1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO KHẢO sát văn học dân GIAN STIÊNG

117 682 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 553,5 KB

Nội dung

Trong bảng danh mục các dân tộc Việt Nam (Ban hành theo quyết định số 121 – TCTKPPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979) của Tổng cục thống kê, số thứ tự 22 có ghi dân tộc Xtiêng. Ngoài ra còn có một số cách gọi và cách viết khác như: Satiêng, Sađiêng, Xađiêng, XaChiêng, XaTiêng, Xêdiêng…Trong thời Pháp thuộc, danh từ dùng để chỉ các tộc người thiểu số ở vùng cao là “mọi”, “man”, trong đó có người Stiêng.

Trang 1

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI STIÊNG

1.1 Lịch sử tộc người Stiêng

Tên gọi

Trong bảng danh mục các dân tộc Việt Nam (Ban hành theo quyết định

số 121 – TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979) của Tổng cục thống kê, sốthứ tự 22 có ghi dân tộc Xtiêng Ngoài ra còn có một số cách gọi và cách viếtkhác như: Satiêng, Sađiêng, Xađiêng, XaChiêng, XaTiêng, Xêdiêng…Trongthời Pháp thuộc, danh từ dùng để chỉ các tộc người thiểu số ở vùng cao là

“mọi”, “man”, trong đó có người Stiêng

Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất cách viết và gọi tên “Stiêng”.Chúng tôi đi thực tế điền dã và hỏi người Stiêng về tên gọi của dân tộc mình.Phần lớn họ đồng ý với cách gọi tên và phiên âm như trên Đây cũng là cáchdùng phổ biến của một số nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây

“Theo tiếng Stiêng và cách phát âm gốc thì phải viết là Sdiêng Do chữ

D trong tiếng Stiêng rất khó phát âm, không đọc như chữ D, Đ trong tiếng Việt, người Stiêng thường đọc chữ D như cách phát âm trong tiếng Anh, dần dần họ viết và đọc hẳn như chữ Đ trong tiếng Việt nên những người làm nghiên cứu và ghi chép về người Stiêng đã biến đổi tên từ Sdiêng thành Stiêng” [64, 7].

Người Stiêng có nhiều nhóm địa phương Một số tài liệu cho rằng, cóbốn nhóm là: Bù Đíp, Bù Lách, Bù Dek, Bù Lơ Một vài tài liệu khác cũngghi nhận có bốn nhóm địa phương Stiêng là: Bù Dih – Vu Dih (vùng thấp),

Bù Lơ – Vu Lơ (vùng cao), Bù Biêt – Vu Viêt (nhóm ảnh hưởng ngườiMnông, số đầu người sông Đak Quit và tại tỉnh MunĐunKiRi) và Bù Las –

Vu Las (nhóm sống ở khu vực trảng) Hiện nay, người Stiêng chủ yếu còn tồn

Trang 2

tại hai nhóm chính là Bù Lơ và Bù Dek.

Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước từtrước đến nay đều thống nhất xếp ngôn ngữ Stiêng vào họ Nam Á, nhóm Môn– Khmer Trong quá khứ cũng như hiện tại, người Stiêng có những quan hệ

về nguồn gốc, lịch sử phát triển tộc người, có mối giao lưu văn hóa với cácdân tộc ít người ở Tây Nguyên như Mnông, Mạ, Kơho, Khmer…

Lịch sử tộc người

Những tài liệu khảo cổ học, nhân chủng học ở miền Đông Nam bộ, đặcbiệt là ở tỉnh Bình Phước còn quá ít để có thể giúp chúng ta hiểu thấu đáo vềlịch sử, nguồn gốc tộc người Stiêng thời cổ đại Những di tích, di chỉ tìmđược ở Dốc Chùa (Tân Uyên, Bình Dương), thành Cổ Tròn (Bình Long, BìnhPhước), bộ đàn đá (Lộc Ninh, Bình Phước) là những phát hiện quan trọng.Tuy nhiên, những phát hiện ấy chưa là căn cứ chính xác để khẳng định rằngngười Stiêng là chủ nhân của các nền văn hóa cổ xưa ấy

Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một số nhà nghiên cứu ngườiPháp như Taber (1838), Azémar (1887), Barthélémy (1904), Raulin (1936)…

đã nghiên cứu và cho ra đời một số tác phẩm về người Stiêng ở Bình Phước.Qua những tài liệu khảo cổ học, nhân chủng học, dân tộc học của các tác giảnêu trên, chúng ta có thể hình dung về địa bàn sinh sống của người Stiêng nhưsau: từ thời kì Đá mới đến thời kì Đồ đồng ở miền Nam Đông Dương, trong

đó có vùng đất Bình Phước ngày nay là địa bàn sinh sống của người Stiêng(nhóm Indônêdiêng) cổ đại, ngôn ngữ nhóm Môn – Khmer Đây là vùng đấtcủa tổ tiên người Stiêng và một số dân tộc khác như Mạ, Mnông và nhiều dântộc khác ở Tây Nguyên [1, 10-13]

Từ khoảng thế kỉ II đến thế kỉ III, tộc người Stiêng phát triển mạnh, khuvực cư trú ngày càng được mở rộng ở vùng Nam Tây Nguyên và Đông Nam

bộ Sau thế kỉ X, người Stiêng đã trở thành một tộc người hùng mạnh Một số

Trang 3

tài liệu đã nhắc đến một “Vương quốc Stiêng”, “Vương quốc Mạ”…cho thấy

sự phát triển hùng mạnh của các tộc người ở đây nhưng có lẽ đó chưa phải làmột quốc gia theo đầy đủ ý nghĩa của nó [1, 48-49]

Theo những phần ghi chép trong sách địa lí, lịch sử thời Nguyễn và mộtvài công trình khảo sát của người Pháp ghi lại thì vùng cư trú của ngườiStiêng trước thế kỉ XIX khá rộng lớn, chiếm gần hết tỉnh Bình Phước, lansang một phần tỉnh Tây Ninh hiện nay Đây cũng là khu vực tranh chấp giữangười Chăm và người Khmer trong nhiều thế kỉ Về sau, một số nhóm ngườiKhmer từ phía Tây và Tây Bắc đã chuyển cư vào vùng phía Tây tỉnh BìnhPhước, đẩy lùi và thu hẹp địa bàn cư trú của người Stiêng Một vài nhómngười Chăm trong cuộc tranh chấp với người Khmer cũng trụ lại phía TâyNam, vùng giữa sông Sài Gòn và sông Bé, góp phần làm thu hẹp địa bàn cưtrú của người Stiêng lui về phía Bắc Đến cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX,

sự hiện diện của người Việt trong cuộc Nam tiến đã nhanh chóng đẩy ngườiStiêng rút khỏi các vùng cư trú dọc các chi lưu sông Sài Gòn và sông Bé,sông Đồng Nai Vào khoảng những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, công cuộcbình định và thành lập các đồn điền cao su của thực dân Pháp đã xua đuổingười Stiêng rời khỏi vùng đất đỏ phía Tây Bắc Thủ Dầu Một vào các thunglũng đất xám

Người Stiêng vốn là một nhóm người từ phía Bắc, di chuyển xuống phíaNam bán đảo Đông Dương, cùng thời với những đợt chuyển cư lớn ở ĐôngNam Á lục địa Người Stiêng có thể đã định cư ở miền Nam Tây Nguyên từnhững thế kỉ trước công nguyên Họ đã nhanh chóng thích ứng với điều kiệnđịa lí tự nhiên khu vực rừng mưa nhiệt đới Nam Tây Nguyên, đặc biệt là

những cánh rừng mưa nhiệt đới ở vùng Phước Long và rừng savan, nơi thềm

dốc của cao nguyên đổ xuống vùng Đông Nam bộ hiện nay Trong quá trìnhlàm quen với vùng đất mới, hẳn đã diễn ra sự tiếp xúc với các tộc người lánggiềng, người Stiêng đã tiếp thu, học hỏi và xây dựng cho mình một diện mạo

Trang 4

kinh tế - văn hóa - xã hội khá đặc sắc.

Theo số liệu của Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, tính đến ngày01/01/2011, dân số người Stiêng ở tỉnh là 80.726 người Stiêng Bù Lơ lànhóm người Stiêng sinh sống ở vùng núi cao, tập trung cư trú ở một số xã:Đăk Ơ, Đăk Nhau, Thọ Sơn, Thống Nhất của các huyện Bù Đăng, Đồng Phú

và thị xã Phước Long Stiêng Bù Dek ở vùng đất thấp, sống ở nhà sàn, biết sửdụng trâu bò kéo cày làm ruộng nước, tập trung ở thị xã Bình Long, Bù Đốp,Lộc Ninh, Chơn Thành Đồng bào dân tộc cư trú khắp các huyện trong tỉnhnhưng đông nhất là các huyện Bù Gia Mập1, Hớn Quản2, Bù Đăng, Lộc Ninh,thị xã Bình Long

Như vậy, có thể nói rằng, Bình Phước là địa bàn cư trú chủ yếu củangười Stiêng, là “trung tâm” của văn hóa Stiêng ở Việt Nam, là vùng đất lưugiữ vốn văn học dân gian Stiêng đậm đà bản sắc dân tộc

1.2 Hoạt động kinh tế

Canh tác nương rẫy, lúa nước

Kinh tế nương rẫy là loại hình kinh tế truyền thống chủ yếu của ngườiStiêng Sống trong điều kiện tự nhiên khá thuận lợi: đất đai màu mỡ, khí hậunhiệt đới gió mùa, người Stiêng từ lâu đã biết đến việc canh tác lúa rẫy cũngnhư đã tích lũy cho mình khá nhiều kinh nghiệm gieo trồng

Người Stiêng Bù Lơ và Bù Dek hiện nay vẫn duy trì việc canh tác lúarẫy Riêng người Stiêng Bù Dek đã biết đến kĩ thuật canh tác lúa nước

Người Stiêng gọi rẫy là mir Để chọn đất làm rẫy, từ tháng mười hai âm

lịch, họ đã bắt đầu đi rừng để tìm đất, ra dấu, khoanh vùng Việc chọn rẫy sẽ

do người đứng đầu trong làng (tom poh) bàn bạc với những người đứng đầu trong gia đình, dòng họ (mpoh) và phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng ý hay

không đồng ý của thần linh Ngay đêm đầu tiên nằm ngủ trên mảnh đất sẽ

1 Huyện mới của tỉnh Bình Phước, được tách ra từ huyện Phước Long

2 Huyện mới của tỉnh Bình Phước, được tách ra từ huyện Bình Long

Trang 5

chọn làm rẫy, nếu người Stiêng mơ thấy cây có trái, lúa có bông, có nhiều ongbay lượn…thì đó là điềm lành, báo hiệu sự đồng ý của thần linh, cho phép họphát rẫy, dọn rẫy và canh tác tại mảnh đất này Nếu họ mơ thấy lũ lụt, giôngbão, trâu bò chết, trăn chết thì đó là điềm gở, báo hiệu sự phản đối của thầnlinh Dù mảnh đất ấy có màu mỡ, có vị trí tốt đến cỡ nào thì họ cũng có thể bỏ

đi Bởi theo người Stiêng, nếu bất chấp sự phản đối của thần linh thì họ chỉchuốc lấy tai họa mà thôi Ngay cả khi rẫy đã phát xong, đốt xong, nếu thấycon trăn chết trên rẫy thì họ cũng không làm vì họ cho rằng con trăn chếtchính là điềm báo sẽ có xác người

Khi rẫy đã đốt và dọn xong (tháng ba âm lịch), đồng bào tiến hành tỉa

bắp, lúa ngắn ngày, trồng cà, bầu, bí, mướp…để lấy ngắn nuôi dài Đến tháng

tư (âm lịch), đồng bào mới trồng những giống lúa dài ngày khác Một đámrẫy, đồng bào có thể trồng nhiều giống lúa và hoa màu khác nhau

Sau khi thu hoạch, họ không để lúa trên rẫy mà đem về nhà Ở vùngStiêng Bù Lơ, họ làm sạch và cất lúa trong các bồ đựng thóc ngay trên giànbếp Ở vùng Stiêng Bù Dek, họ cất lúa trong những kho nhỏ ở gần nhà ở Sau

khi thu hoạch, họ nghỉ ngơi và tổ chức lễ hội “Lúa mới”.

