1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỎI đáp CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học (dùng cho học viên các hệ đào tạo lý luận chính trị và sinh viên cáctrường đại học, cao đẳng)

116 370 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 498,5 KB

Nội dung

Cuốn sách được biên soạntheo tinh thần: - Căn cứ theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, giáotrình phục vụ các hệ đào tạo lý luận chính trị cao cấp, cử nhân và trung cấp; - Că

Trang 1

HỎI VÀ ĐÁP CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HỎI & ĐÁP CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

(Dùng cho học viên các hệ đào tạo lý luận chính trị và sinh viên các trường

đại học, cao đẳng)

PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng

TS Nguyễn Văn Quang

LỜI GIỚI THIỆU

Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong những học phần quan trọng cấuthành bộ môn khoa học Mác-Lênin; được coi là môn khoa học khó đối với cácbậc học thuộc các hệ đào tạo lý luận chính trị; với học viên cao học, nghiêncứu sinh và sinh viên các trường đại học, cao đẳng Để giúp bạn đọc tiếp cận

và giải quyết được những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứumôn học, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính tổ chức xuất bản cuốn sáchHỏi & đáp Chủ nghĩa xã hội khoa học

Cuốn sách được viết dưới dạng Hỏi & Đáp Giới thiệu những nội dung

cơ bản nhất, hệ thống hoá, khái quát hoá toàn bộ kiến thức trừu tượng khóhiểu của môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học thành những vấn đề đơn giản,

dễ hiểu Cuốn sách sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên, học viên các hệ đàotạo cử nhân, cao học, nghiên cứu sinh, các hệ đào tạo lý luận chính trị toàn

bộ những kiến thức của môn học ngay từ khi bắt đầu tiếp cận Trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu từng bài cụ thể, cuốn sách giúp bạn dễ dàng nắm bắtđược nội dung cơ bản nhất, quan trọng nhất phục vụ cho các kỳ kiểm tra kiếnthức môn học Mặt khác, đây sẽ là cuốn cẩm nang phục vụ cho việc học tập

và ôn luyện trong suốt quá trình học tập môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang 2

Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và học tập của sinh viên các trườngđại học, cao đẳng; học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng như đông đảo bạnđọc, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính tổ chức xuất bản cuốn sách.

"Hỏi & đáp Chủ nghĩa xã hội khoa học" Cuốn sách được biên soạntheo tinh thần:

- Căn cứ theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, giáotrình phục vụ các hệ đào tạo lý luận chính trị cao cấp, cử nhân và trung cấp;

- Căn cứ những chương trình của Học viện Chính trị - Hành chính quốcgia Hồ Chí Minh và một số trường đại học chuyên ngành khác;

- Cập nhật những thành tựu mới nhất theo quan điểm của Đại hội X Mặc dù tác giả cố gắng tìm tòi trong quá trình biên soạn và trong cáchthể hiện, Nhà xuất bản đã rất công phu trong các khâu thẩm định về nội dungcũng như hình thức trình bày, song chắc chắn không tránh khỏi những thiếusót Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của đông đảo bạn đọc, các nhànghiên cứu để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc

TẬP THỂ TÁC GIẢ

Câu 1: Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Vị trí của chủ nghĩa xã hội khoa học trong chủ nghĩa Mác - Lênin?

Chủ nghĩa xã hội khoa học (hay chủ nghĩa Mác - Lênin) là một bộ phận

tư tưởng - lý luận thuộc tư tưởng xã hội chủ nghĩa và nền văn minh nhân loại,

là sự kế thừa và phát triển kho tàng tư tưởng văn minh nhân loại

Chủ nghĩa xã hội khoa học thường được hiểu theo hai nghĩa:

+ Theo nghĩa rộng:

Chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, luận giải trên cácgóc độ triết học, kinh tế và chính trị xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã

Trang 3

hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản.

Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu ở đây theo nghĩa hẹp, với tưcách là một bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin

- Vị trí của chủ nghĩa xã hội khoa học trong chủ nghĩa Mác - Lênin:+ Chủ nghĩa xã hội khoa học là thành quả nhất quán về lôgíc với triếthọc và kinh tế chính trị học Mác - Lênin

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học vừa dựa trên cơ sở triết học và kinh tếchính trị học Mác - Lênin, vừa bổ sung, làm cho các bộ phận ấy và cả chủnghĩa Mác - Lênin thực sự trở thành một học thuyết cách mạng triệt để, khoahọc, cân đối và hoàn bị, không chỉ nhận thức thế giới một cách đúng đắn màcòn cải tạo thế giới theo nhưng quy luật khách quan

+ Nếu triết học, kinh tế chính trị học luận chứng tính tất yếu và nhữngnguyên nhân sâu xa, khách quan về sự ra đời của chủ nghĩa xã hội thì việcluận giải sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải đượcthực hiện như thế nào, đặc biệt là do giai cấp nào đảm nhiệm vai trò chủ đạo

là nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học

Đánh giá vai trò của chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I.Lênin chỉ ra: “điểmchủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thếgiới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác Lênin, thể hiện sâu sắc tính chính trị - thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin

Trang 4

-Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

Mỗi môn khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng của mình, chủnghĩa xã hội khoa học cũng có đối tượng nghiên cứu riêng

- Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học (tổng quát): Chủnghĩa xã hội khoa học là khoa học nghiên cứu các quy luật chính trị - xã hộicủa quá trình phát sinh, hình thành và phát triển lên hình thái kinh tế - xã hộicộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những conđường và hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp côngnhân để thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân;

Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản;

Cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản;

Liên minh giai cấp

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học đi sâu nghiên cứu các quan hệ, các quyluật chính trị - xã hội trong quá trình từng bước vượt qua chủ nghĩa tư bản,tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩacộng sản

Vấn đề dân tộc,

Vấn đề tôn giáo,

Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa,

Trang 5

Xây dựng gia đình mới,

Xây dựng nền văn hoá mới

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu con đường, cách thức biệnpháp để thiết hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; vai trò của giaicấp công nhân trong quá trình vận dụng những quy luật khách quan để thựchiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng con người, xã hội

và giai cấp khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công

Nói chung, chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu sự chuyển biến tấtyếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản dưới góc độ chính trị-xã hội

- Phân biệt giữa đối tượng nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học vớiđối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị học Mác -Lênin:

+ Giống nhau: đều là bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác-Lênin

+ Khác nhau: mỗi môn học có đối tượng, phạm vi, nội dung, nhiệm vụnghiên cứu riêng

Triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật chung nhất của sựphát triển xã hội Kinh tế chính trị học Mác - Lênin luận chứng tính tất yếu vànhững nguyên nhân sâu xa, khách quan về kinh tế dẫn đến ra đời của chủnghĩa xã hội Việc luận giải sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa

xã hội dưới góc độ chính trị - xã hội là nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu củachủ nghĩa xã hội khoa học

Câu 3: Chức năng, nhiệm vụ và phương pháp của chủ nghĩa xã hội khoa học như thế nào?

