Một tàu điện khác cũng chuyển động đều qua sân ga đó nhưng theo chiều ngược lại, khoảng thời gian đi qua hết sân ga là t2 = 14 giây.. Xác định khoảng thời gian hai tàu điện này đi qua nh
Trang 1UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: VẬT LÝ, LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
Một tàu điện đi qua một sân ga với vận tốc không đổi và khoảng thời gian đi qua hết sân
ga (tức là khoảng thời gian tính từ khi đầu tàu điện ngang với đầu sân ga đến khi đuôi của nó ngang với đầu kia của sân ga) là t1 = 18 giây Một tàu điện khác cũng chuyển động đều qua sân
ga đó nhưng theo chiều ngược lại, khoảng thời gian đi qua hết sân ga là t2 = 14 giây Xác định khoảng thời gian hai tàu điện này đi qua nhau (tức là từ thời điểm hai đầu tàu ngang nhau tới khi hai đuôi tàu ngang nhau)? Biết rằng hai tàu có chiều dài bằng nhau và đều bằng một nửa chiều dài sân ga
Câu 2 (2,5 điểm)
Người ta thả một miếng đồng có khối lượng m1 = 0,2 kg đã được đốt nóng đến nhiệt độ t1 vào một nhiệt lượng kế chứa m2 = 0,28kg nước ở nhiệt độ t2 = 200C Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t3 = 800C Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt là: c1 = 400J/kg.K, D1 = 8900kg/m3, c2 = 4200J/kg.K, D2 = 1000kg/m3; nhiệt hoá hơi của nước là L = 2,3.106 J/kg Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và với môi trường
a Xác định nhiệt độ ban đầu t1 của đồng?
b Sau đó, người ta thả thêm một miếng đồng khối lượng m3 cũng ở nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế trên thì khi lập lại cân bằng nhiệt, mực nước trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng đồng m3 Xác định khối lượng m3 của miếng đồng?
Câu 3 (2,5 điểm)
Một vật đồng chất, khối lượng phân bố đều, hình lập phương
có thể tích V1 = 10-3m3, nhúng chìm hoàn toàn trong một thùng
nước hình trụ Vật đó được giữ bằng sợi dây lý tưởng, sao cho mặt
trên của nó cách mặt nước một đoạn x0= 2cm (hình H1), khi đó sức
căng của sợi dây F0 = 20N Biết trọng lượng riêng của nước là
d2=104N/m3, tiết diện ngang của đáy thùng là S2 = 0,03m2
a Xác định trọng lượng riêng của vật?
b Xác định công tối thiểu để kéo vật lên khỏi mặt nước?
Câu 4 (1,5 điểm)
Một người dùng cái nhổ đinh có dạng như hình vẽ (hình H2) để
nhổ một chiếc đinh cắm sâu vào gỗ Cho biết OB = 10.OA
a Khi tác dụng một lực F= 100N vuông góc với OB tại đầu B
ta sẽ nhổ được đinh Tính lực giữ của gỗ tác dụng vào đinh lúc này?
b Nếu lực tác dụng vào đầu B vuông góc với tấm gỗ thì phải
có độ lớn bằng bao nhiêu mới nhổ được đinh?
Câu 5 (1,5 điểm)
Trước một gương phẳng (M) lấy hai điểm A, B bất kỳ
a Giả sử A là điểm sáng, hãy nêu cách vẽ tia sáng phát ra từ A, phản xạ tại I trên (M) rồi qua B?
b Chứng minh rằng, đường đi của tia sáng theo (AIB) là đường ngắn nhất trong số các đường nối A, B với một điểm bất kỳ trên gương?
-HẾT -(Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:……….……… ; Số báo danh………
H1
A O H2
0
B
Trang 2UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: VẬT LÝ
Câu 1
2,0
điểm
- Gọi chiều dài sân ga là L, khi đó chiều dài mỗi tàu điện là L
2
- Theo bài ra, trong thời gian t1 = 18s tàu điện thứ nhất đi được quãng
đường là: L L 3L
+ = .