Kĩ thuật canh tác nương rẫy đơn giản, theo phương pháp “phát, đốt,chọc, trỉa” truyền thống

Ở vùng Stiêng Bù Dek, người Stiêng đã biết sử dụng các công cụ hiệnđại trong việc canh tác lúa nước, sử dụng hệ thống thủy lợi và đưa vào gieotrồng các giống lúa mới cho năng suất cao, làm cho đời sống của đồng bàonơi đây được cải thiện

Săn bắt và hái lượm

Sống trong khu vực địa lí có nhiều thuận lợi nên hoạt động săn bắt và háilượm của người Stiêng rất phát triển Hoạt động này chiếm một vị trí quantrọng trong đời sống kinh tế của người Stiêng

Trang 6

“Hoạt động săn bắt của người Stiêng đạt đến đỉnh cao với việc chế tác

các loại nỏ, mang cung 3 , bẫy lớn nhỏ và các phương tiện săn bắt cá nhân, tập thể” [1, 89] Việc săn bắt các loài thú lớn trong một thời gian dài đã chiếm ưu

thế trong sinh hoạt kinh tế của người Stiêng Trong ghi chép của các giáo sĩphương Tây, đặc biệt là của H.Azémar, cảnh săn bắt thú rừng của ngườiStiêng hiện lên khá rõ nét với sự dũng cảm, thông minh của con người, vớinhững kĩ thuật săn bắt đa dạng, độc đáo Kĩ thuật săn bắt của người Stiêngkhông thua kém gì kĩ thuật săn bắt của những người anh em láng giềng trongkhu vực Tây Nguyên [1, 89-92]

Tên ná là vũ khí săn bắt chủ yếu của người Stiêng Trong quá trình sănbắt, người Stiêng đã biết dùng các loại thuốc độc chế tạo bằng các nhựa câyrừng Những loại thuốc độc này là bí mật gia truyền trong các gia đình dòng

họ Stiêng

Người Stiêng thường hay tổ chức những cuộc đi săn tập thể của toàn

poh Đó thực sự là những ngày hội đối với họ Hoạt động săn bắt ngoài niềm

vui giải trí còn mang lại nguồn thực phẩm dự trữ lâu dài và góp phần bảo vệmùa màng, nương rẫy

Khu vực cư trú của người Stiêng thường ở gần những con sông, suối lớn.Đây là điều kiện thuận lợi để họ phát triển nghề đánh bắt cá Có hai dịp đánhbắt cá trong năm đó là vào mùa mưa, khi nước dâng ngập sông suối và cácvùng đất trũng, người Stiêng bắt đầu tổ chức đánh bắt cá Dịp khác là vàocuối mùa khô, khi nước đã cạn dần, họ đưa cả gia đình ra gần bờ sông, suối,che tạm nơi trú ẩn và cả gia đình cùng đánh bắt cá

Người Stiêng rất có ý thức trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiênnhiên Khi săn bắt cũng như khi đánh cá, họ tránh vào mùa các con vật sinhsản, tránh bắt các con vật nhỏ, không phá tổ, hang hốc của chúng

Ngoài hoạt động săn bắt, hoạt động hái lượm cũng là hoạt động kinh tế

3Mang cung là tên gọi một loại bẫy săn bắt thú của người Stiêng

Trang 7

giữ vị trí khá quan trọng trong đời sống của người Stiêng

Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hái lượm của

người Stiêng Chỉ cần một chiếc gùi, một cái chà gạc, đi vào rừng một lúc là

người phụ nữ Stiêng có thể mang về một bữa ăn đạm bạc cho cả gia đìnhgồm: lá nhíp, rau tàu bay, nấm, củ mài, củ chụp, măng lồ ô, chuột rừng…

Các nghề thủ công truyền thống

Nghề rèn

Sử thi Stiêng còn lưu giữ những đoạn miêu tả các công đoạn, kĩ thuật rèngươm, dao, công cụ chặt đẽo của các nghệ nhân, các vị tổ sư người Stiêng.Nghề rèn của người Stiêng nổi tiếng một thời trong khu vực Nam TâyNguyên với những công cụ, vật dụng, vũ khí tinh xảo Những vũ khí, công cụcủa người Stiêng và phần lớn các dân tộc ở Tây Nguyên đều giống nhau, song

có sự khác nhau về loại hình Chỉ ở người Stiêng mới có những chiếc chà gạc

wir cổ sơ theo tập quán tháp buộc bằng dây và những chiếc chà gạc wir to lớn

về hình thù được lắp ráp theo kiểu đóng vòng thông qua nghệ thuật rèn Đó làmột dạng đặc biệt mà ít có dân tộc nào có được Một dụng cụ khác rất tiêubiểu cho đặc trưng của người Stiêng đó là con dao tay có lưỡi nhọn theo hình

trăng lưỡi liềm (peh) Con dao này là dụng cụ vạn năng đối với đời sống đồng

bào và được tôi luyện rất sắc Con dao này cũng thường gặp ở một số dân tộckhác với những dạng phát triển hơn nhưng khả năng vạn năng lại không bằng

con dao của đồng bào Stiêng Peh được dùng để vót tên độc trong các cuộc đi

săn, làm bẫy diệt thú, vót nan, đan lát, điêu khắc trang trí trên gỗ và tre, mổthịt gia súc, làm cá, làm bù tọc, nhái, ếch phơi khô…Những công cụ sản xuấtnêu trên đều bắt nguồn từ kĩ thuật rèn và nghề rèn nổi tiếng của người Stiêng

“Nghề rèn của người Stiêng còn giữ được những nét đặc trưng về tộc người

rất rõ nét” [18, 27].

Nghề dệt vải

Trang 8

Nghề dệt vải cũng là một trong những nghề thủ công truyền thống củađồng bào Stiêng Phụ nữ người Stiêng ngay lúc còn ở với cha mẹ đã được bà,được mẹ dạy cho cách quay tơ, dệt vải để khi về nhà chồng, biết trồng bôngdệt vải, biết đan khố, đan chăn cho chồng con hoặc mang đi trao đổi Vì vậy,nghề dệt ở người Stiêng tồn tại theo hình thức gia truyền.

Sản phẩm dệt của người Stiêng có nhiều nét gần gũi với các dân tộc khác

ở Tây Nguyên Các loại hoa văn trang trí chủ yếu dùng các màu trắng, đen,

đỏ, vàng Người Stiêng chủ yếu dùng hai gam màu chính là trắng và đen Họđặc biệt chú ý đến các đường viền hoa văn quanh tấm vải, tạo nên vẻ độc đáo

và đẹp mắt

Trước đây, người Stiêng tự trồng bông vải trên rẫy chen với các loại hoamàu hoặc ngay trong khu vực đất đai quanh nhà ở để có nguồn nguyên liệudệt Ngày nay, việc trồng bông vải không còn được phổ biến Để có nguyênliệu, họ phải mua sợi từ những vùng khác nhau Nghề dệt đến nay vẫn cònphổ biến trong đồng bào Stiêng

Poh

Người Stiêng gọi đơn vị cư trú của mình là poh, bon hoặc wang tùy theo vùng So với một vài dân tộc ở Tây Nguyên, đơn vị cư trú poh của người Stiêng có quy mô nhỏ hơn Các poh của người Stiêng phân bố rải rác theo các dòng suối nhỏ Mỗi poh có khoảng trên dưới năm ngôi nhà dài Ở vùng Stiêng

Bù Dek, đơn vị cư trú thường gọi là wang, có khi gọi là sóc, đó là những poh

Trang 9

Stiêng gần với người Khmer.

Poh của người Stiêng được gọi tên bắt đầu phần lớn là từ bù và từ đak.

Từ bù có nhiều ý nghĩa khác nhau Theo nghĩa hẹp chỉ họ, người ta Theo nghĩa rộng chỉ cộng đồng trong một khu vực nhất định nào đó (Bù Gia Mập,

Bù Nho, Bù Môn, Bù Lố, Bù Du, Bù Nga, Bù Na, Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Nó…) Từ đak, tiếng gốc là dac, nghĩa là nước (Đak Ơ, Đak Nhau, Đak Ur…) Cách gọi tên đơn vị cư trú của người Stiêng như vậy cũng có nhiều nét

tương tự như các dân tộc Mnông, Mạ…là những anh em láng giềng thuộc ngữ

hệ Môn – Khmer

Ở mỗi poh, thường có người đứng đầu, gọi là tom poh (tom có nghĩa là cây, được hiểu là trụ, gốc) Người đứng đầu poh là người chuyên lo điều hành, giải quyết các công việc nội bộ của poh Bu kuông (hay còn gọi là

m’ranh) là những người già có uy tín lớn, hiểu biết sâu sắc vốn văn hóa, tập

quán của cộng đồng mình và lo việc cố vấn cho các tom poh để nhằm duy trì trật tự, giữ gìn các tập tục truyền thống, văn hóa của làng Mê prak là thầy bói, thầy cúng Theo quan niệm của người Stiêng, mê prak là người có khả

năng giao tiếp được với thần linh, có khả năng chữa bệnh cho mọi người

trong poh và là người tiến hành các nghi thức cúng tế thần linh.

Yau và nak

Trong quan hệ gia đình, do đặc điểm riêng về hôn nhân nên cấu trúc giađình của hai nhóm cũng có những khác biệt nhất định Ở gia đình Stiêng Bù

Lơ là gia đình lớn phụ hệ do người đàn ông nắm quyền quản lý các nak của

mình và người phụ nữ chỉ là nhân tố phụ chịu trách nhiệm dạy dỗ con cái.Còn trong đại gia đình người Stiêng Bù Dek lại tính theo huyết thống về phíangười đàn bà nên trong gia đình vai trò của người đàn bà rất quan trọng Họchịu trách nhiệm quản lý về dòng họ và sinh hoạt gia đình, còn người đàn ônggiữ một vai trò nhất định trong hoạt động sản xuất, kinh tế của gia đình

Yau, tiếng Stiêng có nghĩa là nhà Tập quán ở nhà dài của người Stiêng

Trang 10

thực chất là mô hình gia đình nhiều thế hệ Với mô hình này, cha mẹ muốnquản lí con cái của mình thật chặt chẽ cũng như muốn chứng minh với làng

về vị thế của mình, về sự đoàn kết trong gia đình

Mỗi yau của người Stiêng bao gồm từ 3 đến 5 nak (bếp) Mỗi nak được

coi như một hộ gia đình, gồm vợ chồng và con cái chưa trưởng thành Trong

một yau thì các nak được đánh dấu bằng số bếp dùng đun nấu Phía trên dàn bếp là vựa thóc của riêng nak đó Giới hạn của các nak trong yau được đánh

dấu một cách tương đối, không có phên che hay vách ngăn Phía trên đầu nằm

của các gian ngủ thường để chiêng, ché, các tài sản quý của nak đó.

Mối quan hệ giữa các nak với nhau trong cùng một yau mang tính chất huyết thống được tính về phía người đàn bà Thông thường mỗi yau bao gồm một nak của cha mẹ và các nak của con gái sống cùng chàng rể Một vài yau

còn có thể thêm một người bà con xa hay người từ nơi khác đến và đã được

xem như người nhà Nak của những người này thường ở phía cuối nhà.

Để chỉ người chủ nhà dài, người Stiêng gọi là tom yau, nhưng từ này

không thông dụng lắm Khái niệm “chủ nhà” của người Stiêng chỉ có một ý

nghĩa tương đối Tom yau chỉ là người đứng ra giao tiếp với bên ngoài theo tính chất lễ nghi, còn trách nhiệm quản lí yau hầu như không có vị trí mấy, vì các nak mang tính độc lập khá rõ Trường hợp quyết định những công việc chung của các yau, các nak thỏa thuận thống nhất ý kiến Cùng với việc khẳng định ngày càng vững chắc cơ sở kinh tế độc lập của các nak thì vai trò tom

yau ngày càng mờ nhạt.

