1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

bao cao thuc hanh hoa phan tich 1

15 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỂ TÍCHBÀI 1: XÁC ĐỊNH ACID CITRIC TRONG NƯỚC ÉP TRÁI CÂYI.Giới ThiệuAxít citric hay axít citric là một axit hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt. Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình axít citric và vì thế xuất hiện trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Nó cũng được coi là tác nhân làm sạch tốt về mặt môi trường và đóng vai trò của chất chống ôxi hóa.Axít citric tồn tại trong một loạt các loại rau quả, chủ yếu là các loại quả của chi Citrus. Các loài chanh có hàm lượng cao axít citric; có thể tới 8% khối lượng khô trong quả của chúng (1,381,44 gam trên mỗi aoxơ nước quả). Hàm lượng của axít citric trong quả cam, chanh nằm trong khoảng từ 0,005 molL đối với các loài cam và bưởi chùm tới 0,030 molL trong các loài chanh. Các giá trị này cũng phụ thuộc vào các điều kiện môi trường gieo trồng.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA HÓA HỌC & ỨNG DỤNG

-ddd -BÁO CÁO THỰC HÀNH HÓA PHÂN TÍCH I

GVHD: Nguyễn Xuân Thị Diễm Trinh

Lớp : DA14HHB Nhóm 4:

Nguyễn Minh Lưng

Đỗ Thị Thùy Linh

Võ Phúc Lợi

Trà Vinh, ngày 15 tháng 04 năm 2017

Trang 2

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỂ TÍCH

BÀI 1: XÁC ĐỊNH ACID CITRIC TRONG NƯỚC ÉP TRÁI CÂY

Axít citric hay axít citric là một axit hữu cơ yếu Nó là một chất bảo quản tự

nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình axít citric và vì thế xuất hiện trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật Nó cũng được coi là tác nhân làm sạch tốt về mặt môi trường và đóng vai trò của chất chống ôxi hóa

Axít citric tồn tại trong một loạt các loại rau quả, chủ yếu là các loại quả của chi Citrus Các loài chanh có hàm lượng cao axít citric; có thể tới 8% khối lượng khô trong quả của chúng (1,38-1,44 gam trên mỗi aoxơ nước quả) Hàm lượng của axít citric trong quả cam, chanh nằm trong khoảng từ 0,005 mol/L đối với các loài cam và bưởi chùm tới 0,030 mol/L trong các loài chanh Các giá trị này cũng phụ thuộc vào các điều kiện môi trường gieo trồng

Hình 1: Cấu tạo của axit citric

Mỗi proton của mỗi nhóm axít cacboxylic đã được đánh số Axit citric, khi hòa tan trong nước, trở thành một axit 3 nấc, có khả năng nhường 3 proton Nếu một bazơ

mạnh được thêm vào axít Nó cũng sẽ phản ứng thông qua một phản ứng trung hòa để tạo thành một muối và nước Mỗi ion hydrogen (H +) sẽ phản ứng với một ion hydroxit (OH-) từ các NaOH để tạo thành nước (H2O) Một ion natri (Na+) còn lại từ các natri hydroxit phân ly

sẽ thay thế cho mỗi hydro

Trang 3

Axit citric là chất quan trọng trong một số thực phẩm hàng ngày, chẳng hạn như nước cam, trong đó số lượng axit citric thì có thể đo được Ngành công nghiệp sản xuất nước trái cây phải biết được số lượng của nước trái cây Họ có thể xác định lượng nước trái cây bằng cách đo hàm lượng acid citric trong đó Quy trình thông dụng nhất là sử dụng NaOH làm dung dịch chuẩn để chuẩn độ acid citric Điểm cuối phản ứng được đánh dấu bằng sự đổi màu của Phenolphthalein.

1.Hóa chất sử dụng

- NaOH 0,05 M

- Nước trái cây (sử dụng nước chanh)

- Dung dịch chỉ thị phenolphthalein

- Giấy đo pH

2.Chuẩn bị hóa chất.

- NaOH 0.05M: Cân 0.7633g NaOH pha thành 250ml dung dịch bằng nước cất

- Dung dịch H2C2O4 0.05M: Cân 0.63 g H2C2O4.2H2O cho vào bình định mức 100ml, định mức đến vạch bằng nước cất

- Pipet 5ml

- Giấy lọc

- Phiễu lọc

- Erlen 250ml

- Becher 50ml

- Becher 100ml

- Becher 500ml

- Bình định mức 100ml

- Ống đong 50ml

- Muỗng thủy tinh

Trang 4

IV. Thực nghiệm

1.Xác định nồng độ NaOH.

