1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số kinh nghiệm tổ chức các hình thức học tập tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn lịch sử

26 486 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 14,15 MB

Nội dung

Vì vậy nhiều năm qua bản thân tôi tìm hiểu những giải pháp nhằm nângcao chất lượng giáo dục cho học sinh.Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tổ

Trang 1

1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1.1 Sự cần thiết hình thành giải pháp

Môn học Lịch sử trong trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trongviệc giúp cho học sinh hiểu biết cội nguồn lịch sử của dân tộc, truyền thống đấutranh chống ngoại xâm của dân tộc ta Qua đó, phát triển ở học sinh những thái

độ và thói quen ham học hỏi, tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh; yêuquê hương, con người, đất nước, lòng tự hào dân tộc và có ý thức bảo vệ quêhương, đất nước

Chương trình môn Lịch sử lớp 4 cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơbản về: các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, từ buổi đầu dựng nước cho tớiđầu thế kỉ XIX Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khácnhau Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giảiđáp Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử; trình bày lại kết quảhọc tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, Vận dụng các kiến thức đã họcvào thực tiễn đời sống

Đối với bậc học Tiểu học, ngay từ bước đầu, muốn cho học sinh ham hiểubiết về lịch sử thì giáo viên phải tạo được hứng thú, say mê đối với môn họcnày Vì đây là môn học khá mới mẻ với các em Các em chưa biết cách ghi nhớcác sự kiện, nắm được các nhân vật, chưa biết tư duy qua các bản đồ, lược đồ vềcác sự kiện có liên quan Trên quan điểm đó, tôi thấy cần phải lựa chọn phươngpháp dạy học nào để phát huy cao nhất hiệu quả học tập cho học sinh Nếu giáoviên không tạo được sự hứng thú sẽ gây sự nhàm chán, mỏi mệt Trong một giờhọc các em không biết mình sẽ học được gì? Học lịch sử để làm gì?

Có rất nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: Trực quan, Thảo luậnnhóm, kể chuyện, thuyết trình, Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, vẫncòn một số giáo viên chưa nắm vững các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cựcphát huy tính tích tích cực ở học sinh, ít khi vận dụng trong một tiết dạy hoặc cóthực hiện thì cũng mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả tích cực

Trang 2

của nó Vì vậy nhiều năm qua bản thân tôi tìm hiểu những giải pháp nhằm nângcao chất lượng giáo dục cho học sinh.

Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh

nghiệm tổ chức các hình thức học tập tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Lịch sử” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện trong năm học này

1.2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp

Nội dung chương trình Lịch sử lớp 4 cung cấp cho học sinh một số kiếnthức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu có

hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đếncuối thế kỉ XIX Chương trình lịch sử lớp 4 gồm 32 tiết chính khoá và 2 tiết Lịch

sử địa phương và có các dạng bài sau:

- Dạng bài về cơ cấu bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế -văn hoá - xã hội:Nước Văn Lang, Nước Âu Lạc, Nước ta dưới ách thống trị của các triều đạiphong kiến phương Bắc, Nhà Lý đời đô ra Thăng Long, Nhà Trần thành lập,Nước ta cuối thời Trần, Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước, Trịnh –Nguyễn Phân tranh, Những chính sách về kinh tế văn hóa của Quang Trung,Nhà Nguyễn Thành lập

- Dạng bài về khởi nghĩa, kháng chiến: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40),Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938), Cuộc kháng chiếnchống quân Tống xâm Lược lần thứ I (981), Cuộc kháng chiến chống quân Tốngxâm lược lần thứ II (1075-1077 ), Cuộc kháng chiếng chống quân Mông –Nguyên, Chiến thắng Chi Lăng, Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long(1786), Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)

- Dạng bài về nhân vật lịch sử: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

- Dạng bài về kiến trúc nghệ thuật: Chùa thời Lý, Trường học thời Hậu Lê,Nhà Trần và việc đắp đê, Văn học và khoa học thời Hậu Lê, Cuộc khẩn hoang ởĐàng trong, Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVI-XVII, Kinh thành Huế

