Cuối cùng, có thể quan niệm “vùng văn hóa” là một thực thể văn hóa, bao gồm những đặc điểm về cảnh quan - lãnh thổ, trình độ và cách thức hoạt động kinh tế, và các đặc điểm về văn hóa vậ
Trang 1Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có trọng điểm với các vùng phát triển trước, phát triển nhanh (tam giác phát triển) đòi hỏi phải có hình thức quản lý văn hoá phù hợp Ý nghĩa của công tác quản lý văn hoá vùng không gì khác hơn là giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái đa dạng và cái thống nhất, giữa hành chính
và văn hoá v.v Đây chính là cách thức thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tính dân tộc, tính nhân dân trong hoạt động văn hoá và quản lý văn hoá.
Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế trị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định
“bằng chính sách thích hợp tạo điều kiện cho tất cả các vùng trong cả nước phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh ; đồng thời, tạo sự liên kết giữa các vùng, nhằm đem lại hiệu quả cao, phát triển nhanh và ổn định, có sức cạnh tranh, khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính” (1) Trong quá trình này cần thiết phải hình thành chính sách quản lý các vùng văn hóa
1 Quan niệm vùng văn hóa
Xét về mặt từ nguyên “Vùng” - Region, được hiểu là một khu vực địa lý, như vùng đất, vùng trời, vùng biển, không gắn với một cấp hành chính nhà nước Trong khi đó, thuật ngữ “lãnh thổ” - Territoire, được hiểu là một vùng hay khu vực địa lý thuộc một cấp quản lý hành chính nhà nước
Do đó trong một vùng có thể có nhiều lãnh thổ
Thuật ngữ “khu vực” được hiểu, được sử dụng với những biến thái khác nhau: có thể nhỏ hơn vùng như khu Tả ngạn, Hữu ngạn sông Hồng, khu vực Hồ Gươm, Hồ Tây ở Hà Nội , hoặc tương đương vùng, ví dụ khu vực (hay vùng) Tây Bắc; cũng có thể lớn hơn vùng và tương đương miền, ví dụ khu vực (hay miền) Bắc, Trung, Nam Thuật ngữ “miền” thì rõ ràng là lớn hơn
“vùng”
Ở nước ta, do yếu tố lịch sử để lại, cho đến nay dưới lãnh thổ quốc gia là các cấp độ:(2) “miền” - tương đương với khu vực, dưới “vùng” có thuật ngữ “tiểu vùng”, “tiểu khu” với biến thái khá lớn tương tự như biến thái của thuật ngữ “khu vực” Ngoài ra còn thuật ngữ “xứ” trong lịch sử, và được dùng ở mọi cấp độ khác nhau, từ miền, vùng đến tiểu vùng, như “xứ Bắc Kỳ”, “xứ Quảng”,
“xứ Huế”, v.v
Cũng cần nói thêm rằng, thuật ngữ “vùng” không chỉ liên quan đến vùng kinh tế, mà cơ bản dùng
để chỉ một vùng văn hóa Ở phương Tây, từ cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện lý thuyết văn hóa vùng (Culture area) Năm 1894, O.T.Mason, lần đầu tiên trình bày lý thuyết văn hóa vùng trong tạp chí American Anthrôpohogist (Nhân loại học Mỹ), để làm cơ sở phân loại các bộ lạc thổ dân da đỏ Tiếp đó, vào những năm 1950, giới dân tộc học ở Liên Xô cũ, trước tiên là các giáo sư
N.N.Trebôcxarốp và M.G Lêvin, đã xây dựng lý thuyết về loại hình kinh tế - văn hóa và khu vực lịch sử - dân tộc học, hay có thể gọi chung là lý thuyết lịch sử - văn hóa
Các lý thuyết trên mặc dù khác nhau nhưng về cơ bản đều dựa vào trình độ sản xuất các phương tiện sinh sống để phân chia các loại hình kinh tế - văn hóa; ngoài ra còn chú ý đến các yếu tố cảnh quan - lãnh thổ, quá trình cộng cư lâu dài, cùng chung vận mệnh lịch sử trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển của các vùng văn hóa Giới dân tộc học, văn hóa học nước ta nhìn chung chịu ảnh hưởng nhiều của lý thuyết lịch sử - văn hóa của các nhà khoa học Xô-viết
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các nhà khoa học ở Việt Nam đều có chung quan điểm về kết quả phân vùng văn hóa Chẳng hạn, tác giả Ngô Đức Thịnh (năm 1993) cho rằng ở nước ta
có 7 vùng văn hóa là: Việt Bắc, Tây Bắc, Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải Bắc Trung
