1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHU cầu THAM vấn tâm lý của TRẺ mồ côi SỐNG tại TRUNG tâm NUÔI dạy TRẺ EM KHÓ KHĂN THÀNH PHỐ đà NẴNG

44 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 760 KB

Nội dung

NHU cầu THAM vấn, tâm lý của TRẺ mồ côi, SỐNG tại TRUNG tâm, NUÔI dạy TRẺ EM KHÓ KHĂN, THÀNH PHỐ đà NẴNG

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa vớinhững thay đổi chóng mặt ngày nay, nhiều vấn đề căng thẳng nảy sinh gây nên áp lựcnặng nề cho đời sống tâm lý của con người Để giải quyết những khó khăn gặp phải,bên cạnh nỗ lực của bản thân, người ta cần phải có sự trợ giúp từ bên ngoài, một trong

số đó là dịch vụ tham vấn tâm lý Đây là loại hình tham vấn rất cần thiết và cần đượcphát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội nói chung, mà đặc biệt là các đối tượng cóhoàn cảnh khó khăn, trong đó có những trẻ em sống tại các trung tâm nuôi dưỡng trẻ

mồ côi

Ở Tp Đà Nẵng, bên cạnh việc phát triển kinh tế xã hội, chính sách an sinh xãhội được chú trọng và thực hiện có hiệu quả Cùng với đó, trẻ mồ côi sống trong cáctrung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi cũng được quan tâm chăm sóc chu đáo và tạo điềukiện để phát triển

Tuy nhiên, do đặc thù của bản thân và môi trường sống, trẻ mồ côi ở các trungtâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi và sự phát triển về trí tuệ cũngnhư nhân cách của các em gặp rất nhiều trở ngại Không phải ngẫu nhiên mà đối tượngnày được xếp vào nhóm các đối tượng cần rất nhiều sự trợ giúp

Trong thực tế, hầu hết những sự trợ giúp đến với trẻ mồ côi là sự trợ giúp vềkinh tế, giúp các em được ăn mặc đầy đủ, được đến trường đi học, tạo điều kiện họcnghề và xin việc… Điều đó là cần thiết, nhưng chưa đủ Một khoảng trống lớn trongđời sống tinh thần của các em chưa thực sự được quan tâm chăm sóc Các em cần sựtrợ giúp về tinh thần, mà cụ thể ở đây là được tham vấn tâm lý để đối đầu và vượt quacuộc sống đặc biệt có nhiều khó khăn thử thách

Vì những lí do trên, tìm hiểu về nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tạicác trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi trên địa bàn Tp Đà Nẵng là cần thiết, từ đó có thể

đề xuất các giải pháp giúp đáp ứng nhu cầu này ở các em, tạo điều kiện cho các emvượt qua những khó khăn tâm lí để phát triển toàn diện nhân cách Trong đề tài này,chúng tôi nghiên cứu trực tiếp tại cơ sở thực tập là Trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn

Tp Đà Nẵng (Làng Hi Vọng)

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại Trung tâm nuôi dạytrẻ em khó khăn Tp Đà Nẵng (Làng Hi Vọng)

Trang 2

- Đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng một phần nhu cầu tham vấn tâm lý của các

em, từ đó góp phần tạo điều kiện cho các em phát triển

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại Trungtâm nuôi dạy trẻ em khó khăn Tp Đà Nẵng (Làng Hi Vọng)

- Khách thể nghiên cứu: Trẻ mồ côi 11 – 18 tuổi (các em là học sinh THCS vàTHPT) sống tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khó khăn Tp Đà Nẵng (Làng HiVọng)

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn Tp Đà Nẵng (Làng

Hi Vọng)

+ Thời gian: Từ tháng 02/2010 đến tháng 04/2010

4 Giả thuyết khoa học

Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ em sống tại Trung tâm nuôi dạy trẻ em khókhăn Tp Đà Nẵng (Làng Hi Vọng) là rất cao Có sự khác biệt giữa mức độ và biểuhiện nhu cầu tham vấn tâm lý giữa các nhóm khách thể khảo sát Nội dung và hìnhthức tham vấn tâm lý mà các em mong đợi là rất phong phú và đa dạng Mặc dù vậy,các em vẫn chưa được tiếp cận với hoạt động tham vấn tâm lý vì nhiều trở ngại khácnhau

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu vấn đề lí luận về nhu cầu và tham vấn tâm lý

- Tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại Trung tâm nuôi dạytrẻ em khó khăn Tp Đà Nẵng (Làng Hi Vọng) Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằmđáp ứng một phần nhu cầu tham vấn tâm lý của các em, giúp các em giải quyết nhữngkhó khăn của mình

6 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: dùng để nghiên cứu cơ sở lí luậncủa đề tài

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Angket): dùng để tìm hiểu thực trạng nhucầu tham vấn tâm lí của khách thể

- Phương pháp phỏng vấn: dùng để thu thập dữ liệu ban đầu cho việc thiết kếbảng câu hỏi và bổ sung thêm thông tin cho các kết luận thu được từ việc xử lí số liệu

- Phương pháp thống kê toán học: dùng để xử lí số liệu nghiên cứu

Trang 3

PHẦN NỘI DUNGChương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu

* Các nghiên cứu về nhu cầu trên thế giới

- Nghiên cứu về nhu cầu trong tâm lý học phương tây

Trong tâm lý học phương Tây, có thể kể đến một số quan điểm về nhu cầu củacác trường phái tâm lý học sau:

+ Phân tâm học Freud cho rằng tất cả hành vi của con người đều hướng đến

việc thỏa mãn nhu cầu của cơ thể Và nhu cầu tự nhiên (bản năng sống và hủy diệt)đóng vai trò là động lực của hành vi Mọi nhu cầu của con người, mà đặc biệt là nhucầu tình dục, được thoả mãn bằng nhiều cách thật, giả (giả là trong giấc mơ), và chỉ cónhư vậy con người mới tiêu hết năng lượng sinh lí và lấy được cân bằng trong cuộcsống Phân tâm học chủ trương coi trọng nhu cầu tự do cá nhân, như các nhu cầu tựnhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục Theo đó, việc thoả mãn nhu cầu này là giải phóngnăng lượng tự nhiên, và như thế tự do cá nhân mới thực sự được tôn trọng Việc kìmhãm tình dục sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người

+ Tâm lí học nhân văn với đại diện là nhà tâm lí học A Maslow: với lí thuyết

phân cấp nhu cầu, trường phái này đã nhìn nhận nhu cầu của con người theo hình thái

phân cấp, sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ nhu cầu thấp đến nhu cầu cao nhất: Nhu cầusinh lí, nhu cầu an toàn, nhu cầu phụ thuộc (kết nhóm), nhu cầu được tôn trọng, nhucầu tự khẳng định Trong quá trình phát triển của cá nhân, các nhu cầu đó tạo nên mộtkiểu dạng tháp và có thứ bậc Khác với S Freud, A Maslow chứng minh rằng tính xãhội nằm trong bản tính của con người Con người có những nhu cầu chân chính về giaotiếp, về sự phụ thuộc, về tình yêu, về lòng kính trọng…, những nhu cầu này có bảnchất đặc trưng cho con người

+ Tâm lý học hành vi do J Watson khởi xướng chủ trương không mô tả các

trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể Họ không coi nhu cầu là thuộc

về tâm lý Song xét về thực chất, ngay từ thế kỷ XIX, V Koller, E Thorndike, N E.Miller… đã nghiên cứu các kiểu hành vi động vật được thúc đẩy bởi nhu cầu Họ đã

đưa ra thuật ngữ luật hiệu ứng để giải thích sự liên hệ giữa kích thích và phản ứng của

cơ thể Trên cơ sở đó, họ đề xướng lý thuyết nhu cầu có thể quyết định hành vi

Về các nghiên cứu nhu cầu của các nhà tâm lí học phương Tây chắc chắn sẽ cònnhiều điều cần bàn luận, nhưng nhìn chung có chung một quan niệm là: Nhu cầu conngười là những đòi hỏi tất yếu, khách quan được con người phản ánh trong những điềukiện cụ thể, cần được thoả mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ

Trang 4

- Vấn đề nhu cầu trong tâm lí học macxit

+ Người đầu tiên đề cập một cách sâu sắc tới vấn đề nhu cầu là D N Uznatze.

