1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhà Mạc Trong Thời Kỳ Định Đô Tại Cao Bằng

12 495 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

Về tổ chức bộ máy chính quyền: Trải qua 85 năm ở Cao Bằng với 3 đời vua Mạc Kính Cung, Mạc Kính khoan, Mạc Kính Vũ, nhà Mạc đã làm thay đổi diện mạo của vùng đất này, một số khu đô thị d

Trang 1

NHÀ MẠC TRONG THỜI KỲ ĐỊNH ĐÔ TẠI CAO BẰNG

Ths Phan Đăng Thuận – Viện Sử học

Năm 1592, nhà Lê Trung hưng chiếm được Thăng Long, nhà Mạc theo lời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Cao Bằng tiểu địa, sổ thế khả duyên” (đất Cao Bằng tuy nhỏ bé cũng có thể dung thân được vài đời) lui về cố thủ miền biên viễn Tồn tại ở Cao Bằng 85 năm (1592 – 1677), nhà Mạc đã có nhiều đóng góp với sự phát triển của vùng đất này

Về tổ chức bộ máy chính quyền: Trải qua 85 năm ở Cao Bằng với 3 đời

vua (Mạc Kính Cung, Mạc Kính khoan, Mạc Kính Vũ), nhà Mạc đã làm thay đổi diện mạo của vùng đất này, một số khu đô thị dần hình thành ở vùng Nà Lữ Trong thời gian đầu, vua Mạc Kính Cung hết sức chú tâm trong việc chấn chỉnh,

tổ chức bộ máy quan lại Tiếc là hiện nay, chúng ta chưa tìm thấy một tư liệu nào nói rõ về tổ chức bộ máy chính quyền thời Mạc ở Cao Bằng từ năm 1593 đến năm 1677 Dựa vào ghi chép về hành trạng của một số nhà khoa bảng theo nhà mạc từ Thăng Long lên Cao Bằng, chúng ta phần nào hình dung được tổ

chức bộ máy chính quyền Mạc ở Cao Bằng Sách Các nhà khoa bảng Việt Nam

của Ngô Đức Thọ cho chúng ta biết một số quan lại theo nhà Mạc lên Cao Bằng

có Nguyễn Tranh, Nguyễn Giáo Phương, Phí Lân, Đặng Tư Tề, Phạm Hiến, Đào Lâm Giác, Trần Phi Chiêu, Tạ Thuần, Nguyễn Quốc Dụng và Nguyễn Nhân

Phúc có ghi chép về nhân vật Trần Phi Chiêu như sau: Trần Phi Chiêu Tiến sỹ

khoa Kỷ Sửu (1589) niên hiệu Hưng Trị 2 đời vua Mạc Mục Tông theo nhà Mạc lên Cao Bằng, làm quan đến chức Tán trị đồng đức công thân, Hộ bộ thượng thư kiêm Đô ngự sử, nhập thị kinh diên, Thiếu bảo, tức Diên quận công Thọ 75 tuổi, khi mất được tặng chức Thiếu úy1 Dựa vào Các nhà khoa bảng Việt Nam,

chúng tôi liệt kê được một số chức quan cũng như những người đảm nhận chức của nhà Mạc thời kỳ này như: Phạm Hiến làm quan đến chức Đề hình Giám sát Ngự sử; Tô Trí Cốc làm quan đến chức Giám sát Ngự sử; Đàm Công giữ chức Cấp sự trung; Đặng Tư Tề làm quan đến chức Thượng thư… Như vậy chính quyền thời Mạc ở Cao Bằng có bộ Hộ, bộ Binh, Ngự sử đài…

1 Ngô Đức Thọ (chủ biên): Các nhà khoa bảng Việt Nam, nxb Văn học, Hà Nội – 2006, tr 49

Trang 2

Bên cạnh các bộ, chính quyền thời Mạc ở Cao Bằng còn có Hàn lâm viện, Đông các, Tôn nhân phủ, Trường Quốc học… Có thể nói về đại thể chính quyền nhà Mạc khi lên Bằng vẫn được giữ nguyên như khi còn ở Thăng Long nhưng

có sự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới

Cùng với việc củng cố chính quyền ở Trung ương, nhà Mạc cũng chăm lo củng cố chính quyền ở các địa phương Phủ Cao Bằng dưới sự cai quản trực tiếp của vua Mạc Tại Cao Bẳng nhà Mạc vẫn giữ nguyên 4 châu Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang như thời kỳ trước Dưới phủ là châu, xã do các từ trưởng địa phương cai quản

