SKKN Một số biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em cho học sinh trường Tiểu học xã Pắc Ta.

17 34 0
SKKN Một số biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em cho học sinh trường Tiểu học xã Pắc Ta.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến.Hiện nay tình trạng trẻ em bị xâm hại, là một vấn đề nhức nhối đang ở mức báo động cấp thiết, đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi lứa tuổi và nhất là những vùng trình độ dân chí còn chưa cao. Trên các phương tiện thông tin hiện nay chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về trẻ bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Vấn đề xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề nóng. Đáng báo động nhất là vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Vấn đề này đang diễn ra liên tiếp với số lượng trẻ bị xâm hại ngày một gia tăng, diễn biến ngày càng nghiêm trọng.Trong trường học, việc truyền đạt các kiến thức đến các em học sinh là nhiệm vụ chủ yếu của các thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục. Ngoài ra, việc cung cấp các thông tin và các kĩ năng sống là vấn đề cũng không kém phần quan trọng. Theo xu hướng phát triển xã hội hiện nay thì vấn đề rèn kĩ năng sống cho học sinh được đặt lên hàng đầu. Kĩ năng sống bao gồm rất nhiều những kĩ năng như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản lý thời gian; kĩ năng thuyết trình, kĩ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc độc lập… và không thể thiếu là kỹ năng tự bảo vệ mình.Nếu theo dõi tình hình xã hội hiện nay, sẽ thấy rằng nguy hiểm có thể rình rập khắp mọi nơi mà cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh bảo vệ con 247. Vì vậy, hãy dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng như cách xử lý các tình huống nguy hiểm. Qua thực tế tại trường Tiểu học xã Pắc Ta chúng tôi thấy kỹ năng sống của phần lớn học sinh chưa thực sự đảm bảo. Chỉ một số học sinh biết và có hành vi, thói quen, kĩ năng tương đối đảm bảo. Còn phần lớn các em chưa có nhận xét, đánh giá về sự việc và cũng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế. Thực tế hàng ngày, hàng giờ, trên đất nước ta xảy ra biết bao nhiêu vụ việc trẻ em bị xâm hại và không ai trong chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả học sinh của chúng ta đều được an toàn. Rất có thể một tỉ lệ nhỏ các em bị xâm hại nhưng các em không dám nói với bố mẹ, thầy cô, với người thân. Các em đều tự mình giải quyết hoặc chịu đựng từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và kết quả học tập của các em. Bởi thủ phạm xâm hại các em có thể là người thân trong gia đình hoặc là những người mà các em tin cậy, chúng có thể tìm mọi cách để tạo dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ và gia đình các em để tiến hành hành vi xâm hại trẻ.Qua tìm hiểu một số kênh thông tin như sách, báo, đài, ti vi, internet,… chúng tôi thấy trẻ em bị xâm hại trong một số tình huống điển hình như:Trẻ bị xâm hại trên đường đi học về.Trẻ bị xâm hại ngay tại trường.Trẻ bị xâm hại tại nhà.Trẻ bị xâm hại ở một số nơi công cộng.Qua thực tế tìm hiểu thấy được có rất nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau dẫn đến tình trạng xâm hại trẻ em, mà đặc biệt là xâm hại tình dục, cụ thể là các nguyên nhân: Nguyên nhân từ phía gia đìnhGia đình hoàn cảnh khó khăn, sự nghèo đói lạc hậu, không có điều kiện để chăm sóc, quản lý các em, thường xuyên để các em ở nhà một mình hoặc gửi các em ở với những đối tượng không đáng tin cậy.Do sự thiếu thốn tình cảm, sống trong hoàn cảnh gia đình bố mẹ ly dị. Bố mẹ không thường xuyên giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ, thiếu kiến thức về giáo dục giới tính và hướng dẫn trẻ cách phòng ngừa.Khi xảy ra sự việc trẻ bị xâm hại, gia đình không dám tố cáo tội phạm mà cho qua hoặc dấu kín vì sợ tai tiếng, mặc cảm… điều đó vô tình đã tiếp tay cho kẻ xâm hại trẻ em thoát tội và tiếp tục phạm tội. Nguyên nhân xã hộiDo cộng tác quản lý của các loại hình dịch vụ, các trang mạng xã hội, văn hóa phẩm đồ trụy thiếu chặt chẽ, nhiều bộ phim, sách truyện có nội dung và hành vi không lành mạnh vẫn được đăng tải trên Internet và bán trên thị trường.Sự phối hợp của các cơ quan ban ngành đoàn thể còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, thiếu kiên quyết.Do lối sống buông thả, suy thoái đạo đức cá nhân thấp hèn mất nhân tính,Cộng thêm những việc làm tiêu cực của người lớn cũng đã ảnh hưởng tới tình trạng phạm tội đối với trẻ em.Tình trạng thất học, không có việc làm, thiếu hiểu biết pháp luật, coi thường pháp luật… Nguyên nhân từ đặc điểm tâm sinh lý, thể chất, trình độ nhận thức của trẻ em:Do đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ em, sự bồng bột thiếu suy nghĩ và non nớt về trí tuệ, do sự chuyển biến về tâm sinh lý, học và làm theo phim ảnh, sách báo đồi trụy là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị xâm hại.Do đặc điểm về thể chất, các em còn yếu ớt chưa có sự phát triển đầy đủ chưa có khả năng chống lại các hành vi xâm hại của tội phạm.

Ngày đăng: 25/05/2022, 11:27

Hình ảnh liên quan

Bảng kết quả thực hiện công tác giáo dục học sinh về phòng chống xâm hại trẻ em của trường Tiểu học xã Pắc Ta trước khi áp dụng sáng kiến như sau: - SKKN Một số biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em cho học sinh trường Tiểu học xã Pắc Ta.

Bảng k.

ết quả thực hiện công tác giáo dục học sinh về phòng chống xâm hại trẻ em của trường Tiểu học xã Pắc Ta trước khi áp dụng sáng kiến như sau: Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan