Hiệu quả dự án "Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc: tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho trẻ em" pot

6 513 2
Hiệu quả dự án "Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc: tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho trẻ em" pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) 41 Hiệu quả dự án "Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc: tạo môi trường lành mạnh an toàn cho trẻ em" PGS. TS. Nguyễn Khắc Hải; ThS. Đặng Anh Ngọc; ThS. Nguyễn Tuấn Lâm BS Nguyễn Văn Thích Nghiên cứu can thiệp làm giảm hút thuốc thụ động được tiến hành tại thò xã Cẩm Phả, Quảng Ninh từ 10-2003 đến 2-2005. Điều tra đánh giá trước sau bằng bộ câu hỏi trên 3000 hộ hai phường trong thò xã, xét nghiệm Cotinin trong nước tiểu được tiến hành trên 200 trẻ em từ 5-15 tuổi. Kết quả: sau can thiệp tỷ lệ hút thuốc trong nhà giảm từ 96,6% còn 87,4% (p<0.05), trong đó tỷ lệ hút thuốc trong nhà thường xuyên giảm từ 47,7% xuống còn 11,4% (P<0.001). Tỷ lệ đi ra khỏi phòng để hút thuốc tăng từ 18,1% lên 50,4% (p<0.001). Tỷ lệ người hút thuốc nơi làm việc gần như không giảm, tuy nhiên tỷ lệ hút thuốc thường xuyên giảm từ 19,2% xuống 6,8% (p<0.001). Tỷ lệ người đi ra khỏi phòng để hút thuốc tăng từ 30,1% lên 70,4% (p<0.001). Tỷ lệ hút thuốc nam giới trưởng thành giảm từ 41.3% xuống còn 35,0% (P<0.01), số điếu thuốc trung bình giảm từ 11,4 xuống 8,8 điếu ngày. Cotinin niệu trung bình trước sau can thiệp giảm từ 3,59 microgram/lít xuống còn 1.54 microgram/lít, p<0.05). Có sự cải thiện đáng kể về kiến thức, thái độ sự chấp nhận xã hội với hút thuốc, hút thuốc thụ động. Từ khóa: Hút thuốc thụ động, Cotinin niệu. The intervention study aiming at reduction of smoke exposures in Cam Pha town, Quang Ninh province was carried out from October, 2003 to February, 2005. Pre- and post-intervention surveys with structured questionnaires were conducted on 3,000 households in two wards in Cam Pha town, and urine Cotinine measurement was conducted on 200 children aged between 5-15 years. After the intervention, the rate of indoor smoking reduced from 96.6% down to 87.4% (p<0.05), in which the rate of frequent indoor smoking dropped from 47.7 to 11.4% (p<0.001). The rate of outdoor smok- ing increased from 18.1% to 50.4% (p<0.001). The rate smoking at the workplace remained almost the same after the intervention but the rate of frequent smoking at workplace was reduced from 19.2% to 6.8% (p<0.001). The outdoor smoking rate at the workplace increased from 30.1% to 70.4% (p<0.001). The smoking rate among adult males was reduced from 41.3% to 35.0% (p<0.01), and the average number of cigarettes was reduced from 11.4 to 8.8 cigarettes per day. The average urine Cotinine level was reduced from 3.09 microgram/liter to 1.54 microgram/liter (p<0.05). There has been statistically significant improvement in the knowledge, attitude and social acceptance with regards to smoking and prevention. Key words: Secondhand smoke, Urine Cotinine. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, vấn đề hút thuốc lá đã trở thành một mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia toàn thế giới. Hút thuốc gây ra trên 25 loại bệnh khác nhau trong đó có các bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, vô sinh. Hiện nay mỗi năm hút thuốc gây ra 5 triệu ca tử vong trên thế giới, ước tính con số tử vong sẽ tăng lên 10 triệu ca/năm vào năm 2030. 