Trong cuốn “Tâm lí học đại cương” (1940), ông cho rằng : “Không có gì có thể đặctrưng cho một cơ thể sống hơn là sự có mặt ở nó các nhu cầu Nhu cầu, đó là cộinguồn của tính tích cực, với ý nghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng Các nhu cầuphát triển và điều không thể phủ nhận là con người ở giai đoạn phát triển cao nhất có

vô số nhu cầu mới, chúng không những không có ở động vật mà còn không thể có ởcon người trong giai đoạn phát triển sơ khai”

+ A.G Kovaliov trong lí luận bàn về nguồn gốc của tính tích cực bên trong của

con người đã đưa ra khái niệm nhu cầu như sau: Nhu cầu là đòi hỏi của các cá nhân vàcác nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và pháttriển Theo ông, một nhu cầu khách quan nào đó trước khi trở thành động lực thúc đẩytính tích cực của con người đã được con người ý thức

+ A N Leonchiev, người đề xuất Lí thuyết nguồn gốc hoạt động của phạm vi

động cơ hoá của con người, quan niệm rằng: nhu cầu cũng như các đặc điểm tâm líkhác của con người có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn Theo ông, nhu cầu thực sựbao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái gì đó và "hoạt động và duy nhất chỉ có trong

đó mà thôi, các nhu cầu mới có được tính cụ thể về mặt tâm lí học" Ông mô tả nguồngốc của nhu cầu - cũng như mối quan hệ của nó với hoạt động bằng sơ đồ: Hoạt động -Nhu cầu - Hoạt động Theo ông, đây là luận điểm có ý nghĩa quan trọng đối với tâm líhọc

+ X L Rubinstein đã bàn nhiều về nhu cầu Theo ông, con người có nhu cầu

sinh vật, nhưng bản chất của con người là sản phẩm của xã hội, vì thế cần phải xem xétđồng thời nhu cầu với các vấn đề cơ bản của con người Khi nói đến nhu cầu, sẽ xuấthiện hai hệ thống mà ta dễ nhận ra đó là: thế giới đối tượng và trạng thái tâm lí của chủthể Hay nói cách khác, đó là mối quan hệ thống nhất giữa hai yếu tố khách quan (củađối tượng) và yếu tố chủ quan (của chủ thể) trong hoạt động thoả mãn nhu cầu

+ B Ph Lomov tuy không đặt nhu cầu như một vấn đề riêng biệt, nhưng trong

các nghiên cứu của mình về nhân cách, ông đã đề cao và coi nhu cầu như một thuộctính căn bản của nó Theo ông: "Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về nhữngđiều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển Nhu cầu đó nhất thiếtbắt nguồn từ những quá trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vàosuốt cả đời sống của mình"

Không chỉ đề cập đến nhu cầu như một thuộc tính của nhân cách, B Ph Lomovcòn chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa nhu cầu và động cơ hoạt động của cá nhân Theoông: "Lĩnh vực động cơ hoạt động có liên hệ chặt chẽ với những nhu cầu chế định hành

Trang 5

vi của con người một cách khách quan và có quy luật Động cơ là sự biểu hiện chủquan của nhu cầu, là vị trí gián tiếp của nhân cách trong xã hội".

* Các nghiên cứu về nhu cầu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu nhu cầu trên khách thể là học sinh,sinh viên và một số nhóm quần chúng nhân dân đã được thực hiện trong các khoá luận,luận văn, luận án của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Các công trình ởViệt Nam đã góp phần làm rõ thêm lí luận nhu cầu của tâm lí học macxit trong các lĩnhvực thực tiễn, đặc biệt là trong giáo dục Hầu hết các công trình ở Việt Nam đều nhằmphát hiện các đặc điểm và biểu hiện của nhu cầu trong các hoạt động cụ thể của conngười, trên cơ sở lí thuyết và thực nghiệm tìm ra giải pháp làm thoả mãn và nâng caohơn nữa chất lượng của nhu cầu đó

Theo đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tâm

lí học như:

- Nhu cầu giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội – Bùi Thị Vân Anh

- Nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT – Nguyễn HàThành

- Nhu cầu văn hóa tinh thần của bộ đội rađa ở các sư đoàn phòng không hiệnnay – Nguyễn Văn Tuân

- Nhu cầu làm thêm của sinh viên ĐH ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, thực trạng vàgiải pháp – Nguyễn Văn Long

- Nhu cầu học ngoại ngữ ở trường THPT những năm đổi mới tại một số tỉnhđồng bằng Bắc Bộ - Trần Hữu Luyến

- Nhu cầu hoạt động tham vấn ở các trường giáo dưỡng – Đỗ Ngọc Khanh

- Nhu cầu của học sinh THCS về quan hệ của cha mẹ đối với các em – LưuSong Hà

- Nhu cầu được tư vấn về sức khỏe sinh sản của sinh viên ĐHSP Hà Nội –Nguyễn Thị Liên

- Những thay đổi trong nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của người dân bịthu hồi đất để làm khu công nghiệp – Lê Hương

- Hệ thống nhu cầu của cư dân ven đô trong quá trình đô thị hóa – Lã Thu Thủy

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về tham vấn tâm lý

* Các nghiên cứu về tham vấn tâm lý trên thế giới

- Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: ngành tham vấn tâm lý khởi đầu với

các nhà tiên phong triển khai các khái niệm cơ bản theo trường phái phân tâm, các lýthuyết nghiên cứu về quá trình phát triển tâm lý con người và sự ra đời của công táctham vấn nghề

Có thể kể đến các tác giả sau:

Trang 6

+ W Wundt (1832-1920) và F Galton (1822-1911) với việc phát triển phòngthực nghiệm kiểm tra sự khác biệt về thể chất con người

+ G S Hall (1846-1924) và J Cattell (1860-1940) với việc phát triển trắcnghiệm đo nhân cách

+ F Parsons (1859-1908) với hai tác phẩm “Cẩm nang hướng nghiệp” và “Chọnnghề” được xem là có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác hướng nghiệp ở Mỹ

- Giai đoạn giữa thế kỷ XX: ngành tham vấn tâm lý phát triển mang tính chuyên

nghiệp với các phương thức trị liệu đa dạng

+ Lý thuyết “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố” của E Williamson đề xuất các bướccủa một hoạt động tham vấn (phân tích vấn đề, tiếp xúc, lập hồ sơ, chuẩn đoán, trợgiúp và theo dõi)

+ C Rogers với “Tham vấn và trị liệu tâm lý” – tác phẩm được cho là có ảnhhưởng lớn đến nghề tham vấn chuyên nghiệp sau này – đã đưa tham vấn tâm lý từ chỗ

có định hướng (do ảnh hưởng của việc hướng nghiệp) sang tham vấn tập trung vàothân chủ (phương pháp thân chủ trọng tâm)

