* Địa lý kinh tế là: - Nghiên cứu những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất ở các nước, các vùng - Tối ưu hóa việc phân bố sản xuất, quy hoạch vùng kinh tế, khu chế xuất, khu công
Trang 1Ô N T ẬP
Môn: Địa lý kinh tế
Trang 21 Địa lý kinh tế là gì? Nghiên cứu địa lý kinh tế để làm gì?
* Địa lý kinh tế là:
- Nghiên cứu những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất ở các nước, các vùng
- Tối ưu hóa việc phân bố sản xuất, quy hoạch vùng kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp theo từng giai đoạn phát triển kinh tế
- Vị trí của Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới
* Nghiên cứu địa lý kinh tế để:
- Giúp các cán bộ quản lý kinh tế Nhà nước, các nhà nghiên cứu kinh tế có tầm nhìn chiến lược và vĩ
mô, để điều tiết sự phân bố nguồn lực hợp lý - đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững
VD: Khuyến khích đầu 4 đúng đắn, phát triển tối đa bên trong và mở rộng các quan hệ kinh tế với bên ngoài.
- Giúp doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn trong những quyết định đầu tư hoặc mở rộng kinh doanh
- ngành, vùng và qui mô đầu tư sao cho hoạt động kinh doanh hiệu quả
VD: Không nên bán nước đá ở Alaska, hoặc bán thịt bò cho người Úc.
- Giúp sinh viên hiểu được đất nước chúng ta có những gì và đang thiếu những gì để sớm thoát khỏi
thân phận “cá chép” Những cơ hội và những thách thức gì sẽ chờ đợi lực lượng lao động trẻ của Việt Nam Những cơ hội khởi nghiệp cho các doanh nhân trẻ
VD: Có những sự chuẩn bị tốt về kiến thức kinh tế trước khi gia nhập vào thị trường lao động.
2
Trang 32 Toàn cảnh kinh tế thế giới hiện nay như thế nào?
- Có sự chênh lệch lớn về qui mô nền kinh tế, tốc độ phát triển và thu nhập bình quân đầu người
Vd: GDP bình quân đầu người giữa các nước có sự chênh lệch rõ rệt chẳng hạn là Thụy Sĩ với 82,178 USD.Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là 78,829 USD.Trong khi đó Zimbabwe là 1.037 US, UganDa
là 625USD
- Cạnh tranh thị trường hàng hóa quyết liệt bên cạnh việc thành lập các liên kết kinh tế, các khu vực mậu dịch phi thuế quan hoặc thỏa thuận FTA (free trade area) song phương
VD: Từ năm 2012,thịt bò Úc là loại thực phẩm khá xa xỉ vì chỉ cho phép nhập khẩu thịt đông lạnh Nhưng gần đây,khi được phép nhập nguyên con thì số lượng ngày càng tăng và có giá vô cùng cạnh tranh với thị trường bò nội địa.
- Khủng hoảng kinh tế xảy ra ở mức độ thường xuyên hơn, tỷ lệ nợ xấu, thất nghiệp ngày càng cao
VD: Từ năm 2012, Hy Lạp đã phải đối mặt với những biện pháp thắt lưng buộc bụng,cắt giảm 15.000 nhân viên công vụ để chống tình trạng vỡ nợ Nhưng vào ngày 1/7/2015, Hy Lạp tuyên bố vỡ nợ.
- Sự trỗi dậy của Trung Quốc, căng thẳng chính trị ảnh hưởng lớn đến kinh tế
VD: Nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chóng mặt Có thể thấy bất kì nơi nào cũng có sản phầm ”made in China” vì độ phổ biến của nó.