Găp mpol

Người Stiêng phân biệt rất rõ trong quan hệ dòng họ của mình Họ gọi

quan hệ này là găp mpol Bên trong găp mpol được chia làm hai phần là mput

và mpang Mput là dòng họ tính từ ông bà, cha mẹ, con cháu và mpang là bà

con tính theo hàng ngang cùng thế hệ như anh em, chị em Quan hệ họ hàng

của người Stiêng còn được mở rộng bởi những quan hệ hôn nhân như put sai,

Trang 11

pang sai, có nghĩa là họ hàng phía bên vợ Như vậy, mỗi cá nhân Stiêng là

thành viên của hai găp mpol có quan hệ hôn nhân với nhau Cũng chính vì

mối quan hệ được mở rộng như trên nên những dòng họ Stiêng được phân bốtrên địa bàn khá rộng

Nam giới Stiêng thường mang họ Điểu Họ Điểu xuất hiện vào khoảng

cuối thế kỉ XIX do triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp đặt ra nhằm kiểmsoát địa bàn cư trú của người Stiêng Còn nữ giới Stiêng mang họ Thị, một số

ít khác mang họ Đrâu

Những người già bu kuông (m’ranh) và cả chủ nhà tom yau có nhiệm vụ

duy trì mối quan hệ dòng họ Mỗi dòng họ của người Stiêng có thể có địa bàn

cư trú riêng, hoặc xen kẽ với các dòng họ khác nên việc xác định mối quan hệdòng họ rất khó khăn và phức tạp Trách nhiệm của các thành viên trong một

găp mpol là phải bảo vệ sự tồn tại và phát triển của dòng họ mình, đặc biệt là

bảo vệ danh dự, bảo vệ sự trong sạch của dòng họ Nếu người ngoài dòng họ

phát hiện người trong găp mpol của mình có ma lai (chă)4 thì dòng họ đó bắt

buộc phải tự xử lý đối với người có ma lai Trường hợp loạn luân (đoăng ih)

cũng vậy, nội bộ dòng họ phải tự giải quyết và xử lí công khai trước các dòng

họ khác

Vào những ngày lễ hội cúng lúa mới, các dòng họ thường tổ chức nhữngcuộc vui kéo dài Đây chính là dịp tốt để mọi người nhận mặt họ hàng và để

thắt chặt tình đoàn kết trong một găp mpol.

1.4 Đặc điểm văn hóa tộc người Stiêng

Văn hóa vật chất

Ăn

Nguồn lương thực chính của người Stiêng là gạo và bắp Thức ăn hàngngày của họ là các loại cá, thịt rừng, rau rừng (đọt mây, lá nhíp, măng rừng)

4 Ma lai (chă): là những người ban đêm biến thành ma quỷ đi hút máu làm người khác ốm đau, chết chóc.

Đồng bào có nhiều cách thử như đổ chì vào lòng bàn tay, hoặc lặn nước Người bị nghi là ma lai sẽ bị dân làng đưa vào rừng thủ tiêu bằng cách chặt đầu hoặc chôn sống, vợ và con sẽ bán đi nơi xa làm tôi tớ.

Trang 12

Người Stiêng thích ăn rau nhíp, một loại cây rừng lá mỏng rất ngấm mỡ

thường được nấu canh và ăn với mì tôm Mỗi khi thịt trâu, bò hay đi săn vềđược con thú lớn, ăn không hết, đồng bào để dành một ít treo trên gác bếp, khicần tiếp khách hay khi thiếu đồ ăn thì mang ra chế biến Riêng muối và cákhô được dùng chủ yếu trong mùa mưa

Thức ăn được chế biến đơn giản: luộc, nướng và kho Chủ yếu là nướng.Người Stiêng vùng Lộc Ninh rất thích ăn thịt heo rừng nướng chấm muối ớt.Món ăn đặc sắc nhất của người Stiêng là món canh thụt, cơm lam Canhthụt là món ăn được chế biến từ nhiều loại rau rừng như đọt chuối, lá nhíp.Các loại rau này được vò nát rồi cho vào một ống lồ ô, đôi khi có cả cá, thịtrừng, ếch nhái, và thêm một ít muối trắng Bữa cơm có canh thụt, cơm lam,

có thêm dĩa thịt heo rừng nướng chấm muối ớt là biểu hiện sự mến khách củangười Stiêng

Người Stiêng, đặc biệt là phụ nữ, có tục kiêng ăn thịt khỉ Những ngườigià cho rằng, khỉ là loài vật đã dạy cho người Stiêng biết cách sinh đẻ Từ đó,

họ kiêng ăn thịt khỉ như một cách để trả ơn cho loài vật này

Khi lên rẫy, đồng bào Stiêng thường bỏ thức ăn vào trong quả bầu đắng.Ngoài đựng thức ăn, quả bầu đắng còn dùng để đựng nước, đựng rượu cần.Quả bầu đắng là vật không thể thiếu trong đời sống của người Stiêng Có thểnói rằng, quả bầu đắng chính là một trong những nét văn hóa độc đáo củangười Stiêng

Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Stiêng có tục uốngrượu cần vào những dịp quan trọng, trong lễ tết, hội hè, đình đám…

Hút thuốc lá cũng khá phổ biến trong người Stiêng Đàn ông, đàn bà và

cả trẻ em đều thích hút thuốc lá Họ có thể hút cả ngày Đặc biệt, người Stiêngthích hút loại thuốc lá do chính tay họ trồng Khi hút, họ thường quấn thuốcbằng lá rừng, lá chuối hoặc vỏ bắp khô theo kiểu sâu kèn

Mặc

Trang 13

Trang phục của người Stiêng khá giản dị, thuận tiện cho sinh hoạt và laođộng Đàn ông đóng khố, ở trần Đàn bà mặc váy ngắn đến bắp chân, mặc áochui đầu Ở một số nơi gần khu vực người Khmer sinh sống, phụ nữ Stiêngthường quấn váy của người Khmer Dù vậy, khi đi vào những vùng ngườiStiêng sinh sống, ta vẫn bắt gặp những người già (phụ nữ) cao tuổi ở trần, cổđeo nhiều chuỗi vòng hạt cườm nhiều màu, dái tai căng rộng bởi đôi hoa taingà voi Họ cũng là lớp người cuối cùng có những chiếc răng cửa hàm trên bịcắt cụt do tục cà răng.

Cách đóng khố của người Stiêng tạo nên hình chữ T và múi khố bỏ vềđằng trước Các trang trí trên khố thường nằm ở hai đầu khố với những búptua màu sắc sặc sỡ, còn trang trí trên váy thường nằm ở thân, gấu váy và sửdụng các gam màu nguyên như đỏ, trắng trên nền vải đen

Trang sức của người đàn ông và đàn bà Stiêng thường tập trung vào máitóc Tóc để dài được búi thành búi nhỏ sau gáy, cài lược sắt hoặc giắt các loạilông chim có màu sắc sặc sỡ Trên vai người đàn ông còn mắc thêm một chiếc

chà gạc hoặc giắt hông một chiếc dao peh.

Người già, người trẻ, nam hay nữ đều thích đeo các loại vòng Chủ yếu

là các vòng tay bằng đồng và các chuỗi cườm nhiều màu sắc Tục cà răngcăng tai, xăm mình, xăm mặt chỉ còn thấy ở một số người già

Ngày nay, lớp trẻ Stiêng đã bắt đầu ăn mặc giống người Kinh Họ chỉđóng khố, mặc váy vào những dịp lễ tết, hội hè…

Trang 14

Nhà dài của người Stiêng thường dài khoảng 25-30m, mái thấp gầnchạm đất và có hai cửa ra vào ở hai đầu nhà Một số nhà dài ở vùng Đắk Ơ cóđặc điểm 4 góc nhà lượn tròn chứ không vuông như nhà bình thường Theotìm hiểu của chúng tôi, hiện nay toàn tỉnh Bình Phước chỉ còn lại duy nhấtmột ngôi nhà dài của gia đình ông Điểu Đố, ở số 27, sóc Bù Môn, xã ĐoànKết, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng Chủ nhà cho biết ngôi nhà này đượclàm cách đây hơn 60 năm và hiện là ngôi nhà dài duy nhất còn lại ở tỉnh BìnhPhước cho đến tận ngày nay.

Người Stiêng Bù Dek cũng sống trong những ngôi nhà dài nhưng là nhàsàn dài Nhà sàn Stiêng Bù Dek có hai dạng: loại nhà sàn dài và nhà sàn ngắn,

bé cho từng hộ gia đình Ở Bình Long còn một số nhà sàn cổ theo truyềnthống Stiêng: cột lớn, vách nhà nghiêng loe ra ở phía trên Do quá trình cư trúgần người Khmer nên ngôi nhà sàn dài của nhóm này chịu ảnh hưởng ít nhiều

về kiến trúc ngôi nhà của người Khmer như có sàn cao, có cầu thang lênxuống

Văn hóa tinh thần

Tập quán, tín ngưỡng

Người Stiêng quan niệm “vạn vật hữu linh”, rằng bất cứ vật gì cũng có

hồn từ con người đến con vật, từ đồ vật trong nhà đến cây cối, rừng, núi,sông, suối, do đó họ thờ đa thần: Thần Mặt Trời, Thần Mặt Trăng, Thần Gió,Thần Mưa, Thần Sấm, Thần Sét, Thần Núi, Thần Sông, Thần Thác Nước

Nhưng quan trọng đối với người Stiêng là vị Thần Yang Liêng, người đã khai

sáng ra vùng đất của người Stiêng hiện nay Bên cạnh đó là các vị thần được

tôn thờ như Thần Núi Yang Yumbra (cư ngụ trên đỉnh núi Bà Rá), Thần Thác

Liêng Hur, người chiến thắng các Thần Thác Nước khác trong vùng Họ luôn

kính cẩn lễ cúng thần linh bất cứ trong trường hợp nào, tin rằng thần linh lúcnào cũng ở bên họ, vừa giúp đỡ, chở che, vừa trừng phạt khi họ trái ý thầnlinh Khi cúng bái, họ không cầu khấn riêng một vị thần nào, họ gọi tên rất

Trang 15

nhiều vị thần mà họ có thể nhớ để được sự giúp đỡ.

Mọi hoạt động của người Stiêng đều chịu sự chi phối bởi nhiều phongtục và kiêng kị Sinh đẻ, hôn nhân, tang ma đối với họ là những việc rất hệtrọng:

Sinh đẻ: Phụ nữ kiêng cữ cẩn thận ngay từ thời kỳ mang thai Xưa kia,

người phụ nữ khi sinh đẻ thường phải tự xoay xở một mình ngoài rừng.Người Stiêng cho rằng nếu sinh đẻ ở nhà sẽ xúc phạm đến “Thần Lúa” Ngàynay, người phụ nữ được sinh đẻ ngay trong nhà của mình, nhưng khi sinh đẻxong cũng phải cúng một con lợn cho Thần Lúa

Cưới xin: Người Stiêng quan niệm hôn nhân là một sự kiện trọng đại

trong cuộc đời và là việc chung của dòng họ Tuy cùng chung những nghithức hôn nhân giống nhau nhưng nhóm Stiêng Bù Lơ theo chế độ phụ hệ nênquyền chủ động ở người nhà trai, còn nhóm Stiêng Bù Dek theo chế độ mẫu

hệ nên hôn nhân do nhà gái đảm nhiệm

Vì theo chế độ mẫu hệ nên ở nhóm Stiêng Bù Dek, người phụ nữ có vaitrò rất lớn trong gia đình cũng như ngoài xã hội Một trong những quyền đó làquyền được cưới chồng và con cái mang họ mẹ Trước đây, độ tuổi kết hôncủa nam và nữ người Stiêng là từ 15 đến 17 tuổi Điều kiện kết hôn là cả nam

và nữ đều phải trải qua lễ thành đinh bằng việc hoàn thành lễ cà răng, căngtai Khi đến tuổi trưởng thành, các cô gái Stiêng Bù Dek nếu thích chàng trainào đó sẽ bắt chuyện làm quen

Nội hôn là đặc điểm nổi bật trong hôn nhân dân tộc Stiêng ở BìnhPhước Họ thích kết hôn với người đồng tộc và khó chấp nhận người xa lạ vìcho rằng những tai họa bất trắc như hạn hán, mất mùa, bệnh dịch rất dễ xảy rakhi kết hôn với đối tượng ngoài tộc Hai hình thức hôn nhân đặc biệt vẫn còntồn tại là hôn nhân anh em chồng-chị em vợ và hôn nhân con cô-con cậu Hônnhân anh em chồng-chị em vợ còn được gọi là tục nối dây như tập tục ở một

số dân tộc Tây Nguyên Tục nối dây diễn ra chủ yếu với mục đích giữ lại tài

Trang 16

sản của dòng họ.