Bên cạnh những hướng tiếp cận chính trên, thập kỷ 60 của thế kỷ XX đánh dấu

sự ra đời của rất nhiều lý thuyết và cách tiếp cận mới như: tiếp cận hành vi củaBandura (1969), phép trị liệu hiện thực của William Glasser (1961-1965), tiếp cậnGestalt của Fritz Perls (1969), tiếp cận ứng xử học của Bern (1964)…

- Giai đoạn cuối thế kỷ XX đến nay: tham vấn tập trung vào lĩnh vực văn hóa,

còn gọi là tham vấn xuyên văn hóa

Vẫn dựa trên nền tảng các lý thuyết tâm lý học, nhưng tham vấn tâm lý chuyểnsang hướng tiếp cận thân chủ có cân nhắc đến sự khác biệt về văn hóa “Thế giới củanhững nhà tham vấn” của E D Neukrug đã dẫn ra rất nhiều các giá trị văn hóa cần xétđến trong mối quan hệ tham vấn (ngôn ngữ gốc, quyền hành, trách nhiệm, quan niệmứng xử, giao tiếp, tôn giáo, gia đình…) của các nền văn hóa khác nhau (người châu Á,người châu Phi, người Mỹ latinh…)

* Các nghiên cứu về tham vấn tâm lý ở Việt Nam

- Trong giai đoạn khởi đầu của hoạt động tham vấn (cuối thập niên 80 đầu thậpniên 90 của thế kỷ XX), tham vấn được xem là một bộ phận của công tác xã hội Cóthể kể đến các công trình nghiên cứu của ThS Nguyễn Thị Oanh ở TP Hồ Chí Minhnhư: “Tâm lý truyền thông và giao tiếp”, “Tư vấn học đường”, “Sài Gòn – TP Hồ ChíMinh 300 năm hình thành và phát triển” (phần “Các hoạt động xã hội và công tác xãhội chuyên nghiệp), “Tài liệu tập huấn về công tác xã hội”

- Các công trình nghiên cứu và hồ sơ tâm lý mà cố BS Nguyễn Khắc Viện vàcộng sự của ông ở Trung tâm N-T có thể xem là có vai trò tiên phong trong lĩnh vựctham vấn và trị liệu nói chung, trong đó có tham vấn tâm lý

Trang 7

- Năm 1995 – 1996, các khóa tập huấn đầu tiên về tham vấn trẻ em do Ủy banBảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, đặt nền tảng tâm lý tham vấncho cán bộ làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em sau này Các cán bộ giảng dạy (TS.Nguyễn Thị Mỹ Lan, PGS-TS Trần Thị Minh Đức, TS Bùi Xuân Mai, cán bộ lãnhđạo ngành Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Hà Nội và Ủy ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em ViệtNam) đã biên soạn bài giảng cho lớp tập huấn các lớp tham vấn trẻ em này.

- Từ cuộc hội thảo đầu tiên tại Hà Nội năm 2002, bàn về thực trạng công táctham vấn trẻ em, đến nay đã có khá nhiều cuộc hội thảo liên quan đến tham vấn tâm lý,công bố các công trình nghiên cứu, các quan điểm, lý luận và thực hành về tham vấntâm lý Có thể kể đến là:

+ Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm trợ giúp tâm lý do trường Đại họcKHXH&NV Hà Nội tổ chức 2 lần vào các năm 2003 và 2008

+ Hội thảo về tham vấn và trị liệu tâm lý do khoa Tâm lý học – ĐHSP Hà Nội tổchức năm 2006

+ Hội thảo khoa học quốc gia: Tư vấn tâm lý – giáo dục, lí luận, thực tiễn vàđịnh hướng phát triển, Tp Hồ Chí Minh, 2006

- Song song với các nghiên cứu về tham vấn tâm lý nêu trên là sự xuất hiện vàphát triển hoạt động của rất nhiều các cơ sở, các trung tâm và dịch vụ tham vấn tâm lý

Ví dụ như Trung tâm tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình (thuộc hội Tâm lý giáo dụchọc Tp HCM), Trung tâm tư vấn Hướng Dương (thuộc Liên đoàn Lao động Tp HCM),Trung tâm N-T, Công ty tham vấn Share, các đường dây tư vấn 1088 hoặc 1900…

1.2 Lí luận về nhu cầu

1.2.1 Khái niệm về nhu cầu

Giống như các thực thể sống khác, để tồn tại, phát triển con người cần có nhữngđiều kiện và phương tiện nhất định: phải có sự giao tiếp với thế giới bên ngoài, phươngtiện để thoả mãn các nhu cầu của con người (thức ăn, cá thể khác giới, sách báo, giảitrí, tranh luận, hoạt động, vật dụng tiêu thụ và lao động…)

Tất cả những điều ấy gọi là nhu cầu Vậy nhu cầu là gì? Trong khuôn khổ đề tài

này, chúng tôi sử dụng định nghĩa của GS.TS Nguyễn Quang Uẩn về nhu cầu: Nhu cầu

là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của con người đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển

Như vậy, nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi người trong những điềukiện nhất định đảm bảo cho sự sống và sự phát triển của con người Và khác với nhucầu mang tính bản năng của loài vật, nhu cầu của con người mang tính xã hội, ngay cảnhu cầu sinh học: ăn uống, sinh hoạt tình dục cũng được xã hội hoá Nhu cầu của conngười thay đổi và phát triển của xã hội

Trang 8

1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của nhu cầu

- Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng cụ thể

Người ta luôn có nhu cầu về một cái gì đó, không có nhu cầu chung chung + Nội dung cụ thể của nhu cầu thường là một vật thể mà người ta đã cố gắng để

có được; hoặc một hoạt động nào đó mà con người muốn được thoả mãn (một côngviệc, một buổi tham quan…)

+ Cá nhân nhận thức rõ ràng về nhu cầu và kèm theo nó là trạng thái cảm xúctiêu biểu (tính hấp dẫn của đối tượng liên quan đến một nhu cầu nhất định)

+ Làm cho con người nảy sinh ý chí thúc đẩy, thoả mãn nhu cầu đó, thậm chíphải tìm kiếm cách thức để thoả mãn nhu cầu đó Vì vậy, nhu cầu là một trong nhữngđộng cơ mạnh mẽ nhất thúc đẩy các hành vi ý chí

- Nhu cầu có nhiều mức độ khác nhau

+ Mức độ thấp: Đối tượng còn mơ hồ chưa được xác định cụ thể - chỉ mới xácđịnh về loại Ví dụ: Con người cảm thấy cần ăn, cần giải trí… những cái gì? Giải trí cái

gì ở đâu? Chưa được xác định

+ Cụ thể hơn: Một nhu cầu nào đó được nhận thức về mặt đặc trưng từ đó xácđịnh ý nghĩa của nó đối với đời sống Trên cơ sở đó sẽ định hướng cho hoạt động củacon người Ví dụ: Nhu cầu đọc sách, nhu cầu giao tiếp với ai đó

+ Có sự tham gia của tư duy tạo ra phương tiện để thoả mãn nhu cầu, có ý chídẫn đến hành động để đạt được thoả mãn nhu cầu ấy Các nhu cầu đi qua đầu óc conngười nghĩa là được ý thức biểu hiện dưới dạng ý chí Nhờ sự tăng cường ý chí và tínhkiên cường mà con người khắc phục được những khó khăn trên con đường tìm đếnmục đích và giải quyết được trong thực tế nhiệm vụ đề ra, nhiệm vụ có liên quan thếnào đấy đến sự thoả mãn nhu cầu