- Dạng bài tổng kết, ôn tập

Trang 3

Nội dung chương trình được xây dựng khá vừa sức, phù hợp với mức tiếpthu của HS Tuy nhiên, tư liệu lịch sử được cung cấp khá bao quát, các sự kiệnđược đề cập chưa đủ sức hấp dẫn đối với học sinh lớp 4.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học phân môn Lịch sử trongnhà trường Tiểu học, tôi luôn trăn trở, mong muốn tìm ra cách dạy những bàiLịch sử khô khan khó nhớ, biến chúng thành những câu chuyện hấp dẫn và thú

vị, hay thành những trò chơi lí thú đối với các em học sinh lớp 4 Chính vì vậy,trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được chia sẻ cùng các đồng nghiệp đề tàinày

1.3 Mục tiêu của giải pháp

Nghiên cứu nội dung chương trình, mục tiêu của phân môn Lịch sử mốiquan hệ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời giancủa lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX Thunhập, tìm kiềm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau giúp học sinh cóhứng thú khi học Lịch sử

Làm cho tiết học Lịch sừ bớt khô khan, nhàm chán trở nên nhẹ nhàng, sinhđộng, hấp dẫn, tạo hứng thú trong giờ học, rèn cho học sinh kĩ năng cơ bản tronghọc tập bộ môn

- Đề ra các giải pháp tạo hứng thú cho HS lớp 4 khi học phân môn Lịch sử

- Đề tài được thực hiện nghiên cứu từ đầu năm học (tháng 9); điều tra kếtquả học tập thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kì

1.4 Các căn cứ để đề xuất giải pháp

1.4.1 Về lý luận

Môn học Lịch sử lớp 4 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản vềlịch sử dân tộc qua các thời kì, giúp cho học sinh nhận thức được một cách rõràng, sâu sắc sự phát triển của đất nước, của dân tộc Thông qua những kiến thức

đó, giáo viên phân tích các sự kiện, làm cho học sinh nhận thức rõ động lực pháttriển của xã hội, qua quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha Bằng những

sự kiện lịch sử, giáo viên chọn lọc, phân tích, tái hiện lại quá khứ đúng như nó

Trang 4

đã từng tồn tại nhằm khắc sâu kiến thức lịch sử cho học sinh.

Để làm được điều đó trước hết người giáo viên trước hết phải có kiến thức,

am hiểu về lịch sử dân tộc và bản thân người giáo viên phải yêu mến, tự hào vềlịch sử thì mới thực sự làm tròn trách nhiệm vẻ vang đó

1.4.2 Về thực tiễn

Đối với học sinh lớp 4 nói chung, học sinh lớp 4 trường tiểu học NguyễnThanh Đằng nói riêng, học sinh bắt đầu được tiếp cận với môn lịch sử, các emcòn rất bỡ ngỡ với việc tiếp thu kiến thức và phương pháp học bộ môn này Vìvậy giáo viên cần làm thế nào để ngay từ khi mới làm quen học sinh nhận thứcđược vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử Hình thành cho học sinh một phươngpháp học cơ bản phù hợp với đặc trưng bộ môn giúp học sinh có hứng thú vớimôn học và học tập có hiệu quả

Về nội dung chương trình môn lịch sử lớp 4 Với dòng thời gian kéo dài từbuổi đầu dựng nước (700 năm trước Công Nguyên đến đầu thời Nguyễn giữathế kỉ XIX) được chia làm 8 giai đoạn, 26 sự kiện lớn, 22 mốc thời gian cụ thể,rất nhiều đời vua nhiều tên nước và nhiều kinh đô khác nhau

Với thời lượng 1 tiết/tuần của phân môn lịch sử Nếu giáo viên chỉ đơnthuần dựa vào sách hướng dẫn mà không nghiên cứu sâu về phương pháp giảngdạy thì học sinh khó có thể ghi nhớ được lượng kiến thức lớn như đã nêu