42 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Về khía cạnh kinh tế thì theo ước tính, mỗi năm thuốc lá gây thiệt hại 200 tỷ đô la Mỹ cho nền kinh tế thế giới. Không chỉ gây hại cho người hút thuốc, mà khói thuốc lá còn gây tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại nhà nơi công cộng, gây ra các bệnh nguy hiểm cho những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc lá. Ước tính có khoảng 17 % những người bò ung thư phổi là hút thuốc thụ động tại gia đình trong giai đoạn thơ ấu vò thành niên 1 . Trẻ em hít phải khói thuốc dễ mắc các bệnh như viêm đường hô hấp cấp viêm tai giữa, chết đột tử, và cơn hen sẽ bò năng hơn. Việt Nam là nước có tỷ lệ hút thuốc hút thuốc thụ động cao. Theo điều tra y tế quốc gia 2002, có khoảng 56,1% nam giới, 1,8% nữ giới trên 15 tuổi hút thuốc 3 . Nghiên cứu 2 phường nội thành Hà Nội của nhóm tác giả Đào Ngọc Phong, cộng sự ï4 ước tính 56% bà mẹ trẻ em phải tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc. Hàm lượng Nicotin trong không khí trong nhà đo được mức 0,687mg/m 3 . Do tính cấp thiết của việc phòng chống tác hại của thuốc lá, Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới đã tài trợ các dự án thí điểm về phòng chống khói thuốc trong môi trường và bảo vệ sức khoẻ trẻ em 4 quốc gia với các dự án mang tên: "Làm trong sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc tạo môi trường lành mạnh an toàn cho trẻ em". Các nước được chọn là những nước có tỷ lệ hút thuốc cao có sự cộng tác tốt trong công tác bảo vệ môi trường kiểm soát thuốc lá, trong đó có Việt Nam. Viện Y học Lao động Vệ sinh Môi trường là đối tác chính thực hiện dự án. Mục tiêu chính của dự án: Giảm 70% số người hút thuốc trong nhà. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đây là một dự án can thiệp tiến hành trên phạm vi một thò xã, đồng thời có một số hoạt động truyền thông bao quát trên đòa bàn cả tỉnh. Tuy nhiên việc tiến hành điều tra đánh giá dự án bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên trên toàn thò xã là không khả thi về mặt chi phí, nhân lực. Vì vậy chúng tôi quyết đònh chỉ tiến hành điều tra hai phường đại diện trong thò xã Câẩm Phả, Quảng Ninh. Sau khi tham khảo ý kiến với đối tác đòa phương chúng tôi đã chọn được 2 phường là Quang Hanh Cẩm Trung là hai phường có những đặc điểm có tính đại diện nhất cho toàn thò xã. Tổng số hộ điều tra tại hai phường là 3000 hộ dân chiếm khoảng hơn 1/3 tổng số hộ trong hai phường. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trước sau can thiệp, sử dụng bảng hỏi tại hộ gia đình, đo Cotinin trong mẫu nước tiểu của một số em trong các gia đình có người hút thuốc và không có người hút thuốc. Nội dung phỏng vấn bằng bộ câu hỏi gồm: Các đặc trưng nhân khẩu học của từng người trong các hộ gia đình điều tra; tình trạng hút thuốc của các thành viên trong các hộ gia đình; kiến thức, thái độ, thực hành của những người trưởng thành (trên 18 tuổi) với vấn đề hút thuốc. Lấy mẫu phân tích nước tiểu để đo lượng Cotinin: Chọn ngẫu nhiên 100 trẻ em dưới 15 tuổi sống trong các gia đình có người hút thuốc, 100 trẻ sống trong các gia đình không có người hút thuốc. Dùng phương pháp Sắc ký khí sử dụng detector NPD [5,6,7] để đo hàm lượng cotinin trong nước tiểu. Xử lý số liệu: Số liệu được phân phân tích, xử lý trên chương trình Epi Info SPSS. Chiến lược truyền thông: dự án này đã sử dụng chiến lược truyền thông thay đổi hành vi COMBI (Communication for Behavioral Impact) đã được áp dụng trong dự án COMBI tại Hải Phòng, với một