Về kinh tế: Nhà Mạc thi hành những chính sách kinh tế tích cực nhằm

khuyến khích phát triển sản xuất, nhất là nông nghiệp nhằm giải quyết lương thực chỗ quân đội của mình Hiện nay, chúng ta chưa tìm thấy một tư liệu thành văn nào nói về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của nhà Mạc ở Cao Bằng nhưng dựa vào nguồn tư liệu điền dã đã cho thấy, nhà Mạc khuyến khích khai khẩn đất hoang để mở rộng diện tích canh tác ở Trùng Khánh, Thạch Lâm (nay là Hoà An), Quảng Uyên Không những vậy, nhà Mạc còn đẩy mạnh kiến tạo hệ thống mương máng, đưa nước từ các hệ thống sông suối quanh vùng vào đồng ruộng phục vụ canh tác Hiện nay dấu vết của ruộng lưu hoang trên núi đất thuộc Hòa An, Nguyên Bình (Cao Bằng), Ngân Sơn (Bắc Kạn)… Tại xã Minh Tâm (huyện Nguyên Bình) có khu ruộng bậc thang Nà Gà (xóm Thôm Phát) bị bỏ hoang mà người dân gọi là “Nà xả keo” (ruộng người Kinh), có đường dẫn nước từ con suối gần đó vào ruộng Vết tích ruộng như vậy tồn tại khá nhiều trên các vùng đất thuộc khu vực này, kể cả từ Hòa An sang Thạch An Nhân dân địa phương còn truyền nhau về địa danh Khau Khẩu (núi thóc) Khu vực này có nhiều ruộng bậc thang, hiện nay đã bị bỏ hoang, nhưng vào thời Mạc

là cánh đồng lúa tươi tốt mà dân ví như kho thóc “Ở vùng Bằng Khẩu (Ngân

Sơn - Bắc Kạn) còn lưu giữ tấm bia ghi công đức của những quan lại có thành tích khẩn hoang thời Mạc”2 Khu vực nhà Mạc đóng đô là một trong những cánh đồng lớn ở trung tâm Hòa An, lại gần sông Bằng nên rất thuận lợi cho nghề

2 Nguyễn Thị Hải (2009): Nà Lữ (Hòa An – Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX, luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, tr 69

Trang 3

nông lúa nước phát triển tiêu biểu là Tổng Vùa Tổng Vùa (cánh đồng Vua) nay thuộc địa phận Bản Giài và xóm Bến Đò, rất rộng, màu mỡ và bằng phẳng Cùng với việc khai hoang, nhà Mạc đã mang theo những kinh nghiệm, kỹ thuật

canh tác của người Việt ở vùng đồng bằng lên Cao Bằng “Nhà Mạc giúp cho

nền nông nghiệp Cao Bằng từ chỗ chỉ biết làm nương rẫy, chọc lỗ tra hạt đến văn minh lúa nước”3 Do vậy, cư dân nơi đây đã có lịch canh tác chặt chẽ, biết cách bón phân, chăm sóc lúa cũng như nhiều loại hoa màu khác để có năng suất cao hơn

Bên cạnh phát triển nông nghiệp, nhà Mạc còn khuyến khích phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống Những cư dân vùng Kinh Bắc, Hải Dương theo họ Mạc lên Cao Bằng đã đem theo cả ngành nghề truyền thống của họ từ đồng bằng lên vùng đất này Tiêu biểu như nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, làm đồ gốm, sản xuất đồ gốm, làm gạch ngói cũng phát triển mạnh

Để phục vụ cho các công trình xây cất dinh thự, thành ra nghề làm gạch ngói cũng được mở mang Ngoài những khai thác đá tại địa phương nhà Mạc còn tổ chức sản xuất gạch ngói để phục vụ cho các công trình xây cất bên trong Qua khai quật tại thành Nà Lữ, tại cổng thành phía Đông nam thu được