- Sử dụng Phương pháp chuẩn độ NaOH bằng dung dịch H2C2O4 0.05M

- Cho dung dịch NaOH vào Buret 50ml, hút 5ml dung dịch H2C2O4 0.05M cho vào erlen 250ml thêm vào erlen 3 giọt chỉ thị Phenolphthalein Chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển thành màu hồng thì dừng, ghi nhận thể tích NaOH sử dụng

- Lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình

2.Sự chẩn bị cho chuẩn độ

- Cho đầy vào buret chất chuẩn NaOH 0,05M Để chắc chắn hảy ghi lại nồng độ mol của NaOH

- Lấy 10,0 mL mẫu dung dịch nước trái cây bằng ống đong 10 cho vào erlen 250ml Ghi lại thể tích chính xác của nước trái cây được sử dụng

- Thêm vào erlen khoảng 30 ml nước và 3 giọt phenolphtalein Ghi lại giá trị pH ban đầu của các nước trái cây bằng cách sử dụng giấy pH

- Chuẩn độ nước chanh với natri hydroxit và liên tục lắc đều cho đến khi 1 giọt NaOH làm xuất hiện màu hồng bền trong dung dịch

- Nếu màu hồng không còn tồn tại, tiếp tục thêm NaOH từng giọt cho đến khi màu hồng bền

- Ghi lại thể tích cuối cùng đọc được trên buret

- Lặp lại quy trình này hai lần

V.KẾT QUẢ

1.Xác định nồng độ NaOH.

a.Kết quả chuẩn độ:

b.Nồng độ NaOH:

C N(NaOH) * VNaOH = CN (H2C204)* VH2C204

Trang 5

C N ( NaOH ) = = 0.056 N

CN(NaOH) = CM(NaOH )= 0.056 M

2.Chuẩn độ dung dịch phân tích.

a.Kết quả chuẩn độ:

Số mol của NaOH Sử dụng:

nNaOH = VNaOH sử dụng *CNaOH

 nNaOH = (34.9/1000) x 0,056 = 1.95* 10 -3 mol Suy ra, số mol của axit citric:

nacid citric = nNaOH /3 = 6.5 x 10-4mol Khối lượng của acid:

macid citric = (6.5 x 10-4) x 192 = 0.1248g

Phần trăm của axit citric trong nước chanh:

C% acid citric = (0.1248/10) x 100% = 1.2%

- Nhận xét: Theo số liệu trên ta nhận thấy trong 10ml dung dịch mẫu sẽ có 0.1248g

acid citric chiếm 1.2% Các loài chanh có hàm lượng cao axit citric; có thể tới 8% khối lượng khô trong quả của chúng Các giá trị này cũng phụ thuộc vào các điều kiện môi trường gieo trồng

VI.BÀI TẬP(CÂU HỎI) CỦNG CỐ.

1.Trình bày quy trình xác định hàm lượng acid citric trong mẫu nước trái cây?

- Cho đầy vào buret chất chuẩn NaOH 0,05M Để chắc chắn hảy ghi lại nồng độ mol của NaOH

Trang 6

- Lấy 10,0 mL mẫu dung dịch nước trái cây bằng ống đong 10 cho vào erlen 250ml Ghi lại thể tích chính xác của nước trái cây được sử dụng

- Thêm vào erlen khoảng 30 ml nước và 3 giọt phenolphtalein Ghi lại giá trị pH ban đầu của các nước trái cây bằng cách sử dụng giấy pH

- Chuẩn độ nước chanh với natri hydroxit và liên tục lắc đều cho đến khi 1 giọt NaOH làm xuất hiện màu hồng bền trong dung dịch

- Nếu màu hồng không còn tồn tại, tiếp tục thêm NaOH từng giọt cho đến khi màu hồng bền

- Ghi lại thể tích cuối cùng đọc được trên buret

- Lặp lại quy trình này hai lần

2.Tại sao dùng Phenolphtalein làm chất chỉ thị? Có thể sử dụng hóa chất khác

được không?

