NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: 1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán: 1.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của TTCK: TTCK ban đầu
Trang 2NỘI DUNG CƠ BẢN
1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỨNG
KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
2 PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN.
Trang 31 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN:
1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán:
1.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của TTCK:
TTCK ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai.
+ Vào giữa thế kỷ 15 ở tại các thành phố trung tâm buôn bán ở Phương tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi, mua, bán các vật phẩm hàng hóa…lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng.
+ Cuối TK 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở
thành thị trường với việc thống nhất các quy ước và dần dần các
quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành các quy tắc có giá trị
bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia thị trường.
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruge (Bỉ) Tại đó có một bảng hiệu
hình ba túi da với một từ tiếng Pháp là “Bourse”tức là “Mậu dịch thị trường” hay còn gọi là Sở giao dịch.
+ Vào năm 1547, thành phố ở Bruge (Bỉ) mất đi sự thịnh vượng
do eo biển Even bị lấp cát nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp
đổ và chuyển qua thị trường Auvers(Bỉ)
Trang 41.1.1 Sơ lược về quá trình hình
thành và phát triển của TTCK:
+ Ban đầu giao dịch được diễn ra ngòai trời với phương thức giao dịch bằng những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh riêng của khách hàng Cho đến năm 1921 ở Mỹ khu chợ ngòai trời được chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khóan chính thức được thành lập.
+ Cũng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch cũng đã có những sự phát tiển nhằm đáp ứng yêu cầu về tốc độ cũng như khối lượng giao dịch để đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng cho các họat động giao dịch Theo đó các sở giao dịch dần dần sử dụng máy tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ phương thức giao dịch thủ công kết hợp với máy tính sang sử dụng hoàn tòan bằng máy tính
Trang 51.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của TTCK:
Lịch sử phát triển của TTCK cũng gặp những bước thăng trầm của lịch sử lúc lên, lúc xuống Vào những năm 1875-
1913, TTCK phát triển rực rỡ, huy hòang cùng với sự tăng
trưởng của nền kinh tế thế giới Nhưng rồi ngày “thứ năm
đen tối”, ngày 29-10-1929, TTCK Tây Âu, Bắc Âu và Nhật
Bản đã rơi vào khủng hỏang.
• Đến chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các TTCK mới dần dần ổn định, phục hồi và phát triển mạnh dần cho tới năm
1987 Vào thời điểm này, một lần nữa các TTCK trên thế
giới lại phải chao đảo với ngày thứ hai đen tối do hệ thống
thanh tóan kém cỏi không đảm đương yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khóan mạnh, gây mất lòng tin và phản ứng domino mà hậu quả của nó gây ra còn nặng hơn so với cuộc khủng hỏang của năm 1929
• Và gần đây, các nước ở Đông Á, Nga và một số thị trường ở Châu Mỹ đã bị rơi vào vòng xóay của cơn khủng hỏang tài chính tiền tệ, giảm lòng tin và có tính chất lây lan đã tạo nên
sự suy giảm rất lớn đối với chỉ số giá chứng khóan.
• http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/2007/3/92060/
Trang 61.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát
triển của TTCK:
• Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của TTCK trên thế giới như sau: giai đoạn đầu TTCK phát triển một cách tự phát với sự tham gia của các nhà đầu cơ => về sau, khi thị trường dần hình thành đã bắt đầu có sự tham gia của công chúng đầu tư=> khi TTCK phát triển đến một mức độ nhất định, thị trường bắt đầu phát sinh những trục trặc mà đòi hỏi phải có sự tham gia quản lý của nhà nước thông qua việc hình thành hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật cũng như hệ thống cơ quan để có thể quản lý được hoạt động của TTCK
Trang 71.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành
và phát triển của TTCK:
• Trên thực tế, có một số TTCK đã có sự trục trặt ngay từ ban đầu như:
• + TTCK Thái Lan, Indonexia Những thị trường này hoạt động trì trong một thời gian dài do thiếu hàng hóa và không được sự quan tâm đúng mức của nhà nước.
• + TTCK Phillippin hoạt động kém hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của hai
Sở giao dịch Makita và Manila.
• + TTCK Ba Lan, Hunggary gặp trục trặc do chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp không đúng với giá cả thực tế.
Trang 81.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát
triển của TTCK ở Việt Nam:
TTCK VN được hình thành dựa trên những điều kiện kinh tế
- xã hội sau:
• Nền kinh tế Việt Nam chưa mang đầy đủ những đặc
điểm của nền kinh tế thị trường.
• Các hàng hóa cho TTCK ở Việt Nam chưa có thật
nhiều và mang tính hấp dẫn.
• TTCK VN xuất hiện chưa phải thật sự dựa trên nhu
cầu thiết thực về vốn của nền kinh tế và xuất hiện dựa trên ý chí của cơ quan nhà nước nhằm chuẩn bị cho quá trình thu hút vốn của nền kinh tế trong thời gian sắp đến.
• Nhà đầu tư VN chưa thật sự có sự am hiểu về họat
động cũng như khả năng phân tích thị trường để có những nhận định tinh tế về khả năng phát triển của TTCK.
• Việc tuyên truyền và phổ cập kiến thức về chứng khóan
cũng như TTCK chưa thật sâu rộng.
Trang 91.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và
phát triển của TTCK ở Việt Nam:
• Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước được
thành lập theo (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án
và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp
• Ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam
Trang 101.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành
và phát triển của TTCK ở Việt Nam:
• Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành
lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ
chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
• Nghị định số 90/2003/NĐ-CP được Chính phủ ban hành
ngày 12/8/2003 thay thế Nghị định số 75/CP, UBCKNN có các nhiệm vụ, quyền hạn.
• Ngày 19 tháng 02 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 66/2004/NĐ-CP chuyển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính.
• Căn cứ Nghị định số 66/2004/NĐ-CP ngày 19/02/2004,
theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 07/9/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 161/2004/QĐ-TTg quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Trang 111.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành
và phát triển của TTCK ở Việt Nam:
• Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí
Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu
tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước
• Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết
định số 127/1998/QÐ-TTg thành lập hai Trung tâm
giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
• Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai
trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 121.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát
triển của TTCK ở Việt Nam:
• Quyết định 599/2007/QĐ-TTg ngày 11/05/2007
chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
• Quyết định 171/2008/QĐ-TTg Ban hành ngày
18/12/2008 Về việc thành lập Trung tâm Lưu
ký Chứng khoán Việt Nam
• Quyết định 01/2009/QĐ-TTg Ban hành
02/01/2009 Về việc thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Trang 13=> có hai kênh để huy động vốn:
+ kênh dẫn vốn gián tiếp: thông qua các trung
gian tài chính (các TCTD); bất lợi vì phải trả chi phí cao hơn và người đầu tư khó có thể quản lý được việc sử dụng vốn của mình, tuy nhiên bù lại
sẽ an tòan hơn, lợi nhuận thấp hơn
+ Kênh dẫn vốn trực tiếp:thông qua TTCK, nhà
đầu tư có thể tham gia vào họat động quản lý kinh doanh, sử dụng vốn nhưng bù lại sẽ có rủi ro cao hơn
Trang 141.2.1 Khái niệm TTCK:
Theo Giáo trình của ĐH Ngọai thương thì TTCK
là một thị trường mà ở đó người ta mua, bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khóan nhằm mục đích kiếm lời.
Theo Bùi Nguyên Hòan trong Thuật ngữ thông dụng về chứng khoán và TTCK thì: TTCK là nơi giao dịch chứng khóan và công cụ tài chính có liên quan đến chứng khóan
=>TTCK là thị trường mà ở đó các chủ thể tham gia mua, bán, chuyển nhượng chứng khóan nhằm mục đích kiếm lời hoặc để đầu tư kinh doanh.
Trang 151.2.2 Đặc điểm thị trường chứng khoán:
• TTCK là một dạng thị trường đặc biệt nằm trong
thị trường lớn, TT tài chính (TTTC bao gồm: TT tiền tệ và TT vốn).
• Hàng hóa trao đổi trên TTCK chủ yếu là cổ phiếu
và trái phiếu, chứng chỉ quỹ (vốn trung hạn và dài hạn).
• TTCK là một thiết chế phức tạp, hết sức nhạy cảm,
đầy rủi ro với những quy luật chi phối khắc nghiệt, sâu sắc và ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế của mỗi quốc gia.
• TTCK được tổ chức khá phức tạp và đầy chặt chẽ
với sự tham gia quản lý của cơ quan nhà nước
• Phương thức giao dịch trên TTCK cũng khá đặc
biệt.
Trang 191.2.3 Phân loại TTCK
a Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
• TT thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khóan
đã phát hành trên thị trường sơ cấp
• + Thị trường thứ cấp nhằm tạo tính thanh
khỏan cho chứng khóan
• + khỏan tiền thu được từ họat động mua, bán trên TTCK không thuộc về tổ chức phát hành
mà thuộc về các nhà kinh doanh chứng khóan
• + Giao dịch trên TT thứ cấp phản ánh
nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán do nhu cầu cung, cầu của thị trường
• + Họat động của thị trường diễn ra liên tục
và các nhà đầu tư có thể mua, bán các chứng khóan nhiều lần
Trang 201.2.3 Phân loại TTCK
b Căn cứ vào phương thức hoạt động của
TTCK
• TT tập trung: là thị trường mà việc giao
dịch được tổ chức tập trung tại một nơi cụ thể có sự tham gia tổ chức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• TTCK phi tập trung:là thị trường mà họat
động mua, bán chứng khoán được diễn ra không ở một nơi tập trung cố định.
Trang 21• TT chứng chỉ quỹ đầu tư:
• TT các công cụ chứng khóan phái sinh:
chứng quyền, quyền mua cổ phiếu…
Trang 221.2.3 Phân loại TTCK
d Căn cứ vào thời điểm giao nhận hàng
hóa của TTCK
• - Thị trường giao ngay(Spot Market): là thị
trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán
và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thoả thuận
• - Thị trường giao sau (Future market): Là thị
trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai
Trang 231.2.4.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
TTCK:
a Nguyên tắc công khai:
Việc công bố thông tin này phải thỏa mãn yếu tố: chính xác, đầy đủ, kịp thời, dễ tiếp cận
Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư song cũng có ý nghĩa là khi có đầy đủ thông tin thì nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trang 24b Nguyên tắc trung gian:
• Theo nguyên tắc này, trên TTCK, các giao
dịch phải được thực hiện thông qua tổ chức
trung gian là các CTCK
• Trên TTCK sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp từ chính tổ chức phát hành chứng khoán mà họ thường mua từ các nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán, các đại lý phát hành chứng khoán
• Trên TTCK thứ cấp, thông qua nghiệp vụ môi giới chứng khoán, kinh doanh chứng khoán, các CTCK mua, bán chứng khoán giúp khách hàng của mình hoặc đóng vai trò trung gian kết nối các khách hàng với nhau thông qua việc thực hiện các giao dịch mua, bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
Trang 25c Nguyên tắc đấu giá
Mọi việc mua, bán chứng khóan trên TTCK đều hoạt động trên nguyên tắc này Nguyến tắc đấu giá sẽ dựa trên nhu cầu cung cầu của thị trường.
Căn cứ vào hình thức đấu giá thì có các lọai đấu giá sau:
• Đấu giá trực tiếp: là hình thức đấu giá mà trong đó các
nhà đầu tư chứng khóan trực tiếp gặp nhau tại quầy giao dịch thông qua nhân viên môi giới để thương lượng giá.
• Đấu giá gián tiếp: là hình thức đấu giá mà trong đó các
nhà đầu tư chứng khóan không trực tiếp gặp nhau tại quầy giao dịch mà việc thương lượng giá được thực hiện thông qua hệ thống máy tính và điện thọai.
• Đấu giá tự động: là hệ thống đấu giá mà ở đó các thông
tin và giá được nhập vào hệ thống máy chủ của TTGDCK rồi tự động khớp giá với các lệnh mua, bán khác.
Trang 26c Nguyên tắc đấu giá
• Căn cứ vào phương thức đấu giá, có các
hình thức đấu giá sau:
• + Đấu giá định kỳ: là hệ thống giao dịch trong
đó các giao dịch chứng khóan được tiến hành tại một mức giá duy nhất thông qua việc tập hợp cá lệnh mua, bán của các nhà đầu tư nhằm tìm ra giá mua, bán tốt nhất trong một khỏang thời gian nhất định.
• + Đấu giá liên tục: là hệ thống trong đó việc
mua, bán được tiến hành một cách liên tục dựa trên những lệnh mua, bán khớp với nhau về giá
và số lượng.
Trang 27d Nguyên tắc công bằng
• Yêu cầu các giao dịch phải đảm bảo quyền và lợi ích của tất cả các bên dưới các hình thức khác nhau ở các bộ phận của thị trường.
Trang 281.3 Vai trò của TTCK trong nền kinh tế
thị trường:
• a Tạo ra một kênh huy động vốn trung và
dài hạn cho nền kinh tế:
• + Thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu, TTCK thu hút vốn trực tiếp từ nhà đầu
tư sang nhà kinh doanh.
