzyme trypsin (anti - trypsin) làm mấthoạt lực của enzyme trypsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách giữa các tế bào váchruột của lợn con khá rộng Vì vậy, 24 giờ sau khi được bú sữa đầu hàm lượng -globulin trong máu lợn con đạt tới 20,3 mg/100ml máu Sau 24 giờ lượngkháng thể trong sữa giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợncon hẹp dần lại nên sự hấp thu  - globulin kém hơn, hàm lượng  - globulin

Trang 19

trong máu lợn con tăng lên chậm hơn Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng24mg/100ml máu (máu bình thường của lợn có khoảng 65mg  -globulin/100ml), do đó lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt Nếu lợncon không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợpkháng thể Do đó, những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng rấtkém, tỷ lệ chết rất cao (Võ Trọng Hốt và CS, 2000).

1.1.6 Tập cho lợn con ăn sớm

Thường tiến hành tập cho lợn con ăn vào ngày thứ 3-5 sau khi đẻ, nếu không lợncon có thể tự ăn vào ngày 25-30 tùy theo lượng sữa mẹ tiết ra nhiều hay ít Nếusữa mẹ tiết ra nhiều thì lợn con sẽ chậm biết ăn hơn Bắt đầu tập ở ngày thứ 3-5thì lợn sẽ có khả năng ăn tốt thức ăn vào ngày 18-20 Do đó, việc tập cho lợn ănsớm có rất nhiều tác dụng: Tăng cường sự phát triển của bộ máy tiêu hoá dokích thích đường tiêu hoá của lợn con tiết enzyme "làm quen" với thức ăn từ bênngoài, giảm hao mòn ở lợn nái do lợn con được bù đắp thêm dinh dưỡng từ thức

ăn, lợn con sẽ ít bị hao hụt sau cai sữa

Lợn con được 4 - 5 ngày tuổi sau khi bú mẹ no, thời tiết ấm áp chúng đitheo đàn tò mò quan sát những vật có trong chuồng Người chăn nuôi nên để ýchọn những nơi lợn con hay dạo chơi, rải viên cám vào máng tập ăn Viên cámnên đưcọ rang trước để tạo mùi thơm, tăng tính thèm ăn cho lợn con.Tập cho lợncon ăn sớm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất Đã có nhiều công trìnhnghiên cứu chứng minh rằng cho lợn con tập ăn sớm, ăn thêm trong giai đoạn búsữa sẽ làm tăng khả năng thu nhận thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡngtrong giai đoạn cai sữa, đặc biệt khi năng suất sữa của lợn mẹ thấp (Flower,1985).Tập cho lợn con ăn sớm còn làm giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái, thúc đẩy bộ máytiêu hoá của lợn con phát triển nhanh, sớm hoàn thiện và tạo tiền đề cho giai đoạnsau cai sữa Hoạt tính của các enzyme saccharase, maltase, trypsin, amylase tuyếntụy tăng lên đáng kể ở những lợn con được cho ăn thêm thức ăn trong giai đoạn búsữa Việc tập ăn cho lợn con ăn được nhiều thức ăn trong thời gian bú sữa không

Trang 20

những không làm giảm sự teo lông nhung mà còn làm giảm khả năng nhiễm E.coli

và tỷ lệ tiêu chảy của lợn con giai đoạn sau cai sữa (Ruth Miclat và Sonaco, 1996)

Newby và CS (1985) cho rằng nếu tập ăn cho lợn con chậm và số lượngthức ăn tiêu thụ ít (<100g/con/trước khi cai sữa) có thể làm cho lợn con mẫncảm hơn với mầm bệnh trong một vài loại thức ăn

Một số chú ý khi tập ăn cho lợn con: Liên tục làm mới thức ăn để kíchthích tính thèm ăn của lợn, thức ăn nhiều dầu cần chú ý để tránh ôi thiu, hàngngày nên loại bỏ thức ăn thừa tránh có mùi chuồng , phải rửa máng uống thườngxuyên, cần 3-5 ngày để chuyển thức ăn từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 và cầnquan sát ghi lại lượng thức ăn mà lợn con tiêu thụ (nếu tập ăn tốt nghĩa làluwognj thức ăn tiêu thụ tăng dần theo ngày tuổi)

Tiêu chảy sau cai sữa có thể do rối loạn hấp thu và mất các chất điện giảikết hợp với giảm tính thèm ăn dẫn đến năng suất lợn sau cai sữa bị giảm Vìvậy, cho lợn con tập ăn sớm trong giai đoạn bú sữa và lượng thức ăn thu được

có thể sẽ làm tăng khả năng chống chịu với mầm bệnh

1.1.7 Ảnh hưởng của cai sữa đến sự thay đổi hình thái học của niêm mạcruôt non ở lợn con

Ở động vật có vú nói chung và của lợn nói riêng cấu trúc đặc trưng nhấtcủa niêm mạc ruôt non là sự tồn tại của các lông nhung (đơn vị hấp thu nhỏ nhấtcủa cơ quan tiêu hóa) Vùng niêm mạc giữa các lông nhung tồn tại các hốc nhỏ,nơi mà từ đó dịch ruột và các chất lỏng khác được tiết vào khoang ruột Ở nhữnglợn con khỏe mạnh, chiều cao của lông nhung dài gấp 3 - 4 lần so với chiều sâucủa các hốc giữa chúng Tương quan giữa chiều cao lông nhung và độ sâu củacác hốc phản ánh tình trạng và khả năng hấp thu của niêm mạc ruột non Nhiềucông trình nghiên cứu đã chứng tỏ giữa chiều cao lông nhung và tốc độ sinhtrưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa có tương quan rất chặt chẽ Theo Li và

CS (1990), hệ số tương quan giữa tốc độ sinh trưởng và chiều cao của lôngnhung là: r = 0,63; P<0,05 Trong một công trình nghiên cứu khác của Pluske và

Trang 21

CS (1996) cho thấy hệ số tương quan này là: r = 0,78; P<0,05 Do giảm chiềucao của lông nhung dẫn đến giảm diện tích bề mặt hấp thu, giảm hàm lượngenzyme trong mỗi tế bào niêm mạc ruột Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳngđịnh cai sữa làm giảm chiều cao của lông nhung và tăng độ sâu của các hốcniêm mạc ruột ở lợn con trong những ngày đầu cai sữa; Hamspon, 1986;Dunsford và CS 1989; Care và CS, 1990) Chiều cao của các lông nhung và tăng

độ sâu của các hốc nhỏ giữa chúng trong niêm mạc ruột non, giải thích cho hiệntượng giảm khả năng tiêu thụ thức ăn, giảm khả năng hấp thu các chất dinhdưỡng, tăng tỉ lệ mắc tiêu chảy sau cai sữa và dẫn đến giảm thậm chí ngừng tốc

