Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng thái độ của sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN đối với vấn đề “sống thử” trong sinh viên” để nghiên cứu.. Kết quả nhận thức của sinh viê
Trang 1THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP – ĐHĐN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ “SỐNG THỬ” TRONG SINH VIÊN STATUS OF STUDENT’ATTITUDE TOWARD LIVE TEST IN STUDENTS IN EDUCATION UNIVERSITY - DA NANG
UNIVERSITY.
NHÓM SVTH: VŨ THỊ THU HIỀN NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ THỊ THUÝ HUYỀN
-HOÀNG THỊ QUANG - BÙI THỊ MỸ THỌ
Lớp 06CTL Trường Đại học sư phạm
GVHD: T.S LÊ QUANG SƠN
Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Nếu trước đây tình trạng “sống thử” rất ít thấy ở nước ta, đôi khi chỉ dừng lại ở mức độ quan hệ tình dục trước hôn nhân và thường bị dư luận xã hội lên án Tuy nhiên hiện nay, giới trẻ
mà đặc biệt là một bộ phận sinh viên đã bất chấp dư luận, đạo đức xã hội để đến với nhau và sống chung với nhau như vợ chồng và để lại không ít hậu quả đáng tiếc Vì vậy việc nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với vấn đề “sống thử” có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập và phát triển nhân cách của sinh viên Đề tài này nghiên cứu thực trạng thái độ của sinh viên ĐHSP – ĐHĐN đối với vấn đề “sống thử” trong sinh viên và đề ra một số biện pháp giáo dục để giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn hơn
SUMMARY
Formerly, live test rarely appear in Vietnam, it sometime just stopped at the level of sexual reratisons befor marriage and it wa often condemned by public opinion But now, young people which is a special part of students are regardless of public opinion, ethical society to live together
as husband and wife, it causes many unfartunate consequences Cherefare, Reseaching student’ attitude of learning and personality development of students This topic researches the status of student’ attitude in education university of Da Nang universities and give some measures of education to help students have a look more properly.
1 Mở đầu
“Sống thử” đã bắt đầu len lỏi và đang hình thành trong cuộc sống của sinh viên hiện nay Quan niệm tình yêu là cái gì đó trong sang, thiêng liêng cần được tôn trọng và gìn giữ không còn được coi trọng như trước nữa Một bộ phận sinh viên đã bất chấp tất cả để đến sống với nhau như
vợ chồng mà không biết rằng bên cạnh những mặt tích cực của cuộc sống đó thì những ảnh hưởng tiêu cực đằng sau đó cũng rất to lớn Nó ảnh hưởng đến cả sức khoẻ, tâm lý, học tập, làm mất niềm tin vào con người, tình yêu, lý tưởng sống.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng thái độ của sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN đối với vấn đề “sống thử” trong sinh viên” để nghiên cứu.
2 Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
- Thái độ là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức tạo ra trạng thái tâm lý sẵn sàng hoạt động của con người với đối tượng theo một hướng nhất định, được biểu hiện ra bên ngoài thông qua hành vi, chử chỉ, nét mặt và lời nói của người đó vào những tình huống, điều kiện cụ thể
- Sống thử được hiểu theo ý thông dụng hiện nay là: cuộc sống của hai người yêu nhau, sống chung với nhau nhưng không bị ràng buộc bởi pháp lý, không nặng nề về lương tâm và nhiệm vụ như bên hôn nhân, trong khi lại được thõa mãn nhu cầu tình cảm, tình dục…”
Trang 22.1.2 Cơ sở lý luận về thái độ
- Đặc điểm của thái độ: là trạng thái tinh thần của hệ thần kinh, sự sẵn sàng phản ứng, trạng thái có tổ chức,được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm của quá khứ , điều khiển và ảnh hưởng tới hành vi
- Đối tượng của thái độ: là tất cả những gì tồn tại trong thế giới vật chất và tinh thần
mà chúng ta đang sống, số lượng của thái độ của mỗi cá nhân là có giới hạn