Theo phong tục truyền thống của người Stiêng, trong đêm cưới, hai vợchồng buộc chỉ đỏ vào tay nhau hoặc trao cườm thay cho lời thề nguyềnchung thủy Sau khi mọi người ăn uống vui chơi, cô dâu và chú rể thực hiệnmột nghi thức: cùng bước vào nhà dưới sự chứng kiến của những người phụ

nữ lớn tuổi trong dòng họ Chờ lúc cô dâu, chú rể vào hẳn bên trong nhà thì 3người phụ nữ lấy chày giã vào cối không Hành động này tượng trưng cho tínngưỡng phồn thực của người Stiêng

Sau đám cưới, người Stiêng còn có tục trả của Lễ trả của có thể tổ chứcbên nhà trai hay bên nhà gái đều được Nếu sau nhiều năm chung sống màkhông có con hoặc gia đình giàu có cần thêm người làm và quản lý, ngườichồng có thể xin vợ cả cho cưới thêm vợ bé Vợ cả và vợ bé phải coi nhaunhư chị em và con cái của họ đẻ ra đều phải gọi họ bằng mẹ Người Stiêngcũng cho phép cha mẹ giao ước với nhau về hôn nhân của con cái

Theo già làng Điểu Hum, ấp 8B, xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, một điềuđáng tự hào trong đời sống hiện nay mà người Stiêng còn giữ được đó là một

số quy tắc ứng xử trong cộng đồng Một trong những quy tắc đó là mỗi ngườiStiêng dù bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được cái sự lễ phép khigiao tiếp Lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, với già làng, với những ngườilớn tuổi và cả với những người đã khuất Mỗi lần hát kể sử thi hay hát ru chochúng tôi nghe, những nghệ nhân thường làm một động tác đó là cầu khấnông bà, tổ tiên Bà Thị Vớ, ấp 8C, xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh cho rằng,việc làm lễ vái trâu, cúng rượu, cúng trầu cau trước khi hát kể sử thi hay hát

ru chính là cách để tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên vì đã có công dạy dỗ concháu Đó còn là cách cầu xin ông bà tổ tiên cho phép con cháu được kể, đượchát theo yêu cầu

Lễ hội

Trang 17

Như nhiều dân tộc ít người khác, người Stiêng cũng có nhiều lễ hội: lễhội “quay đầu trâu” mừng lúa mới, lễ hội phá bàu, lễ hội cầu mưa, lễ hội bàbóng Mỗi lễ hội mang một nét đặc trưng riêng Chúng tôi có dịp tham dự hai

lễ hội của người Stiêng Đó là lễ phá bàu và lễ cúng bà bóng Chúng tôi xinđược giới thiệu ngắn gọn về hai lễ hội này:

Lễ hội phá bàu:

Lễ hội phá bàu cứ 5 năm được tổ chức một lần Đây còn gọi là lễ hội

bắt cá (phá bàu bắt cá) Có nơi người dân gọi chệch đi là phá bào Lễ hội

diễn ra cả tuần với nhiều hoạt động sôi nổi Thời gian diễn ra lễ hội thườngvào khoảng tháng ba dương lịch Theo ông Điểu Ganh, xã Quang Minh,huyện Chơn Thành, lễ hội này có từ rất xa xưa Trước khi diễn ra lễ hội, giàlàng làm lễ cúng thần linh, xin phép cho mọi người được xuống bàu bắt cá.Tiếp đến là nghi lễ đánh cồng chiêng, uống rượu cần Sau khi lễ xong, tất cảmọi người cùng xuống bàu bắt cá, nướng cá lên và cùng ăn cá, uống rượu cần,chơi các trò chơi dân gian ngay tại chỗ từ ngày này qua ngày khác

Lễ hội phá bàu là một trong những lễ hội quan trọng của người Stiêng,mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Stiêng Ngoài giá trị tôn vinh, bảo lưunghề cá, đây còn là dịp thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn kết cộng đồng và tạođiều kiện vui chơi cho bà con sau những ngày vất vả trên nương rẫy

Lễ hội bà bóng:

Phần lớn lễ bà bóng thường tổ chức vào ban đêm Khi trong nhà có con

bệnh, chủ nhà sai người đi mời bà bóng (mê prak) đến tận nhà để cúng bái.

Nhưng khi cúng xong, bà bóng sẽ tự đi về một mình, đó là tục lệ riêng củangười Stiêng

Khi cúng bà bóng, lễ vật thường là gà, heo, trâu Bà bóng lên đồng, đọcthần chú và bắt đầu cúng bái Tiếng trống, tiếng cồng chiêng nổi lên hòa vàonhững điệu nhảy, những lời khấn nguyện của bà bóng Vào khoảng giữa đêm,khi nghe nhạc cồng chiêng nổi lên, đó là lúc đang cúng bà bóng

Trang 18

Cúng bà bóng là một cách để cầu xin thần linh, ông bà tổ tiên, ma quỷtha cho con bệnh Người Stiêng tin rằng, mọi sự ốm đau, bệnh tật của conngười chính là do đắc tội với thần linh, với ông bà cõi âm Đó là một hìnhthức trừng phạt Muốn khỏi bệnh, phải làm lễ cúng, cầu xin thần linh, ông bàcõi âm tha tội Sau khi cúng bà bóng, nếu lành bệnh thì phải trả lễ cho thầnlinh, ông bà dưới cõi âm Cúng gà, heo hoặc cúng trâu, bò Sau đó lấy máuheo, gà, trâu, bò vấy vào cây nêu, coi như đã trả lễ Sau khi trả lễ, mọi người

tổ chức vui chơi, giết heo, gà, trâu, bò ăn mừng, uống rượu cần, đánh cồngchiêng từ ngày này qua ngày khác (có khi kéo dài cả tháng)

Phần lễ bà bóng diễn ra trong phạm vi gia đình Nếu người trong giađình khỏi bệnh, mọi người trong làng cùng nhau ăn mừng, lúc này, phần hộidiễn ra trong phạm vi cộng đồng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở xã Lộc Hòa, Lộc An và một số xã thuộchuyện Lộc Ninh, lễ hội bà bóng còn rất phổ biến nhưng với quy mô nhỏ hơntrước đây

Âm nhạc

Những ai đã từng đặt chân đến các poh, các bon, các wang của người

Stiêng trên khắp dải đất Bình Phước đều có chung một nhận xét rằng: ngườiStiêng bản tính đôn hậu, mến khách, dễ gần, yêu tự do và đặc biệt rất yêu cahát

Nhắc đến âm nhạc cổ truyền của người Stiêng, không thể không nhắcđến cồng chiêng Cũng như nhiều dân tộc anh em sinh sống trên dọc dãyTrường Sơn, cồng chiêng gắn bó với cộng đồng Stiêng như máu thịt Cồngchiêng trở thành biểu tượng cho sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần củađồng bào Stiêng Nghệ thuật cồng chiêng Stiêng mang nhiều nét chung củacồng chiêng Tây Nguyên nhưng cũng có nhiều yếu tố độc đáo mang tính đặcthù của dân tộc mình Theo tục lệ của người Stiêng, cồng chiêng chỉ đượcđánh trong làng, không được đem ra ngoài làng hoặc đem đi xa Trước khi

Trang 19

đánh cồng chiêng đồng bào thường làm lễ cúng xin phép thần linh Bộ chiêngcủa người Stiêng thường gồm 6 chiếc Cách đánh cồng chiêng của ngườiStiêng có nhiều điểm khác so với cách đánh cồng chiêng của một số dân tộc ítngười ở Tây Nguyên Và đồng bào chỉ đánh cồng chiêng trong những dịpquan trọng như trong lễ hội, ma chay, cưới hỏi…Nếu không có việc gì quantrọng, tự tiện đánh cồng chiêng là điều hết sức kiêng kị đối với người Stiêng.Sinh hoạt văn hóa cồng chiêng đối với người dân Stiêng hiện nay vẫncòn phổ biến Cồng chiêng vẫn là tài sản quý giá của mỗi gia đình, của toànthể cộng đồng Theo chúng tôi tìm hiểu, cho đến thời điểm hiện nay, nhiềuvùng dân tộc Stiêng còn lưu giữ những bộ cồng chiêng có giá trị Tiêu biểu là

xã Lộc Hòa, toàn xã hiện có hơn 40 bộ cồng chiêng có giá trị

Không những yêu ca hát, người Stiêng còn là những bậc thầy trong việcchế tác và sử dụng nhiều nhạc cụ Nhiều nhạc sĩ nhận xét rằng, người Stiêng

có trình độ thẩm âm độc đáo Những nhạc cụ nổi tiếng của người Stiêng như

kèn Mbuốt, sáo Tơ lết, sáo U-Kooc-le, sáo Pia, sáo Nhôm, kèn Nung biên, đàn

Đình-put, khèn bầu và một số loại trống…Dân nhạc Stiêng là những bài ngắn,

gọn, đơn giản và thường mô phỏng tiếng suối chảy, tiếng gió thổi, tiếng conchim hót…những hiện tượng tự nhiên gần gũi với cuộc sống của đồng bào

Văn học dân gian

Người Stiêng nổi tiếng với lối hát nói, hát kể (tâm pơt) Tâm pớt là lối

hát nói, hát kể, do một hay hai người thể hiện Đó là một hình thức diễnxướng chung cho nhiều thể loại như: ca dao-dân ca, sử thi, truyền thuyết, thầnthoại…(chủ yếu là diễn xướng sử thi) Vùng Stiêng Bù Đek còn gọi hình thức

này là hát pơn raw Người càng cao tuổi càng biết nhiều bài tâm pơt và hát càng hay Ngoài ra, người Stiêng còn có thể loại tình ca (Nao lan), trường ca (O Kroong), hát ru, hát đồng dao

Người Stiêng có khá nhiều thần thoại, sử thi, truyền thuyết, thơ ca dângian về nguồn gốc dân tộc, lai lịch các vị thần, về lịch sử đấu tranh và xây

Trang 20

dựng cộng đồng, về tình yêu nam nữ, về những hiện tượng tự nhiên trong đờisống và sinh hoạt của đồng bào Vốn văn học dân gian của người Stiêng kháphong phú và đa dạng nhưng hiện nay vẫn đang còn tiềm ẩn, chưa được khaithác nhiều.

1.5 Tình hình tư liệu văn học dân gian Stiêng

Để giúp người đọc dễ hình dung về tình hình tư liệu văn học dân gianStiêng, chúng tôi tiến hành sắp xếp các công trình sưu tầm, nghiên cứu vănhọc dân gian Stiêng theo thể loại:

*Thần thoại:

Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (Tập 1, thần thoại) [63]: có 01

bản kể thần thoại của người Stiêng Đó là: Nguồn gốc loài người.

Tìm hiểu truyện cổ tộc người Stiêng ở Bình Phước [88]: Phan Xuân

Viện đã thống kê được 30 bản kể thần thoại (dựa trên 02 đợt thực tế, sưu tầm,điền dã văn học dân gian Bình Phước trong đó có văn học dân gian/truyện kểdân gian Stiêng của tập thể sinh viên và giảng viên Khoa Văn học và Ngônngữ, trường Đại học KHXH&NV TP.HCM) Tuy nhiên, chỉ có 12 trong tổng

số 30 bản kể thần thoại nói trên được công bố Đây cũng chính là 12 bản kể

mà tác giả Nguyễn Thị Tuyết Sương sưu tuyển và giới thiệu trong luận văn

tốt nghiệp đại học của mình với đề tài Văn học dân gian Bình Phước –

Truyện kể dân gian [53]

Như vậy, số lượng bản kể thần thoại Stiêng mà chúng tôi tiếp cận được

là 13.

*Sử thi:

Sử thi tộc người Stiêng – Krông Kơ Laas đoạt hồn nàng Rơ Liêng Mas

[68]: giới thiệu kết quả sưu tầm và nghiên cứu 01 bản kể sử thi Stiêng Đó là

sử thi Krông Kơ Laas đoạt hồn nàng Rơ Liêng Mas.

Trang 21

Trong chuyến đi thực tế điền dã, chúng tôi tìm hiểu và được biết nguờiStiêng có hơn 10 sử thi Nhưng vì hạn chế thời gian nên chúng tôi chỉ tiếnhành ghi âm, kí âm và biên dịch 04 sử thi Stiêng5 Đó là các sử thi: Jiang

xuống từ xứ Thánh, Nglon Hơr lưu lạc trốn thân, Tung Vrơ Lênh mơ ước cái khiên thần, Vram đoạn tuyệt với L’hab Kruôt-Vram làm lễ kết hôn với R’liang Mas.

Như vậy, số lượng bản kể sử thi Stiêng mà chúng tôi tiếp cận được là 05.

*Truyền thuyết:

Huyền thoại miệt vườn [54]: có 01 bản kể truyền thuyết Stiêng Đó là Truyền thuyết về thác nước Lieng Hur.