• + Vốn này là vốn trung và dài hạn bởi vì khi mua cổ phiếu nghĩa là đã tham gia vào họat động đầu tư kinh doanh của tổ chức phát hành…
Trang 291.3 Vai trò của TTCK trong nền kinh tế
thị trường:
• b.Góp phần điều hòa vốn giữa các ngành trong
nền kinh tế, do đó đã tạo nên sự phát triển
nhanh và đồng đều của nền kinh tế:
• + Chuyển từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn thông qua các hình thức bán chứng khóan ngành thừa, mua chứng khóan ngành thiếu
• + Các nhà kinh doanh thiếu vốn cũng có thể thu hút vốn thông qua việc phát hành chứng khoán ra công chúng.
Trang 301.3 Vai trò của TTCK trong nền kinh tế
thị trường:
c Tạo tính thanh khỏan cho chứng khóan:
• + Có TTCK thì chứng khóan mới có thể mua đi, bán lại khi cần
• + Có tính thanh khỏan và tính thanh khỏan cao thì sẽ nên sức hấp dẫn cho nhà đầu tư.
• + Nếu không có TT thì hàng hóa sẽ bán, mua ở đâu? Việc hình thành nên thị trường sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa có thể được tiến hành mua, bán dễ dàng.
Trang 311.3 Vai trò của TTCK trong nền kinh tế
• e TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế:
• + TTCK thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế thu hút được vốn và có những bước phát triển thuận lợi.
• + Nền kinh tế kém sôi động, không thuận lợi phát triển thì chứng khoán cũng kém sức hấp dẫn và họat động của TTCK cũng không thể thu hút được nhà đầu tư.
Trang 32• Tạo cơ sở pháp lý để hình thành nên TTCK:
• Tạo cơ sở pháp lý cho các họat động và vận hành của TTCK.
=> khái niệm:
• PL về TTCK là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phát hành CK và vận hành của TTCK
Trang 332.2.Quan hệ pháp luật chứng
khoán và TTCK:
• Quan hệ pháp luật CK và TTCK là những quan hệ xã hội phát sinh trong qúa trình tạo hàng hóa cho TTCK và vận hành của TTCK.
• Quan hệ phát sinh trong quá trình tạo hàng hóa cho TTCK.
• Quan hệ phát sinh trong quá trình vận hành TTCK.
Trang 34• Doanh nghiệp: CTCP, CTy TNHH
• Quỹ đầu tư chứng khóan;
Trang 352.2 Quan hệ pháp luật CK và
TTCK:
a Chủ thể:
- Chủ thể đầu tư:
• Nhà đầu tư là tổ chức: Quỹ đầu tư, các lọai
hình doanh nghiệp, các loại quỹ khác.
• Nhà đầu tư là cá nhân;
- Các tổ chức trung gian trên TTCK: CTCK.
Trang 36• + Tổ chức lưu ký CK và thanh toán bù trù CK;
• + Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm:
• + Hiệp hội các nhà kinh doanh CK:
Trang 382.2 Quan hệ pháp luật CK và TTCK
c Nội dung:
• - PL về tổ chức và hoạt động của TTCK:
• - PL về kinh doanh chứng khóan:
• - PL về quản lý đối với TTCK:
• - PL về giải quyết tranh chấp trên
TTCK:
Trang 392.3 Đặc điểm pháp luật về CK và
TTCK:
• 2.3.1 PL về chứng khoán và TTCK VN được hình thành trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế họach hóa tập trung sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
• 2.3.2 PL chứng khóan và TTCK VN tạo điều kiện hình thành và phát triển TTCK VN,
• 2.3.3 PL chứng khóan và TTCK hình thành trong điều kiện VN chưa có hệ thống pháp luật hòan
thiện mang đầy đủ đặc trưng của nền kinh tế thị trường,
• 2.3.4 PL chứng khóan và TTCK được xây dựng trên cơ sở đang tiếp tục tồn tại những qui định và
tư duy quản lý kinh tế cũ
Trang 402.3.1 PL về chứng khoán và TTCK VN được hình thành trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế họach hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa:
• + Nền kinh tế nước ta trong một thời gian dài là nền sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.
• + Nền kinh tế tập trung kéo dài một thời gian làm cho quan niệm về kinh tế của một số bộ phận cán bộ của cơ quan nhà nước bị sơ cứng trong cách suy nghĩ.
• + Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, do đang trong giai đọan hình thành nền còn khá manh mún, tập trung phát triển ở một số thành thị=> mất cân đối trong kinh tế.
• + Dù đã hình thành được một hệ thống TCTD với số lượng khá đông nhưng về chất lượng cũng như khả năng vốn để hình thành những trung tâm tài chính lớn, có sức cạnh tranh cao thì chưa đạt được Họat động chủ yếu là các ngân hàng TM nhà nước.