- Cơ chế hình thành thái độ: trong quá trình thoả mãn nhu cầu, bởi các thông tin, giao tiếp nhóm và nhân cách cá nhân
- Cấu trúc hình thành thái độ: gồm ba yếu tố nhận thức, xúc cảm, hành vi
+ Nhận thức: là những quan điểm, niềm tin hay những ý kiến cụ thể về một đối tượng nào đó của thái độ
+ Xúc cảm (tình cảm): là những rung động biểu thị thái độ riêng của con người đối với hiện thực khách quan, có liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu vật chất tinh thần của bản thân
+ Hành vi: là những biểu hiện ra bên ngoài hay xu hướng hành động của cá nhân đối với đối tượng của thái độ
- Chức năng của thái độ: chức năng thích nghi, biểu hiện giá trị, tiết kiệm trí lực, hiểu biết, tự vệ, thoã mãn nhu cầu và nhu cầu điều chỉnh hành vi
- Biểu hiện của thái độ: chủ thể có thái độ về đối tượng nào thì không những bị thúc đẩy bởi nhu cầu, động cơ, mục đích bên trong mà còn được biểu hiện ra bên ngoài, bằng hành động cụ thể với đối tượng đã nhận thức và chi phối sự tác động của nhân tố bên ngoài
2.2 Nghiên cứu thực tiễn
2.2.1 Kết quả nhận thức của sinh viên ĐHSP – ĐHĐN đối với vấn đề “sống thử” trong sinh viên.
-Với câu hỏi: “Theo bạn “sống thử” là gì?” chúng tôi đã thu được hai luồng ý kiến trái ngược nhau: “sống thử” là không có quan hệ và có quan hệ như vợ chồng, có sự phân theo hệ và theo giới tính
Và đưa ra kết luận rằng: đa số SV đều có quan niệm cho rằng “sống thử” là hai người yêu nhau sống chung với nhau như vợ chồng mà không được gia đình cho phép
và pháp luật thừa nhận với tỉ lệ ở hệ cử nhân là 86.5% và sư phạm 80.5%, ở nam là 75% và nữ là 89%
- Khi chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Theo bạn “sống thử” nên hay không? Vì sao?” và đã thu được kết quả với hai luồng ý kiến: nên hay không nên; có sự phân theo giới tính và theo hệ
Bên cạnh một tỉ lệ nhỏ đồng ý hoặc đưa ra ý kiến khác thì đa số SV có nhận thức không nên “sống thử” với tỉ lệ khá cao Tỉ lệ này ở cử nhân là 85.1% và sư phạm là 90.1%, ở nam là 78.8% và ở nữ là 91.1%
- Khi chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Tại sao sinh viên bây giờ có trào lưu “sống thử”?” và đã thu được nhiều ý kiến khác nhau Phần lớn SV nêu ra các lý do như: xa gia đình, nhu cầu, tác động của xã hội, kinh tế…; có sự phân hoá theo giới tính và hệ
Kết quả cho thấy có sự khác nhau tương đối rõ rệt giữa các yếu tố dẫn đến trào lưu
“sống thử” của SV Trong đó, nguyên nhân do tác động của xã hội, do nhu cầu được nhiều bạn SV nam- nữ (xét theo giới) và cử nhân – sư phạm (xét theo hệ) đề cập đến
Trang 3- Tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý Tình yêu có nên đi kèm với “sống thử” hay không, câu hỏi, do vậy chúng tôi dẫ đưa ra câu hỏi: ““Sống thử” có phải là một phần tất yều của tình yêu hay không?” và đã thu được kết quả với 3 luồng ý kiến: không phải, phải, không ý kiến Có sự phân hoá theo giới tính và theo hệ
Theo kết quả cho thấy phần lớn SV đều cho rằng “sống thử” không phải là một phần tất yếu của tình yêu, tỉ lệ này ở sư phạm – cử nhân là 80.5% và 80.7%, ở nam – nữ
là 71.2% và 85.4%
- Câu hỏi đưa ra là: “Nhiều người nói “sống thử” cũng là cách tìm hiểu nhau trước khi kết hôn, bạn nghĩ thế nào?” Chúng tôi đã thu được các ý kiến là không đồng ý, đồng ý,
ý kiến khác và có sự phân hoá giữa SV xét theo hệ và theo giới tính
Đa số các bạn cho rằng “sống thử” không phải là cách tìm hiểu nhau trước khi kết hôn Tỉ lệ này ở cử nhân là 48.3% và ở sư phạm là 56.6%, còn ở nam là 38.5% và ở nữ
là 58.5%
- Với câu hỏi được đưa ra : “SV có cần được tư vấn trước khi đưa ra quyết định “sống thử” hay không?” Chúng tôi đã thu được kết quả với hai luồng ý kiến chủ yếu được các bạn hướng đến lá không cần thiết và cần thiết Kết quả có sự phân hoá theo hệ và giới: Hầu hết SV thấy sự cần thiết của tư vấn trước khi quyết định “sống thử”, tỉ lệ này ở
