1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔ - ĐUN GIÁO DỤC TIÊU DÙNG

42 362 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 638 KB

Nội dung

Chương trình Nghị sự 21 cho rằng đây là “một vấn đề cầnđặc biệt quan tâm” vì “các nhu cầu tiêu dùng cơ bản của một bộ phận lớn loài người đangkhông được đáp ứng” và “mong muốn tiêu dùng

Trang 1

MÔ - ĐUN 9: GIÁO DỤC TIÊU DÙNG

GIỚI THIỆU

Cùng với các chủ đề về quyền công dân và sức khỏe, giáo dục tiêu dùng là một nội dungquan trọng xuyên suốt trong chương trình học Theo cách nhìn nhận truyền thống, giáo dụctiêu dùng là học về thói quen mua sắm thận trọng, quản lí chi tiêu gia đình, và các cách thức

để tránh rơi vào bẫy quảng cáo và tín dụng

Tuy nhiên, chủ nghĩa tiêu dùng lại đụng chạm đến mọi khía cạnh của đời sống hàng ngàytrong thế giới hiện đại và có thể được xem như một giá trị cốt lõi trong đời sống của cácnước phương Bắc và ngày càng phổ biến hơn tại các nước phương Nam Quả thực, sự tiêudùng hàng loạt hay tiêu dùng đại chúng (mass consumption) hiện nay đang được coi là mộttrong những quá trình quan trọng định hình nên đời sống kinh tế và xã hội trên toàn thế giới.Chủ nghĩa tiêu dùng trái ngược với các giá trị bền vững – là đặc trưng trong đời sống củanhững cộng đồng bản xứ

Chương 4 của Chương trình Nghị sự 21 đã nhận định rằng các mô hình sản xuất và tiêudùng không bền vững, đặc biệt ở các nước công nghiệp, là “nguyên nhân chủ yếu gây rasuy thoái môi trường toàn cầu” Chương trình Nghị sự 21 cho rằng đây là “một vấn đề cầnđặc biệt quan tâm” vì “các nhu cầu tiêu dùng cơ bản của một bộ phận lớn loài người đangkhông được đáp ứng” và “mong muốn tiêu dùng quá mức cũng như lối sống không bềnvững của một số những người giàu… đang gây áp lực rất lớn lên môi trường.”

Vì vậy, Chương trình Nghị sự 21 khuyến khích chính phủ các nước phương Bắc đi đầu trongviệc thúc đẩy mô hình tiêu dùng bền vững và đưa ra các chính sách nhằm:

• khuyến khích tính hiệu quả trong mô hình sản xuất;

• hạn chế tiêu dùng lãng phí trong quá trình tăng trưởng kinh tế; và

• khuyến khích chuyển đổi sang mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững hơn, và quantâm đến nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển

Với nội dung này, Chương trình Nghị sự 21 đã hướng tới một cách tiếp cận mới giành chogiáo dục tiêu dùng, và đặt giáo dục tiêu dùng cùng với giáo dục sức khỏe, quyền công dân

và giáo dục môi trường trở thành một phần trong quá trình định hướng lại giáo dục vì sự bềnvững

Trong mô - đun này, chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề chính của chủ nghĩa tiêu dùng trongcuộc sống hiện đại; đồng thời phân tích các vấn đề bền vững xã hội, kinh tế, sinh thái phátsinh từ chủ nghĩa tiêu dùng; các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của tiêu dùng, và cáchthức lồng ghép chủ đề tiêu dùng vào chương trình giảng dạy

Trang 2

CÁC HOẠT ĐỘNG

1 Ôn lại các khái niệm chính

2 Chia sẻ công bằng

3 Các nghịch lí và tác động của tiêu dùng

4 Các động lực gia tăng tiêu dùng

5 Dấu chân sinh thái

6 Tiêu dùng bền vững là gì?

7 Hoạt động tổng kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Blower, M and Leon, W (1999) The Consumer”s Guide to Effective Environmental Choices:

Practical Advice from the Union of Concerned Scientists, Three Rivers Press, NewYork

Brewer, J and Trentmann, F (eds) Consuming Cultures, Global Perspectives: Historical

Trajectories, Transnational Exchanges, Berg, Oxford

Carley, M and Spapens, P (1998) Sharing the World: Sustainable Living and Global Equity

in the 21st Century, Earthscan, London

Chambers, N., Simmons, C and Wackernagel, M (2000) Sharing Nature”s Interest:

Ecological Footprints as an Indicator of Sustainability, Earthscan, London

Jackson, T (ed) (2006) The Earthscan Reader on Sustainable Consumption, Earthscan,

London

New Internationalist (2006) Ethical Shopping, No 395

OECD (1997) Sustainable Consumption and Production, OECD, Paris

Trang 3

OECD (1997) Sustainable Consumption and Production: Clarifying the Concepts, OECD,

Paris

OECD (1998) Towards Sustainable Consumption Patterns: A Progress Report on Member

Country Initiatives, OECD, Paris

OECD (1999) Education and Learning for Sustainable Consumption, OECD, Paris

Ryan, J and Durning, A (1997) Stuff: The Secret Life of Everyday Life Things, Northwest

Environment Watch, Washington DC

Shove, E., Watson, M., Hand, M and Ingram, J (2007) The Design of Everyday Life, Berg,

Oxford

Soper, K., Ryle, M and Thomas, L (2008) Better than Shopping: Counter-Consumerism and

its Pleasure, Palgrave, Basingstoke

Soper, K and Trentmann, F (eds) (2007) Citizenship and Consumption, Macmillan,

Basingstoke

Trentmann, F (ed) (2006) The Making of the Consumer: Knowledge, Power and Identity in

the Modern World, Berg, Oxford

Wackernagel, M and Rees, W (1996) Our Ecological Footprint: Reducing Human Impact on

the Earth, New Society Publishers, Gabriola Island BC, Canada and Philadelphi PA,USA

Viện nghiên cứu phát triển bền vững quốc tế (International Institute for SustainableDevelopment) cũng cung cấp một thư mục tham khảo lớn về chủ đề tiêu dùng bền vững

CÁC TRANG WEB

Adbusters

Best Foot Forward

Center for a New American Dream

Consumers International

Redefining Progress: Ecological Footprints

United Nations Commission for Sustainable Development

WWF Living Planet Index

XÂY DỰNG MÔ - ĐUN

Mô - đun này do John Fien viết cho tổ chức UNESCO, trong đó có sử dụng rất nhiều tài liệu

bổ ích từ Trung tâm Một giấc mơ Mĩ và Giáo dục vì tương lai bền vững

Trang 4

HOẠT ĐỘNG 1: ÔN LẠI CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH

Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Trong mô - đun 1, chúng ta đã nghiên cứu các vấn đề chính trên toàn cầu và các vấn đề nàydẫn đến sự phát triển không bền vững theo hình xoắn ốc đi xuống như thế nào

Tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên là cần thiết đối với cuộc sống của con người trên toàn thếgiới Không khí, nước, năng lượng, gỗ, thức ăn và các nguồn tài nguyên khác từ thiên nhiên

là nền tảng và cơ sở duy trì tất cả các hoạt động của con người Chúng ta sống bằng việcsản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm này của thiên nhiên

Tuy nhiên, tốc độ tiêu thụ tài nguyên ở khắp nơi trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng.Tiêu thụ quá mức gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội, kinh tế và sinh thái Cónhiều nguyên nhân làm gia tăng tiêu dùng Ví dụ như:

• Một số người nói nguyên nhân là do gia tăng dân số toàn cầu Những người khác lạicho là do tăng trưởng kinh tế nhanh chóng

• Một nguyên nhân khác là do thay đổi về lối sống Điều này là vì đô thị hóa và thay đổicông nghệ tạo ra những nhu cầu và mong muốn mới

• Một số người cho rằng việc tiêu dùng chính là dấu hiệu của một xã hội đang tìm kiếmcác cách chữa trị "tình trạng tha hoá tinh thần" Triệu chứng này là hậu quả của việcsống thiếu hòa hợp với thiên nhiên và vòng quay không ngừng của cuộc sống hiệnđại "làm việc, tiêu xài và lại làm việc nhiều hơn nữa"

Tiêu dùng giúp cải thiện chất lượng đời sống về mặt vật chất - xe ôtô riêng, tivi, đi nghỉ ởnước ngoài, mẫu thời trang mới, ăn ở nhà hàng - ít nhất là cho những ai có đủ khả năngchi trả Tuy nhiên, điều này không hẳn sẽ đem lại một lối sống bền vững

Sự giằng co giữa các tác động tích cực và tiêu cực của tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến quátrình xây dựng một tương lai bền vững:

Có một số xu hướng tích cực hiện nay như: gia tăng dân số thế giới đang chậm lại, sản lượng lương thực vẫn tăng, phần lớn dân cư đang sống lâu hơn và mạnh khỏe hơn, chất lượng môi trường ở một số vùng đang được cải thiện Tuy nhiên không thể

bỏ qua các xu hướng có thể hủy hoại những bước tiến này hoặc thậm chí dẫn đến sự

đổ vỡ của các nền kinh tế địa phương Các xu hướng đó bao gồm khan hiếm nước sạch, đất sản xuất nông nghiệp mất dần và đói nghèo gia tăng ảnh hưởng mạnh đến một bộ phận dân số trên thế giới Những mối đe dọa này có thật và ở tương lai rất gần; chúng đã ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Nguồn: United Nations Commission for Sustainable Development (1997) GlobalChange and Sustainable Development: Critical Trends, đoạn 14

Hãy nghe David Suzuki giải thích về sự phụ thuộc của con người vào tài nguyên thiên nhiên

và mức tiêu thụ nhiều tài nguyên trên thế giới gây ra các vấn đề gì

Trang 5

Những ý kiến này đã được giới thiệu trong ba bài tập ở mô đun 1 Từ các bài tập đó, mô đun này tiếp tục trao đổi về các khái niệm Trước khi chuyển đến các hoạt động tiếp theo,bạn có thể xem xét các nội dung chính trong Báo cáo phát triển con người về Tiêu dùng bềnvững năm 1998.

Câu hỏi 1: Hãy nêu ra các nội dung chính mà bạn đã học được về tiêu dùng từ mô đun 1

-Câu hỏi 2: Các nội dung này mới dừng ở mức giới thiệu và chắc chắn sẽ dẫn đến một

số câu hỏi Hãy suy nghĩ và nêu ra các câu hỏi mà bạn muốn được biết từ mô - đun này.

Hãy so sánh các câu hỏi của bạn với các câu hỏi dẫn dắt mô - đun này.

Chúng ta sẽ quay trở lại các câu hỏi này trong hoạt động tổng kết

Trang 6

HOẠT ĐỘNG 2: CHIA SẺ CÔNG BẰNG

Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

TỔNG MỨC TIÊU THỤ TOÀN CẦU LIÊN TỤC TĂNG

Báo cáo Phát triển con người năm 1998 của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc côngbố:

• Tổng mức tiêu thụ toàn cầu tăng từ 1.5 nghìn tỉ vào năm 1900 đến 4 nghìn tỉ đô la Mĩvào năm 1950

• Sau đó tăng gấp 3 tới mức 12 nghìn tỉ đô la Mĩ trong vòng 25 năm kể từ năm 1950đến năm 1975

• Và sau đó tăng gấp đôi đến mức 24 nghìn tỉ đô la Mĩ trong vòng 23 năm từ năm 1975tới năm 1998

CÁC MÔ HÌNH TIÊU DÙNG TRÊN THẾ GIỚI

Có sự khác nhau rõ ràng giữa khả năng tiêu dùng của người dân ở phương Bắc và Nam.Các nội dung chính trong Báo cáo Phát triển con người năm 1998 đã đề cập đến thực tếkhác biệt này

Tốc độ tiêu thụ tăng nhanh chưa từng thấy về quy mô và hình thức trong thế kỉ 20 có

sự phân bổ không hề đồng đều, để lại nhiều vấn đề thiếu sót và gia tăng bất bình đẳng.

Một số bằng chứng đã được nêu ra trong bản báo cáo, ví dụ như:

• Mức tiêu thụ bình quân đầu người tại các nước công nghiệp đã tăng lên đều đặn(khoảng 2,3% hàng năm) trong vòng 25 năm qua, đặc biệt là tốc độ tăng ở khu vựcĐông Á (6,1%) và ở Nam Á (2,0%) Tuy nhiên, các khu vực đang phát triển này cònlâu mới đuổi kịp mức tiêu thụ của các nước công nghiệp Tại những quốc gia khác,mức tăng trưởng tiêu thụ đã và đang chững lại

• Trung bình mỗi hộ gia đình ở châu Phi ngày nay tiêu thụ ít hơn 20% so với mức 25năm trước đây

• 20% người nghèo nhất trên thế giới nằm ngoài làn sóng tiêu dùng Hơn một tỉ ngườiđang không được đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cơ bản

• Trong số 4,4 tỉ người ở phương Nam, gần 3/5 không được đáp ứng các điều kiện vệsinh cơ bản và gần 1/3 không có nước sạch 1/4 không có đủ nhà ở 1/5 không đượctiếp cận các dịch vụ y tế hiện đại 1/5 trẻ em không đi học đến lớp 5 Khoảng 1/5không có chế độ ăn uống đầy đủ năng lượng và protein Tình trạng thiếu vi chất dinhdưỡng thậm chí còn phổ biến hơn

• Ở các nước phương Nam, chỉ có một số ít người có đặc quyền mới có phương tiệnvận tải cơ giới, phương tiện truyền thông và điện

AI TIÊU DÙNG CÁI GÌ?

Hãy so sánh mức độ chi tiêu trên thế giới trong một loạt các hàng hóa và dịch vụ để tìm rađặc điểm các mô hình tiêu dùng toàn cầu

Trang 7

Báo cáo Phát triển con người năm 1999 đã chỉ ra rằng sự bất bình đẳng trong tiêu dùng trênkhắp thế giới là một trong những “sự thật của cuộc sống toàn cầu”.

Báo cáo này cho thấy những bất bình đẳng trong tiêu dùng bao gồm khả năng tiếp cận khácnhau với hàng hoá - dịch vụ phục vụ nhu cầu cơ bản của cuộc sống, như lương thực và nơi

ở, và giáo dục, y tế Và bất bình đẳng ngay cả trong những hàng hoá dịch vụ "vô hình" như

cơ hội nghỉ ngơi, tỉ lệ sử dụng internet, và sự tham gia vào thị phần quốc tế Những bất bìnhđẳng này còn khác nhau về mặt địa lí, giới tính và giai cấp

Hãy lắng nghe ý kiến của Herman Daly, đã từng là chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thếgiới, giải thích vấn đề công bằng của các mô hình tiêu dùng trên thế giới

Câu hỏi 3: Theo bạn, các mô hình tiêu dùng toàn cầu nào là không bền vững – về mặt

xã hội, kinh tế và sinh thái? Hãy giải thích.

Cuối cùng, những mô hình tiêu dùng không công bằng trên thế giới làm cho động tháihướng tới tiêu thụ bền vững trở thành một vấn đề đạo đức và văn hoá:

Văn hóa rõ ràng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi mô hình tiêu dùng lãng

phí, đặc biệt là ở các nước công nghiệp Thay đổi về lối sống cần đi kèm với sự thay đổi về ý thức đạo đức Với ý thức này, ngay từ chính nền văn hóa của mình, công dân của các nước giàu sẽ tìm ra nguồn giá trị đoàn kết mới mẻ và tích cực Chính điều này sẽ xóa bỏ nghèo đói đang lan rộng tới 80% dân số thế giới cũng như suy thoái môi trường và các vấn đề khác

có liên quan.

Nguồn: UNESCO (1997) Educating for a Sustainable Future: A Transdisciplinary Vision forConcerted Action, paragraph 113

Trang 8

HOẠT ĐỘNG 3: CÁC NGHỊCH LÍ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TIÊU DÙNG

Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Báo cáo Phát triển con người năm 1998 chỉ ra năm nghịch lí tiêu thụ: [bấm vào để tìm hiểumỗi nghịch lí)

NGHỊCH LÍ 1 - TIÊU DÙNG KHÔNG ĐẢM BẢO SẼ MANG LẠI HẠNH PHÚC

Phần đông người dân ở các nước phương Bắc cho rằng mình hạnh phúc nhất vào nhữngnăm 1950 - mặc dù sau đó, mức tiêu thụ đã tăng gấp đôi Thật vậy, không có mối liên hệtương quan nào giữa mức thu nhập, tiêu thụ và hạnh phúc Trong một nghiên cứu toàn cầu

so sánh các phương pháp đánh giá hạnh phúc trong mối quan hệ với mức thu nhập bìnhquân đầu người, kết quả cho thấy rằng các nước càng giàu, thì mối liên hệ tương quan giữamức thu nhập và hạnh phúc cá nhân càng nhỏ

Nguồn: Carley, M và Spapens, P (1998) Chia sẻ thế giới: Cuộc sống bền vững và côngbằng toàn cầu trong thế kỉ 21, Earthscan, London, p 142

Nghiên cứu của Carley và Spapens (1998) đã giải thích điều có vẻ mâu thuẫn này là do sựkhác nhau giữa "kì vọng" và "sự hài lòng" Cùng với các quảng cáo và áp lực xã hội, kì vọng

có xu hướng tăng khi thu nhập tăng, nhưng sự hài lòng thì không Do đó, theo nghiên cứunày "luôn luôn có yếu tố không hài lòng mà ngay cả khi thu nhập tăng cũng không thể thỏamãn được" Các tác giả Carley và Spapens kết luận rằng:

Đây không phải là điều ngẫu nhiên: những công nhân kiếm được nhiều tiền, vì họ làm việc hàng giờ cung cấp hàng hoá cho thị trường, và họ không bao giờ bận tâm

Trang 9

liệu loại hàng hoá có thực sự cần hay không Tiêu thụ trở thành phần thưởng cho công sức họ bỏ ra và những giờ làm việc miệt mài.

Tuy nhiên, đây không phải là một phần thưởng mang lại sự thoả mãn: vẫn còn những yếu tố khiến họ không hài lòng Thị trường mua bán các sản phẩm vô dụng sẽ biến mất khi con người cùng thức tỉnh Chúng ta trở thành những người nghiện tiêu dùng -

mà điều này không mang lại sự hài lòng lâu dài.

Nguồn: Carley, M và Spapens, P (1998) Chia sẻ thế giới: Cuộc sống bền vững vàcông bằng toàn cầu trong thế kỉ 21, Earthscan, London, p 143

Cách giải thích trên cho thấy sự “không hài lòng” là trung tâm của nền kinh tế thị trường vìcác nền kinh tế này phụ thuộc vào những người đi theo một vòng luẩn quẩn của "làm việc-và-chi tiêu" Vòng luẩn quẩn này- như một bánh xe quay nhanh: sau hàng giờ làm việc, conngười cần tiêu thụ, rồi chính những giờ làm việc căng thẳng lại đòi hỏi phải tiêu thụ nhiềuhơn, và cứ tiếp tục như thế…

Cách giải thích thứ hai về nghịch lí này liên quan đến việc con người không giao tiếp thườngxuyên với thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại:

Xã hội tiêu dùng đòi hỏi cách thức con người tiếp xúc với thiên nhiên, không phải qua cách liên hệ trực tiếp, thường xuyên, và sâu sắc như trước mà liên hệ gián tiếp thông qua công nghệ và tổ chức Phần lớn, mọi hoạt động của chúng ta đã chuyển vào trong nhà, trong một không gian dễ quản lí, dễ sắp đặt hơn thay thế cho không gian vốn tự do và khó quản lí trước đó Động vật hoang dã, đã từng được coi là giáo viên

và bạn đồng hành của chúng ta, thì đang dần được thay thế bởi động vật nuôi dễ bảo

và phụ thuộc vào con người.

