119 3 Chương 3 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH3.... Trong quy chế sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Thái Văn Anh
ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Thái Văn Anh
ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẦN THỊ THU MAI
Th ành phố Hồ Chí Minh - 2013
Trang 3L Ờ I C Ả M Ơ N
Tôi xin chân thành bày t ỏ lòng biết ơn đến:
Quý Th ầy Cô trong Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Khoa Tâm lý giáo
d ục trường Đại học Sư Phạm TP.HCM đã tạo môi trường học tập và trực tiếp giảng
d ạy cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong suốt khóa học
Ti ến sĩ Trần Thị Thu Mai, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình dành nhiều
th ời gian hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
t ốt nghiệp
Chư Tôn đức Hội đồng điều hành và giảng viên, sinh viên Học viện Phật giáo Vi ệt Nam tại TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình kh ảo sát, thu thập số liệu
Quý Th ầy Cô trong Hội đồng khoa học bảo vệ đề cương, Hội đồng khoa học
b ảo vệ luận văn đã góp ý, hướng dẫn, chỉ ra những thiếu sót giúp tôi thực hiện tốt
lu ận văn tốt nghiệp của mình
Gia đình, các bậc ân nhân, bạn bè cùng lớp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành lu ận văn này
Thành ph ố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Tác gi ả
Thái Văn Anh
Trang 4L Ờ I CAM Đ OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác
Thành ph ố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Tác gi ả
Thái Văn Anh
Trang 5M Ụ C L Ụ C
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
3
M Ở ĐẦU 3 1
3
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP3 7
3
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về ĐCHT3 7
3
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài3 7
3
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước3 9
3
1.2 Lý luận về động cơ học tập của sinh viên3 12
3
1.2.1 Lý luận về động cơ3 12
3
1.2.2 Lý luận về động cơ học tập3 24
3
1.3 Hoạt động học tập của SV Học viện Phật giáo Việt Nam3 37
3
1.3.1 Đặc điểm hoạt động học tập của SV HVPG Việt Nam3 37
3
1.3.2 Động cơ học tập của SV Học viện Phật giáo Việt Nam3 48
3
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV HVPG Việt Nam3 54
3
Tiểu kết chương 13 59
3
Chương 2 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP
CỦA SV HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH3 60
3
2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng3 60
3
2.2 Thực trạng động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh3 63
Trang 62.2.1 Lý do SV thi tuyển vào HVPGVNTTPHCM3 63
3
2.2.2 Động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh3 70
3
2.2.3 Hứng thú học tập của SV HVPGVNTTPHCM3 84
3
2.2.4 Biểu hiện nhận thức, thái độ, hành vi về ĐCHT của SV Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh3 88
3
2.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV HVPGVNTTPHCM3 110
3
Tiểu kết chương 23 119
3
Chương 3 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH3 120
3
3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp3 120
3
3.2 Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp thúc đẩy ĐCHT của SV HVPGVNTTPHCM3 121
3
3.3 Kết quả thăm dò ý kiến GV và SV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo3 122
3
3.3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất3 122
3
3.3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất3 124
3
3.4 Một số biện pháp thúc đẩy ĐCHT của SV Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh3 126
3
3.4.1 Các biện pháp thuộc về nhà trường3 126
3
3.4.2 Các biện pháp thuộc về GV3 131
3
3.4.3 Biện pháp thuộc về tự viện nơi SV tu học.3 136
3
3.4.4 Biện pháp thuộc về bản thân sinh viên3 137
3
Tiểu kết chương 33 140
3
K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3 141
3
TÀI LI ỆU THAM KHẢO3 146
3
PH Ụ LỤC3 154
Trang 7DANH M Ụ C CÁC CH Ữ VI Ế T T Ắ T
• ĐCHT : Động cơ học tập
• GV : Giảng viên
• HVPGVNTTPHCM: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành
Phố Hồ Chí Minh
• Nxb : Nhà xuất bản
• P : P-value
• Sig : Mức ý nghĩa
• STT : Số thứ tự
• SV : Sinh viên
• TB : Trung bình
• TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
• XB : Xếp bậc
Trang 8DANH M Ụ C CÁC B Ả NG
1 Bảng 1.2 Tóm tắt các quan điểm về ĐCHT 27
2 Bảng 1.3 Chương trình đào tạo cử nhân Phật học 42
3 Bảng 2.1 Tỷ lệ khách thể nghiên cứu trong mẫu nghiên cứu 62
4 Bảng 2.2.1a Kết quả khảo sát lý do SV thi tuyển vào Học viện Phật
5 Bảng 2.2.2a Động cơ học tập của SV Học viện Phật giáo 71
6 Bảng 2.2.2b Mối tương quan giữa các nhóm ĐCHT của SV Học
7 Bảng 2.2.3a Hứng thú học tập của SV HVPGVNTTPHCM 84
8 Bảng 2.2.3b Tương quan giữa ĐCHT và hứng thú học tập của SV 86
9 Bảng 2.2.3c So sánh hứng thú học tập giữa các nhóm khách thể tại
10 Bảng 2.2.4a Nhận thức của SV viên HVPGVNTTPHCM về lý do
11 Bảng 2.2.4b.Nhận thức của SV viên HVPGVNTTPHCM về mục đích hướng đến trong học tập 92
12 Bảng 2.2.4c Tương quan giữa ĐCHT và mục đích học tập của SV 94
13 Bảng 2.2.4d Hành vi học tập trên lớp của SV HVPGVNTTPHCM 96
14 Bảng 2.2.4e Hành động học tập ngoài giờ lên lớp của SV
15 Bảng 2.2.4f Thái độ học tập của SV Học HVPGVNTTPHCM 106
16 Bảng 2.2.5 Nhận thức của SV HVPGVNTTPHCM về những yếu tố
17 Bảng 3.4a Mức độ cần thiết của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT 122
18 Bảng 3.4b Tính khả thi của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT của SV 124
Trang 9DANH M Ụ C CÁC BI Ể U ĐỒ
1 Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ các lý do SV thi tuyển vào Học viện Phật giáo
64
2
Biểu đồ 2.2.2 Kết quả so sánh các nhóm ĐCHT của SV Học viện
3
Biểu đồ 2.2.4a Nhận thức của SV HVPGVNTTPHCM về lý do đến
4
Biểu đồ 2.2.4b Mức độ thực hiện hành vi học tập trên lớp giữa SV các
5
Biểu đồ 2.2.4c So sánh mức độ biểu hiện nhận thức, thái độ và hành vi về ĐCHT của sinh viên HVPGVNTTPHCM 109
6
Biểu đồ 2.2.3 So sánh các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của
Trang 10M Ở ĐẦ U
1 Lý do ch ọn đề tài
1.1 V ề mặt lý luận
Giữa tháng 6/2012 Thủ tướng chính phủ đã ký phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 -2020 Trong đó có đề cập đến mục tiêu phát triển giáo dục ở bậc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học như sau: “Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội; đào tạo ra những con người
có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực
tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động
và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”[3]
Trong quy chế sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều 2 có nói đến mục tiêu đào tạo: “Đào tạo một thế hệ Tăng Ni và cư sĩ trí đức song toàn, có tri thức khoa học công nghệ, kiến thức văn hóa - xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, năng động và sáng tạo, có tính kỷ luật, có sức khoẻ, đáp ứng cao yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập
quốc tế của đất nước nói chung và sự nghiệp phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng”[24, tr.3]
Từ chiến lược phát triển giáo dục của bậc đại học mà Thủ tướng chính phủ
vừa phê duyệt và mục tiêu đào tạo của Học viện Phật giáo Việt Nam như vừa trích
dẫn, chúng ta thấy rằng trong giáo dục để đào tạo ra những con người có năng lực,
phẩm chất và khả năng thích ứng như vậy, đó không chỉ là sự nỗ lực đơn phương
của ngành giáo dục mà quan trọng hơn hết là sự nỗ lực học tập chiếm lĩnh tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo của từng sinh viên khi còn ngồi trên giảng đường đại học Liên quan đến các nhân tố chủ quan chi phối hoạt động học tập của sinh viên, chúng ta
thấy động cơ học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng Nó quyết định mục đích và
Trang 11thúc đẩy sự tích cực tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và vượt qua những khó khăn, hạn chế của sinh viên Vì vậy, nếu không có động cơ học tập tích cực thì hoạt động học tập sẽ trở nên kém hiệu quả, khó thành công và không đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường
1.2 V ề mặt thực tiễn
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong bốn
Học viện Phật giáo trực thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Là nơi có
chức năng, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo Tăng - Ni trẻ ở bậc đại học và sau đại học, đáp ứng yêu cầu của Giáo hội, có kiến thức về Phật học, về văn hóa, khoa học, xã