138 viên gạch với nhiều kích cỡ chủ yếu là gạch vồ, khối hộp được nung già cứng Tại hố khai quật tường thành phía Đông Bắc cũng thu được 238 viên gạch tương tư như gạch ở cổng thành phía đông nam… Tại các hố khai quật còn thu được rất nhiều hiện vật là các mảnh ngói vỡ màu xám đen và màu đỏ Theo kết luận của nhóm khai quật thì ngói lợp mái ở thành Nà Lữ là ngói âm dương Loại ngói này gần giống với loại ngói ở Hoàng Thành Thăng Long cả

về kích thước và màu sắc Gạch sản xuất tại đây có kích thước và màu sắc tương tự gạch thời kỳ này tìm thấy tại kinh đô Thăng Long nơi nhà Mạc từng

trị vì “Có thể thấy khi định đô tại đây, nhà Mạc đã kế thừa toàn bộ kĩ thuật

sản xuất vật liệu xây dựng, kĩ thuật xây cất theo mô hình kinh đô Thăng Long giai đoạn trước”4 (hiện nay còn dấu tích 22 lò gạch ở Pác Tò, xã Hòa Thuận,

3 Lê Sỹ Tứ: Bác Hồ nói chuyện lịch sử ở Cao Bằng, Báo Người cao tuổi số 953 + 954 ra ngày 2/9/2011

chí Khảo cổ học số 1-2015, tr 100.

Trang 4

huyện Phục Hòa) “Tương tự là các vật liệu trang trí kiến trức như diềm trích

thủy Đây là loại hình ngó thường được sử dụng trong các công trình kiến trúc cung đình với hoa văn hình lá đề uốn mềm mại, một họa tiết đặc trưng trong hoa văn trang trí thời Mạc”5

Gạch xây thành thời Mạc ở Phục Hòa Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, các ngành nghề thủ công nghiệp thì thương nghiệp Cao Bằng thời kỳ này khá phát triển Để mở rộng giao lưu, nhà Mạc mở mang đường xá nối liền Cao Bằng với Lạng Sơn, Bắc Kạn, mở rộng đường mòn cho xe ngựa đi lại, xây cầu cống để nhân dân giao lưu hàng hóa

và phục vụ việc vận chuyển vũ khí, lương thực cho các đồn binh Triều đình cũng cho xây dựng nhiều chợ làng để buôn bán ở địa phương và đẩy mạnh giao thương qua biên giới, mở rộng giao lưu buôn bán với Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới Ngay cửa nam thành Nà Lữ cũng hình thành một khu chợ lớn

mà ngày nay còn để lại địa danh Đầu Chợ Cách cánh đồng Đầu Chợ không xã

là địa danh Ao Xe, tương truyền là nơi đỗ xe ngựa và là nơi cập bến của thuyền

bè đến buôn bán ở chợ này Tư liệu về chợ thời Mạc ở Cao Bằng rất hiếm để tái hiện lại hoạt động của nó Song với chính sách phát triển thương nghiệp của nhà Mạc, chúng ta có thể khẳng định hoạt động buôn bán ở đây khá tấp nập với sự

chí Khảo cổ học số 1-2015, tr 100.

Trang 5

tham gia của người bản địa, người Hoa bên kia biên giới Khi nhà Mạc mở rộng kinh đô sang Cao Bình thì chợ mới được mở gọi là Háng Mứ (chợ mới), Háng Shéng Kinh tế Cao Bằng phát triển, tạo cơ sở hậu cần cho nhà Mạc có đủ thực lực để trụ vững và cầm cự với nhà Lê hơn 80 năm

Nối tiếp thành tựu về giáo dục khoa cử thời kỳ Thăng Long, “nhà Mạc

lên Cao Bằng vẫn giữ chính sách trọng nhân tài, cứ ba năm mở một khoa thi kén người ra giúp việc nước”6 Các kỳ thi Nho học đã thu hút nhiều nhân sĩ, trí thức tham gia trong đó có cả đồng bào Tày, Nùng như Bế Văn Phụng, Nông Quỳnh Văn… Bế Văn Phụng quê ở làng Bản Vạn, xã Bế Triều, huyện Hòa An Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông được bổ nhiệm làm quan Tư Thiên Quản Nhạc, chuyên trông coi cai quản lễ nhạc trong cung đình Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm

Nôm Tày như Tam nguyên luận, Trung nguyên luận, Thượng nguyên luận…

Bên cạnh các nhân sĩ người Tày, tương truyền còn có bà Nguyễn Thị Duệ giả trai dự thi và đỗ Tiến sĩ Theo PGS TS Đỗ Thị Hảo thì Nguyễn Thị Duệ quê ở làng Kiệt Đặc (nay là xã An Lạc – Chí Linh – Hải Dương) Bà dự khoa thi Hội năm Bính Thìn? và đỗ đầu bảng, được vua Mạc Kính Cung trọng dụng, đưa vào cung dạy dỗ phi tần7 Triều đình mở yến tiệc mừng các vị tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị Tiến sĩ trẻ này dáng hình như con gái, mắt sáng môi đỏ như son, ngón tay búp măng xinh đẹp Vua Mạc bèn cho người tìm hiểu… Mạc Kính Cung mời bà vào cung dạy học cho các phi tần và sau đó cưới làm vợ, đặt tên là

“Tinh Phi” tức Sao Sa, hiệu là Diệu Huyền8 Theo sách “Thu tỉ đề danh ký” (秋

比 題 名 記)thì Khoa Ất Sửu (1625) niên hiệu Kiền Thống đời vua Mạc Kính

Nhất (裴 克 一) người xã Bột Thái, huyện Hoằng Hóa đã lên Cao Bằng thi với triều Mạc

Về giáo dục: các vua Mạc lên Cao Bằng xây dựng chính quyền đã đem

theo nền giáo dục Nho học lên vùng rừng núi Đông Bắc Mạc Kính Cung cho

6 Lê Sỹ Tứ: Bác Hồ nói chuyện lịch sử ở Cao Bằng, Báo Người cao tuổi số 953 + 954 ra ngày 2/9/2011

7 PGS TS Đỗ Thị Hảo: Bà Tiến sĩ triều Mạc – Nguyễn Thị Duệ, in trong Vương triều Mạc với sự nghiệp canh

tân đất nước, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2015, tr 379-384.

8 Mạc Đường: Góp phần đổi mới quan điểm đánh giá Vương triều Mạc, Nxb Trẻ, tr 103.

Trang 6

mở trường Quốc học ở Bản Thảnh, nay thuộc xóm 3 Hồng Quang, xã Bế Triều, huyện Hòa An Phía đông giáp chùa Đống Lân, phía tây giáp sông Bằng Giang, phía nam giáp phố Cao Bình9 Trường Quốc học Bản Thảnh đã đào tạo được nhiều nhân tài nhằm bổ sung quan lại vào các cấp chính quyền nhà Mạc Một số môn sinh tỏa ra các vùng nông thôn dạy học, góp phần phổ biến nền giáo dục Nho học trong nhân dân Nhờ đó, nhân dân nhiều người biết chữ, lại phát triển chữ Nôm Tày và sáng tác thơ Nôm Tày

Nho giáo du nhập lên Cao Bằng mạnh hơn, tiếng Kinh được sử dụng rộng rãi, chữ Nôm cũng sử dụng trong các trường học, phiên âm theo tiếng Tày -Nùng nên chữ Nôm Tày xuất hiện Người Tày, -Nùng có chữ viết để phát triển nền văn hoá của dân tộc mình Song, quan trọng hơn cả là dành cho các hoàng thân, quan lại, binh lính học để nắm được ngôn ngữ Tày - Nùng nhằm chung sống hoà hợp, lâu dài Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hoá Cao Bằng với sự hình thành nên hai dòng Then: Then nữ múa hát với cây đàn tính ba dây ở châu Thạch Lâm (nay là Hoà An) và Then giàng (toàn nam, hát với cây đàn tính hai dây) ở miền Đông, vẫn được lưu truyền và phát triển tới ngày nay

Nền văn hoá giao thoa xuôi ngược mà nhà Mạc truyền bá và gây dựng tại Cao Bằng là nền tảng quan trọng để hình thành nên những giá trị văn hoá phi vật thể với sự xuất hiện nhiều danh nhân văn hoá nổi tiếng và nhiều tác phẩm đặc sắc Tiêu biểu hơn cả là ông Bế Văn Phụng, quê làng Bản Vạn, xã Bế Triều (Hòa An) đỗ Tiến sỹ kỳ thi Hội khóa II (1598), được vua phong chức quan Tư thiên quản nhạc với tác phẩm tiêu biểu nhất là tập “Tam nguyên luận” viết bằng chữ Hán, cuốn “Giáo nam, giáo nữ”; ông Nông Văn Noọng (tức Nông Quỳnh Văn), người xã Nga Ổ, châu Thượng Lang (nay thuộc xã Chí Viễn, Trùng Khánh) được người đương thời gọi là Quỳnh Văn, tục gọi là “vua ca đáng”, nghĩa là thơ văn đẹp mà hát hay Tuy không dự thi nhưng nhân dân tôn ông là bậc “trạng”, là tổ sư giàng với tác phẩm tiêu biểu là “Tứ quý hồng nhan”, “Lượn