Cảm nhận của chúng ta về thực tế, trước kia được định hình bởi tổng hợp rất nhiều những giác quan giao cảm với mùa, bầu trời, rừng, động vật hoang dã, hoang mạc,

sa mạc, sông, biển và bầu trời đêm, thì giờ đây ngày càng được định hình bởi công nghệ và hiện thực tạo hình Tiêu dùng miễn cưỡng, có lẽ dưới dạng vì đau buồn hoặc chán nản, là một phản ứng trước thực tế rằng chúng ta đang tự cô lập và xa lạ trong một thế giới nhỏ bé mà chúng ta từng gọi là nhà của mình.

Trang 10

Orr, D (1999) The ecology of giving and receiving, in R Rosenblatt (ed) ConsumingDesires: Consumption, Culture, and the Pursuit of Happiness, Island Press,Washington DC, p 141.

Hãy tìm hiểu mối quan hệ giữa tiêu dùng, sự hài lòng và hạnh phúc bằng cách đọc:

• Một bài báo với chủ đề: Liệu tăng trưởng kinh tế có cải thiện tinh thần của con ngườihay không?

• Kết quả của một cuộc khảo sát thái độ của công chúng Mĩ về tiêu thụ và chất lượngcuộc sống: Cuộc khảo sát này cho thấy đa số người dân Mĩ muốn “giảm” nhịp độsống của họ để ít căng thẳng và tận hưởng những điều đơn giản của cuộc sốngnhiều hơn…

NGHỊCH LÍ 2 – CÓ NHIỀU NGƯỜI NGHÈO ĐANG SỐNG TRONG CÁC QUỐC GIA GIÀU

CÓ NHẤT

Mặc dù có mức độ tiêu dùng cao, nghèo đói và thiếu thốn vẫn hiển hiện trong tất cả cácnước phương Bắc - và ở một số nơi con số này ngày càng tăng Thực tế là, từ 7% đến 17%

số dân ở những nước này là người nghèo

Những tỉ lệ này không liên quan nhiều tới mức thu nhập bình quân ở mỗi quốc gia Ví dụ,Thụy Điển chỉ được xếp hạng mười ba về mức thu nhập bình quân nhưng tỉ lệ nghèo đói lạithấp nhất (7%), trong khi Hoa Kì có mức thu nhập bình quân cao nhất nhưng có tỉ lệ phầntrăm người nghèo cao nhất trong các nước ở phương Bắc

Do đó, mức tiêu dùng thấp và nghèo đói không chỉ là vấn đề của riêng những người nghèo

ở những nước phương Nam

NGHỊCH LÍ 3 – KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG KHÔNG THỂ HIỆN CHẤT LƯỢNG ĐI LÊN

Thu nhập quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng không liên quan tới việc chúng tachi tiêu vào cái gì Như vậy, khái niệm “chất lượng” có thể (và trên thực tế) bị bỏ qua khi pháttriển được hiểu là tăng trưởng kinh tế Khái niệm này bao gồm chất lượng phát triển, chấtlượng cuộc sống con người và chất lượng của môi trường tự nhiên

Cách hiểu về “chất lượng” này được minh họa trong một câu chuyện về Anton và Marti, và

sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của họ đã ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh lí tưởng

về phát triển của nhà kinh tế học

Lắng nghe một bài hát về nghịch lí này của Alan AtKisson tại Trung tâm vì một giấc mơ chonước Mĩ

Trang 11

NGHỊCH LÍ 4 – CÁC NƯỚC PHƯƠNG NAM THƯỜNG PHẢI TRẢ CHI PHÍ CHO TIÊU DÙNG CỦA CÁC NƯỚC PHƯƠNG BẮC

Số tiền chúng ta có thể chi tiêu phụ thuộc vào số tiền mà chúng ta có Chính tiền bạc là yếu

tố chính hạn chế tiêu dùng Thông điệp ở đây là:

Nếu muốn lựa chọn - bạn phải ra ngoài và xem xét Tiền cho bạn sự lựa chọn Dù ở loại hàng hoá dịch vụ tiêu thụ nào, từ việc ngăn chặn tội phạm tới quần áo, từ y tế đến giáo dục, từ các văn hóa tới xe hơi, thì tiền là vẫn là yếu tố quyết định cuối cùng.

Nguồn: Y and Lang, T (1995) The Unmanageable Consumer, Sage, London, p 32.Mức thu nhập rất thấp của hầu hết người dân ở phương Nam cho thấy họ không thể đủ tiềnchi trả để hưởng được lợi ích của nền kinh tế tiêu dùng Điều này ảnh hưởng đến người dânphương Nam ở nhiều khía cạnh Trong đó có 4 phương diện sau:

Người nghèo luôn không mua được những gì họ cần

Thị trường tiêu dùng sản xuất theo luật cung và cầu Điều này có nghĩa rằng thị trườngthường cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu của những người có sẵn tiền nhất

Nguồn: Ted Trainer

Người dân ở các nước phương Nam có nhu cầu về những hàng hóa thông dụng có giá thấp

mà có thể giảm chi phí (ví dụ như năng lượng mặt trời, lò nướng, bếp lò than củi, vv) vànâng cao mức sống của họ (nhà ở phải chăng, giao thông công cộng, nước sạch, vv).Những loại hàng hoá và dịch vụ này lại không được sản xuất hoặc không phân phối rộng rãi

dù có nhiều qui định, yêu cầu về đạo đức và môi trường đã đề xuất

Nhiều ngành công nghiệp gây ô nhiễm đang chuyển đến các nước

phương Nam

Chính phủ ở các nước phương Nam thường cho phép các công ti xuyên quốc gia đặt nhàmáy ở nước mình để thu hút đầu tư, cung cấp việc làm cho dân số đô thị đang gia tăng, vàđáp ứng nhu cầu phát triển quốc tế về “tự do thương mại”

Trong nhiều trường hợp, các công ti xuyên quốc gia đã chuyển các ngành công nghiệp của

họ tới các nước phương Nam để tránh các quy định an toàn lao động, quản lí nhân công vàmôi trường tại nước của họ - và để tận dụng lợi thế của địa phương: giá nhân công rẻ, các

hệ thống qui định ngành nghề và kiểm soát môi trường chưa được tốt Vì thế, nhiều ngànhcông nghiệp gây ô nhiễm đã di chuyển từ phương Bắc tới phương Nam

Trang 12

Khi các nước phương Nam có thêm nhiều việc làm thì chi phí xã hội, y tế và môi trường củacác ngành công nghiệp này thường khá nặng nề.