độ sinh trưởng của lợn con trong giai đoạn sau cai sữa (hiện tượng ức chế saucai sữa) (Carcken và Kelly, 1993); (Pluske và CS, 1996)

1.2 Năng suất sinh sản của lợn nái

Năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Nókhông chỉ được quyết định bởi lợn nái mà còn bị tác động rất lớn bởi các yếu tốbên ngoài Những yếu tố bên ngoài vừa liên quan trực tiếp đến lợn nái lại vừaliên quan đến lợn con

1.2.1 Khả năng sinh sản

Khả năng sinh sản của lợn nái là chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế hết sức quantrọng Nó phản ánh phẩm chất giống của con nái và kỹ thuật chăn nuôi Khảnăng sinh sản của lợn nái được đánh giá theo các chỉ tiêu: số con sơ sinh trên ổ,

số lợn con cai sữa trên lứa, số con cai sữa/nái/năm, chất lượng đàn con,

1.2.2 Khả năng tiết sữa

Khả năng tiết sữa của lợn mẹ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi con củalợn mẹ, đặc điểm của giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái của cơ sởchăn nuôi

Lợn không có bể sữa, do đó không thể đo lượng sữa của lợn mẹ bằng cáchvắt sữa mà chỉ có thể đo lượng sữa thông qua khối lượng của đàn con Khi so sánhđàn lợn con nào có khối lượng cao hơn thì khả năng tiết sữa của lợn mẹ tốt hơn

Trang 22

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái

* Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền trước hết liên quan đến giống Giống là yếu tố có ảnhhưởng lớn nhất đến các chỉ tiêu sinh sản ở lợn nái Các giống lợn khác nhau cókhả năng sinh sản khác nhau Sự khác nhau này không chỉ liên quan đến số con

đẻ ra mỗi lứa, khối lượng lợn con mà còn khác nhau ở khả năng mắn đẻ Hầu hếtnhững giống cải tiến đều có khả năng mắn đẻ hơn, tức là số lứa trên năm cao sovới những giống địa phương chưa được cải tiến

* Đực giống

Yếu tố đực giống ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái thông qua

số lần phối và phương thức phối giống

Số lần phối giống trong lần động dục ở lợn nái ảnh hưởng tới số con sinhra/ổ Phối đơn trong một chu kì động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt sốcon đẻ ra/ổ cao nhưng phối hai lần trong một chu kì động dục làm tăng số con

đẻ ra/ổ Khi phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ sẽtăng hơn 1,3 con/ổ so với phối 2 lần

Phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể tăng 0,5lợn con so với phối giống riêng rẽ

* Nhân tố môi trường

Ngoài các nhân tố tác động do di truyền, các nhân tố tác động do ngoạicảnh cũng ảnh hưởng rõ ràng và có ý nhĩa đến năng suất sinh sản của lợn náinhư: chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật, phương thức nuôi nhốt, mùa vụ, nhiệt độ, thờigian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái

* Tuổi và lứa đẻ

Tuổi lợn nái liên quan trực tiếp đến số lứa đẻ Thông thường số con đẻ ra

ở mỗi lứa tăng dần từ lứa 1 – 3, ổn định cho đến lứa 6 – 7 và sau đó có chiềuhướng giảm đi (Koketsu và CS, 2000) Số con bị giảm chủ yếu liên quan đến tỷ

lệ chết phôi tăng ở các lứa về sau, không phải do số trứng rụng bị giảm Ngoài

Trang 23

ra, số con đẻ ra còn sống ở lứa đầu còn thấp do lợn nái thường sợ hãi khi đẻ và

tỷ lệ thụ thai thấp, tỷ lệ chết thai cao (Katjia và CS, 2003)

* Thời gian nuôi con

Thời gian nuôi con kéo dài hay ngắn còn ảnh hưởng đến mức độ hao hụtcủa con nái, do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng lứa đẻ sau Nếu phải nuôi cótrong thời gian dài thì sau khi cai sữa con nái cần có thời gian dài hơn để phụchồi lại trạng thái sức khỏe đảm bảo cho các lứa đẻ tiếp theo

* Số con để lại nuôi

Lợn nái thường có 12 - 16 vú, trung bình là 14 vú Nếu số con sinh ranhiều thì người ta thường để lại nhiều nhất là số con bằng số vú Vì khả năng tiếtsữa của lợn mẹ và số con để nuôi có mối tương quan chặt chẽ, khi số con để lạinuôi càng ít thì khả năng tiết sữa của lợn mẹ càng lớn và ngược lại Tuy nhiênkhông nên nuôi quá ít lợn con vì hiệu quả kinh tế thấp và không đánh giá hếttiềm năng sinh sản thực của nái (Phạm Quang Hùng, 2006)

* Mùa vụ

Mùa vụ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái thông qua số con

đẻ ra (Gaustad – Aas và CS, 2004) Trong điều kiện nhiệt độ cao của mùa hè sẽlàm giảm khả năng thu nhận thức ăn của lợn nái Tỷ lệ hao hụt sẽ tăng từ đó kéodài thời gian động dục trở lại sau cai sữa Khi nuôi lợn nái trong điều kiện nhiệt

độ cao còn giảm tỷ lệ thụ thai, giảm sức sống của bào thai (Pistoni, 1997)

1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con

Lĩnh vực dinh dưỡng cho lợn con còn nhiều thách thức Một khẩu phần saucai sữa chất lượng là cần thiết để giảm bớt "shock" và hậu quả của cai sữa sớm.Giảm giá thành sản phẩm bằng cách giảm chất lượng sẽ kéo dài dấu hiệu giảm tăngtrưởng sau cai sữa do ảnh hưởng tiêu cực trên chỉ tiêu sinh trưởng và sức khoẻ

Tuy nhiên, lợn con càng lớn, nhu cầu sữa càng nhiềunhưng lượng tiết sữacủa lợn mẹ lại giảm từ tuần thứ 3 và 4 rõ rệt Tuần thứ 3, do lượng sữa giảm nênkhông cung cấp đủ năng lượng cho lợn con, vì vậy nên tập ăn sớm cho lợn con

Trang 24

1.3.1 Lượng thức ăn hàng ngày và số lần cho ăn trong ngày

Cho ăn với một lượng nhỏ với khoảng cách đều đặn đã nâng cao đượcnăng suất của lợn con Với phương pháp nuôi dưỡng này người chăn nuôi có thểkhắc phục được 2 vấn đề, một là tránh tồn dư thức ăn lâu trong máng, hai là tăngkhả năng hấp thu của lợn con

Sau khi cai sữa, lợn con thường bị khủng hoảng, tránh tình trạng đó cầngiảm thức ăn hằng ngày Cách giảm lượng thức ăn cho ăn hàng ngày như sau:

