Internet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ em
Trang 2Đặt vấn đề
• Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ sử dụng
internet tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ 200.000 người sử dụng ước tính năm
2000 lên hơn 45,5 triệu năm 2015
• Việt Nam đã có 130 triệu thuê bao điện thoại, 95 phần trăm trong số đó là các thuê bao di động
• Hơn một phần ba trong số người sử dụng internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên, trong độ tuổi 15-24
• Internet cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội về học tập và tương tác xã hội với bạn bè, đồng thời, nó cũng làm tăng nguy cơ bị tổn thương của của trẻ em
• Hiện tại, có rất ít sự hỗ trợ cho trẻ em trong việc đối phó với những trải nghiệm có hại khi sử dụng mạng
Trang 4Một số câu hỏi (cho cha mẹ)
• Con của bạn có nguy cơ bị xâm hại trên
Trang 5Xâm hại trẻ em trên mạng là
gì?
Là một hình thức của xâm hại mà xảy ra khi thủ phạm sử dụng máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet để thực hiện các hành vi xâm hại trẻ em Hành vi xâm hại
có thể được thực hiện thông qua một
trang web, một trang mạng xã hội hoặc
các trò chơi trực tuyến
Trang 6Xâm hại tình dục trẻ em trên
mạng
Trẻ em bị thuyết phục hoặc ép buộc để:
Gửi hoặc đăng tải những hình ảnh tính dục của mình
Tham gia những hoạt động tính dục thông qua webcam hoặc điện thoại thông minh
Nói chuyện tính dục bằng tin nhắn hoặc lời
thoại
Kẻ xâm hại có thể đe dọa sẽ gửi ảnh, video, thu
âm hoặc đoạn tin nhắn đã được ghi lại cho bạn
bè hoặc gia đình của trẻ nếu như trẻ không đồng
ý tham gia những hoạt động tính dục tiếp theo
Trang 7Ghi nhớ
• Trẻ em có thể bị xâm hại tình dục trên mạng bởi người mà trẻ biết hoặc không biết
• Trẻ em có thể cảm thấy mình không thể thoát khỏi việc bị xâm hại trên mạng Kẻ xâm hại có thể liên lạc với các em bất
cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và những
hình ảnh hoặc video về trẻ có thể được lưu trữ và chia sẻ với người khác
Trang 8Bóc lột tình dục trẻ em trên
mạng là gì?
Là một hình thức xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi mục đích của việc xâm hại đó
là vì tiền, quyền lực hay địa vị
Trang 9Dụ dỗ trẻ em trên mạng
Là những hành động ban đầu mà một
người lớn sử dụng để thiết lập mối quan
hệ thân thiết và tạo sự tin tưởng với trẻ
em nhằm mục đích xâm hại tình dục hoặc bóc lột tình dục
Trang 10Ghi nhớ
• Trẻ em có thể bị dụ dỗ bởi người người lạ hoặc cả người quen
• Kẻ dụ dỗ có thể là nam hoặc nữ
• Kẻ dụ dỗ có thể là ở nhiều độ tuổi khác nhau
• Nhiều trẻ không biết mình đang bị dụ dỗ hoặc những hành động đó là xâm hại
• Kẻ dụ dỗ có thể dùng các trang mạng xã hội, các ứng dụng để nhắn tin, trò chuyện hoặc qua các trò chơi trực tuyến kể kết nối với trẻ
• Kẻ dụ dỗ có thể dành nhiều thời gian tìm hiểu về sở thích của trẻ và sử dụng những thông tin đó để thiết lập quan hệ với trẻ
• Kẻ dụ dỗ có thể giả danh là một người nào đó mà có thể kết bạn được với trẻ
• Kẻ dụ dỗ không nhắm vào chỉ một trẻ mà cùng lúc liên lạc với hàng trăm trẻ em và chờ sự hồi đáp
• Kẻ dụ dỗ không nhất thiết phải gặp trẻ ngoài thực tế để xâm hại
Trang 11Bắt nạt trên mạng
Là việc một cá nhân hoặc một nhóm sử dụng công nghệ thông tin để cố ý, lặp đi lặp lại các hành vi gây hại cho trẻ em,
khiến trẻ em không thể bảo vệ được bản thân
Trang 12Các hình thức bắt nạt trên
