1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sang kien kinh nghiem trò chơi môn toán lớp 5

38 732 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 341 KB

Nội dung

“THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5”

Trang 1

I TÊN ĐỀ TÀI:

“THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5”

II ĐẶT VẤN ĐỀ:

1 Tầm quan trọng của vấn đề cần được nghiên cứu:

Môn Toán giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về số học các số tựnhiên, phân số, số thập phân; hình thành kỹ năng năng thực hành tính, đolường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống; bước đầu phátriển về năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng cách pháthiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kíchthích trí tưởng tượng ; chăm học và hứng thú học tập toán; hình thành bước đầuphương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt,sáng tạo Để làm được như vậy, sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn giảngdạy đã giúp giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, thường xuyên tạo ra cáctình huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giảiquyết vấn đề bằng cách tìm hiểu kỹ vấn đề đó, huy động các kiến thức và công

cụ đã có để tìm con đường hợp lý nhất giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong quátrình giải quyết vấn đề, diễn đạt các bước đi trong cách giải, tự mình kiểm tracác kết quả đã đạt được được , cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương phápgiải Đó là những cơ hội để rèn luyện ngôn ngữ toán học và tập dượt cho họcsinh suy luận, hình thành phương pháp học tập và làm việc khoa học, giúp họcsinh tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới, tự kiểm tra và tự khẳng địnhnhững tiến bộ của mình Qua hơn chục năm công tác, tôi thấy ngày nay họcsinh học toán nhanh hơn, kiến thức ngày càng cao hơn, trình bày bài khoa học,sáng tạo hơn, song tình trạng giải toán còn sai nhiều, học sinh giải toán cònchậm, dẫn đến tình trạng ngại học toán Chính vì vậy, tôi muốn giúp học thựchành thành thạo toán, giúp các em hứng thú, tự tin hơn nữa trong học tập

2 Những thực trạng liên quan đến vấn đề cần được nghiên cứu:

Một trong những hình thức dạy học theo xu hướng đổi mới đó là tổ chứccác trò chơi học tập Không ai có thể phủ nhận những mặt tích cực mà việc tổchức trò chơi học tập mang lại sau mỗi tiết dạy Song không phải bất cứ ngườigiáo viên tiểu học nào cũng biết cách tổ chức trò chơi học tập đạt hiệu quả

Trang 2

Thực trạng việc dạy học toán ở các trường tiểu học về cơ bản thì phươngpháp dạy học đã được đổi mới Nhưng chưa thực sự phát huy được vai tròngười học cũng như chưa thực sự phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo củacác em Việc thiết kế và áp dụng các trò chơi toán học vào giảng dạy ở một sốgiáo viên còn lúng túng, họ còn băn khoăn không biết nên tổ chức trò chơi vàolúc nào, cách tổ chức ra sao để đạt hiệu quả Mặt khác môn toán ở lớp 5 mangnặng kiến thức hơn cả nên thời gian để tổ chức trò chơi rất hạn hẹp Với những

lí do đó một số giáo viên chưa dám mạnh dạn thiết kế và áp dụng trò chơi vàodạy học Nếu có thì chỉ mang tính chất đối phó trong những giờ thao giảnghoặc qua loa đại khái, không thường xuyên liên tục

Về phía học sinh, hầu hết số học sinh trong toàn trường là con nhà nông,kinh tế còn khó khăn, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập củacon em, trong cuộc sống hàng ngày các em ít được giao tiếp, thăm quan mởrộng tầm hiểu biết, nhiều em không dám thể hiện mình, khả năng diễn đạttrước mọi người còn hạn chế

để nâng cao chất lượng dạy học môn toán, người giáo viên không những nắmvững nội dung chương trình mà còn phải năng động, sáng tạo biết vận dụnglinh họat các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, kích thích tính tò mò,ham hiểu biết của học sinh, gây được hứng thú trong giờ học toán cũng như

trong các môn học khác sao cho “nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt hiệu quả”.

3 Lý do chọn đề tài:

- Như chúng ta đã biết, trẻ em hình thành và phát triển tâm lí, nhân cáchbằng các hoạt động cụ thể hàng ngày Trước tuổi học tiểu học, ở bậc học mầmnon, với trẻ hoạt động vui chơi là chủ đạo Đến bậc tiểu học việc học của họcsinh được bắt đầu tiến hành học tập một cách có hệ thống thông qua các mônhọc và qua các hoạt động Nhờ học tập các em sẽ được lĩnh hội những tri thức

về thế giới xung quanh đồng thời phát triển nhân cách của người học sinh,trong quá trình sinh hoạt vui chơi và qua các tiết học do giáo viên tổ chức Ởbậc Tiểu học các em vẫn có thể chơi các trò chơi cũ nhưng có sự chọn lọc vàxuất hiện những loại hình mới trong nhà trường như các trò chơi vận dụng kiếnthức: Giải đố, ai nhanh ai đúng,