Chi phí lao động thấp - điều kiện lao động yếu kém

Các nhà máy chủ yếu sản xuất sản phẩm tiêu dùng cho thị trường phương Bắc - từ đồng hồ

kĩ thuật số, quần áo giá rẻ, các bộ phận máy tính và các sản phẩm giải trí điện tử đến giàythể thao, chế biến thực phẩm và cả đồ trang trí Giáng sinh Trong thực tế, Trung Quốc hiện

là trung tâm ”ngành Giáng sinh" thương mại của thế giới

Rất ít các sản phẩm này có công dụng hữu ích cho người dân ở phương Nam - hoặc cómức giá hợp lí để những người công nhân sản xuất ra chúng có thể mua được Nhiều nhómnhân quyền quốc tế đã mô tả những công nhân này làm việc trong điều kiện và với mức tiềnlương bị bóc lột

Ví dụ, một bài báo đăng trên trang nhất của tờ New York Times vào ngày 07 tháng mười mộtnăm 1997 cho rằng một xí nghiệp tại Việt Nam thuộc về một nhà sản xuất giày thể thao hàngđầu là "không đủ an toàn lao động” Tương tự như vậy, công ti thể thao - sản xuất bóng đácho World Cup 1998 bị cáo buộc đã không trả lương công bằng cho công nhân tại các xínghiệp ở phương Nam

Phân phối thu nhập không công bằng

Những trường hợp nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ các loại cây thực phẩm như cà phê

và chuối cho thấy nông dân trồng trọt ở các nước phương Nam thường không nhận đượcthu nhập cao như những người khác trong chuỗi sản xuất - cung ứng

Ví dụ, số tiền trả cho một quả chuối trồng tại Trung Mĩ và bán trong một siêu thị tại châu Âu,Canada hoặc Hoa Kì đến được chi trả cho các bên theo tỉ lệ như sau:

Nguồn: Internationalist, No 317, October 1999

Trang 13

Ví dụ này cho thấy phần lợi nhuận lớn nhất được chia cho khu vực bán lẻ - chủ yếu là thuộc

về các chuỗi siêu thị lớn của quốc gia và quốc tế Chỉ 5% giá bán của một quả chuối đượctrả cho gia đình nông dân trồng chuối Các sản phẩm nông sản trồng và bán ở các nướcphương Bắc cũng gặp tình trạng tương tự như vậy

Hãy nghiên cứu một tình huống tương tự trong việc phân phối thu nhập từ việc sản xuất vàbán cà phê

NGHỊCH LÍ 5 – TIÊU DÙNG ĐANG LÀM CẠN KIỆT TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG TA

Việc sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta dùng phụ thuộc vào những nguyênliệu thô lấy từ Trái đất Ví dụ, theo Paul Hawken - một nhà kinh tế môi trường, thì hàng hoá

và dịch vụ do một người bình thường ở Mĩ tiêu thụ cần gần 60kg nguyên liệu thô để sản xuấtmỗi ngày – hay là trên 23 tấn/năm

Tổ chức Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên hoang dã Thế giới (WWF) theo dõi tác động của cácnguồn tài nguyên trên thế giới và tính toán một chỉ số gọi tên là Hành tinh sống (LivingPlanet Index) Đây là chỉ số thể hiện “sự giàu có và nguồn tài sản tự nhiên" của các hệ sinhthái trên thế giới, và thể hiện mức giàu có này đã thay đổi như thế nào

Chỉ số hành tinh sống năm 2000 cho thấy chỉ số này đã giảm 30% từ năm 1970 đến 1995.Điều này có nghĩa rằng thế giới đã mất 30% tài sản tự nhiên trong một thời gian tươngđương với một thế hệ

Tốc độ tiêu dùng toàn cầu gia tăng làm tài nguyên thiên nhiên bị tiêu tốn nhanh chóng, vàđồng thời làm môi trường xuống cấp, gây ra ô nhiễm và chất thải Theo Paul Hawken, mỗinăm người dân Mĩ tạo ra hơn 20 tỉ tấn chất thải (50 nghìn tỉ pound, không bao gồm nướcthải) Số lượng này bao gồm:

• Gần 320 triệu tấn (700 tỉ pound) chất thải nguy hại từ công nghiệp hóa chất;

• Gần 140 triệu tấn (300 tỉ pound) các hoá chất hữu cơ và vô cơ từ các nhà máy sảnxuất;

• Gần 13 triệu tấn (28 tỉ poundao) thức ăn thừa;

• Gần 12 triệu tấn (25 tỉ pound) khí carbon dioxide;

• 2.5 triệu tấn (6 tỉ pound) chất polystyrene;

• 1.5 triệu tấn (3.5 tỉ pound) là thảm đổ tại bãi rác

Hawken kết luận rằng với mỗi lượng 100 kg các sản phẩm sản xuất tại Mĩ hàng năm, có ítnhất là 3200 kg chất thải được tạo ra

Nguồn: Source: Hawken, P (1997) Nature”s capitalism, Mother Jones, April, p 44

Câu hỏi 4: Khi đọc về năm nghịch lí này, hãy ghi vào sổ tay học tập của bạn: (i) các vấn đề do các nghịch lí này gây ra, và (ii) các giải pháp cho các vấn đề mà bạn thấy hiệu quả trong trường học hoặc cộng đồng địa phương.

Trang 14

Câu hỏi 5: Hãy xác định một nội dung, vấn đề hay chủ đề về tiêu dùng để đưa vào giảng dạy trong các môn học khác nhau.

Câu hỏi 6: Lập kế hoạch một dự án hoặc bài tập hướng dẫn cho một dự án nghiên cứu về “Áo phông, quần bò và thương mại công bằng" dựa vào thông tin trên Internet cho học sinh trung học cơ sở.

Câu hỏi 7: Các phương tiện truyền thông có vai trò gì trong việc các em học sinh học

về những vấn đề hay nội dung tiêu dùng này?