Ngày đầu cai sữa giảm 1/2 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa

Ngày tiếp theo cai sữa giảm 1/3 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữaNgày tiếp theo sữa giảm 1/4 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa Sau đó nếu quan sát thấy lợn không có vấn đề gì về đường tiêu hóa thì cholợn ăn bình thường như trước ngày cai sữa rồi tăng dần theo nhu cầu của lợn con

Theo Ball và Aherne (1982), những lợn con được ăn một bữa trong ngày

bị ỉa chảy nhiều hơn so với nhóm lợn được ăn tự do, trái lại những con cho ănhạn chế năng suất lại khá nhất Việc ăn quá nhiều có thể dẫn đến ứ máu trong dạdày, ruột Vì vậy, cho ăn hạn chế trong thời gian sau cai sữa có hiệu quả rõ rệtđối với việc phòng tránh bệnh ỉa chảy Số lần cho ăn ảnh hưởng đến khả năngtiêu hóa của lợn con Khi cho ăn được ăn 3 lần/ngày thì sẽ tiêu hóa được 13,5%nhưng khi cho ăn 5 lần/ngày thì sẽ tiêu hóa được 19,7%

1.3.2 Nhu cầu về năng lượng

Căn cứ vào mức năng lượng được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của lượncon Mức năng lượng trong 1kg thức ăn khi nghiên cứu chế biến và phối trộn thức

ăn cho lơn là một chỉ tiêu quan trọng Nhu cầu năng lượng của lợn tăng lên theotuần tuổi nhưng nhu cầu năng lượng tính cho 1kg thể trọng thì giảm theo tuổi

Khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn con cần giàu năng lượng Mức đề nghị

từ 3300-3500 Kcal DE Nếu tỉ lệ dầu trong thức ăn quá 7%, lợn con sẽ giảm thunhận Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi là các loại hạt ngũ cốcnhư: ngô, thóc, gạo, cám gạo, cao lương, lúa mì,… Với lợn, ngô vàng được coi

Trang 25

là thức ăn cung cấp năng lượng tốt nhất, chứa nhiều axít béo thiết yếu và nhiềusắc tố vàng carotene (tiền vitamin A).

Từ khi đẻ ra đến 21 ngày tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của lợn con là

do sữa lợn mẹ cung cấp Vì thế, số lượng và chất lượng của sữa lợn mẹ ở giaiđoạn này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của lợn con

1.3.3 Nhu cầu protein và axit amin

Hệ cơ và khả năng tích lũy protein của lợn con bú sữa có tốc độ phát triểnmạnh về lớn do đó đòi hỏi về số lượng và chất lượng protein cao Trong 2 tuầnđầu lượng sữa của lợn nái đạt đến mức cực thịnh, lợn con hầu như đã nhận đượcđầy đủ lượng protein cần thiết cho sự phát triển của cơ thể Từ tuần tuổi thứ 3cần bổ sung thêm protein để không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của lợn con.Trong khẩu phần ăn của lợn con cần có từ 18 – 20% protein thô, tỷ lệ protein vànăng lượng đảm bảo từ 120 – 130g protein tiêu hóa/2500 kcal ME

Khi định mức protein cho các loại lợn cần chú ý đến chất lượng protein.Tuy nhiên, giá trị sinh vật học của protein phụ thuộc vào thành phần các axitamin của nó Nếu khẩu phần ăn thiếu một axit amin nào đó nhu cầu về proteintăng lên rất nhiều Khẩu phần ăn của gia súc càng hoàn chỉnh, có đủ thành phầncác axit amin sẽ làm giảm mức tiêu tốn thức ăn Đối với lợn con bú sữa quantrọng nhất là lysine và methionine, đôi khi còn thêm tryptophan Trong proteinthô của khẩu phần ăn cho lợn con bú sữa cần có 5 – 5,6% lysine; 3 – 3,2%methionine và 1,4 – 1,5% tryptophan Để bổ sung các axit amin quan trọng tốtnhất là dùng axit amin tổng hợp vì các loại axit amin tổng hợp thường được tiêuhóa 100% (Võ Trọng Hốt và CS, 2000)

Như vậy, nhu cầu protein của lợn con chính là nhu cầu về các axitamin Nếu bổ sung không đầy đủ các axit amin thiết yếu cho lợn con, cả vềmặt số lượng và tỷ lệ các axit amin sẽ dẫn đến sinh trưởng của lợn con bị ảnhhưởng, lợn chậm lớn, còi cọc, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của các giaiđoạn tiếp theo

Trang 26

1.3.4 Nhu cầu khoáng chất

Khoáng ngoài chức năng cấu tạo mô cơ thể, khoáng còn tham gia vàonhiều quá trình chuyển hoá của mô cơ thể Trong thành phần cấu tạo của nhiềuenzyme có mặt các nguyên tố khác nhau Vì thế, thiếu khoáng con vật sẽ bị rốiloạn trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ, sức sản xuất giảm

Sữa của lợn mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng các chấtkhoáng trong sữa mẹ thấp, trong đó các chất khoáng như: canxi (Ca); photpho(P); magie (Mg); iốt (I); sắt (Fe); đồng (Cu); kẽm (Zn)

Ca và P: Hai nguyên tố này có vai trò rất quan trọng trong hình thànhxương Nếu cung cấp thiếu Ca sẽ có nguy cơ dẫn đến hiện tượng còi xương Mứccung cấp trong khẩu phần đối với Ca là 0,8% so với vật chất khô khẩu phần, đốivới P là 0,6% so với vật chất khô khẩu phần Nguồn Ca và P được thường được

bổ sung trong khẩu phần ăn cho lợn con là bột xương, vôi bột, bột đá,

Fe và Cu: Hai yếu tố này chủ yếu tham gia vào quá trình tạo máu cho lợncon và là hai yếu tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa; vì vậy cần phải cung cấptrong khẩu phần đầy đủ cho lợn con Lượng sắt bổ sung vào khẩu phần ở mức80ppm và bổ sung ở dạng FeSO2 (FeSO4 7H20) Tuy nhiên, hiện tượng thiếumáu do thiếu sắt thường xảy ra rất sớm trên lợn con, bởi vậy để khắc phục hiệntượng cần phải thực hiện bổ sung sắt bằng cách sử dụng dextran sắt tiêm cho lợncon (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007) Thông thường 1ml dextran sắtchứa từ 100 đến 150mg sắt Người chăn nuôi cần tiến hành tiêm lần thứ nhất vàongày thứ 3 sau khi đẻ và có thể tiêm lần thứ 2 vào ngày thứ 13 Phương phápnày rất đơn giản và mang lại hiệu quả cao

