Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi

Một phần của tài liệu NHU cầu THAM vấn tâm lý của TRẺ mồ côi SỐNG tại TRUNG tâm NUÔI dạy TRẺ EM KHÓ KHĂN THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 31 - 38)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA TRẺ MỒ CÔI SỐNG TẠI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ EM

3.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi

3.3.1. Tỉ lệ trẻ đã tiếp cận và sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý

- Biểu đồ 3.3.1.1. Tỉ lệ trẻ đã tiếp cận và sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý

Trong số 85 trẻ được hỏi, có rất ít trẻ đã tiếp cận và sử dụng một dịch vụ tham vấn tâm lý nào đó (chỉ có 4.7%). Tỉ lệ này là quá ít so với 95.3% trẻ chưa tiếp cận và sử dụng một dịch vụ tham vấn tâm lý nào.

3.3.2. Đánh giá của trẻ về tác dụng của dịch vụ tham vấn tâm lý đã sử dụng Trong số 4 trẻ (chiếm 4.7% tổng số trẻ được hỏi) đã tiếp cận và sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý, chỉ có 1 em cho rằng dịch vụ đó đã giúp em hoàn toàn giải quyết được vấn đề của mình và em sẽ tiếp tục tham vấn như thế nếu gặp khó khăn. Còn lại 3 em thì khẳng định vấn đề của mình chưa được giải quyết và sẽ suy nghĩ lại khi sử dụng dịch vụ tham vấn đó.

3.3.3. Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chưa tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý Trong số các nguyên nhân mà trẻ nêu ra, có thể chia làm 2 loại:

- Nguyên nhân khách quan: các em không có điều kiện để tiếp xúc với dịch vụ tham vấn tâm lý (do không biết có dịch vụ đó, do các em ít tiếp xúc với người lạ và thế giới bên ngoài…). Đây là nguyên nhân phổ biến với tần số xuất hiện nhiều hơn cả (53/85).

- Nguyên nhân chủ quan: các em có biết nhưng không tham gia, vì các em nhút nhát, e ngại việc kể ra vấn đề của mình cho người lạ nghe (tần số xuất hiện: 42/85), hoặc là các em cho rằng mình có thể tự giải quyết khó khăn của mình, nếu cần thì tìm sự trợ giúp từ những người ở trong làng là đủ, không cần tìm người bên ngoài. Như vậy, mặc dù sự trợ giúp mà các em nhận được từ những người thân quen ở làng không giúp các em giải quyết hoàn toàn vấn đề, các em vẫn ngại tìm đến một sự trợ giúp nào đó từ bên ngoài.

3.3.4. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của trẻ - Đánh giá về tính cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý

+ Biểu đồ 3.3.4.1. Đánh giá về tính cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý

Khi đánh giá tính cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý đối với việc giải quyết khó khăn trong cuộc sống của mình, có 34.1% trẻ cho là “rất cần thiết” và 42.4%

trẻ cho là “cần thiết”. Chỉ có 23.5% trẻ cho là “không cần thiết”.

Như vậy, phần lớn trẻ mồ côi Làng Hi Vọng cho rằng cần có hoạt động tham vấn tâm lý cho cuộc sống của mình.

+ Biểu đồ 3.3.4.2. Đánh giá về tính cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý (so sánh nam và nữ)

Mặc dù nhìn chung đa số trẻ cho rằng cần có hoạt động tham vấn tâm lý, nhưng sự đánh giá về tính cần thiết là hoàn toàn khác nhau giữa trẻ nam và nữ.

Tỉ lệ trẻ nữ cho rằng tham vấn tâm lý là “rất cần thiết” và “cần thiết” cao hơn ở các em nam (rất cần thiết: nam 21.6% và nữ 43.8%; cần thiết: nam 24.3% và nữ 56.2%). Không có em nữ nào cho rằng tham vấn tâm lý là “không cần thiết”. Trong khi đó, tỉ lệ này ở các em nam là rất cao, chiếm 54.1%.

Như vậy, các em nữ đánh giá tính cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý cao hơn các em nam.

- Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của trẻ

+ Biểu đồ 3.3.4.3. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của trẻ

Qua biểu đồ, chúng ta thấy rằng tỉ lệ trẻ “rất mong muốn” (32.9%) và “mong muốn” (41.2%) được tham vấn tâm lý cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trẻ “không mong muốn” (25.9%) được tham vấn tâm lý.

Nói cách khác, hầu hết trẻ được hỏi đều có mong muốn được trợ giúp bởi một hoạt động tham vấn tâm lý.

+ Biểu đồ 3.3.4.4. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của trẻ (so sánh nam và nữ)

Giữa nam và nữ, có sự khác nhau về mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý.

Có đến 50% trẻ nữ “rất mong muốn” và chỉ 14.6% “không mong muốn” được tham vấn. Trong khi đó, chỉ 10.8% trẻ nam “rất mong muốn” và đến 40.6% “không mong muốn” được tham vấn.

Như vậy có thể nói rằng các em nữ có mong muốn được tham vấn tâm lý cao hơn các em nam. Điều này tương ứng với việc trẻ nữ đã đánh giá tính cần thiết của các hoạt động tham vấn tâm lý cao hơn trẻ nam.

- Dự định của trẻ về việc sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý trong tương lai

Biểu đồ 3.3.4.5. Dự định của trẻ về việc sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý trong tương lai

Có 61.2% các em quyết định là nếu được thì sẽ sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý trong tương lai, 38.8% còn suy nghĩ thêm và không có em nào khẳng định sẽ không sử dụng dịch vụ tham vấn. Nghĩa là hầu hết các em mong muốn, và đều có dự định tiếp cận và sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý nếu có điều kiện.