Ba Chu”…

9 Ban liên lạc họ Mạc Cao Bằng: Vương triều Mạc ở Cao Bằng một thời hưng thịnh, nxb Dân Trí, Hà Nội- 2012,

tr 46

Trang 7

Về văn hóa: thời kỳ nhà Mạc ở Cao Bằng vừa thể hiện sự đoàn kết giữa

các dân tộc ở phía Bắc di chuyển xuống, ở miền xuôi lên cùng các dân tộc sở tại đồng tình ủng hộ các chính sách của nhà Mạc, tạo ra sự phát triển mới về mọi mặt Sự giao lưu đó thúc đẩy nền văn hoá phát triển lên một bước mới Nhiều ngôi chùa đã được xây dựng ở Cao Bằng thời kỳ này Chùa Đống Lân ở địa phận xã Vu Tuyền (nay là xã Hưng Đạo, huyện Hòa An) được xây dựng từ năm Tân Hợi, niên hiệu Càn Thống thứ 19, nhà Mạc Chùa có kiến trúc hình chữ Đinh, có hành lang, nhà đằng sau là buồng của các sư sãi Đến niên hiệu Long Thái, nhà Mạc bị thua, quân nhà Lê kéo đến, chùa bị đốt cháy

Chùa Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An Chùa Đà Quận được xây dựng vào đầu thế kỷ XVII, thời vua Càn Thống (Mạc Kính Cung) để thờ Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn Trong chùa có hai quả chuông cao bốn thước, năm tấc, chu vi tám thước chín tấc, ước nặng một tấn Hai quả chuông treo ở hai bên lầu gác đền thờ Hồng Liên công chúa Quả chuông to: cao 1,75 m, miệng rộng 1,07m Quả chuông nhỏ: cao 1m55, miệng rộng 0m95 Cả hai đều đúc bằng hợp kim đồng Mỗi kỳ tế lễ xuân thu thì gõ chuông, chuông vang như sấm, chấn động trăm dặm Chuông chùa Đà Quận là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc, một di tích xứng đáng được gìn giữ và lưu truyền Hàng năm nhân dân Cao Bằng đều đi trẩy hội chùa Đà Quận vào mùng 9 tháng Giêng

Trang 8

Chuông chùa Đà Quận

85 năm định đô ở Cao Bằng, nhà Mạc đã biến Cao Bằng từ một vùng đất mông muội trở thành một vùng đất văn hóa phát triển về mọi mặt, dân trí cao hơn hẳn so với các tỉnh miền núi phía bắc Không phải ngẫu nhiên mà năm 1941 khi về nước sau hơn 30 năm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa Cách mạng

Trang 9

MỘT CÂU CA DAO TÀY LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ MẠC

Dương Mạc Sẩy - Phan Đăng Thuận

Hiện nay trong kho tàng ca dao của người Tày còn lưu giữ câu ca sau:

Tiếng Tày

Tính vuồn tính khát sai tắc tẩu

Mèng vuồn mèng nẳng ngậu zý đai

Tính vuồn tính khát sai tả coóc

Mèng vuồn mèng hăn bjoóc chạn tom

Cáy vuồn cáy hăn non chạn khuế

Gần vuồn hăn nhân nghĩa chạn giăng

Tạm dịch

Tính buồn tính đứt dây gẫy bầu Ong buồn ong ngồi thừ ở không Tính buồn tính đứt dây bỏ núm Ong buồn thấy hoa ngán soi đậu

Gà buồn gà thấy sâu ngán bới Người buồn thấy nhân nghĩa ngán thưa

Hầu như tất cả mọi người đều thống nhất cho rằng, câu ca trên nói về tâm trạng buồn của con người Nhưng tại sao buồn? buồn vì lý do gì? Bài viết của chúng tôi xin góp phần lý giải về vấn đề đó Muốn vậy, trước tiên chúng tôi xin nói về địa bàn lưu truyền câu ca trên