Đồng chỉ cần một lượng rất nhỏ bổ sung vào khẩu phần cho lợn con vớimức từ 6 – 8ppm Song đối với lợn con bú sữa lượng đồng có thể bổ sung vàokhẩu phần với lượng từ 125 - 250ppm đem lại tốc độ sinh trưởng cao hơn Dạng

bổ sung đồng vào trong khẩu phần ăn cho lợn con thường là: CuSO4 5H2O,CuO, CuCO3 (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)

Trang 27

1.3.5 Nhu cầu vitamin

Vitamin là một hợp chấp hữu cơ khác với axit amin, carbohydrate, lipit và

cơ thể của vật nuôi chỉ cần một lượng nhỏ cho sự tăng trưởng và sinh sản bìnhthường Một số vitamin không cần có trong khẩu phần vì chúng có thể đượctổng hợp từ các thức ăn hoặc các chất đồng hoá khác hoặc do các vi khuẩn tạo ratrong đường ruột

Vitamin tham gia vào hầu hết các quá trình trao đổi chất và hoạt động của

cơ thể như : là chất xúc tác sinh học, xúc tiến việc tổng hợp, phân giải các chấtdinh dưỡng (trong cơ thể có tới 850 loại enzyme trong đó có khoảng 120 loại cóthành phần của vitamin tham gia) Vitamin còn có trong các tế bào cơ thể vàgiúp lợn sinh trưởng phát dục bình thường Cơ thể lợn thường xuyên nhận đượcnguồn vitamin từ thức ăn Tuy nhiên với đối tượng lợn khác nhau sẽ có nhu cầuvitamin khác nhau

Vitamin được chia ra thành 2 nhóm: vitamin hoà tan trong mỡ và vitaminhoà tan trong nước Nhóm vitamin hoà tan trong mỡ bao gồm: các vitamin A, D,

E và K Nhóm vitamin hòa tan trong nước bao gồm: các vitamin nhóm B vàvitamin C

Vitamin A có tác dụng bảo vệ lớp tế bào biểu mô cũng như hình thành nênlớp ngoài của màng nhày của nhiều hệ cơ quan hấp, cơ quan sinh sản và hệ thầnkinh, nồng thời nó có chức năng rất quan trọng đối với hoạt động thị giác, nếu thiếu

có thể dẫn đến mù Nhu cầu của vitamin A ở lợn trong 8 tuần tuổi đầu tiên cần 75 605mg retinol acetate/kg thức ăn Theo NRC (1998), nhu cầu vitamin A của lợn từ 3

10 kg là 2200 UI/kg khẩu phần)

Vitamin D có nhiều loại song có 2 loại có giá trị đối với lợn đó là vitamin

D2 và D3 Vitamin D tham gia vào chuyển hoá Ca, P, làm tăng sự hấp thu Ca, P ởvách ruột thông qua việc tạo pH thích hợp và tổng hợp nên protein vật mang Nếuthiếu vitamin D dẫn đến chức năng của cơ không được bình thường do sự méo

mó của các xương đang phát triển ở lợn con dẫn đến còi xương Nhu cầu vitamin

Trang 28

D của lợn con dùng khẩu phần casein - glucose là 100 UI/kg thức ăn Theo NRC(1998), nhu cầu vitamin D ở lợn con là 220 UI/kg khẩu phần

Vitamin E là một trong những vitamin quan trọng đối với lợn Chức năngcủa vitamin E là chống ôxy hoá màng tế bào Thiếu vitamin E dẫn đến hàng loạtcác điều kiện bệnh lý như: suy thoái khung xương, cơ tim, tắc nghẽn mạch, sừnghoá dạ dày, thiếu máu, hoại tử gan và chết bất ngờ

Nhóm các vitamin hoà tan trong nước có vai trò quan trọng trong sự traođổi chất trong cơ thể Nhiều vitamin thuộc nhóm này có trong nguồn thức ăn tựnhiên, có nồng độ đủ để ngăn ngừa hiện tượng thiếu trong điều kiện bìnhthường Tuy nhiên, nếu thiếu các vitamin nhóm này dẫn đến động vật giảm toàn

bộ hoạt động trao đổi chất, giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức

ăn cũng như khả năng thu nhận thức ăn

Vitamin B1 (Thiamin) tham gia vào quá trình trao đổi chất, chống viêmdây thần kinh, khử carboxyl của axit pyruvic Ước tính nhu cầu thiamin của lợn

từ 2 - 10kg là 1,5 mg/kg thức ăn Lợn cai sữa lúc 3 tuần tuổi nuôi tới 40kg cầnkhoảng 1,0 mg thiamin/kg thức ăn NRC (1998) đưa ra nhu cầu thiamin cho lợn

từ 5 - 10kg là 1,0 mg/kg thức ăn

Vitamin B2 (Riboflavin) tham gia vào quá trình ôxy hoá hoàn nguyên, sự

hô hấp của mô bào, vận chuyển hyđrô Ngoài ra, vitamin B2 còn tham gia vàoquá trình tạo hemoglubin để phòng bệnh thiếu máu, tham gia vào sự hình thànhaxit chlohydric dịch vị và muối mật Thiếu B2 dẫn đến động vật giảm tốc độ sinhtrưởng, viêm da, rụng lông, ỉa chảy, nôn mửa Nhu cầu vitamin B2 của lợn con

từ 3 - 5kg là 4 mg/kg khẩu phần, từ 5 - 10kg là 3,5 mg/kg khẩu phần

Vitamin C là một chất lượng ôxy hoá tan trong nước, tham gia quá trìnhôxy hoá các axit amin có vòng thơm Vitamin C tăng cường sự tạo khung xương

và răng Thiếu vitamin C, vật nuôi sẽ xuất huyết lấm tấm toàn thân

1.3.6 Nhu cầu nước của lợn

Nước có chức năng chính trong tạo hình cơ thể thông qua hình thể tế bào

Trang 29

và giữ vai trò tối quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể Mặc dù trong 3tuần đầu lợn con thường ăn ít thức ăn, song lượng đó sẽ ít hơn nếu không cungcấp đủ nước uống (NRC, 2000).