Bộ, Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Bộ.(3) Các tác giả Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận năm 1995 xác đinh nước ta có 10 vùng văn hóa: Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng miền Bắc, Vùng Nghệ - Tĩnh, Thuận Hóa - Phú Xuân, Nam Trung Bộ, Tây
Trang 2Nguyên, đồng bằng miền Nam, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Các tác giả Huỳnh Khái Vinh, Nguyễn Thanh Tuấn (năm 1995) xem xét văn hóa Việt Nam là tổng hòa các vùng văn hóa: Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long (5) Tác giả Trần Quốc Vượng (năm 1997) phân văn hóa Việt Nam thành 6 vùng: Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam
Bộ (6) Đây có thể là cách phân chia hợp lý về văn hóa nói chung Nhưng nếu chú ý đến sự khác biệt về mặt kinh tế và từ đó cũng có sự khác biệt nhất định về mặt văn hóa thì nên tiếp tục chia Trung Bộ thành 2 vùng: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ; và cũng tiếp tục chia Nam
Bộ thành 2 vùng: Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Như vậy sẽ có 8 vùng kinh tế - văn hóa: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long
Hiện nay quan niệm về 8 vùng kinh tế - văn hóa được thừa nhận rộng rãi Chỉ có một bất cập là dùng thuật ngữ “Đồng bằng sông Hồng” để chỉ cả lưu vực châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình, là chưa chính xác Đúng ra phải dùng thuật ngữ “Đồng bằng Bắc Bộ” để định danh cho cả vùng châu thổ này
Cuối cùng, có thể quan niệm “vùng văn hóa” là một thực thể văn hóa, bao gồm những đặc điểm
về cảnh quan - lãnh thổ, trình độ và cách thức hoạt động kinh tế, và các đặc điểm về văn hóa vật thể (nhà cửa, y phục, ăn uống ), về văn hóa phi vật thể (phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng - tôn giáo ); trong đó có một số đặc trưng điển hình so với các vùng khác.(7)
Các vùng văn hóa dẫu sao cũng không phải là những “ốc đảo” Các đặc điểm, kể cả những đặc trưng điển hình của vùng, như thực tế trong và ngoài nước đều cho thấy, chủ yếu là kết quả tiếp biến từ hai, ba vùng khác nhau liền kề vùng đó Trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, những đặc điểm, kể cả những đặc trưng điển hình, có thể đã và sẽ mai một ở mức độ nào đó Tính thống nhất của các vùng văn hóa đã và sẽ được tăng cường, đồng thời ngày càng bộc lộ rõ trên nhiều phương diện Vì thế, vấn đề đặt ra hiện nay là phải chú trọng bảo tồn, phát triển những đặc điểm, đặc trưng điển hình với tính cách là những lợi thế so sánh, nhằm thúc đẩy các vùng văn hóa phát triển nhanh, ổn định trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng
2 Nhiệm vụ của công tác quản lý vùng văn hoá
- Tổ chức các hoạt động sản xuất (sáng tạo) trong lĩnh vực văn hoá bao gồm cả việc nghiên cứu khoa học, nhằm tạo ra các sản phẩm văn hoá làm giàu đẹp thêm cho cuộc sống con người
- Tổ chức sưu tầm, bảo quản và tôn tạo vốn di sản văn hoá nghệ thuật dân tộc
- Kịp thời truyền bá (thông tin và giáo dục) những giá trị văn hoá dân tộc và của nhân loại cho mọi người dân Ở đây, cần phải đổi mới các hình thức thông tin đại chúng, văn hoá đại chúng, để
xã hội hoá văn hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc
tế, đặc biệt lôi cuốn quảng đại nhân dân tham gia tích cực vào đời sống văn hoá nhằm tạo ra bầu không khí say mê sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ chuyên nghiệp và những người làm công tác văn hoá nghiệp dư
- Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý văn hoá với tính cách là lĩnh vực sản xuất tinh thần phù hợp với cơ chế thị trường, cần có sự định hình một cơ cấu văn hoá bảo đảm sự hội nhập văn hoá với khu vực và thế giới trên cơ sở giữ gìn và phát huy không ngừng bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam Sự tiếp nối và liên thông không gian văn hoá vùng phải trở thành mô hình lưu giữ và phát triển không ngừng bản sắc văn hoá Việt Nam, để trên cơ sở đó, thực hiện giao lưu, hội nhập văn hóa với khu vực và thế giới Vùng văn hoá phải là cái nôi bảo quản, phát huy bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi khẳng định tính tiên tiến của nền văn hoá Việt Nam
Trang 3Nhìn chung quản lý văn hoá thường phải xử lý đồng thời được hai chiều vận động của hoạt động văn hoá
- Theo chiều dọc: hoạt động văn hoá và sản phẩm văn hoá di chuyển từ trên xuống dưới, cụ thể
từ cấp quốc gia, xuống địa phương, cơ sở, rồi đến mỗi cá nhân
- Theo chiều ngang: hoạt động văn hoá và sản phẩm văn hoá vận động từ cộng đồng này sang
cộng đồng khác, từ cá nhân này sang cá nhân khác
Nếu vận động theo chiều dọc thì mối liên hệ của nó gần trùng khít với mối liên hệ theo cấp độ hành chính Còn nếu vận động theo chiều ngang thì không hẳn như vậy Ở đây là sự tổng hợp các mối liên hệ cá nhân, cộng đồng, xã hội; các mối liên hệ quá khứ, hiện đại và tương lai; các mối liên hệ lãnh thổ (làng, vùng, quốc gia); các mối liên hệ tộc người, tôn giáo - tín ngưỡng v.v
Đây chính là cái khách quan của sự tồn tại việc quản lý không gian văn hoá vùng như là sự bổ sung và hỗ trợ cho quản lý văn hoá theo địa bàn hành chính, mà nếu thiếu nó, thì sẽ tước bỏ nhiều tính đặc thù của lĩnh vực sản xuất tinh thần, như tính cá thể, tính liên tục của mỗi chuỗi hoạt động tinh thần - văn hoá v.v Những tính đặc thù của sản xuất tinh thần quy định một cách khách quan sự phát triển đa dạng của đời sống tinh thần - văn hoá Đến lượt mình, đời sống tinh thần - văn hoá cũng rất khách quan quy định sự phong phú, đa dạng phương thức quản lý văn hoá
Không gian văn hoá vùng là biểu hiện tổng hợp cho các tính đặc thù của lĩnh vực sản xuất tinh thần Bản thân các thực thể văn hoá này mang nhiều nét đặc thù, thậm chí có khi đơn nhất, nhưng đồng thời cũng chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố phổ quát của nền văn hoá quốc gia dân tộc Sự thống nhất mâu thuẫn này cần được xử lý bằng những hình thức quản lý phù hợp,
để kiến lập được bản chất đa dạng trong sự thống nhất của nền văn hoá Việt Nam
Ngày nay, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có trọng điểm với các vùng phát triển trước, phát triển nhanh (tam giác phát triển) đòi hỏi phải có hình thức quản lý văn hoá phù hợp Ý nghĩa của công tác quản lý văn hoá vùng không gì khác hơn là giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái đa dạng và cái thống nhất, giữa hành chính và văn hoá v.v Đây chính là cách thức thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tính dân tộc tính nhân dân trong hoạt động văn hoá và quản lý văn hoá
3 Một số nội dung chính sách quản lý vùng văn hoá hiện nay
Là một bộ phận của quản lý nhà nước về văn hoá, quản lý vùng văn hoá nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
- Hạn chế và tránh xuất hiện sự mất cân đối về mặt tinh thần - văn hoá giữa các không gian lãnh thổ trong điều kiện đã và đang có sự đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhịp điệu phát triển không đồng đều giữa các vùng kinh tế
- Phát huy những bản sắc văn hoá địa phương đồng thời với việc định hướng cho các tiểu vùng, vùng không gian văn hoá hoà nhập, liên thông với nhau, để làm cho sự phát triển của bộ phận phù hợp với trào lưu phát triển chung, tiếp nhận ở cộng đồng lớn hơn những nguồn lực thúc đẩy cho sự phát triển của bộ phận
- Giữ gìn, tôn tạo các cảnh quan văn hoá và môi trường văn hoá địa phương, để chấn hưng các thể loại Folklore, từ các công trình kiến trúc (đình, chùa, miếu mạo v.v.), các thể loại văn học, nghệ thuật dân gian, các truyền thuyết dân gian cho đến văn hoá nghệ thuật chuyên nghiệp ở