- Phenolphtalein là 1 acid yếu, phân ly theo pH, viết gọn là HIn, trong môi trường acid mạnh thì tồn tại dạng acid HIn, trong môi trường pH = 8 -10 thì tồn tại dạng In- Một chất được dùng làm chỉ thị khi màu của dạng HIn và dạng In- phải khác nhau rõ rệt

- Khi pH nhỏ hơn 8 thì nó không có màu, nhưng khi pH trong khoảng 8.2 - 10 thì nó bắt đầu chuyển từ không màu sang màu hồng

- Sự thay đổi màu rõ rệt từ trắng sang hồng hoặc ngược lại khi cho dư 1 giọt dung dịch chuẩn độ

Lưu ý: màu phải bền trong 30 giây thì mới được tính kết quả

- Do ta không có nhiều chất chỉ thị có khoảng pH đổi màu ngay tại vị trí pH = 8, nên phenolphtalein là lựa chọn ưu tiên

- Ta cũng có thể chon chỉ thị khác nhưng với điều kiện chỉ thị đó phải có khoảng đổi màu tại pH tương tự Phenolphtalein

3.Tại sao không thể pha nồng độ chính xác củaNaOH mà phải chuẩn độ lại ?

Khi để trong phòng thí nghiệm không đảm bảo, NaOH sẽ tiếp xúc không khí ẩm và chảy ra Lượng NaOH đem đi pha chất chuẩn thì lượng cân được không được chính xác, sai lệch lớn, dẫn đến nồng độ sẽ lệch so với lí thuyết ban đầunên cần chuẩn độ để xác định lại nồng độ của NaOH

Trang 7

4.Chất chuẩn gốc là gì? Điều kiện của chất chuẩn gốc là gì?

Chất gốc là chất dùng để điều chế các dung dịch chuẩn có nồng độ chính xác Chất gốc

là chất phải thoả mãn những điều kiện sau:

- Thường là những chất rắn nguyên chất, có độ tinh khiết cao (lượng tạp chất không vượt quá 0,01 – 0,02%)

- Có thành phần ứng với một công thức hoá học xác định kể cả lượng nước kết tinh

- Bền cả dạng rắn và dạng dung dịch trong suốt quá trình điều chế và bảo quản

Một số chất gốc thường gặp như borax Na2B4O7.10H2O, axit oxalic H2C2O4.2H2O,

VII Giáo Viên Nhận Xét

ddHẾTdd

Trang 8

BÀI 4: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CLO TRONG NƯỚC

BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.Chloride

a Nguồn gốc

Chloride có trong tất cả các loại nước tự nhiên Nguồn nước ở vùng cao và đồi núi thường chứa hàm lượng chloride thấp, trong khi nước sông và nước ngầm lại chứa một lượng chloride đáng kể Nước biển chứa lượng chloride rất cao

Chloride tồn tại trong nước bằng nhiều cách:

- Nước hòa tan choride từ tầng đất mặt hay các tầng đất sâu hơn

- Bụi mù di chuyển từ biển vào đất liền dưới dạng những giọt nhỏ bổ xung liên tục chloride vào đất liền

- Nước biển xâm nhập vào các sông gần biển và tầng nước ngầm lân cận

- Chất thải của con người trong sinh hoạt và sản xuất

b.Ý nghĩa môi trường Chloride ảnh hưởng đáng kể đến độ mặn của nước; ở nồng độ trên 250mg/l, chloride gây nên độ mặn rõ nét Đối với nguồn nước có độ cứng cao, khó có thể nhận biết vị mặn trong nước

Nồng độ chloride cao sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của ống dẫn bằng kim loại

Trong nông nghiệp, chloride tác động lên cây trồng làm giảm sản lượng và chất lượng nông phẩm

1 Phương pháp xác định

Trong bài học này ta sẽ xác định Cl- bằng hai phương pháp : Mohr và Fajan

+ Phương pháp Fajans là phương pháp chuẩn độ trực tiếp chloride với ions bạc (từ bạc nitrat) với chỉ thị là dichlorofluorescein (chỉ thị hấp phụ)

Trang 9

Ag+ + Cl-  AgCl↓ (s) Ksp = 1,8 x 10-10

2′,7′-dichlorofluorescein

Bởi vì chỉ thị này hấp phụ lên bề mặt của kết tủa AgCl nên dextrin được thêm vào để giữ cho kết tủa AgCl ở trạng thái keo Điểm cuối được nhận biết bởi sự thay đổi

được chuẩn lại với dung dịch NaCl để nồj áp dụng ng độ được chính xác.

kết tủa đỏ rạch Ag 2 CrO 4theo phản ứng:

Ag+ + Cl-  Ag 2 CrO 4 (s)

Chỉ thị trong phương pháp Mo là K2CrO4 Khi phản ứng (1) kết thúc, một giọt thừa AgNO3 tác dụng với K2CrO4 tạo thành kết tủa Ag2CrO4 màu đỏ gạch Lúc đó kết thúc định phân

Tuy nhiên cần chú ý rằng, kết tủa đỏ gạch Ag2CrO4 có thể xuất hiện trước hoặc sau điểm tương đương của phản ứng (1) tùy theo nồng độ CrO42- đưa vào dung dịch Do đó, để xác định chính xác điểm tương đương, nồng độ K2CrO4phải được chọn nhất định không tùy tiện

-Burette -Erlen 250ml

-Becher 50ml -Becher 100ml

Trang 10

-Becher 500ml -Bình định mức 100ml -Bình định mức 250ml -Bình định mức 500ml

-Ống đong 100ml -Đũa thủy tinh -Muỗng thủy tinh

- Dichlorofluorescein ( chỉ thị) - Dextrin

1 Pha dung dịch chuẩn

a.Pha dung dịch AgNO 3

Chuẩn bị dung dịch AgNO3 0,05M bằng cách hòa tan 0.8561g AgNO3 vào

100ml nước cất Lắc đều cho AgNO3 tan hết và bảo quản trong bình tối.

b.pha dung dịch chỉ thị Dichlorofluorescein và K 2 CrO 4

Cân khoảng 0.2g Dichlorofluorescein trong beaker 250ml .thêm 75ml ethanol ,25ml nước cất khuấy đều

Cân khoảng 3g K2CrO4 trong beaker 100ml, khuấy đều và cho vào lọ đựng chỉ thị

2.Chuẩn độ theo phương pháp Fajan

Rửa sạch buret với ít nhất 3 lần bằng dung dịch AgNO3 0,1M Đổ đầy buret với dung dịch AgNO3 0,05M chắc chắn là trong buret không có bọt khí

Cho 10ml nước thủy cục vào erlen 250ml sau đó thêm vài giọt chất chỉ thị dichorofluorescin  dung dịch có màu xanh quỳnh quang Thêm 0,2g dextrin

Chuẩn độ bằng dung dịch AgNO3: dung dịch màu xanh quỳnh quang chuyển sang màu hồng, kết thúc chuẩn độ.Ghi nhận giá trị thể tích AgNO3

Trang 11

Lập lại chuẩn độ thêm 2 lần

2.Chuẩn độ theo phương pháp Mohr

Tiến hành thí nghiệm tương tự như trên với chỉ thị K2CrO4 cho đến khi thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch thì ngừng chuẩn độ Ghi nhận giá trị thể tích AgNO3

Lặp lại chuẩn độ thêm 2 lần

V.KẾT QUẢ.

1.Nồng độ AgNO 3

n

2.Phương pháp Fajan.

bình

Nước thủy

cục

Phương trình phản ứng:

Ag + + Cl - → AgCl↓

a.Hàm lượng Clo trong nước thải

Ta có: CAg+ x VAg+ = CCl- x VCl-

 0,05 x 2 = CCl- x 10

 CCl- = 0.01 M

Trong 10ml nước thải có: n = 0.01 x (10/1000) = 1 x 10-4mol Cl

-mCl- = 1 x 10-4 x 35,5 = 0,00355 g =3.55mg

Trang 12

Phần trăm Cl- (mg/ml) trong nước là:

% Cl- = (3.55 /10) x 100% = 35.5%

b.Hàm lượng Clo trong nước thủy cục.

Tính tương tự như trên và được kết quả như sau:

CCl- =0.02M

Trong 10ml nước thủy cục có: n = 2 x 10-4mol Cl

-mCl-=7.1mg

Phần trăm Cl- (mg/ml) trong nước là: % Cl- =71%

3.Phương pháp Mohr

.

bình

Nước thủy

cục

Phương trình phản ứng:

Ag+ + Cl-  Ag 2 CrO 4 (s)

a.Hàm lượng Clo trong nước thải

Ta có: CAg+ x VAg+ = CCl- x VCl-

 0,05 x 2.1 = CCl- x 10

 CCl- = 0.0105 M

Trong 10ml nước thải có: n = 0.0105 x (10/1000) = 1.05 x 10-4mol Cl

-mCl- = 1.05 x 10-4 x 35,5 = 0,00355 g =3.72mg

Phần trăm Cl- (mg/ml) trong nước là:

% Cl- = (3.72 /10) x 100% = 37.2%

Trang 13

b.Hàm lượng Clo trong nước thủy cục.

