Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp T¹ Quang TuÊn F4-K36 11 ở đây cần lưu ý trừ khi trừ khi tia sét phá huỷ trực tiếp các thiết bị điện được bồi thường, còn tia sét làm thay đổi dòng điện dẫn tới thiệt hại cho thiết bị điện thì không được bồi thường. 2. Cụm rủi ro Một nhóm những ngôi nhà hoặc kho tàng ngoài trời ở liền kề nhau trong một khu vực, tách biệt với những ngôi nhà kho tàng ngoài trời khác về không gian Các ngôi nhà hoặc kho tàng ngoài tời được coi là tách biệt nhau về không gian nếu khoảng cách giữa chúng là khoảng cách tối thiểu. Khoảng cách tối thiểu là khoảng cách tính bằng chiều cao của ngôi nhà cao nhất hoặc vượt quá 20m nếu tài sản là loại dễ Hoả hoạn và qua 10m nếu tài sản là loại không Hoả hoạn hoặc khó Hoả hoạn. Khoảng cách trên 20m được coi là tách biệt về không gian. 3. Đơn vị rủi ro Một số ngôi nhà, bộ phận của nhà kho ngoài trời liền nhau nhưng tách biệt với các ngôi nhà, bộ phận nhà kho ngoài trời khác về không gian hoặc cấu trúc. Đơn vị rủi ro được coi là tách biệt về không gian khi khoảng cách giữa các ngôi nhà hoặc kho ngoài trời bằng vật liệu không Hoả hoạn đảm bảo 10m. Đối với kho ngoài trời bằng vật liệu dễ Hoả hoạn, khoản cách đó phải đảm bảo 20. Đơn vị rủi ro được coi là cách biệt về mặt cấu trúc nếu các ngôi nhà bộ phận nhà hoặc kho được ngăn bằng tường chống Hoả hoạn. Phong được ngăn cách chống Hoả hoạn nếu: - Không lớn hơn 10% diện tích có tầng bằng phòng đó - Được ngăn cắt bằng tường chông Hoả hoạn - Trần làm bằng vật liệu không Hoả hoạn. 4.Tương ngăn Hoả hoạn. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp T¹ Quang TuÊn F4-K36 12 Là tường ngăn Hoả hoạn để chia ngôi nhà hoặc kho ngoài trời thành nhiều đơn vị rủi ro Đặc điểm xây dựng của tường ngăn Hoả hoạn: - tường ngăn Hoả hoạn phải có giới hạn chiu lửa ít nhất 90 độ - Phải được xây kín các tầng và không được so le nhau - Nếu mái nhà là loại khó Hoả hoạn thì tường ngăn Hoả hoạn phải cách mái nhà ít nhất là 30m - Nếu có các cấu kiện khác nằm trong tường ngăn Hoả hoạn phân độ dầy còn lại cũng phải đảm bảo giới hạn chịu lửa tối thiếu - Không được để vật liệu cấu kiện dễ Hoả hoạn vắt nganh qua tường ngăn Hoả hoạn. - Tường ngăn Hoả hoạn phải xây cách những lỗ hở trên mái ít nhất 5m. V. Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác quản lý rủi ro. Có làm tốt công công việc đánh giá rủi ro thì mới có thể thực hiện đựơc công tác quản lý rủi ro. Đối với người khai thác bảo hiểm việc đánh giá rủi ro sẽ giúp họ quyết định có nhận bảo hiểm hay không, mức phí bao nhiêu. Tài liệu về định giá rủi ro coi như báo cáo của họ trong hồ sơ về khách hàng, nó cũng là tài liệu để báo cáo cho các nhà nhận bảo hiểm và cũng là cơ sở đối chiếu khi giải quyết bồi thường. Nếu việc điều tra đánh giá rủi ro được thực hịên một cách đầy đủ, kỹ lưỡng, kết hợp với bảng hưỡng dẫn tính phí hoặc sử dụng chương trình tính phí bảo hiểm trên máy vi tính, cán bộ khai thác hoàn toàn có thể tính toán ngay được một cách chính xác tỷ lệ phí. Điều này giúp cho việc chủ động, nhanh chóng trong khai thác, trách được tình trạng phải tham khảo, hỏi han, tốn kém mất thời giờ. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp T¹ Quang TuÊn F4-K36 13 CHƯƠNG II TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI BẢO VIỆT I. Thị trường bảo hiểm Việt Nam - Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm Hoả hoạn Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam ( gọi tắt là Bảo Việt ) được thành lập từ ngày 15.1.1965 theo Quyết định số 179/CP ngày 17.12.1964 của Thủ tướng Chính phủ, là doanh nghiệp nhà nước duy nhất hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Bảo Việt có nhiệm vụ thành lập quỹ dự trữ bảo hiểm từ sự đóng góp, tham gia bảo hiểm của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Từ năm 1981, Bảo Việt đã thành lập các công ty chi nhánh ở các tỉnh, địa phương để tiến hành các dịnh vụ bảo hiểm. Hoạt động của các chi nhánh không những giúp Bảo Việt triển khai bảo hiểm trên phạm vi cả nước mà còn hình thành một mạnh lưới đảm bảo an toàn tài chính cho toàn bộ người được bảo hiểm. Trong hơn 30 năm qua, ở Việt nam từ "bảo hiểm " đồng nghĩa với "Bảo Việt " và ngược lại lúc nào người ta cũng nghĩ rằng chỉ duy nhất có một công ty bảo hiểm hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Điều đó có lý do của nó. Ngoài sự hiện diện và đóng góp của Bảo Việt đối với nền kinh tế, xã hội và với mỗi gia đình, trong suốt thời gian qua không thấy nói đến một tên công ty bảo hiểm nào khác.Với đường lối mở của của nhà nước, trong cơ chế thị trườngthì việc Nhà nước dộc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm ( kể cả trên danh nghĩa) là điều khó có thể chấp nhận. Chính vì thế nên ngày 18- 12-1993 Nghị định 100/CP của Chính Phủ đã ra đời cho phép các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài được thành lập các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp T¹ Quang TuÊn F4-K36 14 Tại Bảo Việt, các nghiệp vụ bảo hiểm như bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đã được tiến hành từ lâu và đã trở thành những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống. Song đến năm 1989, Bảo Việt mới chính thức triển khai bảo hiểm Hoả hoạn theo Quyết định 06/TCQĐ của Bộ Tài chính. Năm 1990, trên cả nước đã có 16 công ty bảo hiểm tiến hành nghiệp vụ này. Tuy nhiên nhìn chung mới chỉ bảo hiểm cho các nghành xăng, dầu còn lại phần lớn các tài sản, các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, hệ thống khách sạn từ Nam ra Bắc trị giá nhiều tỷ đồng vẫn chưa được bảo hiểm. Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến việc ngành bảo hiểm chưa triển khai được toàn diện. Nguyên nhân cơ bản là chúng ta đã quá quen với cơ chế bao cấp, Hoả hoạn và rủi ro xảy ra đã có Nhà nước bù đắp thiệt hại còn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác thì chưa có thói quen tham gia bảo hiểm tài sản. Bên cạnh đó về chủ quan, công tác tuyên truyền, vận động thu hút khách hành của nghành bảo hiểm còn nhiều hạn chế. Sau một năm thực hiện, một yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải có quy định chung hướng dẫn về bảo hiểm Hoả hoạn. Vì vậy ngày 2. 5.1991, Bảo Việt đã ban hành Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt áp dụng trên cả nước. Nghiệp vụ này ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của nó đặc biệt là sau khi Hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 332/ HĐBT ngày 23. 10 1991 về việc bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, thông tư số 82/TC/CN hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quyết định trên của HĐBT : " Để tránh các trường hợp không bảo toàn được vốn do nguyên nhân khách quan như thiên tai, rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh tránh các trường hợp phải xử lý giảm vốn và đưa lỗ vào doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải mua bảo hiểm tài sản để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại đó tại các công ty bảo hiểm Việt nam. Khoản chi về bảo hiểm được hạch vào giá Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp T¹ Quang TuÊn F4-K36 15 thành hoặc chi phí lưu thông của doanh nghiệp. Nhà nước sẽ không cho ghi giảm vốn trong trường hợp tài sản bị tổn thất vì những rủi ro mà công ty bảo hiểm trong nước triển khai loại hình bảo hiểm tương ứng ". II Các hoạt động trong bảo hiểm hoả hoạn Cũng giống như bất cứ một nghiệp vụ bảo hiểm nào, nghiệp vụ bảo hiểm Hoả hoạn gồm các bước cơ bản sau : - Khai thác - Giám định - Bồi thường - Hạn chế tổn thất Các bước này có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Kết quả của bước này ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của các bước tiếp sau nó và làm thành một chu trình hoạt động của một nghiệp vụ. 1. Công tác khai thác bảo hiểm Đây là bước đầu tiên và không thể thiêú trong nghiệp vụ bảo hiểm. Công tác khai thác đóng một vai trò quyết định trong sự phát triển một công ty. Khách hàng sẽ không mua bảo hiểm nếu họ không biết rằng mua bảo hiểm họ sẽ được lợi gì. Do đó mà công việc tuyên truyền, quảng cáo trong bước này là cần thiết và nó càng trở nên đặc biệt quan trọng đồi với nghiệp vụ bảo hiểm Hoả hoạn - nghiệp vụ mà chưa có tập quán ở nước ta 1.1 Tuyên truyền, quảng cáo, chủ động tiếp cận khách hàng Hàng năm Bảo Việt kết hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan như : cảnh sát PCCC, đài truyền thanh, truyền hình, báo chí, các Bộ, nghành để tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm Hoả hoạn. Qua đó mới có thể thuyết phục được khách hàng mua bảo hiểm. Mặt khác, công ty cử cán bộ xuống từng xí nghiệp, đơn vị kinh doanh để giải thích, vận động mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ khách hàng hoặc chỉ gửi các công văn, quy tắc cho họ trả lời vì khách hàng Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp T¹ Quang TuÊn F4-K36 16 rất ngại đọc. Một phần vì khó hiểu, một phần vì không nhận thức được hết ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm. Cán bộ bảo hiểm cần chủ động đến gặp khách hàng, cùng họ đi thăm cơ sở sản xuất, nghiên cứu quy trình sản xuất của họ , chỉ cho họ thấy những rủi ro mà họ có thể gặp phải và những hậu quả của nó. Cán bộ bảo hiểm giải thích rõ cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm họ được gì và mất gì, ước tính số phí mà họ phải trả, giải đáp những vấn đề mà họ còn thắc mắc, chưa hiểu rõ, gây cho họ lòng tin và nhu cầu tham gia bảo hiểm. Kinh nghiệm cho thấy rằng, hướng tuyên truyền vận động nên tập trung vào những đối tượng "ăn nên làm ra ", có của ăn của để. Vì thế, Bảo Việt đã chú ý đến các đơn vị, doanh nghiệp lớn có khả năng tài chính khai thác như : Công ty liên doanh về các thiết bị viễn thông COMVIK đã mua bảo hiểm với số tiến bảo hiểm là 19000000 $, mức phí là 47500 $ ; công ty liên doanh INDOCHINA CERAMIC sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất đã mua với số tiền bảo hiểm là 12250000 $, mức phí là 20825 $. Để tìm ra các doanh nghiệp "ăn nên làm ra" không phải là khó, cán bộ khai thác nên chú ý theo dõi quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình ) đồng thời phải có sự phối hợp với các ngân hàng, cơ quan khác để nắm bắt được đối tượng. 1.2 Đánh giá rủi ro Công tác đánh giá rủi ro được tiến hành sau khi khách hàng gửi giấy yêu cầu bảo hiểm với mục đích giá chính xác các rủi ro có thể xảy ra với các đối tượng bảo hiểm. Qua đó xác định tỷ lệ phí bảo hiểm thích hợp tương ứng với các rủi ro mà công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm. Để có cơ sở đáng giá đúng rủi ro, thông thường công ty bảo hiểm sẽ gửi cho khách hàng bản phiếu điều tra các rủi ro (bảng câu hỏi). Qua phần trả lời khách hàng trong phiếu điều tra, các công ty bảo hiểm sẽ xác định được bậc chịu lửa của công trình, loại PCCC (các thiết bị PCCC được trang bị, đội cứu hoả, bảo vệ ), hạng sản xuất (với đơn vị sản xuất), loại kinh Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp T¹ Quang TuÊn F4-K36 17 doanh dịch vụ ( với đơn vị kinh doanh dịch vụ ), mức độ nguy hiểm với các tài sản để trong kho, cửa hàng, từ đó xác định mức phí thích hợp. Tuy nhiên trên thực tế, để đảm bảo sự chính xác, trung thực khi đánh giá rủi ro, ngoài việc gửi phiếu điều tra rủi ro, các cán bộ khai thác bảo hiểm sẽ đến làm việc trực tiếp với khách hàng, nghiên cứu và khảo sát