Nước chiếm 50 - 60% khối lượng cơ thể Trong máu và sữa, nước chiếm đến

80 - 95% Vì vậy, nếu cơ thể mất 10% nước sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi chất

và nếu mất 20% lượng nước cơ thể, lợn con sẽ chết (Trương Lăng, 2003)

1.4 Hội chứng tiêu chảy ở lợn con

Trong chăn nuôi lợn có nhiều bệnh khiến người chăn nuôi phải đặc biệtquan tâm, trong đó có hội chứng tiêu chảy ở lợn con

1.4.1 Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy

Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đườngtiêu hóa Biểu hiện lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn biến, mức độtuổi mắc bệnh Tùy theo yếu tố được coi là nguyên nhân chính mà nó được gọitheo nhiều tên bệnh khác nhau như: bệnh xảy ra với gia súc non theo mẹ đượcgọi là bệnh phân trắng lợn con, còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó tiêu,chứng rối loạn tiêu hóa, Với bất cứ cách gọi như thế nào thì tiêu chảy luôn làtriệu chứng phổ biến trong các dạng bệnh của đường tiêu hóa, xảy ra mọi lúc,mọi nơi và đặc biệt là gia súc non có biểu hiện triệu chứng là ỉa chảy, mất nước

và mất chất điện giải, suy kiệt cơ thể và có thể dẫn đến trụy tim mạch (Radostits

và CS, 1994)

Tiêu chảy ở gia súc là một hiện tượng bệnh lý phức tạp gây ra bởi sự tácđộng tổng hợp của nhiều yếu tố Một trong những nguyên nhân quan trọng là sựtác động của ngoại cảnh bất lợi gây ra các stress cho cơ thể Mặt khác do quátrình chăm sóc, nuôi dưỡng kém, chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ thườngxuyên, thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn, cũng tạo điều kiện thuận lợi chocác vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vật chủ, đặc biệt là các vi sinh vật gâybệnh đường tiêu hóa dẫn tới sự nhiễm khuẩn và dễ xảy ra loạn khuẩn đườngruột Đây là một trong những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong hội

Trang 30

chứng tiêu chảy ở lợn con Đặc điểm của sự rối loạn về tiêu hóa thường gây tiêuchảy nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước so với bình thường do tăngtiết dịch ruột.

1.4.2 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy

Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu

tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát Việc phânbiệt giữa các nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn Dựa trên nhiều côngtrình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra những nguyên nhân chính gây hộichứng tiêu chảy ở lợn như sau:

+ Bộ máy tiêu hóa của lợn con: Ở lợn con mới sinh bộ máy tiêu hóa phát

triển chưa hoàn chỉnh, khả năng tiết dịch tiêu hóa chưa đầy đủ Lượng axitchlohydric (HCl) tự do ít, không đủ để làm giảm độ pH trong ruột non làm ứcchế quá trình xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy ở lợn con Cácenzyme tiêu hóa ở dạ dày và ruột non cũng còn quá ít, không đủ để tiêu hóa cácloại thức ăn đơn giản

+ Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém: Không cho lợn con bú sữa đầu đầy

đủ Sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng cao còn có chứa một lượng kháng thể

từ mẹ truyền sang, giúp lợn con phòng chống bệnh trong 3 – 4 tuần lễ đầu Dovậy, lợn con phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt Sau 24 giờ kháng thểtrong sữa đầu sẽ giảm thấp, đồng thời lúc này enzyme tiêu hóa protein bắt đầuhoạt động sẽ phá hủy hết kháng thể trong sữa

Vệ sinh cuống rốn không tốt, lợn con sẽ bị viêm rốn, do đó sẽ rất dễ bịtiêu chảy Sắt rất cần cho lợn con để tạo hồng cầu, do trong sữa mẹ rất ít sắt nênphải cung cấp thêm cho lợn con Nếu lợn con không được tiêm sắt sẽ gây thiếusắt dẫn đến thiếu máu, tiêu chảy Vì vậy, người chăn nuôi cần tiêm Dextran sắtcho lợn con vào khoảng 3 – 4 ngày tuổi sau khi sinh để phòng thiếu sắt cho lợncon Do vệ sinh chuồng trại kém chuồng trại ẩm ướt, không sạch sẽ, Đây cũng

là nguyên nhân gián tiếp gây tiêu chảy ở lợn con Ngoài ra, nguyên nhân có thể

Trang 31

do thức ăn, nước uống của lợn mẹ và lợn con không đảm bảo vệ sinh và chấtlượng kém hoặc thức ăn có chứa nấm mốc và độc tố,

+ Không giữ ấm cho lợn con: Lợn con bị lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy do hoạt

động tiết dịch tiêu hóa bị giảm Do vậy, người chăn nuôi cần làm chuồng úm đúngcách cho lợn con

+ Nhiễm trùng đường ruột: Thường do các loài vi khuẩn đường ruột như: E.coli ,Salmonella, Shigella, Proteus, Clostridium, Campylobacter, Treponema hyodysenteriae, hoặc do các loại virus như: Rota virus,Corona virus, hoặc cũng có thể do nhiễm ký sinh trùng như: giun đũa lợn, sán lá ruột lợn, Sryptosporidium Chúng sống trong đường ruột của lợn con hoặc nhiễm từ

môi trường bên ngoài vào và sẽ gây bệnh khi cơ thể lợn con không khỏe mạnh

1.4.3 Tình hình tiêu chảy của lợn con

Lợn con bị tiêu chảy là do nhiều nguyên nhân, thứ nhất lợn mẹ bị viêm

vú, viêm tử cung, mất sữa Thứ hai là lợn con bị lạnh do độ ẩm, lạnh do không

úm hoặc úm không tốt Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy ở lợncon Thứ ba là chăm sóc lợn mẹ, thức ăn cho lợn mẹ và đỡ đẻ không tốt, vàkhông cung cấp đủ nước uống Thứ tư là do chuồng trại bị ô nhiễm

Cai sữa gây stress trên lợn con làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh lý,

dịch bệnh, đặc biệt là tiêu chảy do E.coli Ngày đầu tiên sau khi tách mẹ, lợn con

ăn rất ít, hiện tượng tiêu chảy gần như chưa có Ngày tiếp theo lợn con bắt đầu ăntăng lượng thức ăn, hiện tượng tiêu chảy xuất hiện và tiêu chảy hàng loạt đạt đỉnhđiểm vào ngày thứ 3 và thứ 4, sau đó bắt đầu giảm dần vào các ngày tiếp theo

1.4.4 Một số biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, người ta đưa ra các phác đồ phòng vàđiều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con khác nhau Một số biện pháp phòng vàđiều trị chính cho lợn con như sau:

Tập trung giải quyết vấn đề môi trường, tiêu độc để giải quyết mầm bệnh,đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi 30 – 340C đối với lợn con theo mẹ và 29 – 300C

Trang 32

với lợn con sau cai sữa.

