1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài tiểu luận địa lý kinh tế

23 490 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 185,5 KB

Nội dung

Sự phân bố khôngđồng đều các tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện cạnh tranh quốc tế quyết liệt, sự tácđộng của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập mạnh mẽ đã trở thành vấn đề na

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

 - 

BÀI TIỂU LUẬN MÔN ĐỊA LÝ KINH TẾ

PHÂN VÙNG KINH TẾ - VÙNG KINH TẾ

TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM THỰC

TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

SV TH : Trần Duy Lĩnh Lớp : Kinh tế kế hoạch và đầu tư MSSV : 1078120055

Giảng viên : Lê Minh Dung

TP.HỒ CHÍ MINH 2008

Trang 2

MỤC LỤC

trang

Danh mục các từ viết tắt 3

Chương I : Đặt vấn đề 4

Chương II : Cơ sở lý luận về phân vùng kinh tế 5

2.1 Lý thuyết kinh tế không gian 5

2.2 Lý thuyết về vùng và phân vùng 5

2.3 Các phương pháp xác định vùng và ranh giới vùng 5

2.4 Lý luận phân vùng kinh tế Việt Nam 5

Chương III : Thực trạng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 8

3.1 Các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta 8

3.2 Thực trạng vùng kinh tế trọng điểm phía nam 11

3.3 Những tồn tại của vùng kinh tế trọng điểm phía nam 13

Chương IV :Giải pháp phát triển 17

4.1 Giải pháp về cơ chế chính sách, phương thức quản lý vùng KTTĐ 17

4.2 Phát triển theo mô hình tập trung 20

Chương V : Kết luận và kiến nghị 21

5.1 Kết luận 21

5.2 Kiến nghị 22

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía nam

CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 4

Sự giàu, nghèo và trình độ phát triển giữa các nước, các vùng, giữa đô thị vớinông thôn, giữa đô thị lớn với đô thị nhỏ có sự chênh lệch đáng kể Sự phân bố khôngđồng đều các tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện cạnh tranh quốc tế quyết liệt, sự tácđộng của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập mạnh mẽ đã trở thành vấn đề nan giải trong các chính sách phát triển vùng.

Nhân loại đang phải đương đầu với những nguy cơ thách thức lớn Đó là, cácthảm hoạ ô nhiễm môi trường, tai biến thiên nhiên và sự phá vỡ cân bằng các hệ sinhthái; Quá trình đô thị hoá, với các quy mô và tốc độ chưa từng thấy, đã dẫn đến sự hìnhthành bất khả kháng các siêu thành phố, các thành phố vùng, khu vực và châu lục; Hiệuứng con dao hai lưỡi của khoa học - kỹ thuật; Sự mất đi những bản sắc riêng

và linh hồn văn hóa của mỗi địa phương

Trong tình trạng đó, thiết kế kiến trúc, quy hoạch đô thị không còn đảm nhiệmđược vai trò điều tiết vĩ mô và tổ chức lãnh thổ của quy hoạch và phân vùng Bởi vậy,quy hoạch và phân vùng là nhằm :

• Bố trí, sắp xếp hợp lý các hoạt động của con người trên lãnh thổ phù hợp vớiđường lối, chính sách quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hànhchính - chính trị

•Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

•Phân bố và tổ chức tối ưu các hoạt động theo lãnh thổ với tầm nhìn hướng vềtương

•Bảo vệ môi trường, phòng chống các thảm hoạ thiên nhiên

•Đảmbảo an ninh, quốc phòng

Những nhân tố trên khẳng định vai trò và tầm quan trọng của phân vùng kinh tếtrong thế kỷ XXI

CHƯƠNG II

Trang 5

2 Cở sở lý luận về phân vùng kinh tế

2.1Lý thuyết kinh tế không gian :