thực tế kỹ hơn, hướng dẫn khách hàng trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra, cùng cộng tác với cảnh sát PCCC đánh giá thực tế về công tác PCCC, phương tiện chuyên môn (khách hàng cần những phương tiện PCCC nào, bố trí ở đâu, với số lượng là bao nhiêu ). Cuối cùng trên cơ sở đánh giá rủi ro, cán bộ khai thác sẽ thoả thuân với khách hàng về tỷ lệ phí sẽ áp dụng. Như vậy công tác đánh giá rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó yêu cầu cán bộ bảo hiểm không những phải giỏi chuyên môn mà còn phải có sự năng động, tận tình và cẩn thận.Trong bảo hiểm Hoả hoạn, khâu đánh giá rủi ro là khâu quyết định trong việc cấp đơn bảo hiểm cũng như việc đưa ra mức phí phù hợp. 1.3 Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm) Đối với nghiệp vụ bảo hiểm Hoả hoạn, công ty bảo hiẻm sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng sau khi họ đã chấp nhận mức phí. Giấy chứng nhận bảo hiểm Hoả hoạn bao gồm : - Số đơn bảo hiểm - Tên, địa chỉ người được bảo hiểm - Ngành sản xuất kinh doanh - Những rủi ro được bảo hiểm - Tài sản dược bảo hiểm - Tổng giá trị tài sản - Số tiền bảo hiểm - Chi phí dọn dẹp hiện trường - Mức miễn thường - Thời hạn bảo hiểm Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp T¹ Quang TuÊn F4-K36 18 - Phí bảo hiểm cả năm Thông thường tài sản được bảo hiểm của khách hàng có nhiều loại không thể hiện được chi tiết trong Giấy yêu cầu bảo hiểm . Vì vậy, kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn có bản danh mục tài sản. Bản này được coi như một bộ phận của Giấy chứng nhận bảo hiểm và có giá trị pháp lý, nó thể hiện từng hạng mục tài sản, số lượng, đơn giá, giá trị, số tiền bảo hiểm của từng loại đó : Giấy chứng nhận bảo hiểm cần được lập thành bốn bản : Một bản trao cho khách hàng, một bản cho tài vụ, một bản lưu và một bản cho Tổng công ty.Hiện nay Bảo Việt cũng quy định phạm vi mức phân cấp khai thác cho từng công ty. Nếu đối tượng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trong phạm vi đó thì công ty chỉ cần gửi một bản giấy chứng nhận. Nếu vượt quá mức phân cấp, trước khi cấp giấy chứng nhận cho khách hàng, các công ty cần gửi hồ sơ cho Tổng công ty xem xét và quyết định. 1.4 Bổ sung tài sản được bảo hiểm và theo dõi tình hình thu phí Trên thực tế, có nhiều khách hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung tài sản được bảo hiểm sau khi đã được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Các công ty cần xem xét kỹ yêu cầu thay đổi như : giá trị bảo hiểm, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phí để từ đó tính toán, điều chỉnh lại tỷ lệ phí, phí bảo hiểm cho thích hợp. Bản bổ sung sửa đổi cũng được lập thành bốn bản trao cho các bộ phận nói trên. Ngoài ra các cán bộ khai thác cũng cần định kỳ xuống thăm các đối tượng bảo hiểm, kiểm tra các công tác PCCC, nêu ra các đề xuất để tăng cường công tác này. Đồng thời phải phối hợp với các bộ phận tài vụ để theo dõi việc đóng phí của khách hàng, nhắc nhở họ tái tục bảo hiểm khi thời hạn bảo hiểm sắp hết. 1.5 Hoa hồng Trong công tác khai thác không thể không nói đến vấn đề hoa hồng. Đây là một khoản chi được tính theo tỷ lệ phần trăm so với số phí bảo Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp T¹ Quang TuÊn F4-K36 19 hiểm. Khoản hoa hồng này, công ty trả cho người trực tiếp đứng ra tham gia bảo hiểm hoặc trả cho người môi giới nhằm động viên khuyến khích họ nhiệt tình công tác, thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm. Đây cũng là một hình thức tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.Từ năm 1995, để tạo tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động, khoản chi hoa hồng được tính vào chi quản lý nghiệp vụ. Có thể nói công tác khai thác có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Thực hiện tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho các công ty bảo hiểm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. 