Địa bàn

Đây là câu ca của người Tày tuy nhiên không phải ai ai cũng thuộc mà có

sự phân hóa theo từng lứa tuổi và địa bàn sinh sống Chúng tôi đã khảo sát và nghiên cứu ở một số địa phương có người Tày sinh sống với nhiều lứa tuổi khác nhau

Tại các huyện của tỉnh Cao Bằng và cả huyện Tràng Định (Thất Khê) thuộc tỉnh Lạng Sơn trước năm 1945 khắp các bản làng từ thị trấn đến các bản làng xa xôi hầu như ai ai cũng thuộc câu ca Chúng tôi đã gặp và trao đổi với một số người cao tuổi ở Cao Bằng (từ 70 tuổi trở lên) thì như thể tất cả mọi người đều biết và thuộc Ông Đào Văn Mão ở xã Đàm Thuỷ huyện Trùng Khánh, nhà ngay sát biên giới đã đọc cho chúng tôi nghe câu ca dao trên Ông

Ma Quốc Tuấn, nguyên là cán bộ giảng dạy môn Tâm lý ở trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (hiện đang nghỉ hưu ở xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, Lạng Sơn), cũng cho chúng tôi biết ở quê ông nhiều người đều thuộc bài ca này

Trang 10

Chúng tôi có hỏi một số bạn bè ở xã Khăng Ninh, Ba Bể, Bắc Kạn, họ đều nói

có nghe có biết nhưng hiện tại không còn nhớ hết cả bài nữa

Ông Hoàng Định, dân tộc Tày, năm nay khoảng 80 tuổi quê ở xóm Lang,

xã Phú Thượng, huyện Vũ Nhai cho biết ở vùng ông chỉ có các bà Then mới thuộc và biết câu ca này

Ông Mông Ngọc Hưởng, nguyên hiệu trưởng Trường cấp 3 Lục Yên, ở xóm Nà Khao xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, Yên Bái cho biết, ở vùng quê ông người Tày không biết và không lưu hành mấy câu ca trên

Như vậy, chúng ta thấy câu ca trên chủ yếu được lưu hành và phổ biến một cách rộng rãi ở các vùng đất cũ của Vương triều Mạc thời kỳ ở Cao Bằng và vùng đất lân cận Câu ca dao trên có thể đã được xuất hiện khi Vương triều Mạc

ở Cao Bằng sụp đổ

Căn cứ vào ngôn từ của câu ca:

Đàn Tính là một loại nhạc cụ của đồng bào Tày, Nùng, Thái Đàn Tính được dùng đệm hát trong các nghĩ lễ Then, các ông bà Then vừa hát vừa tự đệm cho mình Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của Then nhưng đa phần đều có chung nhận định: Hát Then được phổ biến nhất ở Cao Bằng thời kỳ nhà Mạc rút lên đây

Vương triều Mạc tồn tại 65 năm ở Thăng Long (1527-1592) Năm 1592, sau biến cố Thăng Long thất thủ, con cháu nhà Mạc theo lời Trạng Trình

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rút quân lên cố thủ ở Cao Bằng: “Cao Bằng tàng tại,

tam đại tồn cô”, nghĩa là nếu chạy lên Cao Bằng thì sẽ tồn tại được ba đời.

Thời kỳ 85 năm ở Cao Bằng, nhà Mạc đã có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của vùng đất biên viễn xa xôi Nhà Mạc cho đặt vương phủ ở Cao Bình – Nà Lữ, mở trường học, tổ chức khoa thi tuyển chọn người tài, khuyến khích phát triển nghề nông, thủ công nghiệp, mở mang đường xá, mở chợ, khuyến khích phát triển thương mại, chăm lo thu phục lòng dân ở nơi này Bên cạnh đó nhà Mạc còn cho sửa sang lại các thành và đắp thêm thành ở những nơi hiểm yếu, tổ chức huấn luyện binh mã Về chính sách với người dân, giảm nhẹ sưu thuế, giảm hình phạt hà khắc, nghiêm khắc trừng trị quan tham ô, ức hiếp hại dân Trong lĩnh vực văn hóa, nhà Mạc đã mang lên đây cả một nền văn hóa bác học của vùng đất

Ngày đăng: 14/04/2017, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w