số chi tiết cụ thể hơn như sau: - Đối tượng chính để tác động: đó là nam giới trưởng thành hút thuốc - Khung cảnh tác động: Chủ yếu là tại hộ gia đình - Các kênh truyền thông chính sử dụng: tập trung vào ba kênh truyền thông chính đó là: (a) Thông qua các cán bộ truyền thông cơ sở tiếp cận hộ gia đình phát tờ rơi đề nghò ký cam kết không hút thuốc trong nhà mình; (b) Thông qua các em học sinh tiểu học để mang tờ rơi, thông điệp về nhà cho bố mẹ, người thân trong nhà, yêu cầu bố hoặc anh ký cam kết không hút thuốc trong nhà; (c) Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tập trung chính vào hệ thống loa phát thanh phường xã, qua đài truyền hình tỉnh. Nghiên cứu đánh giá trước sau can thiệp được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp của dự án. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá trước sau can thiệp về hiệu quả can thiệp của dự án. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) 43 3. Kết quả 3.1. Thông tin cơ bản về quần thể can thiệp của dự án Thò xã Cẩm Phả, nơi can thiệp của dự án, có 16 phường xã với 152 037 dân. Phần lớn các hộ gia đình có 3 đến 4 thành viên. Về nghề nghiệp chính Cẩm phả thì 3 nhóm dân cư có tỷ lệ cao nhất đó là cán bộ công nhân viên chức (29,1%), học sinh sinh viên (22,3%), người già hay về hưu (16,8%). Về giới thì nam chiếm khoảng 51,2% nữ chiếm 48,8%. - Tình hình sử dụng thuốc lá Về tỷ lệ hút thuốc, trong những người trên 15 tuổi tỷ lệ nam giới là 41,3%, nữ giới là 0,9%. Có 4,1% nam giới, 0,4% nữ giới đã bỏ thuốc. Số hộ có người hút thuốc chiếm tỷ lệ 48,1% tổng số hộ điều tra. Trong đó 82,5% là có 1 người hút, 15,2% là có hai người hút, còn lại là các hộ có từ 3 người hút trở lên. Đa số có thời gian hút từ 1 - 5 năm (32,1%) hoặc 6 - 10 năm (33,6%), còn lại là những người có thời gian hút từ 11 năm trở lên. Có 11,1% hút trên 20 năm. Số điếu thuốc hút trung bình trong một ngày là 11,4 điếu. Về chi tiêu cho hút thuốc: số tiền mà những người hút thuốc chi cho hút thuốc là con số không nhỏ. Trung bình một người hút một tháng chi mất khoảng 82.200 đồng một tháng cho hút thuốc. - Thói quen hút thuốc tại nơi làm việc tại nhà Qua điều tra số người có thói quen hút thuốc thường xuyên trong phòng làm việc chiếm tỷ lệ 19,2%, người có thói quen đôi khi hút trong phòng tại nơi làm việc chiếm 46,0%. Có tới 96,3% những người hút thuốc nói rằng họ có hút thuốc trong nhà khi có những người khác ở xung quanh, trong đó có tới 47,1% thường xuyên hút và 49,2% đôi khi hút, chỉ có 3,7% không hút thuốc tại nhà. - Kiến thức, thái độ đối với hút thuốc thụ động 13,1% cho rằng hút thuốc thụ động không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Ngoài ra có một tỷ lệ khá cao (25,0%) số người nói rằng họ không biết liệu hút thuốc thụ động có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. - Dự đònh bỏ thuốc Số người có ý đònh bỏ thuốc chiếm 45,5% số những người hiện đang hút thuốc. - Vai trò của các phương tiện thông tin truyền thông Số người biết được tác hại thuốc lá qua truyền hình là 82,0%, qua sách báo 30,0%, qua nhân viên y tế 15,6%, qua bạn bè người thân 10,9%, qua hình thức tuyên truyền bằng tờ rơi, áp phích 8,5%. Số người nhận được nhiều thông tin về tác hại thuốc lá nhiều nhất vào buổi tối, chiếm 73,0%, buổi trưa 16,4%, buổi sáng 15,1% buổi chiều là 14,4%. - Kết quả xét nghiệm cotinin niệu Hàm lượng cotinin niệu trung bình là 3,1 micro- gram/lít. Có sự khác nhau về hàm lượng cotinin niệu trung bình giữa 2 nhóm trẻ sống trong gia