1.5 Phương pháp thực hiện

- Thu thập tài liệu, đọc sách và các tài liệu tham khảo

- Điều tra khảo sát thực tế

- Sử dụng các phương pháp khác: Phân tích ngôn ngữ, so sánh đốichiếu, thống kê và xử lý các số liệu thu được

Trang 5

- Trong điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng nghiên cứu ở góc độ cánhân, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng vào các biện pháp tạo hứngthú trong học tập phân môn Lịch sử cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinhlớp 4 trường tiểu học Nguyễn Thanh Đằng

Trang 6

2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 2.1 Quá trình hình thành

2.1.1 Thuận lợi:

- Năm học 216-2017, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4A.Các em trong lớp hầu hết đều ngoan ngoãn, biết nghe lời thầy cô dạy bảo, biếtvượt khó, thi đua nhau học tập

- Với sự đổi mới phương pháp dạy học áp dụng theo mô hình trường họcmới hiện nay, các em được học tập rất tốt, phù hợp với khả năng của mình Đây

là điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy

- Giáo viên có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, lòng say mê nhiệttình, sự hứng thú với nghề nghiệp, luôn tích cực học tập, tự bồi dưỡng chuyênmôn nghiệp vụ, tiếp cận nhanh các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhằmtạo sự phát triển hứng thú học tập của HS

- Đồ dùng và thiết bị dạy học phục vụ cho môn học Lịch sử: Sách vở,tranh ảnh, Bản đồ, lược đồ, được trang bị khá đầy đủ

2.1.2 Khó khăn:

- Về giáo viên.

+ Qua dự giờ động nghiệp, tôi nhận thấy đa số giáo viên thường dùngphương pháp thuyết trình là chủ yếu trong dạy học Lịch sử, cốt sao cho học sinhchỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ

+ Việc nghiên cứu tư liệu lịch sử để giảng dạy ở một vài đồng nghiệp cònnhiều hạn chế, chỉ giới hạn kiến thức trong SGK, điều đó làm cho việc truyềnthụ kiến thức không được sâu sắc

+ Việc vận dụng các phương pháp mới như: trò chơi lịch sử; sắm vai,…chưa linh hoạt, chưa sáng tạo nên tiết học khá tẻ nhạt, không hấp dẫn được HS.+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa thường xuyên vàchưa hiệu quả

-Về học sinh.

+ Đa số các em thường tiếp thu môn lịch sử một cách thụ động, chỉ đọc và

Trang 7

nhớ một số thông tin trong SGK để đạt điểm khá giỏi trong các kì kiểm tra Chứchưa có cảm xúc, hứng thú khi học lịch sử.

học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Đằng và thu được kết quả nhưsau:

- Kết quả cho thấy số lượng HS không hứng thú với môn học này còn cao

và khi HS không thấy thích thú với môn học thì kết quả học tập thấp là điều dễhiểu Hơn thế nữa, việc HS không hứng thú trong các giờ lịch sử; không hìnhdung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa, sẽ dễtạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động Nếu cứ tiếp tục phát triển như vậy,các em sẽ trở thành những con người có tâm hồn “nghèo nàn”, thực dụng

2.2 Nội dung-giải pháp

2.2.1 Khơi dậy hứng thú học tập môn lịch sử trong học sinh

2.2.1.1.Tạo thói quen chuẩn bị bài.