Tuyển tập truyện cổ tích các dân tộc ở Việt Nam [66]: có 01 bản kể

truyền thuyết của người Stiêng: Sự tích kiêng ăn thịt Cà héc.

Tìm hiểu truyện cổ tộc người Stiêng ở Bình Phước [88]: Phan Xuân

Viện đã thống kê được 29 bản kể truyền thuyết Tuy nhiên, chỉ có 13 trongtổng số 29 bản kể nói trên được công bố Đây cũng chính là 13 bản kể mà tácgiả Nguyễn Thị Tuyết Sương sưu tuyển và giới thiệu trong luận văn tốt

nghiệp đại học của mình với đề tài Văn học dân gian Bình Phước – Truyện

kể dân gian [53].

Trong chuyến đi thực tế, điền dã, chúng tôi đã sưu tầm được 07 bản kể

truyền thuyết của người Stiêng Đó là: Truyền thuyết về Bưng Jiang, sông

Măng, Truyền thuyết về mộ đá Rlêm, Truyền thuyết về núi Bà Đen và Bà

Rá, Truyền thuyết về đá phụ tử, Truyền thuyết về bãi đá voi, Truyền thuyết

về thác Đăk U, Truyền thuyết về trảng cỏ Bàu Lạch.

Như vậy, số lượng bản kể truyền thuyết Stiêng mà chúng tôi tiếp cận

được là 22.

*Truyện cổ tích:

5 Bốn sử thi này chúng tôi sưu tầm ở Lộc Ninh (thuộc vùng Stiêng Bù Dek)

Trang 22

Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam [44]: có 01 bản kể truyện cổ tích của

người Stiêng Đó là: Người mồ côi.

Tìm hiểu truyện cổ tộc người Stiêng ở Bình Phước [88]: Phan Xuân

Viện đã thống kê được 160 truyện cổ tích Tuy nhiên, chỉ có 67 trong tổng số

160 bản kể nói trên được công bố Đây cũng chính là 67 truyện cổ tích mà tácgiả Nguyễn Thị Tuyết Sương sưu tuyển và giới thiệu trong luận văn tốt

nghiệp đại học của mình với đề tài Văn học dân gian Bình Phước – Truyện

kể dân gian [53].

Trong chuyến đi thực tế, điền dã, chúng tôi đã sưu tầm được 03 truyện

cổ tích của người Stiêng Đó là: Rùa và cọp, Ốc và thỏ, Ông dạy dỗ con

cháu.

Như vậy, số lượng truyện cổ tích Stiêng mà chúng tôi tiếp cận được là

71.

*Truyện cười:

Tìm hiểu truyện cổ tộc người Stiêng ở Bình Phước [88]: Phan Xuân

Viện đã thống kê được 13 truyện cười Tuy nhiên, chưa có bản kể nào đượccông bố

*Truyện ngụ ngôn:

Tìm hiểu truyện cổ tộc người Stiêng ở Bình Phước [88]: Phan Xuân

Viện đã thống kê được 01 truyện ngụ ngôn Đây cũng chính là bản kể mà tácgiả Nguyễn Thị Tuyết Sương sưu tuyển và giới thiệu trong luận văn tốt

nghiệp đại học của mình với đề tài Văn học dân gian Bình Phước – Truyện

kể dân gian [53].

Như vậy, số lượng bản kể truyện ngụ ngôn Stiêng mà chúng tôi tiếp cận

được là 01.

*Ca dao-dân ca:

Dân ca Sông Bé [75]: Công bố 12 bài dân ca Stiêng (cả phần kí âm và

dịch nghĩa)

Trang 23

Qua 2 năm sưu tầm văn học dân gian Stiêng, Điểu Đức đã công bố vàphổ nhạc 10 bài ca dao-dân ca Stiêng [tài liệu do Hội Văn học nghệ thuật tỉnhBình Phước cung cấp].

Trong chuyến đi thực tế, điền dã, chúng tôi đã ghi âm, sưu tầm được 03bài hát ru

Như vậy, số lượng ca dao-dân ca Stiêng mà chúng tôi tiếp cận được là 25bài

Có thể tóm tắt số lượng tác phẩm văn học dân gian Stiêng (dựa trênnguồn tác phẩm đã được công bố trước đây và nguồn tác phẩm do tác giả luậnvăn sưu tầm) qua bảng sau:

Bảng khảo sát tình hình tư liệu văn học dân gian Stiêng

(dựa trên nguồn tác phẩm đã được công bố)

Bảng khảo sát tình hình tư liệu văn học dân gian Stiêng

(do tác giả luận văn sưu tầm, điền dã)

Trang 24

Cơ cấu thể loại và số lượng tác phẩm ở mỗi thể loại

trong văn học dân gian Stiêng

Cũng qua kết quả nghiên cứu về tình hình tư liệu văn học dân gianStiêng, có thể rút ra một vài kết luận sau:

Về phương diện thể loại, văn học dân gian Stiêng mang những nét chungcủa văn học dân gian cả nước Văn học dân gian Stiêng có khá đầy đủ các thểloại như: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, cadao – dân ca…

Thế nhưng, cơ cấu thể loại và số lượng tác phẩm ở mỗi thể loại lại phân

bố không đồng đều Cụ thể như sau:

Truyện cổ tích có số lượng tác phẩm nhiều nhất: 71 (chiếm 51,82 %),truyền thuyết: 22 (chiếm 16,05%), thần thoại: 13 (chiếm 9,48 %), ca dao-dânca: 25 (chiếm 18,24 %), sử thi: 05 (chiếm 3,64 %) truyện ngụ ngôn: 01(chiếm 0,72 %)

Trang 25

Như vậy, có thể thấy, truyện cổ tích là thể loại chiếm ưu thế trong vănhọc dân gian Stiêng Truyện ngụ ngôn có số lượng tác phẩm ít nhất trong vănhọc dân gian Stiêng Riêng hai thể loại tục ngữ và câu đố chúng tôi chưa thểkết luận điều gì Vì như đã nêu ở phần mở đầu, các tác phẩm được sưu tuyển

trong hai tài liệu Văn học dân gian Bình Phước – Tục ngữ và câu đố (2009)

và Văn học dân gian Bình Phước – Ca dao dân ca (2009) chủ yếu là của

người Kinh, một số tác phẩm có nhiều nghi vấn nên chúng tôi không chọn haitài liệu này để khảo sát

Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, văn học dân gian Stiêng khá phongphú và đa dạng nhưng vẫn còn ở dạng tiềm ẩn, chưa được sưu tầm, nghiêncứu nhiều Việc công bố tác phẩm còn rải rác, chưa tập trung

Dựa vào những nguồn tài liệu trên, chúng tôi không có tham vọng đi sâuphân tích, lí giải một cách cụ thể, cặn kẽ các thể loại cũng như các đặc điểmcủa từng thể loại trong văn học dân gian Stiêng Chúng tôi chỉ dám coi đâynhư một bước thử nghiệm tiếp cận các thể loại trong văn học dân gian Stiêngbằng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích để giúp người đọc nhận diệnđược phần nào bức tranh toàn cảnh về văn học dân gian Stiêng qua tư liệunghiên cứu của những người đi trước và qua kết quả chuyến đi thực tế, điền

dã của chúng tôi

Do thời gian có hạn nên trong chuyến đi thực tế, điền dã chúng tôi chỉkhảo sát thể loại sử thi và một số thể loại khác như thần thoại, truyền thuyết,truyện cổ tích và ca dao-dân ca Vì thế, ở chương 2 và chương 3, chúng tôitập trung tìm hiểu tình hình bản kể, đặc điểm nội dung, đặc điểm nghệ thuậtcủa 05 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao-dân ca.Trong đó, sử thi Stiêng vẫn là thể loại mà chúng tôi quan tâm nhất (vì nhiều lí

do khách quan và chủ quan) Điều này chúng tôi sẽ làm rõ ở các chương sau

Trang 26

Chương 2 THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCH STIÊNG

Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày những nét khái quát nhất về đặc điểmtộc người Stiêng đồng thời tiến hành xác định diện mạo văn học dân gianStiêng qua tình hình tư liệu sưu tầm, nghiên cứu của những người đi trước vàqua thực tế điền dã của chúng tôi Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đưa ra nhữngkết luận khái quát về hệ thống thể loại, cơ cấu thể loại trong văn học dân gianStiêng Những khái quát bước đầu ấy là cơ sở cho việc tìm hiểu đặc điểm nộidung và nghệ thuật của các thể loại trong văn học dân gian Stiêng Trongchương này, chúng tôi sẽ tiến hành xác định số lượng bản kể, đặc điểm nộidung và nghệ thuật của một số thể loại trong văn học dân gian Stiêng như:thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích

2.1 Thần thoại

2.1.1 Đặc điểm nội dung

Thần thoại ra đời là kết quả của nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá, lígiải vũ trụ, chinh phục thế giới tự nhiên của con người trong buổi bình minhcủa nhân loại Với trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, óc quan sát logic, cụthể, con người đã hình dung, lí giải sự hình thành vũ trụ, cũng như nguồn gốccác sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên bằng những hình ảnh kì vĩ, tolớn, đẹp đẽ tạo nên những câu chuyện sinh động, hấp dẫn, trở thành

“nhữngtiêu chuẩn, như những mẫu mực không thể nào bắt chước được” [33,

291] Có thể nói rằng, thần thoại là một hình thái ý thức nguyên hợp Nó vừa

là khoa học, nghệ thuật vừa là tín ngưỡng, tôn giáo của loài người thuở ấuthơ Nó gợi nhắc trong ta sự cảm thông, trân trọng với quá khứ nguyên vẹn,

Trang 27

tinh khiết, tươi trẻ của con người trong buổi đầu hồng hoang của nhđn loại.Thần thoại của câc dđn tộc ít người ở nước ta phản ânh một câch kì diệunhận thức về vũ trụ, về công cuộc đấu tranh thiín nhiín, sinh hoạt xê hội vă

tư duy xê hội của câc dđn tộc anh em trong thời kì cổ sơ

Số lượng thần thoại của người Stiíng theo khảo sât lă 13 bản kể, gồm 03

đề tăi cơ bản: thần thoại suy nguyín về vũ trụ (01 bản kể), thần thoại suynguyín về nhđn loại, tộc người (06 bản kể) vă thần thoại về sâng tạo văn hóa(06 bản kể)

Cũng như bao dđn tộc khâc, ngay từ buổi hồng hoang, vũ trụ luôn lă điều

bí ẩn nhưng có sức hấp dẫn đối với người Stiíng Người Stiíng vẫn luôn đặtcho mình những cđu hỏi về nguồn gốc của trời đất, cđy cỏ, núi sông Có thểnói rằng đđy chính lă điểm mở đầu của tư duy thần thoại nảy sinh ở người cổđại

Nếu như người Hmông quy công cho người sinh ra mặt đất vă bầu trời lăÔng Chăy, Bă Chăy; người Bana quy công cho hai ông bă Bôc Kđy Tđy vă

Dâ Kon Kĩ; người Chăm quy công cho Thần Trời vă Thần Đất thì ngườiStiíng quy công cho nhiều vị thần trong quâ trình sâng tạo ra vũ trụ, muônloăi Câc vị thần đó lă Krong Dong, Krang Dang, Xiíng, Khẻn, Nung, Nú

Chuyện kể rằng: “Khi trời đất chưa phđn chia, khi con người chưa sinh ra,

chỉ có duy nhất một vị thần khổng lồ lă Krong Dong Krong Dong sinh ra Krang Dang Krang Dang lăm ra một câi cột đâ khổng lồ Vă từ cột đâ, có một con bướm vă một con rùa Con bướm nhảy một lần lă lại thấy một con vật được sinh ra Con rùa nhảy một lần lă lại thấy một con người sinh ra Ông Xiíng, ông Tiíng, ông Tíy cũng sinh ra từ đó Họ gọi cột đâ đó lă mẹ Ông Xiíng, ông Tiíng, ông Tíy lấy một nắm đất ra, bỏ văo đó bảy con giun rồi bảy con giun xoay quanh nắm đất đó cho đất nở ra vă đất bắt đầu được

sinh ra” (Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài) Người Stiíng giải thích nguồn gốc

ra đời của vũ trụ bằng quan niệm vạn vật nhất thể có tính duy vật thô sơ, hồn

Trang 28

nhiên Theo đó, mọi sự vật hiện tượng trong trời đất đều từ “cột đá mẹ” mà ra

và đều nằm trong một hệ thống kết cấu thống nhất Vị thần Krong Dong tạo ra

“cột đá mẹ”, từ “cột đá mẹ” hình thành nên bướm và rùa Từ bướm và rùahình thành nên con người và các loài khác