Chủ nghĩa xã hội khoa học là môn học có chức năng nhiệm vụ vàphương pháp riêng

- Chức năng của chủ nghĩa xã hội khoa học là:

Trang 6

Chủ nghĩa xã hội khoa học là học thuyết hướng dẫn giai cấp công nhânthực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong ba thời kỳ: đấu tranh lật đổ áchthống trị của giai cấp tư sản, giành chính quyền; thiết lập chuyên chính vôsản, triển khai sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xãhội; phát triển chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

Thể hiện ở các chức năng cơ bản:

+ Chức năng nhận thức: Chủ nghĩa xã hội khoa học trang bị những trithức khoa học, hệ thống lý luận chính trị - xã hội của quá trình chuyển biến từchủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; trên cơ sở đóđịnh hướng chính trị tư tưởng theo lập trường, tư tưởng của giai cấp côngnhân

+ Chức năng thế giới quan, phương pháp luận: Trên cơ sở trang bị kiếnthức, cung cấp phương pháp luận khoa học trong cuộc đấu tranh cách mạngcủa giai cấp công nhân và nhân dân lao động,

+ Chức năng giáo dục: Chủ nghĩa xã hội khoa học giáo dục lập trường,

tư tưởng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giáo dục, bồi dưỡng mục tiêu,

lý tưởng cách mạng

Nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học là:

+ Luận chứng một cách khoa học tính tất yếu về mặt lịch sử, sự sụp đổcủa chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội gắn với sứ mệnh lịch

sử thế giới của giai cấp công nhân, địa vị, vai trò của quần chúng lao động dogiai cấp công nhân lãnh đạo trong cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ chủnghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản;

+ Luận giải một cách khoa học về phương hướng và các nguyên tắcchủ yếu của chiến lược và sách lược của giai cấp công nhân và đảng tiềnphong của nó trong các giai đoạn đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản;

+ Luận giải con đường và các hình thức đấu tranh của giai cấp côngnhân và của cách mạng xã hội chủ nghĩa;

Trang 7

+ Làm rõ những tiền đề và điều kiện cải tạo xã hội chủ nghĩa và xâydựng chủ nghĩa xã hội;

+ Làm rõ những quy luật, bước đi và các hình thức, phương pháp củaviệc tổ chức xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa; về các mối quan hệ giữacác phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ, phong trào xã hội chủnghĩa trong quá trình cách mạng thế giới;

+ Phê phán và ngăn chặn những trào lưu tư tưởng chống cộng vàchống chủ nghĩa xã hội, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin,Chủ nghĩa xã hội khoa học và những thành quả cách mạng

Tóm lại, "thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, đó là sứ mệnh lịch

sử của giai cấp vô sản hiện đại Nghiên cứu những điều kiện lịch sử và do đó,nghiên cứa chính ngay bản chất của sự biến đổi ấy và bằng cách ấy làm chogiai cấp hiện nay đang bị áp bức và có sứ mệnh hoàn thành sự nghiệp ấyhiểu rõ được những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ - đó lànhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học, sự thể hiện về mặt lý luận củaphong trào vô sản"

- Phương pháp của Chủ nghĩa xã hội khoa học là:

+ Dựa vào phương pháp luận chung của triết học mác xít là chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để luận giải quá trình hìnhthành, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, những quyluật chính trị - xã hội của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội;

Đồng thời, sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác như:

+ Phương pháp kết hợp lịch sử - lôgíc là phương pháp có tính chất điểnhình;

+ Kế thừa một cách đúng đắn những giá trị của quá khứ, tiếp thu cóchọn lọc những giá trị thời đại là phương pháp quan trọng của chủ nghĩa xãhội khoa học;

Trang 8

+ Kết hợp sử dụng các phương pháp cụ thể để nghiên cứu xã hội, đặcbiệt là phát hiện và tổng kết những vấn đề chính trị - thực tiễn, góp phần pháttriển lý luận.

Các phương pháp được kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trìnhnghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu 4: Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học?

Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn tolớn:

Tóm lại, về mặt lý luận, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học khôngchỉ để nhận thức, giải thích thế giới mà còn nhằm cải tạo thế giới

- Về mặt tự tưởng

+ Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp thấy được tính chất khoahọc và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, chủ nghĩa xã hộikhoa học nói riêng;

+ Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta có cơ sởkhoa học tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, vào sứ mệnh lịch sửthế giới của giai cấp công nhân, những khát vọng tốt đẹp của nhân loại;

+ Giúp chúng ta có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng,không hoang mang, dao động, hoài nghi trước những biến cố của lịch sử,

Trang 9

vững tin ở tương lai xã hội chủ nghĩa, thấy rõ thêm bản chất và âm mưu pháhoại của những kẻ phản bội, cơ hội và các thế lực phản động, thù địch;

+ Giúp chúng ta có cơ sở và khẳng định tính tất yếu thắng lợi của conđường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản ViệtNam và nhân dân ta đã lựa chọn, vững tin vào công cuộc đổi mới đất nước,xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Về mặt thực tiễn:

+ Nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học là vấn

đề rất quan trọng của Việt Nam trong công cuộc đổi mới

+ Là cơ sở lý luận trực tiếp giúp cho Đảng xác định mục tiêu, đường lốichiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới;

+ Nghiên cứu tạo cơ sở bản lĩnh vững vàng để tránh những sai lầmtrong xây dựng đường lối, chính sách và chỉ đạo thực tiễn sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

+ Tạo cơ sở khoa học để đấu tranh phê phán và chống các quan điểmsai trái, thù địch; củng cố trận địa tư tưởng vô sản

- Ý nghĩa về mặt lý luận, tư tưởng và thực tiễn quan hệ chặt chẽ vớinhau trong quá trình nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu 5: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là gì?

- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một khái niệm dùng chỉ trào lưu tưtưởng - văn hoá xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa xã hội tồn tại dưới nhiều dạng, tiêu biểu là chủ nghĩa xã hộikhông tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thường phản ánh các nội dung cơ bản sauđây:

+ Phản ánh sự phản kháng của nhân dân lao động, những người bị ápbức, bóc lột chống lại giai cấp thống trị bóc lột nhằm xoá bỏ triệt để tình trạng

áp bức, bóc lột, bất công và sự phân hoá giàu nghèo;

Trang 10

+ Phản ánh những ước mơ, nguyện vọng của chính nhân dân lao động,cùng những dự báo về một xã hội tốt đẹp hơn, công bằng và bình đẳng, vềcuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc được thực hiện bằng những cuộc cảicách, đấu tranh giai cấp hay những cuộc cách mạng xã hội;

+ Phản ánh những mô hình về xã hội tốt đẹp, công bằng, bình đẳng,văn minh trong tương lai, cùng những con đường, cách thức và bước đi đểthực hiện chúng

- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một trào lưu tư tưởng tiến bộ của tưtưởng xã hội loài người

- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại và phát triển trong nhữngđiều kiện lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị nhất định

Câu 6: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại trong những điều kiện lịch sử nào?

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời tồn tại trong những điều kiện lịch sửnhất định:

+ Vào thời kỳ sơ khai của chế độ chiếm hữu nô lệ, khi những ngườidân lao động bị đè nén, áp bức nhiều hơn, bị tước mất những "quyền" mà cácthị tộc, bộ lạc nguyên thuỷ trước đó dành cho, nên đã đòi lại bằng những cuộcđấu tranh giữa nô lệ và chủ nô và xuất hiện những ước mơ về một xã hộicông bằng dân chủ, ví như thời đại hoàng kim nguyên thủy - đã tạo điều kiệnnảy sinh những tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa đầu tiên;

+ Các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa chỉ thực sự xuất hiện từ khi xãhội xuất hiện chế độ tư hữu, có sự phân chia giai cấp, đối kháng giai cấp vànhà nước xuất hiện để bảo hộ cho tình trạng người bóc lột người;

+ Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã, đang và sẽ tồn tại, phát triểntrong điều kiện lịch sử xã hội loài người còn chế độ tư hữu, phân chia giaicấp, đấu tranh giai cấp, còn nhà nước cùng sự bảo hộ cho tình trạng áp bức,bóc lột và nó chỉ mất đi khi xã hội không còn những tình trạng đó