Các bài lịch sử có nội dung thường khó hiểu do có nhiều sự kiện mốc thờigian, cùng với các nhân vật Lịch sử Chính vì vậy nếu học sinh không có sựchuẩn bị tốt, không đọc trước bài ở nhà sẽ khó có thể trả lời được câu hỏi tìmhiểu bài trên lớp và như vậy sẽ không nắm chắc được nội dung bài Để tạo thóiquen đọc trước bài ở nhà của học sinh, trước khi vào bài mới tôi gọi bất chợtmột học sinh nêu tên bài sẽ học hôm nay hoặc hỏi học sinh tên nhân vật trongbài lịch sử hôm nay sẽ học là ai? Em biết gì về bài Lịch sử hôm nay ta sẽ tìmhiểu?, Cứ như thế chỉ sau vài tuần các em sẽ có thói quen đọc trước bài ở nhà

2.2.1.2 Tùy theo cấu trúc của từng bài cụ thể trong chương trình lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

Trang 8

Mỗi bài học có nội dung, cấu trúc riêng Do đó khi giảng dạy, tôi lựa chọncác phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung, cấu trúc của bài học đó Cụthể như sau:

- Đối với dạng bài về khởi nghĩa, kháng chiến: Loại bài này chiếm nhiều

trong chương trình lớp 4 Phương pháp chủ đạo là kể chuyện, phân tích, miêu tả,tường thuật kết hợp với đồ dùng trực quan là hết sức quan trọng

Vì dụ: bài Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Kiến thức trọng tâm cần khai thác (Nguyên nhân, diễn biến – Kết quả, ýnghĩa của cuộc kháng chiến) Kết hợp khai thác lược đồ, tranh ảnh, hình vẽ tạosức lôi cuốn cho HS Thêm vào đó là hệ thống bài tập gợi ý học sinh làm việc:

Ví dụ: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:

Nguyên nhân Hai Bà Trưng khởi nghĩa là:

Thi Sách chồng Trưng Trắc bị giết hại

Hai Bà nổi dậy để đền nợ nước, trả thù nhà

Hai bà có lòng căm thù giặc

- Đối với dạng bài về cơ cấu bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế, văn hoá,

xã hội: tôi sắp xếp từng mảng kiến thức thành vấn đề rồi tổ chức cho học sinh tự

tìm hiểu , tự phát hiện vấn đề thông qua phương pháp vấn đáp ,thảo luận nhóm.Với dạng bài này tôi áp dụng tối đa phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học Mặtkhác việc miêu tả giải thích, phân tích của tôi đóng vai trò chủ yếu

Vì dụ: Bài 12 - Nhà Trần thành lập: Tôi giúp học sinh nắm được hoàn cảnh

ra đời của Nhà Trần? Những chính sách được nhà Trần áp dụng? Những chínhsách nào cho thấy giữa vua quan, với dân chưa có sự cách biệt quá xa? Kết quảnhững việc làm đó?…

Khi dạy bài này tôi kết hợp tranh ảnh có trong bài và sưu tầm thêm cáctranh ảnh khác để làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động

- Đối với dạng bài về nhân vật lịch sử : thì kể chuyện lại là phương pháp

chủ đạo Tôi vừa là người kể chuyện, dẫn chuyện vừa là người dẫn dắt gợi ý

Trang 9

giúp học sinh nắm vững cốt truyện Bên cạnh đó cần khai thác tốt tranh ảnh,hình vẽ về nhân vật lịch sử.

Vì dụ: bài Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: Tôi tổ chức cho học sinh biết

Đinh Bộ Lĩnh là ai? Ông là người thế nào? Cho học sinh miêu tả, tường thuậttình tiết những hoạt động của ông để làm nổi bật những công lao của ông đối vớilịch sử Qua đó giáo dục lòng biết ơn, kính trọng, khâm phục Đinh Bộ Lĩnh

- Đối với dạng bài về kiến trúc nghệ thuật: Bên cạnh việc sử dụng phương

pháp vấn đáp thì miêu tả, phân tích là hết sức quan trọng

Ví dụ Bài: Kinh thành Huế: Tổ chức cho HS mô tả được đặc điểm của côngtrình kiến trúc, quá trình xây dựng, quy mô, cấu trúc, kiểu dáng, nét độc đáo…