- Nhu cầu bao giờ cũng có nội dung cụ thể, do những điều kiện và phương thức thoả mãn của nó quy định

Điều kiện sống quy định nội dung, đối tượng của nhu cầu mọi nhu cầu đều làhình thức đặc biệt phản ảnh những điều kiện sống bên ngoài Nội dung cụ thể của nhucầu còn phụ thuộc vào phương thức thoả mãn Phương thức thoả mãn nhu cầu lại tuỳthuộc vào ý thức, mục đích động cơ, nhân cách, hoàn cảnh cuộc sống của con người

- Nhu cầu có tính chất chu kỳ, khi thoả mãn một nhu cầu nào đó không có nghĩa

nhu cầu ấy bị chấm dứt Nhu cầu của con người như đã trình bày luôn thay đổi và pháttriển cùng với sự phát triển của xã hội Tính chất chu kỳ này do tính chất chu kỳ của sựbiến đổi của hoàn cảnh sống xung quanh và của trạng thái cơ thể gây nên khi đó nhucầu được tái hiện, củng cố, phát triển và phong phú

Như vậy, đối tượng, nội dung, tính chất chu kỳ của nhu cầu là do xã hội quyđịnh Mức độ phát triển của nhu cầu do tính chất của sản xuất xã hội và phân phối sản

Trang 9

phẩm quyết định Điều đó cũng giải thích mức độ phát triển nhu cầu khác nhau củanhững con người trong xã hội khác nhau, nền sản xuất khác nhau…

1.2.3 Vai trò của nhu cầu

- Nhu cầu là sự biểu hiện đầu tiên của tính tích cực thúc đẩy con người sáng tạo

và phát triển sản xuất xã hội Đồng thời, bản thân nhu cầu cũng phát triển cùng với sựphát triển sản xuất Nhu cầu là nguồn gốc bên trong tạo nên tính tích cực của cá nhân.Engels cho rằng: “hoạt động lịch sử bản chất của con người là hoạt động để tạo nên cơ

sở vật chất cho tất cả các loại hoạt động khác của con người, đó tức là sự sản xuấtnhằm thỏa mãn những nhu cầu sống của người ta”

- Nhu cầu được thỏa mãn sẽ đem lại cho con người một trạng thái dễ chịu, tintưởng Nếu nhu cầu không được thỏa mãn sẽ đem lại cho con người một trạng thái khóchịu, bứt rứt…

- Nhu cầu là thuộc tính cơ bản của xu hướng cá nhân Nó quy định trách nhiệmcủa cá nhân đối với hiện thực và đối với bản thân Xét đến cùng, nó xác định lối sống

và trách nhiệm của cá nhân đó

1.2.4 Sự hình thành và phát triển nhu cầu

Theo tác giả Lê Thị Bừng, sự hình thành và phát triển các nhu cầu tuân theo một

số quy tắc sau đây:

- Nhu cầu chỉ có thể được hình thành và củng cố trong điều kiện được thỏa mãnmột cách có hệ thống hay là được thực hiện một hoạt động nhất định Điều đó làm conngười trở nên quen thuộc với một kiểu hoạt động nhất định Tất cả mọi nhu cầu mớiđều được hình thành theo kiểu thói quen

- Nhu cầu phát triển trong điều kiện “tái sản xuất mở rộng” Điều đó tạo nênđiều kiện để những phương tiện thỏa mãn nhu cầu được trở nên phong phú và pháttriển hơn

- Nhu cầu xuất hiện và phát triển trong quá trình hoạt động Sự tiến triển củanhu cầu sẽ dễ dàng hơn nếu hoạt động không làm cho con người bị kiệt quệ mà trái lạitương đối dễ thực hiện vì điều đó làm cho con người có thái độ tích cực hơn đối vớihoạt động ấy Vì vậy, tạo điều kiện cho con người hoạt động và tạo điều kiện cho họ cónhững thành công bước đầu là một vấn đề rất quan trọng

- Một điều kiện rất quan trọng để phát triển nhu cầu là sự chuyển tiếp từ hoạtđộng tái tạo sang hoạt động sáng tạo Điều đó không những làm cho con người có thái

độ, xúc cảm tích cực đối với hoạt động mà hơn nữa còn thấy rằng nó là thiên hướng cơbản của mình

- Nhu cầu sẽ được củng cố khi ta có ý thức về ý nghĩa xã hội của nó và ý nghĩacủa nó đối với bản thân ta Nhờ giáo dục và dư luận tập thể hỗ trợ quá trình hoạt động

Trang 10

nhận thức thẩm mỹ, lao động và hoạt động xã hội sẽ chuyển hóa thành nhu cầu, tức làthành những thuộc tính của nhân cách.

1.2.5 Phân loại nhu cầu

Thông thường, người ta dựa vào xu hướng của nhu cầu để chia thành các loại cơbản sau:

- Nhu cầu vật chất: là cơ sở cho sự sống, tồn tại, phát triển của con người và

động vật

Nhu cầu vật chất là nhu cầu có trước nhất Nó là cơ sở cho hoạt động sống củacon người Để tồn tại, con người phải ăn, mặc, có chỗ ở Những nhu cầu này hìnhthành trong quá trình phát triển giống loài và xã hội lịch sử của con người Vì thế, nótrở thành thuộc tính của giống loài con người Toàn bộ lịch sử đấu tranh thiên nhiên vàđấu tranh xã hội của con người là cuộc đấu tranh trước hết để thỏa mãn các nhu cầu vậtchất

- Nhu cầu tinh thần: là những cấu tạo đặc biệt, chỉ con người mới có và nó

+ Nhu cầu thưởng thức cái đẹp có vai trò to lớn trong cuộc sống của con người.Nhờ đó, con người sẽ tìm cách làm cho cuộc sống, sự nghỉ ngơi và cuộc đời của mìnhtrở thành đẹp đẽ Sự cảm thụ những giá trị thẩm mĩ trong thực tại và trong nghệ thuật

sẽ làm cho nhân cách trở nên cao quý hơn Việc cảm thụ nhận thức một cách có hệthống các giá trị thẩm mỹ có thể phát triển lên thành nhu cầu sáng tạo nghệ thuật Khi

đó, chẳng những con người lĩnh hội các giá trị thẩm mỹ mà còn tái tạo lại nó theonhững quy luật nghệ thuật

- Nhu cầu xã hội là nhu cầu liên quan đến mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với

lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội Nhu cầu xã hội chỉ được phát triển rực rỡ trong xã hội

xã hội chủ nghĩa Trong đó, cái chiếm ưu thế là quan hệ hợp tác đồng chí và tương trợ,trong đó lợi ích xã hội sẽ trở thành lợi ích của mỗi cá nhân và mỗi người đều trở thànhngười tích cực trong sự phát triển xã hội Nhu cầu của con người là do xã hội quy định,mức độ phát triển của nhu cầu do tính chất của sản xuất xã hội và phân phối sản phẩmquyết định

Trang 11

Tóm lại, các nhu cầu của người vô cùng phong phú và có quan hệ qua lại vớinhau Trong cấu trúc nhân cách cá nhân ta thấy mặt tất cả những nhu cầu của conngười, nhưng trong đó các nhu cầu xã hội chiếm ưu thế.