Lý luận này đã được đưa ra trong các lý thuyết: Lý thuyết về phân bố và pháttriển nông nghiệp của V.Thunen (1862) sau được C.Mark, Ricardo đề cập sâu hơn trongcác lý thuyết về địa tô và phân bố nông nghiệp; Lý thuyết phân bố công nghiệp củaWeber, Losch, Lý thuyết phân bố đô thị và dịch vụ (Central place) củaW.Christaller, Các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô cũ đã hình thành lý thuyết vềphân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh thổ, lý thuyết về phân bố dân cư và lýthuyết về tổ chức lãnh thổ

2.2 Lý thuyết về vùng và phân vùng :

Tùy theo quan điểm tiếp cận, vùng được phân loại như sau:

• Theo quy mô: Lớn, trung bình và nhỏ (20.000 3.000.000 km2, 20.000 30.000 km2 và nhỏ hơn)

-• Theo mục đích quy hoạch: Vùng kinh tế, vùng hành chính, vùng vật thể, vùng

tự nhiên, vùng xã hội và vùng an ninh quốc phòng …

• Theo tính chất: Vùng đô thị, vùng công nghiệp, vùng nông thôn, vùng du lịch –nghỉ mát, vùng lâm nghiệp, vùng khai khoáng…

• Theo quan điểm tổng hợp: Vùng quy hoạch Pertxik cho rằng "vùng là đốitượng của quy hoạch vùng và là một bộ phận của vùng kinh tế, thuộc cấp thấptheo phân vị Do đó phân vùng kinh tế là cơ sở khoa học của quy hoạch vùng"

Một số tác giả cho rằng, vùng quy hoạch phải hội tụ được các đặc điểm tổng hợp sau:

Là một đơn vị địa lý tự nhiên; Là một đơn vị kinh tế; Là một đơn vị xã hội và phù hợp với địa giới hành chính

• Theo trình độ phát triển, vùng gồm các loại sau: Vùng phát triển; Vùng kémphát triển;Vùng mới phát triển và vùng đình đốn

• Theo trình độ phát triển, vùng gồm các loại sau: Vùng phát triển; Vùng kémphát triển; vùng mới phát triển và vùng đình đốn

2.3 Các phương pháp xác định ranh giới vùng :

Phương pháp đồng tính: Các vùng đồng tính; Phương pháp phân cực: Các vùngphân cực; Phương pháp quy hoạch: Các vùng kế hoạch (Boudeville), các tổng hợp thểsản xuất - lãnh thổ (TPK) - (Kolosovxki-Nga) hoặc các tổ hợp nông - công nghiệp(APK-Bungari)

Sự hợp nhất giữa hai dòng lý thuyết kinh tế không gian và lý thuyết phân vùng (cuối thế

kỷ XIX là nguồn gốc của quy hoạch vùng

2.4 Lý luận phân vùng kinh tế Việt Nam

Những năm cuối thế kỷ XX, nhất là sau khi Liên Xô tan rã, người ta ít nói tớiphân vùng kinh tế (PVKT), mà nói nhiều tới tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội(TCLTKTXH) Phải chăng PVKT đã lỗi thời, không còn giá trị thực tiễn? Để trả lời cần

đi sâu vào cặp khái niệm khủng hoảng và phát triển Về lý thuyết, có thể khủng hoảngdẫn tới sụp đổ, thậm chí tiêu vong, cũng có thể chỉ là sự khủng hoảng để mở đườngphát triển sau đó Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ hai, PVKT trong khủng hoảng vì sựphát triển PVKT Việt Nam đang trong thời kỳ khủng hoảng và tìm ra đúng hướng pháttriển

