Hỏi các nhà xuất khẩu gạo sẽ thu được bao nhiêu lời, biết rằng ngoài chi phí vận chuyển gạo, nhà xuất khẩu còn phải nộp các khoản chi phí khác bằng 20% giá mua và giá mua bằng 1,5 lần ch
Trang 1BÀI TẬP ĐỊA LÝ KINH TẾ
BÀI 1:
Chi phí SX 1 tấn gạo ở Cần thơ là 940.000 đ, ở TP.HCM là 1.100.000 đ và ở Quảng Ngãi là 1.000.000
đ Chi phí vận chuyển dọc quốc lộ một theo cả hai
chiều là 1.000 đ/tấn/km Khoảng cách giữa Cần thơ và TP.HCM là 160 km, giữa Cần Thơ và Quảng Ngãi là
800 km Hỏi:
1/ Xác định khoảng cách tiêu thụ gạo trong khu vực? 2/ Hàng năm khu vực này có thể xuất khẩu 2 triệu tấn gạo với giá xuất ở cảng sài Gòn là 2.000.000 đ/tấn Hỏi các nhà xuất khẩu gạo sẽ thu được bao nhiêu lời, biết rằng ngoài chi phí vận chuyển gạo, nhà xuất khẩu còn phải nộp các khoản chi phí khác bằng 20% giá mua và giá mua bằng 1,5 lần chi phí sản xuất tại đó.
BÀI 2 :
Chi phí SX gạo tại An Giang là 800.000 đ/tấn, TP.HCM là 1.150.000 đ, Quảng Ngãi là 1.000.000 đ Chi phí vận tải dọc quốc lộ I từ An Giang ra Quảng Ngãi và ngược lại là 1000đ/tấn Cho biết khoảng cách
An Giang – TP.HCM là 300 km; TP.HCM – Quảng Ngãi là 640 km Hỏi:
1/ Khoảng cách tiêu thụ gạo của các nơi sản xuất
trên? Biện luận và giải quyết tình huống xẩy ra ?
Trang 22/ Gạo được xuất khẩu tại cảng Sài Gòn với giá xuất
1 tấn gạo là 2.000.000 đ, giá mua cao hơn chi phí sản xuất tại chỗ là 50% và các chi phí khác chiếm 20% giá mua gạo tại chỗ ( chưa bao gồm chi phí vận tải) Hỏi việc xuất khẩu gạo có hiệu quả không?
BÀI 3:
Chi phí sản xuất bột giặt tại TP.HCM là
8.400.000 đ/ tấn; tại Đà Nẵng là 8.600.000 đ/tấn và Hà Nội là 8.100.000 đ/ tấn Chi phí vận tải theo quốc lộ I từ Bắc vào Nam là 1.100 đ/ tấn/ km Khoảng cách
TP.HCM – Đà Nẵng là 960km; Tp.HCM – Hà Nội là
1720 km Hỏi:
1/ Khoảng cách tiêu thụ bột giặt của ba nơi sản xuất trên? Tính giá thành tại các điểm giới hạn?
2/ Nếu nhu cầu bình quân là 300 tấn/ km/ năm thì quy mô sản xuất bột giặt hàng năm của mỗi nơi sản xuất trên đây là bao nhiêu? Biết rằng mỗi năm
Tp.HCM cung cấp cho tuyến đường này là 60% sản lượng của mình; Đà Nẵng là 80% và Hà Nội là 50%.
BÀI 4:
Một Công ty sản xuất thức ăn gia súc có hai cơ sở sản xuất (I) tại Bình Dương; (II) tại Cần Thơ Chi phí sản xuất tại cơ sở I là 300.000 đ/ bao; tại cơ sở II là 350.000 đ/ bao Nay do nhu cầu tăng lên , công ty có
Trang 3kế hoạch xây dựng thêm cơ sở thứ III tại Bình Chánh ( Tp.HCM) với chi phí ước tính 310.000 đ/ bao Biết rằng khoảng cách Bình Dương – Cần thơ là 210 km và chi phí vận tải bằng phương tiện ô tô từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ là 500 đ/ bao/ km Hỏi:
1/ Tính giá thành sản phẩm tại điểm giới hạn tiêu thụ của hai cơ sở sản xuất trên/
2/ Dự án xây dựng thêm cơ sở sản xuất thứ III ở Bình Chánh có hợp lý không? Biết rằng khoảng cách Bình Dương – Bình Chánh là 50 km.