sư phạm – cử nhân là 86.2% và 85.5%, ở nam – nữ là 78.8% và 89%
2.2.2 Kết quả hành vi của sinh viên ĐHSP – ĐHĐN đối với vấn đề “sống thử” trong sinh viên.
- Khi đặt ra câu hỏi: “ Nếu người yêu đặt vấn đề “sống thử” với bạn, bạn có chấp nhận hay không?” Kết quả thu được với 3 luồng ý kiến: chấp nhận, không chấp nhận
và ý kiến khác; có sự phân hoá theo giới tính và theo hệ
Đa phần các bạn sinh viên đưa ra ý kiến không chấp nhận khi người yêu đặt vấn đề
“sống thử”, tỉ lệ này ở hệ cử nhân là 80.5% và ở hệ sư phạm là 80.7%, còn ở nam là 57.7% và ở nữ là 90.7%
- Khi đặt ra câu hỏi: “Nếu bạn của bạn có dự định “sống thử” bạn sẽ khuyên như thế nào?” Kết quả thu được với 3 luồng ý kiến: không nên, nên và ý kiến khác; có sự phân hoá theo giới tính và theo hệ
Hầu hết SV đều đưa ra lời khuyên không nên “sống thử”, tỉ lệ này ở hệ cử nhân là 35.6% và hệ sử phạm là 69.9% (tỉ lệ chênh lệch 34.3%), ở nam là 42.3% và nữ 56.8%
2.2.3 Kết quả xúc cảm của sinh viên ĐHSP – ĐHĐN đối với vấn đề “sống thử” trong sinh viên.
- Câu hỏi: “Nếu người yêu của bạn đã từng “sống thử” bạn có chấp nhận hay không?” Kết quả thu được với 3 luồng ý kiến: chấp nhận, không chấp nhận và ý kiến khác; có sự phân hoá theo giới tính và theo hệ
Đa phần SV đưa ra ý kiến không chấp nhận việc người yêu đã từng “sống thử”, tỉ
lệ này ở cử nhân 54.0% và sư phạm 62.7%, ở nam 57.7% và nữ 58.5% Bên cạnh đó, còn có ý kiến chấp nhận với tỉ lệ đáng kể và một số ý kiến khác cũng được đưa ra
- Câu hỏi của chúng tôi đưa ra là: “Nếu tình yêu của bạn tiến được tới hôn nhân bạn
có thích “sống thử” hay không?”, kết quả thu được với hai luồng ý kiến: chấp nhận và không chấp nhận, có sự phân hoá theo hệ và giới tính
Phần lớn SV đều không chấp nhận “sống thử” khi tất cả các điều kiện khách quan đều thuận lợi với tỉ lệ ở cử nhân là 70.1% và sử phạm là 71.1%, ở nam là 46.2%và ở
nữ 81.1% (tỉ lệ chênh lệch 35.2%).Tuy nhiên tỉ lệ đưa ra ý kiến “chấp nhận” cũng khá cao nhất là ở sinh viên nam 42.3% và nữ là 15.3%
Trang 4Qua các bảng số liệu và biểu đồ, chúng tôi thấy rằng đa số SV đều có xúc cảm chân thật, thẳng thắn và thể hiện được một tình cảm đúng đắn họ luôn hướng tới một tình yêu chân chính và cao đẹp
2.2.4 Kết quả phỏng vấn
Với câu hỏi được đưa ra: ““Sống thử” có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào đối với sinh viên?” và đã được các bạn sinh viên khá hào hứng, nhiệt tình bày tỏ quan điểm của mình Các bạn đều nhận ra được những ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực mà lối sống này mang lại, tuy nhiên đa số đều cho rằng ảnh hưởng tiêu cực chiếm
đa số
2.2.5 Nhận xét chung
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thu được những luồng ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này ở cả hệ cử nhân, sư phạm và giới nam, nữ Tựu trung lại có 3 luồng ý kiến sau:
- Thứ nhất cho rằng “sống thử” không có gì xấu, lợi nhiều hơn hại và ủng hộ lối sống này
- Thứ hai hoàn toàn trái ngược với quan điểm thứ nhất chiếm tỉ lệ khá đông, cho rằng “sống thử” là loại hình suy đồi đạo đức, là trào lưu xấu chạy theo tình dục, ảnh hưởng nhiều đến học tập và tâm sinh lý và cần phải phê phán lối sống này