Trang 11

- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa hình thành, tồn tại, phát triển qua các thời

kỳ lịch sử

+ Thời cổ đại:

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa biểu hiện dưới nhiều hình thức, thông quacác phong trào đấu tranh của nô lệ với chủ nô Từ những tư tưởng, ước mơ,hoài bão, lý tưởng sơ khai, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện thànhvăn, bằng những huyền thoại hoài cổ, thánh kinh vô vọng

+ Thời trung đại:

Thông qua phong trào đấu tranh của nông dân và nông nô, chống cácthế lực phong kiến, quý tộc và tôn giáo, tư tưởng xã hội chủ nghĩa xuất hiệntrong các phong trào dị giáo Tư tưởng xã hội chủ nghĩa nương tựa dưới sắc

cờ tôn giáo, thần học, mang tính chất cách mạng rõ hơn, nhưng vẫn chưa thể

đi đến thắng lợi

+ Thời cận đại:

Những tiền đề vật chất về một nền công nghiệp cơ khí mà khởi đầu làcông trường thủ công, cùng sự phân hoá lợi ích, phân hoá xã hội đã đẩy tớinhững cuộc đấu tranh giữa tầng lớp tư sản với các tầng lớp tiền thân của giaicấp vô sản, tạo cơ sở cho những tư tưởng xã hội chủ nghĩa mang quan điểmduy lý, không tưởng Những tư tưởng đó được thể hiện dưới dạng văn học(của T.Morơ, Cămpnenla), dưới dạng lý luận (Cương lĩnh hành động củaG.Ba bớp) với những mô hình rõ ràng về một xã hội cộng sản lý tưởng trongtương lai;

Cuối thế kỷ thứ XVIII đến những thập niên đầu thế kỷ XIX, ở nướcPháp và nước Anh liên tiếp diễn ra những biến động về chính trị, đấu tranhgiai cấp gay gắt giữa các thế lực phong kiến, tư sản, tự do, dân chủ cáchmạng Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản chiến thắng nhưng chưa hoàn toànthắng lợi về mặt chính trị; là thời kỳ các lực lượng tiền thân của giai cấp vôsản bắt đầu thức tỉnh về sứ mệnh lịch sử của mình, tự tách ra từ khối quầnchúng nghèo khổ; là thời kỳ giai cấp tư sản và giai cấp vô sản hiện đại ra đời

Trang 12

gắn liền với đại công nghiệp đã tạo điều kiện cho những học thuyết xã hội chủnghĩa không tưởng có tính chất phê phán ra đời Các đại biểu tiêu biểu cho

hệ tư tưởng đó thời này như: Xanh Xi mông, Phuriê (Pháp) và ôoen (Anh);

Giữa thế kỷ thứ XIX, với tiền đề tư tưởng lý luận của chủ nghĩa xã hộikhông tưởng phê phán Pháp, triết học Đức và kinh tế chính trị Anh, cùng cáctiền đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khác đã chín muồi tạo điều kiện choC.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủnghĩa xã hội khoa học với tính cách là một học thuyết cách mạng của giai cấp

vô sản; Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã tiếp tục phát triển và bảo

vệ lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và hiện thực hoá nó thành chủ nghĩa xãhội hiện thực bằng việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thếgiới - nhà nước Xô viết (năm 1917)

+ Ngày nay:

Chủ nghĩa xã hội khoa học không ngừng được bảo vệ, bổ sung và pháttriển, được các chính Đảng Cộng sản, các nhà nước đi theo con đường xãhội chủ nghĩa (trong đó có Việt Nam) và các nhà nước có khuynh hướng đilên chủ nghĩa xã hội hiện thực hoá những nguyên lý của nó trong đời sốngcủa nhân loại, nhằm hướng tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản trên toàn thế giới

Câu 7: Giá trị lịch sử và những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

- Khái niệm chủ nghĩa xã hội không tưởng?

Đó là những lý luận, học thuyết biểu hiện dưới dạng chưa chín muồinguyện vọng của quần chúng mong muốn xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột, tìnhtrạng bất công trong xã hội, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, khôngcòn tình trạng bóc lột và bất công, quan hệ người với người thân ái, tương trợđoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, Đó là những nguyện vọng tốt đẹp, nhưng không

Trang 13

xuất phát từ điều kiện khách quan, mà từ chủ quan, vì thế không thực hiệnđược và trở thành không tưởng.

- Giá trị lịch sử:

+ Nhìn chung, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đều thểhiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, vượt qua những giá trị nhân đạo chủnghĩa tư sản, vượt khỏi khuôn khổ hệ tư tưởng tư sản hướng tới con người,

vì nhân dân lao động;

+ Với những mức độ khác nhau, các nhà không tưởng đều mang tinhthần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủnghĩa đương thời;

+ Nhiều nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã thể hiện tinh thần "xảthân" vì chính nghĩa, chân lý và tiến bộ xã hội, đã cổ vũ tinh thần đấu tranhcủa nhân dân lao động, khẳng định tính chất cách mạng của những tư tưởngtiến bộ của con người, dù còn manh nha dưới dạng văn học, tư tưởng, lýthuyết hay học thuyết thiếu cơ sở thực tiễn;

+ Làm tiền đề lý luận trực tiếp cho C.Mác phát triển những tư tưởngcủa chủ nghĩa xã hội không tưởng thành khoa học

Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đầu thế kỷ thứ XIX đã để lạinhiều quan điểm tư tưởng đặc sắc về quá trình phát triển của lịch sử, những

dự báo thiên tài về tương lai, làm tiền đề lý luận trực tiếp cho C.Mác phát triểnnhững tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng thành khoa học

- Những hạn chế:

+ Những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng chưa thoát khỏi nhữngquan niệm duy tâm về lịch sử Đối với họ, chủ nghĩa xã hội được quan niệmnhư là biểu hiện của lý tính, của chân lý, chính nghĩa tuyệt đối có sẵn ở đâu

đó chỉ cần những thiên tài phát hiện và dựa vào đó thuyết phục mọi ngườithực hiện là có thể thành công

Trang 14

+ Hầu hết những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng có khuynh hướng

ôn hoà để cải tạo xã hội bằng các thuyết giáo, cải cách pháp luật, thựcnghiệm xã hội, thậm chí bằng nêu gương hay kêu gọi lòng "từ tâm" củanhững kẻ giàu có về vật chất, chấp chính về quyền lực Một số lại thể hiệnnhiệt tình cách mạng quá mức trong những điều kiện lịch sử chưa chín muồi,bằng hành động khởi nghĩa, mà thiếu sự chuẩn bị đầy đủ một cách tự giác về

tư tưởng và lực lượng cho quần chúng cách mạng, nên những tư tưởng cáchmạng chỉ dừng lại ở những ước nguyện mà thôi;

+ Không tìm ra được bản chất thực sự của sự áp bức, bất công, khôngxác định được con đường, biện pháp khoa học đúng đắn để xoá bỏ áp bứcbất công để xây dựng xã hội mới tốt đẹp;

+ Không tìm ra được lực lượng xã hội để có thể thực hiện việc xoá bỏ

áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới

Nói đến những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng, đúng nhưV.I.Lênin đã nhận định, nó không thể vạch ra được một lối thoát thực sự nókhông giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê trong chế độ tưbản, cũng không phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ tưbản và cũng không tìm thấy lực lượng xã hội có khả năng trở thành ngườisáng tạo xã hội mới

- Nguyên nhân:

+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời trong điều kiện phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển chưa chín muồi Nền công nghiệp hiệnđại mới chỉ phát triển ở nước Anh Mâu thuẫn giai cấp giữa vô sản và tư sảnthưa thật sâu sắc và chín muồi

+ Trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội như vậy, lý luận về chủ nghĩa

xã hội, chủ nghĩa cộng sản của họ tất yếu cũng chưa chín muồi Điểm mấuchốt là họ không nhìn thấy ở giai cấp vô sản tính chất triệt để cách mạng vàvai trò thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới của nó

Trang 15

Do hoàn cảnh lịch sử chi phối, ngày nay chúng ta không thể đòi hỏiđược ở họ nhiều hơn Lịch sử đã ghi nhận họ là những nhà tư tưởng lớn thểhiện những ước vọng tốt đẹp của nhân loại.