Tính tương tự như trên và được kết quả như sau:

CCl- =0.022M Trong 10ml nước thủy cục có: n = 2.2 x 10-4mol Cl

-mCl-=7.81mg

Phần trăm Cl- (mg/ml) trong nước là: % Cl- =78.1%

Nhận xét: Trong quá trình kiểm tra hàm lượng Cl trong hai mẫu nước bằng hai phương

pháp trên ,nhóm em nhận thấy rằng

+ Hàm lượng Cl trong mẫu nước thủy cục rất cao so với mẫu nước thải

+ Hai phương pháp có kết quả tương đồng nhau ,không có sự chêch lệch quá xa

VI.BÀI TẬP(CÂU HỎI) CỦNG CỐ.

1.Trình bày quy trình xác định clo trong nước theo hai phương pháp Morh và Fajan ?

+Chuẩn độ theo phương pháp Fajan

Rửa sạch buret với ít nhất 3 lần bằng dung dịch AgNO3 0,1M Đổ đầy buret với dung dịch AgNO3 0,05M chắc chắn là trong buret không có bọt khí

Cho 10ml nước thủy cục vào erlen 250ml sau đó thêm vài giọt chất chỉ thị dichorofluorescin  dung dịch có màu xanh quỳnh quang Thêm 0,2g dextrin

Chuẩn độ bằng dung dịch AgNO3: dung dịch màu xanh quỳnh quang chuyển sang màu hồng, kết thúc chuẩn độ.Ghi nhận giá trị thể tích AgNO3

Lập lại chuẩn độ thêm 2 lần

+Chuẩn độ theo phương pháp Mohr

Tiến hành thí nghiệm tương tự như trên với chỉ thị K2CrO4 cho đến khi thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch thì ngừng chuẩn độ Ghi nhận giá trị thể tích AgNO3

Lặp lại chuẩn độ thêm 2 lần

2.So sánh kết quả đo giữa hai phương pháp trên ?

Hai phương pháp có kết quả tương đồng nhau ,không có sự chêch lệch quá xa

+ phương pháp Fajan:kết quả đo nước thải là 35.5%

+ phương pháp Mohr: kết quả đo nước thải là 37.2 %

Trang 14

3.Nêu ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp trên.?

Phương pháp Fajan:

+ Ưu điễm:

• Phương pháp này cho phép chuẩn độ được rất nhiều ion : Cl , Br , SCN , I …

• Do chúng tạo kết tủa AgX ít tan ở thời điểm Fcuối > 1 các hạt keo AgX tích điện dương nên có khả ncăng hấp phụ những ion In– của chất chỉ thị nên kết tủa chuyển sang màu đặc trưng, kết thúc chuẩn độ

+ Nhược điễm:

• Đối với các ion khác nhau thì phải sử dụng các chất chỉ thị khác nhau

• Đối với các chất chỉ thị khác nhau thì phải chuẩn dd phân tích ở những khoảng pH khác nhau

• Quá trình chuẩn độ phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao

• Nồng độ các ion cần phân tích phải nằm trong khoảng 0,005 – 0,025M (không quá loãng cũng không quá đặc)

Phương pháp Mohr:

+ Ưu điễm:

• Thường dùng để chuẩn độ ion Halogen Cl– với nồng độ rất thấp khoảng 0,001M mà

độ chính xác cao

• Có sử dụng chất R tạo ra hiện tương đặc trưng ( xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch: Ag2CrO4 ) để quan sát điểm cuối của quá trình chuẩn độ

+ Nhược điễm:

• Pp này chỉ được sử dụng để xác định các ion Cl– và Br– mà không được dùng để xác định I– và SCN–

• Pp này không thể dùng trong môi trường Axit và kiềm

• Các ion tạo với ion chất R kết tủa Cromat( Hg2+ , Pb2+ và Ba2+….) ngăn cản sự chuẩn

độ theo pp Mohr

• Không thể chuẩn độ các dd pp màu theo pp Mohr

• Nhiều ion cản trở việc chuẩn độ theo pp Mohr

VII.Giáo Viên Nhận Xét

Trang 15

ddHẾTdd

Ngày đăng: 18/04/2017, 08:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w