hội… có đức hạnh trong tu học, đồng thời đảm trách sự nghiệp truyền bá Phật pháp,
phục vụ lợi ích nhân sinh; đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước Việt Nam thanh bình và thịnh trị Như vậy đối tượng sinh viên chủ yếu của Học viện là các tu
sĩ Phật giáo ở khắp mọi miền đất nước Họ học tập để hoàn thiện tri thức phục vụ cho việc tu tập, kế thừa mạng mạch Phật pháp, phát huy văn hóa dân tộc và phục vụ nhân sinh
Cũng như một số trường đại học nổi tiếng trong nước, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vị thế của mình, trở thành trung tâm thu hút các học giả, các nhà nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới Những thành tựu đó một mặt thể hiện sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của Hội đồng điều hành Học viện trong công tác tổ chức, quản lý, giảng dạy sinh viên Mặt khác
thể hiện động cơ học tập mạnh mẽ của toàn thể sinh viên nhà trường trong vấn đề
học tập và nghiên cứu chiếm lĩnh tri thức khoa học, kinh nghiệm lịch sử - xã hội, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của mình cũng góp phần tạo nên thành tựu trên
Ở Việt Nam thời gian qua đã có các công trình nghiên cứu về động cơ học tập
của sinh viên ở từng ngành học hay trường học cụ thể Nhưng vấn đề động cơ học
tập của sinh viên là Tăng-ni Phật giáo tại các trường Học viện Phật giáo thì chưa được quan tâm
Trang 12Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nói trên, để góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu khoa học của Tăng - Ni sinh viên Học viện
Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu
đề tài: “Động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp thúc đẩy động cơ học tập
của sinh viên
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên khóa VIII và IX của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM
- Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM
4 Giả thuyết khoa học
Động cơ học tập của sinh viên HVPGVNTTPHCM thiên về nhóm động cơ nghề nghiệp và nhóm động cơ nhận thức khoa học
Động cơ học tập của sinh viên HVPGVNTTPHCM chịu sự tác động của các
yếu tố chủ quan nhiều hơn yếu tố khách quan
Mức độ biểu hiện động cơ học tập của sinh viên HVPGVNTTPHCM về ba
mặt nhận thức, thái độ, hành vi không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê
Trang 13Có sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên khóa 8 và sinh viên khóa 9, giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên các vùng miền về động cơ học tập và mức
độ biểu hiện của động cơ học tập
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên c ứu lý luận liên quan đến đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
5.2 Nghiên c ứu thực trạng
- Khảo sát thực trạng, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập hiện nay của sinh viên Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh
5.3 Kh ảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành Ph ố Hồ Chí Minh
6 Gi ới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 V ề nội dung
- Động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM
6.2 V ề địa điểm
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
6.3 V ề đối tượng khảo sát
- 323 sinh viên khóa VIII và XI đang theo học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM
- 10 giảng viên Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM
Trang 147 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
- Người nghiên cứu tiếp cận quan điểm hệ thống cấu trúc của hoạt động trong quá trình nghiên cứu Tâm lý của mỗi người chỉ được hình thành và biểu hiện trong quá trình cá nhân hoạt động Vì vậy, để hình thành, thúc đẩy và tìm hiểu động cơ
học tập của mỗi sinh viên phải thông qua quá trình hoạt động của họ
- Động cơ học tập là một bộ phận của cấu trúc hoạt động học tập Nhờ có động
cơ học tập chủ thể xác định được mục đích và phương tiện để có những thao tác, hành động cho phù hợp Từ đó người học hình thành được khả năng chiếm lĩnh tri
thức, hoàn thiện và nâng cao trình độ của mình Thiếu động cơ thì hoạt động học
tập sẽ trở nên kém hiệu quả và không thể diễn ra được.