Các vị thần sáng tạo ra trời đất trong thần thoại của người Mnông, ngườiChăm và người Bana đều nằm trong xu hướng chung là cặp đôi: nam – nữ(Ông Chày và Bà Chày, ông bà Bôc Kây Tây và Dá Kon Ké, Thần Trời vàThần Đất…) Họ là những cặp vợ chồng khai sáng vũ trụ có tầm vóc kì vĩ.Trời đất đã được sinh ra từ sự hôn phối của họ Thần thoại Stiêng không cóđặc điểm này Trong thần thoại Stiêng chỉ có một vị thần chủ chốt là KrongDong Thần Krong Dong sinh ra Krang Dang, Krang Dang tiếp tục công việccủa mình là tạo ra cột đá mẹ, rồi lần lượt các vị thần khác tạo ra vũ trụ vàmuôn loài Như vậy, theo người Stiêng, vị thần Krong Dong là vị thần tối cao,

vị thần khai sáng Các vị thần khác tiếp nối công việc của Krong Dong trongviệc sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài Người Stiêng tin rằng, ở trên trời cũngnhư ở dưới đất đều có nhiều vị thần trú ngụ Mỗi vị thần đều có nhiệm vụriêng của mình Đây cũng chính là nguồn gốc của những quan điểm thần linhsiêu nhiên trong tư duy truyền thống của người Stiêng

Tuy còn ở trình độ sơ khai nhưng cách giải thích nguồn gốc ra đời của

vũ trụ và muôn loài của người Stiêng thể hiện sự phát triển một cách sinhđộng quá trình nhận thức về sự tồn tại khách quan của thế giới thông qua ócquan sát cụ thể, logic của họ Các thần chính là sản phẩm của niềm tin và sựsùng bái tự nhiên đan cài với nhận thức có tính vật chất về thế giới Để cảibiến được thế giới tự nhiên cũng như kiến tạo được vũ trụ, các thần cũng phải

lao động như con người: “Có đất, có trời rồi nhưng đất còn chật quá, con nai

chưa đứng được Sau đó, ông Khẻn, ông Nung làm lại đất cho đất cao thêm, rộng thêm Có đất ở rộng rãi rồi nhưng ông trời cứ sáng mãi Thấy thế, ông

Nú bèn che mặt trời để trời tối lại Từ đó, ngày đêm được phân chia, mặt

Trang 29

trăng ra đời” (Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài) Đất cao thêm, rộng thêm

không phải tự nhiên mà có Đó chính là do quá trình lao động cật lực của ôngKhẻn, ông Nung Xuất phát từ thực tế lao động, người Stiêng đã lí giải sựhình thành vũ trụ bằng trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, lãng mạn nhưng

vô cùng sinh động và cụ thể Hình ảnh ông Nú che mặt trời để trời tối lại chocon người yêu nhau thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Stiêng

Đó cũng là khát vọng muôn đời không bao giờ nguôi của nhân loại

Ở đề tài suy nguyên về nhân loại, tộc người, phải kể đến các truyện thần

thoại sau: Nguồn gốc loài người, Người học khỉ đỡ đẻ (1), Người học khỉ đỡ

đẻ (2), Người học khỉ đỡ đẻ (3), Vì sao loài vật không biết nói và phải giúp việc cho con người?, Vì sao người Stiêng có vóc dáng như bây giờ?.

Theo người Stiêng, loài người ra đời từ tảng đá lớn Chuyện kể rằng:

“Vào thuở xa xưa, khi trời và đất còn mờ mịt, các loài thú sống chen chúc và

rất hòa thuận với nhau…Một hôm khi các con thú đang nô đùa bên một ngọn núi cao có nhiều tảng đá to thì nghe phát ra một tiếng kì lạ…Theo lệnh của khỉ, các con vật nhất loạt dùng các vật mà chúng có đập mạnh vào tảng đá thì bỗng có một tiếng nổ lớn phát ra, trời đất tối sầm…cây cối đổ rạp, một số con vật chết ngay tức khắc…Sau tiếng nổ, trời quang mây tạnh, tảng đá vỡ

ra, một người con trai và một người con gái hiện ra, đó là con người đầu tiên

trên trái đất…” (Nguồn gốc loài người)

Người Stiêng ở vùng Bù Dek cho rằng: Vị tổ của người Stiêng là ôngJiang Ông là con trai của vua trời Vua trời xuống trần gian lấy vợ rồi sinh raJiang và Krơ Vôm Jiang Jiang được sinh ra từ nách còn Krơ Vôm Jiang sinh

ra bình thường Đây cũng chính là nội dung của sử thi Stiêng “ Jiang xuống

từ xứ Thánh” Có thể thấy rằng, cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên,

thần thoại Stiêng không chỉ lưu truyền ở dạng những truyện kể đơn lẻ, sơ khai

mà còn được gia nhập vào hệ thống hát kể tâm pớt (trong đó có hát kể sử thi)

– một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Stiêng Chính điều này ít

Trang 30

nhiều đã giúp cho thần thoại Stiêng được bảo lưu một cách bền vững và có hệthống

Trong thần thoại của người Bana, chúng ta bắt gặp hình tượng ông tổBôk Xơgơ – là người đã sinh ra các dân tộc anh em như: Bana, Êđê, Giarai,Mnông, Stiêng và Việt Do một lần con cháu ông Bôk Xơgơ dựng nhà rônglên cao làm trời tức giận, gây ra mưa to gió lớn liên miên, khiến cho anh emkhông nghe được tiếng nói của nhau và từ đó mỗi người đi một nơi và trởthành các dân tộc anh em như ngày nay Phải chăng, trong quá khứ giữa cáctộc người trên có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau? Có sự giao lưu vềvăn hóa? Hình tượng ông tổ Bôk Xơgơ là nét tiêu biểu cho sự cộng đồng vềnguồn gốc các dân tộc anh em dọc dãy Trường Sơn?

Trong các truyện thần thoại thuộc đề tài suy nguyên về nguồn gốc nhânloại, tộc người của người Stiêng, đặc biệt nhất là ba bản kể “người học khỉ đỡđẻ” 03 bản kể có cùng cốt truyện như sau: Người Stiêng xưa lấy nhau nhưngkhông biết sinh con đẻ cái Phụ nữ Stiêng rất sợ phải sinh con vì đến ngàysinh nở, người ta sẽ mổ bụng người mẹ ra để lấy đứa con Đứa con ra đời thìngười mẹ chết Loài người rất lo lắng và sợ hãi Họ cầu khẩn thần linh nhưngkhông ai nghe tiếng cầu khẩn của họ Sau đó, có người chồng nọ học đượccách đỡ đẻ của loài khỉ Anh ta về nhà và đỡ đẻ cho vợ, giữ được mạng sốngcho cả mẹ và con Anh ta dạy cho mọi người trong làng biết cách đỡ đẻ Từ

đó, những đứa trẻ sinh ra được an toàn và cũng từ đó, dân làng kiêng ăn thịtkhỉ

Câu chuyện không những phản ánh tục kiêng ăn thịt khỉ của đồng bàoStiêng mà còn hé mở một hình thái tín ngưỡng: thờ cúng vật tổ, sùng bái thiênnhiên của đồng bào Stiêng Đây là một trong những hình thái tín ngưỡng xuấthiện sớm nhất, thuộc hệ thống sinh hoạt nghi lễ thần thoại nói riêng và thuộcsinh hoạt văn hóa tinh thần nguyên thủy nói chung của các dân tộc Hệ thốngthần thoại về các vật tổ là một bộ phận tạo thành cốt lõi trong các nghi lễ thờ

Trang 31

cúng, các tục kiêng kị có liên quan Hệ thống thần thoại này là những dấuhiệu đặc trưng giúp các thành viên trong thị tộc, bộ lạc nhận ra mối quan hệ

họ hàng theo huyết thống của mình

Ở nhóm đề tài suy nguyên về văn hóa, có các truyện sau: Thần Lúa (1),

Thần Lúa (2), Sự tích cây lúa (1), Sự tích cây lúa (2), Sự tích chiếc đồng

ba, Vì sao người Stiêng không có chữ viết…

Nếu người Êđê cho rằng chính Đăm Săn là người đã “lên trời” lấy thócgiống về cho loài người gieo trồng, người Xrê và người Mạ cho là ông Nđu

đã mang thóc từ âm phủ lên cho họ gieo trồng thì người Stiêng giải thích

nguồn gốc của cây lúa là do nai thần trả ơn cho cô gái đã cứu sống nó (Thần

Lúa 1), là do chim cú mèo cho hạt giống và dạy cho con người cách trồng

(Thần Lúa 2), là do con người nhặt được hạt giống màu vàng từ trong cổ chim rơi ra (Sự tích cây lúa) Có được cây lúa, cuộc sống của loài người được

sung túc hơn, ấm no hơn Và họ không quên lời chim dặn: cứ hàng năm, vàotháng mười hai âm lịch, sau khi thu hoạch lúa xong, dân làng lại làm lễ cúnglúa mới để tạ ơn Thần Lúa, cầu cho mùa sau được nhiều bông, nhiều lúa.Trong lễ cúng lúa mới của người Stiêng, bà con thường dâng cúng Thần Lúacơm mới, gà, heo Dân làng tổ chức uống rượu cần, đánh cồng chiêng Thầnthoại này gắn liền với tục cúng lúa mới hàng năm của người Stiêng và chođến nay vẫn còn lưu truyền

Nếu như ở đề tài suy nguyên về vũ trụ, về nhân loại, tộc người, các vịthần sáng tạo ra trời đất, muôn loài chỉ mới là những nét phác thảo, khởi phát,dựng lên những nhân vật thần linh theo hướng nhân hóa thiên nhiên thì đến đềtài sáng tạo văn hóa, các vị thần sáng tạo văn hóa đã có một bước phát triểnmới Mặc dù vẫn mang những nét kì diệu vốn có trong thế giới của thần linhnhưng họ đã bắt đầu gần gũi hơn với con người, mang dáng dấp cuộc sống

trần thế của con người Vị thần Dick vì thân hình quá to lớn, không ai chơi với mình, không ai trò chuyện với mình nên rất buồn chán: “Ngày xửa ngày

Trang 32

xưa, làm chủ muôn loài là ông Dick khổng lồ, to lớn gấp mấy lần con người Hằng ngày, ông Dick nhìn muôn loài làm việc sinh sống Ngày nào cũng như

ngày nào nên ông Dick rất buồn chán” (Sự tích chiếc đồng ba) Vị thần Dick

đã tìm đến với những mảnh đồng, chế tạo ra chiếc đồng ba – những nhạc cụ

cổ truyền của người Stiêng, để giải trí Hình ảnh những chiếc đồng ba vớinhững âm thanh nghe vui tai là ngọn nguồn cho kho tàng âm nhạc, năng khiếu

âm nhạc của người Stiêng sau này

Như vậy, nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và tự nhiên phản ánhcách giải thích, nhìn nhận hết sức hồn nhiên của con người thời cổ về vũ trụ,núi sông, biển cả, đất trời và muôn vàn các hiện tượng tự nhiên khác, đã chứađựng cả khoa học và triết học duy vật sơ khai Có thể tìm thấy trong đó cáilogic biện chứng của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và môitrường sinh tụ thuở ban đầu sơ khai khi con người mới định cư trên nhữngvùng đất hoang sơ còn nhiều lạ lẫm

Cách giải thích của người Stiêng về sự ra đời của vũ trụ, nhân loại, tộcngười, các sự tích văn hóa chứa đựng cả khoa học và triết học duy vật sơ khai

Có thể tìm thấy trong cách giải thích ấy cái logic biện chứng của mối quan hệgiữa con người với thiên nhiên và môi trường sinh tụ thuở ban đầu

Tuy số lượng bản kể chưa nhiều, nhưng những gì chúng ta biết về thầnthoại Stiêng cũng đều đáng ghi nhận Bởi hơn bao giờ hết, đó là những tài liệusống giúp chúng ta có thể hình dung lại diện mạo sinh hoạt xã hội và tư duy

xã hội cổ sơ của tộc người Stiêng Và qua đó, chúng ta có thể tìm thấy nguồngốc của những sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần – một trong những tínhchất quan trọng, làm nên đặc trưng của dân tộc Stiêng nói chung, các dân tộcanh em khác nói riêng

