Quy hoạch đồng bộ tạo sức liên kết vùng Tại diễn đàn kinh tế ĐBSCL năm 2007 vừa được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/6, đại biểu các tỉnh trong khu vực đều thống nhất cần quy ho
Trang 1“THẾ” VÀ “LỰC” CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CẤT CÁNH HỘI NHẬP
Theo đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tình hình kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện ở 4 lĩnh vực bức xúc là cơ sở hạ tầng yếu kém; chất lượng nguồn nhân lực, các chỉ số về giáo dục, đào tạo dạy nghề trong vùng đều thấp hơn so mức bình quân cả nước Kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào khai thác các tiềm năng sẵn có là chính, tăng trưởng chưa ổn định và vững chắc, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trong vùng còn thấp, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn hạn hẹp; tầm nhìn chiến lược và công tác chỉ đạo phát triển đối với vùng còn nhiều lúng túng, thiếu tập trung.
Quy hoạch đồng bộ tạo sức liên kết vùng
Tại diễn đàn kinh tế ĐBSCL năm 2007 vừa được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/6, đại biểu các tỉnh trong khu vực đều thống nhất cần quy hoạch và phân vùng kinh tế tạo điều kiện cho ĐBSCL phát triển hiệu quả và bền vững Đây là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hội nhập kinh tế, nhằm xây dựng tầm nhìn và chiến lược phát triển cho vùng, mối liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh để phát huy tiềm năng, thế mạnh, nắm bắt
cơ hội và hạn chế tối đa cạnh tranh cục bộ theo kiểu “mạnh ai nấy làm”
Thực tế cho thấy việc quy hoạch các vùng sản xuất, vùng nguyên liệu, quy hoạch ngành công nghiệp chế biến phải đứng ở góc độ khu vực, tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh trong vùng, giữa vùng ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và các vùng trong cả nước Việc quy hoạch ĐBSCL phải đồng bộ bao gồm quy hoạch tổ chức sản xuất, phân vùng quy hoạch sản xuất, quy hoạch ngành kinh tế kỹ thuật, quy hoạch các khu kinh tế kỹ thuật ( khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu dịch vụ ); quy hoạch tổ chức dân cư, tổ chức hệ thống đô thị, thị trấn, khu dân cư đô thị hóa; quy hoạch tổ chức hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội
Từ đặc điểm là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, quy hoạch phát triển nông nghiệp ĐBSCL cần theo hướng công nghệ cao và sinh thái bền vững Hiện nay, sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp đang diễn ra sôi động với việc chuyển từ sản xuất lúa sang nuôi tôm, chuyển rừng sang nuôi thuỷ sản một cách tràn lan, thiếu quy hoạch đồng bộ dẫn đến nguy cơ phá huỷ môi trường tự nhiên Vì vậy cần xác định quy hoạch và phân vùng dựa trên điều kiện sinh thái đặc thù của vùng, từng tiểu vùng, điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, xác định sản xuất lúa đến mức nào để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, phát triển thuỷ sản đến đâu để đảm bảo môi trường sinh thái và gắn kết với phát triển công nghiệp chế biến để tránh cảnh “thừa nguyên liệu” Riêng cây ăn quả là một tiềm năng lớn của ĐBSCL, dự kiến đến năm 2010 diện tích cây ăn quả đạt 425.000 ha, sản lượng 3,7 triệu tấn và năm 2020 diện tích đạt 450.000 ha, sản lượng 4,5 triệu tấn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, thực hiện quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả ổn định tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Đồng Tháp Trong lĩnh vực thương mại và du lịch, ĐBSCL tiếp tục đẩy mạnh kết nối với các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ đường biên giới Campuchia, quy hoạch phát triển mạng lưới chợ đầu mối ở góc độ toàn vùng thuận lợi về giao thông đường bộ và đường sông tạo điều kiện cho tiêu thụ sản lượng nông sản hàng hóa
Với mục tiêu hiện đại hóa- công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp là giải pháp để ĐBSCL giàu lên trong đó ưu tiên là công nghiệp chế biến nông sản
- thuỷ sản dựa vào thế mạnh vùng nguyên liệu, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để huy động nguồn vốn, nguyên vật liệu và lao động địa phương đồng thời phát triển một số
Trang 2ngành công nghiệp truyền thống, công nghiệp hiện đại như đóng tàu, công nghệ điện tử -viễn thông, công nghệ năng lượng, công nghệ sinh học Việc đầu tư hình thành các khu, cụm công nghiệp cần tính đến quy mô phù hợp, vị trí, thị trường, ngành nghề , hướng đến thành lập Hiệp hội các khu, cụm công nghiệp vùng ĐBSCL thực hiện kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, hạn chế tình trạng trùng lặp và cạnh tranh không cần thiết giữa các tỉnh trong khu vực Các doanh nghiệp cần thực hiện liên kết ngành, nghề, xây dựng hình ảnh thương hiệu riêng cho từng lĩnh vực, hướng đến thành lập các hiệp hội, tập đoàn kinh tế trong vùng để nâng cao sức mạnh trong quá trình hội nhập
Cần một “nhạc trưởng” cho phát triển vùng
Cùng với thực hiện các quy hoạch đồng bộ về sản xuất, từng lĩnh vực, ĐBSCL còn giải quyết nhiều vấn đề cấp bách khác như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực Điều cần thiết là vai trò của một “nhạc trưởng” trong phát triển kinh tế khu vực Hiện nay các tỉnh đã từng bước xây dựng các chương trình liên kết như chương trình liên kết Vĩnh Long– thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long - Cần Thơ trong phát triển kinh tế- xã hội, chương trình hợp tác phát triển du lịch An Giang- Cần Thơ– Kiên Giang Việc liên kết sẽ phát huy hiệu quả mạnh mẽ khi có một “nhạc trưởng” chuyên trách toàn vùng, chủ động tổ chức các chương trình dự án kinh tế cấp vùng và liên tỉnh, tạo ra “thế”
và “lực” mới cho ĐBSCL trong hội nhập kinh tế, phát huy cao tiềm năng và thế mạnh, để ĐBSCL làm tốt vai trò là vùng trọng điểm an ninh lương thực của cả nước và là “đầu tàu nông nghiệp ASEAN”./