1.3 Lí luận về tham vấn tâm lý

1.3.1 Khái niệm về tham vấn tâm lý

Tham vấn tâm lý (Counseling Psychology) là một thuật ngữ không còn xa lạ ở

Việt Nam trong khoảng 10 – 15 năm nay Tuy nhiên, cho đến nay vẫn đang tồn tạinhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến thuật ngữ này Không riêng gì ở Việt Nam màtrên thế giới, thuật ngữ tham vấn cũng được hiểu ở nhiều mức độ khác nhau Đôi khi,

nó chỉ những hoạt động của những người giúp đỡ thông thường, hoặc của tình nguyệnviên, họ được xem là những người làm công tác trợ giúp Hoặc thuật ngữ này dùng chonhững người làm tham vấn chuyên nghiệp tại các bệnh viện, trung tâm, dịch vụ - xãhội, hoặc các trường học với nền tảng kiến thức về tâm lý học, công tác xã hội hoặc cácngành khác

Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng: Tham vấn là sự ápdụng nguyên tắc tâm lí, sức khỏe, tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con ngườithông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc cảm, hành

vi, tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng nhưvấn đề bệnh lý

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa tham vấn tâm lý củaPGS.TS Trần Thị Minh Đức Theo đó, trong điều kiện hoạt động tham vấn ở Việt Namcòn tự phát và ai cũng có thể tự cho mình là nhà tham vấn khi họ muốn làm công việctrợ giúp người khác thì một định nghĩa về tham vấn đầy đủ hơn có thể phát biểu là:

Tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng – người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý muốn được giúp đỡ) Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình

Dù là với khái niệm nào đi nữa, cần khẳng định bản chất của tham vấn tâm lý làhoạt động hay phương pháp trợ giúp người có vấn đề tự giải quyết vấn đề của chínhmình chứ không phải là hoạt động đưa ra lời khuyên mà chúng ta thường hiểu Sự trợgiúp ở đây được thể hiện qua việc giúp người có vấn đề hiểu được chính họ, hoàn cảnhcủa họ, phát huy được tiềm năng, năng lực vốn có của chính mình Với ý nghĩa này,tham vấn còn có tác dụng giúp đối tượng nâng cao khả năng đối phó với vấn đề trong

Trang 12

cuộc sống Toàn bộ quá trình tham vấn thể hiện ở các giai đoạn hợp tác khác nhau đòihỏi việc sử dụng các kỹ năng khác nhau của nhà tham vấn Nhà tham vấn cần có thờigian để hiểu vấn đề của thân chủ và con người thân chủ Cũng như vậy, thân chủ cần

có thời gian để kiểm nghiệm khách quan vấn đề của mình Quá trình tham vấn hướngtới những kiến thức và nhân cách làm người, gắn với sự trưởng thành của thân chủ và

cả nhà tham vấn Điều này khác hẳn với việc cho lời khuyên, ra quyết định thay chothân chủ Và đây cũng là cơ sở chủ yếu để phân biệt tham vấn tâm lý với các loại hình

tư vấn, trị liệu khác

Nói tóm lại, quá trình tham vấn tâm lý nhằm giúp cho thân chủ tự chịu tráchnhiệm với cuộc đời của mình, tự tìm cách giải quyết các vấn đề của mình, và nhà thamvấn chỉ là người soi sáng vấn đề giúp về mặt thông tin, giải tỏa các xúc cảm gây ảnhhưởng tiêu cực đến các quyết định của thân chủ, chứ không đưa ra lời khuyên hayquyết định hộ vấn đề cho thân chủ Tham vấn là tiến trình giúp đỡ chứ không làm hộcho thân chủ Quá trình tự quyết sẽ giúp thân chủ mạnh lên, dám nghĩ và đương đầuvới vấn đề khó khăn của chính mình Vì thế có thể nói tham vấn tâm lý là một quá trìnhphát triển

1.3.2 Mục đích của tham vấn tâm lý

* Mục đích chung

- Sứ mệnh của tham vấn tâm lý là hỗ trợ và phát triển

- Đạt được những thay đổi ở người đến tham vấn (thân chủ, khách hàng), nhữngthay đổi ấy có thể diễn ra trong 3 lĩnh vực cơ bản sau:

+ Cảm nhận: tham vấn tâm lý có thể làm thay đổi cách mà khách hàng cảm nhận

về vấn đề và bản chất xã hội Thông thường đây là cái đích đầu tiên mà người ta đặt ratrong quá trình tham vấn, giúp cho khách hàng nhận ra vấn đề, thay đổi cách nhìn nhậncủa họ

+ Niềm tin: khách hàng thay đổi niềm tin, xây dựng niềm tin về bản thân và sựphát triển Tham vấn tâm lý hướng đến việc tạo ra những thay đổi về niềm tin Thôngthường, giai đoạn này trong tham vấn tâm lý thường diễn ra khá dài mới xây dựngđược niềm tin cho khách hàng

+ Kĩ năng và thói quen: tham vấn tâm lý hướng tới việc phát triển khách hàng,tạo những kỹ năng mới để họ đương đầu một cách hiệu quả với các vấn đề của họ,những kỹ năng tận dụng tối đa các cơ hội, giảm thiểu những yếu tố trở ngại trong môitrường, hình thành thói quen ứng xử mới

* Mục đích cụ thể

- Giúp thân chủ giảm bớt các cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn vàcảm thấy thoải mái khi trò chuyện về nan đề của mình

Trang 13

- Giúp thân chủ tăng thêm hiểu biết về bản thân và hoàn cảnh của họ; giúp thânchủ biết chấp nhận nan đề của mình như nó đang có.

- Giúp thân chủ đưa ra các quyết định lành lành mạnh và có khả năng xử lýđược nan đề

- Hướng dẫn thân chủ thi hành các quyết định của họ và có khả năng dự phòngcác tình huống tương tự xảy ra trong tương lai

Các cá nhân khi có nhu cầu trợ giúp tùy vào các mục đích họ đặt ra mà nhàtham vấn tiến hành hoạt động và xác định thời gian công việc giúp đỡ Mục tiêu thamvấn luôn luôn được xác định từ thân chủ và nhà tham vấn cần nắm rõ nhu cầu thamvấn của thân chủ Với một số thân chủ, sự trợ giúp đơn thuần chỉ là giải tỏa cảm xúc(đạt mục đích I) Vì vậy, việc lắng nghe thân chủ giải tỏa và sử dụng kĩ năng thấu cảm

để thân chủ lấy được tôn trọng, được chấp nhận là đủ Nhưng với một số thân chủkhác, mục tiêu tham vấn không đơn thuần chỉ là giải tỏa cảm xúc, nhận biết vấn đề củamình, hay biết cách đưa ra các biện pháp đối phó, mà hơn thế nữa họ cần thay đổi hành

vi Do đó, nhà tham vấn phải dành nhiều thời gian và cân nhắc các phương pháp tiếpcận để giúp thân chủ đạt được cả 4 mục tiêu tham vấn của họ

1.3.3 Nội dung cơ bản của tham vấn tâm lý

Các vấn đề tham vấn phổ biến ở một số lĩnh vực nhất định như:

- Các trải nghiệm chủ quan về các mối quan hệ không tốt với người khác

+ Những khó khăn trong giao tiếp: rụt rè, sợ hãi trong giao tiếp, mong muốnthành công trong giao tiếp

+ Áp lực và đe dọa từ phía bạn đồng đẳng

+ Mâu thuẫn và xung đột: là chủ đề “nóng” trong tham vấn hiện nay (do sự giatăng việc sử dụng bạo lực trong quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm với nhau)

- Quan hệ trong gia đình

Đây là một chủ đề quan trọng, bao gồm rất nhiều vấn đề như:

+ Xung đột và bạo lực gia đình (cha mẹ với nhau, với con cái, giữa các thế hệcon cái với nhau…)