đình có người không có người hút thuốc tại nhà, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghóa thống kê. 3.2. Kết quả sau khi can thiệp Để đánh giá hiệu quả can thiệp của dự án chúng tôi sẽ xem xét lần lượt từ tỷ lệ được tiếp cận với các họat động truyền thông của dự án, đến mức độ thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành của cộng đồng điều tra, sau cùng là những thay đổi về cotinine niệu trước sau can thiệp. - Hiệu quả của các kênh truyền thông Nhìn chung sau can thiệp tỷ lệ nói rằng có nhận biết các hoạt động truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá trên các kênh truyền thông khác nhau đều tăng lên một cách có ý nghóa so với trước khi can thiệp. Tăng nhiều nhất là qua kênh áp phích, tờ rơi (từ 10,2% lên 74,6%); qua hoạt động trường học từ (7.1% lên 27.0%); qua hoạt động đoàn thể (18.8% lên 63.2%); qua đài (16.6% lên 52.4%); và qua báo chí (25.2% lên 67.7%). Các mức tăng đều khác biệt mức có ý nghóa thống kê, với p<0.01. - Thay đổi nhận thức, thái độ về hút thuốc thụ động Sau can thiệp, số người nói rằng hút thuốc thụ động có hại cho sức khỏe tăng từ 61,9% lên 94,0%, với p<0.001. Ngay trong số những người hút thuốc thì tỷ lệ nói rằng họ biết hút thuốc thụ động có ảnh hưởng tới sức khỏe cũng tăng lên mức rất cao (từ 55,2% lên 91,7%) sau can thiệp, với p<0.001. Có sự thay đổi rõ rệt về thái độ đối với việc mời thuốc. Tỷ lệ người ủng hộ việc không mời thuốc đã tăng từ 58,1% lên 88,4% sau can thiệp, còn số người cho rằng nên mời thuốc đã giảm từ 18,5% xuống còn 6,0%. 44 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Bảng 1. Thái độ của cộng đồng đối với việc hút thuốc tại nơi công cộng Thái độ ủng hộ việc cấm hút thuốc tại nơi công cộng cũng có sự khác biệt có ý nghóa trước sau can thiệp. Số ủng hộ trong toàn cộng đồng tăng lên rõ rệt (từ 72.9% lên 90.0%), với p<0.001, ngay cả trong số những người hút thuốc thì tỷ lệ ủng hộ cũng tăng đáng kể, từ 60.0% lên 86,4%, với p<0.001. Tỷ lệ người có ý đònh bỏ thuốc trước can thiệp chiếm 45.5% số người hút thuốc, sau can thiệp chiếm 89,6%. Sự khác biệt có ý nghóa thống kê, với p<0.001. - Tác động tới thực hành phòng chống hút thuốc và hút thuốc thụ động + Hút thuốc tại nhà nơi làm việc Bảng 2. Tình hình hút thuốc tại nhà Bảng 3. Tình hình hút thuốc nơi làm việc Số người hút thuốc nhà đã giảm không nhiều từ 96,6% xuống còn 87,4%, tuy vậy tỷ lệ thường xuyên hút thuốc trong nhà đã giảm đi phần lớn, từ 47,7% xuống còn 11,4% sau can thiệp, với p<0.001. Như vậy có tới trên 75% số người thường xuyên hút thuốc nhà đã thay đổi hành vi, trở nên không còn hút hoặc thỉnh thoảng hút nhà. Số người nói rằng họ đi ra khỏi phòng khi hút thuốc tăng từ 18.1% lê 50.4%, với p<0.001. Ởû nơi làm việc thì tỷ lệ số người hút thuốc nơi làm việc hầu như không thay đổi sau can thiệp, nhưng số người thường xuyên hút thuốc trong phòng làm việc đã giảm đáng kể từ 19.2% xuống còn 6.3%, với p<0.001. Đặc biệt là số người đi ra ngoài phòng khi hút thuốc đã tăng từ 30,1% trước can thiệp lên 70,4% sau can thiệp (p<0.001). Thay đổi về tỷ lệ hút thuốc trước sau triển khai dự án Bảng 4. Tình hình hút thuốc người trưởng thành (15 tuổi trở lên) theo giới Tỷ lệ hút thuốc trong nam giới giảm từ 41,3% xuống còn 35,0% (tức là giảm khoảng trên 15% số người hút thuốc), còn tỷ lệ nữ giới giảm từ 0,39 xuống còn 0,21% (Bảng 4). Nếu tính tỷ lệ bỏ thuốc trong tổng số những người đã từng hút thuốc thì sau can thiệp tỷ lệ này đã tăng lên 13,4%, mức tăng đáng kể so