- Đối với dạng bài tổng kết, ôn tập: Tuỳ từng phần nội dung cụ thể trong

bài tôi lựa chọn phương pháp phù hợp Thông thường dạng bài này được sửdụng tổng hợp nhiều phương pháp, xong chủ yếu là phương pháp thống kê tổnghợp, kết hợp trò chơi học tập Ở dạng bài này, mở đầu bài học, tôi nêu nhiệm vụ,rồi tổ chức cho học sinh làm việc dưới sự hướng dẫn của tôi Tôi cân nhắcnhững câu hỏi thu hút sự chú ý của học sinh như thực hiện sơ đồ, lập bảng thống

kê, tìm những dẫn chứng,… nhằm phát huy tư duy của học sinh

2.2.2 Giúp học sinh khắc sâu kiến thức qua việc rèn kĩ năng sử dụng

bản đồ - lược đồ, sơ đồ tư duy.

Việc kết hợp chặt chẽ giữa việc giúp học sinh tìm tòi, lĩnh hội kiến thức vớihình thành, phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ - lược đồ cho học sinh thông quabài học Tôi chú trong và coi việc sử dụng bản đồ - lược đồ như một nguồn trithức lịch sử quan trọng để từ đó học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năngmột cách hiệu quả nhất giúp học sinh triếp thu kiến thức một cách khoa học,không máy móc, học vẹt Do đó trong mỗi tiết dạy học Lịch sử bản đồ - lược đồtôi sử dụng thường xuyên và hướng dẫn học sinh sử dụng khai thác trong mọikhâu của quá trình dạy - học

Để giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập với bản đồ - lược đồ, trongquá trình dạy học, tôi chú trọng việc hình thành và phát triển ở học sinh một số

Trang 10

kĩ năng sử dụng bản đồ - lược đồ như: xác định phương hướng, tìm và chỉ vị trícủa các đối tượng lịch sử trên bản đồ - lược đồ, mô tả một đối tượng lịch sử dựavào bản đồ - lược đồ, cụ thể như sau:

+ Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ - lược đồ:

Tôi yêu cầu học sinh thuộc và nhớ các quy định về phương hướng trên bản

đồ - lược đồ Với bản đồ - lược đồ, ta thường quy ước: Phía trên bản đồ làhướng Bắc, phía dưới bản đồ là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái làhướng Tây Bên cạnh đó, tôi đưa ra các loại bài tập với nhiều hình thức như: Tômàu theo kí hiệu; vẽ mũi tên chỉ đường tiến quân để thể hiện diễn biến cuộckháng chiến; dựa vào lược đồ thuật lại trận đánh; điền vào chỗ chấm; điền đúng– sai, khoanh vào đáp án đúng với nhiều góc độ khác nhau, lặp đi lặp lại nhiềulần trên cơ sở yêu cầu học sinh quan sát một bản đồ, lược đồ cụ thể

+ Kĩ năng tìm vị trí địa lí, các đối tượng lịch sử trên bản đồ:

Khi hình thành kĩ năng tìm và chỉ vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ,tôi đưa ra những bài tập yêu cầu học sinh dựa vào bảng chú giải và các kí hiệu,chữ viết trên bản đồ để xác định vị trí của Cổ Loa, Hoa Lư, Chi Lăng, Hội An,Thăng Long, Phố Hiến, ….Hướng dẫn cho học sinh cách chỉ vị trí một đối tượngtrên bản đồ như thế nào là đúng Chẳng hạn: khi chỉ đường rút chạy của địch từtrên sông Bạch Đằng, học sinh phải chỉ vào vị trí của dòng sông đó theo mũi tên

từ đầu cho dến hết đường rút chạy

+ Kĩ năng đọc tốt bản đồ - lược đồ:

Để đọc bản đồ, lược đồ có ba mức độ:

- Mức độ 1: Hướng dẫn học sinh chỉ cần dựa vào kí hiệu ở bảng chú giảichỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ - lược đồ (Ví dụ: Đây là sôngHồng, kia là sông Mã, đây là Thủ đô Hà Nội… ) Muốn cho HS đọc được bảnđồ- lược đồ theo mức độ 1, tôi hướng dẫn học sinh như sau: Trước hết tôi giúphọc sinh nắm rõ yêu cầu tôi đưa ra (ví dụ: Em hãy xác định vị trí thành Cổ Loatrên lược đồ) Sau khi học sinh nắm yêu cầu, tôi cho học sinh đọc bản chú giải

Trang 11

để biết kí hiệu đối tượng (thành Cổ Loa) cần tìm Căn cứ vào kí hiệu, học sinh sẽtìm ra vị trí đối tượng trên bản đồ, lược đồ.