Trang 3

tuệ và trí thông minh của các em, làm cho tâm hồn các em phong phú hơn,cuộc sống của các em vui tươi lành mạnh hơn, các em sẽ cảm thấy tự tin hơn

về khả năng học tập của mình Và đặc biệt, thông qua các trò chơi giúp họcsinh không bị ức chế, giảm căng thẳng trong thời gian học tập kéo dài, tạo chokhông khí lớp học sôi nổi bớt căng thẳng về tinh thần Giúp cho học sinh hàohứng, ham muốn học tập

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt thì việc học tập và vui chơi là hai

hoạt động chủ đạo Các em phải được “Học mà chơi - chơi mà học”.

vực khoa học công nghệ Phát triển giáo dục là nền tảng, tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao; là một trong những động lực quan trọng, thúc đẩy sự nghiệpcông nghiệp hóa - hiện đại hóa; là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững

với Quốc tế đòi hỏi phải khẩn trương đổi mới giáo dục đào tạo Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo dục nói chung,bậc tiểu học nói riêng đang đẩy mạnh tiến trình đổi mới cả về nội dung,phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy và học Đó là, dạy học theohướng tích cực hóa hoạt động của học sinh Đổi mới hình thức dạy học cũng làmột trong các giải pháp được toàn xã hội quan tâm, nhằm đưa các hình thức tổ chức dạy học mới vào nhà trường tiểu học

Đây là một trong các biện pháp chủ yếu để đạt được các mục đích trên nhằmtạo cho học sinh hứng thú học tập Giúp học sinh có được niềm tin, niềm vuihọc tập Để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy cần tổ chức các trò chơi họctập hấp dẫn và phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổihọc sinh tiểu học

- Trong những năm trở lại đây giáo dục bậc tiểu học đã và đang được thực

hiện đổi mới phương pháp và hình thức dạy học sao cho giờ dạy được “nhẹ

nhàng tự nhiên và hiệu quả”.

Một trong những hình thức dạy học theo xu hướng đổi mới đó là tổ chứccác trò chơi học tập Không ai có thể phủ nhận những mặt tích cực mà việc tổchức trò chơi học tập mang lại sau mỗi tiết dạy Song không phải bất cứ người giáo viên tiểu học nào cũng biết cách tổ chức trò chơi học tập đạt hiệu quả

Trang 4

Thực trạng việc dạy học toán ở các trường tiểu học về cơ bản thì phươngpháp dạy học đã được đổi mới nhưng chưa thực sự phát huy được vai trò ngườihọc cũng như chưa thực sự phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các

em Việc thiết kế và áp dụng các trò chơi toán học vào giảng dạy ở một số giáoviên còn lúng túng, họ còn băn khoăn không biết nên tổ chức trò chơi vào lúcnào, cách tổ chức ra sao để đạt hiệu quả Mặt khác, môn toán ở lớp 5 mangnặng kiến thức hơn cả nên thời gian để tổ chức trò chơi rất hạn hẹp Với những

lí do đó một số giáo viên chưa dám mạnh dạn thiết kế và áp dụng trò chơi vàodạy học, nếu có thì chỉ mang tính chất đối phó trong những giờ thao giảng hoặcqua loa đại khái, không thường xuyên liên tục

Về phía học sinh, nhiều học sinh trong toàn trường là con nhà nông,kinh tế còn khó khăn, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập củacon em, trong cuộc sống hàng ngày các em ít được giao tiếp, thăm quan mởrộng tầm hiểu biết, nhiều em không dám thể hiện mình, khả năng diễn đạttrước mọi người còn hạn chế

để nâng cao chất lượng dạy học môn toán, người giáo viên không những nắmvững nội dung chương trình mà còn phải năng động, sáng tạo biết vận dụnglinh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, kích thích tính tò mò,ham hiểu biết của học sinh, gây được hứng thú trong giờ học toán cũng như

trong các môn học khác sao cho “nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt hiệu quả”.

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài:

* Phạm vi:

- Tìm hiểu chương trình toán lớp 5 (về nội dung chương trình, phương pháp

dạy học và tâm lí của học sinh tiểu học).