Ghé thăm những trang web sau để tìm hiểu về nhận thức truyền thông và tiêu thụ bền vững:

• Adbusters Magazine – Được bình chọn là Tạp chí của năm trong Giải thưởng tạp chíquốc gia năm 1999 Canada

• Dự án Nhận thức truyền thông trực tuyến (Media Literacy On-line)

Trang 15

HOẠT ĐỘNG 4: CÁC ĐỘNG LỰC LÀM TĂNG TIÊU DÙNG

Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này

Trong Hoạt động 3, chúng ta đã phân tích năm nghịch lí tiêu dùng Hoạt động này tập trungvào một nghịch lí khác cũng rất khó hiểu: Nếu tiêu dùng có thể gây ra rất nhiều vấn đề nhưvậy, thì tại sao nó hiện diện ở tất cả mọi mặt trong cuộc sống ngày nay?

Một lí do cơ bản là còn rất ít người trên thế giới thực sự sống tự cung tự cấp Chúng ta phảitiêu thụ để tồn tại Chúng ta sống trong nền kinh tế trao đổi, nơi mỗi người có xu hướngchuyên môn hóa trong một công việc nào đó, nhận tiền cho thời gian và nỗ lực bỏ ra, và sau

đó sử dụng số tiền đó để mua hàng hoá và dịch vụ do các “chuyên gia” khác sản xuất.Suy cho cùng, điều này là hợp lí và hiệu quả Nếu bạn không phải là một nông dân giỏi hoặckhông có đất đai, thì bạn sẽ không có gì để ăn

Chuyên môn hóa lao động trong nền kinh tế trao đổi hay kinh tế thị trường cũng mang lạicho người dân cơ hội để dùng thời gian và các kĩ năng của họ vào những lĩnh vực mà họgiỏi (nếu có sẵn việc làm trong lĩnh vực đó) Làm việc trong lĩnh vực mà chúng ta giỏi là rấtquan trọng để chúng ta đạt được thành công và sự hài lòng trong cuộc sống

Mua hàng hóa và dịch vụ từ những người thông thạo về thiết kế, sản xuất hay giao hàngcũng có nghĩa là chúng ta sẽ mua được những sản phẩm có chất lượng cao hơn so với sảnphẩm chúng ta tự làm Những sản phẩm đó cũng có thể được sản xuất nhanh hơn, hiệuquả, và thường ít tốn kém hơn

Ít nhất về mặt lí thuyết là thế

Tuy nhiên, lí thuyết này chủ yếu để áp dụng cho trường hợp tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đểthỏa mãn nhu cầu của chúng ta Lí thuyết này không ứng dụng tốt khi nó liên quan đến thoảmãn các mong muốn của chúng ta

Trong thực tế, lối sống sung túc của phương Bắc có nghĩa là:

• 20% số người trên thế giới tại các quốc gia có thu nhập cao nhất chiếm 86% tổng chitiêu tiêu dùng cá nhân;

• 20% người nghèo nhất tiêu dùng chỉ 1,3%, trong khi

• 60% những người có mức thu nhập trung bình (khoảng 4 tỉ người) tiêu thụ chỉ 12,7%.Những con số khác biệt này có trong mô hình tiêu dùng sau đây:

Trang 16

GNP toàn cầu 82,7% 1,4%

Nguồn: Báo cáo phát triển con người năm 1998; Carley, M và Spapens, P (1998) Chia sẻthế giới: Cuộc sống bền vững và công bằng toàn cầu trong thế kỉ 21, Earthscan, London,trang 42

Những con số này cho thấy cần phải xem xét lại lí luận cho rằng quá tải dân số là nguyênnhân của sự suy giảm môi trường toàn cầu và nạn đói nghèo

Xem thêm mô - đun 13 về ”cách hiểu mới về dân số và phát triển” và mô - đun 14 về “câuchuyện đói nghèo của thế giới” để thảo luận thêm về vấn đề này

Câu hỏi 8: Tính toán tỉ trọng tiêu dùng toàn cầu của 60% người có thu nhập trung bình trên thế giới

Câu hỏi 9: Thông điệp của công thức I = C x T x P là gì?

Trong đó: I (impacts): Sự tác động của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên; C(consumption): Mức tiêu dùng trên đầu người; T (Technology): Công nghệ sử dụng để sảnxuất sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng và P (population): Dân số

Câu hỏi 10: Bạn có thể sử dụng công thức này trong việc giảng dạy về tiêu dùng như thế nào?

Trang 17

TẠI SAO TIÊU DÙNG TỪ CÁC NƯỚC PHƯƠNG BẮC LẠI CÓ ẢNH HƯỞNG TO LỚN TỚI NGUỒN TÀI NGUYÊN NHƯ VẬY?

Có nhiều lí do dẫn đến ảnh hưởng này, nhưng lí do chính là vì ngày nay chủ nghĩa tiêu dùngđụng chạm tới mọi mặt trong nền văn hóa của người dân ở phương Bắc Thật vậy, chủnghĩa tiêu dùng có thể được xem như là một giá trị cốt lõi, không chỉ ở phương Bắc, mà còn

ở nhiều quốc gia ở phương Nam Đây là những nơi mà các phương tiện thông tin đại chúng,giáo dục theo kiểu phương Tây và các quá trình toàn cầu hóa khác đang nhanh chóng tuyêntruyền những hình ảnh tiêu dùng để thoả mãn “mong muốn” của người dân ở phương Bắc.Tiêu dùng đại trà là một trong những quy trình cơ bản định hình nên đời sống kinh tế và xãhội trong thế giới ngày nay Trong thực tế, đời sống hàng ngày bao gồm cả đời sống vật chất

và đời sống xã hội thường xoay quanh việc sản xuất, trao đổi và tiêu dùng các sản phẩm vậtchất Vì vậy, có người cho rằng “chúng ta là ai – là những hàng hoá - dịch vụ mà chúng tatiêu thụ!”

Điều này là do chủ nghĩa tiêu dùng không chỉ là một phương tiện để tạo ra của cải hay đểđáp ứng nhu cầu cá nhân Mà chủ nghĩa tiêu dùng - với những giá trị đặc trưng về sự sởhữu và “trưng bày” các sản phẩm hàng hoá khác nhau - cũng là một trong những phươngtiện chính để thông qua đó chúng ta học và biết cách xây dựng cá tính và thể hiện bản thânvới thế giới bên ngoài:

Cơ thể, quần áo, lời nói, thời gian giải trí, sở thích ăn uống, nhà cửa, xe hơi, sự lựa chọn kì nghỉ, v.v được coi là những chỉ số thể hiện cá tính, phong cách và thẩm mỹ riêng của chủ sở hữu/người tiêu dùng.