- Mức độ 2: Hướng dẫn học sinh dựa vào bản đồ - lược đồ để tìm ra đặcđiểm của đối tượng lịch sử Muốn cho HS đọc được bản đồ- lược đồ theo mức

độ 2, tôi hướng dẫn học sinh như sau: Dựa vào bản đồ, kết hợp kênh chữ, tôi chohọc sinh so sánh, nhận xét, đối chiếu…Học sinh dựa vào bản đồ, lược đồ có thể

vẽ biểu tượng để tìm ra đặc điểm của đối tượng (Ví dụ bài: Khởi nghĩa Hai BàTrưng (năm 40): Học sinh quan sát lược đồ “Khu vực chính nổ ra khởi nghĩaHai Bà Trưng”, các em vẽ mũi tên chỉ rõ đường tấn công của cuộc khới 3 nghĩa:Mũi tên vẽ từ Hát môn- Mê Linh-Cổ Loa-Luy Lâu)

- Mức độ 3: Hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức lịch sử đã có, xáclập các mối quan hệ về lịch sử để rút ra những điều mà trên bản đồ - lược đồkhông trực tiếp thể hiện Muốn cho HS đọc được bản đồ- lược đồ theo mức độ

3, tôi hướng dẫn học sinh như sau: Trong quá trình soạn bài, bên cạnh xác địnhyêu cầu dạy học về mặt kiến thức, tôi xác định rõ yêu cầu kĩ năng sử dụng bản

đồ, lược đồ đối với học sinh, học sinh biết dựa vào chú giải để tìm và chỉ ranhững nội dung kiến thức được thể hiện trên bản đồ

Trang 12

Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử, có rất nhiều phươngpháp, trong đó “Thảo luận nhóm” là một trong những phương pháp giúp họcsinh học tập có hiệu quả một cách nhanh nhất Khi học theo nhóm học sinh sẽđược thảo luận theo từng vấn đề của bài học Thảo luận nhóm cũng là cơ hội chohọc sinh học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ nhau về cách tìm kiếm giải pháp để giải quyếtnhững tình huống trong bài học Khi học theo nhóm, học sinh có thể cùng nhauđạt được những điều mà các em không làm được một mình mà phải giải quyếtbằng cách là mọi người trong nhóm đóng góp một phần hiểu biết của mình rồi

cả nhóm tập hợp thành một cách giải quyết tốt nhất nhiệm vụ nhận thức mà giáoviên giao Qua đó tính tích cực, chủ động của học sinh được phát huy đến cao

độ Để nâng chao thảo luận nhóm tôi tập trung vào các hoạt động sau:

- Chia nhóm thảo luận:

Trong tiết học, nếu có nhiều nội dung, tôi thường hay thay đổi hình thứcnhóm, tạo ra cái mới, không khí học tập vui vẻ hơn Tôi chú trọng cơ cấu nhómmột cách phù hợp

Kinh nghiệm thực tiễn qua giảng dạy, tôi thấy xếp từ 4 đến 6 học sinh vàomột nhóm là hợp lí, có hiệu quả nhất và nhanh nhất, vì khi tôi yêu cầu thảo luậnnhóm thì từng cặp bàn quay lại với nhau là xong, ít tốn thời gian di chuyển vàkhông gây mất trật tự Mặt khác, nhóm có ít học sinh thì mỗi học sinh đều phảihoạt động, sự thống nhất ý kiến càng nhanh, đỡ tốn thời gian