7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu,
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng
- Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến nhằm làm rõ thực
trạng động cơ học tập của sinh viên đang theo học tại nhà trường
- Chọn một số vấn đề nào đó nổi trội trong phần trả lời để phỏng vấn sâu một
số đối tượng sinh viên.
Trang 157.2.3 Phương pháp khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi
- Sau khi tìm hiểu về thực trạng động cơ học tập của sinh viên và thăm dò được các biện pháp thúc đẩy động cơ học tập cho sinh viên, người nghiên cứu lựa
chọn ra các biện pháp tiêu biểu và tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi dựa vào bảng hỏi đối với các giảng viên và sinh viên HVPGVNTTPHCM
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý, phân tích, đánh giá kết quả thu được, người nghiên cứu dùng
phần mềm SPSS 13.0 for windown để xử lý các số liệu thống kê
8 C ấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 3 phần chính:
Ph ần I: Mở đầu
Ph ần II: Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về động cơ học tập Chương 2: Thực trạng động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số biện pháp thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên Học viện
Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 16Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về ĐCHT
Vấn đề ĐCHT chiếm vị trí trung tâm trong các nghiên cứu về hoạt động học tập, có rất nhiều công trình nghiên cứu ĐCHT của các nhà tâm lý học nước ngoài và
trong nước
1.1.1 Các công trình nghiên c ứu ở nước ngoài
Một số nhà tâm lý học phương Tây đã nêu lên quan điểm của mình về ĐCHT như sau:
- E L Thorndike (1874 - 1949), (người đại diện cho Thuyết hành vi tạo tác, là
nhà tâm lý học Động vật Mỹ uy tín) Theo ông ĐCHT là sự kích thích hướng hành
vi đạt tới một kết quả Cho nên các yếu tố của ĐCHT bao gồm yếu tố bên trong mang tính chủ quan và các yếu tố bên ngoài mang tính khách quan [37, tr.52-59]
- C Hull (1943, 1951) cho rằng: động cơ là cần thiết cho quá trình học tập và
là điều cốt lõi cho sự thích nghi có hiệu quả Ông nhấn mạnh vai trò sự căng thẳng trong động cơ và cho rằng việc giảm căng thẳng có ý nghĩa củng cố [22, tr.365]
- J Bruner cho rằng: cái bắt buộc học sinh phải học có thể được quyết định không chỉ là những mục đích nằm ngoài học tập mà còn có những kích thích nằm ngay trong hoạt động học tập Vì vậy, nên phát triển động lực bên trong hơn là tác động bên ngoài, vì khi đã đạt được một kết quả nào đó trong quá trình học tập, người học sẽ cảm thấy thỏa mãn với những gì mà mình đã làm và sẽ có ham muốn hướng tới những công việc khó hơn, đó chính là động lực bên trong [73]
Theo D Brown (1994), nghiên cứu về ĐCHT ngoại ngữ của học sinh Theo ông, nếu không có ĐCHT người học sẽ trở nên trễ nải, kém nhiệt tình và việc tiếp
thu kiến thức trở nên khó khăn Ông đưa khẳng định: “ĐCHT chính là sự khác biệt giữa thành công và thất bại Nếu người học có động cơ, họ sẽ học được và nếu không có động cơ họ sẽ không học được”[72]