với tỷ lệ 9,6% trước can thiệp. Ngoài việc giảm tỷ lệ hút thì mức độ hút thuốc cũng giảm sau can thiệp. Trong số những người hút thuốc, số người thường xuyên hút thuốc trước can thiệp là 67.9%, sau can thiệp giảm xuống còn 42.6% với p<0.001. Số điếu thuốc hút trung bình trong một ngày của một người giảm từ 11,4 điếu (trước can thiệp) xuống còn 8,8 điếu (sau can thiệp). - Thay đổi cotinin niệu hai nhóm trẻ Bảng 5. Hàm lượng cotinin niệu trước sau can thiệp Hàm lượng cotinin niệu trẻ em tính chung trong cả hai nhóm (trong hộ có người hút thuốc và hộ không có người hút) trước can thiệp là 3,09 ± 8,73 mg/l, sau can thiệp giảm xuống còn 1.538 ± 2.76 mg/l. Sự khác biệt có ý nghóa thống kê với p=0,024. Trước can thiệp Sau can thiệp Mức hút thuốc tại nhà SL % SL % Không hút tại nhà 52 3.4 154 12.6 Đôi khi hút nhà 741 48.9 929 76.0 Thường xuyên hút nhà 722 47.7 139 11.4 Tổng cộng 1515 100 1222 100 Trước can thiệp Sau can thiệp Tình hình hút thuốc Nam (%) Nữ(%) Nam (%) Nữ (%) Hiện hút thuốc 41.3 0.9 35.0 0.6 Đã bỏ 4.1 0,4 5.3 0.2 Không hút 54.6 98.7 59.7 99.2 Tổng cộng 100 100 100 100 Trước can thiệp Sau can thiệp SL % SL % Không hút 483 34.8 417 35.4 Thỉnh thoảng 639 46.0 687 58.3 Thường xuyên 266 19.2 74 6.3 Tổng cộng 1388 100 1178 100 Trước can thiệp ( µ g/l) Sau can thiệp ( µ g/l) Số trẻ em 197 176 Hàm lượng cotinine 3,089 ± 8,73 1,538 ± 2.76 Hàm lượng tối thiểu 0 0 Hàm lượng tối đa 75.3 23.8 Trước can thiệp Sau can thiệp Cấm hút thuốc tại nơi công cộng SL % SL % Không ủng hộ 267 4.4 204 3.8 Không có ý kiến 1378 22.7 331 6.2 Ủng hộ 4437 72.9 4837 90.0 Tổng cộng 6082 100 5372 100 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) 45 Ước tính chi phí mua thuốc tiết kiệm được Trước can thiệp, số điếu thuốc hút trung bình trong 1 ngày/người là 11.4 điếu, sau can thiệp là 8.8 điếu. Số tiền hút thuốc trung bình một người trước can thiệp là 2741,7 đồng/ngày (khoảng 82.200 đồng tháng) sau can thiệp là 1947,7 đồng/ngày (khoảng 58.400 đồng tháng). Do tỷ lệ hút thuốc giảm mức độ hút thuốc giảm nên chúng tôi ước tính số tiền tiết kiệm được từ việc giảm chi tiêu mua thuốc lá 2 phường trong 1 năm là 1,96 tỷ đồng, trên phạm vi toàn thò xã là khoảng 12,5 tỷ đồng. 4. Bàn luận Nhìn chung thì đòa bàn hai phường điều tra tỷ lệ số hộ hút thuốc cũng như tỷ lệ hút thuốc người trưởng thành nam giới (41,3%), nữ giới (0,9%) đều thấp hơn so với tỷ lệ ước tính của điều tra y tế quốc gia 2002 (nam là 56,1% còn nữ là 1,8% 3 ). Tuy vậy đây là một can thiệp nhằm mục đích chính là đánh giá sự thay đổi trước sau can thiệp, chứ không nhằm so sánh tỷ lệ hút thuốc với các điều tra khác. Hơn nữa, tỷ lệ hút thuốc nam giới trong hai phường điều tra cũng rất cao so với nhiều nước khác. Khi xem xét hoàn cảnh thời điểm thường hay hút thuốc, chúng tôi nhận thấy đa số người hút thuốc trong khi nói chuyện với bạn bè (67,3%), hút thuốc sau khi ăn cơm (46,3%). Có thể thấy rằng thói quen hút thuốc khi gặp gỡ chuyện trò với bạn bè, hút sau bữa ăn sẽ tạo ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng hút thuốc thụ động đồng thời tới nhiều người không hút thuốc xung quanh. Có sự cải thiện có ý nghóa về hiểu biết thái độ đối với hút thuốc hút thuốc thụ động. Điều này thể hiện rõ qua tỷ lệ cải thiện rõ rệt có ý nghóa thống kê về các khía cạnh như: biết rằng hút thuốc thụ động có hại cho sức khỏe; sự ủng hộ với việc cấm hút thuốc nơi công cộng vấn đề mời thuốc lá. Đáng chú ý là những sự cải thiện thể hiện không chỉ những người không hút thuốc