Dó đó, vận tốc của tàu điện thứ nhất là: 1
1
v = = =
- Tương tự, vận tốc tàu thứ hai là: 2
2
v = = 2t 28
- Chọn tàu thứ hai làm mốc Khi đó vận tốc của tàu thứ nhất so với tàu
thứ hai là:
1 2
v = v + v = + =
- Gọi thời gian cần tìm là t Trong thời gian đó, theo đề bài, đầu tàu thứ
nhất đi được quãng đường bằng hai lần chiều dài mỗi tàu, tức là bằng L
Vậy:
t = = = 5,25 (s)
4L v
21
0,25
0,25 0,25 0,25
0,5
0,5
Câu 2
2,5
điểm
a Tính nhiệt độ t 1 :
- Nhiệt lượng của m1 kg đồng toả ra để hạ nhiệt độ từ t1 xuống 80 0C là:
Q1 = c1.m1(t1 – 80)
- Nhiệt lượng của m2 kg nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 20 0C đến
800C là: Q2 = 60c2.m2
- Phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 ⇒ t1 = 2 2
1 1
60m c
+ 80
m c = 9620C
b Tính m 3 :
- Khi thả thêm m3 kg đồng ở nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế, sau khi có
cân bằng nhiệt mà mực nước vẫn không thay đổi Điều này chứng tỏ:
+ Nhiệt độ cân bằng nhiệt là 1000C
+ Có một lượng nước bị hóa hơi Thể tích nước hóa hơi bằng thể tích miếng đồng m3 chiếm chỗ: 3
2 1
m
V = D
- Khối lượng nước hóa hơi ở 1000C là : 2
1
D
m = V D = m
D
- Nhiệt lượng thu vào của m1 kg đồng, m2 kg nước để tăng nhiệt độ từ
800C đến 1000C và của m’2 kg nước hoá hơi hoàn toàn ở 1000C là:
2
1
D
Q = (c m + c m )20 + m L
- Nhiệt lượng toả ra của m3 kg đồng để hạ nhiệt độ từ t1 = 9620C xuống
1000C là: Q4 =862c m1 3.
0,25 0,25 0,25
0,25
0,25 0,25
0,25 0.25
Trang 3- Phương trình cân bằng nhiệt mới: Q = Q3 4
1
D (c m + c m )20 + m L
D = 862c m1 3
⇒ 3 1 1 2 2
2 1 1
(c m + c m )20
m =
D 862c - L
D
; 0,29 (kg)
0.25 0,25
Câu 3
2,5
điểm
a Các lực tác dụng lên vật: Trọng lực P, lực đẩy Acsimet FA, lực căng
của dây F0;
- Khi khúc gỗ cân bằng ta có: F0 + FA= P hay F0 + d2.V1 = d1.V1
4 0
1
⇒ = + = + = 30000N/m3
b Công kéo vật ra khỏi nước gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 từ lúc bắt đầu kéo đến lúc mặt trên của vật ngang mặt
nước: A1= F0.x0 = 20.0,02= 0,4J
- Giai đoạn 2 từ lúc mặt trên của vật ngang mặt nước đến lúc vật ra khỏi
nước, lực kéo tăng đều từ F0 đến P;
- Giả sử khi kéo vật lên 1 đoạn x thì nước hạ xuống một đoạn y,
ta có: x + y = 10cm (chiều cao vật)
- Theo sự bảo toàn thể tích, ta có: x S1 = y (S2 – S1), (S1 là tiết diện của
vật), từ đó ta tính được: x 20cm; y 10cm
- Vậy công để kéo vật ở giai đoạn 2 là:
2
−
Vậy công tổng cộng để kéo vật ra khỏi nước là:
A = A1+ A2= 0,4 + 5
3 = 2,07J
0,25 0,25
0,25 0,25 0,25 0,5
0,5 0,25
Câu 4
1,5
điểm
a Gọi FC là lực cản của gỗ, theo quy tắc cân bằng đòn bẩy ta có:
FC.OA = F.OB ⇒ FC OB.F 10.100 1000N
OA
b Nếu lực F’ tác dụng vuông góc với tấm gỗ, lúc này theo quy tắc
cân bằng ta có:
FC OA = F’.OH Với OH = OB
2 (do tam giác OHB vuông cân)
2.F 2.1000 100 2 N
0,5
0,5 0,5
Trang 4Câu 5
1,5
điểm
a Vẽ tia sáng:
- Giả sử ta vẽ được tia sáng AIB:
+ Tia tới AI phát ra từ A;
+ Tia phản xạ IB đi qua B và có đường kéo dài đi qua ảnh A’ của
A;
Do đó I ∈ A’B.
- Cách vẽ:
+ Xác định ảnh A’ của A;
+ Nối A’B cắt (M) tại I;
+ AIB là tia phải vẽ.
b Chứng minh AIB ngắn nhất:
Lấy J ∈ (M) và J ≠ I;
Ta có:
(AJB) = AJ + JB = A’J + JB (AIB) = AI + IB = A’I + IB = A’B Trong ∆ A’JB, ta có A’B < A’J + JB
Vậy (AIB) < (AJB) với ∀ J ∈ (M) và J ≠ I.
0,25
0,25
0,5
0,25 0,25
Chú ý:
- Trên đây chỉ là một trong những cách làm, nếu học sinh làm theo cách khác đúng bản chất vật lý của vấn đề thì vẫn cho điểm tối đa;
- Thiếu hoặc sai đơn vị một lần trừ 0,25 điểm, toàn bài không trừ quá 3 lần