Nguồn: Featherstone, M (1991) Văn hóa tiêu dùng và hậu hiện đại, Sage, London,trang 83

Như vậy là, tiêu dùng hôm nay không phải chỉ là vấn đề “đua đòi” Các loại thực phẩm chúng

ta ăn, các “nhãn hiệu”“ chúng ta mặc, các loại xe ô tô chúng ta đi, âm nhạc chúng ta lắngnghe – thậm chí cả những thương hiệu máy tính, đồng hồ, máy ảnh và giày thể thao chúng

ta dùng đều là "biểu tượng xã hội” Do đó nhà kinh tế học quốc tế, Wolfgang Sachs, đưa ralập luận rằng mức tiêu dùng đại diện cho:

Một hệ thống “dấu hiệu” qua đó người mua thể hiện về chính bản thân mình Trước kia hàng hóa thể hiện vị trí xã hội, còn ngày nay hàng hoá là hình ảnh thể hiện lối sống Nhưng càng có nhiều lựa chọn càng khó để biết những gì ta muốn, và để trân trọng những gì ta có.

Nguồn: Oneworld.net

Câu hỏi 11: Hãy nêu tóm tắt vai trò của các yếu tố động lực sau trong việc làm tăng tiêu dùng không bền vững:

Toàn cầu hoá

Xa rời thiên nhiên

Trang 18

Gia tăng dân số

Thay đổi công nghệ

Tiêu dùng và bản sắc cá nhân

Gia tăng mức sống ở các nước phương Nam

Vòng xoáy chu kì làm việc-và-chi tiêu

HƯỚNG TỚI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG

Các yếu tố và quá trình trên không chỉ thúc đẩy tiêu thụ hàng loạt Mà đây còn là các khía cạnh có sức ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm và hoạt động của con người trên thế giới Thực sự thì rất có thể chủ nghĩa tiêu dùng trong cuộc sống hiện nay đang ẩn chứa những hạt mầm của sự thay đổi xã hội theo quy trình dân chủ Mà từ đây, từ quá trình phản biện có tính xây dựng về chủ nghĩa tiêu dùng, nhiều hàng hóa và dịch

vụ đã được hình thành và đến lúc ảnh hưởng đến lựa chọn lối sống có ý thức môi trường và đạo đức xã hội.

Ví dụ, con người luôn tìm cách:

• Thay đổi hay cải tiến sản phẩm và dịch vụ; hoặc

• Thay đổi các mô hình tiêu dùng - tại cấp hộ gia đình, chính phủ và công ti

Hãy tìm hiểu các ví dụ về các chương trình thúc đẩy tiêu dùng bền vững từ thông tin trênmạng Internet

Những tiến triển và các chương trình này cho thấy rằng không nên chỉ đánh giá khía cạnhtiêu cực của tiêu dùng Trong thực tế, nhiều người cho rằng:

Chủ nghĩa tiêu dùng vào cuối thế kỉ 20 đang ẩn chứa nhiều hạt giống có tính đột phá hơn cả những gì chúng ta từng dự đoán.

Nguồn: Nava, M (1991) Xem xét lại chủ nghĩa tiêu dùng: Mua và quyền lực, văn hóahọc, 5 (2), tr 171

Vì vậy, tiêu dùng có thể là nguyên nhân của nhiều mầm bệnh xã hội và môi trường, và tiêudùng cũng là một phương tiện để tìm ra các giải pháp bền vững cho hiện tại và tương lai

Câu hỏi 12: Hãu nêu ra các cách thức để điểu chỉnh ba yếu tố động lực cho tiêu dùng

để thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Trang 19

HOẠT ĐỘNG 5: DẤU CHÂN SINH THÁI

Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và gây ra ô nhiễm đang làm suy thoái các hệ thống hỗtrợ sự sống trên Trái đất Điều này khiến chu kì tự nhiên và hệ sinh thái mất dần khả năngthực hiện chức năng quan trọng nhất là hỗ trợ tất cả sự sống trên Trái đất

Việc tiêu thụ hoặc sử dụng nhiều các nguồn tài nguyên, đặc biệt là ở các nước phương Bắc,

và đồng thời tăng trưởng dân số đều gây ra tác động đối với môi trường Tác động từ mọihoạt động của con người ta gây ra một “dấu ấn” hay có thể được gọi tên là “dấu chân" trênTrái đất Dấu ấn này được gọi là “dấu chân sinh thái”

Tương tự như việc chúng ta nói rằng một máy tính có một “dấu chân lớn hay nhỏ" phụ thuộcvào dung lượng sử dụng trong máy tính, thì cũng có thể nói rằng cách sống mà chúng ta lựachọn sẽ tạo nên một dấu chân trên Trái đất Dấu chân sinh thái là một thước đo về tác độngcủa con người tới tự nhiên, cho thấy bao nhiêu đất và nước chúng ta đã sử dụng để sảnxuất ra tất cả các sản phẩm chúng ta tiêu thụ và để hấp thụ các chất thải chúng ta tạo ra.Dấu chân sinh thái là một cách tính toán sáng tạo và chặt chẽ để đo lường xem liệu việc lựachọn lối sống của chúng ta có tác động bền vững hay không

Càng ngày, chúng ta càng nhận ra rằng chúng ta đang dùng cạn kiệt nguồn tài nguyên nhiềuhơn mức mà nhiên nhiên có thể tái tạo và tạo ra chất thải nhiều hơn mức tự nhiên có thểhấp thụ an toàn Vì vậy, đôi khi người ta nói rằng dấu chân sinh thái của loài người là quálớn

Thuật ngữ này xuất phát từ quyển sách “Dấu chân Sinh thái của chúng ta: Giảm tác độngcon người trên Trái đất” của tác giả Mathis Wackernagel và William Rees vào năm 1996.Cuốn sách này đưa ra cách tính toán và từ đó cho thấy rằng loài người hiện nay cần cóthêm ít nhất 20% diện tích đất có khả năng cho năng suất sinh học so với lượng đất màchúng ta hiện có Và tính toán rằng nếu như tất cả cư dân trên Trái đất hiện nay sống theotiêu chuẩn của người dân tại các quốc gia như Hoa Kì, Úc hay Canada, thì chúng ta sẽ cầntất cả là ba Trái đất để sống

Ví dụ, Dấu chân sinh thái của người dân Mĩ là 9,6 ha (24 mẫu Anh) vào năm 1999, tươngứng với diện tích của 24 sân bóng đá So với nước Mĩ, người Canada có Dấu chân sinh tháinhỏ hơn khoảng một phần tư (7,2 hares/18 mẫu Anh), và một người Đức bình thường cầnmột nửa non diện tích đó (4,4 hares/11 mẫu Anh)