Trong thực tế, các em nghĩ về các dịch vụ tham vấn tâm lý như là những sự giúp đỡ mà các em nhận được. Vì thế, các em sẽ không từ chối những gì đem lại lợi ích cho mình.

3.3.5. Các lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn tâm lý

- Biểu đồ 3.3.5.1. Các lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn tâm lý

Về các lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn tâm lý, chiếm tỉ lệ cao nhất là học tập (21% số trẻ được hỏi cho rằng mình mong muốn được trợ giúp về vấn đề học tập), tiếp theo là lĩnh vực nghề nghiệp tương lai (18.2%). Tình bạn đứng vị trí thứ ba trong số các lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn (14.7%). Vị trí thứ tư là

quan hệ với người lớn ở làng, thứ năm là quan hệ với anh chị em trong nhà, tiếp theo là các lĩnh vực khác. Lĩnh vực mà trẻ ít mong muốn được tham vấn thuộc về vấn đề tiền bạc.

Như vậy, các em mong muốn được tham vấn nhiều nhất trong việc học tập, chăm lo nghề nghiệp và xây dựng quan hệ với những người xung quanh (bạn bè, người lớn ở làng và ngay cả anh chị em trong nhà).

Có thể lí giải kết quả này bằng cách đối chiếu với những vấn đề mà trẻ gặp khó khăn ở phần trên. Những lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn tâm lý cũng tương ứng với những lĩnh vực mà trẻ gặp nhiều khó khăn nhất trong cuộc sống.

- Biểu đồ 3.3.5.2. Các lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn tâm lý (so sánh nam và nữ)

Từ biểu đồ trên ta thấy: có sự khác nhau về mong muốn được tham vấn tâm lý giữa nam và nữ, cụ thể là:

+ Các em nam mong muốn được tham vấn nhất trong lĩnh vực: học tập (23.5%), sau đó đến tình bạn (15.9%), nghề nghiệp tương lai (13.5%), vấn đề giới tính, SKSS (12.4%) và các lĩnh vực khác, vấn đề sức khỏe xếp ở vị trí cuối cùng (3%).

+ Không như vậy, thứ tự ưu tiên của các lĩnh vực mà các em nữ mong muốn được tham vấn là: nghề nghiệp tương lai (21.9%), học tập (18.9%), quan hệ với người

lớn ở làng (17.7%), quan hệ với chị em trong nhà (14.6%), tình bạn (13.8%) và các lĩnh vực còn lại, vấn đề tiền bạc xếp ở vị trí cuối cùng (0.8%).

3.3.6. Hình thức tham vấn tâm lý được trẻ mong đợi

- Biểu đồ 3.3.6.1. Hình thức tham vấn tâm lý được trẻ mong đợi

Hình thức tham vấn tâm lý được trẻ mong đợi nhiều nhất là trực tiếp đến trung tâm tham vấn tâm lý (58.8%), sau đó là qua internet (27.1%), qua điện thoại (9.4%) và cuối cùng là qua báo chí (4.7%). Không có em nào chọn hình thức qua đài phát thanh.

- Biểu đồ 3.3.6.2. Hình thức tham vấn tâm lý được trẻ mong đợi (so sánh nam và nữ)

Trong các hình thức tham vấn tâm lý, các em nữ chọn đến trung tâm tham vấn tâm lý nhiều nhất (tỉ lệ rất cao: 72.9% các em nữ có lựa chọn này), sau đó là qua điện thoại, qua báo chí và cuối cùng là qua internet.

Thứ bậc này thay đổi ở các em nam: lựa chọn đầu tiên là tham vấn qua internet (54.1% các em nam), sau đó mới là hình thức đến trung tâm tham vấn, cuối cùng là qua điện thoại và không có em nào chọn hình thức qua báo chí.

3.3.7. Nguyên nhân của việc lựa chọn hình thức tham vấn tâm lý

- Tham vấn trực tiếp bằng cách đến các trung tâm tham vấn tâm lý được các em lựa chọn nhiều nhất vì những nguyên nhân như sau: đến trung tâm tham vấn thì các em có thể gặp người tham vấn, được đối thoại trực tiếp để bày tỏ và chia sẻ tâm sự cũng như những điều mình lo lắng. Các em cũng cho rằng hình thức tham vấn này giúp cho việc giải quyết vấn đề được thuận lợi và nhanh chóng.

Tuy vậy, có những em không chọn hình thức tham vấn này vì cho rằng gặp người lạ và nói chuyện trực tiếp như thế thì rất ngại, các em cũng lo lắng bí mật của mình bị người khác biết được.

- Các hình thức khác ít được lựa chọn hơn vì các em cho rằng chúng có những hạn chế như: tốn kém thời gian, tiền bạc nhiều hơn, không được trao đổi hết các vấn đề khó khăn của mình. Một nguyên nhân nữa là vì các em không có điều kiện, phương tiện để tiếp cận với các loại hình tham vấn “đòi hỏi công nghệ thông tin” như thế.

Tuy nhiên, các em đã lựa chọn hình thức tham vấn qua điện thoại, internet hay báo chí thì cho rằng mình có thể “ẩn mình” khi trình bày vấn đề của mình, nên sẽ không sợ bị phát hiện, không bị chê cười.

Nói tóm lại, nguyên nhân chủ yếu để các em chọn hay không chọn hình thức tham vấn tâm lý nào đó là đảm bảo bí mật của mình không bị nhiều người lạ biết và không bị chê cười khi mình bộc lộ tâm sự.

Một phần của tài liệu NHU cầu THAM vấn tâm lý của TRẺ mồ côi SỐNG tại TRUNG tâm NUÔI dạy TRẺ EM KHÓ KHĂN THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w