mạng với trẻ em
• Gửi tin nhắn đe dọa trẻ
• Tạo và chia sẻ những hình ảnh hoặc video gây tổn thương cho trẻ
• Loại trẻ ra khỏi nhóm trong các trò chơi trực tuyến, các hoạt động tập thể hay các nhóm
• Thành lập các trang web hay các nhóm trên mạng để công kích một trẻ
Trang 13Tại sao bắt nạt trên mạng lại
Trang 14Ứng phó với bắt nạt qua
mạng
• Luôn ở bên trẻ: không thành kiến, không phán xét mà chỉ trao
gửi yêu thương
• Không xem nhẹ vấn đề: Ngay lúc này, điều quan trọng nhất
chính là cuộc sống của con bạn Trong tình trạng tâm hồn tổn thương, con bạn sẽ không có khả năng suy nghĩ một cách lí trí,
vì thế hãy để chúng biết bạn hiểu được sự nghiêm trọng của
tình hình và thông cảm cho nỗi đau của các em
• Không đổ lỗi: Đừng nói rằng các em đã gây ra vấn đề, dù thậm
chí sự thật là vậy Điều đó có thể là rào cản khiến đứa trẻ nghĩ bạn không hiểu chúng
• Thấu cảm: Điều quan trọng là con bạn biết rằng bạn có cùng
cảm nhận với chúng
• Chia sẻ: Chỉ khi bạn đã có được sự tin tưởng của đứa trẻ thì
bạn mới có thể nói chuyện được với trẻ, hiểu trẻ và giúp trẻ
vượt qua được khó khăn
Trang 15Tiếp xúc với bạo lực, khiêu dâm
và nội dung có hại khác trên mạng
• Với sự phát triển của công nghệ internet, những nội dung bạo lực, khiêu dâm có thể được truy cập dễ
dàng
• Hầu hết trẻ em sử dụng internet đã từng tiếp xúc với các nội dung bạo lực và khiêu dâm
Trang 16Một số hậu quả
• Về mặt sức khoẻ: Có thể gây nghiện
• Về mặt tâm lý: có thể dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc về bạo lực, tình dục, có thể dẫn đến những hành vi bắt chước
• Những chuẩn mực phổ biến hiện nay và
áp lực từ bạn bè đồng trang lứa đã dẫn
đến việc thanh thiếu niên chia sẻ hình ảnh tính dục hoặc bạo lực của họ, làm cho họ
dễ bị xâm hại và bắt nạt trên mạng
• Khó hoà nhập với thế giới thực tại
Trang 17• Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội
và hoạt động vui chơi khác để hoà nhập với thế giới thực tại
• Trong trường hợp phát hiện trẻ có những dấu hiệu nghiện các nội dung bạo lực, khiêu dâm cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ và các nhà tâm lý trị liệu
Trang 18Nghiện internet
• Là một rối loạn kiểm soát xung lực
không liên quan đến chất gây nghiện
• Phổ biến là nghiện trò chơi trực tuyến
và mạng xã hội
Trang 19Vì sao internet có thể gây
nghiện
• Hỗ trợ giao lưu với bạn bè và những
người khác
• Đáp ứng một số nhu cầu khám phá tình dục
• Được thể hiện một con người mới khác con người thực tế
• Được công nhận, ủng hộ, cổ vũ, tán
dương
• Hình thành những thói quen và tính
cách mới
Trang 20Biểu hiện
• Sử dụng Internet quá nhiều
• Thức rất khuya và dính chặt lấy Internet
• Thay đổi tâm trạng và thường xuyên bồn chồn khi
không sử dụng Internet,
• Không thể kiểm soát khoảng thời gian trên mạng
hoặc ngày càng giao thiệp ít đi với cuộc sống bên
Trang 21Hậu quả
• Rối loạn giấc ngủ
• Giảm tập trung, giảm trí nhớ
• Giảm thị lực
• Dễ bị ảnh hưởng bởi các trò chơi bạo lực
Trang 22• Quản lý thời gian
• Tham gia nhiều hoạt động ngoài trời hơn
• Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử
• Sự hỗ trợ của cha mẹ, người chăm sóc, giáo viên
• Sự hỗ trợ của bác sĩ, chuyên gia tâm lý
Trang 23Kết luận
• Trẻ em sử dụng internet đang gia tăng
cả về số lượng và thời lượng
• Trẻ em có thể gặp nhiều nguy cơ trên mạng
• Hành động để phòng ngừa và bảo vệ trẻ em