+ Quyền tự chủ: quyền tự chủ của trẻ em với các quyết định của mình liên quanđến đời sống cá nhân, sự cạnh tranh giành giật quyền làm chủ giữa các cá nhân tronggia đình…

+ Các vấn đề đối với vị thành niên như: bỏ nhà đi lang thang, sự quan tâm đếncác thành viên trong gia đình kém…

- Các vấn đề về quan hệ nam nữ nhưng ngoài lĩnh vực tình dục

Xung đột giữa nam và nữ: cãi nhau với người yêu, bạn thân, lo sợ mất ngườiyêu, cạnh tranh, ghen tuông, tình cảm một chiều, làm quen, luôi cuốn sự chú ý củangười mình thích…

Trang 14

- Tình dục và mang thai

+ Áp lực từ phía người yêu đòi hỏi quan hệ tình dục

+ Thông tin về các phương tiện tránh thai, sự mang thai

+ Các bệnh lây qua đường tình dục

+ Quan hệ với giáo viên

+ Từ chối đến trường (trẻ không chịu đến trường)

- Các vấn đề liên quan đến pháp luật: các thông tin về pháp luật, các xu

hướng phạm tội…

- Các vấn đề liên quan đến thuốc và hóa phẩm: các câu hỏi liên quan đến

việc tìm kiếm các thông tin về y tế, lo lắng về sử dụng thuốc: an thần, ma túy, chất kíchthích (sự phụ thuộc vào chất kích thích), hút thuốc, rượu bia

- Việc sử dụng thời gian và kiểu văn hóa thanh thiếu niên

+ Việc sử dụng thời gian và thời gian nhàn rỗi

+ Kiểu văn hóa thanh thiếu niên và thái độ của người lớn

+ Kiểu văn hóa của các nhóm xã hội (mỗi nhóm xã hội có một kiểu văn hóa:văn hóa tội phạm)

+ Sự nhìn nhận và xâm nhập của các kiểu văn hóa

- Tham vấn tổng quát các vấn đề chung của nhân cách: mặc cảm tội lỗi,

buồn, cô đơn, sự trống trải, sự tuyệt vọng, mặc cảm về vẻ ngoài của các đặc điểm thểhình, ý nghĩa cuộc sống, tự sát…

- Các vấn đề đòi hỏi sự tham gia giúp đỡ của người tham vấn (mặc dù tham

vấn tâm lý là giúp người khác tự giải quyết vấn đề của họ, nhưng trong một số trườnghợp tham vấn tâm lý đòi hỏi sự can thiệp của nhà tham vấn)

+ Tìm hiểu chỗ ở, nơi cư trú

+ Tìm hiểu sự hỗ trợ của xã hội, y tế, tìm việc làm …

1.3.4 Các loại hình tham vấn tâm lý

Có rất nhiều cách phân loại các loại hình tham vấn tâm lý, dựa vào đối tượng,nội dung tham vấn, tính chất của hoạt động tham vấn, người ta có thể nhận diện cáchình thức tham vấn tâm lý khác nhau

- Dựa vào đối tượng tham vấn, tham vấn tâm lý được chia làm 2 loại cơ bản:

Trang 15

+ Tham vấn cá nhân: hướng tới phát triển và làm thay đổi một cá nhân Đây làloại hình tham vấn tâm lý phổ biến hơn cả, và là hình thức khởi đầu của tham vấn tâmlý

+ Tham vấn nhóm: tham vấn để hình thành hoặc thay đổi kiểu hành vi củanhóm, quan hệ giữa các thành viên của một nhóm Trong tham vấn nhóm, hình thứcphổ biến hơn cả là tham vấn gia đình

- Dựa vào nội dung tham vấn, người ta chia ra rất nhiều lĩnh vực khác nhau, và

đó cũng có thể xem là các loại hình tham vấn tâm lý Ở đây, người làm tham vấn đượcphân hóa về chuyên môn khá sâu Ví dụ như:

+ Tham vấn tâm lý học đường (các vấn đề của học sinh liên quan đến trườnghọc và sự trưởng thành của cá nhân)

+ Tham vấn tuổi già

+ Tham vấn sức khỏe tâm thần…

- Dựa vào tính chất của hoạt động tham vấn, có thể chia tham vấn tâm lý thành

2 hình thức:

+ Tham vấn tâm lý trực tiếp: hình thức tương tác trực tiếp mặt đối mặt giữa nhàtham vấn và thân chủ Đây là hình thức tham vấn phổ biến khi thân chủ và nhà thamvấn ngồi trong cùng một phòng Do có thể được trực tiếp nghe và nhìn nhau (với điềukiện thân chủ không bị khuyết tật về nhìn hoặc nghe) nên hiệu quả tham vấn thu được

là khá cao, không tốn thời gian và nó tạo cơ hội cho những phản hồi tức thì và hai bênnhận biết được những biểu hiện phi ngôn ngữ của cơ thể

+ Tham vấn tâm lý gián tiếp: tham vấn thông qua các phương tiện trung gian,như qua điện thoại, qua đài phát thanh, truyền hình, qua báo chí hay tham vấn trựctuyến (sử dụng mạng Internet)…

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng cách phân loại dựa vào tính chất của hoạtđộng tham vấn

1.4 Những vấn đề chung về trẻ mồ côi

1.4.1 Khái niệm trẻ mồ côi

Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từđiển học, 2000): trẻ mồ côi là trẻ bị mất cha và/hoặc mẹ khi còn nhỏ dại

Trang 16

Tuy nhiên, trong đề tài này, khái niệm “trẻ mồ côi” mà chúng tôi sử dụng mang

nghĩa rộng hơn, bao gồm tất cả trẻ em mất cha, mẹ hoặc cả hai; trẻ em bị bỏ rơi và trẻ

em li tán cha mẹ từ nhỏ mà không còn nhớ gì về cha mẹ Vì trên thực tế, trẻ mồ côi có

thể do các nguyên nhân như: mất cha, mẹ hoặc cả hai; bị từ chối bởi người mẹ không

đủ khả năng hoặc không muốn nuôi con; cũng có thể trẻ bị bắt cóc từ nhỏ hay bị bán đikhỏi cha mẹ…

Ở nước ta, trẻ mồ côi có thể được tìm thấy trong các cơ sở xã hội như: Các trungtâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trung tâm bảo trợ xã hội, các mái ấm, nhà mở, các trungtâm do các tổ chức nước ngoài tổ chức hay bảo trợ hoàn toàn (ví dụ như hệ thống cáclàng SOS), các cơ sở từ thiện tôn giáo…

1.4.2 Những đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ mồ côi

Nhìn chung trẻ mồ côi thường có những đặc điểm tâm lý sau:

* Về trạng thái xúc cảm, tình cảm

Các em đã trải qua các rối loạn trong quá khứ thường bộc lộ các triệu chứng như

dễ nôn nóng bất an, hay có cảm xúc phiền muộn, mất ngủ, kém tập trung, đi tiểuthường, có trạng thái kích động, trí tuệ kém, dễ mệt mỏi, căng cơ hay choáng váng

Trẻ thường có mặc cảm có lỗi, trẻ hay giận dữ và có ác cảm với người khác –hay hoài nghi thiếu tin tưởng, khó diễn tả cảm xúc bằng lời do muốn đè nén tâm trạng

và cũng ít bao giờ khuyến khích nói về mình và thường không đủ ngôn từ để diễn tảtâm trạng của mình vào lúc đó

* Về tính cách, các em thường có những biểu hiện như:

Mất đi sự ham thích và sinh lực: Trẻ dễ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt, có thể ngồi

im một chỗ suốt ngày, không ham thích một hoạt động nào

Ít tập trung và hay bứt rứt: Trẻ dễ buồn bã, lo lắng nên thường khó tập trung,

đôi khi căng thẳng quá thì lại trở nên hiếu động, chạy nhảy lăng xăng và dễ bị kíchđộng

Hung hăng, phá phách: Trẻ dễ có thái độ hung hăng, phá phách vì trẻ khó diễn

tả cảm xúc bằng lời, trẻ thích đánh nhau khi chúng cảm thấy căng thẳng, tức giận hoặc

sợ hãi, trẻ bắt chước những hành vi hung bạo vì trẻ từng là nạn nhân của bạo lực

Không nói thật: Vì trẻ thường ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những

hoàn cảnh trong thực tế hay cố gắng lấy lòng người lớn (nói những gì họ muốn nghe)nên trẻ dễ nói dối (có khi cho đó là chuyện bình thường) và cũng không muốn tiếp xúc

để phải bộc lộ

Có tính đa nghi: Trẻ thường không tin vào người lớn nếu đã từng bị đối xử hung

bạo Tuy nhiên, những trẻ mồ côi có khi bám chặt vào người lớn vì sợ bị bỏ rơi

Trẻ khó tính và dễ nổi nóng: Dưới vẻ chịu đựng và chấp nhận, trẻ rất khó kết

bạn và có nhiều sự đòi hỏi đôi khi khá cực đoan

Trang 17

Trẻ thiếu khả năng diễn đạt: Trẻ không phải lúc nào cũng có thể nói về tâm

trạng của mình, có thể vì quá bối rối hay sợ hãi nên khó xác định được tâm trạng củamình hoặc không biết cách diễn tả

Tuy nhiên, đặc điểm rõ nhất về tâm lý là các em hầu như không có hay rất ít kĩ

năng sống, mà lại biểu hiện chính là:

Không quý trọng bản thân: các em có những nhận thức tiêu cực về cách sống vì

thế không có sự trung tín, dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội, thường có những quan

hệ tình dục sớm và luôn nhìn những sự quan tâm chăm sóc người khác với mình dướiánh mắt nghi ngại

Không xây dựng được định hướng: các em không có một suy nghĩ hay lựa chọn

hợp lý nào cho tương lai, các em không tin vào năng lực bản thân mình, thiếu sự khoandung nên thường cho người khác xấu xa và có ác ý với mình nên cũng không tin tưởngnhững định hướng mà người khác đưa ra với mình

Thiếu sự tự tin và bản lĩnh: Có một số em tỏ ra lanh lợi nhưng đó chỉ là trong

những ứng xử mang tính bề ngoài, hay chỉ biết những kĩ xảo để đem lại quyền lợi trướcmắt cho những nhu cầu vật chất của mình mà không nghĩ đến những ích lợi lâu dàihơn Đây là một thách thức lớn cho các hoạt động đào tạo và hướng nghiệp cho cácem

Thiếu sự linh hoạt và thích nghi: Trẻ thường cho rằng, mình buộc phải làm

những điều mà người khác không muốn mình làm vì quyền lợi của họ chứ không phảicho mình, và vì thế các em không có được sự linh hoạt và chủ động mà thường có thái

độ nói gì nghe nấy, chỉ gì làm nấy, thiếu sáng tạo và tìm tòi để có thể đạt được nhữngkết quả tốt hơn, đây cũng là một trở ngại mà những người làm công tác giáo dục chocác em phải vượt qua

Không có khả năng từ chối: Nói chữ không là điều có vẻ như đơn giản, nhưng

thực sự khó khăn với một số người và đặc biệt đối với các em có hoàn cảnh khó khăn,

vì thế các em khi tiếp cận với những nhu cầu vật chất hay những lời đề nghị đườngmật, những lời đe dọa… thì các em ít có năng lực phản đối mà thường cúi đầu chấpnhận để rồi rơi vào những trạng thái nặng nề, dằn vặt bản thân mình hay có khi khôngđánh giá được những hậu quả để lại cho sự nhu nhược của mình

Mặc dù vậy, các em cũng có những năng lực như sự cần cù, chịu khó – chấpnhận những thực tế, ít mơ mộng và có những em có những nghị lực, ý thức được hoàncảnh của mình để tìm cách để vươn lên Các em này thường tỏ ra chững chạc, trưởngthành trước tuổi, có ý thức trách nhiệm trong công việc và rất chịu khó học tập

1.4.3 Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi

Cần nhấn mạnh rằng trẻ mồ côi là đối tượng được xếp vào dạng trẻ có hoàncảnh đặc biệt khó khăn, cùng với những dạng trẻ khác như: trẻ đường phố, trẻ khuyết

Trang 18

tật, trẻ nghiện, trẻ mại dâm, trẻ phạm pháp, trẻ lao động sớm, trẻ bị bạo hành, trẻ nhiễmchất độc da cam, trẻ tị nạn - di dân…

Do đặc thù của một cuộc sống thiếu thốn, bản thân các em rất dễ gặp những vấn

đề về tâm lý, nên các em luôn có nhu cầu được giúp đỡ, trong đó có nhu cầu được thamvấn tâm lý Tuy nhiên, nhu cầu tham vấn tâm lý của các em lại chưa được quan tâmđúng mức, vì việc chăm sóc và nuôi dưỡng các em hiện nay gặp rất nhiều trở ngại, cả

về mặt tổ chức lẫn tài chính

Về tài chính, ngoại trừ một số trung tâm do các tổ chức nước ngoài tài trợ (mộtphần hay toàn phần) còn có khả năng chăm sóc, giáo dục các trẻ ở mức độ tốt, đôi khicao hơn cả định mức trung bình, thì phần lớn các cơ sở còn lại đều gặp những khó khăn

về kinh phí, vì sự hỗ trợ của Nhà nước là rất thấp, không đủ cho các chi phí về ăn uống

và chăm sóc Hầu như Trung tâm nào cũng phải dựa vào sự tài trợ của một hay nhiều

tổ chức Phi Chính phủ hay kêu gọi lòng hảo tâm của các cá nhân trong và ngoài nước,điều này không tạo được sự ổn định và chủ động trong việc chăm sóc trẻ, cũng nhưkhông tạo được sự yên tâm cho các nhân viên làm việc trong các cơ sở này

Về mặt tổ chức, xảy ra tình trạng “khi ăn không hết lúc lần không ra”, do nhữngbiện pháp hỗ trợ chăm sóc của chúng ta còn nặng về tính hình thức, phong trào nhưthường tập trung vận động, tổ chức các hoạt động hỗ trợ các cơ sở xã hội này trong cácngày lễ Tết như ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Lễ Giáng sinh, Tết Nguyên Đán

… Do đó, vào các dịp này có nhiều trung tâm, cơ sở dư thừa các tặng phẩm, đồ chơi,bánh kẹo, bánh trung thu, đèn lồng hoặc mì tôm… còn các ngày khác thì lại thiếu thốnnhiều thứ rất bình thường

Tóm lại là việc chăm sóc tâm lý cho trẻ mồ côi, trong đó có việc đáp ứng nhucầu tham vấn tâm lý của các em cần phải được quan tâm đúng mức và thực hiện tốthơn Để làm được điều này, cần phải có thời gian và sự đầu tư rất lớn của toàn xã hội,nhất là về chính sách bảo trợ xã hội

Trang 19

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Mô tả phương pháp nghiên cứu đề tài