3/ Xác định khoảng cách tiêu thụ của các cơ sở sản xuất trên?
BÀI 5:
Chi phí sản xuất 1000 lít nước mắm tại Kiên Giang là 2.524.000 đ; Phan Thiết là 2.324.000 đ Chi phí vận tải 1000 lít nước mắm/ km từ Tp.HCM về phía Bắc dọc theo quốc lộ I và ngược lại là 1.200 đ Biết rằng khoảng cách Phan Thiết – Tp HCM theo quốc lộ I là 250 km Khoảng cách Phan Thiết – Kiên Giang là 520 km Hỏi:
1/ Hãy xác định khoảng cách tiêu thụ nước mắm của các nơi sản xuất trên?
2/ Nếu chi phí vận tải từ Phan Thiết vào Tp HCM tăng lên 1.200 đ/1000 lít/km, điều này có lợi cho các nơi sản xuất nước mắm còn lại như thế nào?
Trang 4BÀI 6:
Chi phí sản xuất 1 tấn bột giặt tại Tp.HCM là 4.350.000 đ tại Đà Nẵng là 4.366.000 đ và tại Hà Nội là 4.062.000 đ Chi phí vận tải 1 tấn bột giặt/ km dọc theo quốc lộ I từ Bắc vào Nam là 400 đ và ngược lai là 600
đ Khoảng cách Tp HCM – Hà Nội là 1720 km và
khoảng cách giữa Tp.HCm – Đà Nẵng là 960 km Hỏi Khánh hòa là thị trường tiêu thụ của bột giặt của nơi nào? Biết rằng Khánh Hòa cách Đà Nẵng 560 km dọc theo quốc lộ I?
BÀI GIẢI MẪU
1/ R QN → Tp.HCM = 370 km
R Tp.HCM → QN = 270 km(1)
R Tp.HCM →CT = 0 km(2)
R CT→ Tp.HCM = 160 km
Như vậy Tp.HCM là vùng sản xuất hay vùng thị trường? Khi mà phía Bắc Tp.HCM thì có R = 270 km trong khi phía Nam Tp.HCM thi R = 0 km? Để xác định được chính xác vị trí của Tp.HCM ta phải tính
khoảng cách tiêu thụ của Cần Thơ so với Quảng Ngãi:
R QN → CT = 370 km
R CT → QN = 430 km
960.000
640 km kmkm kmKK MKM
160 km
1000 đ
Trang 5 R SG→ QN thực chất là của Cần Thơ với Quảng Ngãi ( 160 km +
270 km= 430 km) Do vậy:
+ Tp.HCM chỉ là vùng tiêu thụ lúa gạo chứ không phải là vùng sản xuất lúa gạo.
+ Cần Thơ và Quảng Ngãi là 2 vùng chuyên môn hóa SX lúa gạo + Cần Thơ có mức chuyên môn hóa cao nhất trên tuyến đường này 2/ Gạo XK sẽ được mua tại vùng có mức độ chuyên môn hóa cao ( Cần Thơ)
P mua = 940.000 đ 1,5 = 1.410.000 đ/tấn
P dịch vụ = 1.410.000 đ 20% = 282.000 đ/tấn
P vận tải = 160 km 1000 đ/ t/ km = 160.000 đ/ t /km
Tổng chi phí để có 1 tấn gạo xuất khẩu( Giá FOB ):
1.410.000 + 282.000 + 160 000 = 1.852.000 đ / tấn
Lợi nhuận bình quân cho 1 tấn gạo XK:
2.000.000 – 1.852.000 = 148.000 đ / tấn
Tổng lợi nhuận từ việc XK 2.000.000 tấn gạo
2.000.000 tấn 148.000 đ/ tấn = 296.000.000.000 đ.