2.1.2 Đặc điểm nghệ thuật

Trang 33

Khảo sát 13 bản kể thần thoại Stiêng, chúng tôi rút ra một số đặc điểmnghệ thuật sau:

Phần lớn, các truyện kể thần thoại Stiêng có dạng:

+ một cốt truyện với nhiều chủ đề

+ kết cấu của truyện là các cốt truyện đơn, nhưng lại có nhiều chi tiết, sựkiện

Ở truyện Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài , tuy cùng một cốt truyện

nhưng có có ba chủ đề: sáng tạo vũ trụ, sáng tạo muôn loài và sáng tạo văn

hóa (rượu cần) Ở truyện Người học khỉ đỡ đẻ (2), có 2 chủ đề: phát triển nòi giống và sáng tạo văn hóa (tín ngưỡng thờ cúng vật tổ) Ở truyện Vì sao loài

vật không biết nói và phải giúp việc cho con người có hai chủ đề: sáng tạo

văn hóa và sáng tạo muôn loài Hiện tượng phức hợp về chủ đề trong một cốt

truyện thần thoại phản ánh sự chứa đựng nhiều lớp văn hoá đã được chồng lấplên nhau trong quá trình lưu truyền Đó cũng chính là hiện tượng chung củamột số thần thoại ra đời muộn hơn so với thần thoại của các dân tộc khác.Trong thần thoại Stiêng, kết cấu của truyện là các cốt truyện đơn, nhưnglại có nhiều chi tiết, sự kiện, nhiều nhân vật Vị thần khai sáng vũ trụ và muônloài là Krong Dong Ngoài Krong Dong còn có nhiều vị thần khác tiếp nốicông việc của ông Đó là các thần: Krang Dang tạo ra cột đá mẹ, Xiêng,Tiêng, Têy tạo ra đất, Khẻn, Nung làm cho đất cao hơn, rộng hơn, Nú tạo rangày và đêm, Nú lấy cô Pông và sinh con đẻ cái Từ đó, con người bắt chước

ông Nú và cô Pông, họ lấy nhau và sinh sôi ra loài người (Nguồn gốc của vũ

trụ và muôn loài).

Ở truyện Thần Lúa 1, tuy là cốt truyện đơn (kể về sự tích cây lúa)

nhưng có nhiều sự kiện, chi tiết: vị già làng nọ đi săn được con nai tơ, giàlàng gọi dân làng đến ăn thịt nai, con gái của già làng gặp nai, cô gái cởi tróicho nai, cô gái đi theo nai thần, nai thần trả ơn cho cô gái bằng những hạtgiống…Mặc dù cách giải thích về nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài của

Trang 34

người Stiêng còn thô sơ, hồn nhiên nhưng qua kết cấu cốt truyện (cốt truyệnđơn với nhiều tình tiết, sự kiện, nhân vật) trong thần thoại Stiêng đã thể hiệnlối tư duy logic, óc quan sát cụ thể của họ Nhiều tình tiết, sự kiện liên hệ mócxích với nhau nhưng vẫn có tính độc lập tương đối Từ đó, giúp người đọc cóthể hình dung rõ ràng hơn về thần thoại Stiêng.

Nhân vật chính trong thần thoại là các vị thần Hầu hết các vị thần trongthần thoại của người Kinh và của một số dân tộc khác đều được mô tả vớihình dạng khổng lồ, có sức mạnh to lớn, kì vĩ Trong khi đó, các vị thần trongthần thoại Stiêng ít được mô tả về hình dạng Họ hiện lên qua công việc, hànhđộng cụ thể Các vị thần trong thần thoại Stiêng mang nhiều nét gần gũi vớicuộc sống của con người, mang dáng dấp cuộc sống trần thế của con người

Có hai motif chủ yếu trong thần thoại Stiêng: motif đá thiêng và motif

người học khỉ đỡ đẻ.

Người Stiêng cho rằng, nguồn gốc của vũ trụ, muôn loài đều từ đá mà ra:

từ “cột đá mẹ” hình thành nên vũ trụ và muôn loài ( Nguồn gốc vũ trụ và

muôn loài), từ tảng đá lớn, người con trai và người con gái được sinh ra

(Nguồn gốc loài người) Điều này dễ hiểu bởi trong tâm thức của những

người nguyên thủy Stiêng xưa, đá ẩn chứa sức mạnh vô biên, là chốn linhthiêng của thần linh Xuất phát từ cuộc sống gần gũi với thiên nhiên (ở trongcác hang đá, công cụ sản xuất từ đá), cùng với nhận thức cảm giác về đá màngười nguyên thủy đã phú cho đá những sức mạnh linh hồn vô biên Chính vìthế, họ xem đá là chỗ dựa tinh thần Tín ngưỡng thờ đá xuất phát từ thực tếtrên Loài người được sinh ra từ đá, nghĩa là sinh ra từ nơi linh thiêng Và conngười luôn mang trong mình sức mạnh vô biên từ nguồn gốc linh thiêng ấy.Xuất phát từ lối tư duy này, người Stiêng có tục thờ Đá, cúng thần Đá

Và motif “đá thiêng/hóa đá” trở thành một motif phổ biến trong truyện kể dângian Stiêng

Trang 35

Phan Xuân Viện cho rằng, 03 bản kể Người học khỉ đỡ đẻ của người Stiêng có cùng motif với truyện kể Raglai, đó là các truyện: Bà mụ đười ươi,

Người học khỉ đỡ đẻ, Ntar Nkhun không mổ vợ đẻ, Sự tích dòng họ Buôn Krông

2.2 Truyền thuyết

2.2.1 Đặc điểm nội dung

Khác với thần thoại, truyền thuyết ra đời khi xã hội công xã nguyên thủytan rã Truyền thuyết phản ánh sự nhận thức của con người về các nhân vậtlịch sử, các địa danh, các phong vật của địa phương dựa trên cái “lõi lịch sử”chứ không dựa hoàn toàn vào trí tưởng tượng và bằng tưởng tượng như thầnthoại

Truyền thuyết của các dân tộc ít người phản ánh sự hình thành và pháttriển của các tộc người gắn với ý thức lịch sử Truyền thuyết là bóng dáng lịch

sử của mỗi tộc người

Số lượng truyền thuyết của người Stiêng mà chúng tôi tiếp cận được là

22 bản kể Trong 22 bản kể đó có 14 bản kể truyền thuyết về địa danh, 08 bản

kể truyền thuyết về phong vật Truyền thuyết về nhân vật anh hùng chưa sưutầm được truyện nào

Theo Phan An, trong thời gian ông đi thực tế, điền dã (từ những năm

1982, 1983, 1984, 1985, 1986) để phục vụ cho chuyên khảo Hệ thống xã hội

tộc người của người Stiêng ở Việt Nam (từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975) ở

vùng Stiêng Bù Đek, ông có nghe kể nhiều truyền thuyết về nghề rèn, truyềnthuyết về xứ sở đàn bà, nhưng ông chưa có điều kiện ghi chép lại Trongchuyến đi thực tế gần đây, chúng tôi có hỏi người Stiêng về những truyềnthuyết trên nhưng không ai còn nhớ Kể cả nhóm truyền thuyết về nhân vậtanh hùng cũng không ai biết Có thể trong quá khứ, đã từng có nhiều truyềnthuyết như trên, bởi người Stiêng là một trong những dân tộc ở Nam Tây

Trang 36

Nguyên rất nổi tiếng về nghề rèn với những dụng cụ được rèn, giũa rất tinhxảo Và ở vùng Stiêng Bù Dek, người phụ nữ nắm mọi quyền hành trong giađình Trong các tài liệu về văn hóa, lịch sử của người Stiêng, nhiều tác giảcũng đề cập đến mảng truyền thuyết về nghề rèn ở vùng Bù Đốp Họ cho biết,

ở vùng Bù Đốp có nhiều truyền thuyết về những nghệ nhân thành thạo nghềrèn và nghề tạo lửa Đặc biệt là truyền thuyết về Jiang – cha đẻ của ngườiStiêng Truyền thuyết kể rằng Jiang, con của Ngọc Hoàng, lúc còn ở với chatrên trời là người rất giỏi về nghề rèn, nghề đúc người như thật Khi xuốngtrần gian, Jiang đã truyền dạy cho người Stiêng nghề này

Vùng cư trú của người Stiêng chủ yếu là nằm gần các dòng sông, consuối, dòng thác Truyền thuyết về địa danh của người Stiêng chủ yếu tập trung

giải thích nguồn gốc, tên gọi và sự hình thành những vùng đất ấy Truyền

thuyết về thác nước Lieng Hur kể về cuộc chiến giữa nam thần Lieng Hur và

hai nữ thần Tek và Prai Vì tức giận hai cô em gái cai quản địa phận không tốt

để cá sấu ăn mất đứa con gái của mình nên nam thần Lieng Hur đem quânsang đánh hai người em Hai cô em gái cũng mang quân của mình ra nghênhchiến, để buộc người anh chịu lỗi về việc cầm quân đi đánh em Từ ngày nàyqua ngày khác, cuộc chiến kéo dài, hận thù càng thêm chồng chất Quân củangười anh quyết tâm phá cho được hai thác nước Tek và Prai, còn quân củahai người em gái lại quyết tâm san bằng thác Lieng Hur Cuối cùng, quân củangười anh thắng trận, hai thác nước Tek và Prai bị tiêu điều, nước chảy khôngcòn uy nghi như trước Từ đấy, uy quyền của người anh ở thác Lieng Hur trởthành tuyệt đối trong người Stiêng Cuộc tranh giành quyền uy giữa nam thầnLieng Hur và hai nữ thần Tek và Prai phải chăng là sự tranh giành địa vị, là sựchuyển biến từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ? Nếu như vào cuối thời kì

Đồ đá – thời kì hưng thịnh của chế độ mẫu hệ – người phụ nữ đóng vai tròquan trọng trong đời sống cộng đồng: con cái mang họ mẹ, người phụ nữ cóquyền phân công lao động, phân chia tài sản, làm chủ bếp lửa và các hình

Trang 37

thức tế lễ thì đến giai đoạn chế độ xã hội nguyên thủy tan rã, chế độ mẫu hệbắt đầu mờ nhạt dần Và phải chăng, sự thất thế của hai nữ thần Tek và Praiđánh dấu sự tan rã của chế độ mẫu hệ trong đời sống cộng đồng Stiêng?

Theo chúng tôi được biết, ở vùng Phước Long, còn lưu truyền nhiềutruyền thuyết nói đến những cuộc xung đột gay gắt trong nội bộ người Stiêng

mà những thác nước nổi tiếng trên dòng sông Đak G’lung (sông Bé) ở vùngthượng nguồn là trung tâm của những cuộc xung đột đó Chúng tôi cho rằng,thời gian xuất hiện những cuộc xung đột vũ trang trên là thời kì phát triển củangười Stiêng Những tù trưởng địa phương của người Stiêng đã có quyền lực

và uy thế trong xã hội, dân số các nhóm địa phương người Stiêng gia tăngnhanh, việc tranh chấp vùng đất thiên nhiên có sẵn lương thực và thực phẩm

đã trở thành một vấn đề quyết định đối với đời sống các nhóm Stiêng Mặtkhác, sự mở rộng địa bàn sinh sống của người Khmer và người Chăm lên phíavùng rừng núi tỉnh Sông Bé ngày nay là phù hợp với giai đoạn suy tàn củachế độ thống trị thuộc các quốc gia thời trung cổ của người Khmer ởCamphuchia và người Chăm ở vùng duyên hải cực Nam Trung bộ ngày nay.Ngoài ra, chuyện kể về núi Bà Đen, núi Bà Rá cho ta một khái niệm lịch sử vềthời kì tồn tại chế độ mẫu quyền Tuy nhiên, việc phân chia núi Bà Đen, núi

Bà Rá lại do người anh trai Cuộc chiến đấu tranh giành quyền lực giữa namthần Lieng Hur và hai nữ thần Tek và Prai phản ánh thời kỳ mà việc tranhchấp những vùng cư trú giữa các tộc người, giữa các nhóm địa phương Stiêngdiễn ra gay gắt Đây là thời kỳ mà lực lượng sản xuất phát triển, xã hộinguyên thủy tan rã, nhu cầu trồng trọt lương thực đã trở thành nhu cầu chínhyếu trong xã hội Trong tình hình đó, vai trò của người phụ nữ dần mất đi vàthay vào đó là vai trò của người đàn ông Quyền lực phụ quyền trong gia đìnhcủa người Stiêng được xác lập từ đây