- Sư sụt giảm giá dầu cũng làm kinh tế thế giới ảnh hưởng rất nhiều (Venezuela, Vietnam)
VD: Sau khi phát hiện ra công nghệ khai thác dầu mới giúp lấy được nhiều dầu và giảm bớt chi phí thì
Mỹ đã khai thác ồ ạt làm giá dầu sụt giảm, có hại cho các nước như Việt Nam,Venezuela
3
Trang 43 Các tiêu thức xác định mức độ phát triển
* Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) (Gross National Product)
- Tổng giá trị toàn bộ sản phẩm cuối cùng hoặc dịch vụ được tạo ra bởi công dân nước đó dù ở trong
nước hay đầu tư nước ngoài
VD: Một chiếc ô tô bán cho người tiêu dùng là một sản phẩm cuối cùng
* Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (Gross Domestic Procduct)
- Tổng giá trị toàn bộ sản phẩm cuối cùng hoặc dịch vụ được tạo ra tại quốc gia đó bao gồm cả phần đầu tư của người nước ngoài tại nước đó
VD: Giá trị của điện thoại SAMSUNG khi bán tại Việt Nam tính lun giá trị cả phần vốn đầu tư của công ty nước ngoài
* Thu nhập quốc dân (GNI) (Gross National Income)
- Là thước đo tổng hợp lớn nhất của thu nhập quốc dân, đo lường toàn bộ tổng giá trị gia tăng từ các nguồn trong nước và nước ngoài do những người cư trú của nước đó tạo ra
- GNI Per capita: thu nhập bình quân đầu người= tổng GNI/tổng số dân
VD: thu nhập quốc dân của Việt Nam năm 2014: 171,905 triệu USD
* Cơ cấu GDP
- Là tỷ lệ phần trăm giữa các thành phần đóng góp vào GDP chung của nền kinh tế
- Những nước có công thương nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao thường là những nước phát triển mạnh, thu nhập cao
- Những nước có nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo thường kém phát triển hơn (hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm còn ít)
* Cơ cấu xuất nhập khẩu
- Là tiêu thức phản ảnh ngành ngoại thương của 1 quốc gia
- Xuất > nhập xuất siêu, có thặng dư thương mại và dự trữ ngoại tệ.
- Xuất< nhập nhập siêu, thâm hụt cán cân thương mại.
- Giá trị, sản lượng xuất nhập khẩu cũng minh họa cho tình hình phát triển 1 nước
* Chỉ số phát triển con người (HDI) (Human Development Index)
- HDI là kết hợp của ba yếu tố cơ bản: tuổi thọ, giáo dục (số người biết chữ và số năm đi học) và GDP thực tế bình quân đầu người theo PPP (tính bằng USD)
VD: HDI của Trung Quốc là: 0.706, Thái Lan: 0.745…
4
Trang 54 Các liên kết kinh tế quốc tế
FTA
- Được miễn giảm thuế, thủ tục khi xuất khẩu vào
các thị trường lớn
- Nâng cao năng lục cạnh tranh hơn, cơ hội tiếp
cận thị trường cao
- Thu hút được nhiều vốn đầu 4 hơn- do môi
trường kinh doanh thông thoáng
- Lợi ích đến từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao
động, môi trường
- Người tiêu dùng trong nước cũng được sử dụng
những sản phẩm ngoại nhập tốt, giá hợp lý
- Trở thành thị trường cho các tập đoàn ngoại
- Nếu năng lực cạnh tranh không tốt, doanh nghiệp trong nước sẽ phá sản
- Tỷ lệ thất nghiệp tăng, an ninh xã hội phức tạp hơn
5
Trang 65 Vai trò của liên kết kinh tế quốc tế
- Giúp phát triển quan hệ thương mại quốc tế Các khối trọng khối liên kết quốc tế giảm thuế, giảm thủ tục xuất nhập khẩu và các biện pháp mậu dịch ,mở rộng thị trường
- Từng bước tận dụng được lợi thế của mình một cách hiệu quả nhất để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi thông thoáng
- Các nước sử dụng trao đổi thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại tăng năng suất lao động,tăng năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia
- Làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước theo hướng có lợi nhất dẫn đến việc hình thành cơ cấu kinh
tế mới có tính khu vực
6
Trang 76 Thuận lợi vị trí địa lý cho Việt Nam
* Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương:
- Gần những trung tâm tài chính kinh tế mạnh của Châu Á và thế giới: Nhật, Hàn, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á