Những dấu chân này là quá lớn so với phần diện tích “chia sẻ công bằng” cho mỗi ngườidân trên thế giới là 2,1 ha (5,2 mẫu Anh) Con số này tính toán bằng cách lấy toàn bộ diệntích đất sản xuất và biển trên thế giới chia đều cho tổng số người trên thế giới

Tuy nhiên, loài người không phải là cư dân duy nhất của Trái đất Vì vậy, con số 2,1 hakhông tính tới nhu cầu “dấu chân” của các loài khác Để bảo tồn 10 triệu loài khác trên Tráiđất, chúng ta sẽ cần ít nhất 12% đất có khả năng cho năng suất sinh học trên Trái đất (theo

Trang 20

khuyến cáo của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển) Và như vậy, thì diện tích cókhả năng cho năng suất sinh học sẽ giảm từ 2,1 xuống 1,8 ha/người

Chúng ta có thể tính xem liệu có đủ đất cho nhu cầu của chúng ta không bằng cách nhâncon số 1,8 ha/người với tổng số người trên thế giới, và so sánh kết quả này với tổng diệntích đất có khả năng cho năng suất sinh học hiện có Thật không may, sự so sánh cho thấychúng ta đang vượt quá sức chứa của Trái đất tới 20%

Nói cách khác, chúng ta đang tiêu thụ nhiều hơn những gì thiên nhiên có thể tái tạo, và nhưvậy là đang “ăn hết” nguồn của cải tự nhiên của Trái đất Các nhà khoa học đang báo độngtình trạng này và gọi lượng đất “vay” từ tương lai là "thâm hụt sinh thái”

Nhiều quốc gia vượt quá dấu chân 1,8 ha/người Do đó, trong trường hợp dấu chân tại Mĩ,

là đang gây ra một mức thâm hụt sinh thái tới 80% Điều này có nghĩa rằng người dân Mĩ

-và người dân từ nhiều nước khác đang “vay” tài nguyên - từ tương lai -và từ nơi khác trênthế giới mà không bao giờ có khả năng trả nợ

Theo Báo cáo Hành tinh sống năm 2000 của tổ chức WWF: “Nếu mỗi con người ở thời điểmnhư hiện nay tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và thải ra lượng khí carbon dioxide ở mứctương tự như người dân Mĩ, Đức hay Pháp thì chúng ta sẽ cần thêm ít nhất hai Trái đấtnữa để sống”

Báo cáo này sử dụng cách tính Dấu chân Sinh thái và lập luận rằng:

Trung bình, người dân Bắc Mĩ cần một diện tích để sản xuất tài nguyên thiên nhiên cho tiêu dùng và cho hấp thụ khí carbon dioxide phát thải ra là gần như gấp đôi nhu cầu của người dân Tây Âu, và gấp năm lần so với người dân châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.

Chính người tiêu dùng của các quốc gia giàu có tại các vùng ôn đới phương Bắc của thế giới là những người chịu trách nhiệm chủ yếu về sự mất mát nguồn của cải tự nhiên đang diễn ra ở các vùng nhiệt đới.

Nguồn: “Cần hai hành tinh nữa”, WWF, Thông cáo báo chí, 20 tháng 10 năm 2000

Câu hỏi 13: Hãy so sánh dấu chân sinh thái ở nước bạn với hai nước khác: (i) một dấu chân tương tự, và (ii) một dấu chân khác hẳn.

Câu hỏi 14: Hãy so sánh sự thâm hụt sinh thái của các nước có dấu chân sinh thái lớn nhất và nhỏ nhất Bạn tìm thấy xu hướng hay mô hình nào? Hãy giải thích điều này.

CÁCH ĐO DẤU CHÂN SINH THÁI CỦA BẠN

Có thể sử dụng “Cách đo Dấu chân” (Footprint Calculator) để tính toán Dấu chân sinh tháicho cá nhân Cách đo Dấu chân đưa ra các câu hỏi về cách bạn sống, các loại thức ăn bạn

ăn, các phương thức vận tải bạn thường xuyên sử dụng, khoảng cách bạn đi lại, các loại vàkích thước của căn nhà bạn sống ở, v.v

Trang 21

Mạng lưới Ngày Trái đất (The Earth Day Network) đưa cách đo dấu chân sinh thái lên mạngtrực tuyến bằng nhiều ngôn ngữ cho phép bạn tính toán dấu chân của bạn tại quốc gia bạnđang sống.

Các phiên bản khác của các cách đo dấu chân sinh thái bao gồm:

• Bàn chân tốt nhất để đi (Best Foot Forward)

• Bàn chân lớn – phiên bản tương tác (Bảo tàng Powerhouse, Sydney, Australia)

Câu hỏi 15: Bạn có kích cỡ dấu chân sinh thái là bao nhiêu?

Câu hỏi 16: Nếu tất cả mọi người trên thế giới có dấu chân sinh thái như của bạn, chúng ta sẽ cần bao nhiêu hành tinh để sống?

Câu hỏi 17: Dấu chân của bạn như thế nào so với của những người ở các nước khác trên thế giới?

Câu hỏi 18: Khía cạnh nào trong cuộc sống của bạn ảnh hưởng nhiều nhất tới kích cỡ Dấu chân của bạn?

• Tìm hiểu thêm thông tin về cách phân tích dấu chân sinh thái

• Tìm hiểu thông tin về dấu chân sinh thái trong vai trò là một chỉ số của tính bền vững

• Tìm hiểu các khái niệm về không gian môi trường (Environmental Space) Đây là mộtkhái niệm tương tự như dấu chân sinh thái, và đang được nhiều nhà nghiên cứu vàcác nhà hoạch định chính sách ở Châu Âu sử dụng

• Tìm hiểu về việc các cách đo lường dấu chân sinh thái có thể được sử dụng tronggiảng dạy tại lớp học như thế nào

Câu hỏi 19: Hãy chọn ba khái niệm chính liên quan đến dấu chân sinh thái mà bạn có thể tích hợp vào một bài giảng trên lớp Bạn sẽ sử dụng ví dụ nào để minh họa cho các khái niệm này? Và bạn có thể sử dụng phương pháp hay những hoạt động giảng dạy/học tập nào?

Câu hỏi 20: Nếu không thể truy cập máy vi tính dễ dàng, thì bạn sẽ giảng dạy và sử dụng bộ câu hỏi dấu chân sinh thái được in ra trên giấy như thế nào?

Ngày đăng: 14/04/2017, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w