Số lượng nhóm ít nhất phải gấp đôi số lượng câu hỏi thảo luận Nghĩa làmột câu hỏi thì phải có ít nhất hai nhóm cùng thảo luận câu hỏi đó thì mới thựchiện được khâu quan trọng tiếp theo là nhận xét đánh giá lẫn nhau giữa cácnhóm Nhóm này có ý kiến thảo luận khác nhóm bạn, hoặc tìm ra đáp án hợp líhơn nhóm bạn thì hoạt động thảo luận mới sôi nổi

- Hướng dẫn cách điều hành hoạt động của nhóm:

Ngay những ngày đầu năm học, sau khi thành lập hội đồng tự quản, tôi đãhướng dẫn và tổ chức cho các em hiểu được chức năng, nhiệm vụ của các thànhviên trong hoạt động nhóm, cụ thể:

Trang 13

+ Trưởng nhóm : chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động

+ Thư kí : Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất

+ Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm

Báo cáo viên có thể là trưởng nhóm hoặc có thể là 01 thành viên bất kì có

kĩ năng nói tốt lên trình bày

Trách nhiệm nhóm trưởng, thư kí không phải cố định mà phải được thayđổi luân phiên mỗi thành viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo cáoviên

- Giao việc cho các nhóm:

Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm tôi ra nhiệm vụ rõ ràng, ngắn gọn, đủ để cácthành viên hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của tổ mình phải làm gì, làm trong thờigian bao lâu; nếu cần tôi giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm…, kiểm trathử một vài thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ được giao hay chưa Trong thời gian các nhóm thảo luận, tôi thường xuyên đi kiểm tra hoạtđộng của từng nhóm để nắm được em nào hoạt động, em nào không hoạt động

và lắng nghe các em trao đổi có đúng hướng không để hướng dẫn kịp thời, cònnếu phát hiện có thành viên trong nhóm không tham gia hoạt động, tôi yêu cầu

em đó tham gia phát biểu

Ví dụ: “Theo em, các bạn đưa ra ý kiến như vậy em có đồng ý không nếukhông em hãy đưa ra ý kiến của mình! ”

Nếu thấy nhóm nào gặp khó khăn, tôi không giải đáp thắc mắc ngay màgiúp học sinh hướng tư duy hoặc cung cấp các nguồn dữ liệu, tư liệu cần thiếtcho việc làm sáng tỏ vấn đề

Ví dụ: Để giúp học sinh giải thích được “Vì sao Lí Thái Tổ chọn vùng đất

Đại La làm Kinh đô ? ” Tôi gợi ý cho học sinh Nếu học sinh chưa rút ra được

vấn đề, tôi đưa ra một vài gợi ý tiếp theo như: Lí Thái Tổ ghé thăm thành cổ Đại

La và ông thấy vùng đất này như thế nào ? Ông mong muốn điều gì ? Vì sao LíThái Tổ làm như vậy ? Cuối cùng học sinh rút ra được tất cả là vì lòng yêunước, thương dân mong muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống

Ngày đăng: 13/04/2017, 21:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bảo Hưng – “Đố vui, Đố hình” Thử trí thông minh, NXB Phụ nữ 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đố vui, Đố hình
Nhà XB: NXB Phụ nữ 2004
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí lớp 4, NXBGD Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Sách giáo viên Lịch sử & Địa lí lớp 4, NXBGD Khác
3. Nguyễn trại (Chủ biên)- Lê Thị Hoài Thu – Thiết kế bài giảng Lịch sử Lớp 4 Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - CV 5842/BGD&ĐT v/v điều chỉnh nội dung giáo dục phổ thông (phần Lịch sử 4) Khác
6. Nghiêm Đình Vỹ- Đinh Ngọc Bảo – Giáo trình Lịch sử Đại cương, 7. Tìm hiểu qua sách, báo Giáo dục, mạng Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w