- Đây là một khu vực kinh tế năng động, đang phát triển rất mạnh bên cạnh nhiều vùng thị trường rộng lớn
- VN cũng là cửa ngõ ra vào hàng hóa của bán đảo Đông Dương (Lào, Campuchia) và vùng Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc)
- Vị trí Việt Nam giáp biển đông, một vùng biển quan trọng và nóng bỏng, ngã ba giao lưu hàng hải giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
- Gần những quốc gia Đông Á có trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ cao: như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc: thuận lợi cho việc đón nhận những chuyển giao Công nghệ - Công Nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có dự trữ ngoại tệ lớn trên TG: thuận lợi trong đón nhận đầu tư
- Châu Á TBD là khu vực có an ninh chính trị tương đối ổn định
- Việt Nam có cơ cấu tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển nền kinh tế nhiều ngành
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp với việc phát triển 1 số sản phẩm nông nghiệp
7
Trang 87 Ba ngành nghề được dự báo là có lợi thế và 3 ngành bất lợi khi tham gia TPP
* 3 có ngành lợi:
- Ngành may mặc: Ngành may mặc nước ta là một ngành công nghiệp nhẹ, không đòi hỏi trình độ
khoa học kĩ thuật cao và giá nhân công rẻ nên sản phẩm có giá rất cạnh tranh trên thị trường nếu được miễn giảm thuế
- Ngành chăn nuôi thủy hải sản: Nước ta có địa thế giáp biển đông thuận lợi cho việc nuôi chồng
đánh bắt thủy hải sản nhưng vấn đề được đặt ra là thiếu thị trường và bị đánh thuế cao nên mất đi năng lực cạnh tranh Bởi vậy, khi tham gia TPP thì sẽ mở rộng thị trường và giảm giá sản phẩm Với chất lượng đảm bảo và giá thành hợp lý, sản phẩm ngành thủy hải sản ở việt nam được kì vọng có tính cạnh tranh cao trong môi trường kinh doanh mới
- Ngành trồng trọt: Tuy không phải là nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới nhưng sản lượng gạo
của Việt Nam.Có chất lượng tốt và giá cả vô cùng cạnh tranh Có thể thấy nông sản của nước ta chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc nên mang lại lợi ích không cao.Đôi khi nông sản của chúng ta còn bị chặn, trả về (dưa hấu, chuối) khiến sản phẩm thừa là nỗi buồn của người nông dân Thế khi gia nhập vào TPP thì thị trường được mở rộng giá cả giảm được kì vọng là sẽ đem lại niềm vui phấn khởi cho người nông dân
* 3 ngành bất lợi
- Ngành đường: Với công nghệ cao nước Úc có thể sản xuất đường với giá cả vô cùng cạnh tranh.Bởi
công nghệ chưa phát triển nên được giảm thuế sản phẩm đường việt nam vẫn có giá cao hơn
- Ngành công nghệ ô tô: Trình độ khao học kĩ thuật chưa tiến bộ nên nước ta không thể phát triển
ngành công nghiệp oto mà phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài nên giá thành cao không có tính cạnh tranh với các nước khác như Nhật
- Ngành thức ăn chăn nuôi: Là một ngành quan trọng của nền kinh tế việt nam,tuy nhiên ngành thức
ăn chăn nuôi không được kì vọng nhiều bởi giá thành còn quá cao so với các nước như Mỹ và Úc nhưng chất lượng lại chưa cao khó lòng thuyết phục khách hàng
8
Trang 98 Điểm mạnh, điểm yếu nguồn nhân lực Việt Nam
+Tỷ lệ nguồn nhân lực đang trong độ tuổi
lao động cao, trẻ
Giải thích: Khi tổng tỷ số phụ thuộc tính trên cơ sở
dân số 15-64 đạt mức 50%, tức là cứ hai người
trong độ tuổi lao động mới phải gánh một người
ngoài độ tuổi lao động thì dân số bước vào thời kỳ
“dư lợi nhân khẩu học” hay thời kỳ “cơ cấu
dân số vàng”
Lực lượng lao động trong độ tuổi:Nam từ 15-60
tuổi, nữ từ 15-55 tuổi Việt Nam có 51.326 nghìn
người từ 15 tuổi trở lên thuộc LLLĐ, chiếm 58,4%
tổng dân số, trong đó nữ 48,3% và nam chiếm
51,7%
+ Cần cù, chịu khó, thông minh, ham học hỏi
Giải thích: G.S Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng
Toán học Fields Hằng năm nhiều bạn trẻ Việt