- Thông qua tìm hiểu để thiết kế và sưu tầm một số trò chơi toán học phục vụcác tiết dạy toán lớp 5 góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán nhằm nângcao chất lượng đại trà, chất lượng học sinh giỏi

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho bản thân Bước đầutập nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc học tập và dạy học

* Thời gian và địa điểm:

Từ tháng 9/2010 đến tháng 4/2011

Học sinh lớp 5 - Trường Tiểu học Quyết Thắng

Trang 5

III CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1.Vị trí môn toán :

Là một giáo viên tiểu học, tôi nhận thấy song song với việc đổi mới

phương pháp dạy học cho các môn học ở tiểu học thì việc dạy tốt, dạy có hiệuquả cao môn Toán là vô cùng cần thiết và quan trọng Bởi toán học khôngnhững giúp cho người học phát triển tư duy trừu tượng, năng lực, phẩm chất trítuệ mà nó còn giúp cho người học biết vận dụng những kiến thức cơ bản vàothực tế cuộc sống Hơn thế nữa, bộ môn toán còn là môn học để bồi dưỡng vàđào tạo nhân tài trong các trường học Vì lẽ đó mà thời gian dành cho mônToán ở Tiểu học chiếm một phần lớn trong mối quan hệ với các môn học kháccủa chương trình

Qua thời gian đã công tác, tôi thấy phần toán lớp 5 có vị trí rất quantrọng trong chương trình toán ở tiểu học vì nó là nền tảng để học sinh học tiếplên các cấp trên và để học sinh có vốn kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc sốngtoán chuyển động, toán diện tích Nội dung toán được xây dựng trên cơ sở kếthừa, mở rộng và phát triển phù hợp với nhận thức của học sinh

Học sinh được làm quen toán ngay từ mẫu giáo và liên tục học cho đến Các lớp đại học Cũng như các môn học khác, muốn học tốt môn Toán trướchết mỗi học sinh cần phải say mê và hứng thú vào việc học, hơn nữa để học tốtmôn Toán giáo viên cần tạo ra cho học sinh lòng say mê vào học tập, làm nềntảng ban đầu cho trẻ Trước tình hình ấy, chúng ta cần tổ chức trò chơi toánnhằm cung cấp trò chơi, những bài tập vui và nhẹ nhàng trong giờ học toán.Theo yêu cầu kiến thức kỹ năng sử dụng toán ở Tiểu học để học sinh tự học

hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn theo tinh thần “Học mà vui, vui mà

học” một cách hứng thú và bổ ích.

Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học các em hiếu động và nhạy cảm Bởi vậy,trò chơi học tập là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiệnđổi mới phương pháp dạy học toán ở Tiểu học nhằm phát huy tính tích cực,độc lập, sáng tạo của học sinh

2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh:

Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với cáchình ảnh và hiện tượng cụ thể Trong khi đó các kiến thức môn toán lại có tính

Trang 6

trừu tượng và khái quát cao Do vậy, các em thường không thích học toán, ngạisuy nghĩ dẫn đến tiết học kém hiệu quả, học sinh nắm kiến thức hời hợt Mặtkhác, học sinh lớp 5 được tiếp xúc với những dạng toán mới có những bướcnhảy vọt về kiến thức nên các em thường có hiện tượng lười học, sợ môn toán.Chính vì lẽ đó, người giáo viên là người dạy phải biết khơi dậy niềm say mêhọc toán, óc tư duy, sáng tạo của mỗi học sinh Làm thế nào để đạt được điềuđó?

Do đặc điểm của môn toán và đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 maunhớ nhưng lại nhanh quên, không thích những hoạt động kéo dài, thích nhữnghình ảnh trực quan sinh động , người giáo viên cần lựa chọn phương pháp,hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp để họcsinh nào cũng nắm chắc kiến thức, các khái niệm toán học, các quy tắc tínhtoán, bằng thực hành toán học sẽ củng cố tri thức mới, rèn luyện các kỹ năng

cơ sở , phát triển tư duy, phát triển trí thông minh Trong toán học, công tácthực hành, luyện tập là cơ hội giúp học sinh làm quen với cách vận dụng kiếnthức, kỹ năng của môn toán để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống

IV CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trên thực tế, đối với học sinh lớp 5, việc chuyển từ việc giải những

bài toán với nội dung đơn giản, thực tế (ở lớp1-2-3) sang những bài toán có nội dung khó hơn, trừu tượng hơn (ở lớp 4-5) là điều đặt ra những lưu ý cần thiết

để giáo viên giúp học sinh trong học toán vì có những dạng toán học sinh mớiđược làm quen trong chương trình lớp 5: số thập phân, chuyển động đều, hìnhhộp chữ nhật, hình lập phương Thông qua điều tra thực tế, tôi thấy khi tiếpxúc với các dạng toán ấy, học sinh thường thấy khó dẫn đến chán nản khi học.Vậy tôi nghiên cứu vấn đề này là để giúp học sinh có hứng thú hơn khi họcmôn toán

V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Để khắc phục được những vấn đề đã nêu ở trên, tôi tìm hiểu kĩ nội dung

và hiểu được nội dung các tiết toán trong chương trình, nghiên cứu cách tổchức các trò chơi có thể áp dụng để giải bài toán; giúp học sinh thư giãn, mạnhdạn nói lên suy nghĩ của mình, nêu vấn đề để cùng giải quyết; gợi cho học sinh