Câu 8: Những điều kiện kinh tế, xã hội, tiền đề văn hoá và tư tưởng cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?

Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ những điều kiện kinh tế, xã hội,tiền đề văn hoá và tư tưởng nhất định

Giữa những năm 40 thế kỷ XIX, ở châu âu đã xuất hiện những tiền đềkhách quan cho C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập nên chủ nghĩa xã hội khoahọc

- Về điều kiện kinh tế xã hội

+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở nước Anh đã hoànthành về cơ bản, thúc đẩy phương thức sản xuất và trao đổi tư bản chủ nghĩaphát triển mạnh lan rộng sang nhiều nước ở châu âu Từ đó mâu thuẫn giữalực lượng sản xuất mang tính chất xã hội và quan hệ sản xuất dựa trên chế

độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã trở nên gaygắt

+ Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng trở thànhhai giai cấp cơ bản, vừa nương tựa cùng tồn tại, vừa mâu thuẫn đối kháng,đấu tranh quyết liệt với nhau về mặt lợi ích

+ Giai cấp công nhân đã có sự trưởng thành về chất lượng, do đã trảiqua nhiều bước phát triển, từ đấu tranh tự phát, thiếu ý thức chính trị đã dầnchuyển sang tự giác có tổ chức và xác định mục đích đánh đổ giai cấp tư sản,giành chính quyền, lãnh đạo, tổ thức xây dựng chủ nghĩa cộng sản;

Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của công nhân:

Cuộc đấu tranh của công nhân ở Lyông (Pháp 1831)

Cuộc đấu tranh của công nhân Xilêdi (Đức, 1844)

Trang 16

Phong trào Hiến chương (Anh, 1835-1848).

Đó là những cơ sở kinh tế, xã hội khách quan dẫn đến sự ra đời củachủ nghĩa xã hội khoa học, thay thế cho các trào lưu lỗi thời khác không cókhả năng đáp ứng những yêu cầu chính trị cấp bách của cuộc đấu tranh giaicấp của giai cấp công nhân

- Những tiền đề văn hoá và tư tưởng

Đầu thế kỷ thứ XIX, loài người đã đạt được nhiều thành tựu khoa họclớn trên các lĩnh vực, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

+ Lĩnh vực khoa học tự nhiên, tiêu biểu là ba phát minh: Định luật bảotoàn và chuyển hoá năng lượng; Học thuyết về tế bào và học thuyết tiến hoácủa Đácuyn

+ Lĩnh vực tư tưởng bêu biểu là:

Triết học cổ điển Đức; kinh tế chính trị học cổ điển Anh; các học thuyết

xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa không tưởng phê phán Pháp

Không hề đánh giá thấp những di sản trí tuệ đó, những người sáng lập

ra chủ nghĩa xã hội khoa học là C.Mác và Ph.Ăngghen đã xem đó là nhữngtiền đề tư tưởng cho học thuyết của mình Trên mảnh đất hiện thực và nhữngtiền đề ấy, bằng việc cho ra đời tác phẩm nổi tiếng thuyên ngôn của ĐảngCộng sảnh C.Mác và Ph.Ăngghen đã công khai tuyên bố với toàn thế giới hệ

tư tưởng mới của giai cấp vô sản ra đời - chủ nghĩa xã hội khoa học

- Vấn đề rút ra:

+ Nghiên cứu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học bao giờcũng phải dựa trên cơ sở hiện thực khách quan, phải căn cứ vào những điềukiện kinh tế, xã hội, tiền đề văn hoá và tư tưởng nhất định trong những thời kỳlịch sử cụ thể;

+ Tránh chủ quản, duy ý chí, siêu hình, dập khuôn máy móc

Trang 17

Câu 9: Vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học?

- Sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả nghiên cứu lý luậngắn liền với hoạt động thực tiễn của C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen(1828-1895) từ những năm 40 của thế kỷ XIX Vai trò của hai ông trong việcsáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học thể lên trên hai vấn đề lớn:

+ Kế thừa, vận dụng và phát triển những quan điểm duy vật của triếthọc Hy Lạp cổ đại, phương pháp biện chứng của triết học cổ điển Đức vàoviệc nghiên cứu đời sống xã hội mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ranhững quy luật vận động của lịch sử, quy luật về sự chuyển biến của các hìnhthái kinh tế - xã hội để sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử

+ Tiếp tục vận dụng những quan điểm duy vật về lịch sử, kết hợpnhững yếu tố hợp lý của học thuyết kinh tế cổ điển Anh vào nghiên cứuphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách toàn diện và mang tính phêphán triệt để, hai ông đã sáng lập ra học thuyết về giá trị thặng dư

Đó là hai phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen: Nhờ hai phát kiến

đó, chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học Phát hiện và làmsáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phát kiến vĩ đại thứ ba củaC.Mác và Ph.Ăngghen

- Trong thời gian 1842 đến 1848 C.Mác và Ph.Ăngghen đã đầu tưnhiều công sức vào nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản một ích toàn diện, từkinh tế, chính trị, xã hội đến đạo đức, văn hoá

Cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng, vạch ra những phạm trù, nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học Tiêu biểu là tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sảnh" đã đánh dấu mốc lịch sử, sự hình thành về

cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học Nó được thừa nhận là cương lĩnhchính trị đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

- Từ năm 1848 về sau, C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục bổ sung, pháttriển lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học đồng thời vận dụng vào phong tràođấu tranh của giai cấp công nhân

Trang 18

C Mác và Ph.Ăngghen là những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hộikhoa học; làm sáng tỏ vai trò lịch sử của giai cấp công nhân; vạch ra mụctiêu, con đường, giải pháp cho giai cấp công nhân đấu tranh thực hiện sứmệnh lịch sử thế giới của mình.

Câu 10: Chủ nghĩa xã hội khoa học đã phát triển qua các giai đoạn nào? Nội dung cơ bản trong các giai đoạn đó là gì?

Chủ nghĩa xã hội khoa học đã phát triển qua các giai đoạn với các nộidung cơ bản là:

- Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển (1848-1895): Sau "Tuyênngôn của Đảng cộng sản" hai ông tiếp tục phát triển thêm các nội dung:

+ Giai cấp công nhân cần phải "đập tan" bộ máy nhà nước quan liêucủa giai cấp tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản đó là công cụ chủ yếu đểxây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Thực hiện liên minh công nông làm nòng cốt cho lực lượng cáchmạng

+ Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, tính chất giai cấp và mục đíchchính trị của các cuộc chiến tranh

+ Nhà nước chuyên chính vô sản và thời kỳ quá độ Thích ứng với

"Thời kỳ cải biến cách mạng, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản làmười kỳ quá độ về chính trị trong đó nhà nước không phải là gì khác ngoài

"chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản"

+ Củng cố hệ thống quan niệm duy vật về lịch sử, hình thành hệ thống

lý luận kinh tế học vô sản; chỉ ra quy luật hình thành, tồn tại, phát triển và tấtyếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản, sự thay thế bằng chủ nghĩa xã hội là tấtyếu khách quan

Trang 19

+ Khẳng định rõ thêm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lựclượng xã hội mang tính quyết định lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chủnghĩa xã hội.