Nam nhận các giải thưởng danh giá Có nhiều cuộc
thi sáng tạo được tổ chức, các bạn trẻ rất thích thú
tham gia và đoạt những giải có giá trị
(robocon, ) Công nhân Việt Nam ham học nghề
(dệt may ,nông nghiệp, )
+ Chất lượng ngày càng được tăng lên do
đầu tư về giáo dục và hệ thống thông tin
mạng internet
Giải thích: Mọi người có thể tìm tài liệu nghiên cứu
học tập trên các trang web Có thể tự học qua các
clip trên youtube
+ Tác phong công nghiệp chưa cao dẫn đến năng suất lao động thấp
Giải thích: Do lực lương lao động chủ yếu nước ta
ở nông thôn nên quen với tác phong nông nghiệp (thường làm việc kết hợp với nghỉ ngơi nhiều,nhậu nhẹt,…) Tác phong trễ thường xảy ra rất nhiều mọi người thường hoàn thành công việc vượt quá deadline Chưa có kĩ năng quản lý thời gian tốt
+ Kỹ năng lao động,tay nghề chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng mềm còn thấp do chưa được đào tạo chuyên nghiệp
Giải thích: Nhiều lao động trẻ chưa có các kĩ năng mềm,ngoại ngữ,chuyên môn để làm việc
+ Tư duy làm việc nhóm còn hạn chế
Giải thích: Kĩ năng làm việc nhóm của lao động tại Việt Nam không cao Khi những người Việt Nam làm việc chung thường không mang kết quả cao
Do người Việt Nam không phân biệt giữa đồng nghiệp và bạn bè Trong cuộc họp thường thích phê phán,chỉ trích,ganh ghét đồng nghiệp Thường đặt quyền lực cá nhân lên cao tập thể
+ Trong 1 số trường hợp tính trung thực chưa cao, lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao
Giải thích: Một số thành phần nhỏ xuất khẩu lao động qua Nhật Bản đã có những hành động xấu như trộm cắp, lừa dối Lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (71,5%)
9
Trang 109 Phân bố sản xuất – các nguyên tố phân bố sản xuất
- Phân bố ản xuất là sự phân phối bố trí các cơ sở sản xuất, ngành sản xuất và các tổng hợp thể sản xuất (các khu công nghiệp) dựa trên các nguyên tắc hướng đến sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng năng suất lao động thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển nhanh
- Nguyên tố phân bố sản xuất:
+ Nguyên tắc gần tương ứng: Phân bố sản xuất phải gần nguồn nguyên liệu, nhiện liệu, nguồn lao động
và thị trường tiêu thụ giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên trong vùng
VD: Nhiên liệu, năng lượng: nhà máy nhiệt điện gần các mỏ than đá Quảng Ninh, khai thác dầu khí Vũng Tàu gần các giếng dầu.
Các nhà máy công nghiệp đặt ở Bình Dương, Biên Hòa để gần TP.HCM nơi tiêu dùng các hàng hóa đó Cũng như các nhà máy sẽ đặt các tỉnh gần Hà Nội.
+ Nguyên tắc cân bằng lãnh thổ: Giảm sự chênh lệch trong phát triển kinh tế vùng miền
VD: Nhà máy lọc dầu Dung Quất được đặt ở tỉnh Quảng Ngãi Hai miền Bắc và Nam có sự phát triển ổn định hơn so với Miền Trung nghèo khó, bão lụt Nên Khi đặt nhà máy tại đây là cơ hội làm việc cho nhiều người miền Trung.
+ Nguyên tắc kết hợp: Kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp - dịch
vụ Kết hợp tăng trưởng và bảo vệ môi trường
VD: Các bộ phim Hàn Quốc thường kết hợp giới thiệu các địa danh du lịch (đảo JEJU), thời trang của diễn viên trong phim cũng tạo cơn sốt (phim she was pretty) Sau khi xem phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” nhiều người đến Phú Yên du lịch Các du khách nước ngoài thường thích được khám phá
và sống thử với vai người nông dân làm việc bắt cá, trồng lúa Nhưng kết hợp các ngành lại phải nghĩ tới môi trường trong sạch
+ Nguyên tắc mở và hội nhập: Phân bố sản xuất phải chú ý đến hợp tác kinh tế, phân công lao động kết hợp nội lực và ngoại lực để phát triển
VD: Việt Nam có lao động rẻ: Nhật Bản có vốn, có chuyên gia, có công nghệ Tương tự Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore
Sản xuất hoặc trồng trọt phải theo tiêu chuẩn quốc tế mới xuất khẩu được hàng.