Nâng cao sức đề kháng cho lợn con: Cho lợn con bú sữa đầu, tiêm sắt phòngthiếu máu, cung cấp protein chất lượng cao, bổ sung chất điện giải, khoáng chất,vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày,…có thể bổ sung thêm enzyme tiêu hóa

Nếu do vi khuẩn phải điều trị bằng kháng sinh phổ rộng, có thể kết hợp 2

- 3 loại kháng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị

1.5 Giới thiệu về kháng sinh

+Kháng sinh là chất lấy từ vi sinh vật (vi nấm, vi khuẩn, …), bán tổng hợp,

tổng hợp, có tác dụng ức chế một số quá trình sống của vi sinh vật và đơn bàovới liều thấp, không hoặc ít ảnh hưởng tới vật chủ

+ Phân loại: Kháng sinh dùng trong chăn nuôi thú y bao gồm 11 dạng chủyếu sau

+ β- Lactam (Peniciline, Amoxycilline, Cloxaciline, Cephalosporins, ) + Aminoglucosides (Apramycin, Gentamycin, Kanamycin, Neomycin,Spectinomycin, Streptomycin)

+ Macrolides ( Erythromycin, Josamycin, Spiramycin, Tylosin)

+ Tetracyclin (Tetracyclin, Oxytetracyclin, Doxycyclin, Chlotetracyclin) +(Fluoro) quinolones (Flumequine, Enrofloxacin, Norfloxacin, Oxolinicacid, Marbofloxacin, Danofloxacin, Difloxacin )

+ Phenicol (Florfenicol, Thiamphenicol) + Polymyxins (Colistin)

Trang 33

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm, BV 103

Cơ chế tác dụng của kháng sinh

- Ngăn cản sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn

Các kháng sinh này chỉ tác động ở giai đoạn sinh sản của vi khuẩn như nhóm lactamin, vancomycin

b Làm biến đổi màng nguyên sinh chất của vi khuẩn

Các kháng sinh này tác động ở cả giai đoạn sinh sản và không sinh sản của vi khuẩn Tại những vị trí tác động của kháng sinh, màng nguyên sinh chất bị biến đổi và để thoát các chất có trọng lượng phân tử thấp ở bên trong tế bào ra ngoài, như vancomycin, baxitraxin, novobioxin các kháng sinh này vừa ức chế tổng hợp thành tế bào vừa làm đảo lộn cấu trúc màng nguyên sinh chất Một số khángsinh khác làm thoái hoá có chọn lọc cấu trúc của màng nguyên sinh chất như polymicin, colistin, gramicidin, amphoterixin B

- Cản trở tổng hợp protein và acid nucleic trong tế bào

+ Ức chế tổng hợp nucleotid: các kháng sinh có tính chất chống u

Trang 34

+ Ức chế tổng hợp ADN: acid nalidixic, griseofulvin

+ Ức chế sao chép thông tin di truyền và tổng hợp ARN: actinomycin

+ Ức chế tổng hợp protein:

* Ngăn cản sự cố định của ARNm lên ribosom: cloramphenicol

Ngăn cản sự cố định lên ribosom của phức hợp ARNt-acid amin do gắn lên đơn

vị 50S của ribosom: tetracyclin, lincomycin

Làm đảo lộn cấu trúc của ribosom và làm sai sót trong việc đọc mã do gắn lên đơn vị 30S của ribosom, làm tế bào tổng hợp ra một protein dị thường, làm ngừng một chức năng chuyển hoá hoặc cấu trúc cần thiết cho sự sống của tế bào: nhóm aminoglycosid

Ức chế sự hình thành các cầu nối peptidic

Cơ chế phụ hoặc không rõ rệt: 1 số kháng sinh có thể thu hút một số ion kim loạinhư novobioxin và tetracyclin có thể cố định các ion Mg++

1.6.Giới thiệu về chế phẩmthảo dược Ecodiar

- Là sản phẩm tinh dầu chiết xuất từ cây Oregano: cây kinh giới

-Nhà sản xuất: Công tyECOPHARM HELLAS S,Hy Lạp

- Nhà cung cấp: Công ty cổ phần Green Nutrition Việt Nam, Số 1 Ngách 71/11B P Thanh Xuân Bắc Quận Thanh Xuân- Hà Nội -Việt Nam

Dihydrocarvone ρ-Cymen-8-ol Sabinene ρ-xymen

γ-Muurolene α-terpinolene Myrcene γ-Muurolene

Trang 35

α-terpinolene Myrcene Myrcene Iso-borneol Thymyl acetate α-Phellandrene α-terpinolene α-TerpineolCarvacryl acetate α Terpinene 1-Octen-3-ol Terpinen-4-ol

γ terpinene- Sabinenehydrate α-Thujene Thymol

Limonene Cis-sabinene β-Bisabolene Carvacrol

Hai thành phần hoạt tính sinh học lớn để có các hoạt động kháng khuẩncao nhất là carvacrol và thymol Carvacrol ( 5-isopropyl-2-methylphenol) vàThymol (2-isopropyl-5-methylphenol)

*Tác dụng: Ecodiar điều trị các bệnh đường tiêu hóa cho vật nuôi, thay

thế kháng sinh đường ruột nhằm kiểm soát vi khuẩn Gram âm, Clostridium vàthay thế kháng sinh có tác dụng kích thích tăng trưởng, ngoài ra còn có tác dụngkháng nấm và là chất chống oxi hóa

* Liều lượng sử dụng

- Đối với lợn: mức sử dụng tối thiểu 0,05% mức sử dụng tối đa 0,1%

1.6 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

1.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ecodiar là chế phẩm đã và đang được sử dụng trên thế giới, đặc biệt làtrong chăn nuôi Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào công bố vềhiệu quả của bổ sung chế phẩm này vào thức ăn cho vật nuôi

1.6.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

-Theo: John Burns Duynisveld - Hội chợ Khoa học 2013 Canada-Wide Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu Oregano có lợi cho sức khỏe trên độngvật Mười bốn lợn con bú miễn phí là một phần của dự án này; nửa kiểm soát

và một nửa cho một bổ sung dầu Oregano uống hàng ngày Thời gian bổ sung là

21 ngày; lợn con được cân mỗi ngày thứ ba Kết quả cho thấy, bổ sung O reganolợn con tăng trưởng nhanh hơn so với lợn con kiểm soát đáng kể

-Theo Hojberg và CS (2001):việc bổ sung chế phẩm thảo dược Ecodiarvào thức ăn cho lợn con tập ăn giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và gảm tỉ lệ tiêu

Trang 36

chảy so với lợn con ăn khẩu phần không có bổ sung chế phẩm thảo dượcEcodiar.