2.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết

Chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài (nhu cầu, nhu cầutham vấn tâm lý, trẻ mồ côi, các tài liệu về cơ sở thực tập…) Sau đó, tiến hành phântích dưới góc độ tâm lý học để xây dựng nên cơ sỏ lí luận của đề tài

2.1.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Angket)

Chúng tôi xây dựng một bảng hỏi gồm 18 câu hỏi có liên quan đến vấn đề khókhăn trong cuộc sống và nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi Phương pháp nàydùng để tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của các em

Các câu hỏi được xây dựng để đánh giá các mặt sau:

- Tính phổ biến của những khó khăn mà trẻ gặp phải (câu 1)

- Mức độ khó khăn mà trẻ gặp phải (câu 3)

- Những lĩnh vực mà trẻ thường gặp khó khăn (Câu 2)

- Khả năng giải quyết khó khăn của trẻ (câu 4)

- Cách giải quyết khó khăn của trẻ (câu 5)

- Đối tượng thường trợ giúp trẻ trong việc giải quyết khó khăn (câu 6)

- Mức độ thỏa mãn của trẻ khi giải quyết khó khăn (câu 7, 8)

- Tỉ lệ trẻ đã tiếp cận và sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý (câu 9)

- Đánh giá của trẻ về tác dụng của dịch vụ tham vấn tâm lý đã sử dụng (câu 10)

- Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chưa tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý (câu 11)

- Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của trẻ (câu 12, 13,14)

- Các lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn tâm lý (câu 15)

- Hình thức tham vấn tâm lý được trẻ mong đợi (câu 16)

Các câu hỏi 17 và 18 dùng để tìm hiểu nguyên nhân lựa chọn hình thức thamvấn tâm lý, từ đó có thể giúp xây dựng giải pháp để trợ giúp cho việc đáp ứng nhu cầutham vấn tâm lý của trẻ

2.1.3 Phương pháp phỏng vấn

Chúng tôi tiến hành trò chuyện và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến điềukiện sống, sinh hoạt, học tập, đặc điểm tâm lý, các mối quan hệ của trẻ ở Làng HiVọng nhằm phát hiện những dữ liệu để xây dựng phiếu điều tra cũng như kiểm tra lạicác kết quả thu được qua quá trình xử lí số liệu Ở phương pháp này, chúng tôi đặt racác câu hỏi theo kĩ thuật phỏng vấn HEADSS dùng trong tham vấn tâm lý

2.1.4 Phương pháp thống kê toán học

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp toán học, qui đổi số liệu thôthành số liệu có giá trị tuyệt đối để vẽ biểu đồ so sánh

Trang 20

số 209, Dũng sĩ Thanh Khê, quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng

Trung tâm có trách nhiệm tổ chức nuôi dưỡng, dạy văn hoá, dạy nghề, hướngnghiệp cho trẻ em ở độ tuổi từ 5-18 tuổi do mồ côi cha mẹ, lang thang cơ nhỡ khôngnơi nương tựa, hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, hoặc bị khuyết tật nhằm giúp cho các

em này có điều kiện để hoà nhập vào đời sống cộng đồng theo văn bản thoả thuận thựchiện chương trình tài trợ đã ký kết giữa Bộ LĐTB và Xã hội (Việt Nam), Uỷ ban bảo

vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh QN-ĐN (cũ) với Tổ chức Đông Tây hội ngộ (EMW) Mỹ

Hiện nay, ngoài sự tài trợ chủ yếu của hai tổ chức là Đông Tây hội ngộ và công

ty Unilever, trung tâm còn nhận tài trợ của các tổ chức từ thiện, nhân đạo khác, của cácnhà hảo tâm trong và ngoài nước để tăng cường cơ sở vật chất, duy trì hoạt động vàphát triển của trung tâm

Tổ chức bộ máy trung tâm gồm Ban giám đốc (1 giám đốc, 2 phó giám đốc) và

2 phòng: phòng Hành chính – quản trị bao gồm các bộ phận hành chính (2 người), cấpdưỡng (4 người), tài vụ (2 người), bảo vệ (2 người), bảo hành (1 người); phòng Nghiệp

vụ bao gồm các bộ phận quản sinh (3 người), giáo viên (3 người), dạy nghề (1 người)

và bảo mẫu (4 mẹ)

Trẻ em sống tại trung tâm được tổ chức thành các nhà, đặt tên là Sơn Ca (nữ) vàVành Khuyên (nam) Trung tâm có 14 nhà, trong mỗi nhà các em được sắp xếp từ lớnđến nhỏ, đủ các độ tuổi, em lớn nhất trong nhà được gọi là “gia đình trưởng”, chịutrách nhiệm chăm sóc và quản lý các em còn lại

2.2.2 Về khách thể khảo sát

Năm học 2009 – 2010, trung tâm có 150 trẻ, trong đó ngoài 34 trẻ câm điếcsống và học tập ngay tại trung tâm, các em đều đi học ở bên ngoài: trường Tiểu họcDũng sĩ Thanh Khê, trường THCS Đỗ Đăng Tuyển và các trường THPT Thái Phiên,Thanh Khê và Nguyễn Thượng Hiền

Trong số trẻ em ở trung tâm (câm điếc, khó khăn, mồ côi), có 105 trẻ mồ côi(mồ côi cha, hoặc mẹ, hoặc cả hai)

Với đề tài này, chúng tôi nghiên cứu trên khách thể khảo sát là 85 trẻ mồ côitrong độ tuổi từ 11 đến 18 (học sinh THCS và THPT)

Trang 21

Sau đây là mô tả mẫu nghiên cứu:

2.3 Qui trình tổ chức nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lí luận

- Thiết kế tài liệu nghiên cứu

- Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

Tổng phiếu phát ra: 85Tổng phiếu thu lại: 85Không có phiếu không hợp lệ

- Xử lí số liệu nghiên cứu và rút ra kết quả nghiên cứu

Trang 22

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA TRẺ MỒ CÔI SỐNG TẠI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ EM

KHÓ KHĂN TP ĐÀ NẴNG (LÀNG HI VỌNG) 3.1 Thực trạng những khó khăn mà trẻ mồ côi gặp phải

3.1.1 Tính phổ biến của những khó khăn mà trẻ gặp phải

- Biểu đồ 3.1.1.1 Tính phổ biến của những khó khăn mà trẻ gặp phải

Từ biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng đa số trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống hàngngày nhưng ở mức độ vừa phải Có 94.1% trẻ đánh giá tính phổ biến của những khókhăn mình gặp phải là “đôi khi” 5.9% trẻ cho rằng mình “thường xuyên” gặp khókhăn, và không có trẻ nào (0%) không có khó khăn

Thực tế khi trò chuyện với trẻ mồ côi ở Làng Hi Vọng này, chúng tôi nhận thấy

là đa số các em không có những cảm nhận đặc biệt xấu về hoàn cảnh sống của mình.Các em cũng sống vui vẻ, sinh hoạt và học tập bình thường như những đứa trẻ khác.Nói chung là phần lớn trẻ khá hài lòng về cuộc sống ở đây, và các em cho rằng khókhăn là điều mà ai cũng gặp phải trong cuộc sống, không riêng gì những người có hoàncảnh như các em

- Biểu đồ 3.1.1.2 Tính phổ biến của những khó khăn mà trẻ gặp phải (so sánhnam và nữ)

0 0

100 89.6

0

10.4 0

20 40 60 80 100

Không bao giờ

Đôi khi Thường

xuyên

Nam

Nữ

Ngày đăng: 17/04/2017, 00:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w