Trang 7

thấy được mối liên hệ giữa dạng toán mới và dạng toán đã học để vừa nắmchắc bài, vừa củng cố được kiến thức về dạng toán đã học; kiểm tra kết quảbằng cách thử lại, liên hệ thực tế…

Để làm tốt được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề,với học sinh, phải chuẩn bị kĩ lưỡng cho mỗi bài dạy, mỗi tiết dạy và nhất làphải nghiên cứu khoa học để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh họctốt hơn

Vậy đóng góp của đề tài này chính là tạo cho học sinh có hứng thú khi họctoán, giúp những học sinh còn ngại trong học toán để nâng cao chất lượng họctoán cho học sinh trong các trường tiểu học

1 Tìm hiểu thực tế của trường:

Năm học 2010 - 2011, trường Tiểu học Quyết Thắng có ba lớp 5 với 104học sinh Tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 5A Lớp tôi chủ nhiệm có

35 học sinh trong đó có 20 nữ, 15 nam Trong quá trình nghiên cứu đề tài củamình, tôi gặp một số khó khăn và thuận lợi như sau:

*Thuận lợi:

+ Về phía Nhà trường:

- Luôn quan tâm đến chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của họcsinh

- Đầu tư đầy đủ cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học

- Hàng tuần có các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trao đổi kinh

nghiệm, thảo luận bài khó để tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy họctối ưu nhất trong quá trình giảng dạy

- Tổ chức thao giảng các cấp để giáo viên được cọ sát, học hỏi kinh nghiệmcủa đồng nghiệp

+ Về phía giáo viên:

- Phần lớn giáo viên của trường có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt vàvượt chuẩn, nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp

- Giáo viên trong các tổ, khối chuyên môn luôn tự học hỏi để bổ sung, cậpnhật kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy của mình

- Giáo viên quan tâm đến các đối tượng học sinh, nhiệt tình trong công tácgiảng dạy

+Về phía học sinh:

Trang 8

- Phần nhiều học sinh ngoan, tích cực trong học tập và rèn luyện.

- Các em luôn có đầy đủ đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở viết đúng quyđịnh

- Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc rèn luyện học tập của con emmình, có sự phối kết hợp giữa phụ huynh, giáo viên và các lực lượng giáo dụcngoài Nhà trường

* Khó khăn:

+ Về phía giáo viên:

- Đôi khi ở một số tiết giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học còn sơ sài chưa kích thích được sự hứng thú, tìm tòi, sáng tạo của học sinh

- Một vài giáo viên chưa nhanh nhạy trong việc đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm

- Giáo viên đã chú trọng đến việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, vậndụng được nhiều phương pháp dạy học như: vấn đáp, trực quan, giảnggiải giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức mới

- Đa số giáo viên đã quan tâm đến việc bồi dưỡng các đối tượng học sinh tronglớp Giáo viên đã chú trọng tới đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, dạy học

có sử dụng đồ dùng

- 80% giáo viên có kiến thức về tin học và 60% giáo viên đã thiết kế bài giảngđiện tử

* Một số tồn tại:

Trang 9

- Khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học chưa cao, trong quátrình dạy học vẫn còn tình trạng đề cao vai trò trung tâm của người thầy màchưa thực sự chú trọng tới vai trò trung tâm của học sinh trong việc lĩnh hội trithức Thầy còn giảng nhiều, làm mẫu nhiều do đó học sinh tiếp thu và lĩnh hộimột cách máy móc thụ động.

- Một số giáo viên chỉ nặng nề về việc thực hiện phép tính, giải bài toán phụthuộc theo sách giáo khoa, áp đặt học sinh tiếp thu kiến thức thụ động không mang tính sáng tạo, tích cực

- Đó đây vẫn còn giáo viên chưa tâm huyết với nghề, với học sinh, chưa chuẩn

bị kĩ lưỡng cho bài dạy, mỗi tiết dạy và nhất là vẫn còn dạy theo hình thức dạychay, áp đặt kiến thức, dạy bó gọn theo SGK không biết mở rộng, hướng dẫnhọc sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề Mặt khác, một số ít giáo viên dotrình độ chuyên môn hoặc do tuổi tác nhiều khi vẫn còn khó khăn trong việctiếp cận với công nghệ thông tin để theo kịp yêu cầu chung của giáo dục

* Nguyên nhân:

- Một số giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề cao nên phương pháp dạy học truyềnthống đã ăn sâu vào tiềm thức khó thay đổi hoặc thay đổi chậm Việc tiếp cậnvấn đề lí luận chung về đổi mới phương pháp còn gặp khó khăn, lúng túng

- Khi dạy, giáo viên còn chưa nghiên cứu thật kỹ nội dung bài, việc soạn bàivới giáo viên là hình thức sao chép Khi dạy giáo viên còn lệ thuộc vào tài liệu

có sẵn, hình thức lựa chọn còn sơ sài, chưa cuốn hút học sinh vào bài học, kiếnthức truyền thụ chưa trọng tâm

- Việc chọn lựa các hình thức dạy học chưa phù hợp với đối tượng học sinh,chưa phù hợp với bài dạy nên dẫn đến tình trạng học sinh nhàm chán Trongtiết học thì dạy chay là chủ yếu vì ngại hướng dẫn bằng đồ dùng sợ mất thờigian

3.Thực trạng học của học sinh

*Ưu điểm

- Phần nhiều học sinh tiếp thu bài tương đối nhanh

- Học sinh có phương pháp học tập tốt, có đầy đủ góc học tập

- Nhiều học sinh của lớp được gia đình quan tâm, mua đủ sách giáo khoa, các

đồ dùng học tập cần thiết cho môn học

* Tồn tại

Trang 10

Ở lớp 5, các em được học thêm nhiều kiến thức mới: giải toán có nhiều

phép tính, nhân, chia số thập phân, phân số với những số tương đối lớn Vàthậm chí giải bài toán mang tính tổng hợp kiến thức từ mảng kiến thức nọ sangmảng kiến thức kia Để tìm đúng kết quả bài toán các em phải thông qua cáchtính các phép tính có mức độ phức tạp hơn, phải vận dụng kĩ năng phân tích,tổng hợp Chính vì vậy khi giải toán các em gặp những bài toán phức tạp vớinhiều phép tính trung gian hay bài toán gắn với thực tiễn đời sống, các bài toán

có thể giải bằng nhiều cách, các em lúng túng thậm chí còn sợ không biết địnhhướng tìm cách giải theo dạng toán nào mặc dù các em thuộc qui tắc và côngthức tính

- Kỹ năng trình bày bài của học sinh chưa tốt, học sinh chưa sáng tạo khi làmbài mà thường dập khuôn, bắt chước mẫu

* Nguyên nhân:

- Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học

- Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu sự quan tâm của phụ huynh đến việchọc của con - em mình

4 Một số biện pháp khắc phục:

Theo chương trình hiện hành,Toán lớp 5 được chia làm 5 phần :

- Số thập phân và các phép tính với với số thập phân

- Một só yếu tố thống kê: biểu đồ hình quạt

- Đại lượng và đo đại lượng

- Yếu tố hình học

- Giải bài toán có lời văn

với 5 chương:

*Chương một: - Ôn tập và bổ sung về phân số

- Giải toán liên quan đến tỉ lệ

- Bảng đơn vị đo diện tích

* Chương hai: - Số thập phân

- Các phép tính với số thập phân

* Chương ba: - Hình học

*Chương bốn: - Số đo thời gian

- Toán chuyển động đều

*Chương năm: Ôn tập

Trang 11

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thôngnói chung và chương trình môn Toán tiểu học, môn toán lớp 5 nói riêng, trong năm học 2010 - 2011, tôi đã tiến hành sử dụng phương pháp nghiên cứu lý

thuyết, nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn (phương pháp khảo sát

điều tra thực tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp luyện tập, phương pháp tổng kết kinh nghiệm) để tìm ra cơ sở

khoa học chi phối việc lựa chọn nội dung và xác định hệ thống nguyên tắc,phương pháp dạy học môn Toán từ đó lựa chọn các trò chơi cho phù hợp vớimục tiêu các tiết học góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở lớp 5

( phát hiện và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp,

rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định,…) với những biện pháp như sau:

- Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh (cá nhân, nhóm, cả lớp) hoạt động theo chủ

đích nhất định với sự trợ giúp đúng mức của giáo viên, của SGK và của đồdùng dạy học, để mỗi cá nhân HS tự phát hiện và giải quyết bài toán thông quaviệc thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức có liên quan đã học,

với kinh nghiệm của bản thân (đã học ở trường, trong đời sống…)

- Điều chủ yếu khi dạy toán là dạy cho học sinh khắc sâu kiến thức của bàitoán, dạng toán Với mỗi dạng bài, giáo viên đều phải tổ chức cho học sinhhoạt động để tìm ra phương pháp giải dạng toán đó thông qua các thao tác phântích, học sinh cần tự phát hiện ra bài toán ở dạng nào, có liên quan đến nhữngkiến thức toán học nào? Cần tạo cho học sinh thói quen tự tìm cách giải bàitoán, không chỉ dừng lại ở việc trả lời câu hỏi bài toán cho gì, hỏi gì mà cầncho học sinh thảo luận để nắm chắc nội dung bài toán, nếu có thể thì liên hệ vớithực tế

- Để học sinh phát triển tư duy toán học được tốt hơn, tiết học nhẹ nhàng mà

có hiệu quả hơn, giáo viên cần biết động viên, khuyến khích, khơi cho các emniềm yêu thích và say mê toán học Tổ chức giải quyết các bài toán dưới hình

thức trò chơi (nếu có thể) để học sinh thi đua tìm ra nhiều cách giải cho một bài

toán, dần dần hình thành cho học sinh thói quen không bằng lòng với kết quả đạt được và có lòng mong muốn tìm giải pháp tốt cho bài làm của mình

Tóm lại, tôi cho rằng việc nghiên cứu khoa học để tìm ra con đường dạy họchiệu quả hơn thì không bao giờ là đã đủ, với mỗi một phương pháp, một cách

Trang 12

thức tổ chức dạy học đều cần phải mang trong nó thêm những kinh nghiệmthực tế, những tâm huyết của người giáo viên khi áp dụng, những linh hoạt vớitừng đối tượng, với từng thời điểm… thì nó mới phát huy được tác dụng Vậyđóng góp đầu tiên của đề tài chính là giúp cho bản thân tôi – người nghiên cứu

- tìm hiểu sâu hơn, đúc rút kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn để quá trìnhdạy học học nói chung, dạy môn toán nói riêng có hiệu quả hơn Đó cũng chính

là góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục nâng cao kiến thức cho thế hệ trẻ

4 Phân dạng trò chơi:

- Trò chơi dãy số và so sánh số

- Trò chơi rèn kĩ năng thực hành bốn phép tính

- Trò chơi về hình học

- Trò chơi về đại lượng

- Trò chơi về giải toán

5 Mục đích, nguyên tắc thiết kế các trò chơi toán học:

* Mục đích:

Học sinh tiểu học mang đặc điểm hiếu động, tò mò, ham chơi, thíchtìm tòi khám phá nhưng lại chóng chán, dễ nhớ nhưng lại cũng dễ quên Dovậy dạy học theo quan điểm: “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạtđộng học tập” là rất phù hợp với việc dạy và học trong nhà trường tiểu học hiệnnay Sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng nhằmmục đích:

- Làm cho không khí học tập trong giờ học sôi nổi, bớt căng thẳng, tạo cảmgiác thoải mái, dễ chịu, gây hứng thú học tập cho học sinh, kích thích sự tìmtòi, khám phá, tạo niềm tin, cơ hội để các em thể hiện mình

- Góp phần phát triển trí tuệ, rèn luyện trí thông minh nhanh nhẹn Qua đó các

em vận dụng kiến thức linh hoạt kích thích phát huy trí tưởng tượng, nhớ lâu,phát triển tư duy mềm dẻo, ứng xử thông minh trong các tình huống phức tạp,tăng cường khă năng vận dụng vào cuộc sống để các em thích nghi với điều

Trang 13

kiện đổi mới của xã hội.

- Giúp học sinh ôn tập và ứng dụng các kiến thức đã học, người chơi nắm vữngkiến thức cơ bản của bài học

- Thông qua trò chơi học tập giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất nhưmạnh dạn, tự tin, tình đoàn kết, lòng nhân ái, giúp đỡ nhau, tính trung thực thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng,

* . Nguyên tắc:

Khi thiết kế bất kỳ một trò chơi nào, tôi cũng tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu giáo dục mang tính phổ cập (vừa sức dễ thực

hiện) có nghĩa là: Đa số các bài tập trong trò chơi có mức độ vừa phải đủ để

học sinh bình thường có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn và nhiềuhọc sinh được tham gia

- Trò chơi phải mang tính chất học tập, cụ thể là phải xác định rõ mục đích hình thành hay khắc sâu củng cố kiến thức, kĩ năng gì liên quan đến bài học.Giáo viên hướng dẫn trò chơi luôn luôn bám sát mục tiêu của bài học

- Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu khai thác và thực hành: Phải sử dụng triệt đểphương tiện đồ dùng của môn học, tiết học của nhà trường, của giáo viên vàhọc sinh Đồ dùng tự làm là những vật liệu dễ kiếm song phải đảm bảo tínhkhoa học, tính thẩm mĩ, tính giáo dục và phải đủ cho số lượng học sinh thamgia

- Trò chơi phải đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh,

nó phải mang tính cạnh tranh trong quá trình tổ chức trò chơi Trò chơi vuinhưng phải có tổ chức thì mới đạt hiệu quả Vì vậy phải có luật chơi và luậtchơi phải được giới thiệu rõ ràng trước khi chơi Luật chơi cần nêu rõ nội dung,cách tổ chức, số lượng người chơi, đánh giá một cách công bằng và chính xáctheo đúng luật chơi đã nêu

Trang 14

Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, trí thông minh sáng tạo.

b) Đối tượng chơi: Dành cho học sinh trung bình trở lên.

c) Thời gian chơi: 5 - 7 phút.

d) Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 con xúc sắc bằng gỗ trên các mặt có ghi các

số trong phạm vi từ 1 đến 9

Học sinh chuẩn bị giấy nháp và bút để ghi

e) Hướng dẫn cách chơi: Chơi theo nhóm, gồm 4 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh,

cả 4 nhóm đứng thành hàng đối diện quan sát kết quả thầy giáo tung xúc sắc 3lần liên tiếp Các nhóm có thể phân công nhau ghi kết quả từng lần tung Sau

đó có 5 phút để:

- Viết các phân số sau mỗi lần tung

Ví dụ: Viết phân số từ số trên mặt ( mặt trên là số 3, mặt dưới là số 5) của xúc

sắc:

5

3

;

- So sánh và sắp thứ tự các phân số sau từng lần tung

- So sánh và sắp thứ tự các phân số cả nhóm đã viết được

- GV cùng cả lớp sẽ làm trọng tài kiểm tra 4 nhóm

Trang 15

Nhóm thắng cuộc là nhóm đạt nhiều điểm hơn

*Trò chơi thứ 2: Cướp cờ tính điểm

a) Mục đích chơi : Giúp học sinh nắm vững cấu tạo hàng của số thập phân và

cách ghi số theo vị trí ứng dụng linh hoạt trong tình huống chơi

Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, thông minh sáng tạo

b) Đối tượng chơi : Dành cho học sinh trung bình trở lên.

c) Thời gian chơi: 7-10 phút

d) chuẩn bị : 5 lá cờ gồm các màu: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng , 5 mẩu mút để

cắm cờ, 1 miếng mút đỏ để làm dấu phẩy

- Giáo viên và một học sinh sẽ làm thư kí ghi thứ tự lá cờ được cắm và điểmcủa từng nhóm

e) Luật chơi: 2 nhóm xếp hàng, điểm danh từ 1-5 như sau:

ở đâu thì lá cờ cướp được sẽ đạt ở điểm tương ứng

- Đội nào đạt nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng cuộc

* Trò chơi thứ 3 Hãy tìm lấy ngôi nhà của bạn

Trang 16

a) Mục đích : Giúp học sinh nắm vững tính chất cơ bản của phân số, ứng dụng

linh hoRèn luyện tác phong nhanh nhẹn , trí thông minh sáng tạo

b) Đối tượng chơi:Dành cho học sinh khá giỏi.

c) Thời gian chơi : 7 – 10 phút

d) Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị một số chun buộc, vẽ hình 2 ngôi nhà, trên

mỗi ngôi nhà có ghi một phân số

`

- 8 bút chì và các thẻ bài được ghi các phân số như trên

- Mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi một lần và chơi trong hai lượt

e) Hướng dẫn cách chơi: Giáo viên tráo đều các thẻ bài rồi chia cho các đội

viên của 2 đội một cách xen kẽ, yêu cầu học sinh quan sát kĩ số nhà ghi trênhình vẽ của 2 toà lâu đài và quan sát kĩ số ghi trên thẻ bài rồi suy nghĩ vàquyết định xem mình sẽ được vào ngôi nhà nào Khi đó sẽ ghi tên bằng bútmàu ở sau thẻ bài và ghi tên ở bên dưới hình vẽ của ngôi nhà Sau đó chuyểnthẻ bài cho GV và về chỗ

g) Luật chơi: GV cùng hai bạn được chọn làm “ bảo vệ” sẽ kiểm tra thẻ vào

cửa với tên đã ghi ở dưới ngôi nhà Bạn nào vào nhầm sẽ bị buộc tóc túm lại ởtrên đầu Sau hai lần chơi đội nào có nhiều bạn bị buộc chun thì đội đó sẽ thua

Dạng 2 Rèn kỹ năng thực hành bốn phép tính.

*Trò chơi thứ nhất: “ Ai nhanh, ai đúng”

a Mục đích chơi: Giúp HS nắm vững cấu tạo số thập phân, nắm vững quy tắc

và có kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; …

Rèn cho học sinh tính tư duy, tác phong năng động sáng tạo

b Đối tượng chơi: Dành cho HS trung bình trở lên.

5

27 15

Trang 17

c Thời gian chơi: 7 – 10 phút

d Chuẩn bị: 10 tấm thẻ và phát cho 5 em mỗi đội.

e Hướng dẫn cách chơi: Khi giáo viên đọc to một số thập phân hai đội phải

mau chóng xếp thành hàng ngang đứng giơ thẻ sao cho đúng với số giáo viênvừa đọc

- Khi giáo viên đọc lần hai “ Gấp số được xếp lên 10 lần” học sinh cũng làm

- Đội nào nhiều điểm hơn thì thắng cuộc

*Trò chơi thứ 2: Đoán số tuổi tôi nghĩ

a) Mục đích chơi: Giúp học sinh có kĩ năng tính toán nắm vững quy tắc nhân

chia với 10, bảng chia 9, dấu hiệu chia hết cho 9, khả năng cộng trừ các số tựnhiên

b) Đối tượng chơi: Dành cho học sinh khá giỏi

c) Thời gian chơi: 7 phút

d) Chuẩn bị: 2 nhóm mỗi nhóm 5 em ( học sinh chuẩn bị giấy, bút)

e) Hướng dẫn cách chơi: Giáo viên làm mẫu một lượt, yêu cầu học sinh đưa ra

câu đố và em nghĩ ra tuổi của một người nào đó nhân với 10 rồi trừ đi một sốchia hết cho 9 trong bảng chia 9 Em chỉ nêu kết quả cuối cùng và đố đốiphương đoán nhanh số tuổi bạn nghĩ trong đầu

Trang 18

Cô giáo và cả lớp đếm từ 10 cho đến 1 Nếu đối phương đoán sai hoặc chậm thì

sẽ thua chuyển sang lần đố khác Mỗi đội được đố đội kia 3 lần và ghi kết quảtrả lời, sau đó đổi vai trò ngược lại

g) Luật chơi:

Mỗi câu đố chính xác được 10 điểm

Người đoán đúng được 10 điểm

Đội nào có số điểm cao hơn thì đội đó thắng cuộc

* Trò chơi thứ 3: Nhanh mắt khéo tay

a) Mục đích chơi: Giúp học sinh nắm vững khái niệm phân số, mối liên quan

giữa phân số với số tự nhiên, có kĩ năng cộng trừ phân số cùng mẫu

Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát tinh tế

b) Đối tượng chơi: Dành cho học sinh khá giỏi

c) Thời gian chơi: 5 – 7 phút

d) Chuẩn bị: Giáo viên viết sẵn lên bảng với nội dung sau:

a- Có 9 que tăm được xếp thành một phân số ( như hình vẽ)

Trang 19

g) Luật chơi: Giáo viên và học sinh sẽ làm trọng tài và cổ vũ cho hai đội Hết

thời gian đội nào xong và làm đúng thì được 30 điểm

Mỗi cách chuyển đổi đúng thì được 10 điểm

Đội nào làm đúng mà xong trước thì được cộng thêm 3 điểm

Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc

* Trò chơi thứ tư: Thử trí thông minh

a) Mục đích chơi: Giúp học sinh nắm vững quy tắc về thực hiện các phép tính.

Có kĩ năng thực hiện các phép tính nhanh và thành thạo.

Rèn cho học sinh cách tư duy sáng tạo và linh hoạt

b) Đối tượng chơi: Dành cho học sinh khá giỏi

c) Thời gian chơi: 7 phút

d) Chuẩn bị: Giáo viên chọn hai đội , mỗi đội 3 em và viết vào 2 bảng nhóm

ghi nội dung như sau:

*Điền vào tổng sau đây các số hạng còn thiếu rồi tính tổng đó:

2 + 4 + 6 + 8 + … + 100

- Học sinh chuẩn bị giấy bút

e) Hướng dẫn cách chơi: Giáo viên và học sinh hô kết bạn, 3 em sẽ cùng bàn

nhau cách làm rồi viết vào giấy đã chuẩn bị

g) Luật chơi: Nhóm nào xong trước và đúng thì nhóm đó thắng cuộc.

Dạng 3:Trò chơi về hình học

* Trò chơi thứ nhất: Những bông hoa điểm 10

a) Mục đích chơi: Giúp học sinh nhớ lâu công thức tính chu vi, diện tích của

các hình cơ bản trong chương trình Từ đó vận dụng linh hoạt kết hợp với kĩnăng tính nhẩm để tính toán chu vi, diện tích của một số hình

b) Đối tượng chơi: Dành cho học sinh trung bình trở lên.

c) Thời gian chơi: 5 – 7 phút.

d) Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một bó hoa đặt ở giữa bục giảng, trên những

bông hoa được cắt bằng giấy màu bên trong ghi nội dung các câu hỏi:

Ngày đăng: 21/04/2017, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Đặng Bá Lâm, Phạm Thành Nghị. Chính sách và kế hoạch trong quản lí giáo dục - NXB Giáo dục - 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và kế hoạch trong quản lígiáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục - 1999
2- Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục - NXB Giáo dục - 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục - 1990
3- Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội - 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi vàtâm lí học sư phạm
8- Tạp chí: “Thế giới trong ta” năm 2005 - 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới trong ta
4- Nghị quyết 04 - Ban chấp hành TW Đảng khoá VII về đổi mới sự nghiệp giáo dục Khác
5- Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ hai khoá VIII Khác
6- Nghị quyết Đại hội đại biểu lần IX của Đảng về định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong thời kì CNH – HĐH đất nước Khác
9- Sách giáo viên Toán 5 (Đỗ Đình Hoan, chủ biên) - NXB Giáo dục - 2006 10 - Sách giáo khoa Toán 5 (Đỗ Đình Hoan, chủ biên) - NXB Giáo dục - 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w