1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Slide bài giảng luật kinh tế_Chương 4 doc

43 1,2K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 483 KB

Nội dung

1 CHƯƠNG IV. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC • I. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC • II. DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI • III. HỢP TÁC XÃ • IV. HỘ KINH DOANH • V. CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI I. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC • 1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại doanh nghiệp nhà nước • 1.1 Khái niệm • “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” (Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003). • Luật doanh nghiệp 2005, tại Điều 4 khoản 22 định nghĩa: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. 1.2 Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhà nước • Thứ nhất, đặc điểm về mức độ sở hữu vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp. Tỷ lệ vốn Nhà nước trong doanh nghiệp phải có trên 50% vốn điều lệ • Thứ hai, đặc điểm về phương thức thực hiện quyền năng của chủ sở hữu tài sản. Để thực hiện chức năng chủ sở hữu, Nhà nước uỷ quyền và phân cấp cho các cơ quan của mình • Thứ ba, đặc điểm về hình thức tổ chức của doanh nghiệp. Hình thức đa dạng như: Công ty nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. 1.2 Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhà nước • Thứ tư, đặc điểm về pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước: • Thứ năm, đăc điểm về quy chế sử dụng lao động. Trong doanh nghiệp nhà nước, ngoài đa số lao động được tuyển dụng và quản lý theo chế độ hợp đồng lao động còn có một số nhân sự quan trọng được tuyển dụng, bổ nhiệm và quản lý theo quy chế viên chức nhà nước. 2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước • 2.1 Theo hình thức tổ chức doanh nghiệp • - Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Có 3 loại Tổng công ty nhà nước là: Tổng công ty do Nhà nước quyết định thành lập và đầu tư; Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Công ty mẹ-Công ty con); Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. • - Công ty cổ phần với tư cách là một loại doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Công ty cổ phần nhà nước, Công ty cổ phần có cổ phần chi phối của Nhà nước • Công ty trách nhiệm hữu hạn với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn có phần vốn góp chi phối của Nhà nước 2.2 Theo mức độ vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp • - Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là những doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ • - Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là những doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư trên 50% vốn điều lệ và Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó 3. Chuyển đổi công ty nhà nước • Trước khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực (1-7-2006), Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 điều chỉnh quan hệ sở hữu giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước với những người đại diện theo uỷ quyền cho phần vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp dưới mọi hình thức và vấn đề thành lập và tổ chức quản lý hoạt động của các công ty nhà nước với hình thức công ty nhà nước độc lập và các Tổng công ty. • Từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, việc thành lập mới các doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo Luật Doanh nghiệp 2005. 3. Chuyển đổi công ty nhà nước • Theo Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2005, thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hàng năm được Chính phủ quy định, nhưng chậm nhất đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 các công ty nhà nước phải chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn và hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005. • Công ty nhà nước đang thực hiện việc chuyển đổi với các văn bản chính: Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 8-9- 2006 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên; Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26-6-2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 111/2007/NĐ- CP ngày 26-6-2007 về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. 3. Chuyển đổi công ty nhà nước • Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước được thành lập theo Quyết định 151/2005/QĐ-TTg ngày 20.6.2005 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước là một tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước, hoạt động theo LDNNN và các luật khác có liên quan II. DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI • 1. Khái niệm • Theo quy định tại Điều 3 khoản 6 Luật đầu tư 2005, “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”. • Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996, sửa đổi bổ sung năm 2000, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ dưới hình thức công ty TNHH với tên gọi là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. • Một số rất ít công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được chuyển đổi từ các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15.4.2003 của Chính phủ. [...]... chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh 34 2 Đăng ký kinh doanh • 2.1 Quyền đăng ký kinh doanh • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và chỉ được đăng ký một Hộ kinh doanh (Điều 37 NĐ 88/2006/NĐ-CP)... hộ kinh doanh • - Chủ thể đăng kí kinh doanh là một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ • - Hộ kinh doanh bị hạn chế số lượng lao động và địa điểm kinh doanh Hộ kinh doanh có thể sử dụng lao động thường xuyên, nhưng không quá 10 lao động • - Hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký một địa điểm kinh doanh, không có con dấu • - Hộ kinh. .. nhận hồ sơ hợp lệ phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh (Điều 38 NĐ 88/2006/NĐ-CP) • Hộ kinh doanh có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện (Điều 39 +40 NĐ 88/2006/NĐ-CP) 36 ... kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và (nếu có) kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình, bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định • Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh. .. HTX 32 IV HỘ KINH DOANH • 1 Khái niệm và đặc điểm của hộ kinh doanh • Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (Điều... theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư • Đối với những doanh nghiệp thực hiện đăng ký lại hoặc chuyển đổi, việc tổ chức quản lý hoạt động doanh nghiệp thực hiện theo Luật Doanh nghiệp 2005 và được hưởng những ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư 2005 • Đối với những doanh nghiệp không đăng ký lại, cơ chế tổ chức quản lý hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp vẫn thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài... 2000, Nghị định số 24/ 2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam III HỢP TÁC XÃ • 1 Khái niệm, đặc điểm của hợp tác xã • 1.1 Khái niệm hợp tác xã • Trên thế giới, hợp tác xã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1 844 tại nước Anh • Điều 1 Luật Hợp tác xã ngày 26-11-2003 định nghĩa: • Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể... của hợp tác xã 23 4. 3 Đăng ký kinh doanh: (Điều 13-15 Luật HTX) • - Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã lập Hồ sơ đăng ký kinh doanh và gửi đến cơ quan ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính, tuỳ theo điều kiện cụ thể của hợp tác xã (Điều 14 Luật HTX) • - Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: (Điều 13 Luật... phải có từ 4 hợp tác xã trở lên • - Các sáng lập viên của liên hiệp hợp tác xã bầu hoặc cử người đại diện để lập và gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh • - Liên hiệp hợp tác xã thành lập Hội đồng quản trị và Ban giám đốc 31 6.2 Liên minh hợp tác xã (Điều 45 Luật HTX) • - Liên minh hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã... viên (Điều 11 NĐ 177/20 04/ NĐ-CP) • Đại hội xã viên thường kỳ họp mỗi năm 1 lần do Ban quản trị triệu tập trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày khóa sổ quyết toán năm( Điều 12 NĐ 25 177/20 04/ NĐ-CP) • Nội dung của Đại hội xã viên (Điều 22 Luật HTX 2003) • - Cuộc họp phải có ít nhất 2/3 tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên tham dự; (Điều 23 Luật HTX 2003) • - Các . định này, Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước là một tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước, hoạt động theo LDNNN và các luật khác có liên quan II phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” (Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003). • Luật doanh nghiệp 2005, tại Điều 4 khoản 22 định nghĩa: “Doanh nghiệp nhà

Ngày đăng: 23/12/2013, 11:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w