Truyền thuyết về thác Đứng kể chuyện về chàng mồ côi nghèo khổ bị

bọn nhà giàu bắt đem bán đi xa Nhớ quê hương, chàng tìm cách trốn về Kí

Trang 38

ức về tiếng thác nước chảy nơi quê nhà đã giúp chàng tìm được quê hương.Chuyện chàng trai mồ côi nghèo trốn thoát được đến tai nhiều người Mộttrăm người mồ côi khác cũng trốn chạy Chỉ vì tin lão nhà giàu độc ác, mộttrăm người mồ côi này đã chết Chín mươi chín xác chết đã trôi đi mất tích.Còn lại một xác chết vướng ở bờ thác Mọi người chặt cây làm quan tài bỏxác chết đó vào, nhưng không ai khiêng được cái quan tài đi chôn Người tadựng đứng quan tài bên bờ thác và chiếc quan tài ấy biến thành đá, đứng sừng

sững giữa dòng thác Phan Xuân Viện gọi truyền thuyết này là “bi kịch đậm

chất nhân văn mang tính chất cổ tích thần kì” [88] Ý thức tìm đường trở về

quê hương của những người mồ côi bị bán cho nhà giàu là sự thức tỉnh vềviệc chống lại các thế lực áp bức bóc lột Mặc dù bị đàn áp, nhưng qua “tínhchất cổ tích thần kỳ” – chiếc quan tài biến thành đá, sừng sững giữa dòng thác

ầm ầm ngày đêm chảy như một biểu tượng của sức mạnh, của niềm tin bấtdiệt vào sự chiến thắng của giai cấp, của những con người “thấp cổ bé họng”.Trong chuyến đi thực tế điền dã, chúng tôi được đồng bào Stiêng ở hai

xã Lộc Hòa và Lộc An của huyện Lộc Ninh kể cho nghe Truyền thuyết về

bưng Jiang, sông Măng, Truyền thuyết về mộ đá Rlêm , Truyền thuyết về núi Bà Đen và Bà Rá Dựa vào nội dung các câu chuyện, soi chiếu dưới góc

độ lí thuyết thể loại, chúng tôi thống nhất xếp ba câu chuyện trên vào thể loạitruyền thuyết, thuộc nhóm truyền thuyết về địa danh Ba truyền thuyết trên rấtphổ biến trong đồng bào Stiêng ở huyện Lộc Ninh Người Stiêng cho biết, bàuLộc An là một vùng đất rộng lớn Khi thực dân Pháp đóng quân ở đây, chúng

gọi vùng này là vùng Bù Gió Đông 6 Truyền thuyết kể rằng, “vào một ngày

nọ, Jiang đi chặt dây mây để về làm nhà sàn Trên đường về, Jiang mệt quá nên dừng lại nghỉ Nơi Jiang dừng chân nghỉ ngơi chính là vùng đất Lộc Ninh ngày nay Những đoạn dây mây mà Jiang kéo theo chính là con sông Măng Sông Măng ngoằn ngoèo chảy qua qua địa bàn Lộc An, qua biên giới

6 Từ Bù trong tiếng Stiêng chỉ một vùng rộng lớn

Trang 39

Campuchia Còn những bước chân của Jiang thì hình thành những cái bưng lớn, trong đó có Bưng Lộc An Bưng Lộc An hay còn gọi là Bưng Jiang, bàu

dậm chân của Jiang” (Truyền thuyết về bưng Jiang, sông Măng).

Nhiều người dân ở vùng Lộc Ninh nhớ rất rõ câu chuyện về núi Bà Đen

và Bà Rá Họ cho biết “vị tổ của người Stiêng là ông Jiang, một số vùng gọi

là ông Tiêng, ông Điêng hay ông Sa Điêng Vị tổ này rất giỏi về nghề làm rẫy, săn bắn và rèn vũ khí Vị tổ có hai người em gái tên là Mi Jiang và Mi Lơm (mi là cô) Jiang đắp núi Bà Đen để cho người em gái thứ nhất trấn giữ

để chống lại người Khmer xâm lấn, còn núi Bà Rá là để cho người em gái thứ hai trấn giữ để chống lại người Chăm lấn chiếm đất đai Truyền thuyết còn cho rằng ông Jiang đắp núi Bà Rá chỉ tốn bảy gùi đất, khoảng cách từ núi Bà

Rá đến núi Bà Đen là bảy cây gậy (gậy để thụt canh trong ống lồ ô, tương đương bảy mét) Trong khi đổ đất, ông có làm rơi vãi, tạo thành các dãy núi nhỏ nhấp nhô nằm ở phía tây bắc cuối ấp Nhơn Hòa 2, xã Sơn Giang, huyện

Phước Long ngày nay (Truyền thuyết về núi Bà Đen và Bà Rá ) Các truyền

thuyết trên ngoài việc giải thích nguồn gốc, tên gọi, sự hình thành những địadanh, những vùng đất “thiêng” đầy tự hào của người Stiêng còn hé mở chochúng ta những cứ liệu lịch sử quan trọng về vùng đất cư trú của người Stiêngxưa trên vùng đất Sông Bé Phải chăng trong quá khứ, đã từng có một “vươngquốc Stiêng” hùng mạnh với lãnh thổ kéo dài từ vùng núi Bà Đen (Tây Ninh)qua vùng núi Bà Rá (sông Bé) đến lưu vực sông Đak Quit, tiếp giáp vớivương quốc Campuchia ngày nay?

Người Stiêng ở huyện Bù Gia Mập còn kể cho chúng tôi nghe nhiều

truyền thuyết về những địa danh nơi đây Đó là Truyền thuyết về trảng cỏ

Bàu Lạch, Truyền thuyết đá phụ tử, Truyền thuyết về bãi đá voi và Truyền thuyết về thác Đăk U.

Truyền thuyết về trảng cỏ Bàu Lạch giải thích vì sao có sự hình thành

trảng cỏ Bàu Lạch rộng lớn như thế Chuyện kể rằng: “Vùng đất người Stiêng

Trang 40

sinh sống rất rộng lớn Một hôm, có hai anh em ở trên trời xuống phơi tấm đắp Người em chăm chỉ làm việc để nhanh chóng được trở về trời Còn người anh ham chơi, không muốn làm gì Bỗng trời đổ mưa lớn Người em nhanh nhẹn, chăm chỉ nên tấm đắp của người em không bị ướt Còn người anh do lười biếng nên không kịp cuốn tấm đắp của mình Tấm đắp của người anh bị dính vào đất, không gỡ ra được Nơi tấm đắp của người anh bị dính

đất chính là trảng cỏ Bàu Lạch ngày nay ” (Truyền thuyết về trảng cỏ Bàu

Lạch).

Truyền thuyết về bãi đá voi là cách giải thích của người Stiêng về nguồn

gốc bãi đá rộng lớn với hình thù những con voi, con cá và cả con người

Người dân ở vùng này cho biết, “một ngày nọ, có hai cha con ông tiên ở trên

trời xuống cưỡi voi đi ngắm thác Đak G’lung Trên đường về, người con không may bị bệnh rồi chết Người cha và mọi người xuống voi, lo chôn cất cho người con Lúc này, trời đất bỗng tối sầm lại Trời đổ mưa to, trở rét Trong phút chốc, tất cả mọi người, mọi vật xung quanh đều hóa đá Ngày nay, khu vực nơi cha con ông tiên bị hóa đá có rất nhiều tảng đá có hình thù con voi nên người Stiêng gọi đây là bãi đá voi Ngoài những tảng đá có hình thù con voi, người ta còn bắt gặp cả những tảng đá hình thù con cá, con

người…” (Truyền thuyết về bãi đá voi).

Truyền thuyết thác Đak U kể chuyện về hai dòng họ Stiêng vì ganh gét

nên suốt ngày đánh nhau Trong một lần quyết đấu, trời bỗng nhiên đổ mưa,trở lạnh và tất cả mọi thứ trong phút chốc đều biến thành đá Truyền thuyếtnày có cơ sở lịch sử-xã hội chính là từ những cuộc xung đột gay gắt trên dòngsông Đak G’lung trong thời kì phát triển của người Stiêng Chính sự pháttriển đó cùng với sự xâm lấn của người Chăm và người Khmer là nguyênnhân dẫn đến những cuộc xung đột trên Không phải ngẫu nhiên mà trong cáctruyện kể dân gian của người Stiêng (đặc biệt là truyền thuyết) đều có kết thúcchung là hóa đá Ngoài việc phản ánh, giải thích sự hình thành vùng đất

Ngày đăng: 19/04/2017, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan An (2007), Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng ở Việt Nam (từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975), Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng ở Việt Nam
Tác giả: Phan An
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM
Năm: 2007
2. Phan An (1999), “Bình Phước một trăm năm trước”, Tạp chí Xưa và nay, (số 69 b ), tr.18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình Phước một trăm năm trước”, "Tạp chí Xưa và nay
Tác giả: Phan An
Năm: 1999
3. Trần Văn Ánh, Lâm Nhân, Chu Phạm Minh Hằng, Triệu Thế Hùng, Tôn Long Hạ, Nguyễn Thị Thạch Ngọc, Hứa Sa Ni (2010), Báo cáo khoa học:Đời sống văn hóa người Xtiêng tỉnh Bình Phước , Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khoa học: "Đời sống văn hóa người Xtiêng tỉnh Bình Phước
Tác giả: Trần Văn Ánh, Lâm Nhân, Chu Phạm Minh Hằng, Triệu Thế Hùng, Tôn Long Hạ, Nguyễn Thị Thạch Ngọc, Hứa Sa Ni
Năm: 2010
4. Phan Xuân Biên (2004), Miền Đông Nam bộ – con người và văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miền Đông Nam bộ – con người và văn hóa
Tác giả: Phan Xuân Biên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM
Năm: 2004
5. Trần Tất Chủng (1991), “Góp thêm tư liệu nghiên cứu về người Stiêng”, Tạp chí Dân tộc học, (số 3), 22 – 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp thêm tư liệu nghiên cứu về người Stiêng”, "Tạp chí Dân tộc học
Tác giả: Trần Tất Chủng
Năm: 1991
6. Nông Quốc Chấn (1967), “Hãy khơi sâu dòng thơ ca dân gian các dân tộc thiểu số”, Tạp chí Văn học, (số 1), 81 – 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy khơi sâu dòng thơ ca dân gian các dân tộc thiểu số”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nông Quốc Chấn
Năm: 1967
7. Chu Xuân Diên (1981), “Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”, Tạp chí Văn học, (số 5), 19 – 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1981
8. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian – mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian – mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
9. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam, Nxb Văn nghệ TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Văn nghệ TP.HCM
Năm: 2004
10. Chu Xuân Diên (2008), Nghiên cứu văn hóa dân gian – Phương pháp, lịch sử, thể loại, Nxb Giáo dục, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn hóa dân gian – Phương pháp, lịch sử, thể loại
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
11. Nguyễn Đăng Duy (2004 ), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
12. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motif, Nxb Khoa học Xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motif
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
13. Nguyễn Tấn Đắc (2012), Tôi gặp các ơi, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi gặp các ơi
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2012
14. Trần Bạch Đằng (chủ biên) (1987), Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí tỉnh Sông Bé
Tác giả: Trần Bạch Đằng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Sông Bé
Năm: 1987
15. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Năm: 2002
16. Nguyễn Duy Đoài (2007), Văn hóa quản lý xã hội ở cộng đồng người Stiêng tỉnh Bình Phước, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học, Trường Đại học KHXH&NV TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa quản lý xã hội ở cộng đồng người Stiêng tỉnh Bình Phước
Tác giả: Nguyễn Duy Đoài
Năm: 2007
17. Nguyễn Thành Đức (2004), Múa dân gian các tộc người Mạ, Chơro, Xtiêng vùng Đông Nam bộ, Nxb Văn hóa Dân tộc, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Múa dân gian các tộc người Mạ, Chơro, Xtiêng vùng Đông Nam bộ
Tác giả: Nguyễn Thành Đức
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2004
18. Mạc Đường (1985), Vấn đề dân tộc ở Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dân tộc ở Sông Bé
Tác giả: Mạc Đường
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Sông Bé
Năm: 1985
19. Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao dân ca Nam bộ, Nxb TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao dân ca Nam bộ
Tác giả: Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị
Nhà XB: Nxb TP.HCM
Năm: 1984
20. Georges Condominas (2008), Chúng tôi ăn rừng, Nxb Thế giới, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúng tôi ăn rừng
Tác giả: Georges Condominas
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w