mà cả trong số những người hút thuốc. Việc mời thuốc là một tập quán lâu đời Việt Nam. Mức độ thay đổi rất lớn về tỷ lệ người cho rằng không nên mời thuốc là một dấu hiệu rất đáng mừng về việc thay đổi sự chấp nhận của công chúng đối với vấn đề hút thuốc. Sự ủng hộ cao của công chúng với các quy đònh cấm hút thuốc nơi công cộng sau can thiệp, là cơ sở rất quan trọng để chính quyền ban hành thực thi mạnh mẽ các quy đònh cấm hút thuốc nơi công cộng. Và đây cũng là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc thành công trong thực thi các quy đònh này. Tuy thời gian triển khai các hoạt động của dự án rất ngắn, nhưng mức độ thay đổi hành vi hút thuốc ở nhà như đã trình bày trong phần kết quả có thể coi là khả quan. Việc giảm một cách đáng kể tỷ lệ hút thuốc trong nhà mức thường xuyên (giảm từ 47,7% xuống còn 11,4%) việc tăng đáng kể tỷ lệ những người đi ra ngoài phòng khi hút thuốc cho thấy can thiệp của dự án thực sự đã có tác động tới ý thức bảo vệ sức khỏe người xung quanh của những người hút thuốc. Tuy nhiên việc chỉ có một tỷ lệ phần trăm không lớn (khoảng 10%) đã hoàn toàn không còn hút thuốc trong nhà cho thấy việc từ bỏ hẳn một thói quen thực sự là không dễ dàng. Phải chăng là do cấu trúc nhà cửa, hay do tác động của dự án chưa đủ mạnh, hay còn có thể do những lý do khác thì chúng tôi vẫn chưa có được câu trả lời đáng tin cậy. Những thay đổi về tình hình hút thuốc tại nơi làm việc cũng khá giống như tại nhà đó là: tỷ lệ từ bỏ hẳn việc hút thuốc nơi làm việc có thay đổi không đáng kể, mà chỉ có sự giảm đáng kể tỷ lệ những người thường xuyên hút thuốc trong phòng làm việc, và tăng đáng kể tỷ lệ người đi ra ngoài phòng hút thuốc để tránh khói thuốc cho người khác. Dự án không đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ những người hút thuốc trong cộng đồng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án, các biện pháp tuyên truyền đã có những ảnh hưởng nhất đònh tới tỷ lệ người hút thuốc. Mức giảm tỷ lệ hút thuốc trong nam giới trưởng thành từ 41,3% xuống còn 35% (p<0,01), trong nữ trưởng thành giảm từ 0,39 xuống còn 0,21% là những kết quả rất đáng khích lệ sau một năm can thiệp. Đồng thời với việc giảm tỷ lệ hút, thì việc giảm số điếu hút trung bình trong số những người vẫn hút cũng đã phản ánh sự thay đổi tích cực sau can thiệp. Việc giảm có ý nghóa về hàm lượng cotinin niệu trung bình trẻ em trước sau can thiệp cung cấp thêm bằng chứng khách quan về hiệu quả giảm phơi nhiễm khói thuốc thụ động trẻ em trong cộng đồng can thiệp. Theo ước tính số tiền đã tiết kiệm được hai phường từ việc giảm chi mua thuốc lá trong một năm là 1,96 tỷ đồng, còn của toàn thò xã là khoảng 12,5 tỷ đồng. Số tiền này khi được chi tiêu cho thực 46 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | phẩm, giáo dục hay y tế cho gia đình thì sẽ có khả năng mang lại những lợi ích rất thiết thực trong việc cải thiện đời sống của các hộ gia đình, đặc biệt là cho các hộ gia đình nghèo. Các hoạt động phát thanh truyền hình còn được tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh. Vì vậy, chắc chắn số tiền tiếât kiệm được từ việc không mua thuốc lá trên phạm vi toàn tỉnh sẽ là rất lớn. Mô hình can thiệp của dự án "Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc" nên được nhân rộng ra nhiều tỉnh thành phố khác trên cả nước nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, làm giảm thiểu các tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ cộng đồng và giảm gánh nặng kinh tế cho các hộ gia đình có người hút thuốc, cũng như cho nền kinh tế quốc gia. Tác giả: 1. PGS. TS. Nguyễn Khắc Hải, Viện trưởng Viện Y học Lao động Vệ sinh Môi Trường (Viện YHLĐ & VSMT) 2. ThS. Đặng Anh Ngọc, ThS. Nguyễn Văn Sơn, BS Lô Văn Tùng - cán bộ Viện YHLĐ & VSMT 3. ThS. Nguyễn Tuấn Lâm - cán bộ chương trình, văn phòng TCYTTG tại Hà Nội 4. BS Nguyễn Văn Thích - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Quảng Ninh Tài liệu tham khảo 1.US Surgeon general. 