Trang 4mỗi địa phương Đặc biệt, cùng với quản lý hành chính có thể bảo vệ được các làng và các tiểu vùng có truyền thống văn hoá nghệ thuật nổi tiếng trong nước
Mục tiêu cơ bản của quản lý không gian văn hoá là tránh được sự phát triển quá cao ở một số vùng nhưng lại làm chậm phát triển ở một số vùng khác, phát triển kinh tế mà không tàn phá cảnh quan và môi trường văn hoá đặc thù của tiểu vùng và vùng Khi sự quản lý văn hoá nghệ thuật vùng hợp lý thì cũng tạo được cơ sở và môi trường cho quản lý văn hoá theo địa bàn hành chính một cách thỏa đáng Các tương quan theo lãnh thổ của nền văn hoá được xây dựng dần dần phù hợp với sự phân vùng kinh tế, từ đó xu hướng phát triển văn hoá vận động phù hợp với phát triển kinh tế theo lãnh thổ
Nội dung chính sách quản lý không gian văn hoá vùng gồm:
Thứ nhất, trong chương trình chỉ đạo hằng năm và kế hoạch dài hạn, ngành văn hoá - thông tin
nên có kế hoạch tổ chức hoạt động chấn hưng và giao lưu văn hoá vùng hay tiểu vùng trên cơ
sở một hình dung nào đó về các không gian văn hoá vùng ở nước ta Cách thức phân vùng có thể khác nhau, số lượng vùng văn hoá có thể nhiều hoặc ít hơn, nhưng tựu trung đều phải hướng tới mục tiêu vì một nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng Từ các không gian văn hoá vùng có thể xác định trọng tâm vào các làng văn hoá, tiểu vùng văn hoá nổi tiếng, để có biện pháp chấn hưng và bảo vệ ở cấp quốc gia Kế hoạch chấn hưng, giao lưu văn hoá vùng sau khi được soạn thảo phải mang tính pháp lệnh và kèm theo các điều kiện về tổ chức, tài chính, biện pháp , để thực hiện Trong kế hoạch hợp tác và giao lưu văn hoá quốc tế cần chú ý hơn nữa đến việc cử đoàn nghệ thuật dân gian, dân tộc và nghệ thuật quần chúng đại diện cho từng vùng văn hoá
Thứ hai, Nhà nước có kế hoạch và ngân sách hỗ trợ việc tổ chức những ngày hội văn hoá - thể
thao theo từng vùng văn hoá Để việc tổ chức có hiệu quả thiết thực cần có sự phối hợp cấp trung ương với các địa phương và cơ sở thuộc vùng văn hoá Bên cạnh ngày hội văn hoá tiểu vùng được tổ chức trong vòng 2-3 năm một lần, phấn đấu từ 3-5 năm tổ chức trên quy mô lớn ngày hội văn hoá - thể thao cả vùng
Thứ ba, Nhà nước nên quy định những hình thức phù hợp để xây dựng quỹ hoạt động và phát
triển các không gian văn hoá, đồng thời tạo điều kiện cho mỗi vùng tập trung xây dựng một đoàn nghệ thuật, nhất là ca múa nhạc dân tộc ở một tỉnh có nhiều thế mạnh trong vùng; có cơ chế và kinh phí để các hội văn hoá nghệ thuật dân tộc, quỹ văn hóa dân gian hoạt động có hiệu quả
Thứ tư, xây dựng làng văn hoá các dân tộc với ý nghĩa như một trung tâm văn hoá các dân tộc
và của cả nước Cùng với trung tâm văn hoá này cần xây dựng các trung tâm văn hoá ở các vùng trên cả nước Bảo tồn, phát triển các lò tuồng, lò cải lương, chèo sân đình, đội rối nước v.v theo hình thức dân lập tự quản Xây dựng, kiện toàn nhà văn hoá nhằm giúp đỡ phong trào, tổ chức giao lưu, giới thiệu văn hoá địa phương bằng các hình thức khác nhau Ngành văn hoá - thông tin và các cấp chính quyền địa phương cần tiếp tục xác định cơ chế, tổ chức, quy mô, nhất
là cán bộ quản lý có năng lực, để các nhà văn hoá làng và xã hoạt động có hiệu quả Mở rộng hệ thống bảo tàng theo hướng trưng bày và giới thiệu toàn diện các khía cạnh văn hoá vật chất, tinh thần của vùng
Để xây dựng và phát triển một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc các vùng đất nước thì việc xây dựng và thực hiện phương pháp quản lý không gian văn hoá là rất cần thiết Muốn vậy, phải có sự thống nhất từ nhận thức đến phương hướng hoạch định chính sách văn hoá, đặc biệt phải cụ thể hoá bằng kế hoạch có tính pháp lệnh cũng như củng cố các thiết chế, để thực thi việc quản lý các không gian văn hoá vùng như là một bộ phận cấu thành của công tác lãnh đạo, quản lý văn hoá của Đảng và Nhà nước