Trang 6

Đã là người nghiên cứu địa lý kinh tế – xã hội chuyên nghiệp, ai cũng phải biết

lý luận PVKT có cội nguồn từ tác phẩm nổi tiếng của V.I Lênin “ Sự phát triển chủnghĩa tư bản ở Nga” Bằng phương pháp tiếp cận vùng, Lênin đã tìm thấy sự phát triểnkhông đồng đều của chủ nghĩa tư bản ở Nga Lênin đã đặt nền móng vững chắc về mặt

lý luận cho cách tiếp cận vùng, nghiên cứu trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,chuyên môn hóa, trình độ thâm canh v.v… các lý thuyết này sau đó đã trở thành cơ sở

lý luận phân vùng kinh tế (PVKT) và các nhà địa lý Xô viết coi đây là cuốn sách gốiđầu giường cho mọi người suy ngẫm vào hoạt động thực tiễn của mình Cơ sở củaPVKT các nước XHCN đều dựa vào các lý luận Mác – Lênin về phân công lao độngtheo lãnh thổ Công tác PVKT của Việt Nam chủ yếu dựa trên lý thuyết PVKT của cácnhà địa lý Xô viết và đã gặt hái nhiều kết quả Các nhà địa lý Việt Nam đã nghiên cứu,tìm hiểu và thể nghiệm trong thực tiễn nước nhà tư tưởng PVKT trong các sơ đồ tổchức lãnh thổ kinh tế xã hội, mà đỉnh cao của nó là sơ đồ 4 vùng kinh tế lớn trong tổng

sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất 1985 – 2000/2005 Đi xa hơn, các nhàđịa lý đưa sơ đồ phân vùng vào chương trình địa lý phổ thông lớp 9, lớp 12, đưa côngtác nghiên cứu, đào sâu và làm phong phú lý luận PVKT trong các trường đại học

Về thực chất mọi thành tựu lý thuyết và thực tiễn PVKT nói trên là hình bóngcủa mô hình cũ của CNXH Mô hình này sụp đổ cùng với sự tan rã của Liên Xô Hơn

10 năm qua 1991 – 2002, chúng ta chứng kiến sự khủng hoảng, có phần tệ hại, nhiềuphần bi kịch Liên Xô không còn nữa, cũng tiêu tan mọi sơ đồ vùng kinh tế và địa lýkinh tế Xô viết Thay lốt Liên Xô là SNG – Liên minh các quốc gia độc lập, không cònkinh tế kế hoạch, thay vào đó là khái niệm mơ hồ, một nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội? Sự khủng hoảng này có thể coi là gì nếu không nói là sự tiêu vong chứkhông phải phát triển vì chính sự tiêu vong một mô hình vùng kinh tế kiểu cũ, nếukhông có thể gọi là kiểu Liên Xô cũ Nó vĩnh viễn đi vào lịch sử như một dấu ấn đậmnét đáng buồn của thế kỷ XX

Trong bối cảnh nói trên, sau khi “thấm sâu” lý luận và thực tiễn PVKT, lý luậnPVKT nước ta cũng không tránh khỏi khủng hoảng, nếu có thể nói là ở mức độ khôngnhẹ Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất 1985 -2000/2005 không thựchiện được Có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng hàng đầu là các tiên đề lý thuyết

cũ không có chỗ đứng vì không còn nữa kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.Nước ta đi vào đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, tạo lập một nền kinh tếhàng hóa thị trường, định hướng XHCN Sự nghiệp đổi mới thành công Nước ta vượtqua khủng hoảng và đi vào CNH, HĐH như một bước phát triển có tầm mệnh hệ đốivới đất nước, và hơn thế, không phá đi thành tựu CNXH, trái lại làm nó sinh động hơn.Thực tiễn sống động này là cứu cánh cho địa lý kinh tế – xã hội nước nhà, trong đó có

lý luận PVKT, tuy có khủng hoảng nhưng không sụp đổ mà khủng hoảng vì sự pháttriển Đảng Cộng sản Việt Nam đặt cơ sở vững chắc hoạt động của Đảng, của dân tộctheo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Điều này đồng nghĩa và tô đậmhơn nữa giá trị lý luận và thực tiễn PVKT