-Cowieson và Adeola (2005 đã thử nghiệm chế phẩm thảo dượcEcodiarvào khẩu phần thức ăn của lợn hậu bị.Các tác giả cho biết việc sử dụngchế phẩm Ecodiar vào khẩu phần giúp lợn tăng trưởng nhanh hơn-đem lại hiệuquả kinh tế cao

-Barrera và cs: Nghiên cứu khả năng phòng trừ các bệnh đường tiêu hóacho lơn con giai đoạn 22-42 ngày tuổi bằng các chế phẩm từ thực vật trong đó

có chế phẩm thảo dược Ecodiar.Kết quả cho thấy việc dùng các chế phẩm từthực vật có mang lại hiệu quả để phòng trừ một số bệnh về đường tiê hóa cholợn con

-Stone và CS (2015) Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm sự ảnhhưởng của việc bổ sung dầu Oregano đến 54 con heo nái ở giai đoạn mang thai

và thời kỳ cho con bú Thí nghiệm chia thành 2 nhóm, một nhóm gồm 28 conheo được bổ sung với lượng 15 mg/kg Oregano vào khẩu phần ăn trong suốt thờigian mang thai và cho con bú; một nhóm đối chứng gồm 26 con heo nái khôngđược bổ sung Oregano trong khẩu phần ăn.Với chế độ ăn bổ sung Oregano đãgiúp heo nái tăng lượng vi khuẩn có lợi Lactobacillus trong hệ tiêu hóa và làmgiảm đáng kể được vi khuẩn Escherichia coli và Enterococcus gây tiêu chảy ởheo

Trang 37

Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

+ Lợn con lai (L x Y) từ 7 – 21 và từ 22 - 42 ngày tuổi

- Vật liệu nghiên cứu

+Chế phẩm thảo dược Ecodiar của Hy Lạp sản xuất và phân phối bởicông ty Cổ Phần Green Nutrition Việt Nam

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO, xã Tân Chi , huyện Tiên Du,tỉnh Bắc Ninh

- Thời gian nghiên cứu:

+ Từ 19/7/2016 -19/1/2017

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số nguyênliệu vàthức ăn thí nghiệm

- Xây dựng công thức thức ăn tập ăn và thức ăn sau cai sữa cho lợn con

Trang 38

- Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Ecodiar vào khẩu phầnđến tỷ lệ tiêu chảy của lợn con lai giai đoạn từ 7 - 21 và 22 - 42 ngày tuổi.

- Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm thảo dược Ecodiar trong thức ăncho lợn con lai từ 7 – 21 và 22 - 42 ngày tuổi

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm

- Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) TCVN 4325: 2007

- Định lượng hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329: 2007

- Định lượng hàm lượng khoáng toàn phần theo TCVN 4327: 2007

- Định lượng hàm lượng protein thô theo TCVN 4328: 2007

- Định lượng hàm lượng lipit thô theo TCVN 4321: 2007

- Định lượng hàm lượng nước theo TCVN 4326: 2007

- Định lượng canxi theo TCVN 1526: 2001

- Định lượng photpho theo TCVN 1525: 2001

- Định lượng NaCl theo TCVN 4332: 2007

- Định lượng NH3 theo TCVN 3706: 1990

2.3.2 Phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp

Kết quả phân tích các nguyên liệu thức ăn được gửi về Ban công thứcthuộc Phòng phân tích của nhà máy Topfeed để xây dựng công thức thức ăn thínghiệm Các công thức thức ăn hỗn hợp thí nghiệm được xây dựng theo tiêuchuẩn ăn của lợn con 7 – 21 ngày tuổi trên phần mềm Brill và TCVN

2.3.3 Bố trí thí nghiệm

* Đối với lợn con theo mẹ (7 – 21 ngày tuổi)

Chọn 27 lợn nái Landrace nuôi con (trung bình 10 lợn con/nái) đã đượcphối với đực Yorkshire Các nái đồng đều về số lứa đẻ (từ lứa 3 - 5) Lợn mẹđược chia thành 3 lô gồm: 1 lô ĐC và 2 lô TN Mỗi lợn nái nuôi con được nuôi

ở 1 ô chuồng (1nái/ô x 3 ô x 3 lô thí nghiệm ) Tổng số lợn con theo mẹ của một

lô là 30 con (trung bình 11 con/ổ x 3 lợn lái) Lợn con theo mẹ có khối lượng

Trang 39

đồng đều ở 7 là ngày tuổi 2,9 0,1 (kg/con) Lợn con được nuôi trong ô chuồng

có sàn bằng nhựa Các chuồng có núm uống nước tự động và máng ăn tập ăncho lợn con Trong chuồng có hệ thống đèn sưởi, hệ thống làm mát Lợn conđược tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy trình của trại

Khẩu phần ăn của lô ĐC là khẩu phần ăn cơ sở (KPCS); đây là thức ănhỗn hợp dạng viên cho lợn con từ 7 ngày tuổi – 10kg của Công ty thức ăn chănnuôi Nutreco (thuộc tập đoàn DABACO) không sử dụng chế phẩm thảo dượcEcodiar Lô TN sử dụng KPCS có bổ sung chế phẩm thảo dược Ecodiar là0,07% hoặc Ecodiar 0,1%

Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con theo mẹ được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi

(Ecodiar 0,07%)

TN2 (Ecodiar 0.1%)

* Đối với lợn sau cai sữa (từ 22 - 42 ngày)

Tiếp tục theo dõi lợn con thí nghiệm giai đoạn 7-21 ngày tuổi, sau khi caisữa ở 21 ngày tuổi lợn con được chuyển lên chuồng cai sữa Lợn con LY sau caisữa đồng đều nhau về khối lượng được chia làm 3 lô gồm: 1 lô ĐC và 2 lô TN.Mỗi lô thí nghiệm có 30 lợn con và chia thành 3 lần lặp lại (30con/lô x 3 lô x 3lần lặp lại) Lợn con được nuôi riêng, mỗi lô lợn con được nuôi trong một ô cósàn bằng nhựa Các chuồng có núm uống nước tự động và máng ăn cho lợn con.Trong chuồng có hệ thống đèn sưởi, hệ thống làm mát và hệ thống bình pha

Trang 40

thuốc điện giải Lợn con được tiêm phòng vaccine đầy đủ

Khẩu phần ăn của lô ĐC là khẩu phần ăn cơ sở (KPCS); đây là thức ănhỗn hợp dạng viên cho lợn con từ 7 ngày tuổi đến 10kg của Công ty thức ănchăn nuôi Nutreco sản xuất trong đó không sử dụng chế phẩm thảo dượcEcodiar Các lô TN sử dụng KPCS có bổ sung chế phẩm thảo dược Ecodiar là0,07% và 0,1%

Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con theo mẹ được trình bày ở bảng 2.2

Bảng 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn từ 22 - 42 ngày tuổi

TN1 (Ecodiar 0,07%)

TN2 (Ecodiar 0,1%)

2.4.1 Thành phần hóa học của một số loại nguyên liệu thức ăn

Chúng tôi đã tiến hành phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng củamột số loại nguyên liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm và được kết quả phân tíchcủa nguyên liệu thức ăn sử dụng để xây dựng các công thức thức ăn thí nghiệm.Các nguyên liệu được dùng để sản xuất thức ăn trong thí nghiệm đều đảm bảo theotiêu chuẩn kỹ thuật Kết quả được trình bày tại bảng 5.1(phần phụ lục)