1986. The health consequences of involuntary smoking. CDC. 2. Lê Ngọc Trọng, Trần Thu Thuỷ, Đào Ngọc Phong 1999. Đánh giá thực trạng tình hình hút thuốc lá tại Việt Nam năm 1997, Một số kết quả điều tra tình hình hút thuốc lá Việt Nam Các bệnh có liên quan, Nhà xuất bản Y học, trang 1-24. 3. Bộ Y tế. 2004. Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra y tế quốc gia 2002. 4. Đào Ngọc Phong, Trần Thu Thuỷ, Ngô Văn Toàn Cộng sự. 1999. Thực trạng tiếp xúc bò động với khói thuốc lá và một số ảnh hưởng của nó đến tình trạng sức khoẻ của nhân dân tại 2 phường nội thành Hà Nội, Một số kết quả điều tra về tình hình hút thuốc lá Việt Nam các bệnh có liên quan, nhà xuất bản y học, trang 34-42. 5. Hà Huy Kỳ, Vũ Khánh Vân. 2001. "Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đònh lượng cotinin trong nước tiểu, xác đònh hàm lượng cotinin những người tiếp xúc nghề nghiệp trong sản xuất thuốc lá những người không tiếp xúc, Đề tài cấp Bộ năm 2001. 6. Randall R. Watts, John J. Langone, George J. Knight, and Joellen Lewtas 1990. Cotinine Analytical Workshop Report: Consideration of analytical methods for determining coti- nine in Human body fluids as a measure of passive exposure to tobacco smoke., Environmental Health Perspectives, Vol 84, pp. 178-182. 7. Vincent Haufroid- Dominique Lision. 1998. Urinary coti- nine as a tobacco-smoke exposure index: a minireview, Int Arch Occup Environ Health 71; 162-168. . 4 quốc gia với các dự án mang tên: "Làm trong sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho trẻ em". Các. TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) 41 Hiệu quả dự án "Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc: tạo môi trường

Ngày đăng: 12/03/2014, 04:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Thái độ của cộng đồng đối với việc hút thuốc tại nơi công cộng - Hiệu quả dự án "Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc: tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho trẻ em" pot

Bảng 1..

Thái độ của cộng đồng đối với việc hút thuốc tại nơi công cộng Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 4. Tình hình hút thuốc ở người trưởng thành (15 tuổi trở lên) theo giới - Hiệu quả dự án "Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc: tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho trẻ em" pot

Bảng 4..

Tình hình hút thuốc ở người trưởng thành (15 tuổi trở lên) theo giới Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2. Tình hình hút thuốc tại nhà - Hiệu quả dự án "Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc: tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho trẻ em" pot

Bảng 2..

Tình hình hút thuốc tại nhà Xem tại trang 4 của tài liệu.
SL % SL % Không hút tại nhà  52  3.4  154  12.6  - Hiệu quả dự án "Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc: tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho trẻ em" pot

h.

ông hút tại nhà 52 3.4 154 12.6 Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan