Mặt khác, trong một số trường hợp khi cần duy trì một nồng độ thuốc nhất định trong cơ thểngười bệnh thì có thể sử dụng biện pháp truyền nhỏ giọt tĩnh mạch hoặc tiêm liên tục với tốc độn
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI
BÀI GIẢNG ĐIỀU ĐƯỠNG CƠ BẢN NÂNG CAO ĐỐI TƯỢNG CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG
HÀ NỘI - 8/2016
Trang 2BÀI 1: KỸ NĂNG TRUYỀN DỊCH VÀ TRUYỀN MÁU
Bồi phụ nước và điện giải bằng cách truyền dịch trực tiếp vào lòng mạch thường được
sử dụng hơn là qua đường tiêu hóa Tiêm truyền tĩnh mạch được coi là phương pháp hiệuquả nhất trong việc cân bằng nước và điện giải cho người bệnh Song song với việc bồi phụdịch và điện giải, tiêm truyền tĩnh mạch ngoại biên còn áp dụng cho truyền máu và chếphẩm của máu (chất keo), dinh dưỡng
Mục đích của liệu pháp tiêm truyền tĩnh mạch là để duy trì hoặc ngăn chặn sự mất cân bằngnước và điện giải, khôi phục lại khối lượng máu hoặc các thành phần của máu đảm bảo khả năngvận chuyển ôxy của hồng cầu và cung cấp các yếu tố đông máu hoặc tiểu cầu mà không xảy ra taibiến Mặt khác, trong một số trường hợp khi cần duy trì một nồng độ thuốc nhất định trong cơ thểngười bệnh thì có thể sử dụng biện pháp truyền nhỏ giọt tĩnh mạch hoặc tiêm liên tục với tốc độnhất định, thích hợp bằng sử dụng bơm tiêm điện hoặc máy truyền
Đưa thuốc, dịch truyền và máu vào lòng mạch phải theo nguyên tắc 6 đúng: đúng thuốc/dịch truyền, đúng liều dùng/hàm lượng, đúng người bệnh, đúng đường dùng, đúng giờ,đúng
hồ sơ (Thông tư số 07/2011/TT-BYT) và cần chính xác phần ghi chép hành chính Do đóđòi hỏi điều dưỡng viên phải có kiến thức chính xác về dịch truyền, dụng cụ và cách tiếnhành, kiểm soát tốc độ truyền, chăm sóc và theo dõi hệ thống, nhận biết và xử trí được
Trang 3những tai biến có thể xảy ra trong và sau khi tiêm truyền Để thực hiện liệu pháp truyền antoàn và chính xác, điều dưỡng viên cần nắm vững các kỹ năng truyền dịch, kinh nghiệm lâmsàng, kiến thức và cần có tinh thần trách nhiệm cao
Nhóm kỹ năng tiêm truyền tĩnh mạch và truyền máu bao gồm:
- Truyền dịch và theo dõi, chăm sóc người bệnh
- Sử dụng kim luồn tiêm truyền tĩnh mạch
- Bơm thuốc qua đường truyền tĩnh mạch
- Sử dụng máy truyền dịch
- Truyền máu và theo dõi, chăm sóc người bệnh
2 Xu hướng thực hành dựa trên bằng chứng:
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được việc thay thế kim luồn ngoại biêntrong 72 giờ đầu sử dụng sẽ làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng và những biến chứng khác tại chỗluồn kim (Trim, 2005), (Barker, 2004), (Ahlqvist, 2006), (Infusion Nurses Society,2006) Việc ngăn ngừa các biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, thâm nhiễm và viêm tĩnh mạchđóng vai trò quan trọng, đòi hỏi điều dưỡng cần phải thường xuyên thay đổi vị trí tiêm vàluân phiên các vị trí của tĩnh mạch ngoại biên Những vật liệu cải tiến ví dụ: polyurethane
có nhiều khả năng thích ứng sinh học hơn và ít gây chấn thương trong quá trình luồn vàotĩnh mạch hơn, bảo tồn mạch máu tốt hơn và tăng tiết kiệm chi phí (OSHA, 2006)
Chương trình phòng ngừa chuẩn và tiêm an toàn đã công bố các điều khoản để ngănngừa những nguy cơ có liên quan đến tai nạn do dụng cụ và vật sắc nhọn gây ra Nhiềunghiên cứu đã đề xuất việc điều dưỡng viên làm đội trưởng của nhóm tiêm tĩnh mạch đểthực hiện những kỹ thuật mới nhất về liệu pháp tiêm tĩnh mạch và kỹ thuật vô khuẩn vàphối hợp với các tiêu chuẩn và hướng dẫn hiện hành để cải thiện tình trạng người bệnh vàgiảm thiểu biến chứng (Ean và cộng sự, 2006; Eggimann, 2007; Richardson, 2007)
Tôn trọng nghiêm ngặt những thủ tục xác định trước khi thực hiện truyền máu hay cácsản phẩm của máu sẽ làm giảm nguy cơ truyền nhầm máu cho người bệnh Những sai sót doghi chép nhiều khi là nguyên nhân gây ra tai biến tan máu sau truyền máu (AABB, 2005;Parris và Grant – Casey, 2007)
3 Truyền dịch và theo dõi, chăm sóc người bệnh
3.1 Những kiến thức liên quan đến kỹ năng
3.1.1 Mục đích
- Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn đó mất của cơ thể trong trường hợp: Tiêu chảymất nước, bỏng nặng, mất máu, xuất huyết
- Giải độc, lợi tiểu
- Nuôi dưỡng người bệnh
- Đưa thuốc vào để điều trị, duy trì nồng độ thuốc kéo dài trong nhiều giờ
3.1.2 Nguyên tắc (10 nguyên tắc)
- Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu hoặc 5 đúng
- Dịch truyền, dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn
- Tiến hành kỹ thuật phải đúng quy trình và đảm bảo vô khuẩn
- Tuyệt đối không để không khí lọt vào tĩnh mạch
Trang 4- Đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu của người bệnh.
- Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trước trong và sau khi truyền
- Phát hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng và xử trí kịp thời
- Không để lưu kim quá 72 giờ tại một vị trí
- Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải giữ vô khuẩn
3.1.3 Nên truyền dịch
- Mất máu (xuất huyết): tai nạn, xuyết huyết tiêu hóa.
- Mất nước: tiêu chảy, bỏng
- Đối với trẻ em: thường tiêm truyền vào:
Tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch trán, tĩnh mạch thái dương
Tĩnh mạch mu bàn tay, cẳng tay
Tĩnh mạch mắt cá trong cẳng chân
Đối với người lớn: thường tiêm truyền vào:
Tĩnh mạch nếp gấp cẳng tay (tĩnh mạch chữ M), tĩnh mạch cẳng tay, tĩnh mạch cánh tay
Natri hydro carbonat 1,4% ( NaHCO3 1,4%)
- Dung dịch ưu trương
Natri clorid 10% - 20%
Glucose 20% - 30% - 50%
Natri hydro carbonat 5%
- Dung dịch có phân tử lượng lớn
Dextran
Subtosan
Huyết tương, máu
3.1.7 Nguy cơ tai biến, cách đề phòng và xử trí tai biến trong và sau khi truyền dịch
3.1.7.1 Dịch không chảy
Trang 5- Do kim bị lệch, lỗ kim áp sát vào thành mạch.
+ Cách đề phòng: đưa kim vào tĩnh mạch đúng kỹ thuật,
+ Xử trí: điều chỉnh lại đốc kim, kê gạc dưới đốc kim
-Do mạch xẹp
+ Cách đề phòng: cân nhắc kỹ trước khi quyết định chọn tĩnh mạch để tiêm
+ Xử trí: Dùng bàn tay vuốt nhẹ theo đường của tĩnh mạch để dồn máu
+ Người bệnh có cảm giác khó chịu, bỏng rát, đau nơi truyền
+ Thấy hiện tượng tắc, nghẽn khó lưu thông thuốc hoặc dịch truyền
- Cách đề phòng:
+ Đưa kim vào tĩnh mạch đúng kỹ thuật đảm bảo mũi vát nằm trọn trong lòng tĩnh mạch,không đâm kim nhiều lần trên cùng một tĩnh mạch, không nên chọn tĩnh mạch đã bị vỡ.+ Kiểm tra vùng tiêm/truyền thường xuyên nhất là khi sử dụng bơm tiêm điện
+ Không băng phía trên vùng truyền
+ Hướng dẫn người bệnh/người nhà người bệnh quan sát, theo dõi vùng truyền để báocáo khi có bất thường xảy ra (sưng nề, nóng, đỏ, đau)
Xử trí:
Ngừng truyền, rút kim và đổi vị trí truyền
Nếu dung dịch truyền ưu trương thoát ra ngoài: ngừng truyền, báo bác sĩ và thực hiện y lệnh
+ Thường xuyên kiểm tra vùng truyền
+ Tháo kim khi có dấu hiệu đầu tiên: sưng, đau, đỏ
- Xử trí:
Trang 6+ Tháo kim truyền sang tay khác nếu có thể
+ Cay mắt và chảy nước mũi
+ Mày đay, phát ban
+ Tụt huyết áp: xuất hiện vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên màngười bệnh đã từng bị dị ứng
Trẻ em: giảm ít nhất 30% HA tâm thu hoặc tụt HA tâm thu so với tuổi
Người lớn: HA tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị HA tâm thu
+ Chú ý: một phản ứng phản vệ có thể xảy ra trong vài phút sau khi tiếp xúc baogồm: đỏ bừng, ớn lạnh, lo lắng kích động, ngứa toàn thân, đánh trống ngực, thở khò khè,khó thở, ho, co giật và có thể ngừng tim
- Cách đề phòng:
+ Thực hiện 5 đúng trước khi truyền (đặc biệt là chất lượng thuốc)
+ Khai thác tiền sử bị dị ứng của người bệnh
+ Khi truyền dịch phải đảm bảo đúng tốc độ truyền trong y lệnh
+ Theo dõi người bệnh trong suốt thời gian truyền đặc biệt là 15 phút đầu sautruyền dịch
+ Ngừng truyền ngay – báo bác sĩ
+ Thực hiện y lệnh của Bác sĩ (xử trí tình trạng suy tim, )
Trang 7+ Hạ huyết áp động mạch trong trường hợp có sốc, trụy mạch
+ Tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm nếu có viêm tắc tĩnh mạch lớn
+ Mất, rối loạn ý thức trong trường hợp tắc mạch não
+ Suy hô hấp, rối lọan nhịp thở trong tắc mạch phổi
- Cách đề phòng:
Đuổi khí tốt trước khi truyền
Sử dụng thiết bị báo động khi có khí trong hệ thống hoặc lọc khí/loại bỏ trước khivào mạch
Cố định các đầu nối của hệ thống truyền chắc chắn
- Xử trí:
Ngừng truyền
Đặt người bệnh ở tư thế Trenderlenburg để khí trong mạch đi vào tâm nhĩ phải vàphân tán qua động mạch phổi
Thông báo cho Bác sỹ
Cho người bệnh thở oxy
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
Ghi chép tình trạng của người bệnh và những can thiệp/xử trí
3.1.7.7 Viêm tĩnh mạch
Nguyên nhân:
Cục máu đông ở đầu kim/catheter
Lưu kim/catheter quá lâu trong lòng mạch
Cọ sát catherter trong lòng mạch
Giảm lưu thông máu quanh kim/catheter
Dung dịch có độ pH quá cao hoặc quá thấp hoặc áp lực thẩm thấu cao (ưutrương)
Trang 8+ Ghi chép tình trạng và những xử trí.
3.1.7.8 Quá tải tuần hoàn
- Nguyên nhân:
+ Tốc độ chảy quá nhanh/tính tốc độ truyền sai
+ Khóa điều chỉnh bị lỏng dẫn đến dịch chảy nhanh
+ Truyền quá nhiều dịch
+ Thở oxy (nếu cần) theo y lệnh
+ Thực hiện thuốc theo y lệnh
3.1.7.9 Nhiễm khuẩn toàn thân
Nguyên nhân:
Không duy trì kỹ thuật vô trùng trong quá trình thực hiện kỹ năng hoặc chăm sócvùng truyền kém
Người bệnh suy giảm miễn dịch
Cố định không tốt làm kim di động tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập
Lưu kim/catheter quá lâu
Viêm tĩnh mạch kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
Dấu hiệu/triệu chứng:
Thường không có dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ
Sốt, rét run và khó chịu mà không rõ nguyên nhân
Cách đề phòng:
Thực hiện nghiêm kỹ thuật vô khuẩn trong mọi thao tác, giai đoạn
Bảo vệ tất cả đầu kết nối
Thay hệ thống truyền (kim, dây ) theo đúng quy định
Xử trí:
Thông báo cho bác sỹ
Dùng thuốc theo y lệnh
Nuôi cấy vùng truyền và đầu catheter
Theo dõi dấu hiệu sống
Trang 93.1.7.10 Các bệnh lây qua đường máu: Viêm gan B, giang mai, nhiễm HIV, sốt rét…
Nguyên nhân:
Không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn
Sử dụng chung kim truyền, bơm tiêm, kim tiêm của người mắc viêm gan B, giang mai, nhiễm HIV…
Dụng cụ, thao tác đảm bảo vô khuẩn
Xử lý vật sắc nhọn đúng quy định và ngay sau khi sử dụng
Tiêm phòng vaccin với đối tượng có nguy cơ cao (tiêm phòng viêm gan B cho ĐD)
Ví dụ: mạch nhanh do rối loạn điện giải;
nước tiểu ít có thể do thiếu dịch
-Tri giác? tuổi? thể trạng?
- Nhận định dấu hiệu sống: mạch, nhiệt
độ, nhịp thở, huyết áp
- Ghi nhận các dấu hiệu cơ bản của người bệnh để xác định sự ảnh hưởng của cân bằng dịch và điện giải
2 Khai thác tiền sử dùng thuốc và dị
ứng thuốc của người bệnh; kiến thức
của người bệnh với loại thuốc tiêm
truyền
- Phòng shock do dị ứng thuốc
3 Nhận định các yếu tố liên quan đến
dịch truyền, kim truyền, tốc độ
truyền, thời gian truyền, …
- Giúp chuẩn bị dụng cụ, có kế hoạch truyềndịch cho người bệnh an toàn và hiệu quả
4 Đánh giá tình trạng cân bằng nước –
điện giải
Phù ngoại biên: Đánh giá ở vị trí các
mấu lồi của xương
Theo dõi cân nặng
Da và niêm mạc khô (độ đàn hồi của
da)
Khát
Phải đảm bảo truyền dịch an toàn và chínhxác
Trang 10sẹo, tình trạng vệ sinh da, … - Giảm đau, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
7 Nhận định môi trường truyền dịch - Đảm bảo an toàn khi truyền dịch
Trang 113 Người bệnh được truyền dịch đúng quy trình kỹ thuật, an toàn và hiệu quả.
4 Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi truyền dịch
5 Diễn biến của người bệnh được đánh giá đúng và tốt dần lên dựa trên cơ sở đạt đượcmục đích truyền dịch
1 Điều dưỡng rửa tay/sát khuẩn tay
nhanh Giảm nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật
2 Kiểm tra hồ sơ và đối chiếu:
Dung dịch sát khuẩn tay
Xô đựng rác thải các loại
Gắp bông sát khuẩn vị trí truyền (nếu cần)
Khay để dây truyền dịch, bơm kim tiêmLàm sạch vùng da trước khi tiêm
Ngừa bội nhiễm cho da
Phù hợp với thuốc và loại dịch truyềnPhù hợp với tĩnh mạch NB
Xử trí kịp thời khi người bệnh có dấu hiệu bất thường
- Để làm nổi tĩnh mạch khi truyền Để làm thẳng phần chi khi truyền dịch
Trang 12 Phiếu theo dõi DHST, phiếu truyền
- Túi đựng chất thải lây nhiễm
- Túi đựngchất thải thông thường
Túi đựng chất thải tái chế
Chuẩn bị dịch truyền, thuốc (nếu có)
Kiểm tra lại chỉ định truyền dịch,
kiểm tra chất lượng dịch
Đọc trên nhãn của chai dịch và đối
chiếu với chỉ định của bác sĩ
Quản lý chất thải sắc nhọnQuản lý chất thải y tế theo đúng quy định
Để chắc chắn dùng dịch truyền và thuốc đúng chỉ định
- Bảo đảm dùng đúng loại dịch truyền, thuốc cho người bệnh
- Tránh nhầm lẫnBảo đảm an toàn cho người bệnh khi truyền dịch
4 Chuẩn bị địa điểm:
Giải thích với người bệnh/gia đình
Giải thích các dấu hiệu và triệu
chứng của tai biến
Động viên và giúp người bệnh ở tư
thế thoải mái (tư thế nằm ngửa)
Nâng giường của người bệnh ngang
tầm làm việc của người điều dưỡng
Người bệnh hiểu về mục đích và quy trình của truyền dịch
Phát hiện sớm tai biến
An toàn cho NB khi tiến hành
Thuận tiện cho điều dưỡng khi thực hiện
6 Kiểm tra đầy đủ y lệnh của bác sĩ:
loại dịch truyền (không sử dụng
dịch bị thay đổi màu sắc; hết hạn;
- Tránh nhầm lẫn khi thực hiện kỹ thuật cho người bệnh và thuận tiện cho các thao tác
Trang 13thủng hay kết tủa); số lượng; thuốc
(nếu có); tốc độ dịch chảy và thời
gian Thực hiện theo nguyên tắc 5
đúng
Hình 1.4: Kiểm tra kỹ túi dịch truyền
7 Mở bộ dây truyền, đảm bảo vô
khuẩn phần kim truyền(kim sẽ luồn
vào mạch máu) và phần đầu sẽ cắm
vào chai truyền
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn
8 Di chuyển khóa của dây truyền cách
bầu đếm giọt từ 2-5cm, khóa dây
truyền
Dễ dàng điều chỉnh tốc độ dịch truyền và dễquan sát
9 Bật và sát khuẩn nút chai dịch ( đặt
quang treo vào chai dịch nếu cần);
cắm bộ dây dịch vào túi hoặc chai
truyền; tháo nắp đầu nhọn của dây
truyền; giữ đầu nhọn không chạm
vào bất cứ thứ gì trước khi đâm vào
nút cao su của chai truyền
Đảm bảo sạch và vô khuẩn
Hình 1.5: Lắp túi/chai dịch với dây truyền
10 Treo chai/túi dịch truyền lên cọc
truyền; bóp bầu nhỏ giọt để dịch
truyền vào đến 1/3 – 1//2 bầu
- Cho dịch chảy vào bầu trước để ngăn khôngcho không khí đi vào dây truyền dịch
Trang 14Hình 1.6: Treo dịch truyền
Hình 1.7: Bóp bầu đếm giọt
11 Đuổi khí trong dây truyền: từ từ mở
khóa cho dịch chảy từ bầu giọt đến
kim truyền; quan sát trong dây
không còn không khí; khóa dịch
truyền khi dịch đã chảy đến kim
Lựa chọn vùng truyền phù hợp Giúp người bệnh cảm thấy thoải mái
13 Đặt gối kê tay và dây garo dưới
vùng truyền
Đặt dây garô cách nơi đưa kim vào tĩnh
mạch khoảng 10cm
Trẻ nhỏ: đặt dây garô cách nơi đưa kim
vào tĩnh mạch khoảng 5cm (nếu truyền
tĩnh mạch ở tay hoặc chân)
Thuận lợi khi đưa kim vào tĩnh mạch
14 Mang găng tay sạch Đeo kính bảo
vệ mắt (nếu cần) và khẩu trang
trong trường hợp có thể bị máu bắn
- Giảm sự lây truyền của vi sinh vật; giảm sự phơi nhiễm HIV, viêm gan, và những vi sinh vật lây truyền qua đường máu Để phòng máu bắn vào niêm mạc
15 Buộc dây garo ở trên và cách vị trí
truyền 10cm bắt lại mạch xem còn
đập không hoặc sử dụng vòng quấn
máy đo huyết áp thay dây garo làm
giảm chấn thương lớp dưới da và cơ
và giảm thể tích máu trong tĩnh
mạch tại vị trí truyền
Trẻ nhỏ: buộc dây ga rô cách nơi đưa
- Dây garo làm máu tĩnh mạch trở về chậm nhưng không làm ứ trệ máu động mạch Nếu không tìm thấy một tĩnh mạch ở tay hoặc ở cẳng tay thì di chuyển dây garo lên phía trên hố khuỷu
Trang 15kim vào tĩnh mạch khoảng 5cm (nếu
truyền ở tay hoặc chân)
Bắt động mạch quay nếu truyền tĩnh
mạch ở cẳng tay
Hình 1.8: Garo cách vị trí truyền 10cm
16 Sát khuẩn vị trí truyền bằng
bông/gạc vô khuẩn vào chính giữa
vị trí tiêm và sát khuẩn rộng ra với
đường kính trên 10cm cho đến khi
- Không được sờ vào vùng truyền đã được sátkhuẩn (vì khi đó đưa vi khuẩn từ các ngón tay sang vị trí truyền) Nếu điều này xảy ra thì phải sát khuẩn lại
17 Cố định tĩnh mạch, đâm kim: đặt
gốc bàn tay không thuận dưới vị trí
tiêm, kéo da thẳng theo đường đi
của tĩnh mạch ở phía dưới vị trí định
đưa kim khoảng 4-5cm, một tay cầm
kim chếch 15-300 so với mặt da đưa
kim nhẹ nhàng vào tĩnh mạch; khi
thấy máu trào ra đốc kim thì nhẹ
nhàng hạ thấp kim song song với
mặt da (kéo nòng kim lui ra – đối
với kim luồn) và đưa kim sâu hơn
vào lòng mạch
(Khi đã rút nòng kim ra thì không đưa
trở lại)
-Đối với kim bướm, ngón trỏ và ngón
cái giữ vào cánh bướm mũi vát ngửa
lên trên, đưa kim xuyên qua da một góc
15-300 ngập mũi vát thấy máu trào ra
đốc kim, hạ thấp kim tiêm luồn vào tĩnh
- Đưa nòng kim trở lại kim truyền có thể làm đứt kim truyền, rơi vào tĩnh mạch gây nguy hiểm(tắc mạch; tắc kim truyền)
Hình 1.9: Đâm kim chếch 150 so với mặt da
18 Tháo dây garo nhẹ nhàng - Giảm áp lực dây garo làm giảm áp lực của
mạch máu
19 Mở khóa truyền - Cho dịch chảy qua kim truyền, ngăn ngừa
Trang 16
- tình trạng máu đông ở kim truyền.Chỉnh khóa dịch truyền
Hình 1.10: Mở khóa dây truyền
20 Cố định kim truyền bằng băng dính
trong suốt hoặc gạc vô trùng Rút
gối kê tay và dây garô
21 Ghi rõ thời gian, tên ĐD và dán lên
trên băng dính - Theo dõi và chăm sóc ven truyền, k để ven truyền lưu quá 72h
22 Đảm bảo vùng da định dán băng
-Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và giảm khó chịu cho người bệnh; đảm bảo tính thẩm mỹ
Trang 17- Phát hiện sớm tai biến tại vị trí truyền
25 Cuộn một vòng dây truyền dọc theo
tay của người bệnh sau đó dùng
miếng băng dính thứ hai cố định lại
(nếu cần)
- Tránh tuột kim
Hình 1.13: Cố định dây truyền
26 Điều chỉnh lại tốc độ dịch truyền
theo đúng y lệnh và nối với dụng cụ
28 Giúp người bệnh về tư thế thoải
mái; hướng dẫn người bệnh cách
vận động an toàn để không làm tuột
kim truyền
Dặn dò NB những điều cần thiết
(Khi thấy có dấu hiệu bất thường:
rét run, khó thở, tức ngực, đau vùng
truyền phải báo ngay)
- Tạo sự thoải mái cho người bệnh
loại dịch truyền, loại kim, tốc độ
truyền, ngày giờ truyền, vị trí
truyền, tốc độ dịch chảy, loại dây
truyền, kích cỡ, thời gian bắt đầu
truyền, lượng dịch truyền còn lại
trong túi/chai dịch
Nếu sử dụng thiết bị truyền tự động
ghi tên thiết bị truyền dịch tự động
ghi tên thiết bị, tốc độ truyền
Ghi lượng dịch truyền và sự nguy
vẹn cũng như sự lưu thông của hệ
thống truyền
Ghi những phản ứng của người bệnh
Đảm bảo tính liên tục của quy trình
Tránh sự nhầm lẫn khi thay đổi giữa các ca trực
Theo dõi tiến triển của người bệnh
Trang 18trước, trong và sau truyền.
1 Người bệnh/gia đình người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp
với điều dưỡng trong và sau khi thực hiện kỹ năng
2 Người bệnh/gia đình người bệnh hiểu được mục đích của truyền
dịch và có kiến thức về truyền dich như: không tự điều chỉnh tốc độ
truyền, phát hiện tai biến trong và sau khi truyền
3.Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi truyền dịch và được
đánh giá đúng và có can thiệp phù hợp
4.Người bệnh an toàn trong và sau khi được truyền dịch
5 Diễn biến của người bệnh được đánh giá đúng và tốt dần lên dựa
trên cơ sở đạt được mục đích truyền dịch
4 Sử dụng kim luồn tiêm truyền tĩnh mạch
4.1 Những kiến thức liên quan đến kỹ năng
4.1.1 Đặc điểm cấu tạo và lợi ích của kim luồn:
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Kim được làm bằng chất liệu ETFE (Ethylene Tetra Fluor Ethylene)
+ Thành mỏng, cứng, độ đàn hồi tốt nên thâm nhập qua da dễ dàng
+ Đầu kim mềm nên khi người bệnh cử động không gây tổn thương cho thành mạch
+ Chất liệu sinh học giúp lưu được kim luồn trong lòng mạch 72 giờ
+ Mũi kim rất nhọn và sắc
Với người bệnh tạo cảm giác dễ chịu và ít đau
Với người sử dụng: mũi tiêm không làm tổn thương lan rộng, hạn chế nhiễm khuẩn.+ Hình dáng kim thon và nhẵn làm giảm lực cản khi thâm nhập vào cơ thể ngườibệnh
+ Tiệt trùng bằng chùm điện tử có lợi ích: giảm bớt tác động không có lợi đến sảnphẩm (do không dùng nhiệt), không có chất dư thừa (chí nhiệt tố) sau khi tiệt trùng, giảmảnh hưởng môi trường do không dùng chất hóa học để tiệt trùng
Trang 19Hình 1.14: Cấu tạo kim luồn
- Lợi ích của kim luồn tĩnh mạch ngoại vi:
+ Đường truyền ổn định: truyền tĩnh mạch sử dụng kim luồn sẽ giúp đường truyền ổnđịnh do kim được luồn sâu trong lòng mạch và thân kim mềm nên tránh được va chạm vớithành mạch mỗi khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc di chuyển
+ Tạo sự an toàn và thoải mái cho người bệnh trong thời gian truyền dịch, đặc biệtvới những trường hợp cần phải truyền với thời gian kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày.+ Hiện nay, kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi được sử dụng rộng rãi mang lại nhiều tiện ích vàhiệu quả cho người bệnh và điều dưỡng viên
- Các loại kim luồn tĩnh mạch ngoại vi: kim luồn có nhiều loại được phân chia thành các
cỡ từ 14 đến 24, việc phân chia này có ưu điểm:
+ Dễ dàng cho việc quản lý
+ Tiện lợi sử dụng: cho phép nhanh chóng chọn được cỡ kim phù hợp để sử dụngdựa vào màu sắc của chúng trên thân kim: màu vàng cỡ 24, màu xanh cỡ 22, màu hồng cỡ
20, màu xanh lá cây cỡ 18, màu xám cỡ 16, màu gạch cua cỡ 14 (quy định của hãngBbraun)
+ Phạm vi sử dụng rộng: có thể sử dụng được cho nhiều công việc khác nhau như:truyền dịch, chọc dò, chọc hút, lấy ven ở vị trí khó, chọc động mạch…
+ Bảo quản dễ dàng: cùng một loại hộp có thể đựng được số lượng kim nhiều hơn.+ Các loại kim luồn:
Trang 20Bảng Màu sắc quy định kích cỡ kim luồn (hãng B.braun)
thuốc, chế phẩm máuXanh da trời 18G 90 ml/phút 5,4 lít/h
ml/phút 18 lít/h Trong trường hợp cấp cứu hoặcnhững người không tự chủ
HÌnh 1.15: Các loại kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
4.1.2 Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định:
+ Truyền dịch
+ Truyền thuốc liên tục hoặc ngắt quãng
+ Truyền máu và sản phẩm máu
+ Truyền thuốc đối kháng hoặc an thần
+ Phòng ngừa ở những người không tỉnh táo hoặc người chuẩn bị phẫu thuật
- Chống chỉ định:
+ Tuyệt đối:
Viêm nhiễm vùng da hoặc vùng dự định đặt kim luồn
Có lỗ dò tĩnh mạch phía trước cẳng tay nơi dự định đặt kim
Tiền sử phẫu thuật vú và hạch nách hoặc có hạch ở phía trên cánh tay đặt kim+ Tương đối:
Nguy cơ chảy máu
Tĩnh mạch cẳng tay (khuỷu đến cổ tay), nơi sẽ dự định đặt cầu tĩnh mạch ởnhững người bệnh suy thận có chỉ định chạy thận nhân tạo
Trang 214.1.3 Những lưu ý về kỹ thuật khi sử dụng kim luồn tĩnh mạch
- Kỹ thuật chọc qua da: tư thế nên điều dưỡng viên ở một vị trí thoải mái Đối với người da
nhẽo, người già, suy kiệt, rối loạn về đông máu nên tránh chọc trực tiếp lên tĩnh mạch ngay
mà nên chọc qua ít da sau đó chọc vào tĩnh mạch giúp cho quá trình lưu kim không bị dòdịch máu ra ngoài tránh chảy máu khi rút kim
- Động tác luồn kim:
+ Chỉ cần chọc khoảng 2/3 chiều dài kim vào lòng mạch, khi có máu xuất hiện ở đầu báo
+ Không cố gắng chọc toàn bộ chiều dài kim vào lòng mạch vì có thể tăng nguy cơ chọc rangoài thành mạch,
+ Tránh thao tác rút nòng sắt ra để kiểm tra xem máu có chảy ra không, rồi lại đưa nòng trởlại để chọc tiếp, động tác này rất nguy hại, có thể làm tổn thương đứt, gãy đoạn ống kimluồn, gây trôi vào trong vòng tuần hoàn
- Thao tác rút nòng sắt: để tránh chảy máu, nên ước tính được vị trí đầu mũi kim đưa vào
trong lòng tĩnh mạch đến đâu, dùng một ngón tay ấn vị trí đó, nếu không thấy chảy máu ởđầu báo thì từ từ rút nòng kim ra ngoài
- Lắp dây truyền dịch vào đầu kim luồn: phải chắc chắn rằng đã đuổi khí sạch khỏi dây
truyền trước khi kết nối với đốc kim luồn và nên thả từ từ vị trí ép ở đầu kim nhằm đuổi hếtphần khí ở đốc kim ra ngoài rồi mới tiến hành nối với nhau, nếu là đoạn dây truyền có vòngxoáy cố định, thì cố gắng xoắn chặt, vì đây là điểm sung yếu cơ hội cho dịch thoát ra ngoài,khí vào bên trong
- Cố định kim dây truyền: cố định tốt đầu đốc kim, đảm bảo kim không bị xê dịch trong quá
trình sử dụng, sau đó cố định dây truyền, tránh cố định qua hai một khớp
- Ghi chép hồ sơ chăm sóc thời gian đặt kim, không nên lưu kim luồn quá 72 giờ.
4.2 Quy trình kỹ thuật
1.Nhận định các yếu tố lâm sàng/ các điều
kiện ảnh hưởng đến vị trí đặt kim tiêm ngoại
vi
- Giúp đường truyền ổn định do kim luồnsâu trong lòng mạch
- Tránh được sự va chạm khi người bệnh
di chuyển hoặc thay đổi tư thế, đặc biệttrong trường hợp người bệnh giãy giụa
- Tạo sự an toàn và thoải mái cho người
Trang 22bệnh trong thời gian lưu giữ kim luồn, đặcbiệt kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày.2.Đánh giá sự thay đổi nhận thức của người
bệnh có đặt kim luồn - Xác định mức độ đáp ứng của nhận thứcvà có sự chỉ dẫn cần thiết Nếu đặt đường
truyền tĩnh mạch cho người bệnh mắcchứng tăng huyết áp, gây tê tại chỗ có thểđược chỉ định
3.Có sự hiểu biết về mục đích của đặt kim
luồn ngoại vi, thông tin về các loại kim luồn
thích hợp nhất cho tiêm truyền tĩnh mạch
- Giúp dự kiến và thay đổi vị trí đặt kim,loại kim truyền thích hợp và tránh truyền ởnhững vị trí ảnh hưởng đến quá trìnhtruyền
4.Xác định người bệnh có phải trải qua bất
kỳ kế hoạch hay thủ tục phẫu thuật không
5.Nhận định những yếu tố nguy cơ sau: trẻ
em, người già, thương tổn da, nhiễm trùng,
giảm tiểu cầu, hoặc dùng thuốc chống đông
6.Kiểm tra những kết quả xét nghiệm và
tiền sử dị ứng của người bệnh, đặc biệt là dị
ứng với iốt, băng dính…
- Thu thập những thông tin ảnh hưởng đếnquá trình thực hiện: dị ứng…
Trang 2313 Buộc dây garo phía trên vị trí đâm kim
10 cm Giúp tĩnh mạch nổi rõ làm cho việc tìmtĩnh mạch được dễ dàng
Hình 1.17: Buộc dây Ga rô
14 Sát khuẩn vùng da để đặt kim luồn bằng
bông/gạc vô khuẩn vào chính giữa vị trí
tiêm/dọc theo tĩnh mạch và sát khuẩn rộng ra
với đường kính là 5cm
Sử dụng bông cồn cồn 700 để loại bỏ vikhuẩn ra khỏi vị trí tiêm
Hình 1.18: Sát khuẩn vị trí chọc
15 Kiểm tra kim luồn:
- Tháo nắp đậy kim - Phòng ngừa sự lây nhiễm sang người thựchiện do máu, dịch tiết của người bệnh, trường
Trang 24- Kiểm tra kích cỡ của kim, còn nguyên
vẹn không
hợp da của người bệnh bị viêm nhiễm có nguy
cơ lây nhiễm cao
- Đảm bảo dụng cụ vô khuẩn
- Không sử dụng những dụng cụ khôngcòn nguyên vẹn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn
Hình 1.19: Tháo nắp kim và kiểm tra sự
nguyên vẹn của kim luồn
16 Cố định tĩnh mạch, cầm đâm kim:
Đặt gốc bàn tay không thuận dưới vị trí tiêm,
kéo da thẳng theo đường đi của tĩnh mạch,
dưới vị trí đưa kim vào tĩnh mạch 4-5cm, cố
định tĩnh mạch Dùng ngón trỏ và ngón cái
của tay thuận cầm đốc kim
- Giữ chặt tĩnh mạch, tạo sự thuận lợi khiđâm kim vào tĩnh mạch
17 Đâm kim vào tĩnh mạch:
Đâm kim xuyên qua da 1 góc 10 - 300, hạ
thấp thân kim để luồn vào tĩnh mạch, thấy
máu chảy ra ở đốc kim thì dừng lại, kéo
nòng kim lui ra
- Đảm bảo kim luồn vào trong tĩnh mạch
- Quan sát thấy máu từ trong lòng mạch chảy vào ống kim luồn
- Máu không chảy ra ngoài
18 Luồn ống kim vào thành mạch: đẩy nhẹ
ống luồn bằng nhựa vào trong lòng mạch
máu
- Đẩy nhẹ nhàng ống luồn vào trong lòngmạch, đồng thời quan sát những biểu hiệncủa người bệnh: sắc mặt, tinh thần,…
Hình 1.20: Luồn ống kim vào thành mạch19.Cố định đốc kim:
Hạ thấp góc tạo bởi mũi kim với mặt da,
điều chỉnh góc kim phù hợp và cố định cho
chắc chắn
- Tránh luồn kim quá sâu, xuyên quathành mạch gây tổn thương tĩnh mạch
Trang 25Hình 1.21: Cố định đốc kim
20 Tháo dây ga rô nhẹ nhàng và cẩn thận - Cho phép dòng máu trở lại bình thường.
- Tránh gây đau cho người bệnh
21 Rút nòng kim ra: Dùng ngón trỏ và ngón
cái tay thuận rút nòng kim ra, tay còn lại giữ
tĩnh mạch phía trên vị trí truyền
- Cô lập kim ngay khi rút nòng kim ra
- Rút nhẹ nhàng và sẽ thấy máu chảy ra từống kim luồn, ấn nhẹ đầu kim để hạn chếmáu trào ngược ra ngoài
- Giảm nguy cơ chọc thủng tĩnh mạch
- Giảm nguy cơ tổn thương do kim đâm
Hình 1.22: Rút nòng kim ra
22 Nhanh chóng lắp đầu dây truyền dịch
vào đuôi kim luồn, không chạm vào điểm
nối Tiếp tục ấn nhẹ đầu kim đến khi nối
xong
- Để kim luồn được thông suốt
- Không để máu trào ra bên ngoài
- Đảm bảo vô khuân
23 Quan sát dấu hiệu tại vị trí truyền:
- Phồng nơi tiêm
- Chảy máu ở vị trí truyền
- Cảm giác đau tức, khó chịu
- Phát hiện sớm các sai sót để xử trí kịpthời
- Đảm bảo kim đã vào đúng trong lòngmạch
24 Cố định kim luồn:
- Dùng băng dính cố định kim chắc chắn
- Nên dùng băng dính trong suốt
- Đảm bảo đầu kim được giữ chắc chắn và
an toàn
Trang 26Hình 1.23: Cố định kim luồn
25 Bảo vệ đầu kim:
Phủ lên kim một miếng gạc vô khuẩn và
băng lại nhẹ nhàng
- Đảm bảo an toàn cho kim
- Không để máu trào ra bên ngoài kimtrong khi nối đuôi kim với kim tiêm hoặc
- Giảm sự lây truyền vi khuẩn, ngăn ngừatai nạn do kim đâm
- Không dùng lại dụng cụ đã được sử dụng
và bị nhiễm bẩn
27.Ghi hồ sơ:
- Ghi lý do tại sao dùng kim luồn
- Điều dưỡng viên ghi chép những thao tác
khi tiến hành đặt kim luồn, vị trí đặt kim,
loại kim và kích cỡ, ngày giờ sau khi đặt
kim luồn thành công vào tĩnh mạch
- Ghi nhận sự nguyên vẹn cũng như sự lưu
thông của hệ thống truyền, vị trí truyền
- Ghi những phản ứng của người bệnh với
phương pháp đặt kim luồn ngoại vi: phồng
nơi tiêm, nhiễm trùng vị trí đặt kim, viêm tắc
tĩnh mạch,…
- Đảm bảo tính liên tục của quy trình
- Tránh sự nhầm lẫn khi thay đổi giữa các
ca trực
- Theo dõi tiến triển của người bệnh
1 Người bệnh/gia đình người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp
với điều dưỡng trong và sau khi thực hiện kỹ năng
2 Người bệnh/ gia đình người bệnh hiểu được sự cần thiết của đặt
kim luồn và tự chăm sóc vị trí đặt kim luồn ngoại vi an toàn và hiệu
quả (không làm tuột kim, không làm ướt nới đặt kim luồn
3 Đường truyền thông suốt, kim luồn đúng vị trí
Trang 274 Tại vị trí tiêm kim luồn ngoại vi không có dấu hiệu của nhiễm
khuẩn, sưng nề Nhiệt độ của da trong giới hạn bình thường
5 Bơm thuốc qua đường truyền tĩnh mạch
5.1 Những kiến thức liên quan đến kỹ năng
5.1.1 Định nghĩa bơm thuốc qua đường truyền tĩnh mạch:
Định nghĩa: Bơm thuốc qua đường truyền tĩnh mạch là phương pháp đưa một liềuthuốc trực tiếp vào hệ tuần hoàn qua đường tĩnh mạch đã được đặt sẵn
Bơm thuốc qua đường truyền thường yêu cầu những lượng dịch nhỏ và thuận lợi chonhững người bệnh có nguy cơ qúa tải dịch Mỗi cơ sở y tế cần có quy định những thuốcđược đưa qua đường truyền tĩnh mạch Bơm thuốc qua đường truyền tĩnh mạch cũng cónhững ưu và nhược điểm
Bơm thuốc qua đường truyền tĩnh mạch là một phương pháp dùng thuốc nguy hiểm vìphương pháp này không cho phép thời gian để khắc phục sai lầm Do đó tính đúng lượngthuốc trước khi tiêm là rất quan trọng Thêm vào đó, một đường truyền tĩnh mạch (a bolus)
có thể trực tiếp gây kích ứng lòng mạch, vì vậy phải luôn cố định vị trí đường truyền tĩnhmạch hoặc kim truyền Không áp dụng bơm thuốc qua đường truyền tĩnh mạch nếu tại vị trítruyền xuất hiện phồng, phù, sưng đỏ hoặc nếu các dịch đưa qua tĩnh mạch không đúng tỷ lệtheo y lệnh Tiêm một số thuốc vào mô xung quanh tĩnh mạch có thể gây đau, tróc mô và ápxe
Bơm thuốc qua đường truyền tĩnh mạch quá nhanh có thể gây ra các hậu quả nghiêmtrọng cho người bệnh, thậm trí là tử vong
Đối chiếu tỷ lệ thuốc bơm qua đường truyền tĩnh mạch bằng cách sử dụng các hướngdẫn của bệnh viện hoặc sổ tay tham khảo về thuốc Kiểm tra lại số lượng thuốc sẽ tiêm trongvòng một phút, nồng độ, và tốc độ tiêm Ví dụ, nếu một người bệnh được tiêm 6ml trong 3phút thì phải bơm 2ml trong 1 phút qua đường truyền tĩnh mạch Người điều dưỡng phảihiểu được mục đích của việc dùng thuốc và bất cứ phản ứng bất lợi tiềm tàng nào liên quanđến tốc độ và đường dùng thuốc
Trang 285.1.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp bơm thuốc qua đường truyền tĩnh mạch
Ưu, nhược điểm của phương pháp bơm thuốc tĩnh mạch
- Thuốc có tác dụng nhanh nên được sử
dụng trong những trường hợp cấp cứu
- Các thuốc được chuẩn bị nhanh và đưa
vào nhanh hơn là bằng biện pháp đưa
thuốc piggyback tĩnh mạch
- Các liều thuốc có tác dụng ngắn có thể
được chuẩn độ dựa trên các nhu cầu và
đáp ứng của người bệnh đối với nghiệm
pháp dùng thuốc Việc này quan trọng đối
với trẻ nhỏ, trẻ lớn và người bệnh nhiều
tuổi
- Phương pháp này cung cấp một liều
thuốc chính xác hơn vì không còn thuốc
đọng lại trong ống tĩnh mạch (Rosenthal,
- Tăng nguy cơ thâm nhiễm hoặc viêmtĩnh mạch, đặc biệt những thuốc cónồng độ cao, và mạch ngoại biên nhỏ,hoặc sử dụng thiết bị can thiệp mạchngắn
- Phản ứng quá mẫn với thuốc có thểxảy ra ngay lập tức hoặc chậm hơn sau2-3 ngày, đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ
2 Đánh giá đường truyền tĩnh mạch
đang đặt trên người bệnh xem có bị
tắc hay không
Để đưa thuốc vào hệ thống tuần hoàn hiệuquả, đường truyền tĩnh mạch phải được đặtđúng và dịch chảy được dễ dàng
4 Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi bơm thuốc qua đường truyền dịch
5 Tình trạng của người bệnh được đánh giá đúng và tốt dần lên
1 Thực hiện rửa tay Thực hiện 5 đúng Giảm sự lây truyền của vi khuẩn
Trang 29Đảm bảo xác định đúng thuốc và an toàncho người bệnh
2 Kiểm tra dụng cụ/thuốc và sắp xếp lên
khay hợp lý Thuận lợi khi tiến hành thủ thuật
3 Giải thích, động viên người bệnh và đặt
người bệnh ở tư thế thích hợp
Người bệnh yên tâm, tin tưởng
4 Lấy thuốc vào bơm tiêm theo các bước
của kỹ năng chuẩn bị thuốc từ ống (lọ)
thuốc
Đảm bảo lấy đủ số lượng thuốc và vôkhuẩn
5 Đi găng tay sạch Giảm sự lây truyền của vi khuẩn và giảm
nguy cơ phơi nhiễm với máu (OSHA,2006)
7 Bơm thuốc vào tĩnh mạch (trường hợp
chạc nối của dây truyền có 2 nhánh)
a Sát khuẩn vị trí chạc nối của dây truyền
với bơm tiêm, rồi để khô tự nhiên Ngăn chặn đường vào của vi khuẩn trongkhi gắn kim
b Nối đầu Ampu của bơm tiêm có thuốc
với một nhánh của chạc nối
Cho phép đưa thuốc vào tĩnh mạch
c Khóa nhánh đang truyền dịch Kéo nhẹ
pít tông để xem có máu trào ra không Xác định kim còn nằm trong tĩnh mạch vàđảm bảo rằng thuốc sẽ được đưa vào đường
tĩnh mạch
d Bơm thuốc trong thời lượng cho phép
đồng thời theo dõi phản ứng của người
bệnh
Đảm bảo tiêm thuốc an toàn Tiêm thuốcnhanh có thể dẫn đến tử vong
e Hết thuốc, rút bơm tiêm ra, mở khóa và
điều chỉnh lại tốc độ dịch truyền Tránh sự quá tải của hệ tuần hoàn
8 Bơm vào tĩnh mạch (trường hợp chạc
nối của dây truyền có 1 nhánh)
(1) Khóa nhánh đang truyền dịch Không để dịch truyền chảy ra ngoài
(2) Thông kim bằng 1 trong 2 cách sau
Thông kim bằng nước muối: chuẩn bị 1
bơm tiêm chứa 2-3ml nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có hiệu quả trong việcgiữ cho khóa tĩnh mạch được thông sạch vàphù hợp với nhiều loại thuốc
- Sát khuẩn vị trí chạc nối của dây truyền
với bơm tiêm, rồi để khô tự nhiên
Ngăn chặn đường vào của vi khuẩn trongkhi gắn kim
- Nối bơm tiêm chứa nước muối sinh lý
vào một nhánh của dây truyền Cho phép đưa thuốc vào tĩnh mạch
- Kéo nhẹ pít tông và kiểm tra xem máu có
trào ra không Để chắc chắn là kim ở trong mạch.
- Bơm chậm nước muối qua đường truyền Làm sạch kim và máu tụ ở đường truyền
- Bỏ bơm tiêm nước muối
Thông kim bằng heparin: Chuẩn bị một
Trang 30bơm tiêm với số lượng heparin theo y lệnh.
Chuẩn bị 2 bơm tiêm với 2-3ml nước muối
sinh lý
- Sát khuẩn vị trí chạc nối của dây truyền
với bơm tiêm, rồi để khô tự nhiên
Ngăn chặn đường vào của vi khuẩn trongkhi gắn kim
- Nối bơm tiêm thuốc Heparin vào một
nhánh của dây truyền Cho phép đưa thuốc vào tĩnh mạch, Duy trì sựlưu thông của đường truyền bằng cách ngăn
chặn cục máu đông Phương pháp SASH(Saline, Administration of medication, SalineHeparin)
- Bơm thuốc chậm đồng thời quan sát, theo
dõi người bệnh Đảm bảo an toàn cho người bệnh và pháthiện, xử trí kịp thời các tai biến
- Rút bơm tiêm, cô lập bơm tiêm vào hộp an
toàn
Tránh tổn thương do vật sắc nhọn
- Sát khuẩn lại vị trí khóa truyền bằng bông
- Đẩy nốt lượng thuốc trong trạc tiêm vào
tĩnh mạch bằng cách nối bơm tiêm chứa
nước muối sinh lý và bơm số lượng nước
muối tương đương với lượng thuốc ở trong
trạc
(3) Nối đầu Ampu của bơm tiêm có thuốc
với một nhánh của chạc nối
Cho phép đưa thuốc vào tĩnh mạch
(4) Bơm thuốc trong thời lượng cho phép
đồng thời theo dõi phản ứng của người
bệnh
Đảm bảo tiêm thuốc an toàn Tiêm thuốcnhanh có thể dẫn đến tử vong
(5) Cô lập bơm kim tiêm trong hộp an toàn Phòng các chấn thương do tai nạn kim đâm
theo hướng dẫn của Trung tâm phòng vàKiểm soát bệnh (CDC) đối với loại bỏ vậtsắc nhọn
(6) Tháo găng và rửa tay Giảm sự lây nhiễm vi khuẩn
1 Người bệnh/gia đình người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp
với điều dưỡng trong và sau khi thực hiện kỹ năng
2 Người bệnh/gia đình người bệnh hiểu được mục đích của bơm
thuốc qua đường truyền tĩnh mạch và có kiến thức về truyền dich
như: không tự điều chỉnh tốc độ truyền, phát hiện tai biến trong và
sau khi truyền
3 Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi bơm thuốc qua
đường truyền tĩnh mạch và được đánh giá đúng và có can thiệp phù
Trang 314.Người bệnh an toàn trong và sau khi được bơm thuốc qua đường
truyền tĩnh mạch: không có các dấu hiệu sưng, thâm nhiễm, vị trí
truyền không bị sưng nề
6 Sử dụng máy truyền dịch
6.1 Những kiến thức liên quan đến kỹ năng
6.1.1 Tính năng của máy truyền dịch
- Máy truyền dịch là một thiết bị được sử dụng để tiêm truyền liên tục với tốc độ rất chậmcác chất dinh dưỡng, máu và một số hóa chất nhằm nuôi dưỡng, điều trị người bệnh, đặcbiệt là đối với trẻ sơ sinh, sơ sinh non tháng tại các đơn vị điều trị tích cực hay chăm sóc đặcbiệt trong bệnh viện
- Được sử dụng kèm với các loại bơm tiêm thông dụng có nhiều thể tích khác nhau: 10, 20,
30, 50ml Với mỗi loại bơm tiêm thì máy lại có một chế độ tiêm khác nhau cho phù hợp
- Máy truyền dịch được thiết kế có hệ thống an toàn để duy trì nguồn điện cung cấp cho máyhoạt động trong trường hợp đang truyền cho người bệnh thì bị mất điện đột xuất
6.1.2 Nguyên tắc sử dụng máy truyền dịch
- Biết hiệu chuẩn (số lượng dịch chảy xuống) của dịch truyền trong một ml
● Nhỏ giọt vi mô: 60 giọt/ml
● Nhỏ giọt vĩ mô: 10-15 giọt/ml được lưu ý rõ ràng trên bao bì
- Xác định thời gian dịch chảy cho một lít Tính toán số ml/giờ (tốc độ chảy theo giờ) bằngcách chia số lượng dịch cho số giờ:
+ Số hiệu chuẩn x ml/phút = số giọt/phút
+ ml/giờ x số hiệu chuẩn/60 phút = số giọt/phút
- Xác định tốc độ dịch chảy theo giờ Kiểm tra túi dịch truyền và ghi hồ sơ một cách thứ tự,chú ý loại dịch, tên người bệnh, thời gian kéo dài của truyền dịch và dự đoán thời gian bắtđầu và kết thúc cho mỗi lần truyền
- Tham khảo sự hướng dẫn của nhà sản xuất cho việc sử dụng máy truyền dịch Nếu cầnphải kiểm soát áp lực, đảm bảo túi dịch truyền nằm phía trên vị trí truyền
- Theo dõi tốc độ dịch truyền và vị trí truyền để phát hiện những biến chứng Sử dụng đồng
hồ để kiểm tra tốc độ dịch truyền, ngay cả khi truyền bằng máy
- Đánh giá tình trạng của hệ thống khi có chuông báo hiệu
- Cần phải đảm bảo nguồn liên tục và nên luôn có pin ở chế độ chờ sẳn sàng sử dụng
- Phải có chế độ bảo trì và kiểm tra thường xuyên về mặt kỹ thuật
- Không bao giờ được phép điều chỉnh hay lắp đặt trong lúc đã kết nối với người bệnh (phảiđiều chỉnh các thông số và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh)
Trang 32- Cần được tính toán pha thuốc theo đúng liều lượng chỉ định.
- Kỹ thuật pha thuốc nên thực hiện theo phương thức là hút dung môi vào bơm tiêm trước, sau đóđuổi khí và đẩy bớt dịch dung môi ra ngoài và mới bơm hút dịch thuốc vào sau (cách này làm chothể tích dung môi và thuốc là chính xác và lượng thuốc không bị mất đi)
- Cần có nhãn dán trực tiếp lên bơm tiêm ghi rõ: tên thuốc, liều, tốc độ, giờ bắt đầu, giờ kếtthúc (nếu cần)
- Trong quá trình bơm tiêm hoạt động cần kiểm tra thường xuyên sự hoạt động liên tục củabơm tiêm
- Cảnh giác đường truyền, các khớp nối tránh tình trạng gập hay tắc nghẽn đường truyền.Đường truyền dẫn thuốc (bơm tiêm điện) cần có tốc độ truyền ổn định và liên tục, khôngnên điều chỉnh tốc độ ở đường truyền này (dành riêng một đường truyền ưu tiên)
- Khi vận chuyển người bệnh đi cần phải kiểm soát và tính toán quãng đường (cảnh giác hếtpin do đường đi quá xa)
- Khi dùng bơm tiêm điện hay bơm truyền dịch, điều dưỡng viên phải theo dõi sát tình trạngđáp ứng thuốc và không đáp ứng hoặc đáp ứng quá mức để thông báo chỉ định điều chỉnhliều lượng, tốc độ kịp thời
6.2. Quy trình kỹ thuật
1 Kiểm tra đảm bảo đúng y lệnh thuốc về tên
người bệnh và đúng dịch truyền: loại dịch
truyền, số lượng, thuốc kèm theo, tốc độ
truyền và thời gian của phương pháp Thực
hiện theo nguyên tắc 6 đúng khi cho người
bệnh dùng thuốc
Đảm bảo truyền đúng dịch, đúng ngườibệnh
2 Đánh giá sự hiểu biết của người bệnh về
ảnh hưởng của tư thế đặt vị trí truyền với
tốc độ dịch chảy
Khuyến khích sự tham gia của ngườibệnh trong việc duy trì tư thế hiệu quảnhất của tay với các dụng cụ truyềndịch Điều dưỡng viên có nhiệm vụkiểm soát tư thế làm dịch ngừng chảyhay là dây truyền thông suốt
3 Kiểm tra vị trí, tình trạng vùng truyền, và
hỏi người bệnh cảm thấy như thế nào ở vị
trí truyền (ví dụ: cần có sự quyết định nếu
có đau, nóng hoặc nhạy cảm tại vị trí
truyền,…)
Đau hay nóng là dấu hiệu sớm của viêmtĩnh mạch
4 Quan sát tình trạng kim truyền và dây
truyền Để dịch truyền đúng tốc độ, dây truyềnvà kim truyền phải thông suốt, không bị
xoắn, thắt nút và không có máu đông
Lập kế hoạch
1 Người bệnh/gia đình người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp tốt với điều dưỡng trong và sau khi thực hiện kỹ năng
Trang 332 Người bệnh/gia đình người bệnh hiểu mục đích và có kiến thức về máy truyền dịch
3 Người bệnh được truyền dịch đúng quy trình kỹ thuật, an toàn và hiệu quả
4 Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi truyền dịch
5 Diến biến của người bệnh được đánh giá đúng và tốt dần lên dựa trên cơ sở đạt được mục đích truyền dịch
1 Kiểm tra, sắp xếp lại dụng cụ hợp lý (tương
tự kỹ thuật truyền dịch)
- Chuẩn bị máy truyền: sử dụng đúng loại dây,
cung cấp nguồn điện cho máy
Thuận tiện cho việc thao tác
2 Kiểm tra người bệnh bằng cách kiểm tra tên,
số vào viện, các thuốc đã dùng
- Thông báo cho người bệnh về kỹ thuật sắp làm
- Hướng dẫn hoặc giúp người bệnh những điều
cần thiết có liên quan:
+ Để người bệnh nằm nghỉ tại giường
+ Giúp người bệnh đại tiểu tiện (nếu cần)
Tránh nhầm lẫn, giúp người bệnh yên tâm hợp tác
3 Nối dây nguồn vào máy, ấn phím “ON/OFF” - Để khởi động máy
- Khi việc tự kiểm tra hoàn tất, âm thanh beep…beep…ngắn phát ra cho biết máy đang ở trạng thái chờ
4 Rửa tay, đi găng (nếu cần) Hạn chế sự lây nhiễm vi sinh vật
5 Xé túi đựng dây truyền, điều chỉnh khóa về
phía cuối (gần kim), cắm dây truyền vào chai
dịch, đuổi khí (tham khảo mục 5.2.4)
Chuẩn bị bộ dịch truyền
6 Mở cửa của thân máy ra, nhấn cần kẹp ống
phía dưới cửa và mở kẹp ra cho đến khi nghe
Trang 3410 Ấn phím “Select”, phím mũi tên lên Cài đặt giới hạn thể tích truyền dịch
11 Nhấn PURGE để hiển thị PURGE nhả ra
rồi nhấn lại
Để thực hiện bơm nhanh tống hết bọtkhí ra khỏi đường ống truyền dịch
12 Đưa kim của bộ truyền dịch vào tĩnh mạch
người bệnh Để nối máy truyền với người bệnh.
13 Ấn phím START Bắt đầu thực hiện truyền dịch
14 Khi kết thúc truyền dịch: Ấn phím STOP Để ngừng lại việc truyền dịch
15 Mở cửa của thân máy để lấy dây truyền ra Bỏ bộ dây truyền đã sử dụng cho người
bệnh
16 Ấn phim ON/OFF Để tắt nguồn điện vào máy
17 Thu dọn dụng cụ, loại bỏ các chất thải, lau
chùi máy Hạn chế nhiễm khuẩn và bảo quảnmáy sau khi dùng
18 Tháo găng (nếu có), rửa tay Hạn chế lây nhiễm
19 Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái Thể hiện sự tôn trọng người bệnh
20 Giải thích với người bệnh về mục đích của
hệ thống báo động, tránh đưa tay lên cao làm
ảnh hưởng đến tốc độ dịch chảy và tránh sờ vào
21 Ghi hồ sơ chăm sóc
- Ghi tốc độ dịch chảy: giọt/phút hay ml/giờ
- Ghi lại bất kỳ những thông tin mới về tốc độ
truyền
- Số của dụng cụ
- Khi thay đổi ca trực phải ghi lại tốc
độ truyền và số lượng vào phía tráicủa dịch truyền để người điều dưỡngkhi tiếp nhận ca trực biết
- Để đảm bảo việc chăm sóc được liêntục và tiện lợi
- Xử trí kịp thời các tai biến xảy ra
1 Người bệnh/gia đình người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp
với điều dưỡng trong và sau khi thực hiện kỹ năng
2 Người bệnh/gia đình người bệnh hiểu được mục đích máy truyền
dịch và có kiến thức về truyền dich như: không tự điều chỉnh tốc độ
truyền, phát hiện tai biến trong và sau khi truyền
3.Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi sử dụng máy truyền
dịch và được đánh giá đúng và có can thiệp phù hợp
4.Người bệnh an toàn trong và sau khi được sử dụng máy truyền dịch
5 Diễn biến của người bệnh được đánh giá đúng và tốt dần lên dựa
trên cơ sở đạt được mục đích việc sử dụng máy truyền dịch
Trang 357 Truyền máu và theo dõi, chăm sóc người bệnh
7.1 Những kiến thức liên quan đến kỹ năng
7.1.1 Mục đích
- Bù đắp lại lượng máu đó mất, nâng huyết áp
- Cầm máu (vì có fibrinogen, prothrombin, tiểu cầu, yếu cầu VIII )
- Chống nhiễm khuẩn nhiễm độc (vì có cung cấp Hemoglobin và kháng thể)
- Cung cấp oxy cho tế bào và kháng thể cho người bệnh
7.1.2 Nguyên tắc truyền máu
Phải truyền cùng nhóm và chắc chắn phải có chỉ định của bác sĩ
Nhóm A ® A
B ® B
O ® O
AB ® AB
Kiểm tra chất lượng
2 lớp rõ ràng: Huyết tương chiếm 54% và huyết cầu gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầuchiếm 46%
Màu sắc, số lượng nhóm máu, số hiệu túi máu, đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối
Trước khi truyền máu phải chuẩn bị đầy đủ các xét nghiệm cần thiết: nhóm máu, phảnứng chéo,
Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn trước truyền: Nếu bất thường báo lại bác sĩ
Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn: (dây truyền máu phải có bầu lọc, kim phải đúng cỡ)
Đảm bảo tốc độ chảy theo đúng y lệnh
Phải làm phản ứng sinh vật:
Cho dịch chảy theo đúng y lệnh trong 5 phút ® sau đó 8 đến 10 giọt/1phúttrong 5 phút
® cho chảy theo y lệnh trong 5 phút ® 8 đến 10 giọt/1phút trong 5phút ® cho chảy theo
y lệnh
Khi túi máu đem về buồng bệnh không để quá 30 phút trước khi truyền cho người bệnh, khôngđược truyền máu quá lạnh cho người bệnh
Phải theo dõi chặt chẽ trong quá trình truyền để đề phòng tai biến có thể xảy ra
Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm nhưngphải thận trọng (không quá 1 đơn vị máu = 250ml) theo nguyên tắc tối thiểu như sơ đồsau:
B
AB
Trang 36* Lưu ý: khi truyền khác nhóm máu phải truyền với tốc độ chậm và phải theo dõi chặt chẽquá trình truyền máu.
7.1.3 Hệ nhóm máu ABO và Rh: máu là thành phần quan trọng nhất của nội môi
- Máu có các chức năng sau:
+ Chức năng hô hấp
+ Chức năng dinh dưỡng
+ Chức năng đào thải
+ Chức năng bảo vệ cơ thể
+ Chức năng điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể nhờ vai trò của các hocmon
và enzym
+ Chức năng điều hòa nhiệt
Máu toàn phần là máu có đầy đủ các thành phần: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các thànhphần của huyết tương Khối lượng máu chiếm 7 - 9% trọng lượng cơ thể Khi có nguyên nhânnào đó làm giảm khối lượng máu trong cơ thể, chúng ta phải tiến hành truyền máu
- Hệ nhóm máu ABO
Hệ ABO là hệ nhóm kháng nguyên hồng cầu quan trọng nhất được Landsteiner phát hiệnnăm 1940 Theo hệ thống kháng nguyên này, mỗi người đều mang một trong bốn loại nhómmáu cơ bản sau: A, B, AB và O
+ Kháng nguyên hệ ABO: tất cả các kháng nguyên của hệ ABO đều giống nhau về cấu tạo
+ Kháng thể hệ ABO: là các kháng thể tự nhiên Chúng hình thành và tồn tại một cách tựnhiên ngoài tất cả các cơ chế gây miễn dịch đã biết Tất cả mọi người đều có những khángthể tương ứng với kháng nguyên mà hồng cầu của họ không có
Người có nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt của màng hồng cầu và có kháng thểchống B trong huyết tương/huyết thanh (Anti B)
Người có nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt của màng hồng cầu và có kháng thểchống A trong huyết tương/huyết thanh (Anti A)
Người có nhóm máu AB: có kháng nguyên A và B trên bề mặt của màng hồng cầu, không
có kháng thể chống A và B trong huyết tương/huyết thanh
Người có nhóm máu O: không có kháng nguyên A và B trên bề mặt của màng hồng cầu, có cảkháng thể chống A và chống B trong huyết tương/huyết thanh
- Hệ thống Rhesus:
Người ta thấy trong hồng cầu người có kháng nguyên tương tự hồng cầu của khỉ MacacusRhesus Đây là hệ kháng nguyên chỉ có trên hồng cầu
Nhóm Rhesus (Rh) được xác định bởi kháng nguyên D là chính
Hồng cầu có kháng nguyên D: nhóm máu Rh (+)
Hồng cầu không có kháng nguyên D: nhóm máu Rh (-)
Khác với hệ ABO, người Rh (-) bình thường không có kháng thể tự nhiên chống Rh, cáckháng thể này chỉ được sinh ra sau khi truyền máu khác nhóm, sau sinh nở
Bảng Những chế phẩm của máuSản phẩm của
máu và nguồn
gốc
Thể tích và thờigian truyền Khả năngtruyền
HIV/HBV
Sự cần thiếtkiểm traABO/Rh
Tác dụng
1 Máu toàn 300 – 550 ml trong Có Có - Bắt Thay thế khối lượng
Trang 37phần 4h buộc xác
nhận đồngnhất nhómmáu ABO:
Rh – có
hồng cầu và thể tíchhuyết tương để làmtăng hemoglobin 1g/100ml và hematocritkhoảng 3% trênngười lớn
trong khi ngăn ngừa
sự thải loại sautruyền, dùng chongười bệnh miễndịch cao
5 Plasma tươi
đông lạnh 250 – 350ml trong4h Có Có/không Thay thế các yếu tốdùng để kiểm soát
chảy máu trongtrường hợp thiếu cácyếu tố đông máu
- Tăng thể tích tuầnhoàn
không
Thay thế yếu tốVIII,XIII, VonWillebrand vàfibrinogen
7 Tiểu cầu
-nhiều người
cho
40 – 70 ml/đơn vị,1đơn vị/10kg cânnặng trong 6h
Trang 38albumin 5%
kết hợp tương, được dùng đểđiều trị giảm protein
trong bỏng và hạalbumin máu trongsốc và suy hô hấp(ARDs); dùng tănghuyết áp trong thẩmtách và suy gan cấp
Không Không/
không
Tăng khối lượngtuần hoàn bằng cáchtăng áp lực lòngmạch
7.1.4 Nên truyền máu
- Chảy máu nội tạng nặng
- Shock do chảy máu trong, shock chấn thương do mất máu, mất máu nặng do đứt độngmạch
- Thiếu máu nặng (ví dụ: Giun móc )
- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng
- Các bệnh về máu
- Hiện nay thường truyền theo nguyên tắc: thiếu thành phần gì của máu thì truyền thànhphần ấy, hạn chế truyền máu toàn phần
7.1.5 Không nên truyền máu
- Các bệnh van tim (hẹp, hở, van 2 lá, hở động mạch chủ )
- Viêm cơ tim
- Xơ cứng động mạch não, cao huyết áp
- Chấn thương sọ não, viêm não, não ứng thuỷ
7.1.6 Những điểm cần lưu ý khi truyền máu
+ Phải áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn
+ Cho người bệnh đại tiểu tiện trước khi truyền (nếu được)
+ Chỉ truyền máu khi người bệnh đã được làm phản ứng chéo tại giường
+ Làm phản ứng sinh vật: truyền 20 ml máu với tốc độ theo y lệnh, rồi cho chảychậm 8 đến 10 giọt/phút Sau 5 phút nếu không có triệu chứng bất thường, cho chảy tiếp tụctheo tốc độ y lệnh như trên 20 ml máu nữa, rồi lại cho chảy chậm trong 5 phút để theo dõi,nếu không có gì xảy ra thì ta tiếp tục cho truyền với tốc độ theo y lệnh
+ Triệu chứng bất thường có thể là: sốt, lạnh run, vã mồ hôi, đau vùng thắt lưng,nhức đầu, nổi mề đay, đỏ mặt, mạch nhanh, khó thở
+ Theo dõi trong khi truyền máu để phát hiện tai biến có thể xảy ra
Sốt do dụng cụ hoặc kỹ thuật không đảm bảo vô trùng
Phản ứng tan huyết do bất đồng nhóm máu
Co giật do hạ canxi máu
Rung thất, ngừng tim do tăng kali máu
Trang 39 Phản ứng quá mẫn.
Phù phổi cấp
+ Khi có các triệu chứng bất thường báo hiệu có tai biến thì phải ngưng truyền máungay, báo cáo với bác sỹ, đồng thời chuẩn bị thuốc hoặc dụng cụ để xử lý kịp thời
+ Theo dõi sát khi truyền máu cho các trường hợp sau:
Bệnh tim (viêm cơ tim, bệnh van tim)
Xơ cứng động mạch não, tăng huyết áp
- Theo dõi chặt chẽ ngườibệnh trong quá trìnhtruyền máu
- Khóa dây truyền máu
- Lấy dấu hiệu sinh tồn chongười bệnh
- Báo bác sĩ
- Thực hiện các y lệnh mộtcách nhanh chóng và chínhxác
2 Sốt và rét run - Hỏi kỹ tiền sử về truyền
máu trước khi tiến hành
- Theo dõi sát người bệnhtrong và sau khi truyềnmáu
- Khóa túi máu lại
- Giữ ấm người bệnh
- Lấy dấu hiệu sinh tồn chongười bệnh
- Báo bác sĩ, thực hiện các ylệnh một cách nhanh chóng vàchính xác
3 Dị ứng: nổi mẩn ngứa
toàn thân, có khi phù
mặt
- Hỏi kỹ tiền sử dị ứngtrước khi truyền máu
- Theo dõi chặt chẽ ngườibệnh trong quá trìnhtruyền máu
- Khóa túi máu lại
- Lấy dấu hiệu sinh tồn chongười bệnh
- Báo bác sĩ, thực hiện các ylệnh một cách nhanh chóng vàchính xác
4 Nhiễm khuẩn huyết: do
túi máu bị nhiễm
- Khóa túi máu lại
- Lấy dấu hiệu sinh tồn chongười bệnh
- Báo bác sĩ, thực hiện các ylệnh một cách nhanh chóng vàchính xác
- Mời ngân hàng đến lập biênbản và gửi túi máu đi xétnghiệm
5 Tan máu miễn dịch:
Trong máu người bệnh
có kháng thể chống lại
hồng cầu như một tan
- Hỏi kỹ tiền sử về truyềnmáu trước khi tiến hành
- Theo dõi sát người bệnhtrong và sau khi truyền
- Lấy dấu hiệu sinh tồn chongười bệnh
- Báo bác sĩ, thực hiện các ylệnh một cách nhanh chóng và
Trang 40máu Thường xảy ra từ
4 đến 11 ngày sau
truyền máu
máu chính xác, truyền hồng cầu rửa
6 Truyền máu của người
cho nhiễm virus, ký
sinh trùng sốt rét, viêm
gan siêu vi
- Kiểm tra kỹ túi máutrước khi truyền máu
- Theo dõi chặt chẽ ngườibệnh trong quá trìnhtruyền máu
- Báo bác sĩ
- Thực hiện y lệnh
- Theo dõi tình trạng ngườibệnh
7 Hội chứng xuất huyết
sau truyền máu: xảy ra
sau 20 đến 30 ngày vì
trong túi máu có tiểu
cầu của người cho
không phù hợp tiểu cầu
- Xử trí theo y lệnh bác sĩ nhưđiều trị bệnh xuất huyết giảmtiểu cầu
7.2 Quy trình kỹ thuật
1 Nhận định toàn trạng người bệnh (dấu hiệu
sinh tồn), tĩnh mạch vùng truyền, tình trạng
bệnh lý đi kèm, tình trạng tri giác
Phòng ngừa những tai biến xảy ratrong quá trình truyền máu
2 Kiểm tra xem người bệnh đã hoàn thành các
thủ tục và đồng ý truyền trước khi nhận máu
về
Nhiều cơ sở y tế yêu cầu người bệnh
ký các mẫu giấy cam kết trước khinhận các thành phần máu để truyền vìnhững nguy cơ có thể xảy ra
3 Khai thác tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc
của người bệnh
Các xét nghiệm xác định nhóm máu và phản
ứng chéo phải được hoàn thành trong 72giờ
của quá trình truyền
Phòng shock do dị ứng thuốc
Xác định đáp ứng trước truyền củangười bệnh với các thành phần củamáu
4 Nhận định các yếu tố liên quan đến vị trí
truyền, sản phẩm máu được truyền, kim
truyền, tốc độ truyền, thời gian truyền, …
Đường truyền rõ ràng đảm bảo choviệc truyền có thể bắt đầu và truyềntheo đúng kế hoạch đặt ra Kích cỡkim truyền phải phù hợp với việctruyền máu hoặc các thành phần củamáu (Infusion nurse society INS,2006) Kim truyền cỡ lớn (cỡ 18 – 20)làm tăng tốc độ chảy các thành phầncủa máu Sử dụng kim truyền cỡ nhỏnhư cỡ 24, thường phải yêu cầu ngânhàng máu chia nhỏ đơn vị sao cho mộtnửa có thể truyền với thời gian được