2.4.2 Công thức thức ăn thí nghiệm cho lợn

Ngày đăng: 21/04/2017, 23:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đỗ Trung Cứ và Nguyễn Quang Tuyên (2000). “Sử dụng chế phẩm EM phòng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Hội Chăn nuôi, trang 42 – 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng chế phẩm EM phòng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Hội Chăn nuôi
Tác giả: Đỗ Trung Cứ và Nguyễn Quang Tuyên
Năm: 2000
4. Đinh Thị Nông, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Văn Thắng (2002). Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi lợn
Tác giả: Đinh Thị Nông, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Văn Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2002
6. Trần Thị Dân (2006). Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, trang 80 – 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh sản heo nái và sinh lý heo con
Tác giả: Trần Thị Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh
Năm: 2006
8. Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Phan Văn Sỹ (2014). Nghiên cứu hiệu quả sử dụng chế phẩm bã dừa lên men trong chăn nuôi, Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu. trang 1 – 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Nghiên cứu hiệu quả sử dụng chế "phẩm bã dừa lên men trong chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Phan Văn Sỹ
Năm: 2014
9. Nguyễn Văn Phú (2009). “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Greencab (Calciumbutyrate) trong khẩu phần của lợn con giống ngoại từ 7 – 60 ngày tuổi tại xí nghiệp giống gia súc, gia cầm Thuận Thành Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Greencab "(Calciumbutyrate) trong khẩu phần của lợn con giống ngoại từ 7 – 60 ngày tuổi tại xí nghiệp "giống gia súc, gia cầm Thuận Thành Bắc Ninh
Tác giả: Nguyễn Văn Phú
Năm: 2009
10. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai và Nguyễn Thế Tường (2010). “Ảnh hưởng của mức Lysine trong thức ăn đến khả năng sinh trưởng của lợn con lai (Landrace và Yorkshire) từ 7 – 28 ngày tuổi”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, 8(1), trang 90-97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của mức Lysine trong thức ăn đến khả năng sinh trưởng của lợn con lai (Landrace và Yorkshire) từ 7 – 28 ngày tuổi”, "Tạp chí Khoa học và Phát triển
Tác giả: Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai và Nguyễn Thế Tường
Năm: 2010
12. Vũ Đình Tôn (2009). Giáo trình chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trang 214 – 235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn
Tác giả: Vũ Đình Tôn
Nhà XB: Nhà xuất bản trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2009
14. Tạ Thị Vịnh và Đặng Thị Hoè (2002). “Một số kết quả sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trị tiêu chảy ở lợn con”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, trang 42 – 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trị tiêu chảy ở lợn con”, "Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Tạ Thị Vịnh và Đặng Thị Hoè
Năm: 2002
3. Giang Hoang Huong (2010), Tran Quoc Viet, JE Lindberg and B Ogle (2010), “Effects of microbial enzyme and a complex of lactic acid bacteria and Saccharomyces boulaldii on growth performance and total tract digestibility in weaned pigs” Livestock research for rural development, 22 (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of "microbial enzyme and a complex of lactic acid bacteria and Saccharomyces boulaldii on "growth performance and total tract digestibility in weaned pigs
Tác giả: Giang Hoang Huong (2010), Tran Quoc Viet, JE Lindberg and B Ogle
Năm: 2010
4. Hadani, A. and Ratner,D. (2002).“Probactrix probiotic in the prevention diarrhoea of piglet”, Israel Veterinary Madical Association. 57(4) 135 – 138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Probactrix probiotic in the prevention diarrhoea of "piglet”
Tác giả: Hadani, A. and Ratner,D
Năm: 2002
5. Hứjberg, , B Knudsen, N Canibe, B B Jensen (2001). Characterisation of the gastrointestinal bacterial community in pigs fed fermented liquid feed and dry feed:composition and fermentation capacity (phenotypic fingerprint), US National Library of Medicine National Institutes of Health, 66(3): 455 – 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Characterisation of the "gastrointestinal bacterial community in pigs fed fermented liquid feed and dry feed: "composition and fermentation capacity (phenotypic fingerprint)
Tác giả: Hứjberg, , B Knudsen, N Canibe, B B Jensen
Năm: 2001
6. Matilda Olstorpe, L Karin, L Lindberg, S Johan, P Volkmar (2008). “Population Diversity of Yeasts and Lactic Acid Bacteria in Pig Feed Fermented with Whey, Wet Wheat Distillers' Grains, or Water at Different Temperatures”, Applied and Enviromental Microbiology,74 (6) 703 – 1696 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Population "Diversity of Yeasts and Lactic Acid Bacteria in Pig Feed Fermented with Whey, Wet "Wheat Distillers' Grains, or Water at Different Temperatures
Tác giả: Matilda Olstorpe, L Karin, L Lindberg, S Johan, P Volkmar
Năm: 2008
8. Miller B.G., T.J. Newby, C.R. Stokets, D.J. Hampson, F.J. Bourne (1984). "The importance of dietary antigen in the cause of post-weaning diarrhoea in pigs", Journal of Animal Science 45: 1730 - 1733 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The importance of dietary antigen in the cause of post-weaning diarrhoea in pigs
Tác giả: Miller B.G., T.J. Newby, C.R. Stokets, D.J. Hampson, F.J. Bourne
Năm: 1984
9. Newby, T.J. (1985). “Local hypersensitivity respond to dietary antigens in early weaned pigs, D.J. cole and W. Haressige”, Resent Development in Pig Nutrition, Bulterwrths, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Local hypersensitivity respond to dietary antigens in early weaned pigs, D.J. cole and W. Haressige
Tác giả: Newby, T.J
Năm: 1985
10. NRC (1998). Nutrients requirements of pigs, Nationnal Research Council, Academy Press. Washington, DC. 8 – 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nutrients requirements of pigs, Nationnal Research Council, Academy "Press
Tác giả: NRC
Năm: 1998
1. Trần Quốc Việt, Minh Thị Len, Lê Văn Huyên, Bạch Mạch Điều (2010) ảnh hưởng của bổ sung loentonite vào thức ăn đến năng suất lợn thịt và lợn nái sinh sản và nuôi con. Tạp chí khoa học kĩ thuật chăn nuôi , số 5 (134):13-18 Khác
2. Phạm Quang Hùng, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Thắng, Đoàn Liên, Nguyễn Thị Tú (2006). Giáo trình chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 139 - 140 Khác
5. Đỗ Thị Nga, Đặng Thúy Nhung (2013). Bổ sung chế phẩm Bacillus enzyme (Probiotic) cho lợn con lai Landrace x Yorkshire từ tập ăn đến 56 ngày tuổi. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, (4), trang 10 - 16 Khác
11. Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007). Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 44, 51 – 52 Khác
13. Tiêu chuẩn Việt Nam, 2007. Tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi, Tổng cục đo lường chất lượng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w