+ Nguyên tắc kết hợp với quốc phòng: Đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ thành quả xây dựng
Kt-Xh quốc gia
VD: Trước đây vùng Cam Ranh được cho phép làm địa điểm du lịch nhưng giờ đây thì bị cấm do là đó là
vị trí quan trọng của quân sự Vùng phía Đà Nẵng, Tây Nguyên là mái nhà của Đông Dương (ngày xưa Pháp, Mỹ thường muốn xâm chiếm vị trí đó)
10
Trang 1110 Mặt phải trái của doanh nghiệp FDI mang lại
1 Tạo công ăn làm việc:
VD: Các nhà máy sản xuất khu công nghiệp đặt ở
Việt Nam là cơ hội làm việc thêm cho người lao
động (khu công nghiệp Tân Bình, Sóng Thần,…)
2 Đóng thuế cho ngân sách:
VD: Do tăng trưởng nhanh hơn các khu vực kinh tế
khác nên khu vực FDI đóng góp tỷ trọng ngày
càng vào GDP Năm 1995 tỷ lệ đóng góp vào GDP
của khu vực FDI chỉ đạt 6,3%, tăng lên 15,2% năm
2000 và 19,6% năm 2013
3 Chuyển giao công nghệ
VD: Đến nay, khối doanh nghiệp FDI đã tham gia
vào hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp và
chiếm phần lớn sản lượng sản xuất của nhiều
ngành kinh tế lớn như thép cán, dụng cụ y tế
chính xác, sợi các loại, da giày, dệt may đặc biệt
là về khai thác dầu thô
4 Góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa
VD: Nhiều nhà máy công nghiệp được đầu tư vào
Việt Nam làm đất nước ngày càng hiện đại hơn
1 Chuyển giá, trốn thuế, lách thuế
VD: Sau 18 năm hoạt động tại Việt Nam, doanh thu của Coca-Cola Việt Nam đạt 2.529 tỉ đồng nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỉ đồng, dẫn đến số
lỗ 188 tỉ đồng năm 2010.Nhưng doanh nghệp tuyên bố 3 năm tới vẫn đầu tư 300 triệu USD Coca đã dùng cách trốn thuế bằng cách chuyển giá rong nội bộ giữa công ty Mẹ tại nước ngoài và công ty trụ sở tại Việt Nam Thay vì lấy tiền đóng thuế nộp cho ngân sách thì cố tình hạ giá bán xuống sát chi phí để bán được hàng.Đây là chiêu thức mà COCA COLA muốn thâu tóm doanh nghiệp tại Việt Nam
2 Làm khó công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp hỗ trợ còn lạc hậu nay còn khó khăn hơn: thiếu vốn, bị cạnh tranh về giá rất lớn từ Trung Quốc
VD: đầu tư sản xuất phanh ô tô khoảng 100 tỷ
3 Chuyển giao công nghệ lạc hậu
4 Khai thác vô trách nhiệm nguồn tài nguyên thô
Vd: Việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên sẽ thải ra một lượng lớn bùn đỏ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Doanh nghiệp muốn sản xuất 1 tấn alumina, phải khai thác ít nhất 2 tấn quặng baxite
và thải ra 1,5 tấn bùn đỏ Khi các hồ chứa bùn đỏ tại các mỏ khai thác bauxite bị sói lở tràn ra sông suối và đổ về sông Đồng Nai – nguồn nước sinh hoạt của 12 triệu dân khu vực phía Nam sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân
5 Gây ô nhiễm môi trường
VD: Các nhà máy xả nước thải ra sông ngòi (sông Thị Vải do Vedan) Không khí ngày càng thay đổi ô nhiễm do khói bụi từ các nhà máy Mọi người bây giờ phải sử dụng khẩu trang khi ra đường
11