Đến đây, xét trên quan điểm lý thuyết thì hơn 10 năm qua lý luận PVKT ViệtNam khủng hoảng trong sự phát triển Chúng tôi cho rằng, càng phát triển bao nhiêucàng sáng ngời các hạt nhân hợp lý của lý luận, cách tiếp cận vùng của V.I Lênin bấynhiêu Có không ít người, choáng ngợp trước những thông tin, những lý thuyết ào vào

từ khi đất nước mở cửa, kinh tế đất nước chuyển sang kinh tế thị trường đã mau chóngquên, hoặc không biết những nguyên lý cơ bản của lý luận Mác – Lênin về phân cônglao động theo lãnh thổ Bây giờ nói cái gì người ta cũng đầu dẫn là người phương Tâylàm thế này, thế nọ Có hàng vài chục loại, chục kiểu vùng được đề ra mà cơ sở lý luận

Trang 7

chỉ là “ kinh tế thị trường” một cách chung chung! Có các lý luận vùng ra đời do tiêuchí của mỗi người đặt ra, chứ không phải vùng tồn tại khách quan v.v…

Trong thời gian qua, trên diễn đàn địa lý và kinh tế nước nhà một số nhà khoahọc nói nhiều tới tổ chức lãnh thổ đất nước, và để làm điều này người ta viện đến quanniệm tổ chức lãnh thổ từ bên ngoài thông qua luồng gió mở cửa, cứ như là mới mẻ, cònPVKT thì đã cũ, đã lỗi thời Thực ra PVKT chính là công cụ tư duy để tạo nên các cấuthành lãnh thổ cho một nhà nước kiểu mới Kế hoạch GOELRO dựa trên tư tưởng phânvùng nước Nga thành các đơn vị lãnh thổ có 2 yếu tố mạnh là công nghiệp và giai cấpcông nhân, tức là 2 yếu tố chủ yếu về kinh tế và xã hội Tổ chức lãnh thổ vùng dựa trênhọc thuyết dây chuyền động lực sản xuất ( EPS do nhà địa lý Liên Xô N.N Koloxovxki

đề xuất) Nhờ học thuyết này người ta phát triển học thuyết băng chuyền sản xuất nôngnghiệp, xét về bản chất là nông nghiệp sinh thái Như vậy PVKT chính là phần cốt lõitrong việc TCLTKTXH của Liên Xô

Việc Liên Xô sụp đổ chắc không phải lỗi do học thuyết PVKT gây ra, mặc dù sựsụp đổ đó dẫn tới sự tiêu vong cơ sở thực tiễn, và do đó PVKT Liên Xô không còn lý

- Lý luận PVKT ở Việt Nam đã vượt qua được sự khủng hoảng có liên quan ítnhiều tới sự đổ vỡ của Liên Xô và mô hình XHCN kiểu cũ Tính chất khủnghoảng phát triển đã mở đường cho chúng ta đổi mới tư duy, trong đó có tưduy lý luận về PVKT

- Lý luận PVKT ở Việt Nam, bên cạnh tính phổ biến của nó, thì tính đặc thù cótầm quan trọng hàng đầu là PVKT trong điều kiện một nước đang phát triển

ở trình độ thấp Do đó PVKT thường mang tính công cụ nhận thức, linh hoạt,

đa mục tiêu; và có thể nói là đa kịch bản thường phải theo sát sự phát triển để

“điều tiết” cho phù hợp

- Lý luận PVKT trong điều kiện của Việt Nam cần được làm phong phú trênhai quan điểm mới: Kinh tế tri thức; Bảo vệ môi trường và phát triển bềnvững Hai quan điểm này bổ sung làm tăng sức mạnh của nhau làm cơ sở để

lý luận PVKT phát triển vì mục đích tổ chức không gian phát triển, phù hợpvới xu thế chung của thời đại

- PVKT có quan hệ mật thiết với tổ chức lãnh thổ kinh tế – xã hội thống nhấtcủa đất nước Do vậy PVKT phải tính tới sự thống nhất lãnh thổ / lãnh hải(vùng trời/ vùng đất/ vùng nước thuộc chủ quyền), tính tới các quan hệ khônggian tiểu vùng Mêkông, lợi ích Việt Nam – Trung Quốc và khu vực ĐôngNam Á