- Quan điểm thứ ba ôn hoà hơn, cho rằng chuyện này không thể cấm nhưng cần bảo
vệ sự trong sáng của tình yêu
3 Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
Qua việc nghiên cứu tài liệu và thực tiễn của đề tài cho phép chúng tôi rút ra các kết luận sau:
- Sinh viên hiện nay đã nhận thức được thế nào là “sống thử”, ý thức được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà lối sống này mang lại, Từ đó các bạn sẽ biết mình phải làm thế nào cho phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến học tập cũng như sức khoẻ
và phẩm chất đạo đức
- Sinh viên ĐHSP – ĐHĐN luôn đề cao tình yêu chân chính, với những giá trị truyền thống, thuần phog mĩ tục được coi trọng Theo họ, sống chung trược hôn nhân không có gì là xấu nếu mục đích của tình yêu là tiến tới hôn nhân, tuy nhiên giữ được khoảng cách là tốt nhất
3.2 Đề xuất giải pháp
- Để góp phần giúp cho SV có cái nhìn đúng đắn về vấn đề “sống thử” cũng như hạn chế tình trạng “sống thử” đang ngày càng phổ bíên, chúng tôi thấy: cần phải giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục giới tính cung như phổ biến kiến thức sức khỏe sinh sản… cho giới trẻ, nhất là ở các trường phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp…
Có thể kể đến một số biện pháp sau:
- Tổ chức các buổi ngoại khoá thảo luận về các chủ đề: phát triển suy nghĩ nếp sống , tình yêu và sự nghiệp của SV trong tương lai
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho SV đặc biệt là
SV nữ
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp cho SV biết nhiều hơn về các trung tâm tư vấn để có thể giúp họ giải đáp những thắc mắc về giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình
Trang 5- Biện pháp tốt nhất là nên giáo dục một cách thân thiện, cởi mở, thấu hiểu và chia
sẻ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] T.S Lê Quang Sơn, Bài giảng: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học
[2] Từ điển tâm lý học (1991), Nxb Ngoại Văn
[3] Từ điển Tiếng việt, Hoàng Phê chủ biên
[4] Những vấn đề lý luận và phương pháp luận (2002), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội [5] Vũ Cao Đàm (2006),Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội
[6] Nguyễn Ánh Hồng (2001), Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu một số đặc trửng trong tình cảm của sinh viên TP HCM”
[7] Tài liệu từ tạp chí, kỷ yếu hội nghị và internet
- Tạp chí tâm lý học số 9, tháng 9 – 2003
- Kỷ yếu hội thảo: “Quan niệm sai lầm tình yêu, hôn nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục” (1998), Tp HCM
- Bài viết “Sống thử và sống thật” (5/2006), tác giả Trần Hòa in trên bản tin ĐHQG
Hà Nội số 183
- Bài viết “Sống thử - Canh bạc tình yêu” (16/3/2008), báo Tuổi Trẻ
- Bài viết “Sống thử hay… chết thử” (18/1/2008), báo Phụ Nữ
- Bài viết “Thảo luận về quan hệ tình dục Phần I: Sống thử và tình một đêm” (7/9/2007), báo Hạnh Phúc Gia Đình
- Các trang web: Dantri.com.vn
Tuoitre.com.vn
Phunu.com.vn
Thegioiphunu – pnvn.com.vn
Tamlyhoc.net