2. Công tác giám định tổn thất Khâu giám định tổn thất có vị trí quan trọng đối với công tác bồi thường. Các giám định viên bảo hiểm có nhiệm vụ xác định : nguyên nhân rủi ro có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, giá trị thiệt hại thực tế là bao nhiêu 2.1 Điều tra tai nạn Nhận được thông báo tai nạn, giám định viên bảo hiểm sẽ xuống ngay hiện trường để nắm tình hình và điều tra tai nạn. Mục đích của việc điều tra tai nạn là thu nhập các bằng chứng và sự kiện. Trên cơ sở đó giải đáp các câu hỏi : tai nạn đã xảy ra như thế nào, ở đâu, khi nào, vì sao. Muốn vậy trong quá trình điêù tra, giám định viên phải thu thập hai loại thông tin : các tang vật và lời khai của nhân chứng. - Tang vật : Là bất cứ một việc gì có liên quan giúp cho việc xác định những sự việc liên quan đến tai nạn. Hầu hết các tang vật đều có thể tìm thấy ở hiện trường hay cũng có thể tìm thấy ở nơi sửa chữa bị hư hại. - Lời khai của nhân chứng : Là những lời kể, những câu trả lời của các nhân chứng thường là những người có mặt ở nơi hiện trường khi xảy ra tai nạn. Lời khai của nhân chứng cũng giúp cho việc xác định những vấn đề có liên quan đến tai nạn. Người bảo hiểm cần có những khả năng phân tích Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp T¹ Quang TuÊn F4-K36 20 tìm ra những lời khai xác thực vì các lời khai của nhân chứng thường khác nhau và có khi mâu thuẫn với nhau. Ngoài việc tiếp xúc, trao đổi, hỏi chuyện với các nhân chứng, giám định viên cần gặp gỡ, trao đổi với người được bảo hiểm, với công an PCCC. Qua đó, nguyên nhân Hoả hoạn, đánh giá sơ bộ và khái quát mức độ thiệt hại. 2.2 Đề xuất các biện pháp hạn chế tổn thất Thông thường sau khi gặp hoả hoạn, người được bảo hiểm rất hoang mang và lúng túng không biết phải làm gì. Vì vậy trên cơ sở xem xét hiện trường và song song với việc điều tra tai nạn, giám định viên bảo hiểm phải góp ý kiến với người được bảo hiểm các biện pháp hạn chế tổn thất như sau: - Cách ly khu vực và tài sản bị thiệt hại. - Rào kín những nơi mà người ngoài có thể đột nhập vào. - Bơm rút nước cứu hoả còn đọng lại ra khỏi những nơi chứa tài sản để tránh tài sản hư hỏng thêm. - Di chuyển các mảnh đổ vỡ, tro than để cứu tài sản, Qua quá trình điều tra, các giám định viên phải tìm ra được nguyên nhân gây Hoả hoạn. Chú ý rằng đó phải là những nguyên nhân trực tiấp dẫn đến hoả hoạn. Cuối cùng các giám định viên bảo hiểm sẽ xác định mức độ thiệt hại và lập biên bản giám định. Biên bản giám định sẽ được trình lên công ty một bản và Tổng công ty một bản. 3. Công tác bồi thường Một trong những yêu cầu và cũng là một trong những phẩm chất quan trọng đối với người làm công tác bảo hiểm là phải quan tâm và cảm thông sâu sắc tới các nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. Phẩm chất đó phải được thể hiện đặc biệt rõ nét trong khâu trong khâu giải quyết bồi thường. Giải quyết bồi thường tốt có nghĩa là giải quyết nhanh và đúng - đây là nhiệm vụ số một của người làm công tác bồi thường và là một trong . đình, trong suốt thời gian qua không thấy nói đến một tên công ty bảo hiểm nào khác.Với đường lối mở của của nhà nước, trong cơ chế thị trườngthì việc Nhà nước dộc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm. chi phí lưu thông của doanh nghiệp. Nhà nước sẽ không cho ghi giảm vốn trong trường hợp tài sản bị tổn thất vì những rủi ro mà công ty bảo hiểm trong nước triển khai loại hình bảo hiểm tương ứng. nhận bảo hiểm Hoả hoạn bao gồm : - Số đơn bảo hiểm - Tên, địa chỉ người được bảo hiểm - Ngành sản xuất kinh doanh - Những rủi ro được bảo hiểm - Tài sản dược bảo hiểm - Tổng giá trị tài