CHƯƠNG 3

Trang 8

3 Thực trạng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

3.1 Các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta

2020 Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1% vào năm 2010, dưới 0,8% vào năm2020

Để đạt được những mục tiêu trên, phải tập trung phát triển các ngành kỹ thuậtcao thành ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học,sản xuất các thiết bị tự động hoá, rô bốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lượng cao vàphát triển công nghệ đóng tàu, cơ khí chế tạo… Ngoài ra cũng phải phát triển các ngànhcông nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh như các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụtùng ôtô, xe máy, sản xuất thiết bị điện và linh kiện điện tử, động cơ nổ, động cơ điện

Cơ cấu sản phẩm: Chủ lực là các sản phẩm giá trị lớn, chứa hàm lượng chất xám cao.Bên cạnh đó đặc biệt quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hìnhphát triển bền vững, các làng nghề …

Lĩnh vực dịch vụ: Tập trung phát triển toàn diện, đặc biệt là dịch vụ chất lượng

cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, khoa học- công nghệ, viễnthông, vận tải hàng không, vận tải hàng hải Các thị trường như bất động sản, vốn, thịtrường chứng khoán cũng được ưu tiên phát triển…

Cơ cấu nông nghiệp: Chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá có năng suất,chất lượng cao Đặc biệt chú ý phát triển nông nghiệp sạch, gắn phát triển nông nghiệpvới việc xây dựng kinh tế trang trại hộ gia đình

Giao thông: Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống giao thông đường bộ,đường sắt, đường biển, đường sông và hàng không, đặc biệt là xây dựng cảng nước sâu,mạng lưới đường cao tốc, hệ thống giao thông nội đô Hà Nội… nâng công suất sân bayNội Bài lên 6 triệu hành khách/năm (năm 2005) và 8-10 triệu hành khách (năm 2010),hiện đại hoá sân bay Cát Bi Các tuyến đường sắt cũng sẽ được hiện đại hoá và nângcấp…

Ngoài việc cải tiến cơ chế còn phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tưphát triển, thực hiện đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng: khuyến khích có 50-55% đầu tư

Trang 9

xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh; 9-10% đầu tư xã hội cho phát triển nguồnnhân lực; 35-36% vốn đầu tư giao thông vận tải cho phát triển đường loại I, loại II vàđường cao tốc…

3.1.2 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng pháttriển kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020,

gồm 5 tỉnh TP trực thuộc trung ương là Đà nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định

Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm của vùng sẽ tăng từ khoảng 1,2lần giai đoạn 2006-2010 lên 1,25 lần giai đoạn 2011-2020 so với tốc độ tăng trưởngbình quân của cả nước Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người từ 149 USD năm

2005 lên 375 USD vào năm 2010 và 2.530 USD năm 2020

Các trung tâm du lịch Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, và vùng phụ cận miền Trung

và Tây Nguyên sẽ dần hình thành cùng với các công trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắnkết khu vực này với các vùng lân cận góp phần thực hiện hành lang Đông-Tây của tiểuvùng Mê Kông mở rộng, gắn với nhiệm vụ phát triển khu tam giác biên giới 3 nướcViệt Nam-Lào-Campuchia

TP Đà nẵng sẽ trở thành trung tâm của miền Trung có dân số từ 1 triệu ngườivào năm 2010, gần 2 triệu người vào năm 2020 với các cảng biển, sân bay quốc tếxuyên Việt, xuyên Á Đà Nẵng sẽ là đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vàvận tải quốc tế của miền Trung, Tây Nguyên và các nước khu vực sông Mê Kông Tạiđây sẽ xây dựng khu sinh dưỡng công nghiệp (chuyên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật,công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp), các trung tâm tài chính, ngân hàng, chứngkhoán và bưu chính viễn thông của khu vực miền Trung và là một trong những trungtâm văn hoá, giáo dục, đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ miền Trung…

Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) sẽ phát triển theo mô hình "khu trongkhu" Đây cũng là khu kinh tế mở duy nhất được xây dựng và phát triển để thử nghiệmthể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư phù hợp với các thông lệ quốc tế cho cácloại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước Sân bay Chu Lai sẽđược đầu tư phục hồi và nâng cấp giai đoạn 1 phục vụ nửa triệu lượt hành khách vàkhoảng 500 tấn hàng hoá/năm Về lâu dài đây sẽ là sân bay quốc tế trung chuyển củavùng và của khu vực Đồng thời tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp mở rộng sân bay

Đà Nẵng

Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ phát triển thành một khu kinh tế tổnghợp đa ngành với các chính sách ưu đãi, khuyến khích ổn định lâu dài Tại đây sẽ tậptrung phát triển công nghiệp lọc dầu-hoá dầu-hoá chất, từng bước phát triển các ngànhcông nghiệp cơ khí, đóng sữa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuấtcontainer…bên cạnh đó sẽ phát triển hệ thống giao thông liên khu với 10 bến cảng dầukhí, khu cảng tổng hợp, đê chắn sóng, đê chắn cát…

Trang 10

Khu kinh tế- thương mại Chân Mây (Thừa Thiên Huế), trước mắt phát triển cảngChân Mây Trong giai đoạn 2006-2010 xây dựng trung tâm thông tin quốc tế, cùng hệthống dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, và các ngành nghề khác.

Giao thông cảng biển sẽ là huyết mạch: Trước mắt, nâng cấp cảng Tiên Sa, đưa nănglực thông qua trên 4 triệu tấn/năm vào năm 2010, cùng với việc xây dựng cảng nướcsâu Liên Chiểu có công suất 2 triệu tấn/năm (giai đoạn 1) và 8,5 triệu tấn/năm (giaiđoạn 2), đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cảng Dung Quất, Kỳ Hà, Quy Nhơn.Theo dự báo đến năm 2010, số lượng bến bãi sẽ tăng thêm để bảo đảm lượng hàngthông qua vào khoảng 4 triệu tấn/năm

3.1.3 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Theo Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mục tiêu pháttriển chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tốc độ tăng trưởng GDP bìnhquân hàng năm đạt 1,2 lần (giai đoạn 2006-2010) và 1,1 lần (giai đoạn 2011-2020) sovới tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước Tỷ lệ đóng góp trong GDP cả nước tăng

từ 36% hiện nay lên 40-41% vào năm 2010 và 43-44% vào năm 2020, đồng thời giá trịxuất khẩu bình quân đầu người /năm cũng tăng từ 1.493 USD năm 2010 và 22.310USD năm 2020

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An, sẽ trở thành một trongnhững vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, thực

Bà-sự là vùng kinh tế động lực của cả nước

Dự kiến thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ chất lượngcao về các mặt viễn thông, dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, du lịch của cả nước và

có tầm quốc tế Đến năm 2010, công nghiệp điện tử, tin học trở thành ngành mũi nhọn,hướng xuất khẩu từng bước phát triển đồng bộ cả phần cứng, phần mềm, trong đó ưutiên phát triển phần mềm đưa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành trung tâmmạnh về sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, tin học viễn thông ở khu vực Đông Nam

Á Đến năm 2005, giá trị sản xuất phần mềm tại đây sẽ tăng lên khoảng 1.800 tỷ đồng(tương đương 150-160 triệu USD)

Tiếp tục hoàn thành nâng cấp quốc lộ 50, 20, 22B, tuyến N2…sớm đầu tư cáctuyến đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ; hiện đại hoá ga hàngkhông quốc tế Tân Sơn Nhất; năm 2010 hoàn thành phương án di dời cảng Sài Gòn rakhỏi nội thành Từng bước đầu tư xây dựng cảng Thị Vải, cảng Cái Mép để đảm bảonhu cầu vận tải của các khu vực phía Nam và là cửa ngõ ra biển của đường xuyên Á.Giai đoạn 2006-2010, các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu sẽđược xây dựng cùng với việc xây dựng hệ thống đường sắt kết nối cảng biển với cáckhu công nghiệp trên hành lang đường 51, thành phố Hồ Chí Minh đi Phnôm Pênh,đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên

Hình thành các khu đô thị mới có quy mô dân số khoảng 70-100 vạn dân ở Phú

Mỹ, Long Sơn, Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Dĩ An-Tân Uyên (Bình Dương), Tam

Trang 11

Phước, Nhơn trạch (Đồng Nai), Khu đô thị mới tại vùng giáp ranh giữa thành phố HồChí Minh, Long An, Tây Ninh.

3.2 Thực trạng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cảnước gồm 8 tỉnh thành (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, BìnhPhước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, chiếm 9,2% diện tích, 17,7% dân số, 74% tổngkim ngạch xuất khẩu của cả nước Cho đến nay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đãhình thành được 72 khu công nghiệp (KCN) với diện tích trên 18.000ha (chiếm 47% về

số KCN và 55% diện tích KCN của cả nước) Đây cũng là vùng có tỷ lệ lấp đầy cácKCN khá cao, đạt khoảng 73% diện tích KCN Với lợi thế về cơ sở hạ tầng thuận lợi,nguồn nhân lực tương đối ổn định, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, rộng cửa đónnhà đầu tư từ rất sớm nên vùng đã nhanh chóng trở thành miền đất hứa của các nhà đầu

TP.HCM-một trong những địa phương thu hút được nhiều dự án FDI nhất cảnước.Kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài đến nay thì năm 2007 là năm thu hút FDIcủa cả nước đạt mức kỷ lục con số 20,3 tỷ USD Trong đó, các tỉnh Vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam đã để lại dấu ấn quan trọng khi đóng góp hơn 50% số vốn trên

Tính đến thời điểm hiện nay, các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

đã thu hút được trên 5.250 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 41 tỷ USD (chiếmtrên 64% số dự án và trên 55% vốn đăng ký của cả nước), trong đó nổi bật nhất là cácđiạ phương như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu Riêng trongnăm 2007 các tỉnh thành này vẫn tiếp tục giữ những ngôi top trong thu hút FDI của cảnước Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM, Thái Văn Rê cho biết, 2,8 tỷ USD làcon số mà TP.HCM thu hút được trong năm 2007 (cấp mới và tăng vốn) Tính tổngcộng đến nay TP.HCM có 2.530 dự án FDI với tổng vốn 16,6 tỷ USD Thành phố xácđịnh tập trung phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ và những ngành công nghiệp có hàmlượng khoa học công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn từ rất sớm Hiện nay, thành phốđang kêu gọi đầu tư vào hạ tầng đô thị, khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại phứchợp

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Nguyễn Hoàng Sơn cho biết, thành công nhấtcủa Bình Dương trong năm qua là việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài Trongnăm đã có 307 dự án mới và 147 dự án bổ sung với tổng vốn đầu tư 2,3 tỷ USD, nângtổng số dự án đầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh lên 1.571 dự án với số vốn 8,55 tỷ USD.Nét mới trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Bình Dương là số lượng các quốc gia đầu

tư ngày càng nhiều Đây là tín hiệu vui vì thành phần kinh tế này góp phần không nhỏvào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng như tạo ra giá trị công nghiệp cao… Cùng với Bình Dương, Đồng Nai cũng giữ vị trí những top đầu của thu hút vốn FDI Cảnăm 2007 tỉnh đã thu hút đạt 2,45 tỷ USD Về ngành nghề đầu tư có 13 dự án có côngnghệ kỹ thuật cao, chiếm 53% giá trị vốn đầu tư; 21 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất linhkiện, chi tiết cho ôtô, máy móc thiết bị chiếm 16%; sản phẩm điện, điện tử có 5 dự án

Ngày đăng: 19/04/2017, 22:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w