- Giai đoạn V.I Lênin bảo vệ, bổ sung, phát triển:

Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, V.I.Lênin đã bổ sung,phát triển chủ nghĩa Mác trên những vấn đề chủ yếu sau đây:

+ Bổ sung và xây dựng một hệ thống nguyên tắc về đảng mác xít kiểumới của giai cấp công nhân

+ Kế thừa và khẳng định cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể nổ ra vàthành công ở một số ít nước, thậm chí ở một nước

+ Kế thừa tư tưởng cách mạng không ngừng, trong điều kiện lịch sử cụthể của nước Nga, V.I.Lênin đã chủ trương làm cách mạng dân chủ tư sảnkiểu mới rồi chuyển sang làm ngay cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Bổ sung, phát triển và làm rõ thêm nguyên lý và mối tương quan giữachuyên chính vô sản và dân chủ vô sản trong hệ thống chính trị xã hội chủnghĩa

+ Luận giải rõ thêm về thời kỳ quá độ chính trị từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội

+ Nêu lên ba nguyên tắc cơ bản về quyền của các dân tộc trong cácmối quan hệ quốc tế và xây dựng nguyên lý: Vô sản tất cả các nước và cácdân tộc bị áp bức đoàn kết lại

+ Xác lập chính sách kinh tế mới; định ra các nguyên tắc, nguyên lý vềxây dựng và củng cố bộ máy chính quyền nhà nước, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, chống quan liêu, tham ô, lãng phí

+ Bổ sung, phát triển lý luận bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ tổquốc xã hội chủ nghĩa; xây dựng quân đội kiểu mới

- Giai đoạn các danh đảng cộng sản vận dụng, bổ sung, phát triển:

Trang 20

Sau khi V.I.Lênin từ trần, đời sống chính trị quốc tế đã chứng kiếnnhiều chuyển biến có lợi và bất lợi cho chủ nghĩa xã hội khoa học Tuy nhiên,với sự kiên định của các chính Đảng Cộng sản, chủ nghĩa xã hội khoa học đãkhông ngừng được bổ sung, phát triển trong những điều kiện lịch sử mới, thểhiện đúng là một học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Tháng 11 năm 1957, Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và côngnhân tại Mátxcơva đã thông qua chín quy luật chung của công cuộc cải tạo vàxây dựng chủ nghĩa xã hội Đặc biệt Hội nghị đại biểu 81 Đảng Cộng sản vàcông nhân công tại Mátxcơva đã phân tích nội dung và nêu lên đặc điểm củathời đại; nêu lên những vấn đề đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới, chống mọinguy cơ chiến tranh; nêu lên những vấn để cấp thiết xây dựng cơ sở vật chất,xây dựng mức sản xuất cao trên nếu kỹ thuật tiên tiến

+ Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX do tácđộng tiêu cực, phức tạp từ bên trong và bên ngoài, những mô hình chủ nghĩa

xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông âu lần lượt sụp đổ Chủ nghĩa Mác Lênin nói chung, chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng đứng trước nhiều thửthách nghiêm trọng Song, với sức sống của một học thuyết khoa học và cáchmạng, chủ nghĩa xã hội khoa học không ngừng được bổ sung, phát triển, thểhiện sức sống mới trên những mảnh đất hiện thực ở nhiều nước xã hội chủnghĩa, nhất là ở Việt Nam

-Sau 20 năm đổi mới (1986-2006), Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Xcủa Đảng ta đã nhận định: "Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đilên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận vềcông cuộc đổi mới, về xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã hình thành trên nhữngnét cơ bản"

- Vấn đề rút ra:

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học là học thuyết cách mạng và khoa học củagiai cấp công nhân, nó luôn song hành cùng với sự vận động và phát triểncủa cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân

Trang 21

+ Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học vàođiều kiện lịch sử cụ thể là nguyên tắc, yêu cầu tất yếu bảo đảm sự thắng lợicủa cách mạng xã hội chủ nghĩa trong tất cả các giai đoạn, đòi hỏi các ĐảngCộng sản phải nhận thức và thực hiện đúng đắn, sáng tạo.

Câu 11: Giai cấp công nhân là gì, có những thuộc tính cơ bản nào? Những biểu hiện mới của giai cấp công nhân ở các nước tư bản hiện nay là gì?

- Giai cấp công nhân

+ C.Mác và Ph.Ăngghen dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giaicấp công nhân: Giai cấp vô sản, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vôsản hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp

Những khái niệm đồng nghĩa đó đều xác định: Giai cấp công nhân làcon đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đại biểu cho lực lượng sảnxuất tiên tiến và phương thức sản xuất hiện đại Những thuộc tính cơ bản củagiai cấp công nhân:

+ Giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếpvận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại

và xã hội hoá cao C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: "Các giai cấp khác đều suytàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, còn giai cấp

vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp"

+ Giai cấp công nhân là những người lao động không có tư liệu sảnxuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trịthặng dư

- Những biểu hiện mới của giai cấp công nhân ở các nước tư bản hiệnnay

Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản bộ mặt của giai cấpcông nhân hiện đại có nhiều thay đổi hơn trước:

Trang 22

Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi tolớn, xu hướng "trí thức hoá công nhân" ngày càng tăng, phần đông họ khôngcòn là những người vô sản trần trụi với hai bàn tay trắng; đa phần làm thuêtrong những ngành khác nhau của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, tựđộng hoá ngày càng cao

+ Mặc dù có những biểu hiện mới, phát triển hơn trước, nhưng bảnchất của giai cấp công nhân vẫn không hề thay đổi theo hai thuộc tính (tiêuchí) như Mác đã chỉ ra

+ Chính vì vậy, giai cấp công nhân vẫn là giai cấp đại diện cho phươngthức sản xuất tiên tiến, quyết định sự thay đổi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,cùng với giai cấp công nhân ở các nước xã hội chủ nghĩa có sứ mệnh lãnhđạo và tổ chức nhân dân lao động tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xâydựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Câu 12: Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì?

Điểm chủ yếu trong học thuyết của C.Mác là làm sáng rõ vai trò lịch sửthế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội chủ nghĩa Giai cấpcông nhân là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định

sự thay đổi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, cùng với giai cấp công nhân ở cácnước xã hội chủ nghĩa có sứ mệnh lãnh đạo và tổ chức nhân dân lao độngtiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện trên hai nội dung cụthể sau:

+ Xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người.+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, không có áp bức,bóc lột

Trang 23

- Hai nội dung trên quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện.

Nó thể hiện sự nghiệp vĩ đại của giai cấp công nhân là giải phóng giai cấp dântộc, giải phóng con người và giải phóng nhân loại

- Việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở các nướckhác nhau có sự khác nhau

Ở Các nước như nước ta giai cấp công nhân phải:

+ Trước hết phải làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; phảilãnh đạo cuộc cách mạng đó thông qua đội tiền phong của mình, giành chínhquyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân

+ Lãnh đạo nhân dân lao động làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, xâydựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa Xã hội không có người bóc lộtngười, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bất công

Câu 13: Những điều kiện khách quan nào quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Giai cấp công nhân có sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựngchủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới Sứ mệnhlịch sử vĩ đại đó của giai cấp công nhân được quy định bởi những điều kiệnkhách quan nhất định

- Do địa vị kinh tể - xã hội của giai cấp công nhân

+ Giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiếnnhất dưới chủ nghĩa tư bản Họ là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sảnxuất tư bản chủ nghĩa Sau khi giành chính quyền, họ là đại biểu cho sự tiếnhoá của lịch sử, lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng một xãhội với phương thức sản xuất cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa;

+ Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại,được tôi luyện, đoàn kết, có tổ chức lực lượng xã hội hùng mạnh Bị bóc lột

Trang 24

nặng nề, có lợi ích cơ bản đối kháng với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sảnnên họ có tinh thần đấu tranh triệt để chống chế độ áp bức, bóc lột tư bản.

- Do đặc điểm chính trị, xã hội của giai cấp công nhân:

+ Là giai cấp tiên tiến nhất Đại diện cho phương thức sản xuất tiêntiến, nên giai cấp công nhân có khả năng lãnh đạo các giai cấp khác đứng lênđấu tranh xoá bỏ phương thức sản xuất tư bản lạc hậu, lỗi thời, xây dựngphương thức sản xuất tiên tiến mà họ đại điện, phương thức sản xuất cộngsản chủ nghĩa

+ Là giai cấp có hệ tư tưởng độc lập, được vũ trang bởi hệ tư tưởngmác xít, được chính Đảng Cộng sản lãnh đạo;

+ Là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao nhất, đoàn kết rộng rãi cácgiai tầng trong xã hội, luôn được tôi luyện trong lao động công nghiệp hiện đại

và đấu tranh cách mạng;

+ Là giai cấp có tinh thần cách mạng nhất;

+ Là giai cấp có bản chất quốc tế vô sản sâu sắc

- Do những mâu thuẫn khách quan sẵn có trong lòng chủ nghĩa tư bản:+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hoá cao với chế độ chiếmhữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất

+ Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản

Trang 25

+ Dù chủ nghĩa tư bản có khả năng thích ứng, phát triển đến đâu: cácthế lực phản động, thù địch có xuyên tạc, bóp méo như thế nào thì nhữngđiều kiện khách quan đó vẫn tồn tại và nó mặc nhiên quy định sứ mệnh lịch

sử thế giới của giai cấp công nhân Sứ mệnh đó không hề thay đổi

Câu 14: Những nhân tố chủ quan cơ bản nào để giai cấp công

nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình?

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là tất yếu khách quan Song,cũng như những quy luật xã hội khác nó chỉ diễn ra khi có những tác độngchủ quan của con người

Cụ thể ở đây là sự tác động biện chứng của cả 3 nhân tố:

- Bản thân giai cấp công nhân phải có tư trưởng thành, đủ mạnh Giaicấp công nhân phải có sự trưởng thành, đủ mạnh cả về số lượng và chấtlượng ngay trong quá trình sản xuất của nền đại công nghiệp không ngừnghiện đại và trong mọi quá trình hoạt động chính trị, xã hội

Cụ thể như: phải có trình độ văn hoá, khoa học công nghệ tiên tiến trình

độ tay nghề ngày càng cao; phải là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của

xã hội có năng suất, chất lượng và hiệu quả; có đời sống vật chất và tinh thầntiêu biểu trong xã hội; có ý thức giác ngộ về hệ tư tưởng tiên tiến nhất củathời đại - chủ nghĩa Mác - Lênin, có lập trường giai cấp vững vàng; có chínhĐảng Cộng sản và công đoàn thực sự của mình lãnh đạo, chỉ đạo; có tinhthần kiên quyết chống mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại phong trào công nhâncủa các thế lực thù địch Đây là nhân tố nội sinh, quy định sứ mệnh của giaicấp công nhân

Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Đảng phải tự thực sự trong sạchvững mạnh

Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo vàđại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Đây là nhân tốchủ quan hàng đầu, quyết định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Do

Trang 26

vậy, giai cấp công nhân phải luôn có ý thức xây dựng Đảng vững mạnh vềchính trị, tư tưởng và tổ chức.

- Đoàn kết được mọi lực lương xã hội trong quá trình cách mạng

Giai cấp công nhân và chính Đảng Cộng sản vừa phải là nhân tố trungtâm vừa phải thực hiện được đoàn kết mọi lực lượng xã hội, trước hết làđoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế

Đấu tranh chống mọi tư tưởng, âm mưu và hành động chia rẽ đoàn kếtgiai cấp, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế Đây là nhân tố xã hội, nhân lênsức mạnh cho giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh của mình

Ba yếu tố trên tác động biện chứng lẫn nhau, bảo đảm điều kiện chogiai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình

Câu 15: Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Giai cấp công nhân muốn thực hiện sứ mệnh của mình phải có ĐảngCộng sản lãnh đạo Đó là nguyên lý, là tất yếu khách quan Một Đảng Cộngsản trung thành với sự nghiệp, lợi ích của giai cấp công nhân là yếu tố quyếtđịnh đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình

Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân được thể hiện trên những vấn đề sau:

+ Đảng Cộng sản là một bộ phận hữu cơ, nằm trong giai cấp côngnhân Đảng chẳng những là đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công

Trang 27

nhân mà còn đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của toàn thể nhân dân lao động vàdân tộc.

+ Đảng Cộng sản có khả năng đúc kết, nhận thức được các quy luậtvận động của xã hội trong lịch sử và tương lai; là người dẫn dắt giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và cả dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộccách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Đảng Cộng sản là lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu chiến đấu của giaicấp công nhân

Đảng lãnh đạo và tổ chức giai cấp công nhân, nhân dân lao động vượtqua mọi khó khăn, thách thức, đấu tranh giành thắng lợi này đến thắng lợikhác

Đảng lãnh đạo, tổ chức, giác ngộ công nhân, định ra đường lối, chiếnlược, sách lược đúng đắn, đoàn kết toàn dân tộc đấu tranh lật đổ chế độ tưbản, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Ví dụ:

Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trước năm 1930, tuy anh dũng,kiên cường, nhưng cuối cùng đều thất bại, vì chưa có sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản

Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đến nay, cách mạng ViệtNam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách mạng Tháng Tám thànhcông, kháng chiến chống xâm lược thắng lợi, giải phóng dân tộc và thống

Trang 28

nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, và ngày nay đang lãnhđạo nhân dân ta thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước thu được nhiều thànhtựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

- Bài học kinh nghiệm:

+ Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng;

+ Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị tưtưởng và tổ chức, ngang tầm với nhiệm vụ;

+ Phê phán mọi biểu hiện xem nhẹ, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng

Câu 16: Đặc điểm và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

- Bên cạnh việc có những đặc điểm cơ bản, chung nhất của giai cấpcông nhân quốc tế, do hoàn cảnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam cónhững đặc điểm riêng sau đây

+ Ra đời từ những công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ởnước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề

+ Có truyền thống lao động cần cù, yêu nước, có cơ sở xã hội rộng rãi,gắn bó chặt chẽ với nhân dân lao động, trước hết là với nông dân;

+ Sớm được chính đảng tiền phong của mình là Đảng Cộng sản ViệtNam và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc giác ngộ chủ nghĩa Mác Lênin, giáo dục lòngyêu nước, tổ chức, tôi luyện trong đấu tranh cách mạng

Trang 29

+ Được nhân dân lao động, xã hội thừa nhận là giai cấp cách mạng,lãnh đạo xã hội, đất nước và dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ "Qua hơn 20 năm đổi mới, giai cấp công nhân nước ta đã tăng nhanh

về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đang tiếp tụcphát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong làĐảng Cộng sản Việt Nam"

- Thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam cónhững vai trò:

+ Lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn thành sự nghiệp cách mạng dântộc dân chủ nhân dân, giành và thiết lập chính quyền của giai cấp công nhân

và nhân dân lao động; giành độc lập cho dân tộc

+ Lãnh đao nhân dân Việt Nam đánh đổ chế độ thực dân, đế quốc đấutranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước bước vào thời kỳquá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

+ Lãnh đạo nhân dân Việt Nam vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế

-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước vượt qua tình trạng kém phát triển,tiến vào thời kỳ phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủnghĩa, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp theo hướng hiện đại

+ Trong thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam: "là giai cấp lãnhđạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; đạidiện cho phương thức sản xuất tiến tiến, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh; là lực lượng nòng cốt trong liên minh công nhân, nông dân và độingũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng

Giai cấp công nhân Việt Nam chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử vàkhẳng định được vai trò của mình khi có một chính đảng tiên phong, có đủ

Trang 30

năng lực, trí tuệ, bản lĩnh và kinh nghiệm tổ chức và lãnh đạo Đảng cộng sảnViệt Nam cũng chỉ có thể thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình khi đứngvững trên lập trường giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy giai cấp công nhân Việt Nam làm cơ

sở vật chất, chính trị, xã hội của mình để củng cố và phát triển

Câu 17: Mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam đến năm

2020 mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá X xác định là gì?

- “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đangphát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởnglương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặcsản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp"

- Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh là vấn đề có tầmquan trọng đặc biệt trong quá trình cách mạng ở nước ta, nhất là trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

- Mục tiêu xây dưng giai cấp công nhân Việt Nam Hội nghị lần thứ sáuBan Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (tháng 1-2008) xác định mục tiêuxây dựng giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2020 lại:

+ Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bảnlĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội tiêu biểu cho tinhhoa văn hoá của dân tộc;

+ Nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tìnhhình thế giới và những biến đổi của tình hình đất nước; có tinh thần đoàn kếtdân tộc và hợp tác quốc tế,

+ Xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong

là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước;

Trang 31

+ Là nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân

và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng;

+ Phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu, đápứng được yêu cầu phát triển của đất nước;

+ Ngày càng được trí thức hoá, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoahọc - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; cótác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao; thích ứng nhanh với cơ chếthị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

Các mục tiêu quan hệ chặt chẽ với nhau, để xây dựng giai cấp côngnhân vững mạnh, thực sự là giai cấp lãnh đạo cách mạng, giai cấp tiên phong

và đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh

Câu 18: Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2020 mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá X xác định là gì?

- "Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đangphát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởnglương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặcsản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp" Đảng ta xác địnhmục tiêu phải xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp vàbản lĩnh chính trị vững vàng; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu chotinh hoa văn hoá của dân tộc, thực sự là giai cấp tiên phong, lãnh đạo cáchmạng Việt Nam

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (tháng1-2008) xác định:

- Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2020là:

Trang 32

+ Tiếp tục phát triển lý luận về giai cấp công nhân trong điều kiện pháttriển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế;

+ Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thứchoá giai cấp công nhân;

+ Quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp tinhthần dân tộc cho giai cấp công nhân;

+ Bổ sung, sửa chữa, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh hệthống chính sách, pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đángcủa công nhân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân gắn vớităng năng suất lao động;

+ Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, phát huy vai trò của côngđoàn trong xây dựng giai cấp công nhân, tăng cường sự lãnh đạo của cáccấp ủy đảng trong xây dựng giai cấp công nhân

Trong những năm tới cần tập trung:

+ Hình thành và triển khai thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp côngnhân lớn mạnh, gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội;

+ Giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách;

+ Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năngnghề nghiệp;

+ Tăng cường giáo dục, nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị,hiểu biết pháp luật, xây dựng tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, lốisống lành mạnh cho công nhân;

+ Tích cực phát triển đảng viên mới từ công nhân, xây dựng, phát triển

và nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp

Trang 33

Câu 19: Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì? Tính tất yếu ra đời của hình thái đó?

- Hình thái kinh tế - xã hội

Hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử,dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệsản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lựclượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trênnhững quan hệ sản xuất ấy

- Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một xã hội có quan hệ sảnxuất đặc trưng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với tínhchất xã hội hoá cao và trình độ phát triển tiên tiến, hiện đại của lực lượng sảnxuất và một kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩacộng sản;

+ Quan hệ sản xuất đặc trưng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sảnxuất phù hợp với tính chất xã hội hoá cao và trình độ phát triển tiên tiến, hiệnđại của lực lượng sản xuất

+ Lực lượng sản xuất xã hội hoá cao, tiên tiến, hiện đại

+ Kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa cộngsản

- Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là một tất yếu:+ Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên

Xã hội loài người phát triển tuân theo sự vận động của các quy luậtkhách quan cùng sự tác động chủ quan của con người và xã hội loài người

Lịch sử xã hội loài người là sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội từthấp đến cao

Đến nay đã chứng kiến 5 hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyênthủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Trang 34

+ Nguồn gốc sâu xa Là sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bảnchủ nghĩa, cộng với những nhân tố kinh tế, chính trị xã hội do chủ nghĩa tưbản tạo ra là nguồn gốc sâu xa cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hộicộng sản chủ nghĩa.

+ Nguồn gốc trực tiếp, dẫn đến sự ra đời của hình thái kinh tế xã hộicộng sản chủ nghĩa

Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ngàycàng cao với quan hệ sản xuất chật hẹp dựa trên chế độ tư hữu tư sản về tưliệu sản xuất được biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản

và giai cấp vô sản Đó là những mâu thuẫn kinh tế - xã hội khách quan khôngthể thiếu

+ Nó ra đời phù hợp với mong muốn, ước vọng tự nhiên của conngười, xã hội loài người, mọi người dân lao động là xoá bỏ hình thái xã hội ápbức, bóc lột, bất công, xây dựng hình thái kinh tế xã hội công bằng, bìnhđẳng, văn minh, con người được sống trong xã hội tự do, hạnh phúc

Câu 20: Căn cứ để phân kỳ và các giai đoạn của hình thái kinh tế

xã hội cộng sản chủ nghĩa như thế nào?

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một xã hội có quan hệsản xuất đặc trưng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phù hợp vớitính chất xã hội hoá cao và trình độ phát triển tiên tiến, hiện đại của lực lượngsản xuất và một kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng của chủnghĩa cộng sản

Sự phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa dựa trên cơ

sở khách quan, khoa học về sự phát triển và chín muồi của các nhân tố kinh

tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đời sống xã hội

- Căn cứ để phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa dựavào những cơ sở khách quan khoa học sau đây:

+ Tiêu chí thứ nhất dựa trên trình độ phát triển của kinh tế - xã hội

Trang 35

Biểu hiện trước hết là ở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất củakhoa học - công nghệ, năng xuất lao động xã hội.

Trình độ phát triển của quan hệ sản xuất

Quan hệ sử hữu

Tổ chức quản lý

Phân phối lao động

+ Tiêu chí thứ hai, căn cứ vào trình độ phát triển, hoàn thiện của kiếntrúc thượng tầng

Trước tiên là sự tiến bộ của nhà nước, pháp luật, sự phát triển của dânchủ, các thiết chế xã hội, các hình thái ý thức xã hội

- Các giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Dựa trên những căn cứ khoa học, xem xét cả về lôgíc và lịch sử C.Mác

đã phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa bao gồm:

+ Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

+ Chủ nghĩa xã hội - giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộngsản chủ nghĩa

+ Chủ nghĩa cộng sản - giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộngsản chủ nghĩa

Về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, các nhàkinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã luận giải rất sâu sắc Giữa xã hội

tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa có một thời kỳ quá độ từ xã hội

nọ sang xã hội kia

Xã hội thời kỳ này là một xã hội mà về mọi phương diện - kinh tế đạođức tinh thần… còn mang những dấu vết của xã hội cũ nó đã lọt lòng Đó là

xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó, xã hội trong thời kỳ cải biếncách mạng

Trang 36

Tính chất của thời kỳ này là thời kỳ "sinh đẻ" lâu dài và đau đớn để loại

bỏ dần cái cũ, xây dựng và củng cố cái mới; thời kỳ tạo ra những tiền đề vậtchất, tinh thần để hình thành một xã hội mới, cao hơn chủ nghĩa tư bản

Là người kế thừa và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác về hình tháikinh tế xã hội, V.I.Lênin đã phân tích và làm sáng tỏ nhiều vấn đề về thời kỳquá độ Ông đã nêu lên quan điểm về hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xãhội: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp

Nghiên cứu sự ra đời, căn cứ phân kỳ, các giai đoạn phát triển của hìnhthái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có ý nghĩa to lớn, đổi mới sự địnhhướng xã hội chủ nghĩa cho công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

Câu 21: Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội?

Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội trong đóbao gồm những đặc trưng cụ thể nhất định, phản ánh đầy đủ bản chất, đặcđiểm của chế độ xã hội mới, mục tiêu, lý tưởng và sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân, nguyện vọng của quần chúng nhân dân

Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là chủnghĩa xã hội, về cơ bản có 6 đặc trưng sau đây:

- Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp

Xã hội xã hội chủ nghĩa với tính cách là một xã hội phủ định biện chứng

xã hội tư bản chủ nghĩa nên cơ sở vật chất của nó nhất thiết phải là nền đạicông nghiệp phát triển và hoàn thiện trên một trình độ cao của nó

- Xoá bỏ chê độ tư hữu tư sản, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sảnxuất

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác đã chỉ rõ đặc trưng củachủ nghĩa cộng sản không phải là xoá bỏ chế độ sở hữu nói chung mà là xoá

bỏ chế độ tư hữu tư bản

- Tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật mới

Trang 37

Chủ nghĩa xã hội quan tâm và coi trọng việc tổ chức lao động và kỷ luậtlao động nhằm khắc phục những tàn dư lao động đã bị tha hoá trong nền sảnxuất tư bản, làm cho người lao động xứng đáng với địa vị làm chủ của mình.

- Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động

+ Do của cải làm ra chưa dồi dào như chủ nghĩa cộng sản, nên chủnghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động; theo đó, mỗingười sản xuất được nhận từ xã hội một lượng sản phẩm tiêu dùng ngang vớihiệu quả lao động họ làm ra cho xã hội, sau khi đã đóng góp một khoản vì lợiích chung

- Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhâm đại biểu cho lợi ích,quyền lực và ý chí của nhân dân lao động

+ Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân

+ Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước là thực hiện sự lãnh đạo củachính đảng của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội nhằm bảo vệ và pháttriển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ thuộc về nhândân lao động

- Giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, thực hiện sự bình đẳng xãhội tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện

* Những đặc trưng nêu trên của chủ nghĩa xã hội quan hệ chặt chẽ và

bổ sung cho nhau, thể hiện trình độ phát triển cao hơn, tốt đẹp hơn của chủnghĩa xã hội so với thủ nghĩa tư bản Trong tiến trình phát triển của chủ nghĩa

xã hội hiện thực, những đặc trưng đó đang được nhận thức, bổ sung, hoànthiện thêm

Câu 22: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Tính tất yếu khách quan của nó?

- Thời kỳ quá độ

Trang 38

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâusắc, toàn diện và lâu dài trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm tạo ranhững tiền đề vật chất, tinh thần cho xã hội mới, trong đó những nguyên tắccăn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa được thực hiện.

+ Là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và lâu dài trên mọilĩnh vực của đời sống xã hội

+ Bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành đượcchính quyền nhà nước, bắt tay cải tạo và xây dựng xã hội mới, đến khi nhữngnguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa được thực hiện

- Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ

+ Sự tồn tại thời kỳ quá độ là tất yếu khách quan, vì:

+ Sau khi giai cấp công nhân, nhân dân lao động giành được chínhquyền, điểm xuất phát về kinh tế, xã hội của xã hội tiền tư bản và tư bản cònthấp, chưa đủ những tiền đề vật chất, văn hoá và tinh thần để thực hiệnnhững chuẩn mực, nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội

+ Nhiều tàn dư của các xã hội tiền tư bản và tư bản còn tồn tại lâu dàitrong lòng xã hội mới, cần có thời gian cải tạo, xây dựng

+ Các giai cấp, lực lượng phản động mới chỉ bị đánh đổ về chính trị,chúng còn có những cơ sở vật chất nhất định, nên đã ra sức đòi lại nhữngquyền lợi đã mất, vì vậy cần có thời kỳ đấu tranh, cải tạo chúng;

+ Công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khókhăn phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch sử nên cần phải có thời gian để trảinghiệm, xây dựng, củng cố vững chắc

+ Sự tồn tại thời kỳ quá độ là tất yếu khách quan, nhưng tuỳ theo điềukiện lịch sử, kinh tế, xã hội ở mỗi nước khác nhau mà thực hiện quá độ giántiếp hay trực tiếp với quá trình dài, ngắn khác nhau

Trang 39

+ Cần khắc phục mọi biểu hiện nôn nóng đất cháy giai đoạn, chủ quanduy ý chí, máy móc, siêu hình trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 23: Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội?

- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan Đó là thời

kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và lâu dài trên mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, nhằm tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần cho xã hội mới,trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội - xã hội chủ nghĩa được thựchiện

- Đặc điểm khái quát chung nhất của thời kỳ quá độ là xã hội tồn tại,đan xen những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ trêntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể như sau:

Đặc điểm cụ thể trên từng lĩnh vực:

- Trên lĩnh vực kinh tế

Còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế Bên cạnh những thành phần kinh

tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội còn có thành phần đối lập Nhiều hình thức sởhữu khác nhau về tư liệu sản xuất như sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sởhữu tư nhân, nên kéo theo nhiều hình thức phân phối lao động trong xã hội

- Trên lĩnh việc xã hội

Kết cấu kinh tế nêu trên đã quy định cơ cấu xã hội - giai cấp chưathuần nhất, còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, trong đó tất yếu có

sự đối lập - đối kháng nhất định giữa:

Giai cấp công nhân

Giai cấp nông dân

Tầng lớp trí thức

Giai cấp tư sản

Trang 40

- Trên lĩnh vực chính trị:

+ Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn chưa kết thúc mà còn diễn ra gay go,quyết liệt và lâu dài giữa hai giai cấp vô sản và tư sản, giữa con đường pháttriển đất nước lên chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản, với những hìnhthức và nội dung mới

+ Nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thiếtlập, củng cố và không ngừng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo

vệ những quyền cơ bản của nhân dân, thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ

và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

- Trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá

+ Hệ tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa Mác - Lênin

+ Bên cạnh hệ tư tưởng chủ đạo của giai cấp công nhân, còn tồn tạinhiều loại tư tưởng, văn hoá tinh thần khác nhau và có cả sự đối lập về tưtưởng, văn hoá

Cùng với những bước tiến trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,các thành phần, các nhân tố mang tính chất xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càngphát triển và vươn lên chiếm vị trí chi phối trên mọi lĩnh vực

Câu 24: Thế nào là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế

Ngày đăng: 21/04/2017, 21:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w